Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

sơ đồ tư duy và ứng dụng của nó

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (155.23 KB, 13 trang )

Bài tập lớn học kỳ

Môn: Tâm lý học đại cương

LỜI NÓI ĐẦU
Trong thực tế hiện nay, còn nhiều học sinh, sinh viên học tập một cách thụ
động, chỉ đơn thuần là nhớ kiến thức một cách máy móc mà chưa rèn luyện kỹ năng
tư duy. Học sinh chỉ học bài nào biết bài đấy, cô lập nội dung của các môn, phân môn
mà chưa có sự liên hệ kiến thức với nhau vì vậy mà chưa phát triển được tư duy logic
và tư duy hệ thống. Sử dụng sơ đồ tư duy giúp giải quyết được các vấn đề trên và
nâng cao hiệu quả học tập. Bởi lẽ có sự tương thích giữa sơ đồ tư duy với cấu tạo,
chức năng và hoạt động của bộ não chúng ta. Sơ đồ tư duy không chỉ có tác dụng với
mỗi cá nhân mà nó còn phát huy được sức mạnh của tập thể…

1. Khái niệm và đặc điểm của sơ đồ tư duy:
1.1. Khái niệm:
Chúng ta đang sống trong thời kì phát triển mạnh mẽ, thế giới vận động và
thay đổi đến từng giây. Do đó việc học tập chăm chỉ chưa hẳn là giải pháp tối ưu, bởi
khi có nhiều sự lựa chọn vấn đề không phải là học cái gì mà là học như thế nào và sử
dụng công nghệ gì. Thông tin đa chiều và thực tế yêu cầu không chỉ có kiến thức mà
còn có khả năng tạo ra giá trị gia tăng từ kiến thức. Nghiên cứu về hoạt động của bộ
não con người, người ta chỉ ra rằng bộ não hoạt động gồm 2 nhánh:
- Não phải nhạy cảm với các thông tin về màu sắc, nhịp điệu, hình dạng, tưởng
tượng, … sẽ tác động kích thích não trái.
- Não trái làm việc với những con số, từ ngữ, tư duy, phân tích, … cho ra sản phẩm.
Do đó, người ta tìm cách kích thích não phải tốt nhất. Trình bày vấn đề theo sơ đồ,
biểu đồ bao giờ cũng gây hứng thú. Trong các hình thức ấy, sơ đồ mà tác giả Tony
Buzan đưa ra được đánh giá cao nhất và đã trở thành công cụ làm việc hiệu quả của
hàng triệu người trên thế giới.

~1~




Bài tập lớn học kỳ

Môn: Tâm lý học đại cương

Tony Buzan là người sáng tạo ra phương pháp tư duy Mind Map (bản đồ tư
duy). Tony Buzan từng nhận bằng Danh dự về tâm lý học, văn chương Anh, toán học
và nhiều môn khoa học tự nhiên của trường ĐH British Columbia năm 1964.
Sơ đồ tư duy hay bản đồ tư duy (Mind map) là hình thức ghi chép sử dụng màu
sắc, hình ảnh nhằm tìm tòi đào sâu, mở rộng một ý tưởng, tóm tắt những ý chính của
một nội dung, hệ thống hóa một chủ đề.
Sơ đồ tư duy là phương pháp kết nối mang tính đồ họa có tác dụng lưu trữ, sắp
xếp và xác lập ưu tiên đối với mỗi loại thông tin (thường là trên giấy) bằng cách sử
dụng các từ ngữ hay hình ảnh then chốt (từ khóa) hoặc gợi nhớ làm “bật lên” những
ký ức cụ thể và phát sinh các ý tưởng mới.
Nó là một công cụ tổ chức tư duy được tác giả Tony Buzan (Anh) nghiên cứu
kỹ lưỡng và phổ biến rộng khắp thế giới. Đây là phương pháp dễ nhất để chuyển tải
thông tin vào bộ não của bạn rồi đưa thông tin ra ngoài bộ não. Nó là một phương
tiện ghi chép đầy sáng tạo và rất hiệu quả theo đúng nghĩa của nó, “Sắp xếp” ý nghĩ
của bạn.
1.2. Đặc điểm:
Sơ đồ tư duy được vẽ trên một mặt giấy phẳng và biểu thị được thời gian,
không gian, màu sắc. Chúng ta có thể sử dụng sơ đồ tư duy vào mọi mặt của cuộc
sống, qua đó nâng cao kết quả học tập và khả năng tư duy mạch lạc.

Sơ đồ tư duy có 4 đặc điểm chủ yếu:
1.

Đối tượng cần quan tâm được tóm lược trong một hình ảnh trọng tâm


2.

Từ hình ảnh trọng tâm, những chủ đề phát sinh được lan tỏa thành các nhánh

3.

Các nhánh được cấu thành từ một hình ảnh chủ đạo hay từ khóa trên một
dòng liên kết, những vấn đề phụ cũng được biểu thị bởi các nhánh gắn kết với
nhánh có thứ bậc cao hơn.
~2~


Bài tập lớn học kỳ
4.

Môn: Tâm lý học đại cương

Các nhánh tạo thành một cấu trúc nút liên kết nhau
Bạn hãy tưởng tượng tới một chú bạch tuộc có thân ở giữa và những chiếc súc tua

(vòi) xung quanh. Những chiếc tua này kiếm mồi nuôi sống toàn bộ cơ thể bạch tuộc.
Sơ đồ tư duy gồm 1 vấn đề lớn đặt ở trung tâm và các nhánh ý tưởng toả ra xung
quanh. Một sơ đồ tư duy cho phép chúng ta thoả sức vạch ra các ý tưởng, suy nghĩ
đầy đủ trước khi đi đến một quyết định. Nếu cần xây dựng một kế hoạch làm việc,
phân tích một vấn đề v.v...thì sơ đồ tư duy mang đến những giá trị lớn hơn nhiều việc
bạn đặt bút viết tuần tự từ đầu đến cuối trang giấy, nhất là những người có năng khiếu
vẽ đẹp, tạo cho sơ đồ sự hấp dẫn. Cũng nên sử dụng màu sắc, hình ảnh, kí hiệu, kích
thước để làm phong phú, nổi bật sơ đồ tư duy, làm tăng sự thu hút, hấp dẫn và tính
độc đáo, nhờ đó mà người viết phát huy tính sáng tạo, khả năng nhớ lâu hơn. Khi lập

sơ đồ tư duy, bắt buộc người làm phải “động não” và biết sử dụng hình ảnh càng
nhiều, càng tốt (hạn chế sử dụng ngôn ngữ) để liên kết các ý với nhau. Ý trung tâm
cần được thể hiện bằng một hình ảnh trung tâm (và không quên sử dụng kỹ năng diễn
đạt từ ngữ và kỹ năng tạo ảnh làm tăng gấp bội sức mạnh tư duy).

2. Tính ưu việt của việc sử dụng sơ đồ tư duy so với cách ghi
chú thông thường:
Kết quả của một cuộc khảo sát thực nghiệm đã chỉ ra rằng có đến 95% học sinh ghi
chú theo kiểu truyền thống. Ghi chú theo kiểu truyền thống là ghi chú theo từng câu,
thường từ trái sang phải. Có 2 cách ghi chú kiểu truyền thống cơ bản:
- Dạng 1: Dạng đầu tiên của ghi chú kiểu truyền thống được tạo ra từ các đoạn văn
trong sách. Dạng ghi chú này giống như một quyển sách thứ hai nhưng khác ở chỗ là
nó chỉ tổng hợp các khái niệm quan trọng.
- Dạng 2: Cách thức ghi chú truyền thống kiểu thứ 2 thường được gọi là viết dưới
dạng nhiều phần mục. Ở các dạng này, các câu văn hoặc các đoạn văn ngắn được
~3~


Bài tập lớn học kỳ

Môn: Tâm lý học đại cương

đánh số và sắp xếp theo trình tự. Mỗi câu văn chứa đựng 1 ý chính liên quan cần phải
học.
2.1. Những bất lợi của phương pháp ghi chú truyền thống:
- Phương pháp ghi chú truyền thống không giúp bạn cắt giảm những khoảng thời gian
không cần thiết. Mặc dù kiểu ghi chú truyền thống giúp bạn chắt lọc những thông tin
trong sách, kiểu ghi chú này vẫn chứa đựng những từ thứ yếu giúp tạo thành câu văn
hoàn chỉnh nhưng lại không cần thiết cho việc học của bạn (chiếm 60-80% tổng số
từ). Vậy thì 60-80% thời gian học và cả trí nhớ của bạn vẫn bị lãng phí khi ghi chú

kiểu truyền thống.
- Ghi chú kiểu truyền thống không hề có hình vẽ cho bạn hình dung.
- Ghi chú kiểu truyền thống không thể hiện sự khác nhau giữa các điểm chính trong
bài mà chỉ đơn thuần là liệt kê các điểm đó.
- Ghi chú kiểu truyền thống không làm nổi bật thông tin. Ngược lại, kiểu ghi chú này
thể hiện thông tin một cách nhàm chán, đơn điệu do sử dụng rất ít màu sắc (hấu hết
các ghi chú kiểu truyền thống đề được viết bằng mực đen hoặc xanh).
- Ghi chú kiểu truyền thống không mang tính suy luận. Bạn không thể nắm được
thông tin tổng quát ngay từ phút đầu tiên bạn đọc ghi chú.
- Ghi chú kiểu truyền thống không tận dung được trí tưởng tượng của bạn chút nào.
- Phương pháp ghi chú truyền thống không giúp bạn tối ưu hóa sức mạnh của não bộ.
Các thiên tài có khả năng đạt được những thành tích xuất chúng là vì họ tận dụng
được cả 2 bán cầu não cùng 1 lúc. Đáng tiếc, phương pháp ghi chú kiểu truyền thống
là 1 cách thức học tập dành cho não trái. Nó không tận dụng được các chức năng của
bán cầu não phải và do đó không tối ưu hóa sức mạnh não bộ của bạn.
2.2. Lợi ích của sơ đồ tư duy:
Nếu phương pháp ghi chú kiểu truyền thống không hiệu quả như chúng ta
thường nghĩ, vậy 1 công cụ ghi chú hiệu quả phải như thế nào? Câu trả lời là: Sơ đồ
tưu duy hay Bản đồ tư duy. Với cách ghi chú như thế, cả bán cầu não trái lẫn não
~4~


Bài tập lớn học kỳ

Môn: Tâm lý học đại cương

phải, hay phần lớn công suất của não bộ sẽ được huy động triệt để nhằm mang lại
hiệu quả tối ưu.
* Sơ đồ tư duy giúp bạn tiết kiệm thời gian vì nó chỉ tận dụng các từ khóa.
Nhờ vào việc tận dụng các từ khóa và hình ảnh sáng tạo, một khối lượng kiến thức

của nhiều trang sách được ghi chú hết sức cô đọng trong 1 trang giấy, mà không bỏ
sót bất kì 1 thông tin quan trọng nào. Tất cả những thông tin cần thiết để đạt điểm cao
trong kì thi vẫn được lưu giữ nguyên vẹn từ những chi tiết nhỏ nhặt nhất.
* Sơ đồ tư duy tận dụng được các nguyên tắc để đạt được trí nhớ siêu đẳng.
 Sự hình dung: Sơ đồ tư duy có rất nhiều hình ảnh để bạn hình dung về kiến
thức cần nhớ. Đối với não bộ, sơ đồ tư duy giống như 1 bức tranh lớn đầy hình
ảnh, màu sắc phong phú hơn là một bào học khô khan, nhàm chán.
 Sự liên tưởng: Sơ đồ tư duy thể hiện sự liên kết giữa các ý tưởng một cách rõ
ràng.
 Làm nổi bật sự việc: Thay cho những từ ngữ tẻ nhạt, đơn điệu, Sơ đồ tư duy
cho phép bạn làm nổi bật các ý tưởng trung tâm bằng việc sử dụng những màu
sắc, kích cỡ, hình ảnh đa dạng. Hơn nữa, việc sơ đồ tư duy sử dụng rất nhiều
màu sắc khiến bạn phải vận dụng trí tưởng tượng sáng tạo đầy phong phú của
mình. Nhưng đây không chỉ là 1 bức tranh đầy sắc sặc sỡ thông thường, sơ đồ
tư duy giúp bạn tạo ra 1 bức tranh mang lý luận, liên kết chặt chẽ với những gì
bạn được học.
* Sơ đồ tư duy sử dụng cả 2 bán cầu não cùng 1 lúc: Sơ đồ tư duy thật sự giúp bạn
tận dụng các chức năng của não trái lẫn não phải khi học. Đây chính là công cụ học
tập tận dụng được sức mạnh của cả bộ não. Nếu vận dụng đúng cách, nó sẽ hoàn toàn
giải phóng năng lực tiềm ẩn trong bản thân mỗi người, đưa bạn lên một đẳng cấp
mới.

Lợi ích của Sơ đồ tư duy trong việc hỗ trợ trí nhớ
~5~


Bài tập lớn học kỳ

Môn: Tâm lý học đại cương


 Sơ đồ tư duy hỗ trợ trí nhớ tận dụng tất cả các kĩ năng của vỏ não, nhờ đó nâng
cao khả năng nhớ ở mức độ rất cao.
 Sơ đồ tư duy hỗ trợ kích hoạt não ở mọi cấp độ, làm cho não nhớ tốt hơn và
nhạy hơn.
 Tính hấp dẫn của sơ đồ tư duy là việc khiến não muốn quay lại với loại sơ đồ
này, từ đó tạo điều kiện cho khả năng nhớ ngẫu nhiên phát triển.
 Sơ đồ tư duy được tạo ra là để giúp cải thiện trí nhớ.
 Việc sử dụng sơ đồ tư duy kích hoạt não trở nên nhạy bén về khả năng nhớ và
như vậy mức kỹ năng nhớ cơ bản sẽ được tăng lên về mức độ sau mỗi lần sử
dụng.
 Sơ đồ tư duy hỗ trợ nhí nhớ phản ánh quy trình tư duy sáng tạo, nâng cao các
kỹ năng tư duy sáng tạo.
 Sơ đồ tư duy hỗ trợ trí nhớ duy trì mức độ nhớ cao trong suốt thời gian học
hoặc nghe.
 Sơ đồ tư duy giúp tận dụng mọi khả năng liên tưởng của cá nhân, tăng cường
khả năng khắc sâu và hình thành mạng lưới của não, nhờ đó làm làm tăng
cường khả năng nhớ.
 Sơ đồ tư duy mang lại một phương pháp nhớ “bảo đảm có hiệu quả”, nhờ đó
làm tăng tính tự tin, động cơ và chức năng hoạt động tư duy tổng quát của cá
nhân.

3. Cách xây dựng sơ đồ tư duy:
Tác giả Tony Buzan đã đưa 7 bước để tạo nên 1 sơ đồ tư duy
 Bắt đầu từ TRUNG TÂM của 1 tờ giấy trắng rồi kéo sang 1 bên. Bắt đầu từ

trung tâm cho bộ não của bạn sự tự do để trải rộng 1 cách chủ động và để thể
hiện phóng khoáng hơn, tự nhiên hơn.
 Dùng 1 HÌNH ẢNH hay BỨC TRANH cho ý tưởng trung tâm của bạn bởi vì

hình ảnh giúp bạn sử dụng trí tưởng tượng của mình và làm cho bộ não tập

trung hơn.

~6~


Bài tập lớn học kỳ

Môn: Tâm lý học đại cương

 Luôn dùng MÀU SẮC vì màu sắc cũng có tác dụng kích thích não như hình

ảnh.
 NỐI các NHÁNH CHÍNH đến HÌNH ẢNH trung tâm và nối các nhánh cấp 2,

cấp 3…với nhánh cấp 1, cấp 2… để tạo ra sự liên kết. Không có kết nối trong
BĐTD của bạn thì mọi thứ, đặc biệt là kiến thức và trí nhớ sẽ rời rạc.
 Vẽ nhiều nhánh CONG hơn đường thẳng để tránh sự buồn tẻ, tạo sự mềm mại,

cuốn hút.
 Sử dụng 1 TỪ KHÓA TRONG MỖI DÒNG. Khi bạn sử dụng những từ khóa

riêng lẻ. mỗi từ khóa đều không bị ràng buộc, do đó nó có khả năng khơi dậy
các ý tưởng mới, các suy nghĩ mới.
 Dùng những hình ảnh XUYÊN SUỐT. Mỗi hình ảnh có giá trị thông tin bằng

với một ngàn từ.

Theo Tony Buzan thì cơ sở của các quy tắc Sơ đồ tư duy là:
1. Nhấn mạnh
• Luôn dùng một hình ảnh làm trung tâm

• Dùng hình ảnh ở mọi nơi trong sơ đồ tư duy: mang lại sự hưng phấn, năng
lực hình dung
• Mỗi hình ảnh trung tâm dùng ít nhất 3 màu: nhằm tránh sự đơn điệu cho sơ
đồ
• Dùng kích cỡ trong các ảnh và xung quanh các từ: nhấn mạnh các phần
quan trọng
• Sử dụng sự tương tác giữa các giác quan: là cách thức để nhớ lâu hơn
• Thay đổi kích cỡ hình ảnh, chữ in và vạch liên kết: nhằm nhấn mạnh mức
độ quan trọng của các thành phần trong cùng một phân cấp
• Phân cách có tổ chức giữa các thành phần: làm nổi rõ hình ảnh
• Phân cách thích hợp: mang lại tính hệ thống và mạch lạc cho sơ đồ tư duy

2. Liên kết
• Dùng mũi tên để chỉ các mối liên hệ cùng nhánh, khác nhánh: giúp bạn thấy
được mối liên hệ giữa các vùng trong sơ đồ tư duy
~7~


Bài tập lớn học kỳ

Môn: Tâm lý học đại cương

• Dùng màu sắc, kí hiệu: giúp cải thiện khả năng nhớ

3. Mạch lạc












Mỗi dòng chỉ có một từ khóa
Luôn dùng chữ in: tạo thói quen ngắn gọn khi trình bày
Viết in từ khóa trên vạch liên kết
Vạch liên kết và các từ khóa luôn cùng độ dài
Các vạch liên kết nối liền nhau và các nhánh chính luôn nối với hình ảnh
trung tâm
Vạch liên kết trung tâm dùng nét đậm
Đường bao “ôm sát” các nhánh
Ảnh vẽ phải thật rõ ràng
Sơ đồ tư duy luôn nằm theo chiều ngang
Luôn viết chữ in thẳng đứng

4. Tạo phong cách riêng theo sở thích của bạn nhưng vẫn phải đảm bảo
các quy tắc của Sơ đồ tư duy:
Sơ đồ tư duy là một công cụ hỗ trợ trí nhớ hiệu quả, là một kĩ thuật ghi chú
giúp phân tích thông tin, kích thích tư duy sáng tạo (đặc biệt, nên ghi chú cả
những ý nghĩ bất chợt “lóe” lên trong đầu để làm tăng tính sáng tạo của tư duy).

4. Ứng dụng của sơ đồ tư duy:
5.1. Ứng dụng của SĐTD trong buổi thuyết trình:
Thuyết trình là khi bạn đứng trước đám đông trình bày về kế hoạch, phương pháp hay
công việc của mình. Thuyết trình tốt là một lợi thế cho bạn nhưng đôi khi nó cũng tạo
cho bạn một số áp lực. Nguyên nhân vì sao?
 Do tâm lý của bạn. Bạn muốn trình bày thật tốt nhưng vẫn xảy ra những lỗi

nho nhỏ.
 Bạn tập trung sức lực vào bài thuyết trình của mình, hy vọng nó thành công,
nhưng bạn vẫn gặp phải tình trạng dù đã cố gắng nhưng kết quả vẫn không làm
bạn hài lòng.

~8~


Bài tập lớn học kỳ

Môn: Tâm lý học đại cương

 Bạn cũng luôn tuân theo một quy luật, trình bày theo một khuôn mẫu có sẵn.
Bạn lại trong tư thế bị động phụ thuộc vào từ ngữ và máy móc. Bạn đã mất đi
sự thoải mái trong lúc thuyết trình.

 Và Sơ đồ tư duy sẽ giúp bạn
 Với Sơ đồ tư duy bạn hãy đặt các chủ đề của bài thuyết trình ở trung tâm
của trang giấy và phát triển dựa trên các hình ảnh và từ khoá mà bạn định
trình bày. Cách làm này rất khoa học giúp bạn tự tin rất nhiều.
 Sơ đồ tư duy được hình thành, các nhánh, các ý trung tâm sẽ được sắp xếp
theo trật tự, làm nổi bật vấn đề và liên kết giữa các nhánh.
 Với 1 sơ đồ tư duy hợp lý bạn chỉ cần nửa giờ đồng hồ để trình bày ý kiến
của mình một cách hiệu quả, khoa học..
 Sơ đồ tư duy đang được áp dụng rất nhiều, nó giúp cho não bộ đánh giá
được vấn đề một cách tổng quan. Bạn có thể linh hoạt trong cách trình bày,
kiểm soát được thời gian cũng như nội dung bạn muốn truyền tải.
 Thuyết trình tốt với Sơ đồ tư duy là bạn đang tự khẳng định mình, thuyết
phục được người nghe và nhận được sự tán dương của mọi người. Đó chính
là những gì bạn nhận được khi làm việc với SĐTD.

5.2. Ứng dụng của SĐTD cho khởi sự một dự án kinh doanh:
Sơ đồ tư duy rất hữu hiệu cho bạn khi lập kế hoạch, dự án. Nó cho bạn một cái
nhìn tổng thể, cách đánh giá khách quan. Nếu bạn đang “thai nghén” một dự án kinh
doanh thì đừng quên sử dụng SĐTD khi làm việc.
Khi bạn chưa định hướng được kế hoạch rõ ràng, vẫn chỉ là những ý tưởng, sử
dụng phương pháp SĐTD chắc chắn bạn sẽ thành công. Khi bắt đầu cho một dự án
kinh doanh khởi nghiệp, bạn phải lo quá nhiều việc một lúc. Có khi nào bạn nản trí vì
đuối sức? SĐTD sẽ giúp bạn tư duy thông suốt và biết sắp xếp công việc theo một
trật tự ngay từ đầu. Với công cụ này cho phép bạn đoán trước được những vẫn đề có
thể phát sinh, từ đó đưa ra những biện pháp ứng phó. Công việc kinh doanh đang
phát triển, bạn đừng vì thế mà bỏ qua vai trò của SĐTD. Công cụ này đang giúp bạn
~9~


Bài tập lớn học kỳ

Môn: Tâm lý học đại cương

kiểm soát mọi hoạt động, và xác định rằng mọi việc đang đi đúng theo quỹ đạo của
nó.
Để các ý tưởng, các suy nghĩ của mình không bị quên khi bạn bị cuốn vào
guồng quay công việc. Hãy giành một chút thời gian nhỏ để kiểm tra lại SĐTD của
mình, bổ sung kịp thời những ý tưởng mới.
Với một SĐTD thật sự hợp lý trong tay, bạn đang có một SỰ KHỞI ĐẦU
THUẬN LỢI để THÀNH CÔNG.
5.3. Sử dụng SĐTD để tóm lược cuốn sách trong một trang giấy:
Một cuốn sách được viết ra để tạo nên một SĐTD, điều này rất có giá trị cho
việc học tập.
Đầu tiên nên đọc lướt qua cuốn sách một lượt, chia những mục chính và tiêu đề
của các chương thành các nhánh trong bản đồ, từ đó bạn có thể bổ sung, chỉnh sửa

sao cho hoàn thiện. Dựa vào SĐTD bạn sẽ nắm được diễn biến cuốn sách, tăng khả
năng hiểu và đọc hiẻu của bạn, giúp bạn thấy thú vị khi học tập. Lập SĐTD cho cuốn
sách để khi xem lại bạn có thể nắm được toàn bộ nội dung của nó giúp cho trí nhớ
của bạn chính xác hơn. Bạn sẽ được tăng cường vốn từ vựng khi tiếp cận với càng
nhiều các cuốn sách.

ĐẶC BIỆT ĐỐI VỚI HỌC SINH, SINH VIÊN:
$ Ứng dụng bản đồ tư duy trong việc định vị và phát triển bản thân:
Trước nay chúng ta ghi chép thông tin bằng các ký tự, con số, đường thẳng
và gạch đầu dòng …. Với cách ghi chép truyền thống này, chúng ta mới chỉ
bắt bán cầu não trái hoạt động mà chưa hề sử dụng kỹ năng nào bên bán cầu não
phải, nơi giúp chúng ta xử lý các thông tin về nhịp điệu, màu sắc,hình ảnh, không
gian và sự mơ mộng.
Một cách chính xác là chúng ta mới chỉ sử dụng có 1/2 bộ não của chúng ta
khi ghi nhận thông tin. Với mục tiêu giúp chúng ta sử dụng tối đa khả năng của bộ
não,Tony Buzan đã đưa ra Bản đồ tư duy để giúp mọi người thực hiện được mục
tiêu này. Mục tiêu của bản đồ tư duy là biến những kiến thức, ý tưởng, ghi chép,
tiếp thu… của chúng ta từ cách truyền thống sang một cách hoàn toàn mới với
~ 10 ~


Bài tập lớn học kỳ

Môn: Tâm lý học đại cương

việc kết hợp và thêm vào đó hình ảnh minh họa, màu sắc sống động, vui nhộn,
mang tính liên tưởng cao… giúp chúng ta không những ghi nhớ được những kiến
thức cần thiết mà từ đó còn bộc phát ra những ý tưởng tuyệt vời mà ta không ngờ
tới.
$$ Ứng dụng của bản đồ tư duy trong làm việc nhóm:

Sơ đồ tư duy chính là một bức tranh tổng thể về chủ đề đang hướng tới để mỗi
cá nhân có thể hiểu được bức tranh đó, nắm bắt được diễn biến của quá trình tư duy
theo nhóm đang diễn ra đến đâu, đang ở nhánh nào của sơ đồ tư duy và tổng quan
toàn bộ kết quả của nhóm ra sao. Điều này giúp tiết kiệm thời gian làm việc trong
nhóm do các thành viên không mất thời gian giải thích ý tưởng của mình thuộc ý lớn
nào. Trong quá trình thảo luận nhóm có rất nhiều ý kiến trong khi đó mỗi người luôn
giữ chính kiến của mình, không hướng vào mục tiêu đã đề ra dẫn đến không rút ra
được kết luận cuối cùng. Sử dụng sơ đồ tư duy sẽ khắc phục được những hạn chế đó
bởi sơ đồ tư duy tạo nên sự đồng thuận trong nhóm, các thành viên đều suy nghĩ tập
trung vào một vấn đề chung cần giải quyết, tránh được hiện tượng lan man và đi lạc
chủ đề. Không những vậy, sơ đồ tư duy đa chiều tạo nên sự cân bằng giữa các cá
nhân và cân bằng trong tập thể. Mọi thành viên đều đóng góp ý kiến và cùng nhau
xây dựng nên sơ đồ tư duy của cả nhóm. Các thành viên tôn trọng ý kiến của nhau và
các ý kiến đều được thể hiện trên sơ đồ tư duy.
Sơ đồ tư duy là một công cụ tư duy thực sự hiệu quả bởi nó tối đa hoá được
nguồn lực của cá nhân và tập thể. Mỗi thành viên đều rèn luyện được khả năng tư
duy, kỹ năng thuyết trình và làm việc khoa học. Sử dụng sơ đồ tư duy giúp cho các
thành viên hiểu được nội dung bài học một cách rõ ràng và hệ thống. Việc ghi nhớ
cũng như vận dụng cũng sẽ tốt hơn. Chỉ cần nhìn vào sơ đồ tư duy, bất kỳ thành viên
nào của nhóm cũng có thể thuyết trình được nội dung bài học.
Sơ đồ tư duy cung cấp cho ta cái nhìn chi tiết và cụ thể. Khi mọi người tập
trung vào chủ đề ở giữa thì bộ não của mỗi thành viên đều hướng tới trọng tâm tạo
~ 11 ~


Bài tập lớn học kỳ

Môn: Tâm lý học đại cương

nên sự đồng thuận tập thể, cùng hướng tới một mục tiêu chung và định hướng được

kết quả. Các nhánh chính của sơ đồ tư duy đưa ra cấu trúc tổng thể giúp các thành
viên định hướng tư duy một cách logic. Bên cạnh đó, các nhánh phụ kích thích tính
sáng tạo đồng thời hiểu được tư duy cũng như sự tích cực của mỗi thành viên.
Như vậy sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học nhóm đã phát huy được tính sáng
tạo, tối đa hoá khả năng của mỗi cá nhân đồng thời kết hợp sức mạnh cá nhân thành
sức mạnh tập thể để có thể giải quyết được các vấn đề một cách hiệu quả. Sơ đồ tư
duy tạo cho mỗi thành viên cơ hội được giao lưu học hỏi và phát triển chính mình
một cách hoàn thiện hơn.

KẾT LUẬN
Đời sống xã hội ngày một phát triển và nó đòi hỏi con người cần phải biết nắm
bắt nhạy bén hơn nữa với thực tại. Bản thân mỗi người có thể bắt kịp với đà phát
triển của kho tàng tri thức nhân loại, tiếp thu trí thức một cách chủ động và biến nó
trở thành kiến thức bản thân hay không phụ thuộc nhiều vào cách mỗi người chọn
cho mình phương pháp hiệu quả nhất để tối ưu hó sức mạnh cua bộ não. Học tập và
nghiên cứu cùng với phương pháp sơ đồ tư duy chính là lựa chọn thông minh dành
cho những người biết cố gắng để dễ dàng đạt đến thành công.

~ 12 ~


Bài tập lớn học kỳ

Môn: Tâm lý học đại cương

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Adam Khoo, “Tôi tài giỏi, Bạn cũng thế”, Dịch giả Trần Đăng Khoa vs Uông
Xuân Vy, Nxb. Phụ nữ, Hà Nội, 8/2010.
2. Tony Buzan, “How to min map (lập sơ đồ tư duy)”, Dịch giả Nguyễn Thế Anh,
Nxb. Hồng Đức, Hà Nội, 2/2013.


~ 13 ~



×