Tải bản đầy đủ (.doc) (65 trang)

Luận văn: Nghiên cứu thành phần loài Bộ Cá Vược (Perciformes ) ở các thủy vực nội địa tỉnh Khánh Hoà

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.63 MB, 65 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được
ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả

Lê Thị Thu hà

1


LỜI CÁM ƠN
Để hoàn thành bản luận văn này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến
PGS.TS Võ Văn Phú-Trường Đại học Khoa học Huế. Người đã trực tiếp hướng dẫn
tận tình và tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành bản luận văn.
Xin chân thành cám ơn quý thầy, cô cùng tập thể cán bộ Khoa Sinh Trường Đại
học Sư phạm Huế. Phòng đào tạo sau Đại học Trường Đại học Sư phạm Huế. Tập thể
cán bộ tổ bộ môn Tài nguyên Môi trường trường Đại học Khoa học Huế, đã quan tâm
giúp đỡ tận tình trong quá trình thực hiện đề tài.
Xin tỏ lòng biết ơn đến những cơ quan, đơn vị cùng bà con ngư dân tỉnh Khánh
Hòa đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá tình thu mẫu, phân tích
mẫu để phục vụ cho bản luận văn.
Xin trân trọng cám ơn.
Tác giả

Lê Thị Thu Hà

2


MỞ ĐẦU


1. Lý do chọn đề tài
Khánh Hoà là tỉnh thuộc khu vực Nam Trung Bộ, với diện tích tự nhiên 5.217
km2 nằm ở toạ độ địa lý từ 12052’15” đến 11042’50” vĩ độ Bắc và từ 108040’33” đến
109027’55” kinh độ Đông. Địa hình tỉnh Khánh Hoà tương đối phức tạp, thấp dần từ
Tây sang Đông với những dạng địa hình núi, đồi, đồng bằng, ven biển và biển khơi. Vì
vậy, sông ngòi ở Khánh Hoà nhìn chung ngắn và dốc, mối liên hệ giữa các sông trong
tỉnh không rõ nét. Cả tỉnh có khoảng 40 con sông dài từ 10 km trở lên, tạo thành một
mạng lưới sông ngòi phân bố khá dày đặc. Hầu hết, các con sông đều bắt nguồn tại
vùng núi phía Tây trong tỉnh và chảy xuống biển Đông. Dọc bờ biển, cứ khoảng 5-7
km có một cửa sông, có 8 cửa lạch, 10 đầm, vịnh. Do điều kiện địa hình thuận lợi nên
Khánh Hoà là nơi giao lưu giữa các loài cá nước ngọt và nước mặn tạo nên một khu hệ
cá rất phong phú, nhất là ở các loài cá thuộc bộ cá Vược. Với điều kiện tự nhiên thích
hợp cho việc phát triển nguồn lợi cá như vậy nên cá Vược là một bộ cá có giá trị kinh
tế vào bậc nhất theo nguồn lợi kinh tế về cá ở Khánh Hòa. Nhưng do tình hình khai
thác chưa hợp lý kèm với sự ô nhiễm diễn ra ngày càng nghiêm trọng nên nguồn lợi
này đang ngày càng bị suy giảm. Trong những năm gần đây sản lượng khai thác và
nuôi trồng thủy hải sản trong tỉnh ngày càng giảm sút. Mặc dù số lượng tàu thuyền và
công cụ đầu tư khai thác đã tăng lên, diện tích nuôi trồng và số lao động phục vụ trong
nghề cá cũng tăng lên liên tục theo từng năm.
Việc nghiên cứu về cá ở tỉnh Khánh Hòa đã diễn ra từ khá sớm nhưng nhìn
chung hầu hết các công trình nghiên cứu ở đây thiên về việc nghiên cứu các khu hệ cá
riêng biệt hay về các đặc điểm sinh học, sinh thái của một số loài cá. Hầu như chưa có
một công trình nào nghiên cứu về vấn đề định loại một phân bộ hay họ cá riêng biệt ở
khu vực này. Việc điều tra nghiên cứu, thống kê và sắp xếp theo một hệ thống khoa
học một bộ cá có giá trị cao như cá Vược rất cần được tiến hành. Để từ đó có thể khái
quát nên thực trạng phân bố và khu trú một phân bộ hay một phân họ cá riêng biệt ở
tỉnh Khánh Hoà dẫn đến đề xuất một số biên pháp bảo vệ và phát triển khả thi cho
nguồn lợi.
Điều tra về nguồn tài nguyên động vật không chỉ bổ sung những kiến thức quý
báu cho khoa học mà đó còn là cơ sở quan trọng để khai thác hợp lý và bảo vệ nguồn

3


tài nguyên về cá nói chung và về bộ cá lớn như cá Vược nói riêng cho các mục tiêu
kinh tế, xã hội ở tỉnh Khánh Hòa.
Vì những lí do trên nên chúng tôi chọn đề tài" Nghiên cứu thành phần loài Bộ
Cá Vược (Perciformes ) ở các thủy vực nội địa tỉnh Khánh Hoà” trong luận văn thạc
sĩ khoa học của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
1. Xác định được danh lục thành phần loài thuộc Bộ Cá vược (Perciformes) ở các
thuỷ vực nội địa thuộc tỉnh Khánh Hoà.
2. Đánh giá được tính đa dạng về thành phần loài của Bộ Cá vược (Perciformes).
3. Bước đầu xây bựng bộ mẫu về cá Vược tỉnh Khánh Hòa.
4. Đề xuất đưa ra các giải pháp bảo vệ khả thi nhằm sử dụng hiệu quả nguồn lợi
cá ở vùng này.
3. Nội dung nghiên cứu
1. Lập danh lục thành phần loài thuộc bộ cá Vược.
2. Nghiên cứu số lượng và phân bố của các loài tại một số con sông chính ở
Khánh Hòa.
3. Nghiên cứu tính chất địa động vật về cá Vược tỉnh Khánh Hòa, so sánh với yếu
tố địa động vật trên thế giới, trong khu vực và ở vùng nghiên cứu.
4. Xây dựng bộ mẫu về các loài trong bộ cá Vược ở tỉnh Khánh Hòa.
5. Nghiên cứu thực trạng khai thác và bảo vệ nguồn lợi cá Vược từ đó đề xuất
việc sử dụng hợp lý và các biện pháp bảo vệ.

4


Chương 1
TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÁ Ở CÁC VÙNG NƯỚC NỘI ĐỊA

1.1. Tình hình nghiên cứu cá ở các thủy vực nội địa Việt Nam
Việt Nam nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đới gió mùa, tiếp giáp thềm lục địa
dài và rộng lớn. Thêm vào đó là một hệ thống sông ngòi, ao hồ, đầm phá rộng lớn
mang tính chất đặc trưng của các hệ sinh thái nhiệt đới. Cho nên hệ sinh vật thủy sinh
nói chung và khu hệ cá nói riêng rất được chú trọng nghiên cứu. Thế nhưng, việc
nghiên cứu về cá chỉ mới chú phát triển từ những năm đầu của thập niên 60 trở lại đây.
Mặc dù, các công trình nghiên cứu cá nội địa ở nước ta được đề cập từ rất sớm nhưng
đa số các công trình nghiên cứu là của các tác giả người nước ngoài như Anh, Pháp,
Mỹ, Trung Quốc,...Đặc biệt nhiều nhất là các tác giả người Pháp với mục đích nghiên
cứu để khai thác thuộc địa nên hầu hết các mẫu vật nghiên cứu ở thời kỳ này được lưu
giữ ở bảo tàng Paris. Tuy nhiên từ sau khi miền Bắc giải phóng các tác giả người Việt
Nam đã bắt tay vào nghiên cứu một cách mạnh mẽ và có hệ thống đã góp phần hoàn
thiện dần bản đồ khu hệ cá ở Việt Nam.
Công trình đầu tiên nghiên cứu về phân loại cá nước ngọt ở Việt Nam là của H. E.
Sauvage được công bố năm 1881 với công trình “Nghiên cứu về khu hệ cá Á Châu và
mô tả một số loài mới ở Đông Dương”. Thông qua tác phẩm này, Sauvage đã thống kê
được 139 loài cá chung cho toàn Đông Dương và mô tả 2 loài mới ở miền Bắc nước ta.
Đến năm 1884, ông thu thập và công bố thêm 10 loài cá nước ngọt ở Hà Nội, trong đó
có 7 loài mới [8]. Năm 1891, L. Vaillant đã thu thập ở Lai Châu được 6 loài cá và mô
tả 4 loài mới. Năm 1904, ông đã thu thập ở sông Kỳ Cùng được 5 loài và công bố 1
loài mới. Năm 1907, kết quả phân tích mẫu cá thu thập ở Hà Nội của Đoàn thường
trực Khoa học Đông Dương đã công bố 29 loài và mô tả 2 loài mới, đến năm 1934 đã
công bố thêm 33 loài mới. Ngoài ra còn có các tác giả người nước ngoài khác như J.
Henry (1856), Pellagin (1906, 1907, 1923, 1928, 1932, 1934), P. Worman (1925),
Gruvel (1925), P. Chabanaud (1926), R. Bourret (1927),… cũng đã có nhiều công
trình nghiên cứu về cá ở các sông suối và đầm phá ven biển nước ta.
Tiếp đó, P. Chevey (1930, 1932, 1935, 1936, 1937) đã có nhiều nghiên cứu về cá
ở các sông suối miền Bắc Việt Nam và phát hiện sự có mặt của cá Chình Nhật
5



(Anguilla japonica) ở sông Hồng [56]. Năm 1937, một công trình tổng hợp về cá nước
ngọt miền Bắc Việt Nam của P. Chevey và J. Lemasson - “Góp phần nghiên cứu về
các loài cá nước ngọt miền Bắc Việt Nam” đã giới thiệu 17 họ, 98 loài. Đây được xem
là công trình nghiên cứu tổng hợp đầy đủ nhất về cá lúc bấy giờ [49]. Ở vùng nước
ngọt miền Trung, công trình đầu tiên được biết đến là của G. Tirant (1929) về khu hệ
cá sông Hương – Huế công bố 70 loài trong đó có 5 loài mới [8].
Việc nghiên cứu về cá ở trong thời gian này chỉ mới dừng lại ở mức độ mô tả,
thống kê thành phần loài còn về nguồn lợi, phương pháp khai thác, phát triển và bảo
vệ chưa được thực hiện nghiên cứu.
Trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954), công tác nghiên
cứu về sinh vật nói chung và nghiên cứu cá nói riêng bị gián đoạn.
Trong giai đoạn 1955 - 1975, khi hòa bình lập lại, miền Bắc được hoàn toàn giải
phóng, công tác nghiên cứu lại được tiếp tục và tập trung chủ yếu ở miền Bắc do chính
các nhà khoa học Việt Nam tiến hành. Ở giai đoạn này công tác điều tra cơ bản sinh
vật nước ngọt do các cơ quan như Trạm nghiên cứu Thủy sản nước ngọt Đình Bảng
thuộc Tổng cục Thủy sản (nay là Bộ Thủy sản), khoa Sinh vật trường Đại học Tổng
hợp Hà Nội và trường Đại học Thủy sản Hải Phòng thực hiện [8]. Các cơ quan này đã
tiến hành điều tra ở hầu hết các vùng sinh thái Đông bắc, Tây bắc và Khu IV cũ thuộc
các loại hình thủy vực khác nhau như sông, suối, hồ chứa, đầm, ao, ruộng…Các thủy
vực sông Đà, sông Cầu, sông Chảy, sông Lô, sông Gấm, sông Châu Giang, sông Ninh
Cơ, sông Cần Thao, sông Bắc Hưng Hải…được điều tra kĩ hơn. Tiếp đến là các đầm,
hồ chứa như Thác Bà, Ba Bể, hồ Tây, Cấm Sơn, Suối Hai, Đại Lãi, Vân Trục…; còn
các hồ nhỏ, ruộng lúa được điều tra ít hơn [5]. Một số vùng còn có các điểm trắng
chưa điều tra như Lai Châu, Móng Cái, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế…
Ở thời kỳ này, các công trình nghiên cứu tiêu biểu về khu hệ ở miền Bắc gồm các
tác giả: Đào Văn Tiến và Mai Đình Yên (1959): “Dẫn liệu sơ bộ ngư giới sông Bôi”;
“Dẫn liệu sơ bộ ngư giới Ngòi Thia” (1960); Đào Văn Tiến, Đặng Ngọc Thanh, Mai
Đình Yên (1961): “Điều tra nguồn lợi sinh vật hồ Tây”; Mai Đình Yên (1962): “Sơ bộ
điều tra thành phần, nguồn gốc và phân bố của chủng quần cá sông Hồng”; Nguyễn

Văn Hảo (1964): “Dẫn liệu nguồn lợi cá hồ Ba Bể”; Hoàng Duy Hiệp, Nguyễn Duy
Hảo (1964): “Kết quả điều tra nguồn lợi cá sông Thao”; Mai Đình Yên (1966): “Đặc

6


điểm sinh học một số loài cá ruộng ở đồng bằng miền bắc Việt Nam”, Đoàn Lệ Hoa,
Phạm Văn Doãn (1971): “Sơ bộ điều tra nguồn lợi cá sông Mã”[5]; P. Bananescu
(1967, 1970, 1971): “Nghiên cứu phân họ cá Mương (Cultrinae)” [56].
Ở miền Nam cũng có một số công trình do các cán bộ người Việt Nam và người
nước ngoài thực hiện như: Trần Ngọc Lợi và Nguyễn Cháu (1964); Fourmanvir
(1965); M. Yamamura (1966), Nguyễn Viết Trường và Trần Thị Túy Hoa (1972), Y.
Taki (1975) [8],…
Sau năm 1975, kế thừa thành quả của những giai đoạn trước ở giai đoạn này công
tác nghiên cứu cá được phát triển trên cả nước. Nhiều công trình nghiên cứu về thành
phần loài cũng như đặc điểm sinh học đã được triển khai nên đã lấp dần các điểm
trắng chưa được điều tra.
Các kết quả nghiên cứu khu hệ cá miền Bắc tiêu biểu gồm: Nguyễn Hữu Dực
(1982): “Thành phần loài cá sông Hương” đã thống kê được 58 loài; Nguyễn Thái Tự
(1983): “Khu hệ cá sông Lam” đã thống kê được 157 loài;
Nghiên cứu về khu hệ cá miền Nam tiêu biểu có các công trình của Mai Đình
Yên, Nguyễn Văn Trọng, Nguyễn Văn Thiện, Lê Hoàng Yến, Hứa Bạch Loan (1992):
“Thành phần loài cá sông Tiền, sông Hậu, sông Vàm Cỏ, sông Sài Gòn và sông Đồng
Nai” (255 loài). Đây được xem như là công trình đầy đủ nhất về cá miền Nam Việt
Nam vào cuối thế kỷ XX [5].
Ở vùng nước ngọt miền Trung, Tây Nguyên đã có một số công bố của Dương
Tuấn (1979): “Đặc điểm, thành phần loài khu hệ cá đầm Châu Trúc” (39 loài); Nguyễn
Văn Hảo, Nguyễn Hữu Dực (1994): “Thành phần loài ở một số sông suối Tây
Nguyên” (82 loài) [7]; Võ Văn Phú (1995, 1997): “Thành phần các loài cá ở đầm phá
Thừa Thiên Huế” đã thống kê được 163 loài thuộc 95 giống nằm trong 60 họ và 17 bộ

[21]. Trong đó bộ cá Vược có thành phần loài phong phú nhất với 86 loài chiếm
52,76% tổng số loài. Đây được xem là công trình nghiên cứu đầy đủ nhất về khu hệ cá
đầm phá vào thời gian này; Nguyễn Thị Thu Hè (1999): “Thành phần loài cá ở sông
suối Tây Nguyên” (138 loài) [11]; Vũ Trung Tạng (1999): “Thành phần loài cá Đầm
Trà Ô” (67 loài) [46]; Nguyễn Thái Tự (1999): “Khu hệ cá Phong Nha” (72 loài);
Từ năm 2000 đến nay rất nhiều công trình khoa học đã được công bố đã góp phần
bổ sung để hoàn thiện về các khu hệ cá trên cả nước, tiêu biểu như: Võ Văn Phú, Trần

7


Hồng Đĩnh (2001): “Khu hệ cá Đầm Lăng Cô” (151 loài); Nguyễn Xuân Huấn,
Nguyễn Việt Cường, Thạch Mai Hoàng (2003): “Cá khu bảo tồn thiên nhiên Bà Nà –
Núi Chúa” (78 loài); Võ Văn Phú, Trương Thị Thu Hà (2003): “Cấu trúc thành phần
loài cá ở sông Nhật Lệ, tỉnh Quảng Bình” (169 loài); Võ Văn Phú, Nguyễn Thị Thu
Hà (2003): “Đa dạng sinh học về thành phần loài cá hồ thủy điện Yaly (Gia Lai – Kom
Tum)” với 98 loài; Võ Văn Phú, Hồ Thị Hồng (2003): “Khu hệ cá ở vùng cửa sông
ven biển tỉnh Hà Tĩnh” (131 loài); Võ Văn Phú (2004): “Khu hệ cá vườn Quốc gia
Bạch Mã” đã thống kê được 57 loài cá nước ngọt thuộc 48 giống, 17 họ và 6 bộ cá
khác nhau. Danh lục này đối chiếu với kết quả nghiên cứu năm 1998 của Võ Văn Phú
thì đã bổ sung thêm 22 loài mới chiếm 38,59% tổng số loài. Trong đó cá Vược có 13
loài chiếm 22,81% tổng số loài, 12 giống và 5 họ. Qua đây cho thấy tính chất ngọt hóa
do nằm sâu trong lục địa của khu hệ [24]; Võ Văn Phú (2005): “Đa dạng sinh học cá
sông Hương, tỉnh Thừa Thiên Huế” (121 loài) [29]; Võ Văn Phú, Vũ Thị Phương Anh,
Nguyễn Ngọc Hoàng Tân (2005): “Dẫn liệu bước đầu về thành phần loài cá ở sông
Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam” [30]; Võ Văn Phú, Nguyễn Minh Ty (2005): “Thành phần
loài khu hệ cá Sông Ba, Phú Yên” thống kê được 71 loài cá thuộc 54 giống, 37 họ và
11 bộ trong đó cá Vược có 22 loài chiếm 30,99% [27]; Võ Văn Phú, Hoàng Trọng Tú,
Hoàng Đình Trung, Văn Ngọc Cương (2006): “Đa dạng Sinh học thành phần loài cá ở
khu bảo tồn thiên nhiên Đakrông, tỉnh Quảng Trị” đã ngiên cứu được 100 loài thuộc

65 giống, 19 họ và 8 bộ. Trong đó ưu thế nhất thuộc về bộ cá chép với 62 loài chiếm
62,00%, bộ cá Vược với 26 loài chiếm 26,00% [28]; Võ Văn Phú, Hồ Thị Thanh Tâm
(2006): “Khu hệ cá sông Hàn, thành phố Đà Nẵng” (108 loài) [31]; Võ Văn Phú,
Nguyễn Vinh Hiển (2007): “Nghiên cứu Thành phần loài cá ở sông Bến Hải, tỉnh
Quảng Trị”; Võ Văn Phú, Hoàng Thị Long Viên (2007): “Nghiên cứu đa dạng thành
phần loài cá ở sông Bồ, tỉnh Thừa Thiên Huế” (145 loài); Võ Văn Phú, Hồ Thị Nhi
Min (2007): “Nghiên cứu đa dạng sinh học về thành phần loài cá ở hệ thống sông Nhật
Lệ, tỉnh Quảng Bình” (216 loài); Võ Văn Phú và Nguyễn Thanh Đăng (2008): “Đa
dạng thành phần loài cá hệ thống sông Truồi, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế”;
Võ Văn Phú và Trần Thuỵ Cẩm Hà (2008) [34]: “Đa dạng thành phần loài cá ở vùng
cảnh quan hành lang xanh của hai tỉnh Thừa Thiên Huế và Quảng Trị” (79 loài);
Nguyễn Trường Khoa, Đào Quang Thái(2008): “ Nghiên cứu thành phần loài cá ở hệ

8


thống sông Thạch Hãn, tỉnh Quảng Trị” đã xác định được 148 loài cá thuộc 101 giống
59 họ và 17 bộ. Trong đó cá vược có 26 họ chiếm 44,07% tổng số họ, 41 giống chiếm
40,59% tổng số giống và 71 loài chiếm 47,30% tổng số loài; Võ Văn Phú, Dương
Tuấn Hiệp (2009): “Nghiên cứu đa dạng thành phần loài cá ở sông Đại Giang, tỉnh
Thừa Thiên Huế”; Võ Văn Phú, Nguyễn Duy Thuận (2009): “Nghiên cứu thành phần
loài cá sông Ô Lâu, tỉnh Thừa Thiên Huế” thống kê 109 loài thuộc 76 giống, 31 họ và
11 bộ. Trong đó bộ cá Vược có 38 loài chiếm 34,86% [39]; Võ Văn Phú, Nguyễn Thị
Phi Loan (2010): “Khu hệ cá và đặc điểm sinh học của cá Tráp gai vàng và cá Đối lá ở
Đầm Ô Loan, tỉnh Phú Yên” gồm 138 loài cá với 87 giống nằm trong 55 họ, thuộc 16
bộ. Trong đó ưu thế thuộc về bộ cá Vược với 25 họ chiếm 45,45% tổng số họ, 40
giống chiếm 45,97% và 73 loài chiếm 52,90%. Nghiên cứu này đã bổ sung thêm 24
loài mới cho khu hệ cá đầm Ô Loan của cùng nhóm tác giả nghiên cứu vào năm 2003
[15]; Hoàng Đức Đạt, Nguyễn Minh Ty (2010): “Nghiên cứu khu hệ cá sông Ba, tỉnh
Phú Yên”; Vũ Thị Phương Anh, Võ Văn Phú: “Nghiên cứu Khu hệ cá ở hệ thống sông

Vu Gia – Thu Bồn, tỉnh Quảng Nam” (197 loài) [36]; Võ Văn Phú, Lê Văn Quảng,
Dương Tuấn Hiệp, Nguyễn Duy Thuận (2011) “Dẫn liệu bước đầu về thành phần loài
cá rạn san hô ven bờ đảo Cồn cỏ tỉnh Quảng Trị” xác định được 103 loài nằm trong 62
giống thuộc 35 họ và 10 bộ; Võ Văn Phú và cộng sự 2011:”Nghiên cứu đánh giá hiện
trạng môi trường các hệ sinh thái thuỷ sinh đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, những tác
động các công trình trên dòng chính sau thực hiện quy hoạch đến điều kiện tự nhiên
môi trường vùng đầm phá và đề xuất biện pháp giảm thiểu” nghiên cứu được 199 loài
thuộc 106 giống nằm trong 17 họ. Trong đó cá Vược chiếm ưu thế nhất với 35 họ 59
giống và 116 loài chiếm lần lượt 54,69%, 55,66%, 58,29%; Võ Văn Phú và Trần Đại
Nghĩa (2011), “Nghiên cứu khu hệ cá sông Roòn, tỉnh Quảng Bình” thống kê được
135 loài trong đó cá Vược có 64 loài chiếm 47,41%; Võ Văn Phú và Nguyễn Giang
Nam (2011), “Nghiên cứu thành phần loài cá ở sông Long Đại, tỉnh Quảng Bình”
thống kê được 101 loài thuộc 69 giống trong 32 họ và 10 bộ. Trong đó cá Vược gồm
16 họ chiếm 50.00% tổng số họ, 23 giống chiếm 33,33% tổng số giống và 35 loài
chiếm 34,65% [18]; Võ Văn Phú, Nguyễn Tuấn (2011) “Nghiên cứu thành phần loài
và đặc điểm phân bố của cá ở hệ thống sông Hội An, tỉnh Quảng Nam” đã xác định
141 loài nằm trong 99 giống thuộc 58 họ và 18 bộ. Trong đó cá Vược với 72 loài

9


chiếm 51,06% tổng số loài, 46 giống chiếm 46,47% tổng số giống và 30 họ chiếm
51,72% tổng số họ. Qua đây cho thấy tính chất mặn hóa của hệ thống sông Hội An
tỉnh Quảng Nam là rất cao. Tạ Thị Thủy, Đỗ Văn Nhượng, Trần Đức Hậu và Nguyễn
Xuân Tuấn (2011) “Thành phần và phân bố các loài các sông Ba Chẽ thuộc địa phận
tỉnh Quảng Ninh” đã thống kê được 123 loài thuộc 102 giông, 58 họ và 13 bộ. Trong
đó cá Vược có 29 họ, 40 giống và 52 loài chiếm lần lượt 50,00%, 39,20%, 43,20%
[53]; Nguyễn Hữu Dực và Tống Xuân Tám (2012) “ Nghiên cứu về thành phần loài,
đặc điểm phân bố và tình hình nguồn lợi cá ở lưu vực sông Sài Gòn” thống kê được
264 loài thuộc 155 giống nằm trong 68 họ của 16 bộ [44]; Võ Văn Phú, Phạm Thanh

Hà (2012) “ Đa dạng về thành phần loài cá ở hệ thống sông Hiếu tỉnh Quảng Trị” đã
thống kê được 170 loài thuộc 110 giống nằm trong 56 họ của 16 bộ cá khác nhau. Đa
dạng nhất là bộ cá Vược với 24 họ chiếm 42, 86% tổng số họ, 41 giống chiếm 37.27%
tổng số giống và 72 loài chiếm 42,35% tổng số loài [6]; Võ Văn Phú và Lê Thị Thu
Phương (2012) “Nghiên cứu khu hệ cá ở sông Gianh, tỉnh Quảng Bình” đã xác định
được 157 loài thuộc 97 giống, 55 họ và 18 bộ. Bộ cá Vược chiếm ưu thế với 24 họ
chiếm 43, 64% tổng số họ, 37 giống chiếm 38,26% tổng số giống và 68 loài chiếm
43,30% tổng số loài [42]; Võ Văn Phú và cộng sự (2013) “Nghiên cứu thành phần loài
khu bảo tồn thiên nhiên Phong Điền” đã thống kê được 67 loài thuộc 44 giống nằm
trong 18 họ thuộc 6 bộ. Trong đó bộ cá vược có 17 loài chiếm 25,37%, 11 giống chiếm
25,00% và 6 họ chiếm 33,33%., thể hiện tính chất ngọt hóa của khu hệ này…
Nhìn chung, những nghiên cứu về cá đang được đẩy mạnh và có những bước tiến
vững chắc. Tuy nhiên, trong các công bố chưa có một công trình nào nghiên cứu toàn
diện về thành phần loài cá Nam Trung Bộ. Trước đó Nguyễn Hữu Dực (1995) đã công
bố 134 loài cá thuộc khu hệ cá Nam Trung Bộ nhưng chưa được xem là đầy đủ.
3.2. Tình hình nghiên cứu cá nội địa ở tỉnh Khánh Hoà
Khánh Hoà là tỉnh có địa hình phân hóa khá phức tạp cùng với sự ảnh hưởng sâu
sắc của khí hậu nhiệt đới gió mùa đã tạo cho tỉnh này sự phong phú về sinh cảnh, đó là
tiền đề cho sự đa dạng về hệ Động - Thực vật. Vì vậy việc nghiên cứu về Động - Thực
vật nói chung và về cá nói riêng đã được tiến hành từ rất sớm và đã có công trình khoa
học đã công bố như: Mai Đình Yên, Nguyễn Hữu Dực (1991): “Thành phần loài cá
các sông” như sông Thu Bồn gồm 58 loài, sông Trà Khúc 47 loài, sông Vệ 34 loài,

10


sông Côn 43 loài, sông Ba 48 loài, sông Cái 25 loài [60]. Tuy nhiên kể từ năm 1991 thì
hầu như chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu đầy đủ về thành phần loài cá ở
đây. Gần đây công tác nghiên cứu đã tiếp tục được tiến hành và diễn ra ngày càng
mạnh mẽ hơn, đã có một số công trình khoa học đã được công bố như: Nguyễn Duy

Hoan (1999), “ Biện pháp giải quyết giống cá nuôi tại các xã của huyện miền núi
Khánh Sơn - Khánh Hòa”; Nguyễn Phi Uy Vũ, Hồ Bá Đỉnh, Lê Thị Thu Thảo, Trần
Thị Hồng Hoa, Võ Văn Quang (2007), “Thành phần loài cá thường gặp của một số
nghề khai thác cá đáy và gần đáy ở vùng biển ven bờ tỉnh Khánh Hòa”, Báo cáo khoa
học, Hội nghị khoa học quốc gia “Biển Dông 2007” đã thống kê được 263 loài thuộc
161 giống, 92 họ và 19 bộ. Trong đó bộ cá Vược chiếm ưu thế nhất với 44 họ chiếm
47,83% tổng số họ, 82 giống chiếm 50,93% tổng số giống, 158 loài chiếm 60,08%
tổng số loài [55]; Cao Xuân Dũng (2010) “Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của
cá Nghạnh” và “ Nghiên cứu các thông số kỹ thuật, xây dựng quy trình kỹ thuật sản
xuất giống nhân tạo cá Dìa ( Siganus guttatus) tại Khánh Hòa (2011 - 2013); Trần Văn
Phước (2011) “ Hiện trạng nguồn lợi thủy sản khai thác bằng nò sáo tại thôn Tân Đảo đầm Nha Phu - tỉnh Khánh Hòa đã thống kê được 55 loài cá trong đó bộ cá Vược gồm
có 33 loài chiếm 52,38%. Thể hiện tính chất mặn hóa trong đầm là rất cao.....
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu về cá ở tỉnh Khánh Hoà vẫn còn ít, đặc
biệt do tiềm năng về cá biển rất lớn nên các công trình nghiên cứu gần đây chú trọng
nhiều hơn về cá biển. Do vậy chưa đánh giá đúng mức về tiềm năng về nguồn lợi cá ở
sông ngòi và các thủy vực nội địa khác. Tuy nhiên nguồn lợi về cá ở Khánh Hoà vẫn
đang được đẩy mạnh nghiên cứu và phát triển trên nhiều lĩnh vực khác nhau .
Theo kết quả của những công trình nghiên cứu trước ta thấy rằng cá Vược là một
bộ cá rất lớn, rất đa dạng về thành phần loài, giống cũng như về bậc họ. Ngoài ra đây
cũng là một bộ cá có sự phân bố rất rộng từ sâu trong thủy vực đến ra ngoài biển khơi.
Ngay cả những khu hệ sâu trong đất liền hay nằm trên núi cao thì cá Vược vẫn là một
bộ cá chính với số lượng lớn và sự đa dạng về loài rất cao. Nhất là ở Khánh Hòa với
những đặc trưng về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khác biệt hơn những tỉnh khác
thì nguồn lợi về cá Vược nổi bậc hơn hẳn những bộ cá còn lại. Vì vậy việc nghiên cứu
riêng về bộ cá này là rất cần thiết.

11


Chương 2

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI
TỈNH KHÁNH HÒA
2.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1. Vị trí địa lý
Khánh Hòa là một tỉnh nằm ở vùng duyên hải cực Nam Trung Bộ của Việt Nam
cách thành phố Hồ Chí Minh 447 km và cách thủ đô Hà Nội 1.278 km đường bộ. Phía
Bắc giáp tỉnh Phú Yên, phía Tây giáp tỉnh Đắc Lắc, phía Nam giáp tỉnh Ninh Thuận,
phía Tây Nam giáp tỉnh Lâm Đồng và phía Đông giáp biển Đông.
Tổng diện tích đất toàn bộ Khánh Hòa lên tới 5.217 km 2, kéo dài từ tọa độ địa lý
12°52’15" đến 11°42’50" vĩ độ Bắc và từ 108°40’33" đến 109°27’55" kinh độ Đông.
Ngoài phần lãnh thổ trên đất liền khánh Hòa còn có thêm phần thềm lục địa, các đảo,
bán đảo và huyện đảo Trường Sa. Điểm cực Đông của Khánh Hòa nằm trên bán đảo
Hồng Gấm thuộc huyện Vạn Ninh và đây cũng chính là điểm cực Đông trên đất liền
của Việt Nam [4].
2.1.2. Địa hình, địa mạo
Khánh Hòa là một tỉnh vừa giáp biển Đông đồng thời cũng chạy dọc theo dãy núi
Trường Sơn. Diện tích đất liền trong tỉnh đa số là núi non, miền đồng bằng rất nhỏ hẹp
và bị chia cắt chiếm khoảng 400km chưa đến 1/10 diện tích toàn tỉnh.
Đây là tỉnh tương đối cao so với Việt Nam, độ cao trung bình so với mực nước
biển khoảng 60m. Đa số núi ở Khánh Hòa là những dãy núi có độ cao trung bình gắn
liền với dãy Trường Sơn thường cao dưới 1000m. Các dãy núi đa số nằm ở sát biển và
đâm ngang ra biển nên tạo cho tỉnh một địa hình với nhiều đồng bằng nhỏ bị chia cắt
và nhiều cảnh quan độc đáo, đẹp mắt. Nên Khánh Hòa là một trong những tỉnh phát
triển du lịch bậc nhất ở Việt Nam Do ảnh hưởng của địa hình và sự phân bố của các
đỉnh núi nên Khánh Hòa là tỉnh không thuận lợi cho quá trình lắng đọng phù sa để bồi
tụ nên những đồng bằng. Đồng bằng Diên Khánh - Nha Trang do phù sa sông Cái bồi
đắp có diện tích 135km2 và đồng bằng Ninh Hòa do sông Dinh bồi đắp có diện tích là
100km2 là hai đồng bằng lớn nhất tỉnh. Ngoài ra tỉnh còn có hai vùng đồng bằng nhỏ
hẹp ven biển là đồng bằng Vạn Ninh và Cam Ranh.


12


Khánh Hòa là tỉnh có đường bờ biển đẹp, dài và khá khúc khuỷu kéo dài khoảng
385km tính theo mép nước với nhiều cửa lạch, đầm, vịnh cùng hơn 200 hòn đảo lớn
nhỏ ven bờ.
Với những thuận lợi về địa hình và khí hậu nên hệ sinh vật Khánh Hòa rất phát
triển nhất là thủy sinh vật. Ở đây có sự phát triển đầy đủ của hệ thủy sinh nước ngọt,
nước lợ cũng như nược mặn. Ngoài ra còn có rất nhiều nguồn tài nguyên và khí hậu
thuận lợi trong việc khai thac và nuôi trồng thủy hải sản.
2.2. Điều kiện khí hậu
Điều kiện khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống mọi sinh vật. Mặc dù cá là
một loài sống ở môi trường nước nhưng cũng không thể không chịu ảnh hưởng mạnh
mẽ của điều kiện khí hậu ảnh hưởng lên chính cơ thể và sự sống hằng ngày. Là một
trong tỉnh nằm ở khu vực cực nam của Nam Trung Bộ thuộc khí hậu savan nhiệt đới
nhưng do địa hình phân bố tương đối phức tạp nên khí hậu ở Khánh Hòa có những nét
biến dạng độc đáo với các đặc điểm riêng biệt. So với các tỉnh thành phía bắc từ đèo
Cả trở ra và phía nam từ Ghềnh Đá Bạc trở vào thì khí hậu ở Khánh Hòa tương đối ôn
hòa hơn do ảnh hưởng của khí hậu hải dương từ biển thổi vào.
2.2.1. Nhiệt độ
Nhiệt độ là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống mọi sinh vật. Khánh Hòa là
tỉnh sâu trong khu vực nội chí tuyến nên có nền nhiệt tương đối cao trung bình ở năm
2011 là 26,7oC . Nhiệt độ có sự dao động không lớn, các tháng không có sự biến động
nhiều về nhiệt độ. Tuy nhiên lại có sự chênh lệch nhiêt độ do phân hóa về độ cao nên
hai huyện Khánh Sơn và Khánh Vĩnh lúc nào cũng có nền nhiệt thấp hơn những
huyện, thành phố và thị xã còn lại. Dựa vào nền nhiệt có thể chia khí hậu Khánh Hòa
ra làm hai mùa rõ rệt. Từ tháng 1 đến tháng 8, có thể coi là mùa khô, thời tiết thay đổi
dần. Những tháng đầu mùa, trời mát, nhiệt độ từ 17-25 °C, nhưng từ tháng 5 đến tháng
8 trời nóng nực, nhiệt độ có thể lên tới 34 °C (Nha Trang) và 37-38 °C (Cam Ranh).
Tháng 9 đến tháng 12, được xem như mùa mưa, nhưng nền nhiệt không xuống quá

thấp, nhiệt độ chỉ thay đổi từ 20-27 °C (Nha Trang) và 20-26 °C (Cam Ranh )

13


Bảng 2.1. Bảng thống kê nhiệt độ ở Khánh Hòa năm 2011
Tháng
Nhiệt
độ (oC)

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10


11

12

Năm

24,1

24,7

25,0

26,5

28,5

28,9

28,1

28,6

28,7

26,9

26,4

24,4


26,7

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Khánh Hòa, 2012

Hình 2.1. Biểu đồ thể hiện nhiệt độ các tháng tỉnh Khánh Hòa năm 2011
Tương ứng với mức nhiệt độ trung bình cao thì tỷ lệ số giờ nắng trong năm ở tỉnh
Khánh Hòa cũng khá cao. Tổng số giờ nắng được khảo sát ở năm 2011 có giảm đi so
với các năm trước nhưng so với mức trung bình của cả nước thì vẫn giữ ở mức cao là
2.370 giờ. Trong đó số giờ nắng ít rơi vào các tháng mùa mưa như tháng 12 chỉ thống
kê được 45 giờ nắng, tháng 1có 83 giờ nắng còn những tháng còn lại thì có số giờ
nắng rất cao tất cả đều trên 150 giờ. Đặc biệt có những tháng số giờ nắng lên rất cao
như tháng 8 tới 293 giờ, tháng 5 có 286 giờ .
Bảng 2.2. Bảng thống kê số giờ nắng trong năm ở Khánh Hòa
Tháng
Giờ nắng

1
2
80 214

3
113

4
257

5
286

6

270

7
274

8
293

9
192

10
192

11
154

12
45

năm
2573

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Khánh Hòa, 2012
Mặc dù có nền nhiệt trung bình tương đối cao và số giờ nắng nhiều nhưng khí hậu
ở Khánh Hòa lại dàn trải vì thế thời tiết không quá gay gắt, phân bố tương đối đều và
khá dễ chịu nên rất thuận lợi cho sinh vật phát triển.

14



Hình 2.2. Biểu đồ thể hiện số giờ nắng trong năm 2011 tỉnh Khánh hòa
2.2.2. Lượng mưa
Lượng mưa có ảnh hưởng rất quan trọng đến thủy vực. Đây là nguồn cung cấp
nước chính cho một số sông suối ở trong tỉnh. Khánh Hòa là một tỉnh có lượng mưa
tương đối it, ngoài ra hiên nay tỉnh này chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu nên thời
tiết đặc biệt là lượng mưa ngày càng có nhiều sự thay đổi. Mùa mưa ngắn, từ khoảng
giữa tháng 9 đến giữa tháng 12 dương lịch, tập trung vào 2 tháng 9 và tháng 10, lượng
mưa thường chiếm trên 50% tổng lượng mưa trong năm. Cao nhất là vào tháng 10 với
lượng mưa đo được là 354,9 mm. Tuy có lương mưa tương đối it nhưng do địa hình
sông suối có độ dốc cao nên khi có mưa lớn, làm nước dâng cao nhanh chóng, trong
khi đó sóng và triều dâng lại cản đường nước rút nên thường gây ra lũ lụt.
Mùa khô từ tháng 1-8 đặc biệt có những tháng lượng mưa xuống rất thấp như
tháng 2 lương mưa xuống quá thấp nên không đo được lưu lượng nước, tháng 4 chỉ đo
được 4,8mm. Do vậy vào mùa khô lưu lượng nước ở sông ngòi Khánh hòa rất it đa số
giảm đi khoảng 1/3 lượng nước so với mức bình thường, ngoài ra một số sông suối
nhỏ cạn khô hết nước.
Bảng 2.3. Bảng thống kê lượng mưa các tháng trong năm 2011 ở Khánh Hòa
Tháng

1

2

Lượng
mưa(mm)

22,0

0


3
75,9

4

5

6

7

8

9

10

11

12

4,5

187,8

17,0

110,3


132,0

162,3

354.9

144,5

115,4

năm
1.326,6

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Khánh Hòa, 2012

15


Hình 2.3. Biểu đồ thể hiện lượng mưa các tháng trong năm 2011
tỉnh Khánh Hòa
2.2.3 Độ ẩm
Độ ẩm trong toàn tỉnh tương đối ổn định, mức dao động về độ ẩm giữa các tháng
không lớn. Độ ẩm trung bình của năm là 78%. Trong đó các tháng về mùa khô lượng
độ ẩm cao hơn các tháng mùa mưa. Độ ẩm cao nhất vào tháng 1 và tháng 10 là 78%,
độ ẩm thấp nhất vào tháng 6 là 73%.
Bảng 2.4. Bảng thống kê độ ẩm các tháng trong năm 2011 ở Khánh Hòa
Tháng
Độ ẩm (%)

1


2

3

4

83 81

79

78

5

6

7

8

9

10

11

12

năm


75 73 75 76 77 83 80 77 78
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Khánh Hòa, 2012

Hình 2.4. Biểu đồ thể hiện độ ẩm các tháng tỉnh Khánh Hòa năm 2011

16


Vậy Khánh Hòa là một tỉnh có thời tiết tương đối ôn hòa rất thuận lợi để phát
triển kinh tế, xã hội và đặc biệt với khí hậu và nhiệt độ phù hợp như vậy thì hệ sinh vật
ở trong tỉnh rất phát triển.
2.2.4. Chế độ thủy văn
Do Khánh Hòa thấp dần từ Tây sang Đông với các dạng địa hình lần lượt là núi,
đồi, đồng bằng ven biển và biển nên hệ thống sông suối chịu ảnh hưởng sâu sắc từ địa
hình của tỉnh. Sông ngòi trong tỉnh nhìn chung ngắn và dốc, cả tỉnh có khoảng 40 con
sông dài từ 10 km trở lên, tạo thành một mạng lưới sông ngòi phân bố khá dày. Hầu
hết, các con sông đều bắt nguồn tại vùng núi phía Tây trong tỉnh và chảy xuống biển
phía đông. Dọc bờ biển, cứ khoảng 5 - 7 km có một cửa sông.
Mặc dù hướng chảy cơ bản của các sông là hướng Tây - Đông, nhưng tùy theo
hướng của mạch núi kiến tạo hoặc do địa hình cục bộ, dòng sông có thể uốn lượn theo
các hướng khác nhau trước khi đổ ra biển Đông. Đặc biệt là sông Tô Hạp, bắt nguồn
từ dãy núi phía Tây của huyện Khánh Sơn. Đây là con sông duy nhất của tỉnh chảy
ngược dòng về phía Tây ngoài ra vào mùa mưa lũ có xảy ra hiện tượng chuyển dòng
rất nguy hiểm. Hai con sông lớn nhất tỉnh là sông Cái và sông Dinh. Sông Cái có độ
dài 79 km, bắt nguồn từ hòn Gia Lê cao 1.812 m chảy qua Khánh Vĩnh, Diên Khánh,
Nha Trang rồi đổ ra biển qua Cửa Bé (Tiểu Cù Huân) và Cửa Lớn (Đại Cù Huân).
Sông Dinh bắt nguồn từ vùng núi Chư H'Mư (đỉnh cao 2.051 m) thuộc dãy Vọng Phu,
có tổng diện tích lưu vực 985 km2, chảy qua thị xã Ninh Hòa và đổ ra đầm Nha Phu.
2.2.5. Tài nguyên thiên nhiên

Khánh Hòa được đánh giá là một tỉnh có nhiều tài nguyên khoáng sản như than
bùn, cao lanh, sét, sét chịu lửa, vàng sa khoáng, cát thuỷ tinh, san hô, đá granit, quặng
ilmênit, nước khoáng, phục vụ sản xuất vật liệu xây dựng và công nghiệp khai thác.
Ngoài ra còn có nhiều tài nguyên biển, bao gồm các nguồn rong, tảo thực vật, trữ
lượng hải sản lớn cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến hải sản; các điều
kiện thuận lợi để khai thác sinh vật biển và nuôi trồng thuỷ sản. Theo đánh giá nguồn
lợi, vùng biển Khánh Hòa có tổng trữ lượng hải sản khoảng 150.000 tấn, cho phép
khai thác ở mức 70.000 tấn/năm. Nhưng do những năm gần đây sản lượng hải sản
đánh bắt được ngày càng giảm sút nên cần có những biện pháp khắc phục và hiện tại
cần có những biện pháp phát triển nuôi trồng thủy hải sản.

17


2.3. Tình hình kinh tế - xã hội
2.3.1. Dân số và lao động
Theo kết quả điều tra đến cuối năm 2011 tổng dân số trên toàn tỉnh là 1.174.136
người trong đó nữ là 593.681 người chiếm 50,56%. Số người lao động trong lĩnh vực
nông - lâm nghiệp và thủy sản là 633.580 người chiếm 53,96% Mật độ dân số không
phân bố đồng đều ở trong tỉnh có sự chênh lệch mật độ giữa thành phố và huyện miền
núi là rất lớn. Mật độ cao nhất ở thành phố Nha Trang với 1.568 người/km 2 thấp nhất ở
huyện Khánh Vĩnh chỉ có 30 người/km 2. Nhìn chung lượng lao động khá đồi dào nhất
là lao động phụ vụ trong lĩnh vực nông - lâm - thủy sản. Nhưng hầu hết là lao động
phổ thông , chưa qua trường lớp đào tạo nên khó khăn trong việc vân dụng các tiến bộ
khoa học vào sản xuất để phát triển nền kinh tế tỉnh Khánh Hòa.
2.3.2. Tình hình kinh tế
Dưới chính sách lãnh đạo đúng đắn của Đảng và Nhà Nước tình hình kinh tế tỉnh
Khánh Hòa ngày càng ổn định và đang đần được nâng cao. Tỷ lệ thất nghiệp trong
năm 2011 là 3,54% , thu nhập bình quân trên đầu người được nâng cao . Ở thành thị từ
mức thu nhập bình quân năm 2010 là 1.375,2 nghìn đồng lên 1.450,4 nghìn đồng năm

2011. Ở nông thôn thu nhập bình quân từ 702,8 nghìn đồng năm 2010 lên đến 1.136
nghìn đồng năm 2011. Tỷ lệ hộ ngèo năm 2011 giảm xuống còn 8,8%, đa phần tập
trung ở nông thôn và các huyện miền núi. Ngoài ra do điều kiện tự nhiên thuân lợi và
các chính sách đầu tư, thu hút vốn đầu tư nước ngoài nên Khánh Hòa là một tỉnh có
mức đầu tư và phát triển các dự án nước ngoài rất cao.
2.3.3. Giáo dục
Nền giáo dục ở Khánh Hòa đang ngày càng được mở rộng về quy mô và nâng cao
về chất lượng. Ngoài huyện Trường sa thì tất cả các thành phố, thị xã và các huyện còn
lại đều đã có đầy đủ trường học từ mẫu giáo đến trung học phổ thông. Nâng mức tốt
nghiệp bậc trung học phổ thông lên mức rất cao là 99,65%. Ngoài ra trong toàn tỉnh
còn có 3 trường trung học chuyên nghiệp, 7 trường cao đẳng, đại học và một số trường
khác đang trong thời gian hoàn thiện để đi vào hoạt động đào tạo nguồn nhân lực cho
khánh hòa nói riêng và cho cả nước nói chung.

18


2.3.4. Y tế
Mức đầu tư về sức khỏe cho con người ở Khánh Hòa ngày càng được chú trọng.
Cở sở vật chất cũng như nguồn lực cán bộ y tế trong tỉnh ngày càng được quan tâm
đầu tư để nâng cao chất lượng phục vụ sức khỏe cho nhân dân. 100% các huyện trong
tỉnh đều có trạm y tế. Ngoài huyện Trường Sa thì tất cả các huyện, thành phố và thị xã
còn lại đều có bệnh viện đa khoa. Nâng mức số bác sĩ trên van dân lên mức 5,2 bác
sĩ/vạn dân.

19


Chương 3
ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM

VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Các loài cá thuộc bộ cá Vược (Perciformes) ở một số sông chính thuộc tỉnh
Khánh Hòa.
Tình hình hoạt động, khai thác nuôi thả cá Vược trong các thủy vực.
3.2. Thời gian nghiên cứu
Đề tài được thực hiện từ tháng 9 năm 2012 đến cuối tháng 9 năm 2013.
- Tháng 9 đến tháng 10 năm 2012 thu thập số liệu, khảo sát vùng nghiên cứu.
- Từ tháng 10 năm 2012 đến tháng 9 năm 2013:
+ Nghiên cứu thực đia: Tiến hành thư mẫu theo định kỳ 2 tháng 1 lân.
+ Phân tích số liệu và xử lý mẫu.
+ Làm bộ mẫu.
Những mẫu đã định loại được lưu giữ tại phòng Tài nguyên - Môi trường, khoa
Sinh học, trường đại học Khoa học Huế.
3.3. Địa điểm nghiên cứu
- Tiến hành thu mẫu cá trên các con sông: Sông Dinh, sông Chò, sông Giang,
sông Cái, sông tô hạp và các thủy vực nội địa khác.
- Trên mỗi sông sẽ tiến hành 4 - 6 vùng thu mẫu như đã xác định trên sơ đồ.
+ Sông Dinh sẽ thu mẫu trên các vùng thuộc các xã: Ninh Xuân, Ninh Bình, Ninh
Giang, Ninh Hồ, Ninh Quang thuộc Huyện Ninh Hòa.
+ Sông Cái sẽ tiến hành thu mẫu ở các vùng: thị trấn Khánh Hiêp Huyện Khánh
Vĩnh và các xã Diên Xuân, Diên Thọ, Diên Phước, Diên Lạc, Diên Phú huyện Diên
Khánh. Xã Khánh Tây, Khánh Nam huyện Khánh Vĩnh. Xã Vĩnh Thạnh, Vĩnh Ngọc
thành phố Nha Trang.
+ Sông Tô Hạp sẽ tiên hành thu trên các xã Sơn Lâm, Sơn Hiệp, Ba Cụm Bắc, Ba
Cụm Nam huyện Khánh Sơn.

20



Hình 3.1. Sơ đồ vùng thu mẫu tỉnh khánh hòa

21


3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Phương pháp nghiên cứu ngoài thực địa
3.4.1. Thu thập, xử lý và bảo quản mẫu cá
- Trực tiếp đánh bắt với ngư dân, mua mẫu của ngư dân đánh cá tại các địa điểm
nghiên cứu.
- Đặt các thẩu bằng nhựa plastic có pha sắn hóa chất định hình tại các địa điểm
thu mẫu để nhở bà con ngư dân thường xuyên thu mẫu giùm trong thời gian nghiên
cứu. Mẫu cá ở ngư dân được thu thập 2 tháng một lần.
- Thu mua và kiểm tra mẫu cá các khu vực xung quanh các địa điểm nghiên cứu.
Khi tiến hành thu mua chúng tôi đặc biệt chú ý đến nguồn gốc (được đánh bắt ở đâu )
để đảm bảo độ chính xác về các loài cá sống trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.
- Mẫu cá khi còn tươi sống được xử lý bằng formol nguyên chất để chụp ảnh.
Tiếp theo sẽ được định hình trong dung dịch formol 10%. Sau đó ngâm mẫu cá vào
dung dịch formol 4-5 %. Nếu cá lớn thì tiêm formol nguyên chất và ổ bụng, cơ...
- Ghi nhãn những thông tin: Số thứ tự của mẫu, tên địa phương, địa điểm thu
mẫu, thời gian thu mẫu và người thu mẫu.
3.4.2. Điều tra, phỏng vấn nhân dân địa phương vùng nghiên cứu
Điều tra phỏng vấn những thông tin liên quan đến những loài cá trong vùng
nghiên cứu. Tiệp cận và điều tra ngư dân (người kinh và người dân tộc, người đánh bắt
cá chuyên nghiệp và không chuyên nghiệp) trong vùng nghiên cứu về tên các loài cá
(tên địa phương, tên phổ thông), kích thước và khối lượng tối đa của các loài cá mà họ
đã gặp, tập tính sinh học, sinh thái, phân bố, di cư... Số lượng, kích thước của những
loài cá khai thác chính (loài kinh tế), mùa vụ khai thác, giá bán các loài cá, số lượng
của các loài cá trước đây và bây giờ, nguyên nhân tăng giảm số lượng.
3.4.3. Khảo sát, thu thập và tổng hợp tài liệu

Quan sát, chụp ảnh các cảnh quan xung quanh vùng nghiên cứu, ghi chép các sự
việc, hiên tượng có liên quan đến nội dung nghiên cứu trong quá trình đi thu mẫu.
Thu thập thông tin và tổng hợp tất cả các tài liệu có liên quan đến đề tài ở Sở Tài
nguyên Môi trường, Cục Thống Kê, viện Hải Dương Học tỉnh Khánh Hòa...

22


3.5. Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm
3.5.1. Phương pháp phân loại cá
- Định loại cá bằng phương pháp so sánh hình thái, chủ yếu theo các khoá định
loại của Vương Dĩ Khang (1963) [13]; Nguyễn Khắc Hường, Nguyễn Nhật Thi
(1992); Mai Đình Yên (1978, 1992) [47], [48]; W.J.Rainboth (1996) [58] Nguyễn Văn
Hảo (2001, 2005) [8], [9], [10] và FAO (1998) [53],[54], Eschermeyer (1998, 2005)
[52].
- Mỗi loại cá được nêu tên khoa học và tên Việt Nam. Trình tự các bộ, họ, giống,
loài được sắp xếp theo hệ thống phân loại của T.R.Rass, G.U.Lindberg (1971) [57],
FAO (1998) [53], Eschermeyer (1998, 2005) [52],...
* Đo các chỉ tiêu hình thái:
- Đo kích thước các chỉ số đo hình thái (mm) của cơ thể và trọng lượng (g) cơ thể
cá (hình 3.2).

Hình 3.2. Sơ đồ chỉ dẫn các số đo hình thái ở cá Vược của W.J.Rainboth(1996)
Các chỉ số đo hình thái (mm): Chiều dài cá tính từ mút mõm đến hết vây đuôi (L),
Chiều dài thân (L0), Chiều dài đầu (T), Chiều dài gốc lưng, Chiều dài cuống đuôi,
Chiều cao lớn nhất của thân (H), Chiều cao cuống đuôi, Đường kính mắt (O), Khoảng
cách giữa 2 ổ mắt (OO).
Đếm một số chỉ tiêu số lượng tia, vây, gai ở các loại vây chẵn, vây lẻ của cơ thể
cá (hình 3.3).
23



-

Hình 3.3. Sơ đồ các chỉ số đo đếm trong phân loại cá
+ Các chỉ số đếm: Số lượng tia và gai vây lưng (D), Số lượng tia và gai vây bụng
(V), Số lượng tia và gai vây ngực (P), Số lượng tia và gai vây hậu môn (A), Số lượng
tia và gai vây đuôi (C), Số vẩy đường bên (Sq).
+ Số lượng các tia gai cứng của các vây kí hiệu bằng chữ số La Mã. Số lượng các
tia đơn không hóa xương hay các tia vây phân nhánh kí hiệu bằng chữ số Ả rập. Hai
loại gai này cách nhau bởi dấu phẩy (,).
3.5.2. Đánh giá mức quan hệ thành phần loài với cá khu hệ cá khác theo công thức
gần gũi của Sorencen (1984)
Chúng tôi sử dụng công thức Sorencen (1948) để xác định hệ số gần gũi:
Trong đó: S: Hệ số gần gũi giữa 2 khu hệ

S = 2C

A+ B

A: Số loài riêng của khu hệ cá A
B: Số loài riêng của khu hệ cá B
C: Số loài chung của hai khu hệ

Hệ số gần gũi biến đổi từ 0 đến 1. Giá trị S càng gần đến 1, mối quan hệ giữa
hai khu hệ càng lớn, thành phần loài trong 2 khu hệ càng giống nhau. Ngược lại, giá trị
S gần với 0, mối quan hệ giữa hai khu hệ càng ít, thành phần loài trong hai khu hệ
càng khác nhau.
3.6. Xử lý số liệu
- Xử lý số liệu bằng phần mềm Microsoft Excel.

- Xử lý ảnh bằng phần mềm Photoshop.

24


- Xử lý bản đồ bằng phần mềm Map - info.

Chương 4
THÀNH PHẦN LOÀI THUỘC BỘ CÁ VƯỢC (PERCIFORMES) Ở
CÁC SÔNG THUỘC TỈNH KHÁNH HÒA
4.1. Danh lục thành phần loài thuộc bộ cá Vược (Perciformes) ở các sông thuộc
tỉnh Khánh Hòa.
Qua quá trình thu thập, phân tích và định loại thành phần loài bộ cá Vược
(Perciformes) ở các sông thuộc tỉnh Khánh Hòa. Chúng tôi đã xác định được 62 loài cá
thuộc 38 giống nằm trong 21 họ khác nhau.
Ở bảng 4.1 thể hiện thành phần các loài cá thuộc bộ cá Vược (Perciformes) phân
bố trên những con sông chính thuộc tỉnh Khánh Hòa. Danh lục thành phần loài cá
được sắp xếp theo hệ thống phân loại của W.N Eschemayer (2005), chuẩn tên loài theo
Fao (1998, 2001).
Các con sông chính ở Khánh Hòa có sự đa dạng về thành phần loài trong bộ cá
Vược khá cao.
Sông Cái ở Nha Trang là con sông lớn nhất tỉnh Khánh Hòa, nó nhận nước từ hai
phụ lưu lớn là sông Chò và sông Giang ở thị trấn Khánh Vĩnh. Thành phần loài cá ở hệ
thống sông Cái khá đa dạng, hầu hết các loài trong bộ cá Vược đã được tìm thấy ở
trong tỉnh đều có mặt ở hệ thống sông Cái. Theo chúng tôi nghiên cứu thành phần loài
sông Cái gồm có 61 loài trong 37 giống thuộc 21 họ cá khác nhau chiếm 98,38% tổng
số loài trên toàn tỉnh.
Sông Dinh ở Ninh Hòa là côn sông lớn thứ hai trong toàn tỉnh. Thành phần loài
trong bộ cá vược ở con sông này cũng khá phong phú. Chúng tôi đã xác định được 58
loài nằm trong 35 giống thuộc 21 họ trong bộ cá Vược ở tỉnh Khánh Hòa, chiếm

93,45% tổng số loài trong toàn tỉnh.
Sông Tô Hạp là một dòng sông rất đặc biệt . Sông này chảy ngược về phía tây của
tỉnh nên không thông ra biển. Vì vậy thành phần loài trong bộ cá Vược được tìm thấy
ở con sông này rất hạn chế. Chúng tôi đã xác định được 16 loài nằm trong 9 giống
thuộc 6 họ, chiếm 25,80% tổng số loài. Qua kết quả ngiên cứu này cho thấy tính chất
ngọt hóa đặc trưng ở khu hệ sông Tô Hạp.

25


×