Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

tính toán thiết kế máy xới sâu (xới không lật) sâu 0,2 m (5 hàng) gắn trên máy kéo 50 hp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.81 MB, 80 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA CÔNG NGHỆ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

TÍNH TOÁN THIẾT KẾ MÁY XỚI SÂU
(XỚI KHÔNG LẬT) SÂU 0,2 M (5
HÀNG) - GẮN TRÊN MÁY KÉO 50 HP
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

SINH VIÊN THỰC HIỆN

Trương Văn Thảo

Hồ Duy Tân (MSSV: 1117671)
Ngành: Cơ Khí Chế Biến – Khóa: 37

Tháng 05 năm 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA CÔNG NGHỆ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

TÍNH TOÁN THIẾT KẾ MÁY XỚI SÂU
(XỚI KHÔNG LẬT) SÂU 0,2 M (5
HÀNG) - GẮN TRÊN MÁY KÉO 50 HP
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN



SINH VIÊN THỰC HIỆN

Trương Văn Thảo

Hồ Duy Tân (MSSV: 1117671)
Ngành: Cơ Khí Chế Biến – Khóa: 37

Tháng 05 năm 2015


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
KHOA CÔNG NGHỆ
Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc
BỘ MÔN KỸ THUẬT CƠ KHÍ
===== O0O =====
Cần Thơ, ngày 21 tháng 01 năm 2015

PHIẾU ĐỀ NGHỊ ĐỀ TÀI LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
HK 2, NĂM HỌC: 2014 - 2015
1. Họ và tên sinh viên: Hồ Duy Tân
Ngành: Cơ khí chế biến

MSSV: 1117671
Khóa: 37.

2. Tên đề tài: Tính toán thiết kế máy xới sâu (xới không lật) sâu 0,2 m (5 hàng) – gắn
trên máy kéo 50 hp.
3. Thời gian thực hiện: 12/01/2015 - 08/05/2015
4. Cán bộ hướng dẫn: Trương Văn Thảo (474), GVC – MSC, BM KT Cơ Khí, ĐHCT.

5. Địa điểm thực hiện: Khoa Công Nghệ - Đại học Cần Thơ.
6. Mục tiêu của đề tài:
- Mục tiêu tổng quát: tính toán và thiết kế máy xới sâu (xới không lật) sâu 0,2 m (5
hàng) – gắn trên máy kéo 50 hp.
- Mục tiêu cụ thể:
+ Tính toán và thiết kế máy.
+ Hoàn thành bản vẽ và thuyết minh.
7. Giới hạn của đề tài: tính toán và thiết kế máy xới sâu (xới không lật).
8. Các yêu cầu hỗ trợ cho việc thực hiện đề tài: Phòng bơm quạt máy nén – máy nông
nghiệp, Khoa Công Nghệ - Đại học Cần Thơ.
9. Kinh phí dự trù cho việc thực hiện đề tài:
Bộ môn

Cán bộ hướng dẫn

Sinh viên

Trương Văn Thảo

Hồ Duy Tân


NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................


NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CỦA CÁN BỘ PHẢN BIỆN

.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

CBHD: TRƯƠNG VĂN THẢO

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt khoảng thời gian học tập tại trường, em đã nhận được rất nhiều tình
cảm và sự giúp đỡ chân thành từ quý thầy cô, bạn bè và những người thân bên cạnh.
Em xin gửi đến tất cả lời cảm ơn chân thành nhất. Đặc biệt, em xin chân thành gửi lời

cảm ơn đến quý thầy cô trong Bộ Môn Kỹ Thuật Cơ Khí, Khoa Công Nghệ, Trường
Đại Học Cần Thơ đã tận tình chỉ dạy và giúp đỡ em trong suốt quá trình em thực hiện
đề tài luận văn tốt nghiệp cũng như trong việc học của mình.
Em xin chân thành cảm ơn thầy Trương Văn Thảo, là người thầy đã dẫn dắt em
trong suốt khoảng thời gian em thực hiện đề tài luận văn tốt nghiệp “ Tính toán, thiết
kế máy xới sâu (xới không lật) sâu 0,2 m (5 hàng) – gắn trên máy kéo 50 hp” người đã
dành nhiều thời gian và tâm quyết, tận tình hướng dẫn giúp đỡ em hoàn thành luận văn
tốt nghiệp này. Em xin chúc thầy được dồi dào sức khỏe và gặt hái được nhiều thành
công hơn nữa trong công việc cũng như trong cuộc sống.
Em xin chân thành cảm ơn quý thầy trong Phòng Thí Nghiệm Máy Và Thiết Bị
Chế Biến Lương Thực, Thực Phẩm đã tạo điều kiện cho em được tiếp cận với máy
móc, thiết bị, giúp em có thêm nhiều kiến thức và học hỏi nhiều kinh nghiệm từ quý
thầy nơi đây. Đặc biệt, em cũng xin gửi lời cảm ơn đến thầy Phạm Phi Long, người
thầy đã tận tụy dạy bảo, góp cho em có được nhiều kiến thức thực tế bổ ích trong quá
trình em thực hiện đề tài, em xin gửi đến thầy lời cảm ơn chân thành nhất.
Bằng tất cả sự nỗ lực và cố gắng của bản thân, trong suốt quá trình nghiên cứu,
thực hiện hoàn thành đề tài, nhưng chắc chắn đề tài vẫn không tránh khỏi những thiếu
sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp quý báu của quý thầy cô.
Cần Thơ, ngày 5 tháng 5 năm 2015
Sinh viên thực hiện

Hồ Duy Tân

SVTH: HỒ DUY TÂN

Trang i


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP


CBHD: TRƯƠNG VĂN THẢO

TÓM TẮT ĐỀ TÀI

Diện tích trồng cây lâu năm ở nước ta ngày càng tăng theo mỗi năm, do đó nhu
cầu cơ giới hóa ngành nông nghiệp ở nước ta cũng được chú trọng. Đặc biệt ở khâu
làm đất và chăm sóc cây trồng. Máy xới sâu không lật đất có thể được sử dụng cho việc
làm đất cũng như việc chăm sóc cây trồng. Hiện nay, trên thị trường có nhiều máy làm
đất nhưng kích cỡ cồng kềnh, giá thành cao, một số máy vẫn còn đang nghiên cứu số
liệu, chưa được áp dụng phổ biến. Vì thế, yêu cầu bức thiết đặt ra là phải tính toán,
thiết kế một máy làm đất với các tiêu chí: máy phù hợp với ruộng đất ở nước ta, máy
có kích thước nhỏ gọn, máy sử dụng phương tiện máy kéo, máy đạt yêu cầu kỹ thuật
cho việc làm đất và chăm sóc cây trồng, máy giá thành thấp hơn so với các máy khác.
Để có cơ sở tính toán, thiết kế đề tài, em đã tiến hành đo đạc thông số kích
thước của cơ cấu treo máy kéo MTZ - 50... Đặc biệt, tìm hiểu các tài liệu, luận văn
nghiên cứu về sa kết cấu, cũng như sự phụ thuộc của lực kéo vào độ sâu của một số
vùng đất ở đồng bằng sông Cửu Long. Kết hợp các tài liệu tham khảo, sách tư liệu để
tạo căn cứ hiểu về nguyên lý hoạt động của máy, các bước tính toán hợp lý các bộ phận
máy, thiết kế và trình bày cách lắp, vị trí tương đối của các bộ phận tạo thành của máy
xới.
Sau quá trình tính toán thiết kế, máy được thiết kế nhỏ gọn phù hợp với đặc
điểm ruộng đất ở nước ta, đặc biệt là vùng trồng cây lâu năm. Với các đặc điểm kỹ
thuật của máy như: kích thước dài * rộng * cao là 4602 * 2500* 2430 với tốc độ tiến ở
cấp số 5 là 2,3 m/s, năng suất lý thuyết khoảng 0,6 ha/h. Máy xới sâu (không lật đất) có
độ xới sâu là 0,2 m, làm việc với năm hàng, có thể điều chỉnh khoảng cách các lưỡi
xới. Đề tài hoàn thành với 1 bản vẽ lắp và 4 bản vẽ chi tiết của máy. Bản vẽ lắp thể
hiện vị trí lắp và kết cấu của dàn xới máy xới. Máy đạt được yêu cầu đặt ra, máy hoàn
toàn có thể sử dụng các phụ tùng nội địa để giá thành máy có tính cạnh tranh.

SVTH: HỒ DUY TÂN


Trang ii


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

CBHD: TRƯƠNG VĂN THẢO

MỤC LỤC

CHƯƠNG I GIỚI THIỆU CHUNG .............................................................................. 1
1.1. Đặt vấn đề .............................................................................................................. 1
1.2. Thực trạng của đề tài ............................................................................................. 2
1.3. Tính cấp thiết của đề tài ......................................................................................... 3
CHƯƠNG II CƠ SỞ LÝ THUYẾT ............................................................................... 4
2.1. Giới thiệu chung về một số loại đất chính ở đồng bằng sông Cửu Long .............. 4
2.1.1. Đất phù sa ........................................................................................................ 4
2.1.2. Nhóm đất phèn (Ðất chua mặn) ...................................................................... 6
2.1.3. Nhóm đất mặn ................................................................................................. 7
2.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình làm đất .................................................... 8
2.2.1. Khối lượng ....................................................................................................... 8
2.2.2. Độ ẩm .............................................................................................................. 9
2.2.3. Độ chặt của đất .............................................................................................. 10
2.2.4. Hệ số ma sát .................................................................................................. 13
2.2.5. Tính mài mòn của đất .................................................................................... 14
2.2.6. Thành phần cơ học ........................................................................................ 14
2.3. Đặc điểm cơ lý tính của một số vùng đất miền nam ........................................... 16
2.3.1. Đặc điểm cơ lý tính của một số vùng ở thành phố Cần Thơ ......................... 16
2.3.2. Đặc điểm cơ lý tính của một số vùng ở tỉnh Hậu Giang ............................... 17
2.3.3. Đặc điểm cơ lý tính của một số vùng ở huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang . 19

2.4. Một số máy làm đất chính ................................................................................... 20
2.4.1. Nhiệm vụ và yêu cầu kỹ thuật chung ............................................................ 20
2.4.2. Máy cày ......................................................................................................... 21
2.4.3. Máy bừa ......................................................................................................... 23
SVTH: HỒ DUY TÂN

Trang iii


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

CBHD: TRƯƠNG VĂN THẢO

2.4.4. Máy phay ....................................................................................................... 23
2.4.5. Máy xới ......................................................................................................... 24
2.5. Một số loại máy làm đất tiêu biểu ....................................................................... 25
2.5.1. Máy cày ......................................................................................................... 25
2.5.2. Máy phay ....................................................................................................... 25
2.5.3. Máy bừa đinh ................................................................................................. 26
2.5.4. Máy xới ......................................................................................................... 27
2.6. Lý thuyết tính toán máy xới ................................................................................. 32
2.6.1. Các lực cản chuyển động của máy kéo ......................................................... 32
2.6.2. Lực tác dụng lên lưỡi xới .............................................................................. 32
CHƯƠNG III TÍNH TOÁN CÁC BỘ PHẬN CỦA MÁY XỚI ................................. 36
3.1. Sơ đồ nguyên lý máy xới không lật đất ............................................................... 36
3.2. Chọn vật liệu ........................................................................................................ 37
3.2.1. Bộ phận làm việc ........................................................................................... 37
3.2.2. Khung dàn xới ............................................................................................... 38
3.3. Thiết kế lưỡi xới .................................................................................................. 39
3.4. Kiểm tra độ bền thân xới ..................................................................................... 40

3.5. Bánh tựa ............................................................................................................... 45
3.5.1. Thiết kế bánh tựa ........................................................................................... 45
3.5.2. Tính toán lực cản kéo bánh tựa ..................................................................... 46
3.5.3. Tính toán trục ................................................................................................ 47
3.5.4. Thiết kế gối đỡ trục ....................................................................................... 48
3.5.5. Những vấn đề liên quan đến ổ lăn ................................................................. 48
3.6. Xác định đặc tính động học của cơ cấu treo ........................................................ 50
3.7. Tính toán lực ở cần pittông để nâng khung xới ................................................... 52
3.8. Tính lực kéo của máy xới .................................................................................... 54
3.9. Cân bằng ở máy xới ............................................................................................. 55
3.10. Các thông số của máy kéo ................................................................................. 56

SVTH: HỒ DUY TÂN

Trang iv


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

CBHD: TRƯƠNG VĂN THẢO

CHƯƠNG IV KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .............................................................. 58
4.1. Kết quả ................................................................................................................. 58
4.2. Thảo luận ............................................................................................................. 58
CHƯƠNG V KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................... 60
5.1. Kết luận ................................................................................................................ 60
5.2. Kiến nghị.............................................................................................................. 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................. 62
PHỤ LỤC ....................................................................................................................... 64


SVTH: HỒ DUY TÂN

Trang v


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

CBHD: TRƯƠNG VĂN THẢO

MỤC LỤC HÌNH

Hình 2.1. Dụng cụ đo độ chặt ........................................................................................ 10
Hình 2.2. Cày diệp 3 lưỡi ............................................................................................... 25
Hình 2.3. Máy phay ........................................................................................................ 25
Hình 2.4. Máy kéo BS8 lắp bừa đinh ............................................................................. 26
Hình 2.5. Máy xới thủy lực loại móc KΠΓ – 4 .............................................................. 27
Hình 2.6. Máy xới KΠH - 4Γ ......................................................................................... 28
Hình 2.7. Cày không lật CANN4 – 2,2 .......................................................................... 30
Hình 2.8. Lắp đặt và khảo nghiệm cày không lật .......................................................... 30
Hình 2.9. Máy kéo Komatsu D65A-8 liên hợp với cày ngầm ....................................... 31
Hình 2.10. Sơ đồ lực tác dụng của máy kéo .................................................................. 32
Hình 2.11. Lực tác dụng lên lưỡi xới ............................................................................. 34
Hình 3.1. Sơ đồ nguyên lý máy xới ............................................................................... 36
Hình 3.2. Bộ phận làm việc của máy xới ....................................................................... 38
Hình 3.3. khung xới........................................................................................................ 39
Hình 3.4. Lực tác dụng lên lưỡi xới sâu ......................................................................... 39
Hình 3.5. Mặt cắt thân xới 1 - 1 ..................................................................................... 41
Hình 3.6. Mặt cắt thân xới 2 - 2 ..................................................................................... 41
Hình 3.7. Mặt cắt thân xới 3 - 3 ..................................................................................... 42
Hình 3.8. Mặt cắt thân xới 4 - 4 ..................................................................................... 42

Hình 3.9. Mặt cắt thân xới 5 - 5 ..................................................................................... 43
Hình 3.10. Biểu đồ nội lực thân xới ............................................................................... 44
Hình 3.11. Bánh tựa ....................................................................................................... 46
Hình 3.12. Sơ đồ xác định lực cản kéo của bánh xe ...................................................... 47
Hình 3.13. Biểu đồ nội lực trục bánh tựa ....................................................................... 48
SVTH: HỒ DUY TÂN

Trang vi


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

CBHD: TRƯƠNG VĂN THẢO

Hình 3.14. Thiết kế gối đỡ trục ...................................................................................... 48
Hình 3.15. Cố định ổ trên trục........................................................................................ 48
Hình 3.16. Sơ đồ xác định đặc tính động học của cơ cấu treo ....................................... 51
Hình 3.17. Sơ đồ xác định khoảng cách dự trữ cho dàn xới .......................................... 52
Hình 3.18. Sơ đồ tính lực ở cần pittông của cơ cấu treo ................................................ 53
Hình 3.19. Sơ đồ lực tác dụng lên cơ cấu treo ............................................................... 54
Hình 3.20. Sơ đồ cân bằng lực ở máy kéo ..................................................................... 55
Hình 3.21. Sơ đồ cân bằng trọng tâm............................................................................. 55

SVTH: HỒ DUY TÂN

Trang vii


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP


CBHD: TRƯƠNG VĂN THẢO

MỤC LỤC BẢNG

Bảng 2.1. Độ ẩm thích hợp của một số loại đất (độ ẩm tuyệt đối) .................................. 9
Bảng 2.2. Độ chặt của một số loại đất ........................................................................... 11
Bảng 2.3. Độ chặt nền đất ruộng lúa nước ở các tỉnh Nam bộ ...................................... 11
Minh Hải ... Bảng 2.4. Độ chặt của đất phù sa không chua hoặc ít chua mặn của các tỉnh
Hậu Giang, Long An, Tiền Giang .................................................................................. 12
Bảng 2.5. Độ chặt của đất phù sa có phèn các tỉnh Long An, Hậu Giang, Tiền Giang, ....
12
Bảng 2.6. Độ chặt của đất phù sa chịu nước mặn ven biển các tỉnh Tiền Giang, Long
An, Hậu Giang, Minh Hải, TP. Hồ Chí Minh ................................................................ 12
Bảng 2.7. Độ chặt của các loại đất xám và xám giây trên đất phù sa cổ ....................... 12
Bảng 2.8. Trị số lực cản riêng của đất khi cày thay đổi theo độ ẩm và độ chặt ............ 13
Bảng 2.9. Phân loại đất theo thành phần cơ giới (phương pháp quốc tế, 1963) ............ 15
Bảng 2.10. Quan hệ giữa độ chặt và lực cản riêng ........................................................ 15
Bảng 2.11. Các loại đất và hệ số lực cản riêng .............................................................. 16
Bảng 2.12. Thành phần cơ giới của mẫu đất ở ấp Tân lợi 2, phường Tân Hưng, quận
Thốt Nốt, Thành phố Cần Thơ ....................................................................................... 16
Bảng 2.13. Mô tả 5 phẩu diện đất ở ấp Tân lợi 2, phường Tân Hưng, quận Thốt Nốt,
Thành Phố Cần Thơ. ...................................................................................................... 17
Bảng 2.14. Tỷ lệ một số đất chính ở tỉnh Hậu Giang..................................................... 18
Bảng 2.15. Kết quả khảo sát hình thái và sa cấu đất ...................................................... 18
Bảng 2.16. Thành phần cơ giới của đất tại các vị trí nghiên cứu ................................... 19
Bảng 2.17. Bảng thông số máy bừa đinh ....................................................................... 26
Bảng 2.18. Thông số máy kéo Komatsu D65A-8 liên hợp với cày ngầm ..................... 31
Bảng 3.1. Kích thước của bộ phận làm việc .................................................................. 37
Bảng 3.2. Dung sai lắp ghép .......................................................................................... 50
SVTH: HỒ DUY TÂN


Trang viii


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

CBHD: TRƯƠNG VĂN THẢO

Bảng 3.3. Các thông số của cơ cấu treo ......................................................................... 50
Bảng 3.4. Thông số làm việc của máy kéo ở tầng chậm................................................ 57
Bảng 3.5. Thông số làm việc của máy kéo ở tầng nhanh............................................... 57
Bảng 5.1. Thông số kỹ thuật máy .................................................................................. 60

SVTH: HỒ DUY TÂN

Trang ix


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

CBHD: TRƯƠNG VĂN THẢO

CHƯƠNG I

GIỚI THIỆU CHUNG

1.1. Đặt vấn đề
Đất nước ta là một đất nước nông nghiệp, với dân số sống ở nông thôn chiếm
gần 70% và có gần 60% lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp. Từ năm 2013,
nông nghiệp của Việt Nam đã đạt được các thành tựu rất đáng kể và đóng vai trò cực

kỳ quan trọng trong việc đảm bảo an ninh lương thực, chiếm gần 21% GDP của đất
nước, ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của gần 90% dân số cả nước. Đặc biệt là ở vùng
đồng bằng sông Cửu Long, vùng trọng điểm sản xuất lương thực, thực phẩm của cả
nước. Với khoảng 2,60 triệu ha được sử dụng để phát triển nông nghiệp, đất trồng cây
hàng năm chiếm trên 50%, trong đó chủ yếu đất lúa trên 90%. Đất chuyên canh các
loại cây màu và cây công nghiệp ngắn ngày khoảng 150.000 ha, đất cây lâu năm chiếm
trên 320.000 ha, khoảng 8,2% diện tích tự nhiên. Hằng năm cung cấp khoảng 50% sản
lượng lúa, 52% sản lượng thủy sản, 70% sản lượng trái cây của cả nước. Đây là vùng
có nhiều tiềm năng để phát triển nông nghiệp nông thôn.
Tuy nhiên, nền nông nghiệp đồng bằng sông Cửu Long vẫn còn nhiều hạn chế
như: thường xuyên xuất hiện tình trạng “được mùa mất giá”, chưa quan tâm đúng mức
đến chất lượng nông sản, nên chưa có sức cạnh tranh cao… Đặc biệt, việc ứng dụng
thành tựu khoa học, kỹ thuật vào nông nghiệp còn khá chậm, nên năng suất cây trồng
chỉ đạt từ 50 – 70% mức bình quân chung của thế giới, chưa mang lại hiệu quả kinh tế
cao.
Chính vì vậy, Đảng ta chủ trương nhiều chính sách hỗ trợ người nông dân, đẩy
mạnh việc cơ giới hóa nông nghiệp trong các khâu canh tác cây trồng, nghiên cứu,
chuyển giao khoa học kỹ thuật cho người dân. Nhằm giải phóng sức lao động, nâng
cao hiệu quả làm việc, năng suất cây trồng.
Hiện nay, việc cơ giới hóa được ứng dụng rộng rải từ các khâu làm đất, khâu
chăm sóc cây trồng cho đến các khâu thu hoạch. Trong đó, khâu làm đất được xem là
một khâu quan trọng trước tiên trong quá trình canh tác cây trồng, nhằm mục đích duy
SVTH: HỒ DUY TÂN

Trang 1


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

CBHD: TRƯƠNG VĂN THẢO


trì và nâng cao độ phì nhiêu của đất, tạo điều kiện cho sự sinh trưởng và phát triển của
hạt giống và cây trồng. Bên cạnh đó, trong quá trình sinh trưởng, phát triển của cây
trồng, không thể thiếu quá trình chăm sóc, máy xới giúp vun bón cây trồng, làm tơi
ruộng đất, làm thoáng khí để tăng dưỡng khí và thải khí độc, làm đứt một số rễ cây để
khích thích phát triển rễ mới, khích thích đẻ nhánh, vun gốc… Theo kết quả nghiên
cứu được công bố bởi bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), nếu lấy giá trị toàn bộ phần tăng
lên về năng suất cây trồng, do tác động của tất cả các khâu canh tác là 100% thì trong
đó khâu làm đất chiếm 25%. Do đó, khâu làm đất đạt tiêu chuẩn hết sức quan trọng.
Thông qua các quy trình làm đất, đặc biệt là phương pháp làm đất sâu. Đây là
một phương pháp làm đất hiện đại, đang được áp dụng nhiều ở các nước có nền nông
nghiệp phát triển với những ưu điểm nổi bật hơn các phương pháp thông thường là làm
cho đất được thông thoáng hơn, xốp hơn nhưng không cần lật lớp đất mặt nhiều chất
dinh dưỡng xuống dưới hay lật lớp đất nghèo dinh dưỡng, nhiều phèn lên phía trên gây
tác động xấu cho sự phát triển của cây trồng. Đây là những ưu điểm vượt trội so với
những phương pháp làm đất khác. Vì vậy, việc nghiên cứu tính toán thiết kế máy xới
sâu là vô cùng cần thiết, nhằm đáp ứng nhu cầu trong khâu làm đất nông dân hiện nay.

1.2. Thực trạng của đề tài
Hiện nay, phần lớn các máy làm đất trên thị trường điều được nhập khẩu từ
nước ngoài như: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc… Căn cứ vào số liệu bán hàng của
các doanh nghiệp kinh doanh máy nông nghiệp, các loại máy nông nghiệp được sản
xuất tại Việt Nam bao gồm cả chế tạo và lắp ráp chỉ chiếm khoảng 15 – 20% thị
trường. Phần lớn vẫn là các máy nhập khẩu của Trung Quốc (chiếm 60%), Nhật Bản,
Hàn Quốc. Các loại máy này có giá thành khá cao không phù hợp với đa số bà con
nông dân. Vì vậy, trong những năm gần đây, nhiều xí nghiệp đã được thành lập và cho
ra đời các loại máy móc phù hợp với điều kiện sản xuất ở nước ta góp phần làm phong
phú chủng loại máy nông nghiệp nội địa.
Điển hình là máy xới KΠH - 4Γ dùng để làm tơi toàn diện tích trước khi gieo và
làm sạch cỏ cho ruộng. Máy có thể làm việc trên đất nặng và có đá nhờ cơ cấu an toàn

tự động kiểu lò xo. Bề rộng làm việc máy xới 4 m, nhưng ta có thể bố trí cho bề rộng
làm việc của nó là 3 m. Máy xới được liên hợp với máy kéo T – 40A, MT3. Tuy nhiên,
việc chế tạo máy còn khá phức tạp, kích thước cồng kềnh chưa được áp dụng phổ biến.
Ngoài ra, máy xới thủy lực loại móc KΠΓ – 4 là loại máy xới dùng để làm đất
trước khi gieo kết hợp với bừa răng. Các bộ phận làm việc của máy xới gồm có: lưỡi
SVTH: HỒ DUY TÂN

Trang 2


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

CBHD: TRƯƠNG VĂN THẢO

xới hình mũi tên và lưỡi xới tơi được bố trí thành ba hàng. Máy được trang bị cơ cấu để
treo bừa răng B3C – 1,0 và liên hợp với các máy kéo 14 kN, bề rộng 4 m, độ sâu 5 – 12
cm. Nhược điểm của máy là kích thước còn khá lớn, khả năng làm tơi đất không tốt do
phải kết hợp với bừa răng, có thể làm tăng số làm đất trên một diện tích đất.
Hiện nay, phương pháp làm đất không lật được sử dụng cho nhiều công việc
khác nhau, đặt biệt là ứng dụng trong khâu làm đất trồng rừng. Với phương pháp này,
đất bị phá vỡ do sức ép của lưỡi cày dạng nêm, nhưng đất bị không lật lên, nên hạn chế
lớp đất phèn gây ảnh hưởng xấu đến cây trồng. Các dạng máy loại này thường có khả
năng làm việc với chiều sâu từ 40 cm đến 90 cm. Điển hình là máy kéo komatsu D65A
– A8 liên kết với cày ngầm. Ngoài ra, theo báo cáo của viện khoa học lâm nghiệp Việt
Nam, thạc sĩ Đoàn Văn Thu và Tô Quốc Huy đã nghiên cứu và chế tạo thành công thiết
bị làm đất chăm sóc rừng. Với năng suất máy đạt 0,2 ha/h, độ sâu cày tối đa 0,23 m.
Máy cày có thể liên hợp với máy kéo bánh hơi và máy kéo xích có công suất từ 50 đến
80 hp. Bên cạnh đó, còn có cày không lật CANN4-2,2 được thiết kế năm 1981, ở khoa
cơ khí, đại học Nông Lâm. Bề rộng làm việc 2,2 m, cày sâu 0,3 m, liên hợp với máy
kéo 50 hp. Khảo nghiệm và ứng dụng ở đất trồng lúa ở Long An, TP Hồ Chí

Minh....Tuy nhiên, một số loại máy này chủ yếu vẫn còn trên nghiên cứu, chưa được
ứng dụng rộng rãi, không tiếp cận được đại đa số bà con nông dân.

1.3. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện tại trên thị trường có nhiều loại máy làm đất nhưng chủ yếu là nhập khẩu
từ nước ngoài có kích thước cồng kềnh, giá thành cao, không phù hợp với vùng đất ở
đồng bằng sông Cửu Long. Trong khi đó, các máy làm đất theo phương pháp làm đất
sâu trong nước vẫn còn đang nghiên cứu lý thuyết, hoặc đang chế tạo thử nghiệm máy,
vẫn chưa áp dụng nhiều vào thực tế. Trước tình trạng này, nhằm làm đa dạng hóa các
sản phẩm máy làm đất, đồng thời, đáp ứng nhu cầu của người dân thì em đã chọn đề
tài: “tính toán, thiết kế máy xới sâu (xới không lật) sâu 0,2 m (5 hàng) – gắn trên máy
kéo 50 hp” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp của mình.

SVTH: HỒ DUY TÂN

Trang 3


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

CBHD: TRƯƠNG VĂN THẢO

CHƯƠNG II

CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.1. Giới thiệu chung về một số loại đất chính ở đồng bằng sông Cửu Long
Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có mạng lưới sông
ngòi dày đặc, với nhiều lưu vực sông kết hợp với trầm tích biển đã tạo ra những vùng
đồng bằng lớn nhỏ khác nhau. Trong đó, đồng bằng châu thổ sông Cửu Long là một

trong hai vùng đồng bằng lớn nhất nước, là trung tâm nông nghiệp, cung cấp lương
thực, thực phẩm phục vụ cho nhu cầu nội địa và xuất khẩu.
Ðất đồng bằng sông Cửu Long đa số là có thành phần cơ giới nặng, có độ phì từ
trung bình đến cao và thường xuyên được bồi hằng năm. Tuy nhiên, do tác động kiến
tạo và có sự đan xen khá phức tạp với đất mặn và đất phèn của vùng ven biển nên còn
được gọi là đất phù sa sông biển. Các vùng đất nằm gần sát biển thường chịu ảnh
hưởng của các quá trình hóa mặn. Chính vì thế, đất ở đồng bằng sông Cửu Long khá đa
dạng và phân bố phức tạp.
2.1.1. Đất phù sa
Nhóm đất phù sa bao gồm những loại đất được bồi tụ từ những sản phẩm phù sa
của sông không chịu ảnh hưởng của các quá trình mặn hóa hay phèn hóa. Do đặc điểm
cấu tạo về địa chất và địa hình của nước ta, những nhóm đất được bồi tụ phù sa thường
hình thành về phía biển.
2.1.1.1. Đặc điểm
Ðất phù sa sông Cửu Long có diện tích khoảng 850.000 ha (lớn thứ hai sau diện
tích đất phèn ở đồng bằng Nam Bộ). Phân bố dọc hai bên bờ sông Tiền Giang và sông
Hậu Giang. Ðây là lớp phù sa trẻ nhất của đồng bằng nước ta.
Hàm lượng phù sa trong nước sông Cửu Long thấp hơn sông Hồng, trong mùa
mưa lũ cũng chỉ đạt khoảng 250 g/m3, song với tổng lượng nước chảy qua sông hằng

SVTH: HỒ DUY TÂN

Trang 4


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

CBHD: TRƯƠNG VĂN THẢO

năm rất lớn khoảng 1400 tỷ m3 nên tổng lượng phù sa bồi đắp hàng năm ở đây cũng rất

lớn (khoảng 1- 1,5 tỷ m3) lượng phù sa này được lan tỏa theo các hệ thống kênh, rạch
chằng chịt dài hơn 3000 km.
2.1.1.2. Phân loại một số nhóm đất phù sa
a. Ðất phù sa trung tính ít chua
Ðất phù sa trung tính ít chua là đơn vị đất phù sa màu mỡ, có dung tích hấp thu
và mức độ bão hòa bazơ cao. Ðất phù sa trung tính ít chua phân bố chủ yếu ở vùng
trung tâm châu thổ sông Cửu Long.
Vì thời gian hình thành đơn vị đất còn khá trẻ, chưa phân hóa rõ và còn giữ
được những bản chất rất đặc trưng của đất phù sa như: đất thường có thành phần cơ
giới từ thịt trung bình đến sét nhẹ (tỷ lệ sét trong đất khoảng 20 - 30%), có màu nâu
tươi đặc trưng.
Ðất phù sa trung tính ít chua là loại đất có độ phì cao và có tiềm năng sử dụng
đa dạng có thể trồng được 2 hoặc 3 vụ/năm với nhiều loại cây trồng như: lúa, ngô, đậu
đỗ, khoai tây, khoai lang, các loại rau hoặc trồng các cây ăn quả dài ngày... đều cho
năng suất, sản lượng cao.
b. Ðất phù sa chua
Ðất phù sa chua là đơn vị đất phổ biến nhất trong nhóm đất phù sa ở Việt Nam,
phân bố và chiếm đại bộ phận diện tích đất phù sa ở vùng châu thổ sông Cửu Long.
Đất phù sa chua thường phân bố bao quanh đất phù sa trung tính ít chua.
c. Ðất phù sa có tầng đốm rỉ
Phân bố chủ yếu ở các vùng có địa hình hơi cao hoặc cao, vị trí xa sông trên
toàn vùng đồng bằng. Gặp ở hầu hết các vùng đất phù sa nhưng nhiều nhất ở đồng
bằng sông Cửu Long. Ðặc điểm chung của đơn vị đất này là tầng mặt có phản ứng chua
mạnh, các tầng bên dưới ít chua hơn. Hàm lượng chất hữu cơ trong đất từ trung bình
đến giàu, đất có hàm lượng đạm từ trung bình đến khá, kali trung bình, song phần lớn
lân trong đất ở mức độ nghèo đến rất nghèo cả về hàm lượng tổng số lẫn dễ tiêu.

SVTH: HỒ DUY TÂN

Trang 5



LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

CBHD: TRƯƠNG VĂN THẢO

2.1.2. Nhóm đất phèn (Ðất chua mặn)
2.1.2.1. Đặc điểm
Phân bố tập trung nhiều nhất ở đồng bằng Nam Bộ, trong các tỉnh Long An,
Ðồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Cần Thơ, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau...
Ðất phèn thường được hình thành và phát triển ở những vùng đầm lầy, rừng
ngập mặn, cửa sông có địa hình trũng, khó thoát nước. Do sản phẩm bồi tụ phù sa kết
hợp với vật liệu sinh phèn (xác sinh vật chứa nhiều lưu huỳnh) và muối phèn.
Thực vật tự nhiên ở đây chủ yếu là những cây ưa nước có muối như cỏ năn, cỏ
lác, cỏ gà nước. Những diện tích đang được canh tác chủ yếu trồng lúa, cói và một số
loại hoa màu khác song năng suất nói chung còn thấp do đất chua mặn.
Về vị trí so với đất mặn, nhìn chung đất phèn nằm sâu vào đất liền hơn. Ở đồng
bằng sông Cửu Long, đất phèn có sự xen kẽ rất phức tạp với đất mặn và đất phù sa.
2.1.2.2. Phân loại một số nhóm đất phèn
a. Ðất phèn tiềm tàng:
Có khoảng 600 ha tập trung chủ yếu ở ven biển đồng bằng Nam Bộ. Ðất được
hình thành do sự có mặt của tầng sinh phèn (Sulfidic Horizon), đây cũng chính là tầng
vật liệu chứa phèn (Sulfidic Materials), gồm tầng sét và tầng hữu cơ ngập nước, thường
ở trạng thái yếm khí có chứa SO3 trên 1,7% (tương đương với 0,75% S). Ðất phèn tiềm
tàng hiện đang được khai thác trồng lúa, nuôi tôm, ở những rừng ngập mặn sú, vẹt,
đước, có một số diện tích phèn nhiều đặc thù hiện đang được bảo vệ để bảo tồn những
đàn chim quý hiếm.
b. Ðất phèn hoạt động:
Có khoảng gần 1,4 triệu ha phân bố chủ yếu ở đồng bằng Nam Bộ. Ðất hoạt
động được hình thành do có tầng phèn (Sulfuric Horizon), là một dạng tầng B xuất

hiện trong quá trình hình thành và phát triển từ đất phèn tiềm tàng, tập trung khoáng
Jarosite dưới dạng đốm vệt vàng rơm có màu 2,5Y đây cũng chính là tầng chỉ thị của
đất phèn hoạt động; pH của đất thường dưới 3,5. Ðất này thường được sử dụng trồng
lúa.

SVTH: HỒ DUY TÂN

Trang 6


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

CBHD: TRƯƠNG VĂN THẢO

2.1.3. Nhóm đất mặn
2.1.3.1. Đặc điểm
Phân bố chủ yếu ở các tỉnh vùng đồng bằng Nam Bộ như Bạc Liêu, Cà Mau,
Kiên Giang, Trà Vinh, Bến Tre…
- Ðiều kiện hình thành:
+ Ðất mặn được hình thành ở gần các cửa sông nơi có địa hình thấp, chủ yếu
thấp hơn 1m (nơi cao nhất cũng chỉ khoảng 2m so với mực nước biển), trên nền mẫu
chất kết hợp giữa phù sa sông và phù sa biển; phù sa biển trầm tích ở bên dưới còn phù
sa sông được phủ lên trên. Phù sa biển thường thô còn phù sa sông nhỏ mịn, chủ yếu là
sét vật lý. Các hạt phù sa dạng huyền phù do được vận chuyển ra cửa sông sau đó gặp
điều kiện hóa lý thay đổi của môi trường biển sẽ lắng đọng tạo thành lớp bùn mịn có
khi dày tới vài mét.
+ Thực vật ở đây gồm những cây ưa nước và chịu được mặn như vẹt, đước và
một số cây khác như cói, dừa nước... phổ biến ở vùng ven biển Nam Bộ.
2.1.3.2. Phân loại một số nhóm đất mặn
a. Ðất mặn sú, vẹt, đước

- Diện tích: khoảng 180.000 ha.
- Phân bố: Tập trung chủ yếu ở ven biển đồng bằng Nam Bộ như: Cà Mau, Bến
Tre... Ðất mặn sú, vẹt, đước còn chịu ảnh hưởng trực tiếp của nước biển khi thủy triều
dâng, đất thường ở dạng bùn lỏng, lầy hoặc cát rất mặn, pH trung tính đến kiềm. Quần
hợp của rừng sú, vẹt, đước phát triển tùy thuộc vào độ dày, độ chặt của đất, độ mặn và
chu kì ngập mặn. Ngoài tác dụng chắn sóng cung cấp gỗ củi rừng sú, vẹt, đước còn góp
phần cố định đất tạo điều kiện cho việc lấn biển. Ðất mặn sú, vẹt, đước rất mặn, có
phản ứng trung tính đến kiềm. Vấn đề hạn chế lớn nhất trong sử dụng đất ở đây là độ
mặn của đất quá cao và thường bị ngập nước thủy triều nên đất này chỉ có thể sử dụng
cho sản xuất lâm nghiệp phát triển diện tích rừng sú, vẹt, đước.
b. Ðất mặn nhiều
Phân bố chủ yếu ở các tỉnh đồng bằng Nam Bộ như Tiền Giang, Trà Vinh, Bạc
Liêu, Cà Mau... Ðất mặn nhiều thường chứa các chất dinh dưỡng từ mức trung bình
SVTH: HỒ DUY TÂN

Trang 7


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

CBHD: TRƯƠNG VĂN THẢO

đến khá. Ðất mặn ở Nam Bộ thường có thành phần cơ giới nặng từ sét đến limon hay
thịt pha sét.
c. Ðất mặn trung bình và ít
Diện tích và phân bố: đất mặn trung bình và ít có diện tích khoảng 700.000 ha,
trong đó có tới 75% diện tích này tập trung ở đồng bằng sông Cửu Long. Phân bố tiếp
giáp đất phù sa, bên trong vùng đất mặn nhiều, đại bộ phận ở địa hình trung bình và
cao ít bị ảnh hưởng của thủy triều.


2.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình làm đất
Đất trồng rất đa dạng, có thể bao gồm nhiều loại khác nhau, mỗi loại có những
tính chất riêng của nó, có khả năng khác nhau chống lại tác động cơ học của công cụ.
Khả năng đó phụ thuộc vào trạng thái, thành phần cơ học, trong mỗi loại đất.
2.2.1. Khối lượng
Người ta phân biệt hai loại khối lượng: khối lượng riêng và khối lượng thể tích.
Khối lượng riêng của đất được tính trên đơn vị thể tích không có khe hở tự
nhiên, nó thay đổi trong giới hạn 2,4 – 2,8 kg/dm3. Ví dụ: đất phù sa không được bồi
hằng năm của sông Hồng có khối lượng riêng 2,65 – 2,66 kg/dm3.
Khối lượng thể tích được tính trên đơn vị thể tích đất tự nhiên, nó thay đổi trong
giới hạn 1 – 1,8 kg/dm3. Ví dụ: đất phù sa không được bồi hằng năm của sông Hồng có
khối lượng thể tích là 1,3 – 1,4 kg/dm3.
Khối lượng thể tích có liên quan trực tiếp đến việc tính toán và xác định chế độ
làm việc của công cụ làm đất.
Thường ở đất không có hoặc mất kết cấu có khối lượng thể tích nhỏ hơn 1
3
kg/dm (đất tơi, thành bụi). Đối với loại đất này chỉ nên nén chặt, không nên tiếp tục
làm tơi.
Ở đất kết cấu tốt, khối lượng thể tích từ 1,1 đến 1,3 kg/dm3, đất có khả năng giữ
ẩm tốt, có thể giảm thiểu số lần làm đất khi chuẩn bị đất trồng.
Ở đất có khối lượng riêng lớn hơn 1,3 kg/dm3, đất dễ chặt thành tảng. Ở cả hai
loại đất có khối lượng riêng ngoài giới hạn 1,1 – 1,3 kg/dm3, đều mất kết cấu và không
có khả năng giữ ẩm. Công việc làm đất là khôi phục lại kết cấu cho chúng.
SVTH: HỒ DUY TÂN

Trang 8


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP


CBHD: TRƯƠNG VĂN THẢO

2.2.2. Độ ẩm
Nước và không khí chứa trong khoảng trống giữa các phần tử rắn của đất. Vì
vậy, nếu trong đất chứa nhiều nước thì sẽ ít không khí và ngược lại. Lượng nước chứa
trong đất đặc trưng bởi độ ẩm của nó.
Phân biệt các loại độ ẩm sau:
Độ ẩm tuyệt đối biểu thị độ chứa nước trong mỗi đơn vị khối lượng đất khô:
W = .100 (%)
trong đó:
qn – trọng lượng nước chứa trong mẫu đất;
qk – trọng lượng phần rắn của mẫu đất.
Độ ẩm toàn phần (độ ẩm bão hòa) là độ ẩm tuyệt đối của đất ở trạng thái no
nước:
Wtp =

.100 (%)

trong đó:
qnn – trọng lượng nước chứa đầy trong các lỗ hổng.
Độ ẩm tương đối biểu thị độ bão hòa của đất, tức là biểu thị độ chứa nước của
đất so với độ chứa nước tối đa của nó.
Wtd =

.100 =

.100 (%)

Độ ẩm tương đối của đất biểu thị tình trạng ẩm đích thực của nó. Với cùng một
độ ẩm tuyệt đối W, nhưng với các loại đất khác nhau, độ ẩm tương đối sẽ khác nhau.

Theo trị số của Wtd, ta có:
Wtd = 0: đất khô kiệt, là hệ hai thành phần rắn – khí;
Wtd = 1: đất no nước, là hệ hai thành phần rắn – lỏng.
0 < Wtd < 1: đất là hệ ba thành phần rắn, lỏng, khí.
Số liệu thực nghiệm cho thấy: đất có độ ẩm tuyệt đối W = 15 – 30% (hay độ ẩm
tương đối Wtd = 60 – 70%), khi xới sẽ tơi nhất và lực cản của đất nhỏ nhất. Độ ẩm này
gọi là độ ẩm thích hợp. Ứng với mỗi loại đất có độ ẩm thích hợp riêng.
Bảng 2.1. Độ ẩm thích hợp của một số loại đất (độ ẩm tuyệt đối) [2, tr.107]
Loại đất
Đất thịt nặng
Đất thịt trung bình

SVTH: HỒ DUY TÂN

Độ ẩm thích hợp của đất khi cày
22 – 30%
21 – 28%

Trang 9


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

CBHD: TRƯƠNG VĂN THẢO

Đất thịt nhẹ

15 – 25%

2.2.3. Độ chặt của đất

Độ chặt của đất đặc trưng cho độ bền của đất. Độ chặt của đất biểu thị lực cản
mà bộ phận làm việc máy làm đất phải vượt qua khi phá vỡ nó.
Độ chặt của đất được xác định bằng dụng cụ đo độ chặt của Gơriatskin.

2

3

1

4

Hình 2.1. Dụng cụ đo độ chặt
1 – trụ; 2 – lò xo; 3 – tay tì; 4 – đầu đo.
Độ chặt của đất phụ thuộc rất lớn vào độ ẩm của nó. Theo Barchin, khi độ ẩm
tăng đến 70 - 80% (độ ẩm tương đối), độ cứng tỷ lệ nghịch với độ ẩm.
Kết quả nghiên cứu độ chặt của đất ruộng khô của một số loại đất chính ở Việt
Nam cho thấy:
+ Độ chặt của đất phù sa thịt nặng ở ruộng khô lớn hơn độ chặt của đất thịt
trung bình, thịt nhẹ và đất có nhiều chất hữu cơ.

SVTH: HỒ DUY TÂN

Trang 10


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

CBHD: TRƯƠNG VĂN THẢO


+ Lớp mặt của đất xám trên nền phù sa cổ có độ chặt nhỏ, còn lớp đất nền có độ
chặt lớn. Điều đó có thể giải thích là do lớp đất mặt có thành phần cơ giới cát pha, còn
lớp đất nền lại có thành phần cơ giới thịt nặng hoặc sét.
Bảng 2.2. Độ chặt của một số loại đất [2, tr.107]
Giới hạn độ chặt của đất khô (N/cm2)
Loại đất
ở độ sâu (cm)
0-5
5 – 10
10 - 15
15 - 20
Đất phù sa thịt nặng
7,4 - 20,5 9 - 22,2
15,8 - 22,3 17,2 – 27,3
Đất phù sa thịt trung bình
5,4 – 17,9 6,9 – 20,2 13,1 – 23,3 15,3 – 24,7
Đất xám trên phù sa cổ, cát pha 4,5 – 16,1 6,5 – 19,5 14,6 - 28,4 22,5 – 35,1
Đất đỏ trên đất mẹ bazan
3,5 – 14,1 16 – 17,0 10 – 26,2
15,0 - 28,9
Độ chặt đất ruộng nước: là yếu tố quyết định khả năng di động của công cụ máy
móc.
Lớp đất ruộng lúa nước chia ra hai tầng chính: tầng đất canh tác có độ sâu từ 12
- 20 cm và tầng đế cày. Khi ruộng ngập nước, tầng canh tác chuyển từ trạng thái khô
sang trạng thái nhão, có độ chặt nhỏ hơn nhiều so với ruộng đất khô. Tầng đế cày được
hình thành do sức ép cơ học và tác dụng tiềm tích của các hạt sét nên có độ chặt lớn
hơn so với tầng đất canh tác. Độ chặt của tầng đế cày rất quan trọng đối với việc sử
dụng máy ở ruộng nước và nó có được dùng làm căn cứ để phân loại đất ở ruộng ngập
nước.
Bảng 2.3. Độ chặt nền đất ruộng lúa nước ở các tỉnh Nam bộ [2, tr.111]


Loại nền
Lầy thụt

Loại đất

Đất than bùn phù sa chua hóa thường
ngập nước
Nền yếu
Đất phù sa chua mặn ít gây lầy mạnh
Nền trung bình Đất phù sa ngọt nền loang lỗ đỏ vàng
Tơi cứng
Đất xám trên nền phù sa cổ

SVTH: HỒ DUY TÂN

Độ chặt (kg/cm2) đất ở
các độ sâu (cm)
10 - 20
20 - 30
1,3 -1,8
1,5 - 2,1
2,5 – 3,5
4,5 - 5,9
6,5 -15,7

3,7 - 4,6
5,2 – 6,5
10,7 – 19,5


Trang 11


×