Tải bản đầy đủ (.pdf) (54 trang)

khảo sát thành phần hóa học và ly trích một số chất trong cao methanol của hạt trái đủng đỉnh (caryota mitis l ), họ cau (arecaceae)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.1 MB, 54 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA SƯ PHẠM
------------

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

KHẢO SÁT THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ
LY TRÍCH MỘT SỐ CHẤT TRONG CAO
METHANOL CỦA HẠT TRÁI ĐỦNG ĐỈNH
(CARYOTA MITIS L.), HỌ CAU (ARECACEAE)
Chuyên ngành: Sư phạm Hóa học

Cán bộ hướng dẫn:

Họ tên SV:

ThS. Nguyễn Văn Hùng

Lê Quang Quí
MSSV:2111845
Lớp: Sư phạm Hóa học K37

CẦN THƠ – 2015


LỜI CẢM ƠN
--------------------

Qua gần tám tháng thực hiện đề tài luận văn tốt nghiệp “Khảo sát thành phần
hóa học và ly trích một số chất trong cao methanol của hạt trái đủng đỉnh
(Caryota mitis L.), họ cau (Arecaceae)”. Ngoài sự nổ lực, phấn đấu của bản thân, tôi


đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của quý thầy cô và bạn bè. Vì thế, trong những trang
đầu tiên của luận văn tốt nghiệp này, tôi xin gửi những lời cảm ơn chân thành nhất
đến:
 Thầy Nguyễn Văn Hùng - người thầy đã luôn theo sát tôi trong suốt quá trình
nghiên cứu, học tập, đôn đốc, động viên và chỉ dạy tận tình, truyền đạt những kinh
nghiệm quý báo, những kiến thức hữu ích trong việc nghiên cứu.
 Cô Thái Thị Tuyết Nhung, thầy Ngô Quốc Luân, cô Huỳnh Hữu Bích Châu,
thầy Nguyễn Điền Trung, thầy Hồ Hoàng Việt, thầy Bùi Xuân Hào và cùng các thầy
cô khác trong Bộ môn đã quan tâm, giúp đỡ và truyền đạt những kiến thức quý báu
trong suốt thời gian học tập tại trường để tôi có thể thực hiện tốt đề tài.
 Cô Phan Thị Ngọc Mai - Trưởng Bộ môn Hóa Học, khoa Sư phạm, trường
Đại học Cần Thơ đã quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ không chỉ riêng cá
nhân tôi mà đối với tất cả các bạn sinh viên thực hiện đề tài.
 Cha mẹ, gia đình đã luôn ủng hộ, khích lệ và động viên tôi về vật chất lẫn tinh
thần giúp tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
 Tập thể các bạn lớp Sư phạm Hóa - K37, đặc biệt là các bạn ở phòng thí
nghiệm hóa hữu cơ đã động viên, ủng hộ tôi về mặt tinh thần để tôi vượt qua những
khó khăn, hoàn thành tốt công việc.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Cần Thơ, tháng 5 năm 2015
Lê Quang Quí

i


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
--------------------

...............................................................................................................................….
...................................................................................................................................

...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................

ii


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
--------------------

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
iii


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
--------------------


...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
iv


DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT


MeOH

Methanol

CHCl3

Chloroform

PE

Petroleum ether

PE:C

Hệ dung môi Petroleum ether : Chloroform

C:M

Hệ dung môi Chloroform : Methanol

SKLM

Sắc kí lớp mỏng

Rf

Retention factor

δ


Chemical shift

1

Proton Nuclear Magnetic Resonance

H-NMR

13

C-NMR

Carbon (13) Nuclear Magnetic Resonance

CSB

Chỉ số tạo bọt

CTPT

Công thức phân tử

d

Doublet

DEPT

Distortionless Enhancement by Polarization Transfer


IR

Infrared spectroscopy

IUPAC

International Union of Pure and Applied Chemistry

J

Hằng số ghép spin

HMBC

Heteronuclear Multiple Bond Connectivity

HSQC

Heteronuclear Single Quantum Coherrence

M

Khối lượng phân tử

m

Multiplet
v



mp

Melting point

NMR

Nuclear Magnetic Resonance

ppm

Part per million

s

Singlet

t

Triplet

vi


MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................. i
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ..........................................................ii
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN ........................................................... iii
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN ............................................................ iv
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT........................................................... v

MỤC LỤC ................................................................................................................. vii
DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................................ x
DANH MỤC CÁC BẢNG ......................................................................................... xi
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ ......................................................................................... xi
DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC ................................................................................... xii
TÓM TẮT NỘI DUNG ĐỀ TÀI ...............................................................................xiii
LỜI MỞ ĐẦU .......................................................................................................... xiv
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN ......................................................................................... 1
1.1 TỔNG QUAN VỀ CÂY ĐỦNG ĐỈNH .............................................................. 1
1.1.1 Giới thiệu về cây đủng đỉnh [20] .................................................................. 1
1.1.2 Mô tả thực vật .............................................................................................. 2
1.1.2.1 Thân ....................................................................................................... 2
1.1.2.2 Lá ........................................................................................................... 2
1.1.2.3 Hoa, trái ................................................................................................. 3
1.1.3 Phân bố, sinh thái ......................................................................................... 4
1.1.3.1 Phân bố .................................................................................................. 4
1.1.3.2 Sinh thái ................................................................................................. 4
1.2 CÔNG DỤNG .................................................................................................... 5
1.2.1 Công dụng được sử dụng trong nước ............................................................ 5
1.2.2 Công dụng được sử dụng ở nước ngoài......................................................... 5
1.3 MỘT SỐ CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA
CÂY ĐỦNG ĐỈNH .................................................................................................. 6
vii


1.3.1 Tình hình nghiên cứu trong nước .................................................................. 6
1.3.2 Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài .............................................................. 6
CHƯƠNG 2 THỰC NGHIỆM .................................................................................. 11
2.1 DỤNG CỤ, HÓA CHẤT .................................................................................. 11
2.1.1 Dụng cụ ...................................................................................................... 11

2.1.2 Hóa chất ..................................................................................................... 11
2.2 NGUYÊN LIỆU ............................................................................................... 12
2.2.1 Thu hái nguyên liệu .................................................................................... 12
2.2.2 Xử lý nguyên liệu ....................................................................................... 12
2.2.3 Xác định độ ẩm nguyên liệu ....................................................................... 13
2.3 PHƯƠNG PHÁP THỰC NGHIỆM .................................................................. 14
2.3.1 Phương pháp định tính sơ bộ thành phần hóa học ....................................... 14
2.3.2 Phương pháp chiết suất, cô lập các hợp chất ............................................... 14
2.3.2.1 Phương pháp chiết suất[6] .................................................................... 14
2.3.2.2 Phương pháp phân lập các hợp chất[6] ................................................. 14
2.3.3 Phương pháp xác định cấu trúc[5] .............................................................. 15
2.4 QUI TRÌNH THỰC NGHIỆM ......................................................................... 17
2.4.1 Định tính sơ bộ thành phần hóa học của hạt trái đủng đỉnh trên cao methanol
............................................................................................................................ 17
2.4.1.1 Khảo sát sự hiện diện của các hợp chất alcaloid[6][21] ........................ 17
2.4.1.2 Khảo sát sự hiện diện của các hợp chất flavonoid[6][21] ...................... 18
2.4.1.3 Khảo sát sự hiện diện của các hợp chất steroid[6][21] .......................... 19
2.4.1.4 Khảo sát sự hiện diện của các hợp chất glycosid[6][21]........................ 19
2.4.1.5 Khảo sát sự hiện diện của các hợp chất saponin[6][21] ......................... 20
2.4.1.6 Khảo sát sự hiện hiện của các hợp chất tanin[6][21] ............................. 21
2.4.1.7 Khảo sát sự hiện diện của các hợp chất coumarine[6][21] .................... 21
2.4.2 Sơ đồ điều chế cao chloroform[6] ............................................................... 22
2.4.3 Cô lập, tinh chế chất từ cao CHCl3[3][4][6-9]............................................. 23
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ BIỆN LUẬN ................................................................ 29
viii


3.1 KẾT QUẢ ĐỊNH TÍNH CÁC NHÓM HỢP CHẤT TRONG HẠT TRÁI ĐỦNG
ĐỈNH ..................................................................................................................... 29
3.2 XÁC ĐỊNH TÍNH CHẤT VẬT LÍ, CẤU TRÚC VÀ NHẬN DANH HỢP

CHẤT DDPC73 ..................................................................................................... 30
CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................... 32
4.1 KẾT LUẬN ...................................................................................................... 32
4.2 KIẾN NGHỊ ..................................................................................................... 32
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................... 33
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1 HÌNH ẢNH KẾT QUẢ ĐỊNH TÍNH CÁC NHÓM CHẤT TRONG HẠT
TRÁI ĐỦNG ĐỈNH………………………………………………………………...PL1

Phụ lục 1.1 Hiện tượng của các hợp chất alcaloid với thuốc thử Dragendorff (A),
Wager (B) và Mayer (C)……………………………………………………...PL1
Phụ lục 1.2 Hiện tượng của các hợp chất flavonoid với Shibata (A), dung dịch
Pb(CH3COO)2 (B), H2SO4 đặc (C) và dung dịch FeCl3 (D)………………….PL2
Phụ lục 1.3Hiện tượng của các hợp chất steroid với thuốc thử Salkowshy…..PL2
Phụ lục 1.4 Hiện tượng của các hợp chất glycoside với thuốc thử Tollens…..PL2
Phụ lục 1.5 Hiện tượng của các hợp chất tanin với dung dịch FeCl3 (A), dung
dịch Pb(CH3COO)2 (B) và thuốc thử Stiasy (C)……………………………...PL3
Phụ lục 1.6 Hiện tượng của các hợp chất coumarine phản ứng diazo hóa…...PL3
Phụ lục 1.7 Hiện tượng của các hợp chất saponin (A) và saponin steroid (B).PL3
PHỤ LỤC 2 PHỔ MS CỦA HỢP CHẤT DDPC73………………………………...PL4
PHỤ LỤC 3 PHỔ 1H-NMR CỦA HỢP CHẤT DDPC73…………………………..PL5

ix


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 1 Cây đủng đỉnh (Caryota mitis)

2


Hình 2 Lá của cây đủng đỉnh

3

Hình 3 Hoa của cây đủng đỉnh

3

Hình 4 Trái của cây đủng đỉnh

4

Hình 5 Bột nguyên liệu sau khi đã sấy khô và xay nhuyễn

13

Hình 6 Bộ chiết Soxhlet

26

Hình 7 Bếp đun cách thủy

26

Hình 8 Sắc ký cột silica gel

27

Hình 9 Chất DDPE73


27

Hình 10 Kết quả SKLM của DDPE73

30

x


DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang
Bảng 1 Các hợp chất trong cây đủng đỉnh núi (Caryota urens)

7

Bảng 2 Một số chất đã được cô lập từ cây đủng đỉnh

10

Bảng 3 Các hóa chất sử dụng trong việc cô lập cao CHCl3

11

Bảng 4 Các hóa chất sử dụng trong việc định tính các nhóm hợp chất có
trong hạt trái đủng đỉnh

12


Bảng 5 Khối lượng mẫu tươi và mẫu khô của hạt trái đủng đỉnh

13

Bảng 6 Kết quả sắc ký cột cao CHCl3

24

Bảng 7 Kết quả sắc ký cột lần 2, phân đoạn DD05 (1,038 g)

25

Bảng 8 Kết quả định tính các nhóm hợp chất hữu cơ trong hạt trái đủng đỉnh

29

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ

Trang
Sơ đồ 1 Quy trình điều chế cao CHCl3

23

Sơ đồ 2 Quá trình cô lập và tinh chế hợp chất từ cao chloroform

28

xi



DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1 HÌNH ẢNH KẾT QUẢ ĐỊNH TÍNH CÁC NHÓM CHẤT
TRONG HẠT TRÁI ĐỦNG ĐỈNH

PL1

Phụ lục 1.1 Hiện tượng của các hợp chất alcaloid với thuốc thử Dragendorff

PL1

(A), Wager (B) và Mayer (C).
Phụ lục 1.2 Hiện tượng của các hợp chất flavonoid với Shibata (A), dung dịch
Pb(CH3COO)2 (B), H2SO4 đặc (C) và dung dịch FeCl3 (D).

PL2

Phụ lục 1.3 Hiện tượng của các hợp chất steroid với thuốc thử Salkowshy

PL2

Phụ lục 1.4 Hiện tượng của các hợp chất glycoside với thuốc thử Tollens
Phụ lục 1.5 Hiện tượng của các hợp chất tanin với dung dịch FeCl3 (A), dung
dịch Pb(CH3COO)2 (B) và thuốc thử Stiasy (C)

PL3

Phụ lục 1.6 Hiện tượng của các hợp chất coumarine phản ứng diazo hóa

PL3


Phụ lục 1.7 Hiện tượng của các hợp chất saponin (A) và saponin steroid (B)

PL3

PHỤ LỤC 2 PHỔ MS CỦA HỢP CHẤT DDPC73

PL4

PHỤ LỤC 3 PHỔ 1H-NMR CỦA HỢP CHẤT DDPC73

PL5

xii


TÓM TẮT NỘI DUNG ĐỀ TÀI
--------------------

Cây đủng đỉnh còn gọi là cây móc có tên khoa học là Caryota mitis; là loài thực
vật có hoa thuộc họ Arecaceae. Loài này được Lour. miêu tả khoa học đầu tiên vào
năm 1790. Cây đủng đỉnh phân bố chủ yếu ở Việt Nam, Singapore, Miến Điện và một
số nơi ở Ấn Độ…. Chúng sinh trưởng trên nhiều loại đất ẩm. Đủng đỉnh là loài cây
quen thuộc với người dân sống ở vùng nông thôn Việt Nam. Trước đây ở nông thôn
Nam Bộ, người ta thường dùng hoa và lá để trang trí đám cưới. Ngày nay có nơi, cây
đủng đỉnh được trồng làm cảnh. Hơn nữa, trong y học dân gian, cây đủng đỉnh còn
được sử dụng làm thuốc từ các bộ phận như hạt, lá và rễ để chữa các bệnh như nhức
mỏi, đau lưng, đau khớp…. Trong các nghiên cứu y dược hiện đại các hợp chất hữu cơ
từ cây đủng đỉnh gồm các flavonoid, alcaloid và tanin… tiếp tục là nguồn cung cấp
các hợp chất có tiềm năng cho các thử nghiệm hoạt tính sinh học.

Do vậy, đề tài “Khảo sát thành phần hóa học và ly trích một số chất trong
cao methanol của hạt trái đủng đỉnh (Caryota mitis), họ cau (Arecaceae)” mong
muốn góp phần nhỏ vào việc nghiên cứu các hợp chất có nguồn gốc từ thiên nhiên, cụ
thể trong hạt của cây đủng đỉnh để làm sáng tỏ những ứng dụng y học của loài cây
này.
Tuy nhiên do điều kiện về thời gian không cho phép, đề tài chỉ giới hạn khảo
sát các hợp chất trong cao chloroform. Tiến hành khảo sát sơ bộ thành phần hóa học
của hạt trái đủng đỉnh trên bột khô, cao methanol bằng các phản ứng định tính một số
nhóm hợp chất hữu cơ thường gặp trong thực vật. Qua khảo sát sơ bộ cho thấy, trong
hạt trái đủng đỉnh có một số nhóm hợp chất như alcaloid, flavonoid, steroid, glycosid,
tanin, saponin và coumarin.
Cao chloroform thu được, được tiến hành sắc ký cột kết hợp với sắc ký lớp
mỏng để xác định độ tinh khiết của hợp chất cô lập được. Sau đó, hợp chất được cô lập
sẽ được xác định cấu trúc bằng các phương pháp vật lý hiện đại.

xiii


LỜI MỞ ĐẦU
-------------------Ngày nay, xã hội ngày càng phát triển, tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa ngày
càng nhanh. Kèm theo nhiều hệ lụy ảnh hưởng đến cuộc sống như ô nhiễm môi
trường, xuất hiện thêm nhiều căn bệnh nguy hiểm đặc biệt là căn bệnh ung thư quái ác.
Vì thế vấn đề “sức khỏe” là một trong những vấn đề mà mỗi người trong xã hội ngày
nay luôn quan tâm hàng đầu.
Tuy nhiên, cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, nhiều loại dược phẩm đã
được bào chế có tác dụng chữa bệnh góp phần hết sức to lớn trong việc bảo vệ sức
khỏe con người trước những tác động của môi trường,…. Hầu hết, những loại dược
phẩm này được tổng hợp bằng con đường hóa học, ngoài tác dụng chữa bệnh bên cạnh
đó chúng còn gây ra những tác dụng phụ không mong muốn. Do đó, các nhà khoa học
có xu hướng tìm về những loại dược thảo để tìm ra những hợp chất có nguồn gốc thiên

nhiên vừa có tác dụng chữa bệnh, vừa hạn chế những tác dụng phụ cho sức khỏe người
sử dụng.
Vì lẽ đó, khảo sát thành phần hóa học của các chất trong thiên nhiên trở thành
vấn đề quan trọng cần làm đối với các nhà khoa học. Vì thế, đề tài luận văn tốt nghiệp
“Khảo sát thành phần hóa học và ly trích một số chất trong cao methanol của hạt
trái đủng đỉnh (Caryota mitis), họ cau (Arecaceae)” được thực hiện với mong muốn
góp một phần nhỏ vào việc nghiên cứu và làm sáng tỏ về loài cây quen thuộc nhưng
đầy tiềm năng này. Thông qua việc khảo sát sơ bộ thành phần hóa học của hạt trái
đủng đỉnh, cô lập được ít nhất một hợp chất sạch và xác định cấu trúc.

xiv


CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN
1.1 TỔNG QUAN VỀ CÂY ĐỦNG ĐỈNH
1.1.1 Giới thiệu về cây đủng đỉnh [20]
Cây đủng đỉnh còn gọi là cây móc có tên khoa học là Caryota mitis Lour., thuộc
họ cau (Arecaceae).
Giới: Plantae
Ngành: Angiospermae
Lớp: Monocots
Phân lớp: Commelinids
Bộ: Arecales
Họ: Arecaceae
Chi: Caryota
Loài: C. mitis
Ở Việt Nam, cây đủng đỉnh có nhiều tên tên gọi khác nhau. Ở miền Bắc gọi là
cây móc, miền Trung gọi là cây đồng đình và ở miền Nam người ta gọi là cây đủng
đỉnh. Ngoài ra, cây còn có một số tên gọi khác nhau tùy thuộc vào từng quốc gia mà
nó phân bố.

Ở Arabic, cây đủng đỉnh gọi là Nakhalat câryôtâ.[25]
Ở Chinese, cây đủng đỉnh gọi là Duan sui yu wei kui, Cong li kong que ye zi
(Taiwan), Tuan sui yi wei k'uei, Chiu yeh tzu.[25]
Ở French, cây đủng đỉnh gọi là Caryote doux.[25]
Ở German, cây đủng đỉnh gọi là Fischschwanzpalme.[25]
Ở Indonesia, cây đủng đỉnh gọi là Sarai.[25]
Ở Italian, cây đủng đỉnh gọi là Palma cariota.[25]
Ở Korean, cây đủng đỉnh gọi là K'ae ri oh t'a ya cha.[25]
Ở Malay, cây đủng đỉnh gọi là Dudar, Nudok, Dudok, Leseh, Leuteu. Mudor
(Sarawak).[25]
Ở Myanmar, cây đủng đỉnh gọi là Minbow.[25]
Ở Spanish, cây đủng đỉnh gọi là Palma cola de pescado (El Salvador).[25]
1


Ở Thailand, cây đủng đỉnh gọi là Taou-rung-dang.[25]

Hình 1 Cây đủng đỉnh (Caryota mitis)
1.1.2 Mô tả thực vật
1.1.2.1 Thân
Thân cây hình trụ, mọc thành từng cụm do đâm chồi từ gốc, màu xanh lá cây,
xám hoặc nâu. Thân cây cao từ 4 - 6 m có khi lên đến 10 m. Thân cây do nhiều bẹ lá
tạo thành, đường kính từ 10 - 15 cm và đường kính tán từ 4,5 - 6 m.[20]
1.1.2.2 Lá
Lá cây đủng đỉnh có màu xanh nhạt lúc còn non, xanh đậm lúc già. Lá kép lông
chim hai lần, dài 1 - 2 m, gồm nhiều lá chét mọc so le.[20] Phiến lá hình tam giác lệch,
gốc nhọn có dạng đuôi cá nên nó còn gọi là cây Đuôi cá, bìa trên có răng cưa nhỏ, dài
15 - 20 cm, gân lá xếp như nan quạt, phiến lá dai.[22] Bẹ lá có nhiều sợi; cuống chung
to, có rãnh, cuống phụ hình dải có một lớp đệm mọc ở gốc.[20]


2


Hình 2 Lá của cây đủng đỉnh

1.1.2.3 Hoa, trái
Hoa có nhiều màu sắc khác nhau từ màu hồng nhạt đến màu tím.[22] Những
cụm hoa trong chi Caryota là lưỡng tính, được chia thành hoa đực và hoa cái. Cụm hoa
bông mo dài 30 - 40cm, có nhiều nhánh, rất dày hoa, dài 25 cm; mo 4 - 6, dạng bao.
Mỗi chùm hoa gọi là buồng. Khi mang trái gọi là buồng trái (kiểu như gọi buồng cau).
Buồng hoa mọc từ thân ra, trên trước, dưới sau, do đó quả của buồng trên trưởng thành
trước quả buồng dưới.[20] Những cụm hoa trong chi Caryota là lưỡng tính, được chia
thành hoa đực và hoa cái. Hoa đủng đỉnh đơn tính, hoa đực và hoa cái cùng trên một
cây, hoa có dạng chùm mọc từ thân cây, mọc rủ xuống dọc theo theo thân cây, sau khi
chùm hoa này già chết thì chùm hoa mới được mọc ra thay thế.[20][22]

Hình 3 Hoa của cây đủng đỉnh

3


Trái đủng đỉnh có dạng hình cầu, có vỏ ngoài hơi dày, đường kính 14 – 15 mm,
nhẵn và có nhiều màu sắc khác nhau từ màu xanh khi trái còn non cho đến màu đỏ, tím
bầm và đen khi chín. Mỗi trái đủng đỉnh có một hạt.[1][20][22]

Hình 4 Trái của cây đủng đỉnh

1.1.3 Phân bố, sinh thái
1.1.3.1 Phân bố
Cây đủng đỉnh được Lour. mô tả khoa học đầu tiên vào năm 1790.[20] Nó có

nguồn gốc ở Java, Philippin và Malaysia. Nó được phân phối rộng rãi từ Ấn Độ, Sri
Lanka sang Malaysia, Thái Lan, Lào, Campuchia, Indonesia, Trung Quốc, Việt Nam...
và thường mọc dưới tán rừng mưa nhiệt đới.[2][20] Ở Việt Nam, cây đủng đỉnh du
nhập vào từ rất lâu, ta thường bắt gặp chúng ở vùng rừng núi ở nhiều tỉnh từ vùng Tây
Bắc cho đến khu vực miền Trung và một số tỉnh ở miền Tây Nam Bộ. Ngoài ra chúng
cũng được trồng làm cảnh, trang trí khuôn viên đường phố ở các thành phố trên cả
nước.[2][21]
1.1.3.2 Sinh thái
Cây đủng đỉnh là loài thực vật có hoa thuộc họ cau (Arecaceae), chi móc
(Caryota) gồm 12 loài trên thế giới.[1] Chúng phân bố ở các vùng nhiệt đới và cận
nhiệt đới. Cây ra hoa tháng 3 - 4 và tháng 11 - 12. Cây sống ở khí hậu nóng ẩm mưa
nhiều, nhiệt đới và cận nhiệt đới. là loài cây ưa bóng khi còn nhỏ, ưa ánh sáng lúc
trưởng thành. Khả năng chịu hạn do là loài cây sống ở khí hậu vùng nhiệt đới nên đòi
4


hỏi chế độ ẩm cao có nhiều nước. Khả năng chịu lạnh tốt nhưng không chịu được nhiệt
độ dưới 0ºC. Nhiệt độ thích hợp cho cây sinh trưởng và phát triển tốt là 18 - 29ºC. Cây
được trồng bằng hạt hoặc bằng nuôi cấy mô tế bào. Là loài cây sinh trưởng tốt, có khả
năng chống chịu với điều kiện tự nhiên khắc nghiệt cao, có thể thích nghi tốt với nhiều
loại đất ẩm.[1][21]
1.2 CÔNG DỤNG
1.2.1 Công dụng được sử dụng trong nước
Ở Việt Nam, đủng đỉnh có rất nhiều công dụng trong cuộc sống từ thân, lá cho
đến trái của nó. Lá đủng đỉnh thường dùng để trang trí trong các dịp lễ hội ở nhiều
vùng nông thôn như làm cổng đám cưới, dựng cổng chào. Ngoài ra lá đủng đỉnh còn
được sử dụng làm chổi quét sân vườn, chồi ngọn có thể dùng làm rau ăn và từ thân
cây, người ta có thể lấy bột cọ.[2][21] Trái khi chín là nguồn thức ăn cho một số động
vật.[1][22]
Bên cạnh đó, đủng đỉnh còn được sử dụng trong y học dân gian làm lành vết

thương và chữa một số bệnh thông thường như bệnh gan nhiễm mỡ, điều trị thấp khớp,
thoái hóa khớp, bệnh viêm xương khớp, theo lương y Nguyễn Hữu Tân đủng đỉnh
được dùng để chữa bệnh cao huyết áp ở người lớn tuổi bằng cách sắc nước uống, rượu
ngâm trái đủng đỉnh uống vào giúp tiêu hóa tốt, lưu thông máu huyết tốt, giảm tình
trạng đau nhức mỏi khớp. Ngoài ra, người ta có thể ngâm rượu trái đủng đỉnh cùng với
1 nắm rễ cau non, rang vàng, hạ thổ để uống. Ai không uống được rượu thì sắc đặc, 3
chén nước sắc còn 1 chén, ngày uống 1 lần trước khi đi ngủ 1 tiếng. Bên cạnh đó,
người ta sử dụng phần lõi non của ngọn cây dùng để bệnh gan nhiễm mỡ.
1.2.2 Công dụng được sử dụng ở nước ngoài
Ở vùng đầm lầy than bùn thuộc tỉnh Narathivas Thái Lan, đủng đỉnh là một
trong số 46 thực vật được dùng làm thảo dược. Người dân ở đây sử dụng trái đủng
đỉnh để chữa bệnh mẩn ngứa ngoài da bằng cách đun sôi trái của nó nước và dùng
nước này để tắm.[25]
Đồng bào dân tộc Akha ở ngôi làng Lao Khao, huyện Sing, tỉnh Luang Namtha
thuộc quốc gia Lào, đủng đỉnh được dùng như một dược liệu để chăm sóc sức khỏe
cho người dân trong làng.[14]
Ở Campuchia, sợi mềm tại các nách lá dùng để đắp ngoài da làm lành các vết
thương.[25]
Bộ tộc Negrito ở quần đảo Andaman của Ấn Độ sử dụng các chồi non để chữa
trị nôn mửa và đau bụng.[17][25]
5


Ở Bangladesh, rễ và trái đủng đỉnh được sử dụng để chữa trị bệnh trĩ, viêm
khớp dạng thấp và có tác dụng như thuốc nhuận tràng.[25]
1.3 MỘT SỐ CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ THÀNH PHẦN HÓA HỌC
CỦA CÂY ĐỦNG ĐỈNH
1.3.1 Tình hình nghiên cứu trong nước
Chưa có nhiều công trình nghiên cứu cây đủng đỉnh đặc biệt là “hạt trái đủng
đình” để làm rõ về những tác dụng của nó trong y học dân gian mà chúng ta đã biết từ

lâu.
Các nghiên cứu mới đây ở trường Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh về
việc cô lập các hợp chất có hoạt tính từ vỏ của trái đủng đỉnh. Kết quả ba hợp chất
được cô lập và xác định cấu trúc là 1-O-β-D-glucopyranosyl-(2S,3S,4R,6Z)-2-N-(2’hydroxydecanoyl)heneicosasphinga-6-ene, rutin, isoquercitrin.[21]
1.3.2 Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
Năm 2010, các tác giả Feng-Lin Song, Ren-You Gan, Yuan Zhang, Qin Xiao,
Lei Kuang and Hua-Bin Li thuộc bộ môn dinh dưỡng, khoa y tế công cộng trường Đại
học Sun Yat-Sen, Quảng Châu, Trung Quốc đã nghiên cứu và chỉ ra rằng đủng đỉnh là
một trong số 56 loại cây được sử dụng làm thuốc ở Trung Quốc chứa hàm lượng
phenolic và chất chống oxi hóa cao hứa hẹn sẽ những nguồn cung cấp chất chống oxi
hóa tự nhiên và các hợp chất có hoạt tính sinh học - ứng dụng trong công nghiệp thực
phẩm và dược phẩm.[11]
Năm 2012, các tác giả HUANG Si-mei,ZHANG Jing*,FAN Yu-qin,MOU
Li-hui thuộc khoa khoa học đời sống, Đại học Jiaying, Trung Quốc đề cập đến việc tối
ưu hóa quá trình chiết xuất proanthocyanidins từ trái đủng đỉnh (Caryota mitis Lour.).
Qua nghiên cứu này các tác giả cho rằng: “trái đủng đỉnh” (Caryota mitis) giàu
proanthocyanidins và do đó có tiềm năng phát triển rất lớn. Bởi vì một trong những
nhóm flavonoids thực vật hữu ích nhất là proanthocyanidins (còn được gọi là
procyanidins).[13] Nhóm này mang lại rất nhiều ích lợi cho sức khỏe. Mỗi
proanthocyanidins liên kết với các loại proanthocyanidins khác. Một hỗn hợp gồm các
proanthocyanidins liên kết với nhau dạng dime, trime…polime được gọi chung là
procyanidolic oligomer, gọi tắt là PCO.[21]
Năm 1986, Jacques Masquelier là người khám phá ra các đặc tính chống oxy
hóa và thu dọn gốc tự do của PCO. Nhiều phương pháp hiện đại và phức tạp đã chứng
minh hoạt động bảo vệ mạch máu của PCO và tạo cơ sở vững chắc cho việc sử dụng
PCO trong điều trị các bệnh lý mạch máu. Các phương pháp này cho thấy PCO có khả
6


năng: bắt giữ gốc tự do hydroxyl, bắt giữ lipide peroxide, làm chậm trễ đáng kể sự

khởi đầu của quá trình peroxide hóa lipide, kìm giữ các phân tử sắt tự do, giúp ngăn
chặn sự peroxide hóa lipide do sắt, ức chế sự sản sinh ra gốc tự do bằng cách ức chế
không cạnh tranh men xanthin oxidase và ức chế sự tổn thương do các enzyme
(hyaluronidase, elastase, collagenase...) có thể làm thoái hóa cấu trúc mô liên kết.[21]
Cây đủng đỉnh (Caryota mitis) ít được nghiên cứu so với cây đủng đỉnh cùng
chi với nó - cây đủng đỉnh núi (Caryota urens).
Bảng 2 Các hợp chất trong cây đủng đỉnh núi (Caryota urens)[10]
STT Bộ phận của cây

Tên hợp chất

1

Hexanoic acid



Dodecanoic acid
Nitrous acid
N-Ethyl acrylamide
Butyl propyl ester
Pentadecanoic acid
Benzoic acid
Lignoceric acid
11-Octadecenoic acid
9,12-Octadecadienoic acid
Linolenic acid
Pyroglutamic acid
Palmitaldehyde
3,4-Hexanediol

Aziridine
Stearic acid
Cyclohexyl ester
Oleic acid
10-Undecenoic acid
8-Nonynoic acid
7


2

Trái non

Cyclopentanone
1,8-Nonadien-4-ol
Phenol, Acide carbolique
2-Methoxy-4-vinylphenol
Pentadecanoic acid
Pyrogallol 1,3-dimethyl ether
Phthalic acid
11-Octadecenoic acid
Decylenic alcohol
Pyroglutamic acid
(2E,6E)-Farnesol
1,5-Heptadiene
Stearic acid
Cyclopentaneundecanoic acid
3-Butenoic acid
Palmitic acid
Oleic acid

Hendecynoic acid

3

Vỏ trái đủng đỉnh

4-Fluorobenzoyl
Cyclobutane
Isoxazolidine
Nitrous acid
1-Propanol
Dodecanoic acid
Propanedioic acid
Oxalic acid
Hexanoic acid

8


Isobutane
Bis(trimethylsilyl) ester
Isonitropropane
Oxetane
8-Nonynoic acid
Levoglutamide
2,2-Bis(trimethylsilyl)styrene oxide
Amyl nitrite
Aziridine
Borazine
1-Butanol

Nonadecanoic acid
1-Propenyl-aziridine
Caffeine
Cyclopentaneundecanoic acid
10-Undecynoic acid

9


Bảng 3 Một số chất đã được cô lập từ cây đủng đỉnh[21]
STT Tên hợp chất
1

CTCT

1-O-β-D-glucopyranosyl(2S,3S,4R,6Z)-2-N-(2’hydroxydecanoyl)heneicosasphing
a-6-ene

2

Isoquercitrin

3

Rutin

10



×