Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

kế hoạch bài dạy tự nhiên xã hội bài con muỗi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.13 KB, 3 trang )

KẾ HỌACH BÀI DẠY
Môn: Tự nhiên – Xã hội
Bài 28: Con muỗi
I.

II.

MỤC TIÊU:
1. Học sinh biết hình dáng, cấu tạo và nơi sinh sống của con muỗi.
2. Học sinh hiểu được tác hại và cách phòng bệnh do muỗi đốt.
3. Học sinh biết cách diệt muỗi.
CHUẨN BỊ:
Giáo viên: kế họach bài dạy, sách giáo khoa, tranh minh họa.
Học sinh: sách giáo khoa, viết.

III.

CÁC HỌAT ĐỘNG DẠY – HỌC:
1. Họat động 1: Ổn định và khởi động lớp
Múa dân vũ: Chicken dance (Điệu nhảy của những chú gà)
2. Họat động 2: Kiểm tra bài cũ

Họat động lựa chọn: vấn đáp
Hình thức tổ chức: cá nhân
Họat động của giáo viên
Tuần trước chúng ta học bài gì?
Em hãy nói tên các bộ phận của con mèo?
Người ta nuôi mèo để làm gì?

Họat động mong đợi của học sinh
Chúng ta học bài “Con mèo”


Con mèo có đầu, mình,đuôi và 4 chân
Người ta nuôi mèo bắt chuột và làm cảnh.

3. Họat động 3: nhằm mục tiêu 1

Họat động lựa chọn:quan sát, vấn đáp, thảo luận, thuyết trình
Hình thức tổ chức: cá nhân + nhóm + cả lớp
Họat động của giáo viên
Quan sát tranh và cho cô biết “Em đã thấy con
muỗi chưa? Đây là con gì
Tiết Tự nhiên – Xã hội hôm nay, thầy trò ta sẽ
cùng tìm hiểu về con muỗi.
Bây giờ chúng ta sẽ làm việc nhóm bốn. Các
bạn sẽ thảo luận trong vòng 2 phút “Con muỗi
thường sống ở đâu?”
Cô mời nhóm trưởng nhóm …. Cho cô và cả
lớp biết“Con muỗi thường sống ở đâu?”

Họat động mong đợi của học sinh
Đây là con muỗi

-Con muỗi sống ở mọi nơi, nhất là những nơi

tối tăm, ẩm thấp, cây cối mọc um tùm và
Mời các bạn xem một số hình ảnh về nơi sống
những nơi có nước đọng.
của muỗi.
Sau khi xem ảnh, các bạn thảo luận nhóm đôi
“Con muỗi còn có bộ phận nào?”
Đố bạn biết “Con muỗi bay bằng gì và đậu

-Con muỗi có đầu, vòi, mình, cánh và chân.
bằng gì?
Con muỗi bay bằng cánh và đậu bằng chân.


Thế con muỗi dùng vòi để làm gì?

Con muỗi dùng vòi để hút máu người và động
vật.

Kết luận: Con muỗi có đầu, vòi, mình, cánh
và chân. Con muỗi sống ở mọi nơi, nhất là
những nơi tối tăm, ẩm thấp, cây cối mọc um
tùm và những nơi có nước đọng.

4. Họat động 4: nhằm mục tiêu 2 và 3

Họat động lựa chọn:quan sát, vấn đáp, thảo luận, thuyết trình
Hình thức tổ chức: cá nhân + cả lớp
Họat động của giáo viên
Mời các bạn tham gia trò chơi “Con muỗi”
Em đã từng bị muỗi đốt chưa? Khi bị muỗi
đốt, em thấy như thế nào?
Dịch bệnh nào liên quan đến việc bị muỗi đốt?
Muỗi hút máu đồng thời truyền bệnh sốt xuất
huyết. Bệnh sốt xuất huyết nguy hiểm như thế
nào?
Vậy để phòng bệnh sốt xuất huyết thì chúng ta
cần phải làm gì?
Tổ 1,2 thảo luận nhóm 4: Người ta diệt muỗi

bằng những cách nào?

Tuy nhiên, muỗi sinh sôi nảy nở rất nhanh và
chúng ta không thể diệt hết muỗi được. Tổ 3,4
thảo luận nhóm 4: Chúng ta phải làm gì để
tránh bị muỗi đốt?

Họat động mong đợi của học sinh

Ngứa, sưng, đôi khi nhức nhối.
Sốt xuất huyết, sốt rét
Nếu không phát hiện kịp thời, bệnh có thể dẫn
đến tử vong (chết) chỉ trong 3-5 ngày.
Không cho muỗi đốt hoặc diệt muỗi
Giữ vệ sinh nhà cửa và môi trường xung
quanh bằng cách: Dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ;
Thay nước bình bông thường xuyên; Phát
quang bụi rậm; Phun thuốc diệt muỗi; Dọn
dẹp các phế liệu có thể làm nơi ở của muỗi;
Nếu có chứa nước trong lu vại thì phải có nắp
đậy …
Ngủ trong mùng kể cả ban ngày lẫn ban đêm;
mặc áo dài tay và quần dài khi ngủ; Sử dụng
thuốc diệt muỗi hoặc nhang trừ muỗi; Thoa
kem chống muỗi vào những phần cơ thể lộ ra
ngoài…

5. Họat động 5: Củng cố, nhận xét và dặn dò

Họat động lựa chọn: vấn đáp

Hình thức tổ chức: cá nhân + cả lớp
Họat động của giáo viên
Hôm nay chúng ta vừa học bài gì?
Tác hại khi bị muỗi đốt là gì?
Để không bị muỗi đốt, chúng ta phải làm gì?

Họat động mong đợi của học sinh
Con muỗi
Gây bệnh sốt xuất huyết
Ngủ mùng


Các bạn về nhà ôn bài và xem trước bài 29
“Nhận biết cây cối và con vật” trang 60, 61.
Ghi nhận sau tiết dạy:
..........................................................................................................................................

...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................



×