Tải bản đầy đủ (.pdf) (47 trang)

thực hiện mạng cảm biến không dây thu thập dữ liệu về độ rung, nhiệt độ của các công trình xây dựng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.09 MB, 47 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA CÔNG NGHỆ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

THỰC HIỆN MẠNG CẢM BIẾN KHÔNG DÂY
THU THẬP DỮ LIỆU VỀ ĐỘ RUNG, NHIỆT ĐỘ
CỦA CÁC CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG

Sinh viên thực hiện

Cán bộ hướng dẫn

Họ và tên sinh viên 1: Trần Lê Minh Nhựt
MSSV: 1118001
Lớp: Kỹ thuật Máy tính K37

ThS. GV. Trương Phong Tuyên

Họ và tên sinh viên 2: Trương Văn Nhờ
MSSV: 1117999
Lớp: Kỹ thuật Máy tính K37

Cần thơ 05/2015


LỜI CAM ĐOAN
“Thực hiện mạng cảm biến không dây thu thập dữ liệu về độ rung động, nhiệt độ
của các công trình xây dựng” là đề tài thực hiện bởi hai sinh viên: Trần Lê Minh Nhựt
và Trương Văn Nhờ, ngành kỹ thuật máy tính, khoá K37, khoa Công Nghệ, Trường Đại
học Cần Thơ.


Trong quá trình thực hiện đề tài, có thể còn nhiều thiếu sót do thời gian có hạn và kiến
thức hạn chế nhưng tất cả nội dung trình bài trong quyển báo cáo này đều là kiến thức
hiểu biết và là thành quả nghiên cứu của chúng tôi dưới sự hướng dẫn tận tình của thầy
Trương Phong Tuyên.
Các nội dung trong quyển báo cáo được trích dẫn rõ ràng tên tác giả, tên công trình, thời
gian công bố.
Chúng tôi xin cam đoan rằng: các nội dung được trình bày trong quyển báo cáo Luận văn
Tốt nghiệp này không phải là bản sao chép của bất kỳ công trình nào đã được thực hiện
trước đây. Nếu không đúng sự thật chúng tôi xin chịu mọi trách nhiệm trước nhà Trường.

Cần Thơ, ngày…tháng…năm…
Sinh viên thực hiện
Trần Lê Minh Nhựt

Trương Văn Nhờ


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và sinh hoạt tại Trường Đại học Cần Thơ, đặc biệt là trong
khoảng thời gian chúng em thực hiện Luận văn Tốt nghiệp, chúng em đã nhận được sự
giúp đỡ tận tình về mọi mặt của quý thầy, cô giáo trong trường. Nay chúng em xin chân
thành gửi lời cảm ơn đến:
Trường Đại học Cần Thơ và Ban Giám Hiệu trường. Nhờ Trường Đại học Cần Thơ
đã đào tạo cũng như cung cấp những điều kiện học tập tốt nhất cho chúng em trong suốt
thời gian qua để chúng em có thể hoàn thành tốt khóa học.
Chúng em xin chân thành cảm ơn đến toàn thể quý thầy cô Bộ môn Điện Tử -Viễn
Thông, Khoa Công Nghệ, giúp đỡ nhóm học tập và nghiên cứu tại đây.
Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn đến thầy Trương Phong Tuyên đã tận tình hướng
dẫn và cung cấp kiến thức chuyên môn cũng như kinh nghiệm thực tế để chúng em có
thể hoàn thành Luận văn Tốt nghiệp..

Cuối cùng, chúng em cũng xin cảm ơn gia đình đã tích cực động viên, khuyến khích,
tạo mọi điều kiện và trực tiếp hỗ trợ kinh phí, tinh thần để đề tài tốt nghiệp được hoàn
thành đúng thời hạn.
Xin chân thành cảm ơn!
Nhóm sinh viên thực hiện đề tài

Trần Lê Minh Nhựt

Trương Văn Nhờ


Luận văn được thực hiện bởi:
1. Trương Văn Nhờ, MSSV: 1117999, Lớp: TC11Z5A1
2. Trần Lê Minh Nhựt , MSSV: 1118001, Lớp: TC11Z5A1
Đề tài:

THỰC HIỆN MẠNG CẢM BIẾN KHÔNG DÂY THU THẬP DỮ LIỆU VỀ
ĐỘ RUNG ĐỘNG, NHIỆT ĐỘ CỦA CÁC CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG
Luận văn đã nộp và báo cáo tại Hội đồng chấm bảo vệ Luận văn tốt nghiệp Đại học
Cần Thơ ngành Điện tử Truyền thông/ Kỹ thuật máy tính, Bộ môn Điện tử Viễn
thông vào ngày … tháng … năm …. (Quyết định số: ... /QĐ-CN ngày … tháng …
năm …. của trưởng khoa Công Nghệ).

Kết quả đánh giá: _____________
Chữ ký của các thành viên Hội đồng:
Thành viên hội đồng 1 (CBHD): ThS. Trương Phong Tuyên .........................................
Thành viên hội đồng 2: ThS. Trần Hữu Danh .................................................................
Thành viên hội đồng 3: ThS. Trần Thanh Quang ............................................................



MỤC LỤC
MỤC LỤC ............................................................................................................... 5
DANH MỤC HÌNH ẢNH ....................................................................................... 7
DANH MỤC BẢNG ............................................................................................... 8
KÍ HIỆU VÀ VIẾT TẮT ......................................................................................... 9
TÓM TẮT ................................................................................................................ 9
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ................................................................................... 1
ĐẶT VẤN ĐỀ .......................................................................................... 1
LỊCH SỬ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ ........................................................... 1
PHẠM VI CỦA ĐỀ TÀI .......................................................................... 2
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................ 2
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ........................................................................ 3
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ MẠNG CẢM BIẾN KHÔNG DÂY ............ 3
2.1.1 Khái niệm ............................................................................................. 3
2.1.2 Cấu trúc mạng cảm biến không dây ..................................................... 3
2.1.3 Kiến trúc giao thức của mạng cảm biến không dây ............................. 4
2.1.4 Ứng dụng của mạng cảm biến không dây ............................................ 4
2.1.5 Khó khăn trong mạng cảm biến không dây.......................................... 7
GIỚI THIỆU CHUẨN GIAO TIẾP SPI .................................................. 8
GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH WEB ....... 10
2.3.1 Ngôn ngữ HTML ................................................................................ 11
2.3.2 Ngôn ngữ PHP .................................................................................... 11
2.3.3 Ngôn ngữ Javascript ........................................................................... 12
2.3.4 Google Apps Script (GAS)................................................................. 12
SƠ LƯỢT VỀ NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH C/C++ ................................. 13


2.4.1 Ngôn ngữ lập trình C .......................................................................... 13
2.4.2 Ngôn ngữ C++ .................................................................................... 14
GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT CÁC DỊCH VỤ CỦA GOOGLE .............. 14

2.5.1 Khái quát về Google Drive ................................................................. 14
2.5.2 Giới thiệu khái quát Google Spreadsheet ........................................... 15
2.5.3 Giới thiệu khái quát về Google Charts API ....................................... 15
2.5.4 Giới thiệu khái quát về Google Maps API ......................................... 17
GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT GIAO THỨC HTTP/HTTPS .................... 17
2.6.1 Giao thức HTTP ................................................................................. 17
2.6.2 Giao thức HTTPS ............................................................................... 18
GIỚI THIỆU CÁC LINH KIỆN SỬ DỤNG TRONG ĐỀ TÀI ............. 19
2.7.1 Board Arduino mega 2560 R3............................................................ 19
2.7.2 Board Arduino Ethernet Shield .......................................................... 20
2.7.3 Giới thiệu khái quát module NRF24L01 ............................................ 20
2.7.4 Cảm biến độ rung động ADXL001 .................................................... 23
2.7.5 Cảm biến nhiệt độ và độ ẩm ............................................................... 24
CHƯƠNG 3: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................. 25
TỔNG QUAN HỆ THỐNG ................................................................... 25
KIẾN TRÚC HỆ THỐNG ...................................................................... 26
THIẾT KẾ PHẦN CỨNG ...................................................................... 26
3.3.1 Khối nút cảm biến .............................................................................. 26
3.3.2 Khối nút quản lý trung tâm................................................................. 28
THIẾT KẾ PHẦN MỀM ........................................................................ 28
3.4.1 Đặt vấn đề ........................................................................................... 28
3.4.2 Phương thức hoạt động....................................................................... 29
3.4.3 Mô hình upload dữ liệu lên Web ........................................................ 31


KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................................... 33
KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN ............................................................. 36
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 37

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 2.1 Ứng dụng mạng cảm biến trong quân đội ................................................ 5
Hình 2.2 Mạng cảm biến cảnh báo cháy rừng ......................................................... 5
Hình 2.3 Khảo sát sức khỏe công trình cầu ............................................................. 6
Hình 2.4 Ứng dụng trong chăm sóc sức khỏe.......................................................... 7
Hình 2.5 Ứng dụng nhà thông minh ........................................................................ 7
Hình 2.6 Giao diện SPI ............................................................................................ 9
Hình 2.7 Truyền dữ liệu SPI .................................................................................... 9
Hình 2.8 Sơ đồ chân ICSP trên Arduino ............................................................... 10
Hình 2.9 Sơ đồ kết nối với chân SPI trên Arduino ................................................ 10
Hình 2.10 Ví dụ minh họa biểu đồ thông qua URL............................................... 16
Hình 2.11 Một đoạn code demo việc cập nhật biểu đồ khi CSDL thay đổi .......... 16
Hình 2.12 Mô hình Clien-Server ........................................................................... 17
Hình 2.13 Ví dụ link truy cập HTTPS ................................................................... 18
Hình 2.14 Board Arduino Mega 2560 R3 ............................................................. 19
Hình 2.16 Board Arduino Ethernet Shield ............................................................ 20
Hình 2.17 Module nRF24L01 và sơ đồ chân nRF24L01 ...................................... 22
Hình 2.18 Enhanced ShockBurst™ packet with payload (0-32 bytes) ................. 22
Hình 2.19 Hình ảnh về ADXL001 ......................................................................... 23
Hình 2.20 DHT11 và ứng dụng tiêu biểu .............................................................. 24
Hình 3.1 Mô hình tổng quan của hệ thống ............................................................ 25


Hình 3.2 Kiến trúc của hệ thống ............................................................................ 26
Hình 3.3 Mô hình của nút cảm biến ...................................................................... 26
Hình 3.4 Nút cảm biến thực tế ............................................................................... 27
Hình 3.5 Mô hình sử dụng năng lượng mặt trời .................................................... 27
Hình 3.6 Sơ đồ khối nút quản lý trung tâm ........................................................... 28
Hình 3.7 Sơ đồ khối nút xử lý trung tâm thực tế ................................................... 28
Hình 3.8 Lưu đồ giải thuật của chương trình tại nút cảm biến .............................. 29
Hình 3.9 Lưu đồ giải thuật của chương trình tại nút quản lý trung tâm ................ 30

Hình 3.10 Google Apps Script và các ứng dụng web trên Google........................ 31
Hình 3.11 Phương pháp nhập dữ liệu lên Google Spreadsheet ............................. 31
Hình 3.12 Mô hình upload dữ liệu lên web ........................................................... 32
Hình 3.13 Phần cứng tại nút cảm biến và nút quản lý trung tâm .......................... 33
Hình 3.14 Dữ liệu từ mạng cảm biến được lưu trên Google Spreadsheet ............. 33
Hình 3.15 Biểu đồ thể hiện tại các nút cảm biến ................................................... 34

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Sơ đồ chức năng mỗi chân module nRF24L01 ...................................... 22
Bảng 2.2 Sơ đồ chân ADXL001 ............................................................................ 23
Bảng 2.3 Bảng đánh giá mức độ nghiêm trọng của độ rung động ........................ 34


KÍ HIỆU VÀ VIẾT TẮT
GAS – Google Apps Script
HTML – HyperText Markup Language
HTTP – HyperText Tranfer Protocol
HTTPS – Hypertext Transfer Protocol Secure
MCU – Micro Controller Unit
MISO – Master Input Slave Ouput
MOSI – Master Ouput Slave Input
PHP – Hypertext Preprocessor
SCK – Serial Clock
SHMS – Structural Health Monitoring System
SPI – Serial Peripheral Interface
SS – Slave Select
WSN – Wireless Sensor Network


Luận văn tốt nghiệp

Năm học 2014 - 2015

Khoa Công Nghệ
Trường đại học Cần Thơ

TÓM TẮT
Hệ thống quan trắc công trình xây dựng (SHMS) bắt đầu được đưa vào ứng dụng
và phát triển trên thế giới trong những năm gần đây. Phần lớn các công tình cầu lớn
trên thế giới đều lắp đặt những hệ thống quan trắc khác nhau nhằm liên tục theo dõi và
thu thập dữ liệu trong suốt quá trình hoạt động của cầu. Từ những vấn đề trên, nhóm
chúng tôi thực hiện đề tài “Thực hiện mạng cảm biến không dây thu thập dữ liệu về độ
rung động, nhiệt độ của các công trình xây dựng” để làm đề tài tốt nghiệp cho mình.
Mục tiêu của đề tài là sử dụng mạng cảm biến không dây dựa trên công nghệ nRF24L01
và kit phát triển Arduino để thu thập dữ liệu về độ rung động, nhiệt độ,... của công trình
cầu. Bên cạnh đó hệ thống này có khả năng lưu trữ dữ liệu trên điện toán đám mây của
Google Drive và cung cấp giao diện Web để người dùng xem dữ liệu dễ dàng. Qua đó
số liệu mà hệ thống thu thập được sẽ phục vụ cho công tác quản lý, vận hành và khai
thác công trình cầu một cách hiệu quả.
Từ khóa: quan trắc, SHMS, mạng cảm biến không dây, nRF24L01, Arduino,
điện toán đám mây....

ABSTRACT
Structural Health Monitoring System (SHMS) has been applied and developed in
recent years. Most of the major bridge in the world, especialy cable-stayed bridge, are
installing by the Structural Health Monitoring Systems to continuously monitoring and
gathering datas during the operation time. Therefore, our group to implement the
project "Implementing wireless sensor networks to collect data on vibration,
temperature of the construction works" to do for themselves graduation thesis. The
objective of this project is to use the wireless sensor networks based on technology
nRF24L01 and Arduino development kit to gathering data on vibration, temperature,

humidity ... of bridge works. Besides that this system is capable of storing data in cloud
computing of Google Drive and provides a Web interface for users to view data easily.
Through that data collection system that will cater to management work, operation and
exploitation of effective bridge works.
Keywords: Monitoring, SHMS, Wireless sensor network, nRF24L01, Arduino,
cloud computing...


Luận văn tốt nghiệp
Năm học 2014 - 2015

Khoa Công Nghệ
Trường đại học Cần Thơ

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
Chương này trình bày các vấn đề:
 Đặt vấn đề:” Bối cảnh xuất hiện của đề tài”.
 Lịch sử giải quyết vấn đề.
 Phạm vi của đề tài.
 Phương pháp nghiên cứu.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Tại Việt Nam, các công trình cầu đường xây dựng xong đưa vào khai thác sử dụng
vẫn xảy ra sự cố sụt lún, biến dạng bề mặt thảm nhựa, rung lắc và xuống cấp nhanh
chóng. Tuy nhiên, hiện nay, công nghệ theo dõi phương tiện qua lại và thu thập các dữ
liệu thông tin vẫn chưa được ứng dụng để phục vụ cho công tác bảo dưỡng, quản lý hệ
thống cầu.
Để khắc phục, mạng cảm biến không dây đã được phát triển để thu thập và ghi dữ
liệu của các công trình xây dựng trong thời gian dài. Module nRF24L01 của hãng
Nordic’s là board mạch thiết kế cho giải pháp truyền dữ liệu không dây. Để sử dụng
được cần ít nhất 2 module giao tiếp với nhau, tuy nhiên module chỉ hoạt động ở điện

thế thấp.
Với sự phát triển của nhiều công nghệ khác nhau trong các lĩnh vực hệ thống nhúng,
mạng cảm biến không dây, hệ thống điều khiển, tự động hóa trong công nghệ của
Internet of Thing (IoT). Các thiết bị được lắp đặt thông qua hệ thống máy tính hoạt động
trong cơ sở hạ tầng của mạng Internet gửi lên điện toán đám mây, giúp cho dễ dàng thu
thập dữ liệu ở các địa điểm cách xa nhau.
Từ những vấn đề trên, chúng ta cần một hệ thống có thể giám sát liên tục các đại
lượng vật lý trong suốt quá trình hoạt động và khai thác của cầu.
LỊCH SỬ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Ngày nay, mạng cảm biến không dây rất phổ biến trên thế giới và nó được ứng
dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau nhằm cải thiện tối ưu khả năng truyền dữ liệu.
Ứng dụng mạng cảm biến không dây vào việc giám sát sức khỏe công trình xây dựng
là một lĩnh vực rất quan trọng được nhiều nước quan tâm.
Sử dụng mạng cảm biến không dây để thu thập dữ liệu vẫn còn khá mới đối với
nước ta, nhưng đã được ứng dụng trong vài năm gần đây ở một số nước phát triển.
1


Luận văn tốt nghiệp
Năm học 2014 - 2015

Khoa Công Nghệ
Trường đại học Cần Thơ

Một số đề tài có liên quan đến giám sát sức khỏe công trình cầu:
 “Vibration testing of a steel girder bridge using cabled and wireless
sensors” của Zhu, D., Wang, Y. and Brownjohn, J, năm 2011, Frontiers of
Architecture and Civil Engineering in China.
 “Sensors and bridge monitoring system” của Zhishen Wu, Koichi
Yokoyama, Department of Urban and Civil Engineering, Ibaraki

University, Japan.
 “Long term structural health monitoring system for cable stayed bridge in
Vietnam” của Lương Minh Chính, Transportation Department, Faculty of
Civil Engineering, Hanoi Water Resourse University, 2013.
 “Hệ thống khám sức khỏe cho cầu” của GS.TS Ngô Kiều Nhi, Trung tâm
Nghiên cứu công nghệ và thiết bị công nghiệp Trường ĐH Bách khoa
TP.HCM.
PHẠM VI CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài nghiên cứu nhằm mục đích tạo ra một hệ thống để giám sát liên tục các đại
lượng vật lý của công trình cầu. Hệ thống sử dụng một số loại cảm biến kết hợp với
board mạch Arduino và module nRF24L01 để thu thập và truyền dữ liệu về độ rung,
nhiệt độ. Dữ liệu thu được sẽ được cập nhật trực tiếp và lưu trữ trên Google Drive.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để tiến hành thực hiện đề tài nhóm tiến hành phương pháp nghiên cứu lý thuyết
và thực nghiệm (thực tiễn).
Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Tiến hành nghiên cứu các thiết bị phần cứng,
ngôn ngữ lập trình cho phần mềm trên mạng internet, tham khảo tài liệu của giáo viên
hướng dẫn gửi, ngoài ra còn tìm kiếm các tài liệu liên quan trên sách báo, tài liệu nước
ngoài, tài liệu trên internet.
Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Chúng tôi tiến hành chia làm hai công việc
phải làm đầu tiên, thứ nhất thiết kế về phần cứng, thứ hai thiết kế phần mềm. Qua quá
trình tìm hiểu lý thuyết về phần cứng chúng tôi tiến hành viết chương trình giao tiếp
giữa Arduino với module nRF24L01 và module cảm biến, kiểm tra chạy trên máy ảo
bằng phần mềm Arduino sẵn có, hiển thị trên máy tính. Về phần mềm chúng tôi sử dụng
các dịch vụ web, chủ yếu là các dịch vụ trên nền tảng điện toán đám mây của Google
để làm cơ sở dữ liệu lưu trữ trên web.

2



Luận văn tốt nghiệp
Năm học 2014 - 2015

Khoa Công Nghệ
Trường đại học Cần Thơ

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Chương này trình bày các vấn đề:
 Giới thiệu chung về mạng cảm biến không dây.
 Giới thiệu về chuẩn giao tiếp.
 Giới thiệu khái quát về ngôn ngữ lập trình web.
 Giới thiệu khái quát về ngôn ngữ lập C/C++.
 Giới thiệu khái quát về dịch vụ của Google.
 Giới thiệu khái quát về giao thức http/https.
 Giới thiệu các linh kiện sử dụng trong đề tài.

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ MẠNG CẢM BIẾN KHÔNG DÂY
2.1.1 Khái niệm
Mạng cảm biến không dây (WSN) được xây dựng bởi các nút mạng, trong đó các
nút mạng nối kết với nhau bằng truyền không dây (sóng vô tuyến). Mạng cảm biến sử
dụng các thiết bị nhỏ gọn, giá thành thấp, có sẵn nguồn năng lượng và có khả năng tự
phân bố sắp xếp. Mỗi nút bao gồm các bộ cảm biến, một bộ xử lý, bộ thu phát, tại mỗi
nút mạng chúng có thể hoạt động độc lập trong các môi trường khác nhau như: nhiệt
độ, độ ẩm, áp suất, ánh sáng...Ngoài ra mạng cảm biến không dây còn hạn chế được sự
nguy hiểm cho con người trong môi trường khắc nghiệt (môi trường có độc tính hay
nhiệt độ cao, áp suất cao...).
2.1.2 Cấu trúc mạng cảm biến không dây
Cấu trúc mạng cảm biến không dây cần thiết kế sao cho sử dụng có hiệu quả nguồn
tài nguyên hạn chế của mạng, khắc phục và kéo dài thời gian sống của mạng. Vì vậy
thiết kế cấu trúc mạng cần phải sử dụng một số cơ chế sau:

 Giao tiếp không dây: Khi giao tiếp không dây là kỹ thuật chính, thì giao
tiếp trực tiếp giữa hai nút có nhiều hạn chế do khoảng cách hay các vật cản.
Đặt biệt khi nút phát và nút thu đặt cách xa nhau cần phải có công suất phát
lớn. Vì vậy cần có một nút trung gian làm nút chuyễn tiếp để giảm công
suất tổng thể.
 Hoạt động năng lượng hiệu quả: Để hỗ trợ kéo dài thời gian sống của toàn
mạng, hoạt động năng lượng hiệu quả là kỹ thuật quan trọng trong mạng
cảm biến không dây.
3


Luận văn tốt nghiệp
Năm học 2014 - 2015

Khoa Công Nghệ
Trường đại học Cần Thơ

 Tự động cấu hình: Mạng cảm biến không dây cần phải cấu hình các thông
số một cách tự động. Như các nút có thể xác định vị trí địa lý của nó thông
qua các nút khác.
2.1.3 Kiến trúc giao thức của mạng cảm biến không dây
Kiến trúc giao thức này kết hợp giữa công suất và chọn đường, kết hợp số liệu với
các giao thức mạng, sử dụng công suất hiệu quả với môi trường vô tuyến và sự tượng
tác giữa các nút cảm biến. Kiến trúc giao thức bao gồm lớp vật lý, lớp liên kết dữ liệu,
lớp mạng, lớp truyền tải, lớp ứng dụng:
 Lớp ứng dụng: Tùy thuộc vào từng nhiệm vụ của mạng cảm biến mà các
phần mềm ứng dụng khác nhau được xây dựng và sử dụng trong lớp ứng
dụng.
 Lớp vận chuyển: Lớp truyền tải giúp duy trì luồng số liệu nếu ứng dụng
mạng cảm biến yêu cầu. Lớp truyền tải đặc biệt cần khi mạng cảm biến kết

nối với mạng bên ngoài, hay kết nối với người dùng qua internet.
 Lớp mạng: Lớp mạng quan tâm đến việc định tuyến dữ liệu được cung cấp
bởi lớp truyền tải. Việc định tuyến trong mạng cảm biến phải đối mặt với
rất nhiều thách thức như mật độ các nút dày đặc, hạn chế về năng lượng.
 Lớp kết nối dữ liệu: Lớp kết nối dữ liệu chịu trách nhiệm cho việc ghép các
luồng dữ liệu, dò khung dữ liệu, điều khiển lỗi và truy nhập môi trường.
 Lớp vật lý: Lớp vật lý chịu trách nhiệm lựa chọn tần số, phát tần số sóng
mang, điều chế và tách sóng.
2.1.4 Ứng dụng của mạng cảm biến không dây
Mạng cảm biến không dây ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau của
cuộc sống:
 Ứng dụng trong quân sự và an ninh quốc gia
Giám sát các lực lượng, trang thiết bị và đạn dược: các lãnh đạo, sĩ quan sẽ
theo dõi liên tục trạng thái lực lượng quân đội, điều kiện và sự có sẵn của
các thiết bị và đạn dược trong chiến trường bằng việc sử dụng mạng cảm
biến. Đánh giá được sự nguy hiểm của chiến trường: trước và sau khi tấn
công mạng cảm biến có thể được triển khai ở những vùng mục tiêu để nắm
được mức độ nguy hiểm của chiến trường.

4


Luận văn tốt nghiệp
Năm học 2014 - 2015

Khoa Công Nghệ
Trường đại học Cần Thơ

 Giám sát chiến trường


Hình 2.1 Ứng dụng mạng cảm biến trong quân đội
 Bảo vệ an ninh cho các công trình trọng yếu
 Thông tin, giám sát, điều khiển, theo dõi mục tiêu
 Phát hiện phóng xạ hạt nhân
 Hệ thống radars
 Ứng dụng trong bảo vệ môi trường
Bằng việc phân tán các nút cảm biến trong rừng, một mạng cảm biến được
tạo nên một cách tự phát. Mỗi nút cảm biến có thể thu thập nhiều thông tin
khác nhau liên quan đến cháy như nhiệt độ, khói...Các dữ liệu thu thập
được truyền tới trung tâm điều khiển để giám sát, phân tích, phát hiện và
cảnh báo cháy sớm hơn ngăn chặn thảm họa cháy rừng.
 Phát hiện hoạt động núi lửa
 Giám sát cháy rừng

Hình 2.2 Mạng cảm biến cảnh báo cháy rừng
5


Luận văn tốt nghiệp
Năm học 2014 - 2015

Khoa Công Nghệ
Trường đại học Cần Thơ

 Giám sát dịch bệnh
 Sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên
 Ứng dụng trong công nghiệp
 Trong lĩnh vực quản lý kinh doanh: giải phóng công việc bảo quản
và lưu giữ hàng hóa. Cảm biến có thể được dùng để đo nhiệt độ và
độ ẩm. Vào ban đêm chúng được đặt ở chế độ chống trộm. Điều này

đặt biệt có ích cho việc bảo vệ hàng hóa trong những khu vực lớn.
 Quản lý cầu đường: Những nút cảm biến này cũng có thể ứng dụng
trong quản lý cầu đường. Mỗi một công trình cầu có nhiều nút mạng
trong mạng cảm biến và có thể ghi nhớ thông tin của nó một cách
xác thực. Việc liên lạc qua khoảng cách xa hơn có thể thực hiện
mạng cảm biến không dây rất phổ biến hiện nay.

Hình 2.3 Khảo sát sức khỏe công trình cầu
 Quản lý kiến trúc và xây dựng
 Điều khiển nhiệt độ
 Quản lý tải trong tiêu thụ điện năng
 Ứng dụng trong y học
Một vài ứng dụng về sức khỏe đối với mạng cảm biến là giám sát bệnh
nhân, các triệu chứng, quản lý thuốc trong bệnh viện, giám sát sự chuyển
động và xử lý bên trong của côn trùng hoặc các động vật nhỏ khác, theo
dõi và kiểm tra bác sĩ và bệnh nhân trong bệnh viện.
 Cảm biến gắn trực tiếp lên cơ thể người
 Chăm sóc sức khỏe
 Phân tích sức khỏe cá nhân

6


Luận văn tốt nghiệp
Năm học 2014 - 2015

Khoa Công Nghệ
Trường đại học Cần Thơ

 Giám sát bệnh nhân, nhân viên y tế


Hình 2.4 Ứng dụng trong chăm sóc sức khỏe
 Ứng dụng trong gia đình
Trong lĩnh vực tự động hóa nhà ở, các nút cảm biến được đặt ở các phòng
để đo nhiệt độ, phát hiện những dịch chuyển trong phòng và thông báo
thông tin này đến thiết bị báo động trong trường hợp không có ở nhà.

Hình 2.5 Ứng dụng nhà thông minh
 Điều khiển từ xa các thiết bị trong gia đình
 Hệ thống tự động trong gia đình, giám sát và cảnh báo an ninh
2.1.5 Khó khăn trong mạng cảm biến không dây
Vì mạng cảm biến không dây có những ứng dụng vô cùng to lớn trong cuộc sống,
nhưng trong thực tế cũng có một vài hạn chế của mạng cảm biến như:
 Bị giới hạn năng lượng
 Bị giới hạn về dãi thông
 Bị giới hạn về phần cứng
 Kết nối mạng không ổn định
7


Luận văn tốt nghiệp
Năm học 2014 - 2015

Khoa Công Nghệ
Trường đại học Cần Thơ

GIỚI THIỆU CHUẨN GIAO TIẾP SPI
SPI (Serial Peripheral Interface) là một giao thức dữ liệu chuẩn đồng bộ nối tiếp
được sử dụng bởi vi điều khiển để giao tiếp với một hoặc nhiều thiết bị ngoại vi một
cách nhanh chóng trên một khoảng cách ngắn. Nó cũng có thể sử dụng giao tiếp giữa

hai vi điều khiển để truyền dữ liệu ở chế độ song công toàn phần full-duplex (hai chiều,
hai phía).
Chuẩn truyền thông SPI là chuẩn truyền thông nối tiếp tốc độ cao, đây là kiểu
truyền thông Master-Slave, trong đó có một chip Master điều phối quá trình truyền
thông và các chip Slaves được điều khiển bởi Master vì thế truyền thông chỉ xảy ra giữa
Master và Slave. SPI đôi khi được gọi là chuẩn chuyền thông “4 dây” vì có 4 đường
giao tiếp trong chuẩn này đó là SCK (Serial Clock), MISO (Master Input Slave Ouput),
MOSI (Master Ouput Slave Input) và SS (Slave Select).
SCK: Xung giữ nhịp cho giao tiếp SPI, vì SPI là chuẩn truyền đồng bộ nên cần
một đường giữ nhịp, mỗi nhịp trên chân SCK báo một bit dữ liệu đến hoặc đi. Đây là
điểm khác biệt với truyền thông không đồng bộ mà chúng ta đã biết trrong chuẩn UART.
Sự tồn tại của chân SCK giúp quá trình truyền ít bị lỗi và vì thế tốc độ truyền của SPI
có thể đạt rất cao. Xung nhịp chỉ được tạo ra bởi chip Master.
MISO-Master Input / Slave Output: nếu là chip Master thì đây là đường Input
còn nếu là chip Slave thì MISO lại là Output. MISO của Master và các Slaves được nối
tiếp với nhau.
SS-Slave Select: SS là đường chọn Slave cần giao tiếp, trên các chip Slave đường
SS sẽ ở mức cao khi không làm việc. Nếu chip Master kéo đường SS của một Slave nào
đó xuống mức thấp thì việc giao tiếp sẽ xảy ra giữa Master và Slave đó. Chỉ có một
đường SS trên mỗi Slave nhưng có thể có nhiều đường điều khiển SS trên Master, tùy
thuộc vào thiết kế của người dùng.

8


Luận văn tốt nghiệp
Năm học 2014 - 2015

Khoa Công Nghệ
Trường đại học Cần Thơ


Hình 2.6 Giao diện SPI

Hoạt động: Mỗi chip Master hay Slave có một thanh ghi dữ liệu 8 bit. Cứ mỗi
xung nhịp do Master tạo ra trên đường giữ nhịp SCK, một bit trong thanh ghi dữ liệu
của Master được truyền qua Slave trên đường MOSI. Do 2 gói dữ liệu trên 2 chip được
gởi qua lại đồng thời nên quá trình truyền dữ liệu này được gọi là “song công”.

Hình 2.7 Truyền dữ liệu SPI
Với tính năng truyền nhận của chuẩn SPI nên việc giao tiếp giữa Arduino với
Enthernet Shield làm mạch điều khiển trung tâm có tốc độ truyền nhận nhanh hơn.
Trong đó Arduino mega 2560, Arduino Uno R3 điều có thể giao tiếp với Enthernet
Shield.
Ngoài ra MISO, MOSI, SCK có sẵn một vị trí phù hợp trên ICSP. Các chân điều
khiển trên ICSP đều được sử dụng giao tiếp với Shield. Các chân này kết nối với Shield,
các chân ICSP đều được hổ trợ của chuẩn SPI.

9


Luận văn tốt nghiệp
Năm học 2014 - 2015

Khoa Công Nghệ
Trường đại học Cần Thơ

Hình 2.8 Sơ đồ chân ICSP trên Arduino

Hình 2.9 Sơ đồ kết nối với chân SPI trên Arduino


GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH WEB
Ngôn ngữ lập trình là một tập con của ngôn ngữ máy tính. Đây là một dạng ngôn
ngữ được thiết kế và chuẩn hóa để truyền các chỉ thị cho máy tính (hoặc máy khác có
bộ xử lý). Ngôn ngữ lập trình có thể được dùng để tạo ra các chương trình nhằm mục
đích điều khiển máy tính hoặc mô tả các thuật toán để người dùng đọc hiểu.
Trong đề tài có sử dụng một số ngôn ngữ web như: HTML, PHP, Javacript, Google
Apps Script... để thực hiện việc lưu trữ dữ liệu trên web, giúp cho người dùng dựa vào
số liệu để tính toán. Các ngôn ngữ trên có những ưu điểm thuận lợi như:
 Được mọi người sử dụng rất nhiều
 Lõi ngôn ngữ đơn giản, cùng với hổ trợ chức năng trong suốt quá trình sử
dụng thư viện
 Cú pháp đơn giản, dễ tìm hiểu, thân thiện với người dùng
 Dễ học khi biết HTML và C
 Kết nối được nhiều ngôn ngữ trên một tập tin web
10


Luận văn tốt nghiệp
Năm học 2014 - 2015

Khoa Công Nghệ
Trường đại học Cần Thơ

2.3.1 Ngôn ngữ HTML
HTML (HyperText Markup Language) là ngôn ngữ được thiết kế để tạo nên các
trang web với các mẫu thông tin được trình bày trên World Wide Web (www). HTML
được định nghĩa như là một ứng dụng đơn giản của SGML (một hệ thống tổ chức và
gắn thẻ yếu tố của một tài liệu) và được sử dụng trong các tổ chức cần đến các yêu cầu
xuất bản phức tạp. HTML đã trở thành một chuẩn Internet do tổ chức World Wide Web
Consortium (W3C) duy trì.

Phiên bản mới nhất của HTML là HTML 4.01 (1999). Sau đó, các nhà phát triển
thay thế nó bằng XHTML. Hiện nay, HTML đang được phát triển tiếp với phiên bản
HTML5. Với phiên bản mới HTML5 này sẽ thay đổi nhiều so với phiên bản trước.
Ngôn ngữ HTML dùng các tag hoặc các mã lệnh để chỉ cho các trình duyệt (Web
browsers) cách hiển thị các thành phần của trang như text và graghics, hầu hết các Web
browser, đặc biệt là Microsoft Internet Explorer, Chrome, Firefox và nhận biết các tag
của HTML vượt xa chuẩn HTML đặt ra. Ngoài ra HTML còn sử dụng thẻ để giải thích
nội dung của trang web. Một trang HTML có phầm mở rộng là *.html.
2.3.2 Ngôn ngữ PHP
PHP (Hypertext Preprocessor) được phát triển từ một sản phẩm có tên là PHP/FI.
PHP/FI do Rasmus Lerdorf tạo ra 1994, ban đầu được xem như một tập con đơn giản
theo dõi tình hình truy cập đến sơ yếu lý lịch của ông trên mạng. Ông đã đặt tên cho mã
kịch bản là ‘Personal Home Page Tools’. Khi cần đến chức năng rộng hơn, Rasmus đã
viết ra một bộ thực thi bằng C lớn hơn để có thể truy vấn tới các cơ sở dữ liệu và giúp
cho người sử dụng phát triển các ứng dụng web đơn giản.
PHP là ngôn ngữ lập trình dùng để phát triển các ứng dụng cho máy chủ, mã nguồn
mở, dùng cho mục đích tổng quát. Nó rất thích hợp với web và có thể dễ dàng nhúng
vào trang HTML. Do được tối ưu hóa các ứng dụng web, tốc độ nhanh, nhỏ gọn, cú
pháp giống C và java, dễ học và thời gian xây dựng sản phẩm ngắn hơn so với các ngôn
ngữ khác nên PHP trở thành ngôn ngữ web phổ biến nhất trên thế giới.
PHP là một ngôn ngữ lập trình kịch bản dùng để sinh ra mã html, không giống
như javacript chạy ở client, PHP được sử dụng để chạy trên server. Trong đề tài sử dụng
PHP làm nhiệm vụ lấy dữ liệu đưa lên Google Drive.

11


Luận văn tốt nghiệp
Năm học 2014 - 2015


Khoa Công Nghệ
Trường đại học Cần Thơ

2.3.3 Ngôn ngữ Javascript
Javascipt là ngôn ngữ thông dịch, chương trình nguồn được nhúng hoặc tích hợp
vào tập tin HTML. Khi trang web được tải trong trình duyệt hổ trợ javascipt, trình duyệt
sẽ thông dịch và thực hiện các lệnh javascipt.
Javascipt là ngôn ngữ lập trình phổ biến nhất thế giới, nó là ngôn ngữ cho HTML,
web, server, PC, laptop, tablet, smartphone...
 Là một ngôn ngữ kịch bản (ngôn ngữ lập trình nhỏ)
 Mã tập lệnh được chèn vào các trang HTML
 Được chèn vào các trang web có thể chạy các trình duyệt web hiện đại
 Là ngôn ngữ lập trình dễ học
Đặc tính của ngôn ngữ javascipt
Javascipt là ngôn ngữ có đặc tính:
 Đơn giản
 Động (Dynamic)
 Hướng đối tượng (Object Oriented)
Ngôn ngữ javascipt
Một trong những đặc tính quan trọng của ngôn ngữ javascipt là khả năng tạo và
sử dụng đối tượng (Object). Các Object cho phép người lập trình sử dụng để phát triển
ứng dụng.
Trong javascipt, các Object được nhìn theo hai khía cạnh:
 Các Object đã tồn tại
 Các Object do người lập trình xây dựng
Trong đề tài, ngôn ngữ javascipt được sử dụng thiết kế trong các trang HTML, tạo
ra truy vấn đến Google Spredsheet lấy dữ liệu phục vụ cho ứng dụng web.
2.3.4 Google Apps Script (GAS)
Google Apps Script là ngôn ngữ kịch bản của JavaScript trên nền tảng của điện
toán đám mây cho phép bạn mở rộng Google Apps và xây dựng các ứng dụng web.

Kịch bản được phát triển trong trình soạn thảo kịch bản dựa trên trình duyệt của Google
Apps Script, được chạy trong các máy chủ của Google.
Google Apps Script là rất linh hoạt, dưới đây là một số ưu điểm khi sử dụng:

12


Luận văn tốt nghiệp
Năm học 2014 - 2015

Khoa Công Nghệ
Trường đại học Cần Thơ

 Xây dựng các chức năng tùy chỉnh trong bảng tính Google, mở rộng một
số sản phẩm Google Apps bằng cách tạo ra các menu tùy chỉnh liên quan
đến kịch bản
 Tạo và xuất bản các ứng dụng web, có thể chạy trên nền riêng của họ hoặc
nhúng trong một trang web của Google
 Lịch các tác vụ như tạo báo cáo và phân phối chạy chúng trên lịch trình tùy
chỉnh
 Tự động hóa quy trình công việc như tài liệu hoặc chi phí phê duyệt, thực
hiện đơn hàng, theo dõi thời gian
Chúng ta có thể phát triển GAS trong trình duyệt, còn là trung tâm phát triển trình
soạn thảo kịch bản, GAS còn cho phép quản lý các tập tin, các dự án hổ trợ sửa lỗi.
GAS chạy trên điện toán đám mây nên không có sử dụng phần mềm biên dịch nào,
trong đó Google cung cấp trình biên dịch cho GAS thông qua trình duyệt web. GAS là
chương trình truy cập hầu hết các sản phẩm của Google (Google Docs, Gmail, Youtube,
Google Spreadsheet,Google Forms,...) các ứng dụng của Google được viết bằng
javascript thường xuyên và lưu trữ trên máy chủ của Google.
SƠ LƯỢT VỀ NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH C/C++

Ngôn ngữ lập trình C/C++ là một trong những ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng
mạnh và phổ biến hiện nay do tính mềm dẻo và đa năng trong lập trình, đơn giản về cú
pháp. Không chỉ các ứng dụng được viết trên C/C++ mà cả những chương trình hệ thống
lớn đều được viết hầu hết trên nền tảng của C (hướng đối tượng C/C++) và được người
dùng sử dụng rộng rãi.
Đề tài sử dụng ngôn ngữ C/C++ để lập trình cho các board Arduino.
2.4.1 Ngôn ngữ lập trình C
Ngôn ngữ lập trình C là một ngôn ngữ mệnh lệnh được phát triển từ đầu thập niên
1970 bởi Dennis Ritchie để dùng trong hệ điều hành UNIX. Từ đó, ngôn ngữ này đã
lan rộng ra nhiều hệ điều hành khác trở thành một trong những ngôn ngữ phổ biến nhất.
C là ngôn ngữ rất có hiệu quả và được ưu chuộng nhất hiện nay để viết các phần mềm
hệ thống, mặc dù cũng được dùng cho việc viết các ứng dụng.
C là một ngôn ngữ lập trình tương đối nhỏ gọn vận hành gần với phần cứng và nó
giống với ngôn ngữ Assembler hơn hầu hết các ngôn ngữ bậc cao. Hơn thế, C đôi khi
được cho thấy sự khác nhau quan trọng giữa nó với ngôn ngữ bậc thấp như Assembler.

13


Luận văn tốt nghiệp
Năm học 2014 - 2015

Khoa Công Nghệ
Trường đại học Cần Thơ

Ngôn ngữ lập trình C là một ngôn ngữ lập trình hệ thống rất mạnh và rất mềm dẻo,
có một thư viện gồm rất nhiều hàm (function) đã được tạo sẵn. Ngôn ngữ C hổ trợ rất
nhiều phép toán nên phù hợp cho việc giải quyết các bài toán kỹ thuật có nhiều công
thức phức tạp.
Ngôn ngữ lập trình C được chọn để dạy lập trình như là bước đệm để học tiếp các

ngôn ngữ khác: C++, C#, Java.
2.4.2 Ngôn ngữ C++
C++ là một loại ngôn ngữ lập trình. Đây là một dạng ngôn ngữ đa mẫu hình có
kiểu tĩnh và hổ trợ lập trình thủ tục, dữ liệu trừu tượng, lập trình hướng đối tượng, và
lập trình đa hình. C++ là ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng được mở rộng từ ngôn
ngữ C. Do vậy, C++ ưu điểm là kế thừa được các điểm mạnh truyền thống của ngôn
ngữ C như uyển chuyển, tương thích với các thiết bị phần cứng.
Ngôn ngữ lập trình C++ là ngôn ngữ phổ biến trong các lĩnh vực ứng dụng của
người dùng, và các phần mềm giải trí như game video. Ngôn ngữ C++ cũng đã ảnh
hưởng rất lớn đến nhiều ngôn ngữ lập trình phổ biến khác nhau như C# và Java.
Ngôn ngữ lập trình C++ còn có bốn chức năng thông dụng trong ngôn ngữ như:
tính trừu tượng, tính bao gói, tính đa hình, và tính kế thừa.
Nền tảng thư viện của Arduino cũng được hổ trợ bởi ngôn ngữ lập trình hướng đối
tượng.
GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT CÁC DỊCH VỤ CỦA GOOGLE
2.5.1 Khái quát về Google Drive
Google Drive là một dịch vụ lưu trữ và đồng bộ hóa tập tin được tạo ra bởi Google.
Cho phép người dùng sử dụng để lưu trữ các tập tin trong các đám mây, chia sẽ tập tin,
và chỉnh sửa văn bản, bảng tính, thuyết trình. Google Drive bao gồm Google Docs,
Sheets, và Slides, một bộ phần mềm cho phép chỉnh sửa các tài liệu, bảng tính, thuyết
trình, bảng vẽ, hình thức, và nhiều hơn nữa.
Google Drive đã được phát hành vào ngày 24 tháng 4 năm 2012. Google Drive là
dịch vụ lưu trữ và chỉnh sửa dữ liệu trực tuyến với 15GB dung lượng miễn phí, cho
phép người dùng lưu trữ nhiều dạng dữ liệu như văn bản, video, âm thanh, PDF,... trên
nền tảng “đám mây”. Google Drive với khả năng hỗ trợ Google Docs và Google+ và
nhiều ứng dụng khác cao cấp giúp người dùng dễ dàng truy cập và chỉnh sửa tài liệu ở
bất cứ đâu.

14



Luận văn tốt nghiệp
Năm học 2014 - 2015

Khoa Công Nghệ
Trường đại học Cần Thơ

Trong Google Drive, cho phép tạo ra tài liệu, bảng tính, lưu trữ trên đám mây.
Google Drive giúp người dùng truy cập nhanh hơn, việc lưu trữ trên Google Drive đảm
bảo tính an toàn, bảo mật, đáng tin cậy hơn. Bên cạnh đó, Google Drive giúp chúng ta
có thể truy cập trên máy tính, điện thoại và máy tính bảng.
2.5.2 Giới thiệu khái quát Google Spreadsheet
Google Spreadsheet là một ứng dụng trong Google Drive, cho phép người dùng
lưu trữ dữ liệu trên bảng tính, giống như Microsoft Excel nhưng thực hiện trên nền web.
Google Spreadsheet ngoài xem dữ liệu trên bảng tính, chúng ta có thể xem biểu đồ, mã
QR, đồ thị và và nhiều ứng dụng khác được tích hợp trên Google Spreadsheet.
Việc lưu trữ trên Google Spreadsheet được thực hiện thông qua nhiều cách khác
nhau: người dùng tự nhập cho bảng tính, nhập dữ liệu thông qua Google Form hoặc
nhập dữ liệu thông qua lập trình Script.
Công thức được tích hợp sẳn trên bảng tính, giúp tiết kiệm thời gian và đơn giản
hóa các tác vụ của bảng tính, tất cả đều miễn phí. Truy cập, tạo và chỉnh sửa bảng tính
ở bất cứ đâu, từ điện thoại, máy tính bảng hoặc máy tính.
Với những tính năng đặc biệt lưu trữ trên điện toán đám mây của Google Drive
nên đề tài chúng tôi lựa chọn Google Spreadsheet làm cơ sở dữ liệu gửi lên từ Arduino.
Ngoài ra, với sự ra đời công nghệ web tiên tiến như Ajax khoảng năm 2005, một thế hệ
mới của bảng tính trực tuyến đã xuất hiện. Được trang bị với các bảng tính trực tuyến
dựa trên web tốt nhất như Office Online, Zoho, Google Spreadsheet.
2.5.3 Giới thiệu khái quát về Google Charts API
Google Chart API là ứng dụng của Google cho việc vẽ biểu đồ một cách đơn giản,
hiển thị dữ liệu trên trang web. Là công cụ cho phép mọi người dễ dàng tạo ra một biểu

đồ từ một số liệu và nhúng nó vào một trang web. Google Chart cung cấp các gói API
miễn phí, đầy đủ giúp cho người dùng tạo ra biểu đồ nhanh chóng với nhiều tùy chỉnh
mạnh mẽ.
Các gói API này cung cấp nhiều biểu đồ khác nhau, có thể nhúng biểu đồ này vào
một trang web một cách dễ dàng bằng URL dựa trên Google Chart API, hoặc nâng cao
hơn là nhúng những đoạn Javascript vào trang HTML.
Google Chart API sẽ trả về cho chúng ta một hình ảnh biểu đồ. Trong đó, tất cả
những thông tin của biểu đồ, như loại biểu đồ, tiêu đề, dữ liệu, chú thích, kích thước,
màu sắc...chính là phần của URL. Để đưa tấm ảnh biểu đồ vào trang HTML, chúng ta
chỉ cần lồng URL vào thẻ đó.
15


×