Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

THIẾT kế HOẠT ĐỘNG GIẢI BÀI tập PHẦN “ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN ĐỘNG LƯỢNG” THEO HƯỚNG PHÁT HUY TÍNH TÍCH cực, tự lực CỦA HỌC SINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (333.07 KB, 30 trang )

THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG GIẢI BÀI TẬP PHẦN “ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN
ĐỘNG LƯỢNG” THEO HƯỚNG PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, TỰ LỰC
CỦA HỌC SINH
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Thực hiện theo những định hướng đổi mới đã được xác định trong các nghị
quyết Trung ương được thể chế hoá trong Luật giáo dục và được cụ thể hoá trong
trong các chỉ thị của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Luật Giáo dục, điều 28.2 đã ghi
“Phương pháp giáo dục phổ thơng phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động,
sáng tạo của HS, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng
phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến
thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho
HS”. Một trong những giải pháp hữu hiệu nhằm thực hiện những mục tiêu trên là đổi
mới PPDH theo hướng phát huy tính tích cực, tự lực của HS. Vì vậy, dạy học theo
hướng phát huy tính tích cực, tự lực của HS là một trong những nhiệm vụ rất quan
trọng của giáo dục phổ thông hiện nay.
Trong chương trình vật lí lớp 10 – bài 23 “Động lượng. Định luật bảo toàn động
lượng”, theo phân phối chương trình là 2 tiết lí thuyết và không có tiết bài tập. Trong
khi bài tập phần này liên quan đến nhiều ứng dụng trong thực tiễn đời sống và kĩ
thuật, kiến thức vừa khó lại trừu tượng đối với quá trình nhận thức của HS, các dạng
bài tập thì khá phong phú và đa dạng nhiều HS không hiểu được đề bài, không biết
bắt đầu từ đâu, không biết được cách giải đối với từng dạng. Thêm vào đó, khi giải
bài tập phần này cần vận dụng khá nhiều kiến thức cũ (cộng trừ vec tơ, chuyển động
cơ, lực, gia tốc,...), phải biết liên hệ thực tế cuộc sống với bài toán cụ thể.
Trên thực tế, chương trình dạy học tự chọn sau thay sách giáo khoa được Bộ GD
& ĐT triển khai thực hiện từ năm 2010 – 2011, theo kế hoạch của Tổ vật lí – công
nghệ trường tôi dành thời lượng 1 trong 3 tiết của chủ đề bài tập “các định luật bảo
toàn” cho phần BT ĐLBTĐL nhưng hiệu quả của tiết dạy không cao. Đa số HS chỉ
biết làm theo răm rắp dạng bài mẫu khi đã được GV hướng dẫn giải, không có khả
năng tự lực giải bài tập định tính hay định lượng hàm chứa những kiến thức liên quan
đến bài học. Vì vậy vai trò của giáo viên trong quá trình tổ chức hoạt động nhận thức
để HS có thể phát huy tính tích cực, tự lực trong học tập là rất quan trọng.


Với những lí do trên, tơi mong muốn có thể đưa ra biện pháp tổ chức hoạt động
dạy học trong giờ BT về ĐLBTĐL nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục, góp phần thực
hiện tốt mục tiêu giáo dục phổ thông, đặc biệt là phần BT ĐLBTĐL của chương trình
Trang 1


vật lí lớp 10 qua việc “thiết kế hoạt động giải bài tập phần “định luật bảo toàn động
lượng” theo hướng phát huy tính tích cực, tự lực của học sinh”.
II. CƠ SƠ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
Ở Việt Nam nhiều cơng trình nghiên cứu về dạy học phát huy tính tích cực của
các tác giả như: Nguyễn Kỳ: Mơ hình dạy học tích cực, lấy người học làm trung tâm
[1]; Phương pháp giáo dục tích cực [2]. Phạm Viết Vượng: Bàn về phương pháp
giáo dục tích cực [3]… đã đóng góp khơng nhỏ cả về lí luận lẫn thực tiễn vào đổi mới
PPDH “nhằm hình thành và phát triển những giá trị nhân cách tích cực, năng động,
sáng tạo của HS”. Các cơng trình cũng đã vạch ra các phương hướng nhằm phát huy
cao độ tính tích cực, độc lập, sáng tạo của người học. Theo tác giả Thái Duy Tuyên:
“Cần phát động phong trào cải tiến dạy học theo hướng phát triển tính tích cực, độc
lập, sáng tạo của HS vì đó là phẩm chất nhân cách rất cơ bản mà ta muốn hình thành”
[4].
Về tính tự lực nhận thức, khơng nhiều cơng trình nghiên cứu độc lập mà chủ yếu
nghiên cứu cùng tính tích cực. Điển hình là tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho GV
THPT của Nguyễn Ngọc Bảo: “Phát triển tính tích cực, tính tự lực của HS trong q
trình dạy học”[5]. Trong cơng trình này, tác giả trình bày khái niệm tính tích cực, tính
tự lực một cách độc lập và mối liên hệ giữa chúng. Đây là hai khái niệm độc lập, song
khi trình bày về phương pháp phát huy tính tích cực, tự lực nhận thức tác giả trình bày
chung với nhau. Khơng có sự phân biệt rõ ràng giữa tính tích cực và tự lực để người
đọc thấy được các cấp bậc phẩm chất của tư duy.
PPDH hiện đại xuất hiện ở các nước phương tây (ở Mĩ, Pháp,…) từ đầu thế kỉ
XX và được phát triển mạnh nửa sau của thế kỉ, có ảnh hưởng sâu rộng tới các nước
trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Đó là lối dạy học theo cách thức phát huy tính

tích cực, chủ động của HS. Vì thế thường gọi phương pháp này là PPDHTC.
Thế nhưng, việc phối kết hợp giữa PPDH truyền thống và PPDH hiện đại đâu
phải tiết học nào, GV nào cũng dễ dàng thành công và càng khó khăn hơn nếu tiết học
Trang 2


đó là một tiết bài tập. Theo PPDHTC, trong giờ học, GV là người giữ vai trò trọng tài,
người điều khiển tiến trình giờ dạy, hướng dẫn, gợi ý, tổ chức, giúp người học tự tìm
kiếm, khám phá những tri thức mới theo kiểu tranh luận, hội thảo theo nhóm. Các
hoạt động cụ thể của người GV là nêu ra các tình huống học tập, kích thích hứng thú,
suy nghĩ và phân xử các ý kiến đối lập của HS, từ đó hệ thống hố các vấn đề, tổng
kết bài giảng, khắc sâu những kiến thức cần nắm vững.
Để làm được điều này, GV cần phải đầu tư rất nhiều thời gian thiết kế giáo án
dạy học theo PPDHTC được thực hiện kiểu chiều ngang theo hai hướng song hành
giữa hoạt động dạy của GV và hoạt động học của HS. Chú trọng kĩ năng thực hành,
vận dụng giải quyết vấn đề thực tiễn, coi trọng rèn luyện và tự học. Và một yếu tố góp
phần không nhỏ để dẫn đến thành công khi thực hiện PPDHTC là dạy thí điểm giáo
án đã thiết kế, lấy thông tin phản hồi từ HS, GV,...
Trên thực tế, bản thân tôi và một số GV trong Tổ bộ môn vật lí – công nghệ
trường tôi cũng đã thiết kế tiết giải bài tập về ĐLBTĐL theo PPDHTC nhưng không
thành công bởi nhiều lí do: HS có học lực từ TB trở xuống chiếm 70%, thói quen
“nghe, nhớ, ghi chép và suy nghĩ theo” của HS chưa thay đổi được, GV thiếu kiên
nhẫn khi thực hiện đổi mới PPDH không thành công.
Với sự kiên trì, lòng yêu nghề và sự tìm tòi về các tài liệu có liên quan đến
PPDHTC, tôi “thiết kế hoạt động giải bài tập phần “định luật bảo toàn động
lượng” theo hướng phát huy tính tích cực, tự lực của học sinh” và dạy thành công
tiết BT về ĐLBTĐL tại đơn vị mình công tác.
“Thiết kế hoạt động giải bài tập phần “định luật bảo toàn động lượng” theo
hướng phát huy tính tích cực, tự lực của học sinh” là đề tài được cải tiến trên cơ sở
giáo án dạy tiết BT về ĐLBTĐL đã có từ nhiều năm, từ PPDH trùn thớng đến

PPDH hiện đại.
III. TỞ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP
Trang 3


BÀI TẬP VỀ ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN ĐỘNG LƯỢNG
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Củng cố, hệ thống lại các kiến thức: các khái niệm: xung lượng của lực, hệ
kín, động lượng; định lí biến thiên động lượng; định luật bảo toàn động lượng;
nguyên tắc chuyển động bằng phản lực.
- Vận dụng các kiến thức trên để giải các bài tập liên quan.
- Nắm được phương pháp chung để giải bài tập dùng ĐLBT động lượng.
2. Kỹ năng
- Vận dụng được các kiến thức đã học về động lượng, định luật bảo toàn động
lượng để giải một số bài tập cơ bản và giải thích được một số hiện tượng thường gặp
trong thực tế theo hướng phát huy tính tích cực, tự lực của học sinh.
- Rèn luyện kỹ năng phân tích, tổng hợp, kỹ năng tính tốn trong q trình giải
các bài tập về động lượng của vật.
- Rèn luyện kỹ năng tự làm việc và kỹ năng hợp tác nhóm.
3. Thái độ
- HS có thái độ đúng đắn, nghiêm túc trong học tập và trong việc hợp tác nhóm
- Hăng hái tham gia các hoạt động do GV tổ chức, tích cực phát biểu xây dựng
bài.
- Hứng thú, chủ động, tự lực trong quá trình giải quyết các vấn đề đặt ra.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
- Dựa vào những mục tiêu đã đề ra, chọn lựa các bài tập có nội dung liên quan
đến động lượng, định luật bảo toàn động lượng để sử dụng trong tiết học. Các bài tập
này phải cơ bản, phù hợp với trình độ HS. Chọn một số BT có nội dung mới so với

BT trong sách giáo khoa, có ý nghĩa thực tế.
Cụ thể, trong tiết giải BT này, GV cho HS giải tại lớp gồm 2 bài tập định lượng,
1 bài tập trắc nghiệm định tính (Phiếu học tập 1).
Trang 4


- Chuẩn bị các phiếu học tập để phục vụ cho quá trình giảng dạy.
- Chuẩn bị các phương tiện dạy học như máy tính, máy chiếu, các bảng phụ.
PHIẾU HỌC TẬP
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
(Dùng để HS làm trong giờ học)
Bài 1. Hệ gồm hai vật có khối lượng bằng nhau m1 = m2 = 1 kg. Vận tốc của
vật 1 có độ lớn v1 = 1 m/s và có hướng khơng đổi. Vận tốc của vật 2 có độ lớn
v2 = 2 m/s. Tính tổng động lượng của hệ trong các trường hợp sau:
a. Vật 2 chuyển động cùng hướng với vật 1.
b. Vật 2 chuyển động ngược hướng với vật 1.
c. Vật 2 chuyển động theo hướng vng góc với vật 1.
d. Vật 2 chuyển động theo hướng hợp với hướng của vật 1 một góc 600.
Bài 2: Một chiếc thuyền dài 4 m, khối lượng M = 150 kg đang đứng n trên
sơng. Bạn Nam có khối lượng m = 50 kg đang đứng ở mũi thuyền, mũi của
thuyền ở xa bờ sông hơn, cách bờ sơng một khoảng 6 m. Nam đi về phía đi
thuyền với vận tốc đều. Hỏi, khi Nam đi đến đuôi thuyền thì bạn ấy cịn cách
bờ một khoảng bằng bao nhiêu?
Bài 3: Người thủ mơn khi bắt bóng thường phải co tay lại và lùi người một
chút theo hướng đi của quả bóng. Người đó làm thế để:
A. Làm giảm động lượng của quả bóng.
B. Làm giảm độ biến thiên động lượng của quả bóng.
C. Làm tăng xung lượng của lực quả bóng tác dụng lên tay.
D. Làm giảm cường độ của lực quả bóng tác dụng lên tay.


PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
(Nhiệm vụ về nhà)
Bài 1. Một người làm xiếc nằm trên mặt đất rồi cho đặt lên ngực mình một
Trang 5


tảng đá to. Sau đó cho người khác lấy búa tạ đập vào đá. Khi tảng đá vỡ,
người làm xiếc vẫn đứng dậy vui cười chào khán giả. Tại sao người làm xiếc
vẫn bình an vơ sự?
Bài 2. Một viên đạn đang bay ngang, cách mặt đất 200 m, với vận tốc 300 m/s
thì nổ thành hai mảnh có khối lượng m1 = 10 kg và m2 = 20 kg. Mảnh 1 bay
lên theo phương thẳng đứng với tốc độ v1 = 519 m/s.
a. Tính động lượng của viên đạn trước khi nổ.
b. Xác định vận tốc của mảnh 2 ngay sau khi nổ.
2. Học sinh
- Ôn lại những kiến thức về động lượng, định luật bảo toàn động lượng.
- Ôn lại những kiến thức về động học như công thức cộng vận tốc.
- Ơn lại những kiến thức tốn học như phép cộng hai véc tơ.
III. PHƯƠNG PHÁP
- PPDH lấy HS làm trung tâm.
- PPDH tìm tòi có hướng dẫn và giải quyết vấn đề.
- PPDH tổ chức nhóm – nhóm học hợp tác không chính thức.
- PP vấn đáp, đàm thoại.
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
(Trước khi tổ chức các hoạt động dạy học GV thông báo cách tổ chức tiết học sẽ
diễn ra theo PPDH đã thiết kế để HS định hướng được diễn biến của tiết học mà
không bở ngỡ)
Hoạt động 1: Củng cố và hệ thống hóa các kiến thức đã học (về động lượng và
định luật bảo toàn động lượng) (5 phút)
Hoạt động của GV

- Nêu các câu hỏi:

Hoạt động của HS

+ Trình bày khái niệm động lượng, biểu thức, đơn vị. Động lượng là đại lượng có
hướng hay vơ hướng?
+ Trình bày khái niệm hệ kín.
Trang 6


+ Phát biểu định luật bảo tồn động lượng.
+ Trình bày khái niệm xung lượng của lực. Mối liên hệ giữa độ biến thiên động lượng
và xung lượng của lực?
- Gọi cá nhân HS trả lời các câu hỏi.
- Nhận xét và cho điểm
- Trình bày bằng Powerpoint tóm tắt kiến thức dưới dạng sơ đồ.
- Lắng nghe các câu hỏi, nhớ lại bài cũ và trả lời.
- Cá nhân HS trả lời câu hỏi
ĐỘNG LƯỢNG, ĐLBT ĐỘNG LƯỢNG

r
r
Động lượng: P = mv
+ là đại lượng véc tơ
+ đơn vị: kg.m/s

r
Xung lượng của lực: F ∆t
r r
∆P = F ∆t

Định luật bảo tồn động lượng:

r
ΣPi = co nst

(với hệ kín)

Hoạt
2: đồ
Giải
bàitắttập
vềthức
tínhGV
động
lượng
củaqua
vật,đóhệcávật
(10tựphút)
- Theođộng
dõi sơ
tóm
kiến
trình
chiếu,
nhân
kiểm tra câu trả
lời của mình, đồng thời rèn luyện kĩ năng trình bày kiến thức dưới dạng sơ đồ.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Phát phiếu học tập số 1 cho từng HS, GV trình chiếu đề bài.

- Tổ chức hoạt động giải
Bước 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu đề bài
- Cho cá nhân HS đọc đề, gọi 1 HS đứng tại chỗ xác định cái đã cho, cái phải tìm, các
HS khác theo dõi và bổ sung.
- GV nhận xét và kết luận.

Trang 7


- GV gọi 2 HS lên bảng, một HS tóm tắt, 1 HS vẽ hình. HS dưới lớp theo dõi, góp ý
kiến.
- GV nhận xét và hồn chỉnh phần tóm tắt, vẽ hình.
ur
v1
uur
v2

a,
ur
v1
uur
v2

b,
ur
v1
uur
v2

c,

ur
v1
uur
v2

α

d,

Bước 2: Hướng dẫn HS phân tích hiện tượng vật lí của bài tốn
Tổ chức cho HS làm việc cá nhân.
Hỏi:
+ Hệ đang xét gồm những vật nào?
+ Từng vật có động lượng khơng? Tính động lượng từng vật như thế nào?
+ Động lượng của cả hệ được tính như thế nào?
Trang 8


+ Biểu diễn bằng hình vẽ các véc tơ động lượng của hai vật trong từng trường hợp và
véc tơ động lượng của cả hệ.
- Với mỗi câu hỏi, GV gọi HS trả lời, cho các HS khác góp ý, khi cả lớp khơng cịn ý
kiến, GV nhận xét và hoàn chỉnh các câu trả lời.

- Hỏi: như vậy, động lượng cả hệ là:

r r r
P = P1 + P2

, đây là biểu thức véc tơ, để tìm độ lớn


r

của P , ta làm bằng cách nào?
- GV đồng ý với 2 ý kiến: dùng phương pháp chiếu và qui tắc hình bình hành. Các em
giải BT này với cách dùng qui tắc hình bình hành, cịn phương pháp chiếu, các em có
thể về nhà giải thêm.
- Yêu cầu HS nhắc lại qui tắc cộng hai véc tơ, nếu HS không nhớ, GV nhắc lại.
- GV nhận xét, đánh giá, khen thưởng những HS làm việc tích cực, có câu trả lời
đúng, nhắc nhở các HS khác.
Bước 3: Hướng dẫn HS xây dựng lập luận, xác định phương pháp giải, tiến hành
giải.
Tổ chức cho HS làm việc nhóm
+ Phân nhóm: chia lớp thành 8 nhóm, hai bàn gần nhau làm một nhóm, cử nhóm
trưởng
+ Phát phiếu học tập 2 cho từng nhóm.
+ Giao nhiệm vụ cho các nhóm: Các nhóm hoàn thành sơ đồ trong phiếu học tập 2, cụ
thể: nhóm 1, 3 làm câu a; nhóm 2, 4 làm câu b; nhóm 5, 7 làm câu c; nhóm 6, 8 làm
câu d.

Trang 9


- Các nhóm làm việc xong, GV thu lại các phiếu học tập, dùng máy chiếu qua đầu
chiếu các bài của các nhóm, nếu 2 nhóm nào có kết quả giống nhau, GV chỉ chiếu 1
nhóm, các nhóm khác đóng góp ý kiến.
- GV nhận xét, sửa chữa để hoàn thiện các sơ đồ.
- Cho các nhóm tiếp tục thảo luận câu hỏi: Làm thế nào để xác định hướng của véc tơ
ur
P?


- Gọi đại diện các nhóm lần lượt trả lời, các nhóm khác góp ý.
- Nhận xét ý kiến của các nhóm, chọn lựa các phương án hợp lí, đơn giản. Đó là dựa
vào hình vẽ, với câu d, dùng định lí hàm số cosin để đơn giản hơn và u cầu nhóm 4
nhắc lại định lí hàm số cosin.
- Gọi HS lên bảng trình bày bài giải, 1 HS trình bày câu a, 1 HS trình bày câu d, HS
dưới lớp tự giải vào vở 2 câu này. 2 câu b, c về nhà trình bày.
- GV quan sát và giúp đỡ những HS yếu, điều chỉnh những sai sót của HS trong q
trình giải cũng như việc trình bày bài giải.

- Gọi 2 HS lần lượt nhận xét bài giải của 2 bạn trên bảng, xem bài giải đã cho kết quả
đúng chưa, cách trình bày đã hợp lí chưa, cần điều chỉnh chỗ nào khơng. GV lấy ý
kiến của cả lớp.

- Nhận xét, hoàn chỉnh bài giải của HS, đánh giá, khen thưởng cho những HS có bài
giải tốt, hoạt động tích cực.
Trang 10


Bước 4: Hướng dẫn HS biện luận, kiểm tra
- Hướng dẫn HS kiểm tra kết quả, kiểm tra đơn vị, nhận xét kết quả.
- Qua kết quả tính tốn, GV giúp HS nhận ra được động lượng của hệ có giá trị thay
đổi khi hướng chuyển động của các vật trong hệ thay đổi, giá trị động lượng của hệ có
thể lớn hơn cũng có thể nhỏ hơn giá trị động lượng của từng vật trong hệ.
- Mở rộng bài toán: Yêu cầu HS về nhà giải BT khi các véc tơ

r r
v1 , v2

hợp với nhau các


góc 300, 450.
- Nhận phiếu học tập số 1.

- Từng cá nhân đọc đề.
- 1 HS đứng tại lớp xác định cái đã cho, cái phải tìm, các HS khác góp ý.
Cho: hệ hai vật, khối lượng và vận tốc của từng vật,

ur
v1

có hướng không đổi.

Hỏi: tổng động lượng của hệ trong các trường hợp a, b, c, d.
- 2 HS lên bảng tóm tắt và vẽ hình, HS dưới lớp nhận xét.
- Cả lớp ghi nhận những nhận xét của GV và ghi vào vở bài tập.
Tóm tắt:
m1=m2=1kg, v1=1m/s, v2=2m/s
r

Tìm P trong các trường hợp:
r
r
v
↑↑
v
2
1
a.
r
r

v2 vng góc v1

c.

r
r
v
↑↓
v
2
1
b.
r r
( v2 , v1 ) = 600

d.

Trang 11


- Cá nhân suy nghĩ các câu hỏi của GV để phân tích hiện tượng vật lí của bài tốn.
- HS xin trả lời câu hỏi, ghi nhận những nhận xét của GV và sửa chữa để có câu trả
lời đúng.
+ Hệ đang xét gồm hai vật khối lượng m1, m2 đang chuyển động.
+ Động lượng của các vật:
r
r r
r
P1 = m1v1 , P2 = m2v2


+ Động lượng của cả hệ:

r r r
P = P1 + P2

r

+ Độ lớn và hướng của véc tơ động lượng P phụ thuộc vào hướng và độ lớn của các
véc tơ

r r
P1 P2

,

. Hướng của véc tơ vận tốc cũng chính là hướng của véc tơ động lượng.

- HS xin trả lời câu hỏi:
r
P1
r
P2
r
P
r
P1
r
P2
r
P

r
P1
r
P2
r
P

α

Trang 12


r
P1
r
P2

r
P
α
β

a,
b,
d,
c,

+ HS 1: dùng phương pháp chiếu
+ HS 2: dùng qui tắc hình bình hành


- Nhớ lại qui tắc cộng hai véc tơ:
Tổng của hai véc
+

r
r
a ↑↑ b :

r r r
c
tơ: = a + b

c=a+b

r
r
+ a ↑↓ b : c = a − b

r

r
a, b ) = α
(
+
:c

2

= a 2 + b 2 + 2ab cos α


- Thành lập nhóm, các nhóm quay vào nhau để cùng thảo luận.
- Các nhóm nhận phiếu học tập 2 và nhận nhiệm vụ:
+ Nhóm 1, 3: câu a
+ Nhóm 2, 4: câu b
+ Nhóm 5, 7: câu c
Trang 13


+ Nhóm 6, 8: câu d

- Cả lớp quan sát sơ đồ của các nhóm trên màn hình, góp ý kiến.

- Lắng nghe những sửa chữa của GV, từng HS ghi lại kết quả đúng.
ur

- Các nhóm thảo luận cách xác định hướng của P .
+ Nhóm 1: câu a, b dựa vào hình vẽ.
+ Nhóm 2: câu c, dựa vào các hàm lượng giác trong tam giác vng.
+ Nhóm 3, câu d: dùng phương pháp chiếu.
+ Nhóm 4: câu d dùng định lí hàm số cosin.
+…………

- Tiến hành giải cụ thể câu a và d, nhận nhiệm vụ về nhà giải 2 câu b, c.
+ HS 1: câu a
a) Động lượng của hệ:
P = P1 + P2 = m1 v1 + m2 v2

Khi v2 ↑↑ v1 ⇒ P2 ↑↑ P1
⇒ P = P1 + P2


Trong đó: P1 = m1v1 = 1.1 = 1 (kgm/s)
P2 = m2v2 = 1.2 = 2 (kgm/s)
Trang 14


Vậy: P = P1 + P2 = 3 (kg.m/s)
ur uur
ur
P cùng phương cùng chiều với P1 , P2 .

+ HS 2, câu d
Động lượng của hệ:
P = P1 + P2 = m1 v1 + m2 v2
0
0
Khi (v1 ; v2 ) = 60 ⇒ ( P1 ; P2 ) = 60 = α

Trong đó: P1 = m1v1 = 1.1 = 1 (kgm/s)
P2 = m2v2 = 1.2 = 2 (kgm/s)
P = P12 + P22 + 2 P1 P2 cos α
r
P1
r
P2

r
P
α
β


= 12 + 22 + 2.1.2 cos 600 = 7 (kg.m/s)

Áp dụng định lí hàm số cos
P22 = P12 + P 2 − 2 P1 P cos β

⇒ β

- Cá nhân kiểm tra kết quả bài toán dưới sự hướng dẫn của GV.
- Rút ra được ý nghĩa của bài toán.
- Nhận nhiệm vụ về nhà: giải BT trong các trường hợp

r r
v1 , v2

hợp với nhau các góc

300, 450.
Hoạt động 3: Giải bài tập áp dụng định luật bảo toàn động lượng (17 phút)
Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh
Trang 15


Cho HS làm bài tập 2 trong phiếu học tập 1
Bước 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu đề bài
GV tổ chức cho HS làm việc cá nhân
- GV trình chiếu đề bài, yêu cầu từng HS đọc đề.
- Gọi 1 HS đứng tại lớp xác định cái đã cho, cái phải tìm. Gọi 1 HS khác nhận xét,
góp ý và lấy ý kiến của cả lớp. Khi HS khơng cịn ý kiến, GV nhận xét câu trả lời của

các HS và kết luận
- GV yêu cầu 1 HS đứng tại lớp xác định kí hiệu cho các đại lượng, cả lớp cùng thống
nhất kí hiệu.
- GV gọi 2 HS lên bảng, 1 HS tóm tắt đề bài, 1 HS vẽ hình minh họa. Yêu cầu các em
dưới lớp quan sát, theo dõi để góp ý kiến.
- Gọi 1 HS nhận xét, góp ý và lấy ý kiến của cả lớp.
- GV nhận xét, đánh giá các câu trả lời của HS, đồng thời hồn chỉnh phần tóm tắt và
hình vẽ
Bước 2: Phân tích hiện tượng vật lí của bài tốn
GV tổ chức cho HS làm việc nhóm
- GV phân nhóm, chia lớp thành 6 nhóm, cử nhóm trưởng. Cho các nhóm thảo luận
trả lời các câu hỏi sau, GV yêu cầu nhóm trưởng ghi lại kết quả thảo luận của nhóm,
nội dung câu hỏi GV trình chiếu trên powerpoint:
+ Hệ khảo sát gồm những gì? Có thỏa mãn hệ kín khơng?
+ Bài tốn gồm những giai đoạn nào? Các vật trong hệ chuyển động như thế nào
trong các giai đoạn đó?
+ Gọi d3 là khoảng cách từ đi thuyền đến bờ, d 3=? Khoảng cách này có thay đổi khi
Nam đi từ mũi thuyền đến đi thuyền khơng? Nếu có thay đổi, vì sao lại có sự thay
đổi đó?
- Giao nhiệm vụ cho các nhóm: nhóm 1, 2 trả lời câu 1, nhóm 3, 4 trả lời câu 2, nhóm
5, 6 trả lời câu 3.
Trang 16


- Gọi đại diện từng nhóm trả lời, các nhóm khác theo dõi góp ý.
- GV nhận xét, hồn chỉnh các câu trả lời của các nhóm.
- Tiếp tục cho các nhóm thảo luận các câu hỏi sau:
+ Để tìm khoảng cách từ Nam đến bờ lúc sau cần tìm gì?
+ Vận dụng những kiến thức vật lí nào để giải bài toán?
- Với mỗi câu hỏi, GV gọi đại diện 1 nhóm trả lời, lấy ý kiến của các nhóm khác. Sau

cùng, GV nhận xét, đánh giá, chỉnh sửa các câu trả lời.
- GV diễn giảng, trong ĐLBT động lượng, các véc tơ vận tốc phải xét trong cùng một
hệ qui chiếu. Ở đây, cần tính đoạn dịch chuyển của thuyền so với bờ sông nên hệ qui
chiếu được chọn là bờ sông, người đi được quãng đường l là chiều dài của thuyền
trong thời gian t nào đó thì tỉ số l/t là vận tốc của của người so với thuyền. Như vậy,
phải sử dụng công thức cộng vận tốc.
- Tuyên dương và ghi điểm cho những nhóm hoạt động tích cực, có câu trả lời đúng.
Bước 3: Hướng dẫn HS xây dựng lập luận, xác định phương pháp giải, tiến hành
giải
Làm việc cá nhân
- GV gọi 1 HS kí hiệu các véc tơ vận tốc, vấn đề này HS đã được học nên các em có
thể tự lực làm được, nếu HS quên, GV giành ít thời gian để nhắc lại. Sau đó, gọi 1 HS
khác nhận xét, góp ý, hỏi ý kiến cả lớp. Nếu cả lớp thống nhất với kí hiệu đó và hợp lí
thì GV kết luận, nếu chưa hợp lí, GV chỉnh sửa.
- Gọi 1 HS lên bảng vẽ hình biểu diễn các vector vận tốc và chọn chiều dương, những
HS khác góp ý, GV nhận xét và sửa chữa.
Làm việc nhóm
- Giữ nguyên nhóm đã chia ở trên, yêu cầu các nhóm thảo luận: việc giải bài toán bắt
đầu từ kiến thức nào?

Trang 17


- Sau khi các nhóm thảo luận xong, GV gọi đại diện các nhóm trả lời, GV kết luận lại.
- Gọi đại diện 1 nhóm lên bảng viết phương trình của ĐLBT động lượng, các nhóm
khác góp ý, GV nhận xét, sửa chữa.
- Nêu câu hỏi cho các nhóm tiếp tục thảo luận, Hỏi: Theo phân tích ở trên, cần phải sử
dụng công thức cộng vận tốc cho đại lượng nào và viết như thế nào?
- Lấy ý kiến thảo luận của các nhóm, nhận xét và kết luận.
- GV phát bảng phụ cho các nhóm, nội dung trên bảng phụ như sau:

- Yêu cầu các nhóm tiếp tục lập luận giải, trình bày lập luận bằng sơ đồ như trong
bảng phụ.
- Sau khi các nhóm làm việc xong, GV thu lại các bảng phụ, treo các bảng phụ lên
bảng.
- Gọi đại diện nhóm có bài tốt nhất lên thuyết trình lập luận của nhóm. Cho các nhóm
khác góp ý. Sau cùng, GV nhận xét, sửa chữa.
- Nếu bài đã sửa rõ ràng, GV lấy đó làm bài mẫu, nếu khơng, GV trình chiếu sơ đồ đã
chuẩn bị sẵn. Cho các nhóm khác tự nhận xét và đánh giá, điều chỉnh kết quả của
nhóm mình.

- Cá nhân đọc đề bài tập 2, xác định những dữ kiện đề bài cho và cái phải tìm.
- Thống nhất kí hiệu cho các đại lượng
Gọi d1 là khoảng cách từ mũi thuyền đến bờ, d2 là khoảng cách từ Nam đến bờ khi
bạn đã đến đuôi thuyền, l là chiều dài của thuyền.
- Từng HS tóm tắt đề bài, tham gia góp ý với phần tóm tắt và vẽ hình trên bảng, ghi
nhận những nhận xét của GV và sửa chữa vào vở.
Tóm tắt:
M=150kg, m=50kg
Trang 18


l=4m, d1=6m
d2=?
l=4m
Bờ
M=150kg
m=50kg
d1 =6m

- Thành lập nhóm, các HS trong nhóm quay vào nhau để cùng thảo luận.

- Các nhóm nhận nhiệm vụ, trả lời câu hỏi GV giao, các nhóm nhận xét góp ý lẫn
nhau.
+ Nhóm 1, 2: hệ khảo sát gồm Nam và thuyền, đây là hệ kín vì các vật trong hệ khơng
tương tác với vật ngồi hệ.
+ Nhóm 3, 4: gồm 2 giai đoạn, ban đầu hệ đứng yên, vận tốc bằng không; lúc sau
Nam chuyển động đều về đi thuyền.
+ Nhóm 5, 6: Ban đầu khoảng cách từ đuôi thuyền đến bờ là d3=d1-l=2m. Khi Nam đi
từ mũi thuyền đến đi thuyền thì theo định luật bảo toàn động lượng, thuyền sẽ
chuyển động theo chiều ngược với chiều chuyển động của Nam, kết quả thuyền đi ra
xa bờ. Vì thế khoảng cách từ đi thuyền đến bờ sẽ thay đổi.

- Các nhóm tiếp tục thảo luận và đại diện nhóm xin trả lời, các nhóm khác tham gia
góp ý kiến và ghi lại câu trả lời đúng sau khi được GV góp ý.
+ Tìm khoảng cách từ Nam đến bờ khi Nam đã đi đến đuôi thuyền tức là tìm khoảng
cách từ đi thuyền đến bờ lúc sau. Để tìm được khoảng cách này ta đi tìm quãng
đường S mà thuyền đã dịch chuyển so với bờ. Khi đó d2=S+d3.
Trang 19


+ Dùng định luật bảo toàn động lượng để giải
- Cả lớp lắng nghe diễn giảng của GV và nhận ra được cần sử dụng công thức cộng
vận tốc khi áp dụng ĐLBT động lượng.

- Cả lớp thống nhất kí hiệu cho các véc tơ vận tốc
Gọi

r
v21

là vận tốc của Nam so với bờ


r
v31

là vận tốc của thuyền so với bờ

r
v23

là vận tốc của Nam so với thuyền

- Cá nhân xin lên bảng vẽ hình các véc tơ vận tốc, chọn chiều dương. Cả lớp cùng góp
ý.
r
v21
r
v23
r
v31

O

Trang 20


x

- Các nhóm thảo luận.
- Đại diện nhóm trả lời, các nhóm khác theo dõi, góp ý kiến. Kết luận sau khi có ý
kiến của GV

Từ những dữ kiện đề bài đã cho, ta dùng định luật bảo toàn động lượng cho hệ
(người + thuyền) ở hai giai đoạn như đã phân tích ở bước 2.
- Các nhóm viết phương trình ĐLBT động lượng vào giấy, đại diện một nhóm lên
bảng viết, các nhóm khác nhận xét và ghi lại kết quả đúng:
uur
ur
r
r
p = 0, p , = Mv31 + mv21
ur uur,
r
r
p = p ⇒ Mv31 + mv21 = 0

- Thảo luận để nhận ra được phải dùng công thức cộng vận tốc với đại lượng
r
r r
v21 = v23 + v31

r
v21

với

.

- Các nhóm nhận bảng phụ, thảo luận hồn thành sơ đồ thể hiện lập luận giải trên
bảng phụ.

- Các nhóm nộp các bảng phụ để GV treo lên bảng.

- Đại diện nhóm có kết quả tốt nhất trình bày lập luận của nhóm, các nhóm khác
nhận xét, góp ý.
Trang 21


x

- Các nhóm thảo luận.
- Đại diện nhóm trả lời, các nhóm khác theo dõi, góp ý kiến. Kết luận sau khi có ý
kiến của GV
Từ những dữ kiện đề bài đã cho, ta dùng định luật bảo toàn động lượng cho hệ
(người + thuyền) ở hai giai đoạn như đã phân tích ở bước 2.
- Các nhóm viết phương trình ĐLBT động lượng vào giấy, đại diện một nhóm lên
bảng viết, các nhóm khác nhận xét và ghi lại kết quả đúng:
uur
ur
r
r
p = 0, p , = Mv31 + mv21
ur uur,
r
r
p = p ⇒ Mv31 + mv21 = 0

- Thảo luận để nhận ra được phải dùng công thức cộng vận tốc với đại lượng
r
r r
v21 = v23 + v31

r

v21

với

.

- Các nhóm nhận bảng phụ, thảo luận hồn thành sơ đồ thể hiện lập luận giải trên
bảng phụ.

- Các nhóm nộp các bảng phụ để GV treo lên bảng.
- Đại diện nhóm có kết quả tốt nhất trình bày lập luận của nhóm, các nhóm khác
nhận xét, góp ý.
Trang 22


Hoạt động 4: Giải bài tập trắc nghiệm (8 phút)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- GV trình chiếu đề BT 3 trong phiếu - Từng HS đọc đề BT 3, tự xác định cái đã
học tập 1, yêu cầu HS đọc đề.

cho và cái đề bài hỏi.

- Gọi HS xác định đề bài cho gì? Hỏi + Đề cho: khi bắt bóng người thủ mơn co
gì?

tay và lùi người một chút.

- Kết luận lại: trong thực tế, khi người + Đề hỏi: mục đích của việc co tay và lùi
thủ mơn bắt bóng thường co tay và lùi người là gì? Chọn câu trả lời trong 4 đáp án

người theo chiều quả bóng bay, mục đã cho.
đích của việc làm này là để làm gì?
Nói cách khác việc làm này có tác
dụng gì so với trường hợp người thủ
mơn khơng co tay và khơng lùi người. - Các nhóm thảo luận để xác định phương
- Giữ nguyên nhóm đã phân khi giải án đúng.
BT 2, yêu cầu các nhóm thảo luận để + Nhóm 1: chọn…
chọn phương án đúng.

+ Nhóm 2: chọn…
……
- Đại diện nhóm đúng trình bày lập luận để

- u cầu nhóm có kết quả đúng trình chọn phương án. Các nhóm khác theo dõi
bày lập luận để chọn phương án đó. góp ý kiến.
Các nhóm khác nhận xét, góp ý.

- Các nhóm sai ghi nhận những sai lầm

- GV nhận xét, đánh giá cách lập luận trong cách lập luận và sửa chữa.
của nhóm, sửa chữa để hoàn thiện. + Gọi v0 là vận tốc của bóng khi chạm vào
Cho đại diện các nhóm có kết quả sai tay thủ mơn.
trình bày, GV chỉ ra những chỗ sai + Khi thủ mơn bắt bóng, quả bóng dừng lại,
Trang 23


trong cách lập luận đó.

lúc đó v = 0.
+ động lượng quả bóng lúc chạm tay thủ

mơn là p0=mv0, động lượng lúc dừng là p =
0.
Như vậy, nếu thủ môn khơng co tay, khơng
lùi người thì động lượng quả bóng vẫn giảm,
do đó loại phương án A.

- BT này, nhóm đã lựa chọn phương Độ biến thiên động lượng:
án đúng bằng cách loại trừ các

∆p = p − p0 = mv0

, giá trị này không đổi với

phương án sai. Bằng các phép suy mọi tư thế của thủ môn, do đó loại phương
luận sử dụng các cơng thức về động án B.
lượng, độ biến thiên động lượng,
xung lượng của lực, nhóm đã loại trừ
các phương án A, B, C.

r

r

Xung lượng của lực: F ∆t = ∆p , không đổi,
vậy loại phương án C.
Vậy phương án đúng là D.
- Thảo luận để kiểm tra phương án D theo

- Hỏi: Các em hãy kiểm tra phương


các câu hỏi gợi ý của GV.

r
r ∆pr
r
án D, vì sao khi người thủ mơn co tay Có: F ∆t = ∆p ⇒ F = ∆t , với ∆pr khơng đổi,

và lùi người lại thì có thể giảm được khi người co tay lại và lùi người lại thì thời
cường độ lực của quả bóng lên tay?
gian tương tác giữa tay và bóng tăng lên, do
- Cho các nhóm thảo luận, gọi đại đó F giảm xuống.
diện nhóm trình bày, nhóm nào có câu Như vậy, người thủ môn làm như vậy là để
trả lời sớm nhất và tốt nhất GV ghi giảm cường độ lực của quả bóng tác dụng
điểm tốt.
lên tay.
- Cả lớp tiếp nhận vấn đề GV nêu ra, đây là
- Cho HS vận dụng vào các trường bài tập mở rộng của bài tập trên.
hợp khác như: Một cốc đựng nước đặt
trên một tờ giấy nhẵn để trên mặt bàn
Trang 24


phẳng. Nếu dùng tay kéo nhanh tờ
giấy thì có thể rút tờ giấy ra khỏi cốc
nước mà cốc nước vẫn gần như đứng
n, giải thích vì sao?
Với bài tập giải thích hiện tượng trên, - Tiến hành làm bài tập nhanh và nộp để lấy
GV cho HS giải vào giấy làm bài tập điểm tốt.
nhanh, thời gian là 2 phút, sau thời
gian đó, GV khơng thu bài, số bài thu

được GV đem về nhà chấm điểm. Tiết
học hôm sau sẽ phát bài và chữa bài.
V. CỦNG CỐ, HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ (5 phút)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- GV cho HS rút ra phương pháp - Qua BT 1 và 2, HS rút ra phương pháp giải
chung giải BT về tính động lượng và chung cho loại BT tính động lượng và loại
BT về áp dụng định ĐLBT động BT áp dụng ĐLBT động lượng.
lượng.

- Nhận nhiệm vụ về nhà trong phiếu học tập

- Giao niệm vụ về nhà, phát phiếu học số 3.
tập số 3 cho từng HS.

- Ghi lại các hướng dẫn của GV.

Hướng dẫn HS: dùng công thức liên
hệ giữa xung lượng của lực và độ
biến thiên động lượng để giải thích
BT 1.
BT 2 là BT áp dụng ĐLBT động
lượng cho bài toán đạn nổ, cách làm
theo như phương pháp chung đã rút - Cả lớp ghi lại nhiệm vụ về nhà.
ra, 2 giai đoạn được xét là ngay trước
khi nổ và ngay sau khi nổ.
Trang 25



×