Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

V THỜI NAM BẮC PHÂN TRANH (1572 1802)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (73.75 KB, 3 trang )

V - THỜI NAM BẮC PHÂN TRANH (1572-1802)

TRỊNH NGUYỄN PHÂN TRANH:

Ngay sau khi Nguyễn Kim chết, con Nguyễn Kim là Nguyễn Uông và Nguyễn Hoàng
còn nhỏ, binh quyền về tay rể Nguyễn Kim là Trịnh Kiểm thì mầm móng chia rẻ TrịnhNguyễn đã phát sinh. Về sau vì sợ Nguyễn Uông tranh quyền, Trịnh Kiểm dùng mưu giết
Nguyễn Uông đi, Nguyễn Hoàng lo sợ nói với chị là Ngọc Bảo xin Trịnh Kiểm cho vào
đất Thuận Hóa phía Nam năm 1558. Tuy nhiên sau đó Nguyễn Hòang vẫn bị Trịnh Kiểm
và Trịnh Hùng gọi ra Bắc để kiềm chế lấy cớ là dẹp loạn, mãi cho đến năm 1572 Nguyễn
Hoàng nhân một chuyến đi dẹp loạn trốn được vào Nam, từ đó có cuộc phân tranh TrịnhNguyễn chính thức.
Ở Bắc, các Chúa Trịnh kể từ Trịnh Tùng lo sửa sang quan chế, giảm nhẹ hình phạt, cho
khai mỏ, mở cảng Phố Hiến, mở mang thương mại . Mở trường võ bị, đặt lệ thi võ, sai
người viết sử lại, khắc bảng gỗ in sách vở để không mua của Trung Hoa nữa, đánh dẹp
các cuộc nổi loạn... thực quyền nằm ở Phủ Chúa, các vua Lê nối tiếp nhau chỉ có hư vị.

Ở Nam, các Chúa Nguyễn kể từ Nguyễn Hoàng tổ chức việc hành chánh, đặt thuế xuất
nhập cảng, mở cảng Hội An, đặt lệ thi để chọn nhân tài, mở trường đúc súng đại bác, tập
bắn... Nhưng công nghiệp quan trọng nhất của các chúa Nguyễn là mở mang bờ cõi về
phương Nam. Lúc vào trấn Thuận Hoá, lãnh thổ nước ta chỉ có đến Bình Ðịnh ngày nay,
sau các Chúa Nguyễn lần lượt chiếm nốt đất của Chiêm Thành và thu nhận đất Thủy
Chân Lạp từ tay người Chân Lạp để lập ra miền Tây Nam phần ngày nay .
Bắt đầu từ năm 1627, hai bên mang quân đánh lẫn nhau, chiến trường thường là vùng
Quảng Bình, kéo dài 45 năm với 7 trận đánh không phân thắng bại cuối cùng năm 1672
mới giảng hòa chia đôi đất nước, lấy sông Gianh làm ranh giới giữa đôi bên. Hòa bình
kéo dài được 100 năm, cho đến lúc anh em Tây Sơn dấy nghiệp ở đất Qui Nhơn thì chấm
dứt.
Cũng trong thời gian phân tranh này, người Âu Châu bắt đầu tiếp xúc với Việt Nam ở cả
đàng trong lẫn đàng ngoài trong việc buôn bán và truyền đạo Thiên Chúa. Cuối cùng hai
bên suy yếu đi vì các Chúa chơi bời xa xỉ không lo việc nước, triều thần lộng quyền, lòng
dân không còn phục nữa giặc cướp nổi lên đánh phá khắp nơi, để đến năm 1777 anh em
Tây Sơn dứt nghiệp Chúa ở miền Nam chỉ còn cháu Chúa Nguyễn là Nguyễn Ánh chạy




thoát và dứt Chúa Trịnh năm 1786 ở miền Bắc.
Ðồng thời vua Lê Chiêu Thống nhu nhược không tổ chức được triều chính khi anh em
Tây Sơn ra Bắc diệt họ Trịnh xong rồi rút quân về miền Nam. Năm 1788 Nguyễn Huệ ra
Bắc lần thứ hai, Lê Chiêu Thống chạy sang Tàu cầu cứu nhà Thanh, họ Lê mất hẳn ngôi
vào lúc đó.
Tuy nhiên, tình hình vẫn chưa ổn định được, anh em Tây Sơn bất hòa đánh lẫn nhau,
quân Thanh xâm lăng nước ta, Nguyễn Phúc Ánh đánh phá miền Nam... mãi cho đến
năm 1802 Gia Long mới thống nhất được đất nước.

NHÀ TÂY SƠN (1778-1802)

Anh em Tây Sơn : Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ, Nguyễn Huệ người làng Tây Sơn tỉnh Quy
Nhơn, năm 1771 dựng cờ khởi nghĩa, quy tụ được rất nhiều người bất mãn với chế độ nổi
lên chống lại phía Nguyễn khi quyền thần Trương phúc Loan làm nhiều điều tàn ác, tham
lam dân chúng khổ sở.
Ðầu tiên anh em Tây Sơn dùng mưu lấy Quy Nhơn, rồi chẳng bao lâu đánh chiếm luôn
Phú Xuân (Huế) đuổi Chúa Nguyễn cùng cháu là Nguyễn phúc Ánh chạy vào Gia Ðịnh.
Nhưng sau đó họ Trịnh từ Bắc đánh vào, Chúa Nguyễn từ Nam đánh ra, Tây Sơn ở giữa
phải giả hàng Chúa Trịnh để quay vào đánh Chúa Nguyễn. Từ đó Nguyễn Lữ, Nguyễn
Huệ dùng mưu đánh lấy đất Gia Ðịnh, Chúa Nguyễn bị bắt giết, cháu là Nguyễn phúc
Ánh chạy thoát năm 1777, chấm dứt nghiệp Chúa ở miền Nam.
Năm sau, năm 1778 Nguyễn Nhạc tự xưng đế, đặt niên hiệu là Thái Ðức, lấy thành Ðồ
Bàn làm kinh đô, phong tặng cho Nguyễn Lữ và Nguyễn Huệ. Nhân khi miền Bắc có
loạn năm 1782, vua Tây Sơn sai Nguyễn Huệ đánh chiếm đất Thuận Hóa, sau đó Nguyễn
Huệ ra Bắc truyền hịch phù Lê diệt Trịnh, bắt giết được Trịnh Khải năm 1786, họ Trịnh
mất hẳn từ đó.
Anh em Tây Sơn rút quân về Nam, Nguyễn Huệ được vua Lê Hiển Tôn phong làm
Nguyên Soái và gả con gái là Công chúa Lê Ngọc Hân. Sau đó vua Lê Hiển Tôn mất, Lê

Chiêu Thống kế vị bất tài nhu nhược các tướng chuyên quyền, nên năm 1788 Nguyễn
Huệ ra Bắc lần thứ 2 bắt giết các tướng có ý phản, vua Lê Chiêu Thống chạy trốn tìm
người trung nghĩa lo khôi phục, nhưng thế lực đã suy tàn cơ nghiệp nhà Hậu Lê từ năm
này coi như chấm dứt. Về sau Lê Chiêu Thống cầu cứu nhà Thanh nhưng cũng không
thành công.


Cũng trong thời gian đó thì anh em Tây Sơn bất hòa đánh lẫn nhau, nên năm 1788 Lê
Chiêu Thống cầu cứu nhà Thanh, Tôn Sĩ Nghị mang 20 vạn quân xâm chiếm Bắc Hà thì
Nguyễn Huệ ở Phú Xuân lên ngôi hoàng đế, niên hiệu là Quang Trung rồi đem quân ra
Bắc. Với những trận đánh ở Hà Hồi, Ngọc Hồi, Ðống Ða .... Hứa Thế Thành, Tôn Sĩ ,
Sầm Nghi Ðống... bỏ xác tại trận và 20 vạn quân Thanh bị đánh tan trong vòng 5 ngày .
Tôn Sĩ Nghị chạy trốn về Tàu bỏ cả ấn tín Lê Chiêu Thống vội vã chạy theo, sống lưu
vong với đám tùy tùng rồi chết ở bên đó.
Phá tan quân Thanh rồi, vua Quang Trung cải cách được nhiều việc, chuẩn bị binh lính để
đánh Trung hoa, nhưng chỉ được mấy năm rồi mất sớm, truyền ngôi lại cho con là Quang
Toản. Từ đó thế lực Tây Sơn suy tàn, trong khi ở miền Nam , Nguyễn-phúc-Ánh được
nhiều ngươ ;øi tài giỏi giúp sức mỗi ngày mỗi mạnh lên, để đến năm 1802 thì dứt nhà
Tây Sơn thống nhất đất nước sau gần 200 năm phân chia nội chiến.



×