Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

THỊ TRƯỜNG CẠNH TRANH HOÀN hảo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (296.31 KB, 7 trang )

THỊ TRƯỜNG CẠNH TRANH HOÀN HẢO
Thị trường là nơi mà người mua và người bán gặp nhau. Họ có thể gặp nhau trực tiếp, qua
điện thọai, qua internet, qua người trung gian,…Các đối tượng tham gia thị trường là doanh
nghiệp với vai trò mua ở thị trường yếu tố đầu vào và bán ở thị trường yếu tố đầu ra. Người
lao động tham gia thị trường với vai trò bán ở thị trường đầu vào và mua ở thị trường đầu
ra.
Các thành viên tham gia thị trường đều với mục đích tối đa hóa lợi ích mà họ nhận được.
Người lao động muốn bán sức lao động với giá cao và mua hàng hóa để có được lợi ích từ
đó cao nhất. Doanh nghiệp làm sao mua được tư bản, sức lao động với giá thấp và bán
được hàng hóa với giá cao.
Cơ cấu thị trường bao gồm ba loại chính là Thị trường cạnh tranh hoàn hảo, Thị trường
cạnh tranh không hoàn hảo và Thị trường độc quyền.
Thị trường độc quyền: ví dụ điện lực, nước,….Khách hàng không có một lựa chọn thay thế
nào cả. (Giải thích ở P22)
Thị trường cạnh tranh không hoàn hảo: là thị trường phổ biến ngày nay. Mỗi công ty cung
cấp một sản phẩm khác nhau nhưng không thay thế hoàn hảo. (Giải thích ở P23)

Thị trường cạnh tranh hoàn hảo là thị trường mà 1.Có nhiều người mua và bán độc lập
nhau; 2.Sản phẩm là đồng nhất; 3.Thông tin là hoàn hảo và 4.Việc gia nhập và rút ra có chi
phí thấp


Hãy xét một cái chợ cóc, trong chợ có những người bán các hàng hóa là rau, thịt, hoa quả,
đồ tạp hóa,…Mỗi người bán bán nhiều loại hàng và có nhiều người bán bán cùng một loại
mặt hàng.
Tại đây thị trường rau muống là thị trường cạnh tranh hoàn hảo:
1. Có nhiều người bán rau và cũng có rất nhiều người mua rau
2. Rau là đồng nhất: mớ rau ở hàng này và hàng khác không có sự khác biệt
3. Thông tin là hoàn hảo: những người bán biết rõ giá bán của nhau, họ cũng biết đặc điểm
của những người hay mua ở chợ, thậm chí còn tạo mối quan hệ quen biết với họ. Những
người mua cũng biết là giá bao nhiêu là mua được, họ biết các bà hàng xóm mua mớ rau


đó giá bao nhiêu. Trước khi mua mớ rau họ cũng có thể sờ mò mớ rau để biết nó tươi hay
nó héo.
4. Việc gia nhập thị trường khá đơn giản, người bán sẽ lấy hàng ở chợ đầu mối với số vốn
không tới 1 tr đồng; tới cuối ngày hôm đó người bán đã thu hồi đủ vốn cùng với số tiền lãi.
Ngày hôm sau người bán có thể thôi không bán rau nữa để chuyển sang bán cafe, bán
cafe được 1 tháng thấy thua lỗi lại quay lại bán rau.
Tuy nhiên mỗi bà bán hàng bên cạnh rau muống (là sạp rau nào cũng có) thì còn những
món nông sản độc kiểu như hoa chuối, lá mơ, ..những hàng hóa này lại thuộc dạng độc
quyền bán.
Trong một chợ sẽ có những người bán tham gia vào thị trường cạnh tranh hoàn hảo và
cũng có những người bán không tham gia vào thị trường cạnh tranh hoàn hảo. Trong
những hàng hóa mà một người bán muốn bán thì cũng có những hàng hóa bán trong thị
trường cạnh tranh hoàn hảo và không.
Một người bán tham gia vào thị trường cạnh tranh hoàn hảo gọi là hãng cạnh tranh hoàn
hảo. Hãng cạnh tranh hoàn hảo có những hành vi điển hình sau:
– Hãng không có sức mạnh thị trường: do có rất nhiều người bán và hãng chỉ là một trong
số đó nên sản lượng của hãng tăng hay giảm không ảnh hưởng gì tới giá cả thị trường.


Điều này giúp ta có một lưu ý là nếu như mặc dù thị trường có nhiều người bán và nhiều
người mua nhưng lại có một vài người bán và một vài người mua có sản lượng chiếm đa
số khiến cho việc tăng giảm sản lượng của nó ảnh hưởng tới cả thị trường thì không thể
gọi là một thị trường cạnh tranh hoàn hảo được.

Một hãng cạnh tranh hoàn hảo sẽ quyết định sản lượng tại điểm mà chênh lệch giữa doanh
thu và chi phí là lớn nhất
Ở hình bên, do giá bán là không đổi theo sản lượng nên đường doanh thu là một đường
thẳng tuyến tính. Trong thực tế thì thường giá bán là cố định trong những khoảng thời gian



như tuần, tháng, năm nên xét trong ngắn hạn thì đường doanh thu bán hàng của mọi công
ty là đường thẳng tuyến tính.
Đường chi phí cũng tuân theo quy luật của các doanh nghiệp nói chung đó là đường cong
có độ dốc ngày càng tăng.
Tại gốc tọa độ khi chưa sản xuất một đơn vị hàng hóa nào (q=0) thì không có doanh thu
nhưng đã có chi phí cố định (FC). Tại A là khi doanh thu bằng với chi phí, gọi là điểm hòa
vốn.
Tại B là khi mà chênh lệch giữa doanh thu và chi phí là lớn nhất thì đây là điểm nên dừng
lại. Tại điểm B thì doanh thu cận biên MR bằng với chi phí cận biên MC; mà MR=P -> tại
điểm này MC=P. Có nghĩa là tại điểm mà chi phí cận biên bằng với giá bán thì doanh
nghiệp sẽ đạt lợi nhuận tối đa.
Nếu như tiếp tục sản xuất, doanh nghiệp sẽ tới điểm C là khi mà doanh thu lại bằng với chi
phí và bắt đầu lỗ.
Khi nhìn trên đồ thị doanh thu và chi phí ta có được cái nhìn vĩ mô đó là ta biết doanh thu
và chi phí nhưng lại rất khó xác định được các điểm A, B và C. Khi không xác định được
các điểm này thì cũng không thể có được các quyết định tương ứng được ( tăng, giảm hay
dừng sản xuất)

Đồ thị bên cạnh là đồ thị thể hiện Chi phí cận biên MC, Tổng chi phí bình quân ATC, doanh
thu cận biên MR. Vì cứ bán thêm được một sản phẩm thì doanh thu tăng tương ứng là giá
bán P vì vậy đường MR trong trường hợp này là đường thẳng song song với trục hoành.
Giao điểm của MR và MC là điểm B. Điểm B là điểm mà doanh nghiệp sẽ có lợi nhuận cao
nhất. Lợi nhuận đó bằng diện tích của hình BEFP.


Nếu doanh nghiệp đang ở quá điểm B thì giảm sản lượng sẽ làm tăng lợi nhuận. Nếu
doanh nghiệp chưa tới B thì tăng sản lượng làm tăng lợi nhuận

Trong ngắn hạn có những tình huống mà chi phí cố định quá cao gây ra hiện tượng lợi
nhuận âm ví dụ như boxit ở Tân rai hay nhà máy lọc dầu dung Quất. Khi đó đường ATC bị

đẩy lên cao hơn cả đường doanh thu cận biên MR.
Điều này khiến cho doanh nghiệp càng sản xuất càng thấy lỗ. Tuy nhiên không phải cứ lỗ là
đóng cửa vì nếu đóng cửa thì doanh nghiệp sẽ mất toàn bộ tiền đầu tư cho chi phí cố định.
Tại điểm mà giá bán nhỏ hơn chi phí biến đổi bình quân thấp nhất AVC thì doanh nghiệp
nên dừng sản xuất để chờ cho giá hàng hóa tăng lên hoặc chi phí biến đổi giảm xuống vì
giá bán không bù đắp được chi phí biến đổi. Người ta gọi điểm Y là điểm đóng cửa.
Tại điểm mà giá bán đúng bằng với tổng chi phí bình quân thấp nhất ATC thì doanh thu thu
về khi bán một đơn vị hàng hóa đúng bằng chi phí bình quân. Điểm X là điểm hòa vốn.
-> Doanh nghiệp sẽ tiếp tục sản xuất mặc dù lỗ khi P1 < P < P2. Khi giá bán dao động
trong khoảng P1 và P2 thì doanh thu bù đắp được VC và một phần FC nên doanh nghiệp
vẫn sản xuất; nếu dừng lại họ sẽ không bù đắp được FC mà làm cho hệ thống nguồn nhân
lực, khách hàng, nhà cung cấp của họ mất đi.


Đường cung của hãng cạnh tranh hoàn hảo là đường thể hiện các mức sản lượng tại các
mức giá khác nhau. Vì doanh nghiệp sẽ dừng sản xuất tại điểm mà P=MC nên đường cung
của DN sẽ là đường MC.
Chừng nào thì giá còn cao hơn giá P0 thì doanh nghiệp còn tối đa hóa lợi nhuận. Khi giá
nhỏ hơn chi phí biến đổi nhỏ nhất thì doanh nghiệp sẽ ngừng sx vì vậy sản lượng = 0
Giá càng tăng thì doanh nghiệp trong thị trường càng tăng sản lượng để tối đa hóa lợi
nhuận của mình.
Nếu như chi phí cận biên biến đổi tuân theo quy luật năng suất giảm dần nhưng diễn ra
chậm thì làm đường cung thoải hơn khiến cho sản lượng tăng.
Các điểm cần ghi nhớ:
– Đường cầu của hãng cạnh tranh hoàn hảo là đường thẳng song song với trục hoành do
sản lượng của hãng quá nhỏ để ảnh hưởng tới giá của của thị trường. Việc tăng sản lượng
của hãng không làm tăng giá bán.
– Đường cầu của thị trường vẫn là đường dốc xuống vì việc tăng giá bán sẽ làm lượng cầu
giảm.
– Cầu thị trường là tổng cầu cá nhân theo chiều ngang; có nghĩa là cộng theo sản lượng.

– ATC hoặc AC là chi phí bình quân: =TC/Q
– TC là tổng chi phí; VC là chi phí biến đổi; FC là chi phí cố định -> TC = FC + VC
– AFC: là chi phí cố định bình quân (FC/Q); AVC: là chi phí biến đổi bình quân (VC/Q)
– AC = AFC + ATC
– MC là chi phí cận biên; đạo hàm TC ra MC; tích phân MC ra TC trong đó hằng số chính là


FC. Ví dụ nếu cho MC= 60 thì TC = 60Q + FC
– TR là doanh thu; đạo hàm của TR ra doanh thu cận biên MR. Trong cạnh tranh hoàn hảo
do việc bán thêm một sản phẩm thu được đúng bằng giá bán nên MR=P. Một số trường
hợp không phải cạnh tranh hoàn hảo thì MR dốc xuống vì khi bán nhiều thì phải giảm giá
nên MR sẽ giảm dần.
– Điểm tối đa hóa lợi nhuận là MR=MC -> P=MC
– Điểm tối đa hóa doanh thu là MR= 0
– Điểm hòa vốn là điểm mà giá bán đúng bằng với chi phí bình quân nhỏ nhất. P=ATCmin
– Điểm đóng cửa là điểm giá bán đúng bằng với chi phí biến đổi bình quân. P=AVCmin
– Nếu giá bán nhỏ hơn giá đóng cửa thì DN sẽ đóng cửa vì giá bán không bù đắp nổi chi
phí biến đổi.
– Nếu giá bán lớn hơn đóng cửa nhưng nhỏ hơn điểm hòa vốn thì mặc dù lỗ DN vẫn sản
xuất vì dù sao giá cũng bù đắp được chi phí biến đổi và một phần chi phí cố định.
– MC là đường cung của hãng cạnh tranh hòan hảo vì nó thể hiện sản lượng ở các mức
giá khác nhau. Ps=MC. Vì vậy điểm hòa vốn là giao của MC và ATC; điểm đóng cửa là giao
của MC và AVC.



×