MỤC LỤC
A. TÓM TẮT ………………………………………………………………….
3
B. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU………………..
5
1
Lí do chọn đề tài …………………………………………………….
5
2
Mục đích nghiên cứu ………………………………………………..
6
3
Mục tiêu, ý nghĩa của đề tài nghiên cứu……………………………..
6
C. PHƯƠNG PHÁP VÀ QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN…………………………
7
1
Các phương pháp khoa học được sử dụng trong nghiên cứu………...
7
2
Quá trình thực hiện…………………………………………………..
7
D. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU…………………………………………………
8
1.
Giới thiệu về mạng xã hội……………………………………………
8
1.1.
Khái niệm về mạng xã hội. ………………………………………….
8
1.2.
Một số mạng xã hội tiêu biểu được nhiều người biết đến……………
8
2.
Thực trạng việc sử dụng mạng xã hội của giới trẻ hiện nay…………
11
3.
Những lợi ích và hệ lụy của mạng xã hội nói chung………………...
15
3.1.
Những lợi ích của mạng xã hội đem lại đối với tuổi vị thành niên …. 15
3.2.
Những hệ lụy từ mạng xã hội………………………………………... 18
4.
Mạng xã hội với vấn đề tiếp nhận của tuổi vị thành niên……………
20
4.1.
Cơ sở để mạng xã hội được đông đảo bạn trẻ tiếp nhận……………..
20
4.2.
Các xu thế tiếp nhận mạng xã hội của tuổi vị thành niên……………
23
5.
Đánh giá……………………………………………………………...
27
6.
Những giải pháp hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của mạng xã hội với 28
tuổi vị thành niên…………………………………………………….
6.1.
Cơ sở đề xuất giải pháp……………………………………………… 28
1
6.1.1.
Cơ sở khoa học………………………………………………………
28
6.1.2.
Cơ sở thực tiễn……………………………………………………….
28
6.2.
Các nhóm giải pháp………………………………………………….
29
E. KẾT LUẬN………………………………………………………………...
31
F. HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA ĐỀ TÀI …………….……………………....
31
G. TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………….. 32
H. PHỤ LỤC ………………………………………………………………….. 33
Phụ lục I: Phiếu khảo sát………………………………………………………. 33
Phụ lục II: Biên bản phỏng vấn………………………………………………... 34
Phụ lục III: Số liệu thu được từ phiếu khảo sát các trường trung học ………...
35
Phụ lục IV: Danh mục hình ……………. …………………………………….. 37
Phụ lục V: Một số bài viết của các báo về mạng xã hội với học sinh trung 51
học……………………………………………………………………………..
1. Báo Thanh niên online ngày 4.1.2013: Những ảnh hưởng của Facebook 51
đối với việc học tập…………………………………………………………….
2. Báo Thanh niên online ngày 16.1.2013: Trường Lương Thế Vinh “cấm”
học
sinh
nói
xấu
nhau
trên
facebook
54
…………………………………...
3. Báo Thanh niên online ngày 23.1.2013: Có nên cấm học sinh sử dụng 56
mạng xã hội ?. …………………………………………………………………
4. Báo Tấm gương 15.11.2015: Hạn chế học sinh sử dụng facebook để ngăn 60
ngừa
‘loạn
ngôn’………………………………………………………
5. Báo mạng của đài phát thanh và truyền hình Lâm Đồng: Lợi ích của mạng 63
xã hội khi sử dụng đúng cách………………………………………………….
6. Báo Thanh niên online ngày 4.8.2015: Mạng xã hội và hành lang pháp lý Kỳ 1: Sự đan xen giữa thế giới ảo và thật……………………………………….
….
2
65
LỜI CẢM ƠN ………………………………………………………………..
3
69
A. TÓM TẮT
Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, những sản phẩm công nghệ thông
tin đã trở nên quá phổ biến với toàn giới trẻ. Đây là những công cụ hiện đại cho
việc học tập và giải trí của giới trẻ. Cùng với đó là sự xuất hiện các mạng xã hội
mang tới công cụ mới đầy hấp dẫn, tạo môi trường để trẻ giao lưu, liên kết, chia sẻ
những sở thích, sự quan tâm, các ý tưởng và kết bạn. Các tính năng mới, nguồn
thông tin đa dạng đã tạo ra sự thu hút của mạng xã hội, số lượng thành viên được
gia tăng nhanh chóng kéo theo đó là ngày càng nhiều bạn trẻ tham gia mạng xã hội.
Xuất hiện tại Việt Nam vào khoảng 2005, mạng xã hội nhanh chóng trở
thành công cụ truyền thông cá nhân phổ biến nhất tại Việt Nam. Tính đến năm
(2014), hơn 75% người truy cập internet ở Việt Nam có sử dụng mạng xã hội
facebook (tương đương hơn 22 triệu người, trong đó phổ biến là giới trẻ trong độ
tuổi vị thành niên - Vị thành niên (người sắp đến tuổi trưởng thành) là những em
đang ở giai đoạn chuyển tiếp từ ấu thơ sang trưởng thành trong độ tuổi từ 10- 19
(theo quy định của Tổ chức Y tế Thế giới). Đây là giai đoạn phát triển đặc biệt
mạnh mẽ và phức tạp nhất của cuộc đời mỗi con người. Biểu hiện của nó là xảy ra
đồng thời một loạt những thay đổi bao gồm: Sự phát triển mạnh mẽ về thể chất, sự
biến đổi điều chỉnh tâm lý và các quan hệ xã hội, bước đầu hình thành nhân cách
nên nảy sinh nhiều rối nhiễu về tâm lý nhất so với các lứa tuổi khác).
Mạng xã hội rất dễ sử dụng và nó mang lại rất nhiều lợi ích cho người dùng,
nó sẽ tạo điều kiện thận lợi cho việc học tập cũng như các mối giao tiếp trong công
việc của người dùng. Đặc biệt là những bạn trẻ thì nó sẽ mang đến cho các bạn rất
nhiều những cơ hội để phát triển khả năng tìm kiếm học hỏi làm ăn, kiếm tiền để có
thể đạt được những kỳ tích như mơ. Mạng xã hội rất tốt với những ai sử dụng nó
theo đúng nghĩa khoa học còn nó sẽ ảnh hưởng rất xấu đối với những người nào sử
dụng nó vào những mục đích không hay, hoặc những mục đích thiếu văn hóa lành
mạnh. Việc ảnh hưởng xấu này thường xảy ra đối với các bạn trẻ, vì tuổi trẻ là tuổi
rất hiếu kỳ, tò mò muốn khám phá tất cả mọi thứ, dù rằng có những điều đã biết là
rất không nên nhưng không thể kìm hãm lại được nhu cầu muốn khám phá. Mạng
xã hội còn có thể gây nghiện đối với một số người không biết kìm chế bản thân, họ
đã giành quá nhiều thời gian cho việc sử dụng ứng dụng này, nghiện đến mức quên
cả ăn cả ngủ, quên cả học hành hay làm việc. Việc này đã gây ra những hậu quả
khó mà lường trước như sức khỏe bị giảm sút, học hành bị suy sụp, công việc bỏ bê
trì trệ, … Mạng xã hội hiện nay rất phổ biến trên toàn cầu, nó có rất nhiều những
ảnh hưởng cả tôt lẫn xấu đối với cuộc sống của người dùng. Nó sẽ rất tuyệt vời đối
với những ai biết sử dụng nó một cách khoa học, và nó cũng có thể biến người
dung thành nô lệ cho nó.
4
Trước đề tài “Mạng xã hội với vấn đề tiếp nhận của tuổi vị thành niên”
nhóm tác giả chúng tôi đã tiến hành tìm hiểu về thực trạng của vấn đề này trên
phạm vi các trang mạng xã hội và qua việc tìm hiểu trên các phương tiện thông tin
đại chúng và trên một phạm vi hẹp hơn qua việc phát phiếu điều tra, phỏng vấn
nhiều học sinh trung học ở các khối, lớp khác nhau trong phạm vi huyện (Vĩnh
Tường tỉnh Vĩnh Phúc, các trường THPT trực thuộc tỉnh Phú Thọ) và đã thu được
kết quả tổng quát: Những con số này cho thấy: mạng xã hội, tuy mới trở nên phổ
biến không lâu nhưng rõ ràng đã thu hút số lượng người sử dụng không hề nhỏ.
Trước một vấn đề như vậy, chúng tôi đã nghiên cứu và đề ra một số giải
pháp nhằm hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của mạng xã hội. Những biện pháp
này sẽ từng bước giúp các bạn học sinh có một nhận định khách quan, đúng đắn về
mặt tốt, mặt xấu của mạng xã hội. Từ đó, các bạn sẽ có thể tự đưa ra quyết định cho
bản thân về việc có nên hay không hay nên ở mức nào, đồng thời nhận ra được tầm
quan trọng của việc rèn luyện văn hoá mạng lành mạnh cho bản thân.
5
B. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1. Lí do chọn đề tài
Sự phát triển của khoa học công nghệ đã đem đến cho xã hội loài người
những thay đổi vượt bậc. Trong khi Internet đang có một thời đại phát triển bùng
nổ, các hình thức truyền thông mới đang ngày càng thu hút được đông đảo người
xem. Những người dùng Internet – đặc biệt là giới trẻ, bắt đầu tìm kiếm một nơi
thỏa mãn mọi nhu cầu về thông tin, giải trí, kết nối… và mạng xã hội ra đời, đáp
ứng một cách gần như hoàn hảo những nhu cầu đó.
Hiện nay thế giới có hàng trăm mạng xã hội khác nhau. Có rất nhiều tiện ích
mà mạng xã hội mang lại cho người dùng: thông tin nhanh, khối lượng thông tin
phong phú được cập nhật liên tục, có nhiều tiện ích về giải trí…còn có một khía
cạnh khá quan trọng làm thay đổi mạnh mẽ hình thức giao tiếp giữa những cá nhân,
các nhóm, và các quốc gia với nhau, đó chính là khả năng kết nối. Có thể nói, đây
là một không gian giao tiếp công cộng phi vật thể tạo liên kết dễ dàng, thuận tiện,
nhanh nhất giữa con người với nhau thông qua nhiều hình thức, liên kết rộng khắp
chứ không bị giới hạn bởi chiều không gian. Chính vì vậy số lượng người sử dụng
mạng xã hội ngày càng đông đảo.
Rất nhiều bạn trẻ đã biết cách sử dụng mạng xã hội một cách hiệu quả nhất.
Họ sử dụng mạng xã hội là nơi để cung cấp thêm cho mình nguồn tri thức, nâng
cao giá trị bản thân, là nơi để gắn kết cộng đồng, là nơi để sẻ chia những bất hạnh,
niềm vui của những người có cùng trái tim biết thông cảm và giúp đỡ những người
có hoàn cảnh đáng thương, cần sự trợ giúp của xã hội.
Bên cạnh những thuận tiện, hữu ích mạng xã hội còn đưa đến những hiện
tượng tiêu cực, đó chính là hiện tượng “khủng hoảng thông tin”, gây rối dư luận,
gây “nghiện online” đặc biệt là đối với giới trẻ. Một lượng lớn những thông tin
không có nguồn gốc chính thống, chưa được kiểm duyệt, nhằm mục đích nói xấu,
bôi nhọ người khác, hoặc kích động, phản động…
Hệ lụy của việc “nghiện” mạng xã hội là: năng suất lao động giảm, học tập
sao nhãng, sức khỏe không tốt (giảm thị lực, mất ngủ, tinh thần mệt mỏi…). Bên
cạnh đó, sự phát tán thông tin từ mạng xã hội rất nhanh và dễ dàng, tạo môi trường
để những kẻ xấu lợi dụng, gây nguy hại đến tư tưởng, tinh thần của người dùng
mạng xã hội. Những tác hại tiêu cực từ internet, đã phần nào làm hạn chế các giá trị
đạo đức, văn hóa nhân văn của một bộ phận các bạn trong độ tuổi vị thành niên
hiện nay.
Xuất phát từ sự cấp thiết của hiện trạng trên, nhóm tác giả chúng tôi đã đi
đến quyết định nghiên cứu về đề tài khoa học xã hội: “Mạng xã hội với vấn đề tiếp
nhận của tuổi vị thành niên”
6
2. Mục đích nghiên cứu
Từ thực tế khảo sát với người dùng mạng xã hội bằng cách phát phiếu điều
tra, phỏng vấn, khảo sát trên các trang mạng, phương tiện thông tin đại chúng, sách
báo, … chúng tôi nhận thấy những ảnh hưởng của mạng xã hội đối với lứa tuổi vị
thành niên là rất lớn, cần có một định hướng và tiếp nhận một cách có ý thức, tránh
bị cuốn theo “trào lưu” mạng xã hội. Việc thực hiện đề tài này nhằm giúp chúng tôi
trả lời được những câu hỏi :
- Cơ sở để mạng xã hội được đông đảo các bạn trẻ tiếp nhận.
- Tâm lý lứa tuổi với mạng xã hội.
- Thực trạng sử dụng mạng xã hội của tuổi vị thành niên
- Những tác động tích cực cũng như hạn chế của việc sử dụng mạng xã hội.
- Việc tiếp nhận thường diễn ra trên những xu thế nào.
- Những hệ lụy từ việc tiếp nhận và những giải pháp toàn diện cho vấn đề.
3. Mục tiêu, ý nghĩa của đề tài nghiên cứu
Xuất phát từ thực tế tiếp nhận mạng xã hội của các bạn trẻ ngày nay đặc biệt
là lứa tuổi vị thành niên, các bạn tiếp nhận với tâm thế vô thức là chủ yếu. Vì vậy,
gây lãng phí nhiều thời gian và hình thành tư duy thụ động. Thực hiện đề tài
“Mạng xã hội với vấn đề tiếp nhận của tuổi vị thành niên” chúng tôi chỉ ra những
mặt tích cực cũng như hạn chế mà mạng xã hội mang lại, đồng thời tìm ra những
giải pháp mang tính chất toàn diện cho vấn đề, …
* Chúng tôi nghiên cứu đề tài này nhằm hướng tới các mục đích thực tế:
- Đưa ra một định nghĩa khái quát về mạng xã hội
- Khảo sát về thực trạng sử dụng mạng xã hội của tuổi vị thành niên, nguyên
nhân mạng xã hội được ưa chuộng và những ảnh hưởng cả tích cực lẫn tiêu cực của
kênh giao tiếp này đối với lứa tuổi học sinh trung học.
- Đề xuất các phương án nhằm giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu cực của
việc sử dụng mạng xã hội.
* Nếu đề tài này được thực hiện, nó sẽ mang lại những lợi ích:
- Chỉ rõ những tác động tiêu cực của mạng xã hội với lứa tuổi vị thành niên.
- Cảnh báo một số hệ lụy từ việc sử dụng mạng xã hội.
- Chỉ ra được nguyên nhân sâu xa của một số “căn bệnh” do mạng xã hội
mang lại như: giảm tương tác giữa người với người, xao nhãng mục tiêu cá nhân,
học tập; triệt tiêu sự sáng tạo, rối loạn tâm sinh lí, bạo lực, mất ngủ, trầm cảm…
7
C. PHƯƠNG PHÁP VÀ QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN
1. Các phương pháp khoa học được sử dụng trong nghiên cứu
* Phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp, so sánh
+ Tìm hiểu về các mạng xã hội tiêu biểu, những tác động tích cực cũng như
hạn chế của việc sử dụng mạng xã hội.
+ Đưa ra những con số chính xác về mức độ sử dụng mạng xã hội với học
sinh trung học qua việc thống kê phiếu khảo sát.
* Phương phát điều tra trực tiếp bằng phiếu khảo sát
Nhóm tác giả đã thực hiện khảo sát với 500 học sinh của 3 trường trung học
trên địa bàn huyện Vĩnh Tường (THCS Bồ Sao, THPT Vĩnh Tường, THPT Lê
Xoay) và 2 trường THPT trên địa bàn Thành phố Việt Trì tỉnh Phú Thọ (THPT
Công nghiệp Việt Trì, THPT Chuyên Phú Thọ) bằng phiếu điều tra, trong đó có các
câu hỏi xoay quanh việc sử dụng mạng xã hội của giới trẻ. Phiếu điều tra được thiết
kế với mục đích khảo sát về vấn đề tiếp nhận mạng xã hội của học sinh từ đó có
những đánh giá khái quát về tầm ảnh hưởng của mạng xã hội với tuổi vị thành niên.
* Phương pháp khảo sát trực tuyến qua internet
Nhóm tác giả đã thiết kế một trang mạng xã hội để khảo sát trực tuyến, với
nội dung tương tự phiếu khảo sát. Qua việc thực hiện khảo sát trên một phạm vi
rộng, nhóm tác giả đưa ra được những nhận định khái quát hơn về tầm ảnh hưởng
của mạng xã hội với tuổi vị thành niên.
2. Quá trình thực hiện
* Tháng 8 + 9 - 2015:
- Quan sát hiện tượng, phát hiện và đặt vấn đề nghiên cứu.
- Đặt giả thiết nghiên cứu.
- Xây dựng luận chứng.
* Tháng 10 - 2015:
- Tìm hiểu về thuật ngữ mạng xã hội cũng như các trang mạng phổ biến.
- Thực hiện các khảo sát, phỏng vấn và thống kê.
- Xử lý thông tin, phân tích.
* Tháng 11 – 2015 (TỪ 1.1.2015 – 10.11.2015):
- Nghiên cứu, phân tích việc tiếp nhận mạng xã hội ở học sinh trung học.
- Tổng hợp kết quả, chỉ ra các xu thế tiếp nhận – nguyên nhân, giải pháp.
- Kết luận.
8
D. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Giới thiệu về mạng xã hội
1.1 Khái niệm:
Cụm từ mạng xã hội là cụm từ rất quen thuộc trong thế giới của những người
sử dụng Internet tại Việt Nam hiện nay. Nhưng để định nghĩa mạng xã hội là gì,
tính năng và những ưu điểm của mạng xã hội thì hiện nay có rất nhiều quan điểm
khác nhau:
Từ điển Bách khoa Wikipedia định nghĩa về mạng xã hội như sau: “Mạng xã
hội hay gọi là mạng xã hội ảo (tiếng Anh: social network) là dịch vụ nối kết các
thành viên cùng sở thích trên Internet lại với nhau với nhiều mục đích khác nhau
không phân biệt không gian và thời gian”. Như vậy mạng xã hội có thể ngầm hiểu
là một thế giới ảo (xã hội ảo) với các thành viên là các cư dân mạng. Cách để các
cư dân mạng liên kết với nhau có thể dựa trên các nhóm (group), dựa trên các thông
tin cá nhân, dựa trên sở thích cá nhân hoặc lĩnh vực quan tâm.
Mạng xã hội ảo hay thường được gọi tắt là Mạng xã hội là một trang web mà
ở đó một người có thể kết nối với nhiều người thông qua việc chia sẻ những sở
thích cá nhân, nơi ở, đặc điểm học vấn… mà không cần phân biệt thời gian và
không gian. Các mạng xã hội điển hình có thể kể đến như: Yahoo, Youtube,
Twitter, Facebook, hay: ZingMe, Zalo, Ola, của Việt Nam.
Tất cả các mạng xã hội hiện nay hầu như đều có các tính năng cơ bản như
chat, e-mail, voichat, phim ảnh, chia sẻ file, blog và xã luận. Qua mạng xã hội, các
“cư dân mạng” có thể kết nối với nhau và điều đó trở thành một điều tất yếu của
mỗi ngày cho hàng trăm triệu thành viên ở khắp nơi trên thế giới.
1.2. Một số mạng xã hội được nhiều người biết đến
Đầu tiên có lẽ phải nói đến đó là Facebook. Facebook là một website mạng
xã hội truy cập miễn phí do công ty Facebook, Inc điều hành và thuộc về sở hữu tư
nhân do Mark Zuckerberg thành lập cùng với bạn bè là sinh viên khoa “Khoa học
máy tính” và bạn cùng phòng Dustin Moskovitz và Chris Hughes khi ông còn là
sinh viên trường ĐH Harvard. Ban đầu facebook giới hạn đăng kí thành viên chỉ là
các sinh viên Harvard, sau đó nó đã được mở rộng ra cho sinh viên của bất kì
trường đại học nào, rồi đến học sinh phổ thông và cuối cùng là bất cứ ai trên 13
tuổi. Facebook có các tính năng như chat, chia sẻ thông tin, media, games và nhiều
ứng dụng khác do các hãng thứ 3 cung cấp.
Tính năng cập nhật thông tin bạn bè, người thân của Facebook vô cùng mạnh
mẽ, một khi đã kết bạn với 1 ai đó trên facebook, mọi “động tĩnh” của người kia
cũng sẽ được facebook thông báo cho ta biết: bạn nghĩ gì, bạn thích gì, bạn ăn gì,
9
bạn vừa được đánh dấu trong 1 bức ảnh, 1 đoạn video hay 1 sự kiện nào đó, nhờ đó
ta có thể cập nhật thông tin của nhau một cách đầy đủ, thường xuyên và nhanh
chóng.
Một trong những ứng dụng
phổ biến nhất trên Facebook là
ứng dụng hình ảnh, nơi thành
viên có thể upload album và hình
ảnh của mình và chia sẻ với mọi
người. Facebook cho phép người
dùng tải lên và không giới hạn số
hình ảnh, điểm nổi bật của hình
thức chia sẻ ảnh trên Facebook là
chức năng Tag (đánh dấu) giúp
người dùng có thể đánh dấu các
Hình 1: Facebook với màu xanh da trời đặc trưng
nhân vật có trong ảnh.
Bên cạnh đó, facebook còn có một số lượng game khổng lồ được cung cấp
chủ yếu bởi 2 hãng phát triển game hàng đầu: Zynga và Playfish. Có thể nói
Facebook là mảnh đất màu mỡ của các games trên mạng xã hội. Sự vươn lên khá
nhanh của facebook gần đây đã khiến cho cục diện mạng xã hội tại Việt Nam có
nhiều biến chuyển.
Phát triển cũng không kém facebook đó là ZingMe. Có thể nói đây là mạng
xã hội chiếm số người truy cập ở Việt Nam khá lớn. Zing Me là mạng xã hội của
công ty Vinagame, thành lập từ tháng 06 năm 2009. Kể từ khi ra mắt, Zing Me
nhanh chóng trở thành ngôi nhà chung của đông đảo giới trẻ, đặc biệt là thế hệ 9x.
Các thành viên có thể
tham gia diễn đàn, nghe nhạc,
xem phim, chia sẻ ảnh và tham
gia các trò chơi trực tuyến
(Nông trại vui vẻ 1,2; Zing
Farm, Sky Garden, Nhà hàng vui
vẻ…). Zing Me ứng dụng công
nghệ web thời gian thực, cho
phép các hãng thứ ba phát triển
ứng dụng cho nền tảng của
mình, làm phong phú thêm nội
dung cho hệ thống.
Hình 2: Zing Me – Mạng xã hội ở Việt Nam
10
Tại Việt Nam, Zing Me đã nhanh chóng được nhiều người đón đợi. Hiện tại,
Zing Me của VinaGame đã cán mốc gần 7 triệu người với hàng trăm triệu lượt truy
cập mỗi ngày.(Theo zing.me.vn) Sự phát triển bùng nổ hiện nay của internet đặc
biệt là số người sử dụng internet ở Việt Nam ngày càng cao, điều đó làm cho các
nhà cung cấp dịch vụ giải trí của mạng xã hội tạo thêm nhiều tính năng phong phú
về nội dung cũng như hình thức tạo hứng thú cho người tham gia.
Tiếp theo Twitter cũng là mạng xã hội lôi kéo người dùng với số lượng cũng
không nhỏ (khoảng 6 triệu người trong đó chỉ có khoảng 5000 người ở Việt Nam
(theo VnMedia). Là dịch vụ mạng xã hội miễn phí cho phép người sử dụng đọc,
nhắn và cập nhật các mẩu tin nhỏ gọi là tweet, một dạng tiểu blog.
YouTube cũng là một mạng xã hội nổi tiếng về video, lôi kéo rất nhiều
người theo dõi. Theo thống kê thì YouTube được giới trẻ (15 – 19 tuổi) theo dõi
nhiều hơn bất cứ kênh truyền hình nào.
Theo thống kê trực tuyến trên 4 mạng xã hội của nhóm sinh viên Trường Đại
học Bách khoa TP Hồ Chí Minh thì mạng xã hội Facebook chiếm tỉ lệ người tham
gia và sử dụng nhiều nhất (63.0%), cụ thể:
H1: Biểu đồ về tỉ lệ số người tham gia các mạng xã hội
Ngoài ra thế giới hiện nay có hàng trăm mạng xã hội khác nhau như My
Space, Hi5…cũng là 2 ông lớn trong lĩnh vực mạng xã hội. Myspace với những
tính năng tương tự Facebook, năm 2006 từng là mạng xã hội đứng đầu trên thế
giới. Hi5 với thế mạnh cung cấp các công cụ cho phép người sử dụng dịch sang bất
11
kỳ ngôn ngữ nào cũng đang dần khẳng định vị trí. Tại Việt Nam, số lượng mạng xã
hội cũng rất phong phú: Mạng xã hội Zalo, Mạng xã hội thông tin blog (yume.vn);
Mạng xã hội Tầm Tay (tamtay.vn); Mạng xã hội Clip (clip.vn); …
2. Thực trạng việc sử dụng mạng xã hội của tuổi vị thành niên hiện nay.
Qua các con số điều tra của chúng tôi với 3 nhóm tuổi của 3 trường trung học
trên địa bàn huyện Vĩnh Tường (THCS Bồ Sao, THPT Vĩnh Tường, THPT Lê
Xoay) và 2 trường THPT trên địa bàn Thành phố Việt Trì tỉnh Phú Thọ (THPT
Công nghiệp Việt Trì, THPT Chuyên Phú Thọ) cho thấy, số học sinh sử dụng mạng
xã hội mỗi ngày một tăng, chiếm tỷ lệ rất cao là nhóm học sinh THPT tới 93%.
Trong khi nhóm tuổi THCS là 47%. Nơi sử dụng Internet để vào các trang mạng xã
hội cũng rất đa dạng và phổ biến: từ nhà ở hay trường học, tới các điểm dịch vụ
Internet,... Các hoạt động trong khi sử dụng Internet thì vô cùng đa dạng từ việc
đọc tin tức cho tới chơi game từ việc kết bạn đến việc học hành, từ việc tham gia
vào các mạng xã hội đến việc giải trí (nghe nhạc, xem phim,...). Kết quả điều tra
này đã bước đầu cho thấy một bức tranh tương đối toàn cảnh về thực trạng sử dụng
Internet và các mạng xã hội ở tuổi vị thành niên hiện nay.
Bảng 1: Thực trạng việc sử dụng mạng xã hội của tuổi vị thành niên.
TT
Đối tượng
Số lượng
Tỉ lệ
Đánh giá
1
Nhóm học sinh THPT
372/ 400 phiếu
93 %
Rất cao
2
Nhóm học sinh THCS
47/ 100 phiếu
47 %
Khá cao
* Sở hữu phương tiện trụy cập mạng xã hội
Qua kết quả điều tra của chúng tôi với học sinh trung học (đặc biệt là học
sinh THPT) cho thấy đa phần các bạn ngày nay ít nhất có sở hữu hoặc có tiếp cận
đến các thiết bị có thể sử dụng để truy cập mạng xã hội. Các phương tiện điện tử
cầm tay (Điện thoại thông minh, máy tính bảng) và máy tính xách tay (laptop) có
xu hướng phổ biến.
Qua việc phỏng vấn trực tiếp các bạn ở cả ba nhóm cho thấy, những người
sống ở khu vực thành phố, thị trấn và trung tâm các xã có xu hướng sở hữu và tiếp
cận các công cụ truy cập mạng xã hội nhiều hơn. Trong đó, nam có xu hướng sở
hữu các thiết bị này nhiều hơn nữ. Giải thích điều này nhiều bạn nam có cùng ý
kiến cho rằng các bạn gái có nhiều mối quan tâm khác hơn là công nghệ hoặc một
số bạn chưa thực sự tự tin về khả năng sử dụng và xử lý tình huống khi sở hữu máy
tính riêng, trong khi đó một số bạn nữ lại nói tới nguyên nhân là do các bạn nam
thường đam mê công nghệ hơn và muốn khẳng định mình khi sở hữu và sử dụng
công nghệ đó.
12
Có thể nói, tuổi vị thành niên hiện nay có điều kiện tiếp xúc với công nghệ từ
khá sớm, độ tuổi để sở hữu các sản phẩm công nghệ, nhất là công nghệ liên quan
đến mạng xã hội ngày càng trẻ hơn và không ít gia đình chủ động cho con cái sớm
tiếp cận với công nghệ. Như vậy, việc giới trẻ hiện nay sở hữu các sản phẩm công
nghệ liên quan đến Internet và đã hình thành thói quen sử dụng mạng xã hội.
* Phương tiện và địa điểm truy cập mạng xã hội
Hiện nay, các địa điểm truy cập mạng xã hội (tại nhà, điểm truy cập Internet
có tính phí, và nhiều nơi khác khi có thể truy cập trên điện thoại di động) cũng như
có đa dạng các phương tiện (máy tính gia đình, máy tính cá nhân, trường học, điện
thoại...) khiến các bạn hoàn toàn có thể chủ động trong việc sử dụng mạng xã hội
và địa điểm sử dụng cũng rất linh hoạt, có thể sử dụng ở bất cứ đâu mà không còn
phải lệ thuộc vào những địa điểm truy cập cố định nữa. Chính sự tiện lợi này đã
làm cho tần suất sử dụng mạng xã hội của giới trẻ ngày càng tăng .
* Thời điểm truy cập mạng xã hội
Vào ngày thường, nhóm học sinh THPT truy cập mạng nhiều (trung bình 3.7
– 4.0 giờ) Nhóm còn lại (học sinh THCS) truy cập ít hơn (nhưng vẫn ở mức khá
cao). Tỷ lệ học sinh vào mạng trong khoảng 21-24h cao hơn hẳn thời gian 19 – 21h
do các bạn bị lệ thuộc vào giờ học cũng như sự quản lý của gia đình. Vào ngày
nghỉ cuối tuần, học sinh THPT là nhóm sử dụng mạng xã hội có phần nhỉnh hơn.
* Thời gian sử dụng mạng xã hội trong ngày
* Học sinh trung học cơ sở thì
dành nhiều thời gian trong dịp
cuối tuần cho việc lên mạng (gần
3 – 3.5 giờ),
* Học sinh trung học phổ thông có
số giờ lên mạng vào ngày thường
và ngày nghỉ tương đương nhau
(khoảng 3.7- 4.0 giờ).
* Nam dành trung bình khoảng
3.0 giờ ngày thường và trên 4.0
giờ ngày cuối tuần để lên mạng
trong khi nữ chỉ dành khoảng 3.0
giờ cho cả ngày thường và ngày
nghỉ để lên mạng.
H2: Biểu đồ về thời gian sử dụng mạng xã hội của
học sinh trung học.
Có thể nói, với số giờ lên mạng trung bình của giới trẻ trong mẫu khảo sát
của chúng tôi là khoảng 3,7 giờ mỗi ngày (tính cho tất cả 3 nhóm tuổi – Lớp 9, 11
13
và 12) là rất cao. Tất nhiên thời gian lên mạng của tất cả 3 nhóm cũng còn phụ
thuộc vào nhiều yếu tố chi phối như: không gian, thời gian, thời điểm, điều kiện
kinh tế, … mục đích lên mạng (mục đích giao lưu bạn bè hay lấy thông tin phục vụ
việc học hành,...) song với thời gian trung bình một ngày chỉ cần tính gần 3.5 giờ
như kết quả điều tra của chúng tôi thì cũng đã đủ thấy rằng các bạn học sinh trung
học hiện nay dành rất nhiều thời gian cho việc lên mạng.
* Mục đích truy cập mạng xã hội
Nhóm học sinh THPT có mục đích truy cập Internet và sử dụng mạng xã hội
với giải trí là quan trọng nhất. Trong khi đó nhóm học sinh THCS chủ yếu tra cứu
thông tin. Có hai mục đích truy cập Internet có mức độ tương đương trong cả 3
nhóm tuổi, đó là việc liên lạc với gia đình, bạn bè và cập nhật thông tin về cuộc
sống của bạn bè… điều đó chứng tỏ nhu cầu này ở các bạn là khá cao do họ đang ở
độ tuổi năng động, sôi nổi, nhiệt tình và khá nhiều bạn có anh chị, bố mẹ, người
thân sống xa gia đình nên việc liên lạc với gia đình, bạn bè, kết nối mạng là rất cần
thiết.
Như vậy mục đích sử dụng Internet nói chung và mạng xã hội nói riêng của
tuổi vị thành niên đã theo những định hướng khá rõ ràng và mang tính ích dụng cao
như cập nhật những thông tin xã hội phục vụ cho học tập và cuộc sống.
* Các hoạt động trực tuyến phổ biến
Các trang mạng xã hội đang rất phổ biến và quen thuộc với học sinh trung
học hiện nay. Việc sử dụng thường xuyên các trang mạng này đã làm thay đổi khá
nhiều cuộc sống của các bạn. Việc sử dụng mạng xã hội như một công cụ liên lạc
thường xuyên phổ biến hơn cả đối với nhóm học sinh THPT, nhóm tuổi này có tần
suất “chat” trực tuyến cao nhất.
Với các trang tin dành cho giới trẻ thì tần suất sử dụng nhiều nhất vẫn thuộc
về các bạn học sinh THPT. Tần suất nghe nhạc Online cũng tăng dần theo độ tuổi,
còn với việc chơi game Online thì tần suất nhiều nhất và nhiều hơn hẳn thuộc về
nhóm học sinh THCS, và đặc biệt là học sinh nam. Với các hoạt động trực tuyến đa
dạng như trên, có thể thấy một thực tế khá rõ là lứa tuổi vị thành niên hiện nay “ăn
ngủ” với Internet và xem Internet như một công cụ, một phương tiện đồng hành
cùng cuộc sống.
* Ngôn ngữ sử dụng trên mạng xã hội
Số bạn trẻ dùng tiếng Việt hoàn toàn trong khi giao tiếp trên mạng là khá ít.
Việc dùng ngôn từ tiếng Việt kết hợp với ngôn ngữ khác (thậm chí không phải là
ngôn ngữ) cũng có xu hướng tăng dần theo độ tuổi và học sinh THPT là nhóm dùng
ngôn từ có sự kết hợp này nhiều nhất.
14
Hình 3 : Ngôn ngữ của một bộ phận không nhỏ học sinh trung học.
Tiếng Việt được dùng theo cách riêng, với những “sáng tạo” ngôn từ lạ lẫm
và khó hiểu. Theo khảo sát, cả 2 nhóm học sinh THCS và THPT đều thích dùng
ngôn từ tiếng Việt kiểu biến hóa này. Có đến 31% (155/500 phiếu) trong tổng số
được khảo sát cho rằng sử dụng nhiều ngôn ngữ này; 34% (170/500 phiếu) sử dụng
bình thường và 12% (60/500 phiếu) sử dụng rất nhiều. Đây thực sự là con số khiến
chúng ta phải suy nghĩ bởi nếu sử dụng thường xuyên thì sự trong sáng của tiếng
Việt không còn tồn tại trong thế hệ trẻ trong tương lai không xa.
Biểu đồ:
H3 : Biểu đồ thể hiện mức độ sử dụng ngôn ngữ chat của tuổi vị thành niên
15
* Chi phí sử dụng Internet để lên mạng xã hội
Trung bình, chi phí cho một tháng sử dụng Internet của giới trẻ được ghi
nhận là khoảng 70 – 120.000 VNĐ, trong đó nam chi nhiều tiền hơn nữ do thời
lượng nam sử dụng Internet nhiều hơn. Trong 2 nhóm thì nhóm học sinh THPT chi
nhiều tiền hơn cả, nhóm học sinh THCS chi ít tiền hơn hẳn. Nhóm học sinh đa số
được bố mẹ trả tiền phí sử dụng internet.
3. Những lợi ích và hệ lụy của mạng xã hội nói chung
Lợi ích mà mạng xã hội đem lại là rất to lớn, điều đó thì không thể phủ định.
Qua khảo sát trực tuyến trên các trang mạng, chúng tôi nhận thấy đa phần ý yến
(37%) khẳng định những giá trị của mạng xã hội, phần nhỏ (khoảng 5%) cho rằng
mạng xã hội có ảnh hưởng không tốt, (58%) ý kiến lại cho rằng lợi hay hại tùy
thuộc vào mục đích sử dụng.
Để đảm bảo tính trực quan, chúng tôi thể hiện dưới biểu đồ dạng cơ cấu:
H4: Biểu đồ thể hiện sự đánh giá về mạng xã hội của người sử dụng nói chung
3.1. Những lợi ích của mạng xã hội đem lại đối với tuổi vị thành niên
* Kết bạn
Tham gia mạng xã hội mỗi chúng ta sẽ dễ dàng kết bạn với nhiều người dù ở
bất cứ nơi đâu, thời gian nào, dễ dàng cập nhật thông tin và duy trì mối liên hệ với
bạn bè,… dễ dàng quản lí nhóm bạn bè mà ở đó các nhóm có thể là chung trường,
cùng sở thích hay đơn giản bạn tạo nhóm cho những người thân, trao đổi chia sẻ
16
thông tin, kiến thức, kinh nghiệm cũng như chia sẻ các tình huống ứng xử trong
cuộc sống góp phần tạo ra một thư viện thông tin hữu ích từ sự đóng góp của cộng
đồng.
Chúng ta cũng có thể gặp gỡ và giao lưu với tất cả mọi người trên thế giới có
cùng sở thích hay quan điểm giống mình. Từ đó có thể xây dựng mối quan hệ tốt
đẹp hơn hoặc hợp tác với nhau về nhiều mặt. Giúp kết nối, giao lưu, trao đổi giữa
các thành viên dễ dàng. Trong tương lai việc giao tiếp sẽ ngày càng dễ dàng hơn
không chỉ giới hạn bằng những văn bản, biểu tượng hay hình ảnh…
* Học hỏi kiến thức, kĩ năng trên mạng xã hội
Tiếp nhận thông tin từ trên mạng xã hội là một cách rất hiệu quả. Bạn có thể
học hỏi thêm rất nhiều kiến thức, trau dồi những kĩ năng giúp cho bạn hoàn thiện
bản thân mình hơn nữa. Ngoài ra, hiện nay nhu cầu sử dụng mạng xã hội ngày một
lớn hơn. Sự xuất hiện ngày càng nhiều các trang web với nhiều tính năng mới, hiện
đại, tiện lợi đã thu hút và thực sự đã mang lại khá nhiều kết quả tốt cho người sử
dụng. Tìm kiếm việc làm? Học anh văn miễn phí? Tìm kiếm tài liệu, sách, tìm bạn
bạn bè cũ? Tất cả đều có trên mạng xã hội. Tất cả mọi người đều có thể truy cập
mọi thông tin mà mình cần, miễn là có trên mạng.
Rất nhiều người trẻ đã biết cách sử dụng mạng xã hội một cách hiệu quả
nhất. Họ sử dụng mạng xã hội là nơi để cung cấp thêm cho mình nguồn tri thức,
nâng cao giá trị bản thân, là nơi để gắn kết cộng đồng, là nơi để sẻ chia những bất
hạnh, niềm vui của những người có cùng trái tim biết thông cảm và giúp đỡ những
người có hoàn cảnh đáng thương, cần sự trợ giúp của xã hội. Trên cơ sở đó nhiều
bạn trẻ đã tham gia các trang diễn đàn là nơi để kêu gọi giúp đỡ người nghèo,
người bệnh…
* Lợi ích hoạt động tập thể theo phong trào
Với những hoạt động tập thể, mạng xã hội cũng cho thấy có nhiều ích lợi. Đã
có nhiều tổ chức, cơ quan trường học đã thành công trong việc triển khai các hoạt
động thông qua mạng xã hội. Khi có chương trình mới, người đứng đầu các tổ chức
đưa thông tin lên, sau đó tất cả cùng thảo luận, bàn bạc và đưa ra cách thức tiến
hành. Ưu điểm nổi trội của mạng xã hội giúp cho các thành viên có thể cập nhật
hoạt động mọi lúc, mọi nơi.
Theo khảo sát của chúng tôi đa phần các bạn đều sử dụng Facebook, nên khi
sử dụng Facebook, thì các bạn nắm bắt rất nhanh những thông tin. hầu hết các bạn
học sinh THPT đều dùng, đó là một trang cá nhân để chia sẻ và cập nhật những gì
mình mong muốn, nhờ đó có thể biết thêm được nhiều điều, nhờ mạng xã hội có
17
thể đoàn kết được với nhau hơn, cập nhật thông tin nhanh hơn đồng thời là phương
tiện giải trí hữu ích giúp giảm stress sau những giờ học, làm việc căng thẳng.
Với tuổi vị thành niên, mạng xã hội có những lợi ích nhất định, bằng hình
thức khảo sát qua phiếu điều tra, chúng tôi thu nhập được kết quả sau:
Bảng 2: Những lợi ích của mạng xã hội theo đánh giá của học sinh trung học.
TT
Những lợi ích khi sử dụng mạng xã
hội của tuổi vị thành niên
Số lượng
Phần trăm
(phiếu)
(%)
1
Kết bạn, giảm căng thẳng
370
74
2
Học hỏi kiến thức, kĩ năng trên mạng
105
21
3
Tích cực trong các hoạt động phong trào
25
5
500
100
Tổng
H5: Biểu đồ về lợi ích của mạng xã hội
Từ kết quả trên cho thấy có đến 370 bạn đã và đang sử dụng mạng xa hội để
kết bạn và giảm căng thẳng, chiếm tỉ lệ 74% trên toàn mẫu. Như vậy, rõ ràng mạng
xã hội đang trở thành một loại hình giải trí “hot” và được phần lớn bạn trẻ ưa
chuộng. Số lượng sử dụng mạng vào các hoạt động phong trào chiếm 25 phiếu và
bằng 5% trên tổng cơ cấu là 100%, điều đó cho thấy các bạn trẻ dùng mạng xã hội
vào hoạt động phong trào là không nhiều, điều này hoàn toàn xuất phát từ thực tế
các hoạt động phong trào trong tuổi vị thành niên chưa thật sự sôi nổi. 21% là số
18
bạn sử dụng mạng xã hội vào việc học tập tích cực. Đây là tín hiệu đáng mừng và
kết quả này cũng cho thấy các bạn đã bước đầu ý thức được vai trò của mạng xã
hội. Tuy nhiên nếu so với 74% dùng vào ngoài việc học tập thì con số 21% là còn
khiêm tốn.
3.2. Những hệ lụy từ mạng xã hội
Bên cạnh những lợi ích mà mạng xã hội đem tới thì những bất lợi mà nó
mang lại ảnh hưởng không nhỏ đến một phần nào đó trong cộng đồng mạng. Nếu
quá đắm chìm vào mạng xã hội bạn sẽ lãng phí thời gian, xao nhãng công việc hay
bỏ bê việc học. Nếu không biết kiềm chế, sử dụng đúng chừng mực sẽ gây nguy hại
về mặt tinh thần và sức khỏe, do thời gian ngồi trên máy tính nhiều, thức khuya, ít
vận động, lạm dụng mạng xã hội khiến não chậm phát triển, đồng thời ảnh hưởng
đến tính cách như: lầm lì, ít giao tiếp. Cụ thể:
Bảng 3: Những hệ lụy của mạng xã hội theo đánh giá của học sinh trung học
TT
Những hệ lụy khi sử dụng mạng xã
hội của tuổi vị thành niên
Số lượng
Phần trăm
(phiếu)
(%)
1
Thức quá khuya -> mệt mỏi
185
37
2
Xao nhãng việc học
217
43
3
Ảnh hưởng về thần kinh như: mất
ngủ, ngại giao tiết, lầm lì…
98
20
500
100
Tổng
H6: Biểu đồ về hệ lụy của mạng xã hội
19
Mạng xã hội ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống tinh thần lành mạnh, làm con
người mất cân bằng trong cuộc sống. Chưa kể những tổn thương về mặt thể xác
như béo phì, đau lưng, đau đầu, nhức mỏi mắt, bồn chồn lo âu, trầm cảm. Thay vì
ra ngoài trải nghiệm cuộc sống thực, nhiều bạn trẻ ngày nay đang “chết dần chết
mòn” vì chỉ biết nhìn cuộc sống qua lăng kính facebook. Từ kết quả khảo sát cho
thấy có đến 217/500 phiếu (bằng 43%) cho rằng mạng xã hội đang có những ảnh
hưởng rất lớn đến học tập, 185 phiếu (bằng 37%) lại cho rằng do sử dụng mạng xã
hội nhiều không những không giảm căng thẳng mà còn gây mệt mỏi. Các số liệu
thống kê trên cho thấy các bạn đã nhận thức được tác hại của mạng xã hội. Thế
nhưng khi quá quen với việc trao đổi thông tin qua tin nhắn, hình ảnh, bài viết, các
bạn ngày càng phụ thuộc vào mạng xã hội và không kiểm soát được hành vi sử
dụng.
Một bộ phận giới trẻ hiện nay đang có xu hướng sống ảo trong đời thực,
những bạn này thường tự vẽ ra cho mình một cuộc sống hoàn toàn khác với bên
ngoài. Và nhiều bạn cũng phải trả giá cho phút nông nổi khi chụp hình nude, hình
sex rồi đưa lên mạng khoe, nhiều kẻ xấu đã lấy cắp và sử dụng hình ảnh đó với
nhiều mục đích xấu.
Hình thức quảng cáo bản thân trên Facebook (thích thể hiện mình của tuổi vị
thành niên) rất đơn giản và ai cũng có thể tự tạo được nên nguy cơ cho kẻ xấu hoạt
động rất cao gây khó khăn cho quản lý của bố mẹ và nhà trường trong việc dạy dỗ.
Từ đó dẫn đến nhiều bạo lực trong học đường. Gần đây xuất hiện không ít cảnh
đánh nhau hay xé quần, xé áo của các học sinh (cả nam và nữ) trên mạng xã hội, đó
gần như là trào lưu để bắt trước và quay đưa lên mạng xã hội để khoe.
Hình 4: Những hệ lụy…
Mạng xã hội cũng là một hoạt động giao tiếp. Việc tiếp nhận thông tin cần
gắn với ngữ cảnh. Nếu không hiểu ngữ cảnh cụ thể có thể hiểu sai lạc thông tin, và
nếu sự sai lạc ấy lại được lan truyền mạnh mẽ thì nhiều khi gây ra hậu quả khó
lường. Mạng xã hội có thể khiến thời gian dành cho những cuộc gặp gỡ, tám
20
chuyện ngoài đời thực... trở nên ít ỏi… đó là những hệ lụy thực tế từ mạng xã hội
với tuổi vị thành niên
Hình 5: Quá tin vào thế giới ảo.
Hình 6: Học sinh dùng điện thoại phổ biến.
Việc lừa đảo thông tin online, lấy đi thông tin người sử dụng với một đường
dẫn dính virus không hề hiếm. Nạn nhân thường không hề biết mình đã bị lừa cho
tới khi hậu quả dần trở nên rõ ràng hơn. Điển hình nhất là việc các cá nhân tung tin
đồn nhảm không rõ cơ sở để câu kéo sự quan tâm của những người dùng khác gây
xôn xao xã hội. Ngoài ra, vấn đề bảo mật cũng có thể trở nên hết sức đáng lo nếu
không may bạn vô tình truy cập vào một đường dẫn nào đó tưởng chừng an toàn do
chính bạn bè của mình gửi.
Chưa kể đến những hiện tượng xuyên tạc tiếng Việt, viết tắt, kí hiệu đến kì
quặc, tuỳ tiện đưa vào văn bản những chữ z, f, w vốn không có trong hệ thống chữ
cái tiếng Việt, làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt.
Mạng xã hội kết nối trên thế giới ảo nhưng lại làm xói mòn và ảnh hưởng
đến cách con người giao tiếp, thể hiện tình cảm. Nhiều bạn trẻ mải nói chuyện với
người trên mạng mà quên giao tiếp với người thân, chỉ đắm chìm trong thế giới ảo
mà thờ ơ, dửng dưng với mọi người, không muốn và không biết cách giao tiếp, chia
sẻ với mọi người xung quanh, thậm chí mất niềm tin nơi cuộc đời thực, có khi dẫn
đến mặc cảm, trầm cảm, thu mình lại.
4. Mạng xã hội với vấn đề tiếp nhận của tuổi vị thành niên
4.1. Cơ sở để mạng xã hội được đông đảo bạn trẻ tiếp nhận
* Do sở thích, hứng thú của cá nhân đối với mạng xã hội
Trong quá trình hoạt động của con người, cùng với nhu cầu, hứng thú kích
thích hoạt động làm cho con người say mê hoạt động đem lại hiệu quả cao trong
hoạt động của mình. Hứng thú hình thành và phát triển dẫn đến nhu cầu trong lĩnh
21
vực đó phát triển dễ dàng hơn. Nhu cầu và hứng thú có quan hệ mật thiết với nhau,
nhu cầu là tiền đề, là cơ sở của hứng thú, khi có hứng thú với một cái gì thì cá nhân
sẽ hoạt động tích cực chiếm lĩnh đối tượng để thỏa mãn nhu cầu trong cuộc sống
lúc đó xuất hiện nhu cầu mới cao hơn. Chính vì vậy đối với mỗi bản thân hứng thú
với một cái gì đó luôn kèm theo tính hấp dẫn mà cá nhân hướng đến nhằm thỏa
mãn nhu cầu của cá nhân đó. Mạng xã hội với những ưu thế của mình đã tạo ra một
cuộc cách mạng trên thế gới cũng như thu hút được sự tham gia nhiệt tình của các
bạn trẻ ở Việt Nam đặc biệt là các bạn trong độ tuổi vị thành niên.
Từ khi công nghệ thông tin ra đời ở Việt Nam nó đã được rất nhiều bạn trẻ
đón nhận một cách nồng nhiệt và trở thành một phần không thể thiếu đối với các
bạn trẻ trong cuộc sống ngày nay. Chính vì vậy từ khi mạng xã hội ra đời với các
dao diện và tính năng của mình như: trò chuyện, chat, bộc lộ tâm trạng… và lợi ích
của nó đem lại như: tìm hiểu thông tin, phục vụ học tập, giải trí… đã kích thích sự
tò mò với tất cả các bạn.
* Do tính hấp dẫn và lợi ích của mạng xã hội đem lại
Ta có thể hiểu tính hấp dẫn của mạng xã hội được hiểu là sự thu hút, lôi cuốn
của các trang mạng xã hội với các chức năng, dao diện và tính ưu việt của nó có
thể đáp ứng, thỏa mãn được các nhu cầu của chính bản thân người sử dụng. Và để
lý giải vì sao mạng xã hội ảo lại mang tính hấp dẫn, tạo ra được hứng thú cho
người sử dụng nó, chúng ta có thể điểm qua một vài lợi ích chính của mạng xã hội
cụ thể như sau:
- Tìm kiếm thông tin bạn bè,
- Thể hiện trạng thái: trong mạng xã hội ảo, con người tồn tại, giao thiệp với
nhau thông qua việc chia sẻ cảm xúc, ý nghĩ, quan niệm một cách tương đối tự do,
không bị ràng buộc về không gian và thời gian mặc dù vẫn phải tuân thủ luật lệ của
thế giới thực và những quy tắc ứng xử nhân văn.
- Trò chuyện (qua messenger chat): Thông qua mạng xã hội, mọi cá nhân có
thể trao đổi thông tin với bạn bè, người thân một cách nhanh chóng, trực tiếp dù
khoảng cách thực tế của họ có thể xa hoặc gần.
- Gửi thư điện tử (e-mail), Đây là những tính năng đặc biệt, nó là sự tổng hợp
của các phần mềm trước đây, tạo nên sự thuận tiện trong quá trình sử dụng
- Giải trí: Sự cuốn hút của mạng xã hội còn có các ứng dụng giải trí và tính
cộng đồng. Có nhiều ứng dụng rất phong phú, đã chơi thì khó ngừng.
22
- Chia sẻ tập tin (files): giúp người sử dụng có nhu cầu chia sẻ dù thời gian
lên mạng ít hay nhiều. Và mạng xã hội với khả năng kết nối mạnh mẽ đã trở thành
lựa chọn của họ để thỏa mãn nhu cầu của mình
- Phục vụ hiệu quả cho việc học tập: Với mạng xã hội sinh viên có thể truy
cập tìm kiếm tài liệu một nhanh chóng và hiệu quả nhất, đỡ tốn thời gian cho việc
tìm kiếm trong các thư viện và các hiệu sách, tìm hiểu các kiến thức từ nhiều
nguồn khác nhau….
* Nhu cầu bày tỏ tâm trạng, tình cảm của các nhân
Do tâm lí lứa tuổi, nhu cầu bộc lộ chia sẻ, tâm sự tình cảm, tâm trạng của
mình với bạn bè. Vì vậy việc ra đời của mạng xã hội đã giải tỏa được nhu cầu ấy.
Bảng 4: Khảo sát việc tiếp nhận mạng xã hội của tuổi vị thành niên
TT
Tiếp nhận mạng xã hội
Số lượng
Phần trăm
(phiếu)
(%)
1
Do sở thích, hứng thú của cá nhân
đối với mạng xã hội
76
15.0
2
Do lợi ích của mạng xã hội đem lại
154
31.0
3
Do tính hấp dẫn
270
54.0
Tổng
500
100
H7: Biểu đồ về việc tiếp nhận mạng xã hội của tuổi vị thành niên
23
Từ kết quả khảo sát có đến 270/500 phiếu (bằng 54%) cho rằng mạng xã hội
đang được tiếp nhận từ tính hấp dẫn của nó với bản thân, 154 phiếu (bằng 31%) lại
cho rằng do sử dụng mạng xã hội đem lại nhiều lợi ích, 76 phiếu (bằng 15%) cho
rằng do sở thích của bản thân với mạng xã hội. Các số liệu thống kê trên cho thấy
các bạn trong độ tuổi vị thành niên tiếp nhận mạng xã hội chủ yếu ở góc độ giải trí,
tò mò (69%)
4.2. Các xu thế tiếp nhận mạng xã hội của tuổi vị thành niên
Việc sử dụng mạng xã hội có một vai trò rất quan trọng đối với con người
nói chung và lứa tuổi vị thành niên nói riêng. Để việc sử dụng mạng xã hội đạt hiệu
quả cao thì bản thân mỗi bạn trẻ cần phải có nhận thức, thái độ và mục đích sử
dụng như thế nào để phát huy những mặt tích cực và tự loại bỏ những mặt tiêu cực,
hạn chế của mạng xã hội là một điều rất cần thiết. Nhưng không phải ai cũng nhận
thức được một cách đúng đắn nhất việc sử dụng mạng xã hội, không phải ai cũng
hình thành cho mình cách sử dụng mạng xã hội một cách hợp lý nhất, có hiệu quả
nhất, hay nói cách khác là không phải bạn trẻ nào cũng có suy nghĩ, nhận thức nhu
cầu sử dụng mạng xã hội một cách tích cực. Cũng cùng trong độ tuổi vị thành niên,
nhu cầu sử dụng mạng xã hội cũng có những mục đích khác nhau như: mức độ sử
dụng, hình thức sử dụng và mục đích sử dụng. Có bạn sử dụng mạng xã hội để
phục vụ cho việc học tập, bộ phận khác thì để giải trí, thư giãn, một bộ phận khác
thì để kết bạn, tìm hiểu thông tin người khác và có bộ phận khác thì để bày tỏ tâm
trạng, tình cảm, cảm xúc của chính bản thân mình. Để hiểu được nhu cầu sử dụng
mạng xã hội của tuổi vị thành niên nhóm tác giả đã tiến hành khảo sát trên 500 bạn
học sinh của 3 trường trung học trên địa bàn huyện Vĩnh Tường và 2 trường THPT
trên địa bàn Thành phố Việt Trì tỉnh Phú Thọ. Kết quả cho thấy:
* Mức độ sử dụng
Bảng 5: Mức độ sử dụng mạng xã hội của tuổi vị thành niên
TT
Mức độ sử dụng
Số lượng
(phiếu)
Phần trăm
(%)
1
Rất thường xuyên
252
51
2
Thường xuyên
162
32
3
Bình thường
60
12
4
Ít
25
5
500
100
Tổng
24
H8: Mức độ sử dụng mạng xã hội của tuổi vị thành niên
Từ kết quả này chúng ta có thể thấy được mức độ, nhu cầu sử dụng mạng xã
hội của lưa tuổi vị thành niên là rất cao. Các bạn đều có nhận thức được vai trò của
mạng xã hội trong việc phục vụ cho việc học tập, giải trí, tìm kiếm thông tin. Cụ
thể là trong 500 bạn được khảo sát thì có đến 32 % bạn cho rằng mức độ sử dụng
mạng xã hội là thường xuyên, còn 51% bạn khác lại cho rằng mức độ sử dụng
mạng xã hội là rất thường xuyên.
Cũng theo khảo sát thì một bộ phận lại cho rằng mức độ nhu cầu sử dụng
mạng xã hội của họ là bình thường và ít quan trọng, cụ thể chỉ có 12% bạn sử dụng
mạng xã hội với mức độ bình thường và 5 % bạn là ít sử dụng mạng xã hội.
Với những phân tích trên ta có thể kết luận: nhu cầu sử dụng mạng xã hội
của lứa tuổi vị thành niên có xu thế đi lên và ngày càng tăng nhanh, từ đó giúp ta
thấy được vai trò quan trọng của mạng xã hội đối với việc học tập, giải trí, thư
giãn… của học sinh trong lứa tuổi vị thành niên là rất cao.
* Mục đích sử dụng
Như chúng ta đã biết ở trên, mạng xã hội có một vai trò quan trọng đối với
đời sống xã hội nói chung và đặc biệt là học sinh ngồi trên ghế nhà trường nói
riêng. Từ việc khảo sát mức độ sử dụng mạng xã hội đã cho ta thấy được nhu cầu
sử dụng mạng xã hội của các bạn ngày càng tăng đặc biệt là trong thời gian tới với
việc sử dụng mang xã hội một cách như vậy ta cũng tự đặt câu hỏi các bạn học sinh
vào mạng để làm gì? Nhằm mục đích và nội dung là để làm gì?
25