HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA MÔI TRƯỜNG
----------------------------
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI:
ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA SẢN XUẤT BÁNH TẺ
PHÚ NHI ĐẾN CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT TẠI PHÚ THỊNH
SƠN TÂY - HÀ NỘI
Người thực hiện
: NGUYỄN PHƯƠNG ANH
Lớp
: MTA
Khóa
: 56
Chuyên ngành
: MÔI TRƯỜNG
Giáo viên hướng dẫn
: ThS. CAO TRƯỜNG SƠN
Hà Nội - 2015
2
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA MÔI TRƯỜNG
----------------------------
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI:
ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA SẢN XUẤT BÁNH TẺ
PHÚ NHI ĐẾN CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT TẠI PHÚ THỊNH
SƠN TÂY - HÀ NỘI
Người thực hiện
: NGUYỄN PHƯƠNG ANH
Lớp
: MTA
Khóa
: 56
Chuyên ngành
: MÔI TRƯỜNG
Giáo viên hướng dẫn
: ThS. CAO TRƯỜNG SƠN
Địa điểm thực tập
: UBND PHƯỜNG PHÚ THỊNH,
SƠN TÂY, HÀ NỘI
Hà Nội - 2015
4
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đã
nhận được nhiều sự giúp đỡ tận tình của các tập thể, cá nhân trong và ngoài trường.
Lời đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban giám hiệu Học Viện
Nông nghiệp Việt Nam, Khoa Môi trường, Bộ môn Quản lý môi trường; cảm ơn các
thầy giáo, cô giáo đã truyền đạt cho tôi những kiến thức và những kinh nghiệm quý
báu trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu trên giảng đường đại học vừa qua
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới thầy giáo ThS. Cao
Trường Sơn là người đã dành nhiều thời gian, tạo điều kiện thuận lợi, tận tình
hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn UBND phường Phú Thịnh và các hộ sản xuất
bánh tẻ làng nghề Phú Nhi trên địa bàn phường Phú Thịnh đã giúp đỡ tôi thực
hiện đề tài này.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới tập thể lớp MTA – K56, gia đình và
bạn bè đã luôn giúp đỡ, chia sẻ, động viên và khích lệ tôi trong suốt thời gian
học tập và rèn luyện tại Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam.
Trong quá trình thực hiện đề tài, do điều kiện về thời gian, tài chính và trình
độ nghiên cứu của bản thân còn nhiều hạn chế nên khi thực hiện đề tài khó tránh
khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tôi rất mong nhận được sự quan tâm đóng góp ý kiến
của các thầy cô giáo và các bạn để Khóa luận tốt nghiệp này được hoàn thiện hơn.
Tôi xin cam đoan những kết quả trong báo cáo này là trung thực.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày … tháng ... năm 2012
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Phương Anh
i
MỤC LỤC
1.1.Tính cấp thiết của đề tài...................................................................................1
2.1.1.Khái niệm và tiêu chí công nhận làng nghề.................................................4
Khái niệm làng nghề..............................................................................................4
Hiện nay có rất nhiều nghiên cứu về làng và làng nghề. Khái niệm làng nghề rất
đa dạng và thay đổi theo thời gian. Theo quy định mới nhất của Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn (Thông tư 116/2006/TT-BNN ngày 18/12/2006) về làng
nghề thì:.................................................................................................................4
- Làng nghề: Là một hoặc nhiều cụm dân cư cấp thôn, ấp, bản, làng, buôn,
phum, sóc hoặc các điểm dân cư tương tự trên địa bàn một xã, thị trấn, có các
hoạt động ngành nghề nông thôn, sản xuất ra một hoặc nhiều loại sản phẩm khác
nhau.......................................................................................................................4
- Nghề truyền thống: Là nghề được hình thành rất lâu đời, tạo ra những sản
phẩm độc đáo, có tính riêng biệt, được lưu truyền và phát triển đến ngày nay
hoặc có nguy cơ bị mai một, thất truyền...............................................................4
- Làng nghề truyền thống: Là làng nghề có truyền thống được hình thành từ lâu
đời..........................................................................................................................4
Tiêu chí công nhận làng nghề................................................................................4
Theo Báo Cáo Môi Trường Quốc Gia năm 2008, làng nghề được công nhận phải
đạt 3 tiêu chí sau:...................................................................................................4
- Có tối thiểu 30% tổng số hộ trên địa bàn tham gia các hoạt động ngàng nghề
nông thôn...............................................................................................................4
- Hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định tối thiểu 2 năm đến thời điểm đề nghị
công nhận. .............................................................................................................4
- Chấp nhận tốt chính sách, pháp luật của Nhà nước............................................4
2.1.2. Sự hình thành và phát triển các làng nghề ở Việt Nam...............................5
2.1.3. Sự phân bố của các làng nghề ở Việt Nam..................................................6
3.4.3. Phương pháp xác định nguồn thải.............................................................35
PHỤ LỤC
ii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
:
Diễn giải
BVMT
:
Bảo vệ môi trường
CCN
:
Cụm công nghiệp
CĐ
:
Công đoạn
CTR
:
Chất thải rắn
LTTP
:
Lương thực thực phẩm
NXB
:
Nhà xuất bản
QCCP
:
Quy chuẩn cho phép
QCVN
:
Quy chuẩn Việt Nam
QLMT
:
Quản lý môi trường
TCCP
:
Tiêu chuẩn cho phép
TCVN
:
Tiểu chuẩn Việt Nam
TDP
:
Tổ dân phố
TNHH
:
Trách nhiệm hữu hạn
TNMT
:
Tài nguyên môi trường
UBND
:
Ủy ban nhân dân
VSMT
:
Vệ sinh môi trường
BOD5
:
Nhu cầu oxi sinh hóa sau 5 ngày
COD
:
Nhu cầu oxy hóa học
TSS
:
Tổng chất rắn lơ lửng
NH4+
:
Amoni
PO43-
:
Phosphat
iii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Phân bố các loại hình làng nghề ở các vùng nông thôn Việt Nam.......7
Bảng 2.2. Các xu thế phát triển chính của làng nghề Việt Nam .........................10
đến năm 2015......................................................................................................10
Bảng 2.3. Đặc trưng ô nhiễm từ sản xuất của một số loại hình làng nghề.........18
Bảng 2.4: Hàm lượng bụi PM10 và bụi TSP tại một số làng nghề thuộc đồng
bằng sông Hồng năm 2011..................................................................................19
Bảng 2.5: Hàm lượng BOD5 trong nước thải tại một số làng nghề thuộc đồng
bằng sông Hồng năm 2011..................................................................................20
Đơn vị..................................................................................................................20
mg/l......................................................................................................................20
mg/l......................................................................................................................20
mg/l......................................................................................................................20
mg/l......................................................................................................................20
Bảng 2.6: Hàm lượng COD trong nước thải tại một số làng nghề thuộc đồng
bằng sông Hồng năm 2011..................................................................................21
Làng nghề............................................................................................................21
Tổng COD...........................................................................................................21
Đơn vị..................................................................................................................21
Kim khí Thanh Thùy (Hà Nội)............................................................................21
187.......................................................................................................................21
mg/l......................................................................................................................21
50-100..................................................................................................................21
mg/l......................................................................................................................21
120.......................................................................................................................21
mg/l......................................................................................................................21
100.......................................................................................................................21
mg/l......................................................................................................................21
Bảng 2.7: Kết quả phân tích mẫu nước thải ở 3 cụm làng nghề chế biến nông sản
thực phẩm Dương Liễu, Cát Quế, Minh Khai - Hoài Đức – Hà Nội..................22
Bảng 3.1: Chỉ số phát sinh CTR..........................................................................35
Khu vực...............................................................................................................35
Chỉ số phát sinh...................................................................................................35
Đơn vị..................................................................................................................35
Nông thôn............................................................................................................35
0,4........................................................................................................................35
kg/người/ngày......................................................................................................35
Thành phố............................................................................................................35
1,0........................................................................................................................35
kg/người/ngày......................................................................................................35
Bảng 3.2: Tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt...........................................................36
iv
Hình 3.1: Sơ đồ vị trí lấy mẫu nước mặt.............................................................37
Bảng 3.3: Các phương pháp phân tích chất lương nước:....................................38
Bảng 4.1: Bảng thể hiện các giá trị thời tiết thị xã Sơn Tây ..............................41
từ năm 2005-2013................................................................................................41
Bảng 4.2: Thời gian thành lập các cơ sở sản xuất bánh tẻ tại làng nghề Phú Nhi
trên địa bàn Phú Thịnh – Sơn Tây – Hà Nội.......................................................44
Thời gian..............................................................................................................44
Số lượng (cơ sở)..................................................................................................44
Tỷ lệ (%)..............................................................................................................44
Trước năm 2000..................................................................................................44
9...........................................................................................................................44
30%......................................................................................................................44
Từ năm 2000 - nay..............................................................................................44
21.........................................................................................................................44
70%......................................................................................................................44
Tổng.....................................................................................................................44
30.........................................................................................................................44
100%....................................................................................................................44
Bảng 4.3: Quy mô sản xuất của các hộ gia đình tại làng nghề bánh tẻ Phú Nhi. 45
Bảng 4.4: Bảng các nguyên liệu sử dụng trong sản xuất tính trong ...................45
100 chiếc bánh.....................................................................................................45
Bảng 4.5: Hiện trạng sử dụng đất của các hộ sản xuất bánh tẻ Phú Nhi tại Phú
Thịnh – Sơn Tây –...............................................................................................47
Hà Nội.................................................................................................................47
Bảng 4.6: Lượng chất thải rắn sản xuất tại làng nghề.........................................53
Bảng 4.7: Lượng chất thải rắn phát sinh của cả làng nghề..................................54
Bảng 4.8: Lượng nước thải sản xuất tại làng nghề..............................................55
Bảng 4.9: Tính chất nước thải sản xuất bánh tẻ tại làng nghề Phú Nhi qua các
công đoạn ............................................................................................................57
so với QCVN 40:2011/ BTNMT.........................................................................57
Bảng 4.10: Kết quả chất lượng nước mặt tại khu vực sản xuất bánh tẻ Phú Nhi –
Phú Thịnh – Sơn Tây – Hà Nội...........................................................................63
Bảng 4.11: Phân công chức năng, nhiệm vụ của các tổ chức, cá nhân trong quản
lý môi trường làng nghề......................................................................................68
v
DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Phân loại làng nghề Việt Nam theo ngành nghề sản xuất....................7
Hình 2.2. Kim ngạch xuất khẩu từ các sản phẩm làng nghề của Việt Nam........11
Hình 4.1: Bản đồ vị trí phường Phú Thịnh..........................................................40
Hình 4.2. Cơ cấu kinh tế của phường Phú Thịnh năm 2014 ..............................42
Hình 4.3: Quy trình sản xuất 100 chiếc bánh tẻ của làng nghề Phú Nhi.............49
Hình 4.4: Sơ đồ quản lý chất thải rắn tại làng nghề Phú Nhi..............................59
Hình 4.5: Sơ đồ quản lý nước thải tại làng nghề.................................................60
Hình 4.6: Đánh giá của người dân về hiện trạng môi trường tại làng nghề bánh tẻ
Phú Nhi................................................................................................................61
Hình 4.7: Biểu đồ so sánh giá trị trung bình của một số thông số quan trắc chất
lượng nước mặt với QCVN 08:2008/A2 ............................................................64
Hình 4.8: Biểu đồ so sánh giá trị trung bình của một số thông số quan trắc chất
lượng nước mặt với QCVN 08:2008/B1.............................................................66
Hình 4.9: Quy trình công nghệ xử lý nước thải trong sản xuất bánh tẻ..............73
vi
PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Từ xa xưa, hoạt động sản xuất nghề thủ công đã là một trong những nét
văn hóa đặc thù trong đời sống của người dân nông thôn Việt Nam. Theo thời
gian, các hoạt động sản xuất đơn lẻ dần dần gắn kết với nhau, hình thành nên
các làng nghề, xóm nghề, trong đó có nhiều làng mang tính truyền thống, tồn tại
lâu đời, trở thành một hình thức kết cấu kinh tế - xã hội của nông thôn. Bên cạnh
sự đóng góp to lớn vào đời sống kinh tế, hoạt động sản xuất nghề còn giúp
người dân gắn bó với nhau, tạo ra những truyền thống, nét đẹp trong đời sống
văn hóa, tinh thần cho nông thôn Việt Nam. Trong những năm qua, cùng với sự
phát triển mạnh mẽ của các thành phần kinh tế trong nền kinh tế thị trường theo
định hướng xã hội chủ nghĩa, làng nghề nước ta cũng đang có tốc độ phát triển
mạnh thông qua sự tăng trưởng về số lượng và chủng loại ngành nghề sản xuất
mới. Một số làng nghề từng bị mai một trong thời kỳ bao cấp thì nay cũng đang
dần được khôi phục và phát triển. Nhiều sản phẩm thủ công truyền thống của
làng nghề có được vị thế trên thị trường, được khách hàng trong và ngoài nước
ưa chuộng. Tuy nhiên, có một thực tế là đã và đang có sự biến thái, pha tạp giữa
làng nghề thực sự mang tính chất thủ công, truyền thống và làng nghề mà thực
chất là sự phát triển công nghiệp nhỏ ở khu vực nông thôn, tạo nên một bức
tranh hỗn độn của làng nghề Việt Nam.
Bên cạnh lợi ích trực tiếp về hiệu quả kinh tế, cũng giống như mặt trái của
nhiều làng nghề truyền thống khác, các làng nghề chế biến lương thực đã và
đang phát thải các chất gây ô nhiễm làm giảm chất lượng môi trường sống của
cộng đồng. Các ngành chế biến lương thực thực phẩm như: Nấu rượu, chế biến
bún, mỳ gạo, bánh đa nem, chế biến đậu, bánh trưng, bánh tẻ... Chất thải phát
sinh từ các làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm chủ yếu là nước thải, chất
thải rắn từ quá trình sản xuất và chăn nuôi.
1
Thị xã Sơn Tây là cửa ngõ phía Tây của Thủ đô Hà Nội với toạ độ địa lý 210
vĩ bắc và 1050 kinh đông, cách trung tâm Hà Nội 42 km về phía Tây bắc, nằm
trong vùng đồng bằng trung du bắc bộ, là trung tâm kinh tế, văn hoá, xã hội của cả
vùng, có nhiều đường giao thông thuỷ, bộ nối với trung tâm Thủ đô Hà Nội, các
vùng đồng bằng Bắc Bộ, với vùng Tây Bắc rộng lớn của Tổ quốc như: Sông Hồng
- Sông Tích, đường Quốc lộ 32, Quốc lộ 21A, đường tỉnh lộ 414, 413…
(sontay.gov.vn). Là trung tâm kinh tế, Sơn Tây phát triển với rất nhiều ngành nghề
trong đó phải kể đến phường Phú Thịnh là làng nghề chế biến thực phẩm truyền
thống bánh tẻ nổi tiếng trong vùng, trước kia các gia đình chỉ làm số lượng ít bánh
tẻ để phụ vụ người thân, họ hàng vào các dịp lễ tết. 3- 4 hộ khác làm bán để phục
vụ nhu cầu ăn sáng cho người dân quanh vùng. Đến nay, giao thông thuận lợi
hơn, bánh tẻ Phú Nhi (Sơn Tây, Hà Nội) trở thành món đặc sản được nhiều người ở
các tỉnh trên cả nước biết đến và ưa chuộng, vì thế đã có đến gần 40 hộ trong làng
chuyên sản xuất bánh tẻ với mục đích kinh doanh. Hầu hết các cơ sở sản xuất với
quy mô hộ gia đình, đặt tại nhà và nằm trong khu dân cư nên nước thải sản xuất
được thải chung với nước thải sinh hoạt của làng vào hệ thống thoát nước mặt dẫn
đến chất lượng nước mặt tại khu vực bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Xuất phát từ lý
do trên, tôi tiến hành thực hiện đề tài “Đánh giá ảnh hưởng của sản xuất bánh tẻ
Phú Nhi đến chất lượng nước mặt tại Phú Thịnh – Sơn Tây – Hà Nội” nhằm
tạo tiền đề cho việc xem xét, giải quyết các vấn đề môi trường và đề xuất các giải
pháp cải thiện môi trường nước mặt tại khu vực nghiên cứu.
1.2. Mục tiêu và yêu cầu nghiên cứu của đề tài
1.2.1. Mục tiêu
− Xác định các nguồn thải từ hoạt động sản xuất của làng nghề bánh tẻ Phú
Nhi đến môi trường nước mặt.
− Đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt tiếp nhận nguồn thải của làng
nghề bánh tẻ Phú Nhi.
2
− Đề xuất các giải pháp cải thiện môi trường nước mặt cho làng nghề bánh
tẻ Phú Nhi.
1.2.2. Yêu cầu
− Khái quát điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của làng nghề Phú Nhi,
phường Phú Thịnh, Sơn Tây, Hà Nội.
− Tìm hiểu quy trình làm bánh tẻ, nguyên liệu đầu vào và dòng thải kèm
theo của làng nghề bánh tẻ Phú Nhi.
− Đánh giá tác động từ hoạt động sản xuất bánh tẻ đến chất lượng nước mặt
các nguồn tiếp nhận nguồn thải.
− Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nước mặt tại làng nghề
Phú Nhi.
3
PHẦN 2: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Tổng quan về các làng nghề ở Việt Nam
2.1.1.Khái niệm và tiêu chí công nhận làng nghề
• Khái niệm làng nghề
Hiện nay có rất nhiều nghiên cứu về làng và làng nghề. Khái niệm làng
nghề rất đa dạng và thay đổi theo thời gian. Theo quy định mới nhất của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Thông tư 116/2006/TT-BNN ngày
18/12/2006) về làng nghề thì:
- Làng nghề: Là một hoặc nhiều cụm dân cư cấp thôn, ấp, bản, làng,
buôn, phum, sóc hoặc các điểm dân cư tương tự trên địa bàn một xã, thị trấn,
có các hoạt động ngành nghề nông thôn, sản xuất ra một hoặc nhiều loại sản
phẩm khác nhau.
- Nghề truyền thống: Là nghề được hình thành rất lâu đời, tạo ra những
sản phẩm độc đáo, có tính riêng biệt, được lưu truyền và phát triển đến ngày nay
hoặc có nguy cơ bị mai một, thất truyền.
- Làng nghề truyền thống: Là làng nghề có truyền thống được hình thành
từ lâu đời
• Tiêu chí công nhận làng nghề
Theo Báo Cáo Môi Trường Quốc Gia năm 2008, làng nghề được công
nhận phải đạt 3 tiêu chí sau:
- Có tối thiểu 30% tổng số hộ trên địa bàn tham gia các hoạt động ngàng
nghề nông thôn.
- Hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định tối thiểu 2 năm đến thời điểm đề
nghị công nhận.
- Chấp nhận tốt chính sách, pháp luật của Nhà nước.
4
2.1.2. Sự hình thành và phát triển các làng nghề ở Việt Nam
Làng nghề là một trong những đặc thù của nông thôn Việt Nam. Nhiều
sản phẩm được sản xuất trực tiếp tại các làng nghề đã trở thành thương phẩm
trao đổi, góp phần cải thiện đời sống gia đình và tận dụng những lao động dư
thừa lúc nông nhàn. Đa số các làng nghề đã trải qua lịch sử phát triển hàng trăm
năm, song song với quá trình phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa và nông nghiệp
của đất nước. Ví dụ, như làng đúc đồng Đại Bái (Bắc Ninh) với hơn 900 năm
phát triển, làng nghề gốm Bát Tràng (Hà Nội) có gần 500 năm tồn tại, nghề
chạm bạc ở Đồng Xâm (Thái Bình) hay nghề điêu khắc đá mỹ nghệ Non Nước
(Thành phố Đà Nẵng) cũng đã hình thành cách đây hơn 400 năm,… (Bộ Tài
nguyên và Môi trường, 2008).
Trong vài năm gần đây, làng nghề đang thay đổi nhanh chóng theo nền
kinh tế thị trường, các hoạt động sản xuất tiểu thủ công nghiệp phục vụ tiêu
dùng trong nước và xuất khẩu được tạo điều kiện phát triển. Quá trình công
nghiệp hóa cùng với việc áp dụng các chính sách khuyến khích phát triển ngành
nghề nông thôn, thúc đẩy sản xuất tại các làng nghề đã làm tăng mức thu nhập
bình quân của người dân nông thôn, các công nghệ mới đang ngày càng được áp
dụng phổ biến. Các làng nghề mới và các cụm làng nghề không ngừng được
khuyến khích phát triển nhằm đạt được sự tăng trưởng, tạo công ăn việc làm và
thu nhập ổn định ở khu vực nông thôn.
Do ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau như vị trí địa lý, đặc điểm tự
nhiên, mật độ phân bố dân cư, điều kiện xã hội và truyền thống lịch sử, sự phân
bố và phát triển làng nghề giữa các vùng của nước ta là không đồng đều, thông
thường tập trung ở những khu vực nông thôn đông dân cư nhưng ít đất sản xuất
nông nghiệp, nhiều lao động dư thừa lúc nông nhàn.
5
2.1.3. Sự phân bố của các làng nghề ở Việt Nam
Các làng nghề ở nước ta chủ yếu tập trung tại những vùng nông thôn, vì
vậy, khái niệm làng nghề luôn được gắn với nông thôn. Tuy nhiên, hiện nay do
xu thế đô thị hóa, nhiều khu vực nông thôn đã trở thành đô thị, nhưng vẫn duy
trì nét sản xuất văn hóa truyền thống, chính điều này đã tạo ra “lỗ hổng” trong
chính sách phát triển và hành lang pháp lý về quản lý làng nghề.
Trên bình diện cả nước, làng nghề phân bố không đồng đều giữa các
vùng, miền. Tính chất của làng nghề theo vùng, miền cũng không giống nhau.
Theo số liệu thống kê mới nhất, tổng số làng nghề và làng có nghề trên cả nước
là 3.355 làng, trong đó có 1.262 làng nghề đã được công nhận và 2.093 làng có
nghề chưa được công nhận (Tổng cục Môi trường, 2012). Các làng nghề chủ yếu
tập trung sản xuất các lĩnh vực như: thủ công mỹ nghệ, chế biến lương thực thực
phẩm, chăn nuôi, giết mổ, dệt nhuộm, thuộc da, vật liệu xây dựng, tái chế phế
liệu. Làng nghề nước ta phân bố tập trung chủ yếu tại đồng bằng sông Hồng
(chiếm khoảng 60%), miền Trung (khoảng 30%) và miền Nam (khoảng 10%).
Sự phát triển của làng nghề đang góp phần đáng kể trong chuyển dịch cơ cấu
kinh tế ở các địa phương. Tại nhiều làng nghề, tỷ trọng ngành công nghiệp và
dịch vụ đạt từ 60% - 80% và ngành nông nghiệp chỉ đạt 20% - 40% (Nguyễn
Văn Hiến, 2012).
Dựa trên các tiêu chí khác nhau, có thể phân loại làng nghề theo một số
dạng như sau:
Theo làng nghề truyền thống và làng nghề mới.
Theo ngành sản xuất, loại hình sản phẩm.
Theo quy mô sản xuất, theo quy trình công nghệ.
Theo nguồn thải và mức độ ô nhiễm.
Theo mức độ sử dụng nguyên/nhiên liệu.
Theo thị trường tiêu thụ sản phẩm, tiềm năng tồn tại và phát triển.
Mỗi cách phân loại nêu trên có những đặc thù riêng và tùy theo mục đích
mà có thể lựa chọn cách phân loại phù hợp. Trên cơ sở tiếp cận vấn đề môi
6
trường làng nghề, cách phân loại theo ngành sản xuất và loại hình sản phẩm là
phù hợp hơn cả, gồm 6 nhóm ngành chính (Hình 2.1), mỗi ngành chính có nhiều
ngành nhỏ. Mỗi nhóm ngành làng nghề có các đặc điểm khác nhau về hoạt động
sản xuất sẽ gây ảnh hưởng khác nhau tới môi trường.
Hình 2.1. Phân loại làng nghề Việt Nam theo ngành nghề sản xuất
Nguồn: Tổng cục Môi trường, 2008
Các ngành nghề chủ yếu được phát triển ở làng nghề như sau:
Bảng 2.1: Phân bố các loại hình làng nghề ở các vùng nông thôn Việt Nam
Ươm tơ, Chế biến Tái chế
dệt
Miền Bắc
Miền Trung
Miền Nam
Tổng
nông sản phế liệu
nhuộm,
thực
đồ da
138
24
11
137
phẩm
134
42
21
197
61
24
5
90
Thủ
Vật lệu
Nghề
công
xây
khác
mỹ
dựng,
nghệ
gốm sứ
404
17
222
121
9
77
93
5
42
618
31
341
Nguồn: Đề tài KC 0809, 2005
Những sản phẩm của các làng nghề truyền thống này đã tạo được chỗ
đứng trên thị trường như gốm sứ Bát tràng, giấy Yên Hòa, dệt Triều Khúc, khảm
gỗ Đồng Kỵ (Bắc Ninh), mây, tre đan, chiếu cói (Hưng Yên, Thái Bình)…
Những sản phẩm này đáp ứng được thị hiếu cao của người tiêu dùng, đặc biệt là
7
khách nước ngoài. Nhiều sản phẩm thủ công của các làng nghề đã được dự thi ở
các cuộc triển lãm quốc tế và cũng đạt thứ hạng cao như: Giải Công vàng châu
Âu cho đồ gỗ mỹ nghệ Phù Khê, Huy chương Vàng cho gốm sứ Đông Thành.
Điều này khuyến khích những nghệ nhân và nhân dân gắn bó với nghề truyền
thống, mở rộng và phát triển làng nghề. Có thể nói, đây là một trong những giải
pháp phát triển kinh tế nông thôn rất có hiệu quả. Lao động nghề tại các làng đã
giải quyết được vấn đề lao động dư thừa và lao động trong thời gian nông nhàn.
Có 27% số hộ nông dân sản xuất nông nghiệp kiêm nghành nghề và 13% số hộ
chuyên về nghề, Theo thống kê, lao động làng nghề đã thu hút tới 10 triệu lao
động thường xuyên (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2011). Bên cạnh
đó, thu nhập từ hoạt động làng nghề là nguồn thu nhập đáng kể của các hộ nông
dân, ở nhiều làng nghề hoạt động nghề không còn là nghề phụ mà đã trở thành
nghề chính với tất cả các lao động trong gia đình hay một số lao động chính
trong gia đình. Tại các làng nghề phát triển mạnh thì hoạt động nông nghiệp chỉ
đóng vai trò rất nhỏ trong thu nhập của người dân.
Sự phát triển của các làng nghề đang góp phần đáng kể trong chuyển dịch
cơ cấu kinh tế ở các địa phương. Tại nhiều làng nghề, tỷ trọng ngành công
nghiệp và dịch vụ đạt từ 60% - 80% và ngành nông nghiệp chỉ đạt 20% - 40%.
Trong những năm gần đây, số hộ và cơ sở ngành nghề ở nông thôn đang tăng
lên với tốc độ bình quân từ 8,8% - 9,8%/năm, kim ngạch xuất khẩu từ các làng
nghề cũng không ngừng tăng lên. Trung bình mỗi cơ sở doanh nghiệp tư nhân
chuyên làm nghề tạo việc làm ổn định cho khoảng 27 lao động thường xuyên và
8 - 10 lao động thời vụ, các hộ cá thể chuyên nghề tạo 4 – 6 lao động thường
xuyên và 2 - 5 lao động thời vụ (Tổng cục Môi trường, 2008).
Tuy nhiên, do đặc điểm phân bố nêu trên, tại các tỉnh thuộc Đồng bằng
sông Hồng, với đặc điểm diện tích chật hẹp, mật độ dân cư cao, hoạt động sản
xuất quy mô công nghiệp và bán công nghiệp gắn liền với sinh hoạt, nên các hậu
quả của ô nhiễm môi trường là rõ rệt nhất. Trong khi đó, tại các tỉnh miền Trung
8
và miền Nam, do phân bố các làng có nghề khá thưa thớt, diện tích đất rộng, nên
tuy vẫn nằm xen kẽ trong các khu dân cư nhưng hậu quả môi trường là chưa
đáng báo động. Hơn nữa, do đặc điểm phát triển nên tại các tỉnh miền Trung và
miền Nam, làng nghề vẫn mang đậm nét thủ công truyền thống, tận dụng nhân
công nhàn rỗi tại chỗ và nguyên vật liệu địa phương, phục vụ nhu cầu tiêu dùng
của cộng đồng dân cư quanh vùng, nên thực chất, phát triển làng nghề một cách
có định hướng tại các khu vực này là hết sức cần thiết.
2.1.4.Xu thế phát triển
Số lượng các làng nghề ở các vùng nói chung có xu hướng tăng lên, chỉ
có ngành khai thác, sản xuất vật liệu xây dựng có xu thế giảm do chính sách
của nhà nước cũng như hậu quả của ô nhiễm môi trường đến cộng đồng dân
cư, và quan trọng hơn cả là chất lượng không cạnh tranh được với các sản
phẩm sản xuất công nghiệp. Tuy nhiên, tại khu vực Đồng bằng sông Hồng là
nơi có số lượng làng nghề lớn nhất trên cả nước thì số lượng vẫn tiếp tục tăng
so với các khu vực khác nên khu vực này được coi là đại diện nhất của bức
tranh về ô nhiễm môi trường làng nghề Việt Nam. Trong khi đó, tại các vùng
Đông Bắc và Tây Bắc số lượng có chiều hướng giảm dần trong những năm
gần đây.
9
Dự báo cho xu thế phát triển làng nghề trong những năm tiếp theo được
thể hiện trong bảng 2.2:
Bảng 2.2. Các xu thế phát triển chính của làng nghề Việt Nam
đến năm 2015
Vùng kinh tế
Dệt
Chế biến
Tái
Thủ
nhuộm,
lương thực,
chế
công vật liệu xây
ươm tơ,
thực phẩm,
phế
mỹ
dựng, khai
liệu
nghệ
thác đá
2
0
0
1
1
0
1
1
2
1
1
2
2
2
2
2
-1
0
0
1
1
1
-1
-1
thuộc da chăn nuôi, giết
Đồng bằng sông Hồng
Đông Bắc
Tây Bắc
Bắc Trung Bộ
Nam Trung Bộ
Tây Nguyên
Đông Nam Bộ
Đồng bằng sông Cửu Long
mổ
1
1
1
2
2
0
1
1
2
1
1
1
2
1
1
1
Sản xuất
Ghi chú: -1: suy thoái; 0: duy trì nhưng không phát triển; 1: phát triển vừa;
2: phát triển mạnh
Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2008
2.1.5. Vai trò của các làng nghề trong phát triển kinh tế - xã hội của địa
phương, vùng miền và cả nước
• Làng nghề với sự phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật ở nông thôn
Cơ sở hạ tầng kỹ thuật là yếu tố cực kỳ quan trọng hỗ trợ phát triển kinh
tế làng nghề. Ngược lại, sự phát triển kinh tế của các làng nghề cũng góp phần
đổi mới bộ mặt nông thôn, cải thiện và phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật tại đây.
Ở những nơi tập trung nhiều làng nghề như khu vực Đồng bằng sông Hồng, Bắc
Trung Bộ và Đông Nam Bộ phát triển cơ sở hạ tầng khá tốt. Do các làng nghề
phần lớn được hình thành, phát triển ở những nơi tiếp cận thuận lợi mạng lưới
đường quốc lộ, tỉnh lộ, cùng với sự hỗ trợ của chính sách từ tỉnh/thành phố
nhằm đẩy mạnh phát triển làng nghề.
10
• Làng nghề và xóa đói giảm nghèo ở nông thôn
Sự phát triển của làng nghề trong những năm gần đây đã và đang góp phần
đáng kể trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở địa phương, cải thiện và nâng cao đời
sống của người dân làng nghề. Tại cái làng nghề, đại bộ phận dân cư làm nghề thủ
công nhưng vẫn tham gia sản xuất nông nghiệp ở một mức độ nhất định. Kết quả
thống kê tại nhiều làng có nghề, tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ đạt từ 60 - 80%;
nông nghiệp chiếm khoảng 20 - 40%. Số hộ sản xuất và cơ sở ngành nghề nông
thôn đang ngày một tăng lên với tốc độ tăng bình quân từ 8,8 - 9,8%/năm, kim
ngạch xuất khẩu từ các sản phẩm làng nghề không ngừng gia tăng (Hình 2.2). Mức
thu nhập của người lao động sản xuất nghề cao gấp 3 - 4 lần so với thu nhập của
sản xuất thuần nông (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2008).
Hình 2.2. Kim ngạch xuất khẩu từ các sản phẩm làng nghề của Việt Nam
Nguồn: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2008
Hoạt động sản xuất nghề nông thôn đã tạo ra việc làm cho hơn 11 triệu
lao động, thu hút khoảng 30% lực lượng lao động nông thôn, đặc biệt có những
địa phương đã thu hút được hơn 60% nhân lực lao động của cả làng.
11
Như vậy có thể thấy, làng nghề đóng một vai trò quan trọng trong xóa
đói giảm nghèo, trực tiếp giải quyết công ăn việc làm cho người lao động
trong lúc nông nhàn, góp phần đáng kể trong việc nâng cao chất lượng cuộc
sống của người dân nông thôn. Bên cạnh đó, làng nghề còn có một ý nghĩa
gián tiếp đặc biệt quan trọng khác, đó là hạn chế việc di dân tự do từ khu vực
nông thôn vào khu vực thành thị trong thời kỳ nông nhàn, để tìm kiếm công
ăn, việc làm và thu nhập.
• Làng nghề truyền thống và hoạt động phát triển du lịch
Lợi ích từ việc phát triển làng nghề không chỉ ở lợi ích kinh tế giải
quyết việc làm cho lao động địa phương mà còn góp phần bảo tồn giá trị văn
hóa lâu dài. Ngoài những lợi thế như cảnh quan thiên nhiên, vị trí địa lý, nét
văn hóa đặc sắc, các làng nghề còn có sức hút đặc biệt bởi mỗi làng lại gắn
với một vùng văn hóa hay một hệ thống di tích lịch sử. Phát triển du lịch làng
nghề góp phần gia tăng tỷ trọng các nhóm ngành công nghiệp dịch vụ ở địa
phương, đồng thời tăng cơ hội cho các cơ sở sản xuất thông qua các hoạt
động giới thiệu và bán sản phẩm truyền thống, nâng cao đời sống người dân
thông qua các dịch vụ phụ trợ,...
2.2. Tổng quan về nguồn nước mặt
2.2.1. Nhu cầu sử dụng nước sạch ở Việt Nam
Nước sạch là nhu cầu thiết yếu cho mọi sinh vật, đóng vai trò đặc biệt
trong việc điều hoà khí hậu và cho sự sống trên trái đất. Hàng ngày cơ thể con
người cần 3 -10 lít nước cho các hoạt động sống, luợng nước này đi vào cơ thể
qua con đường thức ăn, nước uống để thực hiện các quá trình trao đổi chất và
trao đổi năng lượng, sau đó thải ra ngoài theo con đường bài tiết. Ngoài ra con
người còn sử dụng nuớc cho các hoạt động khác như tắm, rửa, sản xuất…
Nước ta hiện nay nhu cầu sử dụng nước ngày càng tăng do sự phát triển
dân số và mức sống ngày càng tăng. Tuỳ thuộc vào mức sống của người dân và
tuỳ từng vùng mà nhu cầu sử dụng nước là khác nhau.
12
Nguồn nước cung cấp cho nước sinh hoạt ở nước ta chủ yếu là nguồn
nước mặt được lấy từ các sông hồ..., sau khi qua xử lý sẽ dẫn đến các hộ dân,
các khu công nghiệp. Hiện nay, hơn 60 % tổng công suất các trạm cấp nước tại
các đô thị và khu công nghiệp trên cả nước dùng nguồn nước mặt với tổng
lượng nước khoảng 3 triệu m3/ ngày đêm. Con số này còn tăng lên nhiều trong
những năm tới nhằm cung cấp cho các đô thị và khu công nghiệp ngày càng mở
rộng và phát triển.
Dự kiến 50 năm nữa nuớc ta sẽ rơi vào tình trạng thiếu nước trầm trọng.
Sự biến đổi của khí hậu toàn cầu sẽ dẫn đến sự suy giảm của nguồn nuớc. Các
kết quả nghiên cứu gần đây ở việt Nam cho thấy tổng lượng nuớc mặt của nuớc
ta vào năm 2025 chỉ bằng khoảng 96 %, đến năm 2070 xuống còn khoảng 90 %
và năm 2100 con khoảng 86 % so với hiện nay. Với tốc độ phát triển dân số như
hiện nay thì đến 2025 lượng nước mặt tính bình quân đầu nguời ở nứơc ta chỉ
đạt khoảng 2.830 m3/người.năm. Tính cả luợng nuớc từ bên ngoài chảy vào thì
bình quân đạt 7.660 m3 người.năm.
Tài nguyên nước tại Việt Nam phân bố không đều giữa các vùng. Trên
60% nguồn nước tập trụng ở đồng bằng sông Hồng (lưu vực sông Mê Kông)
trong khi toàn phần lãnh thổ còn lại chỉ có gần 40% lượng nuớc nhưng lại chiếm
80% dân số cả nước và trên 90% khối lượng hoạt động sản xuất kinh doanh,
dịch vụ. Đặc biệt các địa phương vùng miền Đông Nam Bộ và lưu vực Đồng
Nai – Sài Gòn, lượng nước bình quân đầu người chỉ đạt khoảng 2.900
m3/người.năm, bằng 28% so với mức trung bình của cả nước.
Bên cạnh đó, tài nguyên nước của Việt Nam cũng phân bố không đều theo
thời gian trong năm và giữa các năm. Lượng nước trung bình trong 4 đến 5
tháng mùa mưa chiếm khoảng 75 – 85% trong khi những tháng mùa khô (kéo
dài đến 7 – 8 tháng) lại chỉ có khoảng 15 – 25% lượng nước của cả năm.
Theo đánh giá của các nhà nghiên cứu, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao không
đi đôi với việc làm tốt công tác bảo vệ môi trường đã gây ra những ảnh hưởng tiêu
13
cực tới tài nguyên nước ở nước ta. Tình trạng ô nhiễm nguồn nước mặt ngày càng
tăng về mức độ và quy mô, một số khu vực đồng bằng đã có biểu hiện ô nhiễm do
các chất hữu cơ khó phân huỷ và hàm lượng vi khuẩn cao. Các biểu hiện suy thoái,
cạn kiệt nguồn nước đang trở lên rõ rệt và phổ biến ở nuớc ta.
2.2.2. Đánh giá nguồn nước mặt của Việt Nam
Nước ta có mạng lưới sông ngòi khá dày đặc, trong đó phải kể tới các
sông lớn, trong đó có hệ thống sông Mê Kông, tiếp theo là hệ thống sông Hồng,
Đồng Nai, sông Mã, sông Cả, sông Hương, sông Thái Bình, sông Thu Bồn, …,
với diện tích lưu vực mỗi sông trên 10.00 km 2, lưu lượng các sông chính vào
khoảng 880 Km3/năm.
Lượng mưa trung bình hàng năm 1960 mm, tạo ra nước tái tạo được
khoảng 324 Km3/năm.
Mật độ sông phân bố không đều, phụ thuộc vào điều kiện địa hình, khí
hậu của từng địa phương.
Nhìn chung , các sông ở nước ta có trữ lượng lớn có khả năng cung cấp
cho các đối tượng dùng nứơc trước mắt và cho tương lai.Tuy nhiên để đảm bảo
sử dụng nguồn nước mặt đựơc lâu dài cần phải có chiến lược sử dụng hợp lý và
bảo vệ nguồn nước mặt do các tác động của con người gây ra.
Ngoài nguồn nước mặt là các sông, hồ thì ở miền núi nguồn nước suối
cũng đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp cho người dân vùng cao.
Nguồn nước suối có trứ lượng nước và chất luợng nước thay đổi theo mùa. Mùa
mưa nước có độ đục lớn, chứa cặn và cũng chứa nhiều chất hữu cơ. Tuy vậy
nhưng tính chất của cặn khác nước sông. Cặn ở đây là cặn thô, dễ lắng đọng,
thời gian lắng nhanh hơn nuớc sông.
2.2.3. Đặc điểm của các nguồn nước mặt
2.2.3.1. Nước sông
14
Chất lượng nước sông ở Việt Nam thay đổi theo mùa và theo vùng địa lý.
Do dòng chảy bào mòn bề mặt khu vực tạo lên các chất trôi theo dòng chảy gồm
cát, bùn, phù sa, ...
Nước sông có hàm luợng cặn cao vào mùa mưa. Tổng lượng cặn do các
sông đổ ra biển trung bình hằng năm khoảng 200 – 250 triệu tấn, trong đó 90%
đựơc tạo ra vào mùa lũ. Vào mùa lũ, độ đục cao, hàm lượng cặn lớn và thay đổi
theo từng thời kỳ. Độ đục cao nhất xuất hiện trong tất cả các tháng của mùa lũ.
Các tháng mùa cạn, khi các sông có vận tốc dòng chảy nhỏ nhất thì nước có độ
đục nhỏ nhất, đôi khi độ đục gần đạt tiêu chuẩn nước sinh hoạt và ăn uống theo
tiêu chuẩn cấp nước cho các đô thị.
Thành phần chính của nước sông
- Khoáng chất: Hàm lượng khoáng chất của các sông ở Việt Nam còn
thấp ( 200 – 500 mg/L);
- Độ pH: Nước ở các sông chính có độ kiềm trung tính (7 – 8);
- Độ cứng: Nước thuộc nước mềm;
- Hàm lượng các ion chính: Chủ yếu là các ion Ca 2+, Mg2+, K+, SO42-, CL-,
HCO3-, ...
2.2.3.2.Nước hồ
Nước ta có nhiều hồ tự nhiên như hồ Ba Bể, hồ Núi Cốc... và một số hồ
nhân tạo để phục vụ việc tưới tiêu cho nông nghiệp. Đặc biệt một số hồ có dung
tich trữ nước lớn của các công trình thuỷ điện Thác Bà, Hoà Bình, Sơn La ...
Nhìn chung các hồ tự nhiên có trữ lượng nhỏ, chỉ một vài hồ lớn có khẳ
năng cung cấp nước cho các đối tượng vừa và nhỏ. Các hồ thuỷ điện có khả
năng cung cấp cho các đối tượng lớn.
Nước hồ có hàm lưọng cặn nhỏ hơn nước sông vì đã được lắng tự nhiên
và khá ổn định. Tuy nhiên hàm lượng cặn cũng dao động theo mùa, mùa mưa có
hàm lượng cặn lớn, mùa khô hàm lượng cặn nhỏ, có hồ độ trong gần đảm bảo
tiêu chuẩn độ trong của nước sinh hoạt và ăn uống. Sự dao động về chất lượng
15