Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

phân lập chất từ cao chloroform và cao pe của cây ô rô hoa tím acanthus ilicifolius linn, họ ô rô (acanthaceae)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.85 MB, 63 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KHOA HỌC TỰ NHIÊN
BỘ MÔN HÓA
----------

NGUYỄN THỊ KIM MƠ

PHÂN LẬP CHẤT TỪ CAO CHLOROFORM
VÀ CAO PE CỦA CÂY Ô RÔ HOA TÍM
ACANTHUS ILICIFOLIUS LINN,
HỌ Ô RÔ (ACANTHACEAE)

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH: CỬ NHÂN HÓA DƢỢC

Cần Thơ, 2015


TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KHOA HỌC TỰ NHIÊN
BỘ MÔN HÓA
----------

NGUYỄN THỊ KIM MƠ

PHÂN LẬP CHẤT TỪ CAO CHLOROFORM
VÀ CAO PE CỦA CÂY Ô RÔ HOA TÍM
ACANTHUS ILICIFOLIUS LINN,
HỌ Ô RÔ (ACANTHACEAE)

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


CHUYÊN NGÀNH: CỬ NHÂN HÓA DƢỢC

CÁN BỘ HƢỚNG DẪN
TS. TÔN NỮ LIÊN HƢƠNG

Cần Thơ, 2015


Luận văn tốt nghiệp
Trƣờng Đại Học Cần Thơ

Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam

Khoa Khoa Học Tự Nhiên
Bộ Môn Hóa Học

Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc
------------

NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA CÁN BỘ HƢỚNG DẪN
1. Cán bộ hƣớng dẫn: TS. Tôn Nữ Liên Hƣơng
2. Đề tài: “Phân lập chất từ cao chloroform và PE của cây ô rô hoa tím
Acanthus ilicifolius Linn, họ ô rô (Acanthaceae)”
3. Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Kim Mơ MSSV: 2112049
Lớp: Hóa Dƣợc – Khóa: 37
4. Nội dung nhận xét:
a) Nhận xét về hình thức của LVTN:
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
b) Nhận xét về nội dung của LVTN (đề nghị ghi chi tiết và đầy đủ):

 Đánh giá nội dung thực hiện của đề tài:
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
 Những vấn đề còn hạn chế:
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
c) Nhận xét đối với sinh viên tham gia thực hiện đề tài (ghi rõ từng nội dung
chính do sinh viên nào chịu trách nhiệm thực hiện nếu có):
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
d) Kết luận, đề nghị và điểm:
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
Cần Thơ, ngày… tháng… năm 2015
Cán bộ hƣớng dẫn

TS. Tôn Nữ Liên Hƣơng

SVTH: Nguyễn Thị Kim Mơ

i


Luận văn tốt nghiệp
Trƣờng Đại Học Cần Thơ
Khoa Khoa Học Tự Nhiên
Bộ Môn Hóa Học

Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc

------------

NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA CÁN BỘ PHẢN BIỆN
1. Cán bộ phản biện: ……………………………………………………………
2. Đề tài: “Phân lập chất từ cao chloroform và cao PE của cây ô rô hoa
tím Acanthus ilicifolius Linn, họ ô rô (Acanthaceae)”
3. Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Kim Mơ MSSV: 2112049
Lớp: Hóa Dƣợc – Khóa: 37
4. Nội dung nhận xét:
a) Nhận xét về hình thức của LVTN:
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
b) Nhận xét về nội dung của LVTN (đề nghị ghi chi tiết và đầy đủ):
 Đánh giá nội dung thực hiện của đề tài:
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
 Những vấn đề còn hạn chế:
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
c) Nhận xét đối với sinh viên tham gia thực hiện đề tài (ghi rõ từng nội dung
chính do sinh viên nào chịu trách nhiệm thực hiện nếu có):
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
d) Kết luận, đề nghị và điểm:
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
Cần Thơ, ngày… tháng… năm 2015
Cán bộ phản biện

SVTH: Nguyễn Thị Kim Mơ


ii


Luận văn tốt nghiệp
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập ở bậc đại học, đƣợc sự quan tâm, giúp đỡ tận
tình của các thầy cô trong Bộ môn Hóa và việc thực hiện luận văn tốt nghiệp.
Đạt đƣợc thành quả ngày hôm nay, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến:
Ts. Tôn Nữ Liên Hƣơng ngƣời cô hƣớng dẫn đã tận tình giảng dạy,
hƣớng dẫn và quan tâm tôi trong quá trình học tập ở trƣờng và cho tôi những
lời khuyên quý báu và luôn tạo điều kiện cho tôi hoàn thành tốt luận văn.
PGS. Ts. Bùi Thị Bửu Huê, Ts. Lê Thành Phƣớc, Ts. Nguyễn Trọng
Tuân, cô Phạm Bé Nhị, Bộ môn Hóa, Khoa Khoa Học Tự Nhiên, Trƣờng Đại
Học Cần Thơ đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ chúng tôi hoàn thành tốt luận
văn này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến cô Lê Thu Trang đã hỗ trợ về mặt dụng cụ,
góp phần vào việc thực hiện đề tài của tôi.
Anh Đặng Quang Vinh đã luôn động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá
trình làm luận văn.
Các anh chị học viên cao học, các bạn sinh viên lớp Hóa Dƣợc K37, Hóa
Dƣợc 38 và các bạn sinh viên ở phòng thí nghiệm Bộ môn Hóa, Khoa Khoa
Học Tự Nhiên, Trƣờng Đại Học Cần Thơ về sự giúp đỡ, quan tâm, động viên
của mọi ngƣời trong suốt quá trình chúng tôi làm luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

SVTH: Nguyễn Thị Kim Mơ

iii



Luận văn tốt nghiệp
TÓM TẮT
Khảo sát thành phần hóa học của cây ô rô hoa tím (Acanthus ilicifolius
Linn) đƣợc thực hiện nhằm phân lập các hợp chất có hoạt tính. Các công trình
nghiên cứu trƣớc đây đã phân lập đƣợc nhiều hợp chất có dƣợc tính
lyoniresinol, các lignan glucoside, acid coumaric, triterpenoidal saponin, 2benzoxazolinone, benzoxazinoid glycoside, phenylpropanoid glucoside,
acanthicifoline,… Cao chloroform và cao PE đƣợc chọn làm đối tƣợng nghiên
cứu trong đề tài.
Bột cây ô rô hoa tím đƣợc chiết với methanol, tiếp đó cao methanol đƣợc
chiết lỏng – lỏng với petroleum ether, chloroform, ethyl acetate. Tiến hành sắc
ký cột cao chloroform, kết quả đã cô lập và xác định đƣợc hợp chất 5,7dihydroxy-2-(4-hydroxyphenol)-4H-chromen-4-one hay còn gọi là Apigenin.
Sau đó tiếp tục khảo sát cao PE, kết quả cô lập đƣợc một hợp chất là ceramide.
Cấu trúc của hợp chất đƣợc xác định từ dữ liệu phổ 1H–NMR, 13C–NMR và
DEPT–NMR, GC-MS và ESI-MS thu đƣợc.
Từ khóa: Acanthus ilicifolius L, 5,7-dihydroxy-2-(4-hydroxyphenol)-4Hchromen-4-one, ceramide, column chromatographic, separation separation.

SVTH: Nguyễn Thị Kim Mơ

iv


Luận văn tốt nghiệp

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KHOA HỌC TỰ NHIÊN
------

Năm học 2014 – 2015

Đề tài: “PHÂN LẬP CHẤT TỪ CAO CHLOROFORM VÀ CAO PE
CỦA CÂY Ô RÔ HOA TÍM ACANTHUS ILICIFOLIUS LINN
HỌ Ô RÔ (ACANTHACEAE)”

LỜI CAM ĐOAN

Tôi tên là Nguyễn Thị Kim Mơ, là tác giả của luận văn xin xác nhận
Luận văn đã đƣợc chỉnh sửa hoàn chỉnh theo những ý kiến của hội đồng, chƣa
từng đƣợc ai dùng cho bất cứ luận văn cùng cấp nào khác.
Ngoài ra, các nội dung nghiên cứu của tôi nằm trong phạm vi đề tài
“Phân lập chất từ cây ô rô (Acanthus ilicifolius L), họ ô rô (Acanthaceae)” của
Đặng Quang Vinh, học viên cao học Hóa Hữu Cơ K20, khoa Khoa Học Tự
nhiên, trƣờng Đại Học Cần Thơ. Học viên có thể sử dụng kết quả của luận văn
này để phục vụ cho luận văn thạc sĩ.
Cán bộ hƣớng dẫn

Cần Thơ, ngày…tháng…năm 2015

TS. Tôn Nữ Liên Hƣơng

SVTH: Nguyễn Thị Kim Mơ

Nguyễn Thị Kim Mơ

v


Luận văn tốt nghiệp
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... iii

TÓM TẮT ......................................................................................................... iv
MỤC LỤC ........................................................................................................ vi
DANH SÁCH BẢNG ..................................................................................... viii
DANH SÁCH HÌNH ........................................................................................ ix
DANH SÁCH PHỤ LỤC .................................................................................. x
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................... xi
Chƣơng 1: GIỚI THIỆU .................................................................................... 1
1.1 Đặt vấn đề .......................................................................................................... 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu........................................................................................... 2
1.3 Nội dung nghiên cứu .......................................................................................... 2
1.4 Ý nghĩa thực tiễn và khoa học của đề tài ........................................................... 2

Chƣơng 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................ 4
2.1 Khái quát về họ ô rô (Acanthaceae) ................................................................... 4
2.2 Đại cƣơng về cây ô rô ........................................................................................ 5

2.2.1 Tên gọi ............................................................................................... 5
2.2.2 Vị trí trong hệ thống phân loại thực vật ............................................ 5
2.2.3 Hình thái thực vật .............................................................................. 5
2.2.4 Sinh thái phân bố ............................................................................... 6
2.2.5 Một số ứng dụng và tác dụng dƣợc lí ................................................ 6
2.3 Nghiên cứu về thành phần hóa học .................................................................... 9

2.3.1 Trong nƣớc ........................................................................................ 9
2.3.2 Ngoài nƣớc ........................................................................................ 9
2.3.3 Tổng quan về hợp chất có trong cây ............................................... 10
2.3.4 Một số công thức hợp chất cô lập từ cây ô rô hoa tím .................... 13
2.4 Nhóm hợp chất flavonoid................................................................................. 14

2.4.1 Giới thiệu về flavonoid .................................................................... 14

2.4.2 Hoạt tính dƣợc lý của flavonoid ...................................................... 15
2.4.3 Quy trình sinh tổng hợp flavonoid .................................................. 16
2.5 Nhóm hợp chất ceramide ................................................................................. 18

2.5.1 Giới thiệu ......................................................................................... 18
2.5.2 Vai trò sinh lý của ceramide ............................................................ 18
2.5.3 Sinh tổng hợp ceramide ................................................................... 19
2.5.4 Phƣơng pháp methanol giải ceramide ............................................. 20
SVTH: Nguyễn Thị Kim Mơ

vi


Luận văn tốt nghiệp
Chƣơng 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................. 21
3.1 Phƣơng tiện ...................................................................................................... 21

3.1.1 Hóa chất ........................................................................................... 21
3.1.2 Dụng cụ, thiết bị .............................................................................. 21
3.2 Thời gian và địa điểm thực hiện đề tài ............................................................. 21
3.3 Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................................. 21
3.3.1 Phƣơng pháp chiết xuất ................................................................................. 21

3.3.2 Phƣơng pháp phân lập các hợp chất ................................................ 22
3.3.3 Phƣơng pháp khảo sát và xác định cấu trúc của các hợp chất ........ 22
3.3.4 Phƣơng pháp xác định cấu trúc ....................................................... 22
3.4 Thực nghiệm .................................................................................................... 22

3.4.1 Thu hái và xử lí nguyên liệu ............................................................ 22
3.4.2 Điều chế các loại cao ....................................................................... 23

3.4.3 Khảo sát cao chloroform ................................................................. 26
3.4.4 Khảo sát cao PE ............................................................................... 28
Chƣơng 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ........................................................ 30
4.1 Kết quả ............................................................................................................. 30
4.2 Biện luận cấu trúc............................................................................................. 30

4.2.1 Biện luận phổ hợp chất AiliM1 ....................................................... 30
4.2.2 Biện luận cấu trúc hợp chất AiliM2 ................................................ 34
Chƣơng 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................ 36
5.1 Kết luận ............................................................................................................ 36
5.2 Kiến nghị .......................................................................................................... 36

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 37
PHỤ LỤC ........................................................................................................ 39

SVTH: Nguyễn Thị Kim Mơ

vii


Luận văn tốt nghiệp
DANH SÁCH BẢNG
Bảng 2.1 Công thức và tên một số hợp chất trong cây ô rô hoa tím ............... 13
Bảng 3.1 Danh mục hóa chất. .......................................................................... 21
Bảng 3.2 Kết quả sắc ký nhanh – cột khô cao chloroform .............................. 27
Bảng 3.3 Kết quả sắc ký nhanh – cột khô cao PE ........................................... 28
Bảng 4.1 So sánh phổ của hợp chất AiliM1 với Apigenin .............................. 33

SVTH: Nguyễn Thị Kim Mơ


viii


Luận văn tốt nghiệp
DANH SÁCH HÌNH
Hình 2.1 Hoa và quả Acanthus ilicifolius L. ...................................................... 6
Hình 2.2 Minh họa một số hoạt tính của cây ô rô hoa tím ................................ 7
Hình 2.3 Thành phần của n-Alkanes trong lá cây A. ilifolius .......................... 10
Hình 2.4 Thành phần acid béo tự do trong lá của Acanthus ilicifolius ............ 11
Hình 2.5 Alcohol béo trong lá của Acanthus ilicifolius ................................... 11
Hình 2.6 Tƣơng quan hợp phần của các sterol trong là của Acanthus ilicifolius
. l - Misra et al. (1985), 2, 3 - GHOSH et al. (1986), 2 - normal grow............ 12
Hình 2.7 Khung cơ bản của nhóm hợp chất flavonoid .................................... 15
Hình 2.8 Quá trình sinh tổng hợp flavonoid .................................................... 17
Hình 2.9 Ceramide đƣợc phân lập trong sao biển Asterias amurensis ............ 18
Hình 2.10 Ceramide đƣợc cô lập từ vỏ của cây Ficus mucuso ....................... 18
Hình 2.11 Sơ đồ sinh tổng hợp ceramide. ....................................................... 20
Hình 3.1 Mẫu cây ô rô sau khi thu hái và đƣợc chặt nhỏ phơi khô. ................ 23
Hình 3.2 Quy trình điều chế các cao phân đoạn từ cao methanol. .................. 23
Hình 3.3 Bình lóng chiết cao ethyl acetate. ..................................................... 25
Hình 3.4 Kết quả SKLM cao chlorofrom với hệ giải ly Hex:Ea (5:5). ........... 26
Hình 3.5 Giải ly cột sắc ký nhanh – cột khô. ................................................... 27
Hình 3.6 Sắc kýlớp mỏng AiliM1 trong 3 hệ PE:Ea (7:3), C:Ea (7:3) và C:M
(9:1), hiện hình trong thuốc thử FeCl3 và soi UV ở bƣớc sóng 254nm. .......... 28
Hình 3.7 Sắc ký lớp mỏng AiliM2 trong 3 hệ và C:M (95:5), C:Ea:Ac
(1:1:0,5), Ea:Me (9:1) ...................................................................................... 29
Hình 4.1 Khung flavon có nối đôi ở C2 và C3 (nhóm flavonoid) ................... 31
Hình 4.2 Công thức của Apigenin ................................................................... 34
Hình 4.3 Công thức dự đoán của ceramide cô lập đƣợc .................................. 35


SVTH: Nguyễn Thị Kim Mơ

ix


Luận văn tốt nghiệp
DANH SÁCH PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Phổ 1H–NMR của AiliM1.............................................................. 39
Phụ lục 2: Phổ 13C–NMR của AiliM1 ............................................................ 41
Phụ lục 3: Phổ DEPT của AiliM1.................................................................... 43
Phụ lục 4: Phổ 1H-NMR của AiliM2 .............................................................. 45
Phụ lục 5: Phổ MS-Negative của AiliM2 ........................................................ 47
Phụ lục 6: phổ MS-Positive của AiliM2 .......................................................... 49
Phụ lục 7: Phổ GC-MS của mạch acid béo của AiliM2 .................................. 50

SVTH: Nguyễn Thị Kim Mơ

x


Luận văn tốt nghiệp
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Ac

Acetone

AcOH

Acetic acid


AE

Antiradical efficiency

C

Chloroform

Ea

Ethyl acetate

Hex

n–Hexane

Me

Methanol

PE

Petroleum ether

LC50

The median lethal concentration

IC50


Half maximal inhibitory concentration

DEPT

Detortionless Enhancement by Polarization Transfer

NMR

Nuclear Magnetic Resonance

13
1

C-NMR C (13) Nuclear Magnetic Resonance

H-NMR Proton Nuclear Magnetic Resonance

Rf

Retention factor

SKC

Sắc ký cột

SKLM

Sắc ký lớp mỏng

d


Doublet

dd

Doublet of doublets

m

Multiplet

s

Singlet

t

triplet



Chemical shift

J

Coupling constant

ppm

Part per million


SVTH: Nguyễn Thị Kim Mơ

xi


Luận văn tốt nghiệp
Chƣơng 1: GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề
Xã hội ngày càng phát triển, con ngƣời càng có xu hƣớng gần gũi hơn
với thiên nhiên, song theo đó sự phát triển của khoa học và kỹ thuật cũng góp
phần quan trọng vào việc đƣa con ngƣời đến với thiên nhiên dễ dàng hơn về
mọi mặt trong cuộc sống nói chung và lĩnh vực y dƣợc nói riêng. Phƣơng pháp
chữa bệnh bằng cách kết hợp y học cổ truyền và y học hiện đại đã và đang
đƣợc áp dụng mang lại nhiều triển vọng trong tƣơng lai nhằm mang lại khả
năng chữa bệnh ít rủi ro và chi phí không quá lớn. Thảo dƣợc, sản phẩm từ
thảo dƣợc và các chất cô lập từ thảo dƣợc,… đang đƣợc quan tâm và ráo riết
nghiên cứu nhằm phục vụ cho cuộc sống ngày càng nâng cao.
Các chế phẩm từ thảo dƣợc nói chung và các hợp chất thiên nhiên làm
thuốc từ thảo dƣợc nói riêng đang đƣợc nghiên cứu và phát triển mạnh mẽ nhờ
những phƣơng pháp mới, tiên tiến hơn ra đời. Các phƣơng pháp sắc ký, sắc ký
điện di, sắc ký lỏng cao áp,… đã trở thành những công cụ đắc lực trong việc
tách các hợp chất từ sinh vật. Bên cạnh đó việc áp dụng các phƣơng pháp phân
tích nhƣ quang phổ hồng ngoai (IR), khối phổ (MS), cộng hƣởng từ hạt nhân
(NMR), phổ hấp thụ quang (UV_Vis), nhiễu xạ tia X,… đã có thể xác định
đƣợc chính xác cấu trúc hóa học của các hợp chất thiên nhiên một cách nhanh
chóng cung cấp cho y học nhiều loại thuốc mới có giá trị trên cơ sở hiện đại
hóa y học cổ truyền.
Cây ô rô hoa tím (Acanthus ilicifolius Linn) là một trong số các loài dƣợc
liệu đang đƣợc quan tâm hiện nay. Cây phân bố rộng rãi ở các khu vực nhiệt

đới và cận nhiệt đới và nó đƣợc sử dụng nhƣ một loại dƣợc liệu trong Y học
cổ truyền của các nƣớc Đông Nam Á và cả Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Sri
Lanka, Thái Lan đến Australia.
Ở Việt Nam, ô rô mọc hoang thành từng đám lớn trên bờ các kênh rạch,
cửa sông thông ra biển, chủ yếu ở các tỉnh phía Nam, nhất là Đồng Bằng Sông
Cửu Long. Cây ô rô có tác dụng giữ đất, góp phần làm tăng diện tích bãi bồi.
Cây ô rô là một cây thuốc chƣa đƣợc biết nhiều ở Đồng Bằng Sông Cửu Long.
Trên thế giới đã có một số công trình nghiên cứu phục vụ y học nhƣng
đa số chỉ dừng lại ở mức độ khảo sát hoạt tính kháng khuẩn, kháng oxi hóa
của các dịch chiết, còn rất ít công trình nghiên cứu chi tiết về thành phần hóa
học và hoạt tính sinh học của các hợp chất có trong cây ô rô hoa tím.
Ở Việt Nam, việc sử dụng chủ yếu dựa theo kinh nghiệm dân gian, và
nối tiếp công trình nghiên cứu của một nhóm thực hiện đề tài ở Hà Nội khảo
SVTH:Nguyễn Thị Kim Mơ

1


Luận văn tốt nghiệp
sát cao dichloronethane, nghiên cứu về hoạt chất cũng nhƣ hoạt tính sinh học
của một số hợp chất cô lập đƣợc.
Trên cơ sở đó, đề tài “Phân lập chất từ cao chloroform và cao PE của
cây ô rô hoa tím (Acanthus ilicifolius L), họ ô rô (Acanthaceae)” đƣợc
chọn nhằm góp phần chứng minh tầm quan trọng cũng nhƣ hiểu biết thêm về
thành phần hóa học của loài ô rô mọc tại Đồng Bằng Sông Cửu Long và mở ra
các hƣớng nghiên cứu khác để sớm đƣa cây ô rô thành một vị thuốc có giá trị,
qua đó nâng cao hiệu quả kinh tế và kiến nghị bảo tồn loài thực vật này.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Phân lập chất từ cao chloroform và cao PE của cây ô rô hoa tím
(Acanthus ilicifolius Linn), họ ô rô (Acanthaceae).

Xác định cấu trúc hóa học của các hợp chất phân lập đƣợc.
1.3 Nội dung nghiên cứu
Tìm hiểu về cây ô rô Acanthus ilicifolius Linn.
Thu hái thân và lá ô rô, rửa sạch, phơi trong mát đến khô, sấy ở 60°C và
nghiền thành bột mịn.
Chiết bột thân và lá cây bằng phƣơng pháp ngâm dầm với methanol, sau
đó cô quay để thu đƣợc cao tổng.
Tiến hành chiết lỏng – lỏng cao tổng lần lƣợt với các dung môi
pertroleum eher, chloroform, ethyl acetate để thu đƣợc các cao phân đoạn.
Sử dụng sắc ký cột kết hợp với sắc ký lớp mỏng để phân lập chất trong
cao chloroform.
Xác định cấu trúc hóa hợp của các hợp chất phân lập đƣợc bằng các
phƣơng pháp hóa lý hiện đại (phổ MS, phổ 1H-NMR, 13C-NMR,…).
Tổng hợp, đánh giá kết quả và viết báo cáo.
1.4 Ý nghĩa thực tiễn và khoa học của đề tài
Ý nghĩa thực tiễn
Tìm hiểu về công dụng của cây ô rô Acanthus ilicifolius Linn. trong y
học cổ truyền Việt Nam.
Nghiên cứu nguồn nguyên liệu tự nhiên có tiềm năng ứng dụng làm
thuốc.

SVTH:Nguyễn Thị Kim Mơ

2


Luận văn tốt nghiệp
Ý nghĩa khoa học
Cung cấp thêm thông tin về đặc điểm nhận dạng, khu vực phân bố,
phƣơng pháp tách chiết, thành phần hóa học của cây ô rô Acanthus ilicifolius

Linn.

SVTH:Nguyễn Thị Kim Mơ

3


Luận văn tốt nghiệp
Chƣơng 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Khái quát về họ ô rô (Acanthaceae)
Họ ô rô khá đa dạng có khoảng 250 chi và có khoảng 2500 loài, phần lớn
là cây thân thảo, cây bụi hoặc dây leo. Các cây thuộc họ này phân bố chính ở
bốn khu vực Indo – Malaysia, Châu Phi, Brasil và Trung Mỹ. Một số loài phân
bố ở khu vực ôn đới.
Các loài đại diện của họ ô rô đƣợc tìm thấy ở mọi nơi từ các vùng rừng
rậm và rừng thƣa, trong các cây bụi hay các cánh đồng, thung lũng ẩm ƣớt cho
tới ven biển hay trong các khu vực đầm lầy nhƣ là một thành phần của rừng
đƣớc.
Các loài trong họ này có các lá đơn, mọc đối xếp chữ thập với mép lá
nhẵn (đôi khi có răng cƣa hay thùy).
Hoa đối xứng hai bên tới gần nhƣ đối xứng tỏa tia, các hoa này mọc
thành một cụm hoa hay kiểu cành hoa hoặc kiểu xim. Thông thƣờng có lá bắc
nhiều màu sắc đối diện với những cánh hoa; ở một vài loài có lá bắc lớn và sặc
sỡ. Đài hoa thông thƣờng có 4-5 thùy; tràng hoa hình ống, 2 môi hay 5 thùy;
các nhị hoa hoặc là 2 hay 4 đƣợc xếp thành cặp và lồng vào tràng hoa; bầu
nhụy lớn, 2 lá noãn, với kiểu đính noãn gắn với trụ.
Quả nang. Ở phần lớn các loài, hạt gắn liền với cuốn móc nhỏ (một loại
cán phôi phổ biến) để đẩy chúng ra khỏi quả nang. Hạt là loại không có nội
nhủ với các phôi lớn.
Một số chi của họ ô rô:

 Acanthus L.: ô rô có khoảng 30 loài. Chi này ở nƣớc ta có bốn loài
Acanthus ilicifolius L. (ô rô hoa tím), Acanthus ebrasteatus V. (ô rô hoa
trắng), Acanthus interifolius T. Anders (ắc ó), Acanthus leucostachyus Wall.
 Asystasia Blume: Biến hoa.
 Barleria L.: Violet Philippin.
 Blepharis Juss.
 Borneacanthus Bremek.
 Celerina Benoist.
 Clinacanthus Nees: Xƣơng khỉ, bìm bịp, mảnh cọn.
 Peristrophe Nees: Lá cẩm.
 Ruellia L.: Cỏ nổ, dã yên thảo dại.
 Strobilanthes Blume: Chùy hoa, mã lam.

SVTH:Nguyễn Thị Kim Mơ

4


Luận văn tốt nghiệp
2.2 Đại cƣơng về cây ô rô
2.2.1 Tên gọi
Tên khoa học: Acanthus ilicifolius Linn.
Tên Việt Nam: ô rô gai, ô rô to, lão thử hạc, ô rô nƣớc, ô rô xanh.
Tên khác đồng nghĩa: Acanthus doloarius Blanco, Dilivaria ilicifolia
Nees, Aquifolium indicumn Rumph.
Tên nƣớc ngoài: Jeruju (Indonesia) và Harkach Kanta (Ấn Độ).
2.2.2 Vị trí trong hệ thống phân loại thực vật
Vị trí cây ô rô trong hệ thống phân loại thực vật [1]:
Giới: Plantae
Ngành: Angiospermatophyta

Lớp: Dicotyledoneae
Bộ: Serophulariales
Họ: Acanthaceae
Phân họ: Acanthaceae
Chi: Acanthus L
Loài: A. ilicifolius L
2.2.3 Hình thái thực vật
Cây: có hình thái khá giống với các loài khác trong họ ô rô, thân thảo,
cao 0,5-1,5 m. Cây mọc dày đặc với tốc độ tăng trƣởng nhanh.
Thân: tròn nhẵn, màu lục nhạt, có các lấm chấm đen.
Lá: mọc đối, sát thân, hầu nhƣ không cuống, phiến cứng, mép lƣợn sóng,
có răng cƣa không đều và có gai nhọn.
Rễ: cạn, hình thoi và có nhiều rễ phụ.
Hoa: màu xanh tím, lƣỡng tính và tự thụ phấn.
Quả: nang dạng bầu dục, màu xanh lá dài 1 cm, có 4 hạt dẹp, có vỏ và
xốp. Hạt dài 0,5-1 cm.

SVTH:Nguyễn Thị Kim Mơ

5


Luận văn tốt nghiệp

Nguồn />Hình 2.1 Hoa và quả Acanthus ilicifolius L.
2.2.4 Sinh thái phân bố
Cây ô rô phân bố ở các vùng nhiệt đới châu Á và châu Phi, từ Malaysia
đến Polynesia.
Ở nƣớc ta, cây mọc hoang ven biển, có khi cả trong đất liền, ở bờ kênh,
rạch ở Hoà Bình, Ninh Bình và miền Tây Nam Bộ.

Cây mọc ở vùng ven sông, vùng biển nƣớc lợ, gốc rễ ngập trong nƣớc.
Mùa ra hoa vào tháng 10-11. Thân cây chứa các muối khoáng của Kali, Natri.
2.2.5 Một số ứng dụng và tác dụng dƣợc lí
2.2.5.1 Theo y học cổ truyền
a. Một số nƣớc Châu Á
Theo y học cổ truyền ở một số nƣớc châu Á, cây ô rô có công dụng nhƣ:
 Tại Malaysia, lá cây đƣợc sử dụng để điều trị thấp khớp, đau dây thần
kinh, chữa rắn cắn. Hạt của cả hai loài A. ilicifolius L. và A. ebracteatus V.
đƣợc dùng để điều trị nhọt, nƣớc cốt của chúng có tác dụng ngăn ngừa rụng
tóc, điều trị sỏi niệu.
 Tại Ấn Độ, toàn cây thƣờng đƣợc dùng làm thuốc kích thích thần
kinh, trị đau lƣng, nhức mỏi, tê bại, ho đờm, hen suyễn, lá dùng để chữa rắn
cắn, chữa thấp khớp.
 Ở Thái Lan, nƣớc chiết từ vỏ cây đƣợc dùng điều trị cảm lạnh và
viêm da. Trà đƣợc ủ từ lá cây ô rô có tác dụng giảm đau và thanh lọc máu.
b. Nƣớc ta
Ở nƣớc ta, ngƣời dân sử dụng các bộ phận của cây ô rô để chữa một số
bệnh nhƣ sau:

SVTH:Nguyễn Thị Kim Mơ

6


Luận văn tốt nghiệp
 Viêm gan, vàng da, giải độc: Lấy 500 g ô rô phối hợp với 500 g vỏ
cây quao nƣớc, cắt nhỏ, sao vàng, cho vào thùng nhôm. Đổ vào 3 lít nƣớc, nấu
còn 1 lít. Lọc lấy nƣớc thứ nhất. Tiếp tục đun với 2 lít nƣớc nữa cho đến khi
đƣợc 500 mL. Lọc lấy nƣớc thứ hai. Trộn hai nƣớc lại, cho 400 g đƣờng trắng
vào. Cô đặc còn một lít. Đổ 40 mL rƣợu có hòa 1 g acid Benzoic. Ngày uống

hai lần, mỗi lần một thìa canh. Thuốc đã đƣợc sản xuất dƣới dạng biệt dƣợc
gọi là ô rô – quao, có bán ở thị trƣờng Đông dƣợc ở các tỉnh Đồng Bằng Sông
Cửu Long.
 Hen suyễn, ho đờm: ô rô 30 g, thái nhỏ, ninh nhỏ lửa với thịt lợn nạc
60-120 g và nƣớc 500 mL cho sôi kỹ đến khi còn 150 mL. Uống làm 2 lần
trong ngày.
 Thấp khớp, đau lƣng, tê bại: Rễ ô rô 30 g, canh châu 20 g, rễ cây kim
vàng 8 g, quế chi 4 g. Tất cả thái nhỏ, tẩm rƣợu, sao vàng, sắc với nƣớc, uống
làm hai lần vào lúc đói.
 Tiểu vàng, táo bón: Rễ ô rô 30 g, vừng đen 20 g, lá muồng trâu 18 g.
Vừng giã nát, hai vị kia thái nhỏ, rồi trộn đều sắc uống trong ngày.
 Rong huyết: Rễ ô rô 30 g, thái nhỏ, sao với giấm cho cháy đen, bồ
hoàng 20 g sao cháy tồn tính; hoa kinh giới 18g, sao cháy tồn tính; sắc uống
ngày 1 thang. Dùng nhiều ngày.
 Ứ huyết: Rễ ô rô 30 g, lá tràm 20 g, sắc uống.
 Hoa tẩm với mật ong hay mật mía, sắc uống có tác dụng chữa ho gà;
lá và búp non có tác dụng chữa rắn cắn.
2.2.5.2 Hoạt tính sinh học

Hình 2.2 Minh họa một số hoạt tính của cây ô rô hoa tím

SVTH:Nguyễn Thị Kim Mơ

7


Luận văn tốt nghiệp
 Hoạt tính kháng oxi – hóa, gây độc tế bào:
Nghiên cứu thuộc trƣờng đại học Brawijada, Malang, Indonesia cho thấy
dịch chiết methanol từ hoa của cây ô rô hoa tím có khả năng ức chế gốc tự do

cao nhất (AE = 1,14.10-3) với chất chuẩn là DPPH. Bên cạnh đó, dịch chiết
methanol từ hoa của cây cũng có khả năng gây độc trên ấu trùng tôm nƣớc
mặn Brine – Shimp với giá trị LC50 = 22 mg/mL.[6]
 Hoạt tính kháng khuẩn
Nghiên cứu của Gina Saptiani và cộng sự cho thấy các thành phần trong
cao chiết từ lá cây ô rô hoa tím có tiềm năng ức chế vi khuẩn Vibrio Harveyi
trên thử nghiệm in vitro, một vi khuẩn sống trong đƣờng ruột của các động vật
biển, gây ra bệnh tôm phát sáng, ảnh hƣởng đến chất lƣợng tôm. Thử nghiệm
cho thấy, cao n-butanol cho hiệu quả ức chế sự tăng trƣởng của Vibrio Harveyi
mạnh nhất, giảm tỉ lệ tôm bị nhiễm và tăng khả năng sống sót của tôm, cao Ea
cho hiệu quả thấp hơn cao n-butanol.[7]
 Hoạt tính kháng viêm, loét dạ dày:
Một nhóm nghiên cứu khác gồm K. T. Mani Senthil Kumar, Zothan
Puia, Samir K. Samata, Rajiv Baik, Arnab Dutta, Bapi Gorain, Dilip K. Roy,
Dipan Adhikari, Sanmoy Kamaka, Tuhinadri Sen đã tiến hành thử nghiệm trên
chuột và nhận thấy dịch chiết methanol của cây ô rô hoa tím có tính kháng
viêm chỉ với liều 200 mg – 400 mg/kg chuột đã cho thấy khả năng chống loét
tăng lên đáng kể chống lại các tổn hại dạ dày do các tác nhân nhƣ Aspirin,
Athanol, Indomethacin, stress và thắt môn vị. Đối với mẫu chuột bị thắt môn
vị, dịch chiết methanol từ lá cây ô rô làm giảm đáng kể lƣợng dịch vị và ổn
định hoạt động của dạ dày.[8]
 Hoạt tính kháng ung thƣ:
Nghiên cứu của Babu BH, Hylesh BS, Padikkala J cho thấy dịch chiết
alcol của cây ô rô (250, 500 mg/kg chuột) có khả năng ức chế sự phát triển của
tế bào ung thƣ và chất gây ra sự hình thành khối u trên da chuột. Các dịch
chiết alcohol của cây có khả năng gây độc trên tế bào L-929 với nồng độ gây
chết 50% tế bào là 18 μg/mL.[9]
 Hoạt tính chống loãng xƣơng:
Nghiên cứu của ngƣời Việt Nam và Hàn Quốc cho thấy các hợp chất
phân lập đƣợc từ lá cây ô rô hoa tím có tác động lên tế bào tạo xƣơng MC3TED1. Nghiên cứu này cho thấy các hợp chất Acteoside, Isoacteoside, (+)Lyoniresinol 3a-O-β-glucopyranoside (30 μM) đều làm tăng khả năng phát


SVTH:Nguyễn Thị Kim Mơ

8


Luận văn tốt nghiệp
triển và biệt hóa của các tế bào tạo xƣơng đáng kể (P<0,05). Điều đó,cho thấy
cây ô rô có thể giúp ngăn ngừa loãng xƣơng.[10]
 Hoạt tính kháng nấm:
Một nghiên cứu của P. S. Kalaskar và cộng sự cho thấy cao chloroform
của cây ô rô hoa tím có khả năng ức chế sự phát triển của nấm Aspergillus
fumigatus đƣợc gây nhiễm trên chuột với liều dùng là 500 mg/kg.[11]
 Hoạt tính kháng ký sinh trùng:
Thử nghiệm in vitro của Kapil, A., Sharma, S., Wahidulla cho thấy các
hợp chất 2-Benzoxazolinone phân lập từ lá cây ô rô có khả năng kháng
Lesihmania, một ký sinh trùng đƣợc truyền qua cơ thể ngƣời theo vết đốt của
ruồi cát Phlebotomine cái. Nếu ký sinh trùng này kí sinh trên da gây ra loét
trên cơ thể, để lại các vết sẹo nghiêm trọng; chúng ký sinh trên nội tạng gây ra
sốt, thiếu máu, sƣng gan và nếu không đƣợc điều trị có thể dẫn đến tử vong;
ký sinh trên da và niêm mạc phá hủy một phần hay toàn bộ niêm mạc mũi,
miệng, cổ họng.[12]
 Hoạt tính trị tiểu đƣờng:
Nghiên cứu của G. Venkataiah và các cộng sự cho thấy các hợp chất
flavonoid, alkaloid, steroid trong dịch chiết ethanol của cây ô rô hoa tím có tác
dụng làm giảm lƣợng đƣờng huyết và tăng khả năng phục hồi các tế bào β ở
chuột bị bệnh tiểu đƣờng Alloxan. Nồng độ có hiệu quả là 200 mg/kg, 400
mg/kg.[13]
2.3 Nghiên cứu về thành phần hóa học
2.3.1 Trong nƣớc

Năm 2008, Phạm Văm Kiêm, Trần Hồng Quang, Trần Thu Hƣơng, Lê
Thị Hồng Nhung, Nguyễn Xuân Cƣờng, Châu Văn Minh, Eun Mi Choi và
Young Ho Kim đã cô lập đƣợc 7 hợp chất từ cây ô rô là: Acancifoliuside,
Acteoside, Isoacteoside, Acanthaminoside, (+)-Lyoniresinol 3a-O-βglucopyranoside, (-)-Lyoniresinol, α-Amyrin và Acid Hydrolysis.
2.3.2 Ngoài nƣớc
Đầu những năm 80 của thế kỉ XX, các nhà hóa học trên thế giới đã biết
đến và nghiên cứu về cây ô rô hoa tím.
Năm 1981, Minocha, P.K. và Tiwari, K.P. đã phân lập thành công
triterpenoidal saponin từ rễ cây.

SVTH:Nguyễn Thị Kim Mơ

9


Luận văn tốt nghiệp
Năm 2001, Tripetch Kanchanapoom, Mohamed Salah Kamel, Ryoji
Kasai, Kazuo Yamasaki, Chayan Picheansoonthon, Yoshikazu Hiraga đã công
bố các hợp chất cô lập đƣợc gồm: hai lignan glucosides, Dihydroxymetylbis(3,5-dimethoxy-4-hydroxyphenyl) tetrahydrofuran-9 (hoặc 9)-O-βglucopyranoside và (+)-Lyoniresinol 3a-[2-(3,5-Dimethoxy-4-hydroxy)benzoyl])-O-β-glucopyranoside và hai hợp chất Benzoxazinoid glucosides, 7Chloro-(2R)-2-O-β-D-glucopyranosyl-2H-1,4-benzoxazin-3(4H)-one, (2R)-2O-β-D-glucopyranosyl-5-hydroxy-2H-1,4-benzoxazin-3(4H)-one.
Năm 2005, Huo cùng các cộng sự đã cô lập đƣợc một hợp chất
Benzoxalinone glucosides mới là 4-O-β-D-Glucopyranosyl-2H-1,4benzoxazin-2(3H)-one. Sau đó, họ cũng cô lập đƣợc hợp chất là 5,11epoxymegastigmane glucoside mới là (1S,2S,5R,6R,7E)-5,11-Epoxy-3hydromegastigmane-7-en-9-one-3-O-β-D-glucopyranoside, (6S,9S)-Roeoside
vào năm 2008.
Và đầu năm 2014, Raut Sachin, Khan Shahana và Gaikwad Rupali cô lập
đƣợc hợp chất (2S,3R,6S)-2-((4-(3-Ethyl-4,5-dihydroxyphenyl)-5,7-dihydroxy
-2-(hydroxymethyl)-6-methyl-1,2,3,4-tetra-hydronaphthalen-1-yl)methoxy)-4hydroxy-6-(hydroxymethyl)-3,6-dihydro(2H)-pyran-3-yl3,4-dihydroxy-2methoxybenzoate).
2.3.3 Tổng quan về hợp chất có trong cây.[21]
 Hydrocarbons
Các Alkane C18:0, C33:0, C20:0, C31:0 và C31:0 lần lƣợt chiếm 12.5,
12.0, 9.2, 8.5 và 8.0% tổng hydrocarbon có trong lá A. ilicifolius


Hình 2.3 Thành phần của n-alkanes trong lá cây A. ilifolius
SVTH:Nguyễn Thị Kim Mơ

10


Luận văn tốt nghiệp
 Acid béo
Trong tổng hàm lƣợng chất béo thì thành phần của acid C16:0 chiếm
lƣợng ƣu đãi 48%, kế đến là C18:0 và C18:1 với lƣợng >15%, và các acid
không bão hòa C18:2, C18:3 và C22:1 cũng hiện diện ở lƣợng đáng kể.

Hình 2.4 Thành phần acid béo tự do trong lá của Acanthus ilicifolius
 Alcohol
Hợp phần alcohol với chiều dài chuỗi từ 14C đến 36C và C14:0 và C16:0
chiếm hơn 10% tổng lƣợng alcohol béo.

Hình 2.5 Alcohol béo trong lá của Acanthus ilicifolius
 Terpenoid
Các terpenoid thông thƣờng là các acid Oleanolic và Ursolic ở dạng
pentacyclic Triterpenoid là Lupeol (3fl-OHqup-20(29)-ene) và α-Amyrin.
Hợp chất glycoside Luteolin 7-O-β-D-glucuronide (Hvo et al., 2005) và
[α-L-arabinofuranosyl (1 4) β- D-glucuronopyranosyl (1 3)] 3β-hydroxylup-20(29)ene (MINOCHA & TAWARI, 1981) đã đƣợc cô lập. Olean-12-en28-oic acid glucoside cũng đáng đƣợc quan tâm

SVTH:Nguyễn Thị Kim Mơ

11


Luận văn tốt nghiệp

 Steroids

l – Misra et al. (1985) 2, 3 - GHOSH et al. (1986),
2 – cây vùng nƣớc ngọt
3 – cây vùng ven biển

Hình 2.6 Tƣơng quan hợp phần của các sterol trong lá của Acanthus
ilicifolius
 Flavonoid
Huo et al. đã đƣa ra 2 hợp chất Apigenin (5,7-dihydroxy-2-(4hydroxyphenyl)chromen-4-one) dạng dẫn xuất glycosylated tại nhóm C7-OH.
methylapigenin-7-O-β-D-glucuronate. Các hợp chất cô lập đƣợc 2 flavone
glycosides, Vitexin và Cacetin 7-O-α-L-rhamnopyranosyl-(l'"6")O-β-gluco
-pyranoside. Chúng cũng có ở các loài khác và cùng là dẫn xuất của
Apigenin.[21]
 Lignans và hợp chất phenolic
Hợp chất phenolic đƣợc nghiên cứu và cô lập lƣợng lớn trong cây
Acanthus ilicifalius. Có hai hợp chất mới, đó là: (+)-lyoniresinol 3a-[2-(3,5dimethoxy-4-hydroxy)-benzoyl]-O-β-glucopyranoside, đƣợc gọi là acanfolio
-side, và dihydroxymethyl-bis(3βdimethoxy-4-hydroxyphenyl)tetrahydrofuran
-9-O-β-glucopyranoside . Wu et al. (2004) cô lập thêm hợp chất mới là (+)Lyoniresinol-3α-O-α-D-galactopyranosyl-(1  6)-β-D-glucopyranoside và
(+)-Lyoniresinol 2a-O-α-D-galactopyranosyl-3a- O-β-D-glucopyranoside.
Ngoài ra còn có Isoacteoside, β-Ethoxyacteoside, Campneosides I (Tb)
và II, Cistanosides E và F, (+)-Lyoniresinol 3a-O-β-Glucopyranoside và
Phenylethyl-O-β-D-glucopyranosyl-(1  2)-β-D-glucospyranoside.
SVTH:Nguyễn Thị Kim Mơ

12


×