Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

khảo sát thành phần hóa học và hoạt tính kháng nấm của tinh dầu chanh kiên (citrus limonia osbeck)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 57 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KHOA HỌC TỰ NHIÊN
BỘ MÔN HÓA HỌC
------------

NGUYỄN VĂN THIỆN

KHẢO SÁT THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ HOẠT TÍNH
KHÁNG NẤM CỦA TINH DẦU CHANH KIÊN
(CITRUS LIMONIA OSBECK)

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH: HÓA DƢỢC

2015


TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KHOA HỌC TỰ NHIÊN
BỘ MÔN HÓA HỌC
------------

NGUYỄN VĂN THIỆN

KHẢO SÁT THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ HOẠT TÍNH
KHÁNG NẤM CỦA TINH DẦU CHANH KIÊN
(CITRUS LIMONIA OSBECK)

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH: HÓA DƢỢC


CÁN BỘ HƢỚNG DẪN
TS. NGUYỄN TRỌNG TUÂN

2015


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài, em đã học hỏi đƣợc nhiều kinh nghiệm
quý báu và cũng nhận đƣợc nhiều sự quan tâm, giúp đỡ to lớn từ các thầy, cô,
bạn bè và gia đình. Vì vậy, em xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc đến:
Quý thầy, cô Trƣờng Đại học Cần Thơ, đặc biệt là quý thầy, cô Bộ môn
Hóa – Khoa Khoa học Tự nhiên đã truyền đạt những kiến thức quý báu, những
kỹ năng bổ ích trong suốt quá trình em học tập tại trƣờng.
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến thầy Nguyễn Trọng Tuân đã
quan tâm, giúp đỡ, theo dõi và chỉ bảo em tận tình để em có thể hoàn thành tốt
luận văn của mình.
Em xin gửi lời cảm ơn đặc biệt đến anh Phan Quốc Toàn và các anh, chị
lớp Cao học Hóa Hữu cơ K20 trong PTN Hóa sinh 1 đã giúp đỡ và tạo mọi
điều kiện thuận lợi để em có thể hoàn thành luận văn này.
Xin gửi lời cảm ơn đến các bạn, các em trong PTN Hóa sinh 1 đã luôn
quan tâm, chia sẽ kinh nghiệm trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Cuối cùng, con xin gửi lời cảm ơn đến cha, mẹ đã luôn luôn quan tâm,
chăm sóc, tạo mọi điều kiện để con hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn!

Cần Thơ, ngày …. tháng …. năm 2015

Nguyễn Văn Thiện

i



Trƣờng Đại Học Cần Thơ

Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam

Khoa Khoa Học Tự Nhiên

Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc

Bộ Môn Hóa Học

------------

NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA CÁN BỘ HƢỚNG DẪN
1. Cán bộ hƣớng dẫn: Ts. Nguyễn Trọng Tuân
2. Tên đề tài: “Khảo sát thành phần hóa học và hoạt tính kháng nấm của tinh
dầu Chanh kiên (Citrus limonia Osbeck)”
3. Sinh viên thực hiện: Nguyễn Văn Thiện
MSSV: 2112095
4. Nội dung nhận xét:
a. Nhận xét về hình thức của LVTN:
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
b. Nhận xét về nội dung của LVTN (đề nghị ghi chi tiết và đầy đủ):
 Đánh giá nội dung thực hiện của đề tài:
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
 Những vấn đề còn hạn chế:
..............................................................................................................................

..............................................................................................................................
c. Nhận xét đối với sinh viên thực hiện đề tài:
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
d. Kết luận, kiến nghị và điểm:
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
Cần Thơ, ngày …. tháng …. năm 2015
Cán bộ hƣớng dẫn

ii


Trƣờng Đại Học Cần Thơ

Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam

Khoa Khoa Học Tự Nhiên

Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc

Bộ Môn Hóa Học

------------

NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA CÁN BỘ PHẢN BIỆN
1. Cán bộ phản biện: . ........................................................................................
2. Tên đề tài: “Khảo sát thành phần hóa học và hoạt tính kháng nấm của tinh
dầu Chanh kiên (Citrus limonia Osbeck)”
3. Sinh viên thực hiện: Nguyễn Văn Thiện

MSSV: 2112095
4. Nội dung nhận xét:
a. Nhận xét về hình thức của LVTN:
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
b. Nhận xét về nội dung của LVTN (đề nghị ghi chi tiết và đầy đủ):
 Đánh giá nội dung thực hiện của đề tài:
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
 Những vấn đề còn hạn chế:
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
c. Nhận xét đối với sinh viên thực hiện đề tài:
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
d. Kết luận, kiến nghị và điểm:
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
Cần Thơ, ngày …. tháng …. năm 2015
Cán bộ phản biện

iii


TÓM TẮT
Chanh kiên (Citrus limonia Osbeck) là một loại cây ăn quả có nhiều
công dụng nhƣng vẫn chƣa đƣợc nghiên cứu rộng rãi hiện nay. Luận văn này
đƣợc thực hiện với mục đích khảo sát thành phần hóa học và hoạt tính kháng
nấm của tinh dầu Chanh kiên. Thành phần hóa học của tinh dầu Chanh kiên
đƣợc khảo sát bằng hệ thống sắc ký khí ghép khối phổ (GC – MS). Kết quả

cho thấy thành phần hóa học chính trong tinh dầu vỏ Chanh kiên là Limonene
(59,43%), -Terpinene (14,39%), -Pinene (11,75%); trong lá Chanh kiên là
Limonene (22,34%), -Pinene (10,55%), Citronellal (10,41%), Geranial
(8,78%), Neral (6,90%) và Citronellol (6,77%). Nghiên cứu cũng cho thấy tinh
dầu lá Chanh kiên cho khả năng kháng nấm Fusarium oxysporum f.sp.
niveum, một loại nấm gây héo do tắc bó mạch trên dƣa hấu.
Từ khóa: Citrus limonia, Chanh kiên, Chanh Hà Nội, Fusarium
oxysporum, GC – MS, kháng nấm, tinh dầu.

iv


Trƣờng Đại Học Cần Thơ

Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam

Khoa Khoa Học Tự Nhiên

Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc

Bộ Môn Hóa Học

-----------Năm học 2014 – 2015

Đề tài:
KHẢO SÁT THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ HOẠT TÍNH
KHÁNG NẤM CỦA TINH DẦU CHANH KIÊN
(CITRUS LIMONIA OSBECK)
LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam kết luận văn này đƣợc hoàn thành dựa trên các kết quả
nghiên cứu của tôi và các kết quả của nghiên cứu này chƣa đƣợc dùng cho bất
cứ luận văn cùng cấp nào khác.

Cần Thơ, ngày …. tháng …. năm 2015

Nguyễn Văn Thiện

v


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................... i
NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA CÁN BỘ HƢỚNG DẪN ............................... ii
NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA CÁN BỘ PHẢN BIỆN.................................. iii
TÓM TẮT ......................................................................................................... iv
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. v
MỤC LỤC ........................................................................................................ vi
DANH MỤC BẢNG ........................................................................................ ix
DANH MỤC HÌNH ........................................................................................... x
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................................. xi
Chƣơng 1: GIỚI THIỆU .................................................................................... 1
1.1

Giới thiệu về đề tài............................................................................. 1

1.2

Mục tiêu của đề tài ............................................................................. 1


Chƣơng 2: TỔNG QUAN .................................................................................. 3
2.1

Giới thiệu về họ Rutaceae và chi Citrus ............................................ 3

2.1.1

Họ Rutaceae ................................................................................... 3

2.1.2

Chi Citrus ....................................................................................... 3

2.2

Tổng quan về Chanh Citrus limonia Osbeck ..................................... 4

2.2.1

Tên gọi ........................................................................................... 4

2.2.2

Phân loại thực vật .......................................................................... 5

2.2.3

Đặc điểm hình thái thực vật ........................................................... 5

2.2.4


Phân bố .......................................................................................... 6

2.2.5

Công dụng và dƣợc tính................................................................. 6

2.3

Giới thiệu về tinh dầu ........................................................................ 7

2.3.1

Khái quát về tinh dầu ..................................................................... 7

2.3.2

Quá trình tích lũy ........................................................................... 7

2.3.3

Tinh dầu Chanh.............................................................................. 7

2.4

Tình hình nghiên cứu tinh dầu Chanh kiên ....................................... 8

vi



2.4.1 Các thành phần dễ bay hơi trong vỏ Bƣởi, Cam, Quýt, Chanh ở
Việt Nam .................................................................................................... 8
2.4.2
2.5

Các thành phần dễ bay hơi trong tinh dầu vỏ và lá các loài Chanh
....................................................................................................... 8

Các phƣơng pháp ly trích tinh dầu..................................................... 9

2.5.1

Phƣơng pháp cơ học ...................................................................... 9

2.5.2

Phƣơng pháp dùng dung môi hòa tan .......................................... 10

2.5.3

Phƣơng pháp hấp thụ ................................................................... 10

2.5.4

Phƣơng pháp chƣng cất lôi cuốn hơi nƣớc .................................. 10

Chƣơng 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................. 12
3.1

Địa điểm, thời gian, thiết bị, dụng cụ, hóa chất, nguyên liệu .......... 12


3.1.1

Địa điểm và thời gian................................................................... 12

3.1.2

Thiết bị, dụng cụ và hóa chất ....................................................... 12

3.1.3

Nguyên liệu .................................................................................. 13

3.2

Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................. 13

3.2.1

Xử lý nguyên liệu ........................................................................ 13

3.2.2

Ly trích tinh dầu bằng phƣơng pháp chƣng cất lôi cuốn hơi nƣớc ..
..................................................................................................... 13

3.2.3

Xác định một số chỉ tiêu lý – hóa của tinh dầu Chanh kiên ........ 15


3.2.4 Xác định thành phần hóa học chính của tinh dầu Chanh kiên bằng
phƣơng pháp sắc ký khí ghép khối phổ (GC – MS) ................................ 17
3.2.5

Khảo sát hoạt tính kháng nấm của tinh dầu Chanh kiên ............. 18

Chƣơng 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ....................................................... 20
4.1

Hiệu suất ly trích tinh dầu ................................................................ 20

4.2

Xác định các chỉ tiêu lý – hóa của tinh dầu Chanh kiên .................. 20

4.2.1

Đánh giá cảm quan ...................................................................... 20

4.2.2

Xác định các chỉ số acid, xà phòng hóa và ester ......................... 20

4.3
Xác định thành phần hóa học của tinh dầu Chanh kiên bằng phƣơng
pháp GC – MS ............................................................................................. 22
4.3.1

Thành phần hóa học của tinh dầu Chanh kiên ............................. 22


vii


4.3.2
4.4

So sánh kết quả nghiên cứu ......................................................... 26

Khảo sát hoạt tính kháng nấm của tinh dầu Chanh kiên ................. 31

Chƣơng 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................... 35
5.1

Kết luận ............................................................................................ 35

5.2

Kiến nghị.......................................................................................... 36

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 37
PHỤ LỤC ........................................................................................................ 39

viii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1: Kết quả chuẩn độ xác định chỉ số acid tinh dầu vỏ Chanh kiên ..... 21
Bảng 4.2: Kết quả chuẩn độ xác định chỉ số xà phòng hóa và ester tinh dầu vỏ
Chanh kiên ....................................................................................................... 21
Bảng 4.3: Kết quả chuẩn độ xác định chỉ số acid tinh dầu lá Chanh kiên....... 21

Bảng 4.4: Kết quả chuẩn độ xác định chỉ số xà phòng hóa và ester tinh dầu lá
Chanh kiên ....................................................................................................... 22
Bảng 4.5: Thành phần hóa học của tinh dầu vỏ Chanh kiên ........................... 22
Bảng 4.6: Thành phần hóa học của tinh dầu lá Chanh kiên ............................ 23
Bảng 4.7: Kết quả so sánh thành phần hóa học chính của tinh dầu Chanh kiên
với nhóm nghiên cứu ở Đại học Corse (ĐHC). ............................................... 27
Bảng 4.8: Kết quả so sánh thành phần hóa học chính của tinh dầu vỏ Chanh
kiên với vỏ Chanh giấy .................................................................................... 29
Bảng 4.9: Kết quả so sánh thành phần hóa học chính của tinh dầu lá Chanh
kiên với lá Chanh giấy ..................................................................................... 30
Bảng 4.10: Kết quả khả năng kháng nấm của tinh dầu vỏ Chanh kiên ........... 31
Bảng 4.11: Kết quả khả năng kháng nấm của tinh dầu lá Chanh kiên ............ 31
Bảng 4.12: Kết quả hình ảnh kháng nấm của tinh dầu vỏ Chanh kiên ............ 32
Bảng 4.13: Kết quả hình ảnh kháng nấm của tinh dầu lá Chanh kiên ............. 33
Bảng 4.14: Hiệu suất đối kháng của tinh dầu vỏ Chanh kiên ở nồng độ 8000
ppm .................................................................................................................. 34
Bảng 4.15: Hiệu suất đối kháng của tinh dầu lá Chanh kiên ở nồng độ 2000,
4000 và 8000 ppm............................................................................................ 34
Bảng 5.1: Kết quả các chỉ số acid, xà phòng hóa và ester ............................... 35

ix


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Chanh kiên ......................................................................................... 4
Hình 2.2: Hoa và quả Chanh kiên ...................................................................... 5
Hình 2.3: Tinh dầu Chanh thƣơng mại .............................................................. 7
Hình 3.1: Quy trình ly trích tinh dầu Chanh bằng phƣơng pháp chƣng cất lôi
cuốn hơi nƣớc. ................................................................................................. 14
Hình 3.2: Đĩa nấm Fusarium oxysporum f.sp. niveum .................................... 18

Hình 4.1: Tinh dầu vỏ và lá Chanh kiên .......................................................... 20

x


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
GC – MS

Gas Chromatography – Mass Spectrometry

IA

Acid index

IS

Savon index

IE

Ester index

PDA

Potato Dextrose Agar

xi


Chƣơng 1: GIỚI THIỆU

1.1

Giới thiệu về đề tài

Từ xa xƣa con ngƣời Việt Nam đã biết sử dụng các loại cây thân thuộc
trong vƣờn nhà để pha chế các bài thuốc dân gian. Chúng đã tồn tại hàng ngàn
năm và hiện nay vẫn đang chứng tỏ giá trị cũng nhƣ vị trí vô cùng quan trọng
trong công tác phòng và chữa bệnh. Bên cạnh đó, trong cuộc sống hiện nay
các sản phẩm về tinh dầu, hƣơng liệu cũng nhƣ dƣợc liệu có nguồn gốc từ
thiên nhiên ngày càng đƣợc con ngƣời chú trọng đầu tƣ và khai thác. Chính vì
thế, việc sử dụng các cây thuốc dân gian để nghiên cứu các sản phẩm có
nguồn gốc từ thiên nhiên là một đề tài đã và đang hấp dẫn các nhà nghiên cứu
trong và ngoài nƣớc.
Một loại cây ăn quả phổ biến và quen thuộc với ngƣời dân Việt Nam
trong cuộc sống hằng ngày là Chanh. Cây Chanh không chỉ đƣợc trồng để lấy
quả làm gia vị, làm nƣớc giải khác mà còn đƣợc sử dụng nhiều trong các bài
thuốc dân gian nhƣ chữa cảm cúm, sốt, ho, … Đồng thời cây Chanh cũng
đƣợc xếp vào nhóm 54 cây thuốc có giá trị dƣợc liệu cao nhất trong danh mục
hơn 7300 loài thực vật đƣợc tổ chức Plants For a Future ở Anh phân loại và
xếp hạng. Từ đó, cây Chanh cho thấy là một loài cây có nhiều công dụng và
mang lại hiệu quả kinh tế cao, là nguồn dƣợc liệu quý báo cần đƣợc khai thác.
Vì vậy, việc nghiên cứu thành phần hóa học, khảo sát hoạt tính sinh học cũng
nhƣ nghiên cứu phân lập các chất có hoạt tính trong cây Chanh nhằm hỗ trợ
cho y học hiện nay là điều vô cùng cần thiết.
Chanh kiên (Citrus limonia Osbeck), một giống Chanh đƣợc trồng rãi
rác khắp các vùng trong nƣớc nhƣng vẫn chƣa có nghiên cứu nào trong nƣớc
công bố thành phần hóa học của nó. Do đó, đề tài: “Khảo sát thành phần hóa
học và hoạt tính kháng nấm của tinh dầu Chanh kiên (Citrus limonia Osbeck)”
nhằm làm rõ hơn thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của tinh dầu Chanh
kiên, giúp cho việc nghiên cứu tinh dầu các loại Chanh ngày càng rõ ràng hơn

đồng thời cũng góp phần nâng cao giá trị sử dụng cây Chanh và khai thác hiệu
quả tiềm năng kinh tế mà nó mang lại.
1.2

Mục tiêu của đề tài

Trong giới hạn nghiên cứu của một luận văn tốt nghiệp, đề tài sẽ làm rõ
các vấn đề sau:
 Ly trích tinh dầu vỏ và lá Chanh kiên bằng phƣơng pháp chƣng cất lôi
cuốn hơi nƣớc.

1


 Xác định các chỉ số lý – hóa của tinh dầu Chanh kiên.
 Khảo sát thành phần hóa học trong tinh dầu Chanh kiên bằng hệ thống
sắc ký khí ghép khối phổ (GC – MS).
 Khảo sát hoạt tính kháng nấm của tinh dầu Chanh kiên.

2


Chƣơng 2: TỔNG QUAN
2.1

Giới thiệu về họ Rutaceae và chi Citrus

2.1.1

Họ Rutaceae


Họ Cửu lý hƣơng thƣờng đƣợc gọi là họ Cam (danh pháp khoa học:
Rutaceae) là một họ thực vật trong bộ Bồ hòn (Sapindales). Ở đây dùng từ
Cửu lý hƣơng là do Rutaceae có nguồn gốc từ Ruta là tên gọi khoa học của chi
Cửu lý hƣơng.
Các loài của họ này có hoa thƣờng có mùi thơm rất mạnh. Chúng xuất
hiện dƣới dạng và kích thƣớc từ cây thân thảo tới cây bụi và cây thân gỗ nhỏ.
Họ này có khoảng 161 chi và 2.070 loài. Quan trọng nhất về mặt kinh tế trong
họ này là chi Citrus (chi Cam chanh), trong đó bao gồm các loại cây ăn quả
nhƣ cam, chanh, quít, bƣởi.
2.1.2

Chi Citrus [1]

Chi Cam chanh (danh pháp khoa học: Citrus) là một chi thực vật có hoa
trong họ Cửu lý hƣơng, có nguồn gốc từ khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới ở
đông nam châu Á.
Các loại cây trong chi này là các cây bụi lớn hay cây thân gỗ nhỏ, cao tới
5 – 15 m tùy loại, với thân cây có gai hoặc không có gai và các lá thƣờng xanh
mọc so le có mép nhẵn. Hoa mọc đơn hay thành ngù hoa nhỏ, mỗi hoa có
đƣờng kính 2 – 4 cm với 5 cánh hoa màu trắng và rất nhiều nhị hoa. Hoa
thƣờng có mùi thơm rất mạnh. Quả là loại quả có múi, một dạng quả mọng
đặc biệt, hình cầu hay cầu thuôn dài, chiều dài 4 – 30 cm và đƣờng kính 4 – 20
cm, bên trong quả khi bóc lớp vỏ và cùi sẽ thấy lớp vỏ mỏng, dai, màu trắng
bao quanh các múi chứa nhiều tép mọng nƣớc. Chi này có vai trò quan trọng
về mặt thƣơng mại do có nhiều loài (hoặc cây lai ghép) đƣợc trồng để lấy quả.
Quả của chi Citrus đƣợc chú ý vì mùi thơm của chúng, một phần là do
các terpene chứa trong lớp vỏ, và chủ yếu là do nó chứa nhiều nƣớc. Nƣớc quả
có hàm lƣợng acid citric cao, tạo ra hƣơng vị đặc trƣng của chúng. Chúng
cũng là nguồn cung cấp vitamin C và các flavonoid.

Sự phân loại nội bộ trong chi này rất phức tạp và hiện nay ngƣời ta vẫn
không biết chính xác số lƣợng loài có nguồn gốc tự nhiên do nhiều loài đƣợc
coi là có nguồn gốc lai ghép.
Ở Việt Nam chƣa biết chính xác các giống Citrus đƣợc trồng từ bao giờ
nhƣng do khí hậu thích hợp cho giống Citrus phát triển nên đƣợc trồng rộng

3


rãi khắp các vùng trong nƣớc. Các loại thƣờng đƣợc trồng từ Bắc vào Nam ở
các vƣờn cây ăn trái nhƣ:
 Thanh yên và Phật thủ (Citrus medica).
 Chanh: có hai loại chính là Chanh núm (Citrus limon) và Chanh giấy
(Citrus aurantifolia).
 Quýt (Citrus reticulata).
 Cam đắng (Citrus aurantium).
 Cam ngọt (Citrus sinensis).
 Bƣởi (Citrus grandis) và Bƣởi chùm (Citrus paradisi).
2.2

Tổng quan về Chanh Citrus limonia Osbeck

2.2.1

Tên gọi

Tên khoa học: Citrus limonia Osbeck.
Tên Việt Nam: Chanh kiên, Chanh Hà Nội.

Hình 2.1: Chanh kiên


4


2.2.2

Phân loại thực vật

Vị trí Chanh Citrus limonia Osbeck trong hệ thống phân loại thực vật
Giới: Plantae
Ngành: Magnoliophyta
Lớp: Magnoliopsida
Bộ: Sapindales
Họ: Rutaceae
Chi: Citrus
Loài: Citrus limonia
2.2.3

Đặc điểm hình thái thực vật [2]

Đặc điểm nhận diện của loài này khác với các loài Chanh có ở Việt Nam
nhƣ Chanh núm (Citrus limon) hay Chanh giấy (Citrus aurantifolia) là:
 Gỗ nhỏ, cao 2 – 5 m, có nhánh mọc không đều, không có gai.
 Lá có phiến bầu dục, to 7 – 8 x 3 – 3,5 cm, đầu tà, vàng lúc khô, mỏng,
bìa có răng tà, gân phụ mảnh, hơn 10 cặp; cuống tròn tròn, không cánh,
thƣờng dẹp, dài 6 – 8 mm, có đốt ở chót vào phiến.
 Chùm hoa ngắn ở nách lá, nụ tía tía, hoa trắng; cánh hoa dài 1,5 cm.
 Trái hơi cao/tròn, đƣờng kính cỡ 2,5 cm hoặc hơn một chút, chót có
mũi ngắn, vỏ hơi dễ tróc, nạc chua.


Hình 2.2: Hoa và quả Chanh kiên

5


2.2.4

Phân bố

Chanh kiên đƣợc trồng nhiều ở Trung Quốc, Lào, Campuchia và Việt
Nam. Ở tại Việt Nam giống Chanh này đƣợc trồng nhiều ở Quảng Trị và Lâm
Đồng.
2.2.5

Công dụng và dƣợc tính [3-4]

Các loài Chanh thƣờng có công dụng nhƣ nhau. Ngƣời dân trồng Chanh
để lấy quả ăn, lá làm gia vị. Ngoài ra, Chanh còn làm nguyên liệu để sản xuất
nƣớc giải khác, tinh dầu và acid citric từ thiên nhiên.
Cây Chanh thuộc nhóm 54 cây thuốc có giá trị dƣợc liệu cao nhất trong
danh mục hơn 7.300 loài thực vật đƣợc tổ chức Plants For a Future ở Anh
phân loại và xếp hạng căn cứ vào giá trị dinh dƣỡng cũng nhƣ dƣợc liệu. Bên
cạnh một số sinh tố và các khoáng chất, Chanh là một nguồn quan trọng cung
cấp vitamin C và những chất chống oxy hoá thuộc nhóm flavonoid. Do đó
Chanh có chức năng giải độc, bảo vệ thành mạch, tăng cƣờng hệ miễn dịch và
hạn chế tác hại của những gốc tự do để làm chậm sự lão hóa.
Các nhà khoa học thuộc Trƣờng Đại học Melbourne (Australia) cho biết
dịch chiết từ quả Chanh có thể giúp phụ nữ tránh thai qua tác dụng làm tê liệt
hoạt động của tinh trùng. Nhiều bộ tộc trên thế giới có tập quán ngừa thai bằng
cách tẩm dịch quả Chanh vào một miếng bọt biển và đặt vào âm đạo. Những

nghiên cứu còn cho thấy dịch chiết từ quả Chanh có thể tiêu diệt virus HIV. Ở
nồng độ 20%, dịch Chanh có thể tiêu diệt 90% virus HIV.
Theo Đông y, Chanh có tác dụng tán phong giải nhiệt, hoạt huyết, thông
kinh lạc, tiêu đờm, tiêu thực, giảm ho. Một số tác dụng dƣợc lý của Chanh
thƣờng đƣợc sử dụng trong Đông y:
 Dịch nƣớc Chanh là một thức uống mát, thông tiểu tiện, giải độc và có
thể dùng để chữa phong tê thấp.
 Múi Chanh phối hợp với muối ăn dùng để chữa ho, viêm họng.
 Lá nấu nƣớc để xông chữa cảm cúm; lá và búp non giã nát đắp lên rốn
trẻ em chữa bí đái, đầy chƣớng bụng.
 Rễ Chanh đƣợc dùng chữa ho dƣới dạng thuốc sắc, dùng riêng hoặc
phối hợp với rễ dâu tằm.
 Vỏ quả Chanh phơi khô có thể dùng để làm thuốc xua đuổi côn trùng.

6


2.3

Giới thiệu về tinh dầu

2.3.1

Khái quát về tinh dầu

Tinh dầu là một hỗn hợp của nhiều chất dễ bay hơi, có mùi đặc trƣng tùy
thuộc vào nguồn gốc nguyên liệu cung cấp tinh dầu. Phần lớn tinh dầu có
nguồn gốc từ thực vật và thu đƣợc bằng cách chƣng cất lôi cuốn hơi nƣớc
hoặc ép lạnh từ lá cây, thân cây, hoa, vỏ cây và rễ cây.
Tinh dầu đƣợc ví nhƣ là nhựa sống của cây vì nó mang sức sống, năng

lƣợng tinh khiết nhất của dƣợc thảo từ thiên nhiên và mạnh hơn 50 – 100 lần
các loại dƣợc thảo sấy khô.
2.3.2

Quá trình tích lũy [5]

Tinh dầu trong thực vật đƣợc tạo ra và tích trữ trong các mô. Hình dạng
các mô này thay đổi tùy theo vị trí của chúng trong cây. Những mô này có thể
hiện diện ở tất cả các bộ phận của cây với những tên gọi khác nhau nhƣ:
 Tế bào tiết: tinh dầu đƣợc tiết ra rồi chúng đƣợc giữ trong các tế bào
(mô tiết) ví dụ trong cánh hoa hồng, trong củ gừng, …
 Lông tiết: cũng là tế bào tiết nhƣng nằm nhô ra ngoài thực vật, thƣờng
bắt gặp ở các loài môi, cúc, cà, …
 Túi tiết: tế bào tiết ra tinh dầu nhƣng không chứa lại bên trong mà dồn
chung chứa vào một xoan trống, tạo ra bởi cơ chế ly bào hay tiêu bào. Túi tiết
thƣờng nằm bên dƣới lớp biều bì.
 Ống tiết: cách tạo ra tinh dầu cũng giống nhƣ túi tiết nhƣng nằm sâu
trong phần gỗ và chạy dài theo sớ gỗ, thƣờng bắt gặp trong các giống
Diterocarpi, Artemisia, …
2.3.3

Tinh dầu Chanh

Hình 2.3: Tinh dầu Chanh thƣơng mại
( />
7


Tinh dầu Chanh là một chất lỏng linh động, trong suốt, không màu đến
vàng nhạt, có mùi Chanh đặc trƣng.

Tinh dầu Chanh có tính sát khuẩn, chống nhiễm trùng, giúp tẩy nhờn da
và làm se da nên thƣờng dùng để điều trị các chứng bệnh về da nhƣ mụn cóc,
mụn thịt, lang ben. Tinh dầu Chanh còn là thuốc kích thích cho tiêu hóa nên
thƣờng dùng làm hƣơng liệu bánh, kẹo, nƣớc giải khác và rƣợu.
Thành phần hóa học chính của tinh dầu Chanh thƣờng là Limonene,
Geranial, Neral, -Pinene, -Terpinene, Caryophyllene, … Hàm lƣợng các
thành phần này tùy thuộc vào từng giống Chanh cũng nhƣ đất đai, khí hậu của
từng vùng khác nhau.
2.4

Tình hình nghiên cứu tinh dầu Chanh kiên

2.4.1 Các thành phần dễ bay hơi trong vỏ Bƣởi, Cam, Quýt,
Chanh ở Việt Nam [6]
Nghiên cứu này đƣợc đăng trên tạp chí khoa học Flavour and Fragrance
Journal do nhóm nghiên cứu thuộc Trƣờng Đại học Kochi, Nhật Bản thực hiện
và công bố.
Nghiên cứu đã công bố thành phần hóa học của tinh dầu vỏ các giống
Bƣởi (C. grandis Osbeck), Cam (C. sinensis Osbeck), Quýt (C. reticulata
Blanco var. tangerine) và Chanh (C. limonia Osbeck).
Đối với Chanh C. limonia Osbeck (Chanh kiên) nghiên cứu cho thấy vỏ
của Chanh này chứa các thành phần chính là: Limonene (71%), -Terpinene
(11,9%), -Pinene (3,7%), Myrcene (1,6%), -Pinene (1,3%), Sabinene
(0,9%), Citronellal (0,6%), -Caryophyllene (0,5%), …
2.4.2
Chanh [7]

Các thành phần dễ bay hơi trong tinh dầu vỏ và lá các loài

Công trình nghiên cứu này đƣợc đăng trên tạp chí khoa học Journal of

Agricultural and Food Chemistry do nhóm nghiên cứu thuộc Trƣờng Đại học
Corsica Pasquale Paoli (Đại học Corse), Pháp thực hiện và công bố.
Nghiên cứu đã công bố thành phần hóa học của vỏ và lá 43 loài Chanh,
trong đó có Chanh C. limonia Osbeck. Thành phần hóa học của vỏ và lá
Chanh kiên đƣợc công bố nhƣ sau:
 Đối với vỏ: Limonene (61,7%), -Pinene (12,2%), -Terpinene
(10,3%), Sabinene (1,8%), -Pinene (1,7%), -Cymene (1,4%), Myrcene
(1,3%), -Caryophyllene (0,5%), …
8


 Đối với lá: -Pinene (28,2%), Limonene (27,4%), Citronellal (14,7%),
Sabinene (7%), -Pinene (1,8%), Citronellol (1,8%), Linalool (1,7%),
Myrcene (0,9%), Geranial (0,2%), -Caryophyllene (0,2%), …
2.5

Các phƣơng pháp ly trích tinh dầu [4-5, 8-9]

Dựa trên cách tiến hành, ngƣời ta chia các phƣơng pháp sản xuất tinh dầu
ra làm 4 loại: cơ học, tẩm trích, hấp thụ và chƣng cất hơi nƣớc.
Nhƣng dù có tiến hành theo bất cứ phƣơng pháp nào, quy trình sản xuất
đều có những điểm chung sau đây:
 Tinh dầu thu đƣợc phải có mùi thơm tự nhiên nhƣ nguyên liệu.
 Quy trình khai thác phải phù hợp nguyên liệu.
 Tinh dầu phải đƣợc lấy triệt để khỏi nguyên liệu với chi phí thấp nhất.
Nguyên tắc ly trích của tất cả các phƣơng pháp nói trên đều dựa vào
những đặc tính của tinh dầu nhƣ:
 Dễ bay hơi.
 Lôi cuốn theo hơi nƣớc ở nhiệt độ dƣới 100 oC.
 Hòa tan dễ dàng trong dung môi hữu cơ.

 Dễ bị hấp thu ngay ở thể khí.
2.5.1

Phƣơng pháp cơ học

Phƣơng pháp cơ học bao gồm: vắt, nạo xát, ép. Phƣơng pháp này áp
dụng cho các loại dƣợc liệu có hàm lƣợng tinh dầu cao và tế bào chứa tinh dầu
ở phần vỏ thuộc chi Citrus nhƣ: cam, chanh, quýt, bƣởi, …
2.5.1.1 Vắt
Ngâm nguyên liệu vào nƣớc thƣờng hoặc nƣớc muối 5%. Vớt nguyên
liệu ra, vắt cho tinh dầu tuôn ra, rồi thấm phần tinh dầu này bằng miếng bông,
vắt ráo miếng bông để lấy tinh dầu. Sau cùng tách nƣớc làm khan và lọc sạch.
2.5.1.2 Nạo xát
Dùng một phễu bằng đồng, mặt trong có các gai nhỏ, dùng nguyên liệu
xát lên mặt phễu làm cho các túi dầu vỡ ra. Tách nƣớc, làm khan, thu lấy tinh
dầu.

9


2.5.1.3 Ép
Vừa ép nguyên liệu vừa phun nƣớc muối 10% để tinh dầu trôi ra và đồng
thời khi ngƣng ép, tinh dầu không bị hút trở lại xác. Đem dung dịch li tâm
hoặc lắng gạn để thu phần tinh dầu.
2.5.2

Phƣơng pháp dùng dung môi hòa tan

Nguyên tắc của phƣơng pháp này là dùng dung môi nhƣ ethanol, ether
dầu hỏa để hòa tan tinh dầu có trong nguyên liệu. Nguyên liệu đƣợc cho vào

bình có nút kín, thêm dung môi thích hợp vào ngâm. Trong thời gian ngâm
thỉnh thoảng lắc bình cho đều, sau đó lọc và ép.
Phƣơng pháp này sử dụng nhiều trong công nghệ nƣớc hoa đối với các
hoa có mùi thơm dễ bay hơi nhƣ hoa hồng, hoa lan, … mà ngƣời ta chỉ thu
đƣợc rất ít khi dùng phƣơng pháp chƣng cất hơi nƣớc.
2.5.3

Phƣơng pháp hấp thụ

Phƣơng pháp này bao gồm: phƣơng pháp ƣớt và phƣơng pháp hấp thụ
động học.
2.5.3.1 Phƣơng pháp ƣớt
Một số loài hoa nhƣ hoa lài, hoa huệ, … có khả năng đặc biệt là sau khi
thu hái vẫn tiếp tục tạo ra tinh dầu. Đồng thời, dựa vào tính chất các chất béo
của thực vật hay động vật có khả năng hấp thụ những chất dễ bay hơi trên bề
mặt của chúng. Do đó, khi cho hoa tiếp xúc với các chất nhƣ vaseline,
paraffin, dầu ô-liu hoặc mỡ động vật đã tinh chế trong khoảng thời gian nhất
định, hƣơng thơm do hoa tiết ra sẽ đƣợc hấp thụ sau đó lắc chất béo với
ethanol để hòa tan tinh dầu, những vết chất béo bị kéo theo sẽ đƣợc loại bỏ
bằng cách làm lạnh ở –10 oC.
2.5.3.2 Phƣơng pháp hấp thụ động học
Khi thổi không khí vào giữa các lớp hoa, tinh dầu trong hoa sẽ bốc hơi
bay theo không khí. Nếu không khí này đƣợc dẫn qua một cột chứa than hoạt
tính, hơi tinh dầu sẽ bị hấp thụ. Thƣờng xác hoa sau đó đƣợc tẩm trích với
dung môi thích hợp để lấy thêm nhƣng phần khó bay hơi.
2.5.4

Phƣơng pháp chƣng cất lôi cuốn hơi nƣớc

Phƣơng pháp này chủ yếu dựa vào đặc tính các chất bay hơi có thể

ngƣng tụ thành thể lỏng khi gặp lạnh. Nguyên liệu cho vào nồi cất, lắp vào hệ
thống rồi đun sôi. Nƣớc trong bình cầu khi bị đun nóng sẽ bốc thành hơi bay

10


lên, hơi nƣớc bay lên mang theo tinh dầu, hơi này sẽ bị ống ngƣng hơi làm
lạnh ngƣng tụ thành thể lỏng rớt xuống ống gạn. Trong ống gạn dung dịch sẽ
tách thành hai lớp gồm lớp nƣớc và lớp tinh dầu. Tùy theo các loài thực vật
mà tinh dầu sẽ nặng hoặc nhẹ hơn nƣớc mà ta chọn ống gạn phù hợp để dễ thu
lấy lớp tinh dầu. Lớp tinh dầu thu đƣợc từ ống gạn vẫn còn lẫn một lƣợng nhỏ
nƣớc sẽ đƣợc chiết lại với diethyl ether, làm khan, lọc và đuổi dung môi.

11


Chƣơng 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1

Địa điểm, thời gian, thiết bị, dụng cụ, hóa chất, nguyên liệu

3.1.1

Địa điểm và thời gian

Đề tài đƣợc thực hiện tại phòng thí nghiệm Hóa sinh 1, Bộ môn Hóa học,
Khoa Khoa học Tự nhiên, Trƣờng Đại học Cần Thơ.
Thời gian thực hiện: từ 19/01/2015 đến 19/04/2015.
3.1.2


Thiết bị, dụng cụ và hóa chất

3.1.2.1 Thiết bị và dụng cụ
Bộ chƣng cất tinh dầu nhẹ Clevenger.
Bình cầu 100 mL, 1000 mL.
Bình định mức 100 mL, 250 mL.
Bếp đun hoàn lƣu Heating Green.
Bình tam giác 250 mL.
Burette 25 mL.
Cân điện tử SATORRIUS 210

0,0001 g.

Cốc thủy tinh 100 mL, 500 mL, 1000 mL.
Đĩa petri thủy tinh 100 x 15 mm.
Hệ thống GC – MS.
Micropipette 100 – 1000 L.
Ống đong 10 mL.
3.1.2.2 Hóa chất
Ethanol 96o.
Diethyl ether.
Dung dịch KOH 0,1 N trong ethanol.
Dung dịch HCl 0,1 N trong ethanol.
Na2SO4 khan.
Nƣớc cất.
Phenolphthalein.

12



×