Tải bản đầy đủ (.pptx) (34 trang)

BÀI THẢO LUẬN TRIỂN VỌNG VÀ ỨNG DỤNG CỦA BIỆT HÓA TẾ BÀO GỐC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.67 MB, 34 trang )

Fourth level
Fifth level

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ VẠN XUÂN
KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC

CHÀO MỪNG QUÝ THẦY VÀ TẤT CẢ CÁC BẠN !


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ VẠN XUÂN

CHỦ ĐỀ :

TRIỂN VỌNG VÀ ứng DỤNG CỦA BIỆT HÓA TẾ BÀO GỐC

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN:

PHAN VĂN TOÀN

SINH VIÊN THỰC HIỆN :
1.LÊ THỊ ĐIỀU
2.TRẦN THỊ THU HOÀI
3.NGUYỄN THỊ THU HUYỀN
4.TRẦN VĂN LỰC
5.NGUYỄN HỮU THUẬN


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ VẠN XUÂN

NỘI DUNG TRÌNH BÀY :
1.TÌM HIỂU CHUNG VỀ TẾ BÀO GỐC:



2.TRIỂN VỌNG VÀ NHỮNG KHÓ KHĂN TRONG ỨNG DỤNG TẾ BÀO GỐC:

2.1.TRIỂN VỌNG TRONG ỨNG DỤNG TẾ BÀO GỐC

2.2. NHỮNG KHÓ KHĂN TRONG ƯNG DỤNG TẾ BÀO GỐC

3. ỨNG DỤNG CỦA BIỆT HÓA TẾ BÀO GỐC:

3.1.SỬ DỤNG TẾ BÀO GỐC ĐỂ CHỮA CÁC BỆNH VỀ TIM MẠCH.

3.2.SỬ DỤNG TẾ BÀO GỐC TRONG CHỮA BỆNH PARKINSON VÀ ALZHEMER
.
3.3.SỬ DỤNG TẾ BÀO GỐC TRONG TRỊ LIỆU UNG THƯ.

3.4.SỬ DỤNG TẾ BÀO GỐC TRONG NHÂN BẢN VÔ TÍNH.


1.TÌM HIỂU CHUNG VỀ TẾ BÀO GỐC:
1.1.Khái niệm và phân loại tế bào gốc:
Khái niệm:

Tế bào gốc (TBG) là những tế bào chưa có chức năng chuyên biệt, chúng có khả năng tăng
sinh mạnh mẽ, có tiềm năng phát triển thành nhiều loại tế bào khác nhau và có khả năng tự thay
mới.

TBG đã thu hút được sự quan tâm nghiên cứu ứng dụng để chữa một số bệnh của cơ quan
tạo máu, một số bệnh di truyền bẩm sinh liên quan đến chuyển hoá và suy giảm miễn dịch, ung
thư máu, và có nhiều hứa hẹn dùng để chữa được nhiều bệnh nan y.



1.TÌM HIỂU CHUNG VỀ TẾ BÀO GỐC:

Tế bào gốc từ máu cuống rốn


1.TÌM HIỂU CHUNG VỀ TẾ BÀO GỐC:


1.TÌM HIỂU CHUNG VỀ TẾ BÀO GỐC:


1.TÌM HIỂU CHUNG VỀ TẾ BÀO GỐC:
Phân loại:

Có nhiều cách phân loại và gọi tên TBG khác nhau tuỳ theo tiêu chí phân loại, ví dụ như dựa trên nguồn
gốc, thời điểm phân lập, tiềm năng biệt hoá... Có thể chia các TBG hiện đang được quan tâm nhiều thành
các loại sau:

Tế bào gốc phôi
(enbryonic stem cell)
Tế bào gốc thai
(fetal stem cell)

Tế bào gốc nhũ nhi
(infant stem cell)

Tế bào gốc trưởng thành (adult stem cell)

Tế bào giống tế bào gốc phôi (embryonic-like stem

cell)

Tế bào gốc ung thư (cancer stem cell)


1.TÌM HIỂU CHUNG VỀ TẾ BÀO GỐC:



Tế bào gốc phôi (enbryonic stem cell), chính xác là các tế bào gốc từ phôi,được phân lập từ phôi (bất kỳ

phần nào của phôi, không giới hạn chỉ vào các tế bào của khối tế bào bên trong phôi nang), là các tế bào gốc toàn
năng hoặc vạn tiềm năng.Để có được các tế bào này thường phải hủy phôi.



Tế bào gốc thai (fetal stem cell) được phân lập từ các mô của thai sau nạo phá thai, thường là đa tiềm năng

hoặc vạn tiềm năng. Việc nghiên cứu và sử dụng các tế bào này có ảnh hưởng khá nặng nề về đạo đức nghiên cứu,
nên thường chỉ giới hạn vào mục đích tìm hiểu quá trình phát triển phôi thai.



Tế bào gốc nhũ nhi (infant stem cell) được phân lập từ trẻ sơ sinh hoặc các phần phụ của thai như dây

rốn, nhau thai, màng ối, dịch ối… Các tế bào này thường là đa tiềm năng hoặc vạn tiềm năng.


1.TÌM HIỂU CHUNG VỀ TẾ BÀO GỐC:




Tế bào gốc trưởng thành (adult stem cell) được phân lập từ các mô của người từ trẻ em đến người già. Các

tế bào này rất đa dạng, từ đa tiềm năng đến vài tiềm năng hoặc đơn tiềm năng.



Tế bào giống tế bào gốc phôi (embryonic-like stem cell) hay tế bào gốc vạn tiềm năng cảm ứng,được tạo ra

bằng cách cảm ứng các tế bào đã biệt hoá của cơ thể trở lại trạng thái giống như tế bào gốc phôi hay còn gọi là tế
bào gốc nhân tạo.



Tế bào gốc ung thư (cancer stem cell) được phân lập từ các khối u. Các tế bào gốc này được coi là

nguồn gốc của khối u. Trong chiến lược trị liệu miễn dịch chống ung thư, tế bào này đang được chú ý để làm
vaccine chống ung thư với hy vọng điều
trị được “tận gốc” ung thư.


1.TÌM HIỂU CHUNG VỀ TẾ BÀO GỐC:

Hình 1.1: Phân loại TBG theo nguồn gốc và thời điểm phân lập


2.TRIỂN VỌNG VÀ ỨNG DỤNG CỦA BIỆT HÓA TẾ BÀO GỐC:

2.1.TRIỂN VỌNG TRONG ỨNG DỤNG TẾ BÀO GỐC :


Trước hết, các nghiên cứu về TBG phôi sẽ cho chúng ta các thông tin về các hiện tượng vô cùng phức tạp
diễn ra trong quá trình hình thành và phát triển cơ thể người.Mục tiêu chính là nghiên cứu xem bằng cách nào
mà các TBG chưa biệt hoá trở thành các tế bào biệt hoá.

Triển vọng tiếp theo là sử dụng các TBG vào nghiên cứu thử nghiệm và phát triển các loại thuốc mới.

Có lẽ tiềm năng ứng dụng quan trọng nhất của TBG đó là ứng dụng tạo ra các tế bào và mô dùng trong trị
liệu tế bào (cell therapy) để bổ sung và thay thế cho các mô và cơ quan mất chức năng.


2.2.NHỮNG KHÓ KHĂN TRONG ƯNG DỤNG TẾ BÀO GỐC :

-

Các TBG chiếm tỷ lệ rất thấp trong cơ thể. Khi đã phân lập được chúng thì làm sao để cho chúng tăng sinh

một cách mạnh mẽ, tạo ra đủ lượng tế bào và mô cần cho điều trị.

-

Cần làm cho các tế bào biệt hoá thành loại tế bào như mong muốn. Điều này có liên quan đến việc lựa

chọn loại TBG càng có tiềm năng tạo ra được nhiều loại tế bào thì thường lại càng ít biệt hoá và như vậy lộ
trình làm cho tế bào biệt hoá thành tế bào cuối cùng càng xa và càng phức tạp. Ngược lại TBG ít tiềm năng thì
việc điều khiển cho chúng đi nốt con đường biệt hoá còn lại ngắn hơn nhưng khả năng tăng sinh của chúng lại
kém hơn.


2.1. NHỮNG KHÓ KHĂN TRONG ƯNG DỤNG TẾ BÀO GỐC :


-

Các tế bào phải tồn tại được trong cơ thể người bệnh sau khi được ghép vào.

Các tế bào phải hoà nhập được với các tế bào khác của bệnh nhân xung quanh chỗ ghép để cùng sửa chữa tái

tạo lại mô, cơ quan tổn thương.

-

Các tế bào ghép vào phải thực hiện được các chức năng cần thiết một cách hoàn hảo trong suốt phần còn lại của

cuộc đời bệnh nhân.

-

Các tế bào gốc ghép vào không gây nguy hại cho bệnh nhân.


3. ỨNG DỤNG CỦA BIỆT HÓA TẾ BÀO GỐC:
3.1.SỬ DỤNG TẾ BÀO GỐC ĐỂ CHỮA CÁC BỆNH VỀ TIM MẠCH.



Ứng dụng tế bào gốc trong tim mạch là một trong

những hướng phát triển mạnh nhất của nghiên cứu tế bào
gốc trong ứng dụng lâm sàng.


 Có nhiều ứng dụng khác nhau, nhưng một số thành
tựu đã và đang được ứng dụng là: trong nhồi máu cơ tim
cấp; bệnh động mạch vành mạn tính không can thiệp
được, bệnh cơ tim giãn; suy tim sau nhồi máu cơ tim;
bệnh động mạch ngoại vi mạn tính không can thiệp
được.

Sơ đồ tế bào gốc tác động lên hệ thống động mạch vành


3.1.SỬ DỤNG TẾ BÀO GỐC ĐỂ CHỮA CÁC BỆNH VỀ TIM MẠCH



Các dòng tế bào gốc trong điều trị bệnh tim mạch :

Trên lý thuyết rất nhiều dòng tế bào gốc có thể đem cấy để thúc đẩy điêu trị bệnh mạch. Mỗi dòng tế bào
lại có những đặc tính, ưu nhược điểm và khả năng ứng dụng khác nhau với từng bệnh cảnh lâm sàng cụ thể,
thường được chia thành các nhóm lớn như sau:

•Tế bào gốc từ tủy xương (Bonemarrow):
•Nguyên bào cơ vân ( Mioblast):
•Tế bào cơ tim gốc:
•Nguyên bào phôi: 
•Nguyên bào phôi: 


3.1.SỬ DỤNG TẾ BÀO GỐC ĐỂ CHỮA CÁC BỆNH VỀ TIM MẠCH

 Các kết quả ứng dụng tế bào gốc trong điều trị một số bệnh tim mạch:

•Ứng dụng tế bào gốc trong nhồi máu cơ tim cấp:
Nghiên cứu lớn nhất được ghi nhận cho đến nay là nghiên cứu REPAIRE - AMI được tiến hành trên 202
bệnh nhân sau nhồi máu cơ tim cấp và được thêm TB gốc từ tủy xương vào trong động mạch vành. Kết quả
theo dõi 1 năm cho thấy nhóm được tiêm TB gốc có sự cải thiện đáng kể về tỉ lệ tử vong, chức năng thất trái.

•Ứng dụng tế bào gốc trong điều trị bệnh động mạch ngoại vi mạn tính:
Gần đây, một số các nghiên cứu cho thấy, được diều trị bằng tế bào gốc tiêm trực tiếp vào vùng cơ chi dưới
đang đe dọa hoại tử do bệnh động mạch mạn tính đã cải thiện đáng kể triệu chứng đau, khả năng liền lại được và
không bị cắt bỏ chi..


3.1.SỬ DỤNG TẾ BÀO GỐC ĐỂ CHỮA CÁC BỆNH VỀ TIM MẠCH

• Các nhà nghiên cứu của trường Đại học Hongkong
(Trung Quốc) đã phát triển được tế bào gốc thành các
mạch máu mới, thay thế những mạch máu bị tắc
nghẽn



trong

tim

của

người

bệnh.


Những nghiên cứu thử nghiệm đầu tiên trong việc

ứng dụng công nghệ tế bào gốc điều trị tổn thương
vùng cơ tim gây suy tim vừa được thực hiện thành
công bước đầu trên sáu bệnh nhân tại Việt Nam.


3.2.SỬ DỤNG TẾ BÀO GỐC TRONG CHỮA BỆNH PARKINSON VÀ ALZHEMER
.

a.Trong chữa bệnh Parkinson:
Ở những người bị mắc bệnh Parkinson, các tế bào thần kinh điều khiển hoạt động của các cơ hoặc là bị chết
hoặc đã bị hư hỏng.Thông thường, những tế bào này tạo ra một hóa chất có tên là dopamine, giúp phối hợp chức
năng của các cơ bắp trong cơ thể và tạo ra các chuyển động. Ở bệnh nhân Parkinson, vì thiếu dopamine nên các cơ
không được điều khiển đúng chức năng gây nên sự liệt rung.

Gần đây, các nghiên cứu trong điều trị bệnh Parkinson đã có những tiến bộ đáng kể, mang lại hy vọng lớn cho
người bệnh. Dù nguyên nhân gây bệnh là yếu tố di truyền, môi trường hay các nguyên nhân khác thì hậu quả vẫn
là sự suy giảm chức năng hệ thần kinh, mà cụ thể là chức năng các tế bào thần kinh.


3.2.SỬ DỤNG TẾ BÀO GỐC TRONG CHỮA BỆNH PARKINSON VÀ ALZHEMER
.

Các nhà khoa học đang tìm cách dùng tế bào gốc để
điều trị bệnh Parkinson bởi vì chúng có thể thay thế các tế
bào thần kinh sản xuất dopamine bằng các tế bào mới, khỏe
mạnh. Điều này sẽ giúp khôi phục hệ thống cung cấp
dopamine cho não, giúp não hoạt động bình thường trở
lại.Tuy nhiên, thách thức lớn nhất là phải làm cho các tế

bào thần kinh sống được sau khi cấy ghép và đây mới chỉ là
bước đầu cho một nghiên cứu mới.

Người già bệnh Parkinson có nhiều hy vọng chữa căn bệnh này


3.2.SỬ DỤNG TẾ BÀO GỐC TRONG CHỮA BỆNH PARKINSON VÀ ALZHEMER

b.Trong chữa bệnh Alzhemer :
Bệnh Alzheimer là một dạng sa sút trí tuệ phổ biến nhất hiện nay. Sa sút trí tuệ (dementia) là mất khả năng về trí lực
và giao tiếp xã hội ở mức độ gây khó khăn cho cuộc sống hàng ngày. Sự thoái hóa mô não đang bình thường với nhiều
nguyên nhân chưa được biết rõ, gây nên sự suy sụp dần dần trí nhớ và trí tuệ bệnh nhân.

Mặc dù vẫn chưa có một phương pháp thực sự hữu hiệu nào để ngăn ngừa bệnh Alzheimer, nhưng các nhà nghiên
cứu đã đạt được những bước tiến quan trọng trong 5 năm gần đây. Điều trị thích hợp có thể giúp cải thiện chất lượng
cuộc sống cho bệnh nhân. Ngày càng có nhiều loại thuốc được nghiên cứu, và các nhà khoa học còn khám phá ra hàng
loạt gen có liên quan đến Alzheimer, từ đó đã đưa ra nhiều hướng điều trị nhằm ngăn chặn bệnh lý phức tạp này.


3.2.SỬ DỤNG TẾ BÀO GỐC TRONG CHỮA BỆNH PARKINSON VÀ ALZHEMER

Các nhà khoa học Hàn Quốc hôm 27/9/2012 công bố một kết quả nghiên cứu cận lâm sàng cho thấy tế bào gốc
có thể được sử dụng trong việc ngăn ngừa và chữa trị chứng mất trí nhớ hay còn gọi là Alzheimer.


3.3.SỬ DỤNG TẾ BÀO GỐC TRONG TRỊ LIỆU UNG THƯ.



Khi các tế bào gốc Ung thư được phân lập có thể dẫn tới việc phát hiện các thuốc mới chấm dứt sự tái


hiện Ung thư. Sau nhiều năm đeo đuổi mục đích này, các nhà khoa học thuộc Viện Ung thư OU đã phát hiện
được cách phân lập các tế bào gốc ung thư ở các khối u để họ có thể nhắm vào và giết chúng làm cho ung thư
không bị tái hiện.



Nhóm các nhà nghiên cứu dẫn đầu bởi Courtney Houchen và Shrikant Anant đã phát hiện một protein đặc biệt

chỉ xuất hiện tại các tế bào gốc. Nhóm nghiên cứu bắt đầu công trình với việc sử dụng một protein như là một "tấm
bia" (target) đối với một hợp chất mới có thể giết chết các tế bào gốc và tiêu diệt ung thư. Khi sử dụng các tế bào gốc
như là các "tấm bia" các nhà khoa học và thầy thuốc có thể ngăn chặn được sự tái hiện của ung thư.


3.3.SỬ DỤNG TẾ BÀO GỐC TRONG TRỊ LIỆU UNG THƯ.



Houchen và Anant đã nhắm vào các tế bào gốc ung thư trưởng thành bởi vì chúng giữ vai trò chính

trong sự khởi đầu, phát triển , phát tán cũng như tái hiện ung thư.Những phương pháp trị liệu hiện nay nói
chung không nhằm vào các tế bào gốc tại các khối u.



Điều đó cho phép các tế bào gốc chờ đợi cho đến khi đã hoàn tất việc hóa trị và xạ trị thì mới bắt

đầu phân chia. Các nhà nghiên cứu tin chắc rằng những tế bào gốc này thường đáp ứng cho việc tái hiện
ung thư sau trị liệu.




Việc xác định các marker của tế bào gốc có thể giúp các nhà nghiên cứu phát triển các phương thức

trị liệu mới nhắm vào các tế bào này.


3.3.SỬ DỤNG TẾ BÀO GỐC TRONG TRỊ LIỆU UNG THƯ.



Các nhà nghiên cứu đang chờ đợi sự hoàn tất phase thử nghiệm lâm sàng thứ nhất trong vòng 5 năm

dưới sự dẫn dắt của Russell Postier. Nếu thành công trên người thì hy vọng trong vòng 10 năm nữa cộng đồng sẽ
được thừa hưởng thành tựu này.

 Một số ứng dụng trong thực tế hiện nay:
Brown là người duy nhất trên thế giới thoát khỏi được
AIDS - kết quả của việc ghép tế bào gốc máu từ một
người khác để chữa bệnh ung thư máu cho anh.


×