Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Bài dự thi Dạy học tích hợp Sử 6 Bài 12 Nước Văn Lang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.77 MB, 12 trang )

PHIẾU MÔ TẢ HỒ SƠ DẠY HỌC DỰ THI CỦA GIÁO VIÊN
(Kèm theo công văn số 794/PGDĐT ngày 28 tháng 9 năm 2015 của Phòng GD&ĐT
Tiên Yên)
1. TÊN HỒ SƠ DẠY HỌC: LỊCH SỬ LỚP 6
BÀI 12 – TIẾT 13
NƯỚC VĂN LANG
2. MỤC TIÊU DẠY HỌC:
- Kiến thức: Học sinh sơ bộ nắm được những nét cơ bản về điều kiện hình thành nhà
nước Văn Lang. Nhà nước Văn Lang tuy còn sơ khai nhưng đó là một tổ chức quản lý
đất nước bền vững, đánh dấu giai đoạn mở đầu thời kỳ dựng nước.
- Kỹ năng: Phân tích sự kiện lịch sử. Vẽ, sử dụng lược đồ tổ chức bộ máy Nhà nước
thời Hùng Vương.
- Thái độ: Bồi dưỡng lòng tự hào, ý thức đoàn kết dân tộc. Đề cao phẩm chất và tài
năng của con người trong việc xây dựng bảo vệ đất nước.
*Nội dung tích hợp liên môn:
- Lịch sử lớp 6 (bài 12 – tiết 13)
- Môn Địa lý: Vận dụng kiến thức về địa lý để trình bày hiểu biết về khu vực đồng
bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ và vị trí địa lí của nhà nước Văn Lang xưa. Bài 20-tiết
23, bài 23 tiết 27)
- Môn Ngữ văn: Liên hệ những bài văn, thơ nói về nước Văn Lang, các truyền
thuyết “Con Rồng, cháu Tiên” “Sơn Tinh, Thủy Tinh”, “Thánh Gióng” (Ngữ văn 6); các
câu ca dao về Lễ hội Đền Hùng;
- Môn Âm nhạc: Cảm nhận sâu sắc hơn về quá trình hình thành nhà nước, lòng tự
hào dân tộc và khắc sâu tình yêu đất nước, tình đoàn kết dân tộc qua âm nhạc với ca
khúc “ Nổi trống lên các bạn ơi” ”.(Âm nhạc 8)
3. ĐỐI TƯỢNG DẠY HỌC CỦA BÀI HỌC:
- Học sinh khối 6 trường TH&THCS Đại Dực – Tiên Yên – Quảng Ninh.
- Số lượng lớp thực hiện: 01 lớp.
- Số lượng học sinh: 24 HS.
Dự án thực hiện là một tiết dạy trong chương trình lịch sử lớp 6 nên các em học
sinh sẽ thuận lợi tiếp thu kiến thức bài học cũng như liên hệ với kiến thức cơ bản của


một số môn khác.
4. Ý NGHĨA CỦA BÀI HỌC:
* Đối với thực tiến dạy học:


- Việc vận dụng kiến thức liên môn trong một môn học, một giờ học là một biện pháp
rất hữu ích, nó không những giúp cho người thầy có thêm nhiều kiến thức và phương
pháp khác nhau trong một giờ dạy mà còn giúp cho các em học sinh chủ động trong hoạt
động học tập, giải quyết các vấn đề và tích hợp kiến thức các môn học để thực hiện học
tập tốt môn học đó và áp dụng giải quyết một vấn đề bất kỳ có hiệu quả, thông minh với
nhiều cách giải quyết khác nhau.
* Đối với thực tiễn đời sống xã hội:
Góp phần bồi dưỡng cho học sinh lòng tự hào, ý thức đoàn kết dân tộc. Đề cao phẩm
chất và tài năng của con người trong việc xây dựng bảo vệ đất nước. Có ý thứ tìm hiểu
vê những giá trị văn hóa tinh thần.
5. THIẾT BỊ DẠY HỌC, HỌC LIỆU:
* Giáo viên:
- Máy tính, máy chiếu;
- Tranh ảnh, video; bản đồ VN, sơ đồ tổ chức nhà nước thời Hùng Vương.
- Kiến thức từ các nguồn tư liệu SGK, STK,…
- Tư liệu về các môn: Lịch sử, Địa lí, Ngữ văn, Âm nhạc
* Học sinh:
- Soạn bài và tìm hiểu bài trước ở nhà;Tập vẽ sơ đồ nhà nước Văn Lang.
- Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về nước Văn Lang.
6. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC VÀ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
- Mô tả hoạt động dạy và học qua giáo án : Tiết 13 – Bài 12 – Lịch sử 6: “Nước Văn
Lang” để dạy học theo chủ đề tích hợp các môn học.
(Trình bày cụ thể ở phần sau của dự án).
7. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP:


Hùng Vương

- Học sinh đã liên hệLạc
và vận
dụng
những
kiến thức địa lí, lịch sử, văn học.
Hầu
– Lạc
tướng
- Có những hiểu biết sâu sắc hơn nội dung bài học và lịch sử dân tộc. Trung
(trung ương)
- Củng cố tình yêu quê hương đất nước, lòng tự hào về những trang sử của dân tộc
ương
qua bài học, qua thực tiễn và qua âm nhạc.
- Biết vận dụng kiến thức hoàn thành bài tập lịch sử - vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy nhà
nước Văn Lang

Lạc tướng
8. CÁC
(bộ) SẢN PHẨM CỦA HỌC SINH:

Lạc tướng
(bộ)

Bộ

- Vẽ được sơ đồ khái quát nội dung bài học:
- Nêu được sự ra đời của nhà nước Văn Lang, vẽ được sơ đồ tổ chức bộ máy nhà


nước.
- Trình bày được những hiểu biết về Nhà nước Văn Lang cũng như vị trí địa lí của
Nhà nước Văn Lang trên lược đồ.

Bồ chính
(chiềng, chạ)

Bồ chính
(chiềng, chạ)

Bồ chính

(chiềng, chạ)

Sơ đồ tổ chức nhà nước Văn





Ngày soạn: .....................
Ngày giảng:...................

Tiết 13- Bài 12:

NƯỚC VĂN LANG
I. Mục tiêu cần đạt.
1. Kiến thức.- HS biết được những nét cơ bản về điều kiện hình thành nhà nước Văn Lang.
- Nhà nước Văn Lang tuy còn sơ khai nhưng đó là tổ chức quản lý đất nước bền vững, đánh dấu
giai đoạn mở đầu thời kỳ dựng nước của dân tộc ta..

2. Kĩ năng. - Rèn cho HS kĩ năng vẽ sơ đồ, cách sử dụng sơ đồ, phân tích.
3. Thái độ. - Bồi dưỡng lòng tự hào, ý thức đoàn kết dân tộc. Đề cao phẩm chất và tài năng của
con người trong việc xây dựng bảo vệ đất nước.
II. Chuẩn bị
- GV: Máy chiếu, Tranh ảnh, lược đồ, sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước
- HS: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới, tranh ảnh.
III. Phương pháp.
- PP: Đàm thoại, phân tích, nhận xét...
- Kĩ thuật động não
IV.Tiến trình giờ dạy – giáo dục.
1. Ổn định tổ chức: KTSS:.........
2. Kiểm tra bài cũ: ? Những chuyển biến trong đời sống xã hội của cư dân Lạc Việt là gì? (Slide
1)
Trả lời: Thuật luyện kim được phát minh và nghề nông trồng lúa nước ra đời -> cuộc sống ổn
định hơn.
- Sự phân công lao động xã hội được hình thành.
- Hình thành các làng bản (chiềng, chạ)
- Chế độ phụ hệ thay thế cho chế độ mẫu hệ.
- nCác trung tâm văn hóa lớn ra đời.


- Đồ đồng gần như thay thế đồ đá.
->HS trả lời, GV nhận xét, cho điểm.
3. Bài mới: (Slide 2,3)
GV hướng dẫn HS quan sát tranh-> Nhận xét-> Bài mới
Câu truyện trên nói lên vấn đề gì? Nói về truyền thuyết sự ra đời của Nhà nướcVăn Lang.
GV: Vậy Nhà nước Văn Lang ra đời trong hoàn cảnh nào? Được thành lập ra sao? Tổ chức nhà
nước như thế nào? Đó là nội dung của bài học hôm nay
Hoạt động của thầy và trò
Chiếu lược đồ Bắc và Bắc Trung Bộ Việt Nam

(Slide 4)
GV: cho HS quan sát lược đồ, kết hợp kiến thức địa lí
để phân tích
? Dựa vào kiến thức Địa lí, nêu những hiểu biết về
vùng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ về thổ nhưỡng, địa
hình, khí hậu...?
? Vào khoảng thế kỷ VIII- đầu thế kỷ VII, ở đồng
bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ đã có thay đổi gì lớn?
GV miêu tả hoạt động kinh tế của nhân dân, nêu
bật tầm quan tọng của nghề nông trồng lúa nước.
Minh họa rõ hoạt động kinh tế nông nghiệp.
Tranh “Sơn Tinh – Thủy Tinh” (Slide 5)
? Theo em truyện Sơn Tinh Thủy Tinh nói lên hành
động gì của nhân dân ta thời đó. (Tích hợp với ngữ
văn 6)
- Sự cố gắng nỗ lực của nhân dân ta chống lũ lụt,
bảo vệ mùa màng, cuộc sống thanh bình…
? Chi tiết nào trong chuyện nói lên hoạt động chống
lũ lụt? (Khi Thủy Tinh dâng nước lên thì Sơn Tinh
bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành lũy
đất, ngăn chặn dòng nước)
? Ngày nay nhân dân ta có gặp phải khó khăn do
thiên tai lũ lụt không? Ta đã có những biện pháp gì
để phòng chống lũ lụt?
Chiếu hình ảnh lũ lụt và cách phòng chống.
(Slide 6)
GV giảng giải: Địa bàn sinh sống của cư dân Lạc
Việt nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, lắm nắng
mưa nhiều, lụt lội và hạn hán xảy ra thường xuyên.
Những bộ lạc thời đó chủ yếu sinh sống bằng nghề

nông. Do đó trị thủy và làm thủy lợi có ý nghĩa sống
còn với mọi người dân.
? Để chống lại sự khắc nghiệt của thiên nhiên, người
Việt cổ lúc đó đã làm gì ?
- Các bộ lạc, chiềng, chạ đã liên kết với nhau và bầu
ra người có uy tín để tập hợp nhân dân các bộ lạc
chống lũ lụt, bảo vệ mùa màng và cuộc sống.

Nội dung cần đạt
1. Hoàn cảnh ra đời của Nhà nước Văn
Lang

- Vào khoảng các thế kỉ VIII- VII TCN,
ở vùng đồng bằng ven các con sông lớn
thuộc Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ ngày
nay, hình thành những bộ lạc lớn.
- Sản xuất phát triển, mâu thuẫn giữa
người giàu với người nghèo nảy sinh và
ngày càng tăng thêm.
- Nghề nông trồng lúa nước gặp khó
khăn vì hạn hán, lũ lụt => cần có người
chỉ huy làm công tác thuỷ lợi.

- Các làng, bản khi giao lưu với nhau


cũng có xung đột. Để có cuộc sống yên
? Muốn làm được công tác thủy lợi từng chiềng chạ ổn cần phải chấm dứt các cuộc xung đột
riêng có làm được không? Vì sao?
đó.

- Không vì chiềng chạ là đơn vị dân cư nhỏ không
đủ sức trị thủy... phải liên kết nhau lại mới làm
được
Chiếu hình 31, 32 : Mũi giáo đồng và dao găm đồng
Đông Sơn. (Slide 7)
? Em có suy nghĩ gì về vũ khí trong các hình ở bài
31, 32 ?
- Là những vũ khí đồng của nền văn hoá Đông Sơn,
mũi giáo, dao găm có hình dáng và trang trí hoa văn
giống nhau, Nói lên sự phát triển của săn bắt
nhưng chủ yếu chứng tỏ trong xã hội đã có sự tranh
chấp xung đột giữa vùng này với vùng khác.
? Vũ khí của các hình trên nói lên điều gì? Hãy liên
hệ các loại vũ khí trên với truyện Thánh Gióng?
(Tích hợp với ngữ văn 6)
- Dùng vũ khí để tự vệ khi có xung đột
- Vũ khí bằng đồng. Đời Hùng Vương thứ 16 –
truyện Thánh Gióng vũ khí bằng sắt, roi sắt, ngựa
sắt.
GVKL: Như vậy nhà nước Văn Lang ra đời trong
hoàn cảnh khá phức tạp: kinh tế phát triển, cuộc
sống ổn định, xã hội nảy sinh mâu thuẫn giàu,
nghèo, dân cư luôn phải đấu tranh chống lũ lụt,
ngoại xâm, bảo vệ cuộc sống thanh bình…Trong
hoàn cảnh đó, các bộ lạc có nhu cầu thống nhất với
nhau, muốn vậy cần có một người chỉ huy có uy tín
và tài năng => Nhà nước Văn Lang ra đời trong
hoàn cảnh đó.
HS: - Đọc 2 SGK – 36
Máy chiếu: Quan sát trên bản đồ khu vực đồng

bằng Bắc Bộ. ( Kết hợp với kiến thức địa lí) (Slide 8)
? Địa bàn cư trú của bộ lạc Văn Lang ở đâu ?
- Địa bàn cư trú của bộ lạc Văn Lang ở ven sông
Hồng, từ Ba Vì (Hà Tây) đến Việt Trì (Phú Thọ).
? Trình độ phát triển của bộ lạc Văn Lang như thế
nào? Vì sao?
- Văn Lang là bộ lạc hùng mạnh và giàu có nhất
thời đó.
Chiếu di chỉ làng Cả (Slide 9)
GV: Di chỉ làng Cả (Việt Trì) cho ta biết, ở địa bàn
cư trú của người Văn Lang có nghề đúc đồng phát
triển sớm, cư dân đông đúc => tù trưởng bộ lạc Văn
Lang được các tù trưởng các vùng khác tôn trọng
và ủng hộ.

2. Nhà nước Văn Lang thành lập.

- Bộ lạc Văn Lang là một trong những
bộ lạc hùng mạnh nhất thời bấy giờ có
nghề đúc đồng phát triển sớm, dân cư
đông đúc.


? Dựa vào thế mạnh của mình, thủ lĩnh của bộ lạc
Văn Lang đã tiến hành hợp nhất các bộ lạc hình
thành nhà nước như thế nào?
? Nhà nước VL ra đời vào thời gian nào? Do ai
đứng đầu ? Đóng đô ở đâu?
GV giải thích thuật ngữ " Hùng vương" là hùng
mạnh, vương là vua (Slide 10)

GV cung cấp nguồn sử liệu nói về nước Văn Lang.
? Em có biết câu chuyện cổ tích nào kể về sự hình
thành nhà nước Văn Lang?
- Con rồng cháu tiên.
? Sự tích Âu Cơ và Lạc Long Quân nói lên điều gì?
? (Tích hợp ngữ văn 6)
- Cộng đồng các dân tộc Việt Nam đều là anh em
chung một bọc trăm trứng -> Nguồn gốc của con
người Việt Nam, sự ủng hộ của mọi người và vị trí
của nước Văn Lang ở vùng cao.

- Vào khoảng thế kỷ VII TCN, ở vùng
Gia Ninh (Phú Thọ), có vị thủ lĩnh dùng
tài năng khuất phục được các bộ lạc và
tự xưng là Hùng Vương, đóng đô ở
Bạch Hạc (Phú Thọ) đặt tên nước là
Văn Lang.

GV chia lớp thành 3 nhóm thảo luận:
(Slide 11)
Nhóm 1:
? Sau khi ra đời, Vua Hùng đã tổ chức nhà nước
của mình như thế nào?
Nhóm 2:
Nêu nhận xét về tổ chức nhà nước này?
Nhóm 3:
3. Tổ chức bộ máy nhà nước Văn Lang.
Em có suy nghĩ gì về tinh thần đoàn kết của nhân - Sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước.
dân ta từ xưa đến nay?
(SGK)

HS thảo luận nhóm, báo cáo kết quả
Các nhóm nhận xét chéo.
HÙNG VƯƠNG
Giáo viên nhận xét bổ sung.
Lạc hầu - lạc tướng
Nhóm 1:
( Trung ương)
GV chuẩn bị sơ đồ trống cho HS điền vào…(Slide
12,13,14)
? Gọi HS trình bày theo sơ đồ:
Lạc tướng
Lạc tướng
GV: Hùng Vương chia nước ra làm 15 bộ, vua có
(
bộ)
( bộ)
quyền quyết định tối cao trong nước. Các bộ đều
chịu sự cai quản của vua, Hùng Vương đặt ra các
chức quan: Lạc hầu, Lạc tướng. Đứng đầu các bộ là
Lạc tướng, đứng đầu chiềng chạ là bồ chính
Bồ chính
Bồ chính
Bồ chính
Nhóm 2: Nhận xét về tổ chức bộ máy nhà nước
(chiềng,
(chiềng ,
(chiềng,
- Nhà nước Văn Lang chưa có quân đội, chưa có
chạ)
chạ)

chạ)
pháp luật nhưng đã là một tổ chức chính quyền cai
quản cả nước.
? Nhà nước Văn Lang chưa có pháp luật, vậy ai giải
quyết mọi việc?
- Tuỳ theo việc lớn hay việc nhỏ đều có người giải


quyết khác nhau, người có quyền cao nhất là Hùng
Vương.
? Quân đội cũng chưa có, khi có giặc ngoại xâm thì
làm thế nào?
=> Nhà nước Văn Lang tuy còn đơn giản
- Tất cả mọi người đều đánh giặc…hợp nhất chiến nhưng là tổ chức chính quyền cai quản cả
đấu
nước
Nhóm 3: tinh thần đoàn kết được thể hiện qua các
văn bản “Con Rồng cháu Tiên”, “Thánh Gióng”
HS tự liên hệ.
GV liên hệ: Truyện Thánh Gióng có giặc Ân , vua
sai sứ giả đi tìm người tài giỏi cứu nước -> Nhân
dân khắp nơi quyên góp gạo….đánh giặc.
(Slide 15) GV cho HS quan sát H 35 và mô tả thêm
di tích đền Hùng -> thời các vua Hùng dựng nước
Văn Lang là thời kỳ có thật trong lịch sử.
GVKL: Nhà nước Văn Lang tuy còn đơn giản
nhưng là tổ chức chính quyền cai quản cả nước.
GVCC toàn bài: ở thế kỷ II TCN trên vùng đất Bắc
Bộ và Bắc trung Bộ đã hình thành các quốc gia của
người Việt. Nước Văn Lang nhà nước do vua Hùng

– Hùng Vương đứng đầu có tổ chức từ trên xuống
dưới, lấy làng chạ làm cơ sở. Như vậy vua Hùng có
công dựng nước, nhà nước Văn Lang là nhà nước
đầu tiên đặt nền mong cho nhà nước XHCN Việt
Nam bây giờ. Chính vì thế mà Bác Hồ đến thăm đền
Hùng vào ngày 11/9/1954 Bác đã căn dặn:
“ Các vua Hùng đã có công dựng nước
Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.
(Slide 16)
? Giải thích câu nói của Bác Hồ.
- Câu nói này có nghĩa là Bác muốn nhắc nhở thế hệ
trẻ biết ơn các vua Hùng có công dựng nước, mà ra
sức học tâp, phấn đấu để sau này có trách nhiệm
xây dựng và bảo vệ đất nước.
-> Đây là trách nhiệm của thế hệ sau, đặc biệt là thế
hệ trẻ…
? Là học sinh – thế hệ tương lai của đất nước, em
thấy mình đã và chưa làm được những gì để góp
phần bảo vệ và xây dựng đất nước?
- Học sinh tự liên hệ...
? Để tướng nhớ đến vua Hùng nhân dân ta đã làm
gì? – HS tự liên hệ.
(Slide 17,18)
GV: UNESCO đã công nhận tín ngưỡng thờ cúng
Hùng Vương là di sản văn hóa phi vật thể của nhân
loại với những yếu tố thuộc đời sống tâm linh hàng
ngàn năm nay, thể hiện nền tảng đại đoàn kết dân
tộc bằng nền tảng tư tưởng Hồ Chí Minh và gắn kết



cộng đồng. Thờ Quốc tổ - nền văn hóa Việt Nam.
Ngày 10 tháng 3 (Âm lich) hàng năm được Nhà
nước ta công nhận là ngày Quốc giỗ từ 6/1/2011.
Vào ngày nay có rất nhiều các hoạt động để tưởng
nhớ tổ tiên, tăng thêm tinh thần đoàn kết dân tộc...
GV giới thiệu vài nét về tín ngưỡng thờ cúng Hùng
Vương.
(Cho HS xem Video lễ giỗ tổ đền Hùng.)
4. Củng cố: - Những lí do ra đời của nhà nước Văn Lang thời Hùng Vương ?
- Em có nhận xét gì về tổ chức của nhà nước đầu tiên này ?
- Làm bài tập
- GV củng cố bài học bằng sơ đồ (Slide 19)

Máy chiếu: Trò chơi ô chữ (Slide 20)
GV nêu câu hỏi, HS phát biểu trả lời. Bạn nào tìm ra từ hàng dọc trước thì giành chiến thắng. 1)
Người đứng đầu nhà nước Văn Lang (9 chữ)
2) Nơi yên nghỉ của các vua Hùng được gọi là (4 chữ)
3) Đây là tên một nhân vật trong truyền thuyết đã bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi để ngăn
dòng nước lũ (7 chữ)
4) Đây là chức quan đứng đầu các bộ (8 chữ)
5) Con trai vua được gọi là (8 chữ)
6) Con gái vua được gọi là (7 chữ)


7) Đây là tên của một truyền thuyết nói về công cuộc chống ngoại xâm của nhân dân ta (10 chữ)
H

Ù

N

S

G
L
Ơ

V
Ă
N
L
A
N
G

Ư
N
T

N
Ư
I

Ơ
G
I
C
L
Ơ
Ó


N
N
T
A
N
N

G
H
Ư
N
G
G


G

N

Q
U
M

T
H
Á
N
H
Từ khóa hàng dọc là VĂN LANG.
GV: Cho học sinh nghe bài hát “Nổi trống lên các bạn ơi” để khắc sâu lòng tự hào dân tộc và

củng cố tình yêu quê hương, đất nước, lịch sử dân tộc. (Tích hợp môn Âm nhạc)
5. Hướng dẫn học sinh học ở nhà và chuẩn bị cho bài sau: (Slide 21)
- Học thuộc bài cũ, nắm chắc nội dung bài. Vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước Văn Lang và giải thích
- Đọc trước bài 13 và trả lời câu hỏi SGK.
+ Tìm hiểu ý nghĩa của trống đồng.
+ Tìm hiểu những nét nổi bật trong đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang.
V. Rút kinh nghiệm:.
.............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................

G



×