Tải bản đầy đủ (.doc) (43 trang)

HƯỚNG dẫn sử DỤNG tài LIỆU GIÁO dục địa PHƯƠNG QUẢNG BÌNH môn địa lí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (355.19 KB, 43 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẢNG BÌNH

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN
MÔN ĐỊA LÍ CẤP THCS
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TÀI LIỆU GIÁO DỤC ĐỊA
PHƯƠNG QUẢNG BÌNH MÔN ĐỊA LÍ

Năm học 2013-2014


MỤC LỤC
I. GIỚI THIỆU TÀI LIỆU
II. HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY ĐỊA LÍ ĐỊA PHƯƠNG QUẢNG
BÌNH
III. GIỚI THIỆU ĐỊA CHỈ TÍCH HỢP NỘI DUNG ĐỊA LÝ ĐỊA
PHƯƠNG VÀO CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA LÝ LỚP 8,9
IV. GIỚI THIỆU MỘT SỐ CÂU HỎI TÍCH HỢP NỘI DUNG ĐỊA LÝ
ĐỊA PHƯƠNG VÀO CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA LÝ LỚP 8,9
V. GIÁO ÁN THAM KHẢO

2


HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TÀI LIỆU GIÁO DỤC ĐỊA
PHƯƠNG QUẢNG BÌNH MÔN ĐỊA LÍ
PHẦN I. GIỚI THIỆU TÀI LIỆU
Cuốn tài liệu bao gồm 3 phần chính với nội dung và cấu trúc như sau
Phần 1: Môn Ngữ văn
Phần 2: Môn Lịch sử
Phần 3: Môn Địa lí
* Về nội dung


Trong cuốn tài liệu này, môn Địa lí được viết với nội dung nhiều nhất (38
trang), viết về vị trí địa lí, thành phần tự nhiên, các vấn đề kinh tế - văn hóa – xã
hội của Quảng Bình, rèn luyện các kĩ năng địa lí cho học sinh thông qua bài
thực hành. Bao gồm 4 bài, với nội dung mỗi bài như sau:
Bài 1: Tự nhiên và hành chính tỉnh Quảng Bình
Nội dung chính của bài học có 3 phần:
Phần I. Vị trí địa lí
Vừa có kênh chữ, vừa có kênh hình nhằm cung cấp các thông tin về diện tích,
phần tiếp giáp, chiều dài đường biên giới, đường bờ biển và hệ tọa độ địa lí của
tỉnh Quảng Bình
Phần II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.
Gồm 5 mục nhỏ: 1. Địa hình
2. Khí hậu
3. Sông ngòi
4. Thổ nhưỡng
5. Tài nguyên rừng
6. Tài nguyên biển
7. Tài nguyên khoáng sản
3


Phần địa hình được mô tả qua cả kênh chữ và kênh hình, đã giới thiệu
diện tich, các khu vực địa hình và hướng nghiêng địa hình của Quảng Bình. Đặc
biệt đã làm rõ được ảnh hưởng lớn của địa hình tới sự phân bố dân cư và phát
triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà.
Phần khí hậu giới thiệu cho chúng ta biết Quảng Bình thuộc kiểu khí hậu nào?
đặc điểm về nhiệt độ, độ ẩm và lượng mưa; biểu hiện của khí hậu, thời tiết trong
các mùa. Đặc biệt khắc sâu được những ảnh hưởng to lớn của khí hậu đến hoạt
động sản xuất và đời sống của người dân.
Phần sông ngòi nêu rõ các đặc điểm về mạng lưới sông, hình dạng, hướng chảy,

chế độ nước của sông ngòi tỉnh ta. Bên cạnh đó còn cho biết tên các hệ thống
sông chính, một số hồ tự nhiên cũng như nhân tạo trên địa bàn tỉnh.
Phần thổ nhưỡng giới thiệu các loại đất chính và giá trị kinh tế của các loại đất
này.
Phần tài nguyên rừng đưa ra số liệu về diện tích rừng, giá trị kinh tế của rừng.
Phần tài nguyên biển cung cấp thông tin về chiều dài đường bờ biển, tên một số
cảng biển ở tỉnh ta. Qua đó đánh giá tiềm năng của tài nguyên biển đối với sự
phát triển kinh tế của tỉnh nhà.
Phần tài nguyên khoáng sản giới thiệu các loại khoáng sản ở tỉnh ta và giá trị
của nó đối với việc phát triển kinh tế.
Phần III. Các đơn vị hành chính
Giới thiệu các huyện, thành phố, số lượng xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh.
Bài 2: Dân cư và lao động tỉnh Quảng Bình
Nội dung của bài học gồm 3 phần:
Phần I. Đặc điểm dân số
Kết hợp kênh chữ và các bảng biểu đã cung cấp những thông tin về tình hình
dân số, về thành phần dân tộc và sự phân bố của các dân tộc.
Phần II. Kết cấu dân số và sự phân bố dân cư
4


Gồm 2 mục nhỏ: 1. Kết cấu dân số
2. Phân bố dân cư
Trong phần kết cấu dân số đề cập đến kết cấu dân số theo giới và kết cấu dân số
theo lao động.
Phần phân bố dân cư giới thiệu mật độ dân số và tình hình phân bố dân cư. Kết
hợp các bảng số liệu để cung cấp thông tin về diện tích, dân số, dân số trung
bình và mật độ dân số của các đơn vị hành chính tỉnh nhà.
Phần III. Tình hình phát triển văn hóa, giáo dục, y tế
Gồm 3 mục nhỏ: 1. Văn hóa

2. Giáo dục
3. Y tế
Phần văn hóa đề cập đến các di chỉ, các danh nhân lỗi lạc, các di tích lịch sử,
các làng văn hóa nổi tiếng,.... của Quảng Bình.
Phần giáo dục đưa ra số liệu về số lượng các trường ở các cấp học, thông tin về
tình hình phổ cập giáo dục của tỉnh ta.
Phần y tế trình bày những thành tựu và khó khăn trong lĩnh vực y tế hiện nay.
Bài 3: Kinh tế tỉnh Quảng Bình
Nội dung bài học gồm 5 phần:
Phần I. Đặc điểm chung
Kết hợp kênh chữ và kênh hình đã giới thiệu những bước tiến cũng như những
tồn tại của nền kinh tế tỉnh ta trong giai đoạn 2006 – 2010.
Phần II. Các ngành kinh tế
Gồm 3 mục nhỏ: 1. Nông – lâm – ngư nghiệp
2. Công nghiệp – xây dựng
3. Dịch vụ
Phần nông – lâm – ngư nghiệp trình bày những thành tựu đáng kể của mỗi
ngành: Nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi), lâm nghiệp, ngư nghiệp và được
5


dẫn chứng sinh động bằng các bảng số liệu. Từ đó, đưa ra phương hướng để
phát triển nông nghiệp và nông thôn.
Phần công nghiệp – xây dựng giới thiệu thành tựu, các ngành công nghiệp chủ
lực, sự phân bố và đề ra phương hướng để phát triển công nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp của tỉnh ta.
Phần dịch vụ trình bày những thuận lợi trong sự phát triển của lĩnh vực giao
thông vận tải, thương mại và du lịch. Đồng thời kết hợp với kênh hình để phản
ánh tình hình phát triển của các lĩnh vực dịch vụ trên.
Phần III. Sự phân hóa kinh tế theo lãnh thổ

Trình bày các hoạt động kinh tế chủ yếu của các vùng lãnh thổ trên địa bàn tỉnh
ta (vùng đồi núi ở phía Tây và vùng đồng bằng).
Phần IV.Bảo vệ tài nguyên và môi trường
Đưa ra những nguyên nhân làm cho tài nguyên cạn kiệt, môi trường bị ô nhiễm.
Từ đó để thấy được bảo vệ môi trường là nhiệm vụ cấp thiết của tất cả mọi
người.
Phần V. Phương hướng phát triển kinh tế
Giới thiệu các phương hướng cụ thể để góp phần phát triển kinh tế - văn hóa –
xã hội của tỉnh ta trong thời gian tới.
Bài 4: Thực hành: Phân tích mối quan hệ giữa các thành phần tự nhiên. Vẽ và
phân tích biểu đồ cơ cấu kinh tế của địa phương.
Nội dung bài thực hành có 2 phần:
Phần I. Mối quan hệ giữa các thành phần tự nhiên
Với 4 câu hỏi nhằm rèn luyện kĩ năng tích hợp kiến thức từ bài 1, kĩ năng tư
duy, tổng hợp kiến thức,... và đặc biệt là kĩ năng phân tích mối liên hệ nhân quả
trong bộ môn địa lí.
Phần II. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế
6


Với bảng số liệu về giá trị GDP phân theo các ngành kinh tế của Quảng Bình và
3 câu hỏi nhằm rèn luyện kĩ năng vẽ biểu đồ, kĩ năng nhận xét và tư duy về xu
hướng phát triển của nền kinh tế Quảng Bình.
* Tuy nhiên, hiện nay bài 4 của môn địa lí địa phương đã nằm trong danh sách
giảm tải của Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Bình (bắt đầu thực hiện giảm tải từ
năm học 2011 – 2012).
* Về cấu trúc
Nhìn chung 3 bài lí thuyết đều có cấu trúc như sau:
- Phần đầu tiên là nội dung chính của bài học. Sau mỗi nôi dung là các
câu hỏi chữ in nghiêng để học sinh trả lời.

- Tiếp theo là phần câu hỏi và bài tập. Mỗi bài có 3 câu hỏi và bài tập.
Các câu hỏi và bài tập đều có các mức độ từ biết – hiểu – vận dụng. Đặc biệt,
đều rèn luyện cho học sinh cả về lí thuyết và thực hành (vẽ biểu đồ, nhận xét
bảng số liệu, biểu đồ và giải thích).
- Cuối mỗi bài học là phần tư liệu tham khảo phù hợp với chủ đề của mỗi
bài học.
Tư liệu tham khảo của bài 1 là những thông tin về tự nhiên như: nhiệt độ bình
quân các tháng trong năm của thành phố Đồng hới, bảy kỉ lục Guinnes của động
Phong Nha, đảo Chim – thiên đường của hải âu, suối nước khoáng bang, sự đa
dạng sinh học ở Phong Nha – Kẻ Bàng đang được đệ trình UNESCO công nhận
di sản thiên nhiên thế giới lần thứ hai, động Thiên Đường – phá kỉ lục về độ dài,
sông Gianh – dòng chảy thượng nguồn qua đất rừng Tuyên Hóa.
Tư liệu tham khảo của bài 2 là những thông tin về lĩnh vực văn hóa như: văn
hóa Bàu Tró, làng nón Quy Hậu, địa đạo Văn La, danh nhân Văn Hóa, nhà thơ
Nguyễn Hàm Ninh, thành Đồng Hới, làng chiến đấu Cảnh Dương, Lũy Thầy.
Tư liệu tham khảo của bài 3 là những thông tin về kinh tế như: các khu công
nghiệp, khu kinh tế ở Quảng Bình thu hút trên 36000 tỉ đồng vốn đầu tư, nâng
7


cấp cơ sở hạ tầng đảm bảo cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong thời
gian tới, thời cơ mới – dầu khí, khu kinh tế Hòn La, khu du lịch Vực Quành.

PHẦN II. HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY ĐỊA LÍ ĐỊA PHƯƠNG QUẢNG
BÌNH
Có thể theo hai cách giảng dạy:
1. Cách 1: Dạy theo thứ tự trong phân phối chương trình:
Tiết 1: Địa lí Quảng Bình (Tự nhiên)
Tiết 2: Địa lí Quảng Bình (Dân cư – xã hội)
Tiết 3: Địa lí Quảng Bình (Kinh tế)

8


Với cách dạy này có ưu điểm là giáo viên đỡ tốn công sức hơn. Tuy nhiên
nhược điểm của nó là ít rèn luyện được sự sáng tạo, kỹ năng tích hợp, hệ thống
hóa kiến thức, ít có sự liên hệ giữa phần khái quát chung của toàn đất nước với
phần địa phương Quảng Bình cụ thể cho học sinh. Và một thực tế là ba tiết địa
lí địa phương nằm vào cuối chương trình nên một số giáo viên có phần chủ
quan trong khi lên lớp, học sinh không hứng thú học tập nên có thể chất lượng
dạy học không cao.
2. Cách 2: Dạy theo phương pháp tích hợp vào cả quá trình dạy học từ lớp 8
đến lớp 9.
Lớp 8: Tích hợp tự nhiên Quảng Bình vào phần địa lí tự nhiên Việt Nam (từ bài
23 đến bài 39).
Lớp 9: Tích hợp dân cư kinh tế Quảng Bình vào phần địa lí dân cư và địa lí
kinh tế Việt Nam (từ bài 1đến bài 15).
a. Tổ chức thực hiện: Họp tổ chuyên môn bàn bạc, thảo luận để đi đến thống
nhất cách thực hiện, nội dung tích hợp, phương pháp tích hợp trong mỗi bài cụ
thể; các bước lên lớp trong ba tiết địa lí địa phương lớp 9.
b. Hình thức giảng dạy:
Bước 1: Tích hợp địa lí địa phương vào các bài học trong cả quá trình dạy học
từ lớp 8 đến lớp 9 (phạm vi tích hợp của mỗi lớp như đã nêu ở trên).
Bước 2: thực hiện dạy học ba tiết 41,42,43 lớp 9.
*Chuẩn bị: Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh trước 2 đến 3 tuần.
- Hình thành nhóm, hướng dẫn học sinh lựa chọn các chuyên đề nghiên
cứu trong 3 chủ đề :Tự nhiên, Dân cư – xã hội, Kinh tế Quảng Bình.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh lập đề cương, thu thập xử lí số liệu, sưu
tầm tài liệu về các vấn đề tìm hiểu.
9



- Dành thời gian cho học sinh làm việc độc lập và theo nhóm để sưu tầm
tài liệu, tìm hiểu thực tế, viết báo cáo, trong quá trình này giáo viên phải thường
xuyên liên hệ với học sinh để hướng dẫn và giải đáp những thắc mắc khi cần
thiết.
*Hoạt động dạy học:
- Đại diện các nhóm trình bày báo cáo (kết hợp với trưng bày các sản
phẩm thu thập được trong quá trình nghiên cứu, có thể là tư liệu, tranh ảnh sưu
tầm hoặc các em tự chụp, hiện vật…)
- Thảo luận, nhận xét lẫn nhau giữa các nhóm. Giáo viên chuẩn kiến thức.
- Đánh giá: kết hợp giữa học sinh tự chấm, chấm lẫn nhau và đánh giá
của giáo viên.
Nếu có điều kiện giáo viên tổ chức cho học sinh tham quan thực tế tại địa
phương, có thể tham quan thực tế một dạng địa hình, dạng cảnh quan, một dòng
sông, một nhà máy, một làng nghề…
Với cách dạy này có ưu điểm là phát huy tính tự lực, tính trách nhiệm,
phát triển khả năng sáng tạo của học sinh, rèn luyện cho các em được khả năng
tự nghiên cứu để đi đến tự khám phá, tự thể hiện (trình bày) và tự điều chỉnh
thông qua kết luận, tổng kết của giáo viên. Đồng thời rèn luyện cho các em kĩ
năng hệ thống hóa kiến thức, tích hợp, xâu chuỗi kiến thức đã học trong cả một
quá trình dài. Ngoài ra còn rèn luyện năng lực cộng tác làm việc, học hỏi lẫn
nhau, kích thích hứng thú học tập của học sinh.
Tuy nhiên, với cách dạy này đòi hỏi người giáo viên đứng lớp phải mất nhiều
thời gian, công sức để chuẩn bị kĩ lưỡng kế hoạch dạy học, trình độ chuyên môn
phải vững vàng, chuyên sâu. Bên cạnh đó còn đòi hỏi phương tiện vật chất và
tài chính phù hợp.

10



PHẦN III. GIỚI THIỆU ĐỊA CHỈ TÍCH HỢP NỘI DUNG ĐỊA LÝ ĐỊA
PHƯƠNG VÀO CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA LÝ LỚP 8,9
STT

Địa chỉ
tích hợp

Nội dung tích hợp

Mức
độ
tích
hợp

Lớp 8
1

Bài 23. Vị trí, giới
hạn, hình dạng lãnh
thổ Việt Nam

Liên
hệ.

11


STT

Địa chỉ

tích hợp

Nội dung tích hợp

Mức
độ
tích
hợp

1. Vị trí và giới hạn
lãnh thổ
- Diện tích, hệ tọa độ địa lí.
2. Đặc điểm lãnh - Chiều dài đường bờ biển, các
thổ
đảo.
- QB là nơi hẹp nhất nước theo
chiều Đông- Tây.
2

Bài 24. Vùng biển
Việt Nam

Liên
hệ.

2. Tài nguyên và - Vùng biển Quảng Bình có nhiều
bảo vệ môi trường tài nguyên.
biển Việt Nam
- Môi trường biển hiện nay đang
bị ô nhiễm. Biện pháp khắc phục.

3

Bài 26. Đặc điểm
tài nguyên khoáng
sản Việt Nam

Liên
hệ.

1. Việt Nam là
nước
giàu
tài - Quảng Bình có nhiều loại
nguyên
khoáng khoáng sản, giá trị kinh tế của
chúng.
sản.
4

Bài 28. Đặc điểm
địa hình Việt Nam

Liên
hệ.

1. Đồi núi là bộ
phận quan trọng
nhất của cấu trúc
địa hình Việt Nam.


- Địa hình Quảng Bình chủ yếu là
đồi núi, chiếm khoảng 85% diện
tích tự nhiên của tỉnh; đồng bằng
nhỏ hẹp, chỉ chiếm khoảng 15%
2. Địa hình nước diện tích tự nhiên của tỉnh.
ta được tân kiến tạo - Đến Tân kiến tạo, vận động
nâng lên và tạo Himalaya đã làm cho địa hình
thành nhiều bậc kế Quảng Bình nâng cao và đa dạng,
tiếp nhau.
được chia thành 4 khu vực địa
12


STT

Địa chỉ
tích hợp

Nội dung tích hợp

Mức
độ
tích
hợp

hình kế tiếp nhau: núi, gò đồi,
đồng bằng, ven biển.
- Hướng nghiêng của địa hình
không đồng nhất: phía bắc theo
hướng tây bắc - đông nam, phía

nam theo hướng tây nam – đông
bắc.
- Quảng Bình có dạng địa hình
cacxtơ rất rộng, trong đó có nhiều
hang động đẹp nổi tiếng.
5

Bài 29. Đặc điểm
các khu vực địa
hình
1. Khu vực đồi núi

Liên
hệ.
- Đặc điểm khu vực địa hình núi
của tỉnh.

2. Khu vực đồng - Đặc điểm khu vực đồng bằng
bằng
của tỉnh.
3. Địa hình bờ biển - Địa hình bờ biển ít khúc khuỷu,
và thềm lục địa.
chủ yếu là các dải cát nội đồng.
Có một số bãi biển đẹp.
- Mỗi dạng địa hình có một thế
mạnh kinh tế riêng.
6

Bài 31. Đặc điểm
khí hậu Việt Nam


Liên
hệ.

1. Tính chất nhiệt - Quảng Bình nằm ở vùng nhiệt
đới gió mùa ẩm
đới gió mùa, mùa đông chịu ảnh
hưởng của gió mùa Đông Bắc,
mùa hạ chịu ảnh hưởng của gió
mùa Tây Nam. Mùa đông nhiệt độ
trung bình dao động từ 180-210c,
mùa hạ từ 260-300c; Độ ẩm trung
13


STT

Địa chỉ
tích hợp

Nội dung tích hợp

Mức
độ
tích
hợp

bình từ 82% đến 84%; Lượng mưa
tương đối cao, trung bình từ
2000mm - 2500mm.

2. Tính chất đa
dạng

thất - Những năm gần đây sự thất
thường của thời tiết, khí hậu tỉnh
thường
Quảng Bình ngày càng thể hiện rõ
nét (gió tây khô nóng, bão, lũ lụt,
…)
7

Bài 32. Các mùa
khí hậu và thời tiết
ở nước ta.

Liên
hệ.

1. Mùa gió Đông
Bắc từ tháng 11 - Về mùa đông, có gió mùa đông
đến tháng 4 (mùa bắc tràn về mạnh thường có rét
đậm, rét hại, nhiệt độ có lúc xuống
đông)
gần 100c.
2. Mùa gió Tây
Nam từ tháng 5 đến - Thời tiết phổ biến trong mùa gió
tháng 10 (mùa hạ) Tây Nam là gió tây khô nóng, bão.
3. Những thuận lợi
và khó khăn do khí - Khí hậu Quảng Bình có ảnh
hậu mang lại.

hưởng lớn đến sản xuất và đời
sống của người dân. Bên cạnh
những mặt thuận lợi, cũng lắm
thiên tai, bất trắc nhất là trong
những năm gần đây.
8

Bài 33. Đặc điểm
sông ngòi Việt
Nam
1. Đặc điểm chung

Liên
hệ.
− Đặc điểm sông ngòi ở tỉnh ta
( mạng lưới sông, các hệ thống
14


STT

Địa chỉ
tích hợp

Nội dung tích hợp

Mức
độ
tích
hợp


sông chính, hướng chảy, chế độ
nước,...)
2. Khai thác kinh tế
và bảo vệ sự trong
sạch của các dòng
sông.
9

− Sông ngòi Quảng Bình có giá trị
to lớn về nhiều mặt. Tuy nhiên
hiện nay đang bị ô nhiễm. Nguyên
nhân của sự ô nhiễm. Biện pháp
khắc phục.

Bài 34. Các hệ
thống sông lớn ở
nước ta.

Liên
hệ.

2. Sông ngòi Trung - Do lãnh thổ hẹp ngang, sông có
Bộ.
hướng Tay- Đông địa hình dốc
nên sông ngòi Quảng Bình thường
ngắn, dốc, có hiện tượng đào lòng
mạnh.
- Các hệ thống sông chính.
10


Bài 36. Đặc điểm
đất Việt Nam

Liên
hệ.

1. Đặc điểm chung
của đất Việt Nam
- Đất ở Quảng Bình được chia
thành 2 hệ chính: đất phù sa ở
vùng đồng bằng và đất feralit ở
vùng đồi núi. Đất có các nhóm
chính: nhóm đất cát, nhóm đất phù
sa, nhóm đất đỏ vàng. Mỗi loại đất
có giá trị kinh tế riêng.
2. Vấn đề sử dụng - Việc sử dụng đất ở tỉnh ta vẫn
và cải tạo đất ở còn nhiều điều chưa hợp lí. Diện
Việt Nam.
tích đất chưa sử dụng còn chiếm
diện tích lớn, tài nguyên đất bị
giảm sút mạnh cần phải cải tạo.
15


STT
11

Địa chỉ
tích hợp


Nội dung tích hợp

Bài 37. Đặc điểm
sinh vật Việt Nam

Mức
độ
tích
hợp
Liên
hệ.

2. Sự giàu có về - Thực vật ở Quảng Bình đa dạng
thành phần loài về giống loài: có 138 họ, 401 chi,
640 loài khác nhau.
sinh vật
3. Sự đa dạng về hệ - Quảng Bình có đầy đủ các hệ
sinh thái của nước ta: hệ sinh thái
sinh thái.
rừng ngập mặn, hệ sinh thái rừng
nhiệt đới gió mùa, các vườn quốc
gia, các hệ sinh thái nông nghiệp.
12

Bài 38. Bảo vệ tài
nguyên sinh vật
Việt Nam

Liên

hệ.

1. Giá trị của tài - Tài nguyên sinh vật có giá trị to
nguyên sinh vật
lớn về nhiều mặt đối với đời sống
người dân của tỉnh.
2. Bảo vệ
nguyên rừng

tài

- Do tác động của con người, diện
tích rừng ở tỉnh ta ngày càng suy
giảm. Cần phải có biện pháp bảo
vệ.

3. Bảo vệ tài
- Không chỉ động vật trên đất liền
nguyên động vật.
mà nguồn lợi hải sản cũng bị giảm
sút đáng kể do việc đánh bắt ven
bờ và bằng những phương tiện có
tính chất hủy diệt. Cần thực hiện
tốt các biện pháp để bảo vệ.
13

Bài 39. Đặc điểm
chung của tự nhiên
Việt Nam


Liên
hệ.

1. Việt Nam là một - Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm
nước nhiệt đới gió cũng được thể hiện trong mọi
16


STT

Địa chỉ
tích hợp
mùa ẩm.

Nội dung tích hợp

Mức
độ
tích
hợp

thành phần của cảnh quan tự nhiên
tỉnh ta.

2. Việt Nam là một - Là 1 tỉnh ven biển đã đem lại giá
nước ven biển
trị về nhiều mặt cho đời sống
người dân Quảng Bình.
3. Việt Nam là xứ - Cảnh quan đồi núi chiếm ưu thế
sở của cảnh quan rõ rệt trong cảnh quan chung của

thiên nhiên tỉnh ta.
đồi núi.
4. Thiên nhiên
nước ta phân hóa - Sự phức tạp, đa dạng của thiên
đa dạng, phức tạp. nhiên được thể hiện rõ trong từng
thành phần tự nhiên của tỉnh ta.
Lớp 9
1

Bài 1. Cộng đồng
các dân tộc Việt
Nam

Liên
hệ.

I. Các dân tộc ở
- QB có 2 DTTS Chứt và Bru-Vân
Việt Nam
kiều.
II. Phân bố các dân
- Dân tộc Kinh phân bố tập trung
tộc
ở vùng đồng bằng. Các dân tộc ít
người sống tập trung ở 2 huyện
miền núi là Tuyên Hóa và Minh
Hóa và một số xã ở phía tây của
các huyện Bố Trạch, Quảng Ninh,
Lệ Thủy.
2


Bài 2. Dân số và
gia tăng dân số
I. Số dân

Liên
hệ.
- Dân số Quảng Bình năm 2010
17


STT

Địa chỉ
tích hợp

Nội dung tích hợp

Mức
độ
tích
hợp

có 848.616 người.
II. Gia tăng dân số

3

- Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số
tỉnh ta có xu hướng giảm, phù hợp

với xu thế chung của đất nước.

Bài 3. Phân bố dân
cư và các loại hình
quần cư

Liên
hệ.

I. Mật độ dân số và
- Mật độ dân số Quảng Bình là
phân bố dân cư
105 người/km2 (năm 2010).
Nhưng dân cư phân bố không đều.
- Quá trình đô thị hóa của tỉnh ta
II. Các loại hình thể hiện ở việc mở rộng quy mô
quần cư
thành phố, thị xã; tỉ lệ dân thành
thị ngày càng tăng. Tuy nhiên
trình độ đô thị hóa còn thấp, đô thị
III. Đô thị hóa
đang thuộc loại nhỏ.
4

Bài 4. Lao động và
việc làm. Chất
lượng cuộc sống.

Liên
hệ.


I. Nguồn lao động
và sử dụng lao - Quảng Bình có nguồn lao động
dồi dào với 454.356 người năm
động
2010, chiếm khoảng 53,52% dân
số. Chất lượng lao động có nhiều
chuyển biến tích cực.
- Cơ cấu sử dụng lao động trong
các ngành kinh tế của tỉnh ta đang
thay đổi theo hướng tích cực, phù
hợp với xu hướng chung của đất
nước (tăng dần tỉ trọng lao động
18


STT

Địa chỉ
tích hợp

Nội dung tích hợp

Mức
độ
tích
hợp

trong khu vực công nghiệp – xây
dựng và khu vực dịch vụ, giảm

dần trong khu vực nông – lâm –
ngư nghiệp).
III. Chất
cuộc sống

5

lượng - Trong thời gian qua, đời sống
của người dân Quảng Bình đã và
đang được cải thiện rõ rệt, ngày
càng được nâng cao (Năm 2011
đã có 159/159 xã, phường, thị trấn
đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu
học – chống mù chữ; Năm 2010
toàn tỉnh có 100% xã, phường, thị
trấn có trạm y tế).

Bài 6. Sự phát
triển nền kinh tế
Việt Nam

Liên
hệ.

II. Nền kinh tế
nước ta trong thời
kì đổi mới.
1.Sự chuyển dịch - Nền kinh tế Quảng Bình đã có
cơ cấu kinh tế
sự chuyển dịch cơ cấu ngành rõ

nét, phù hợp với sự chuyển dịch
cơ cấu kinh tế của cả nước: giảm
tỉ trọng của khu vực nông – lâm –
ngư nghiệp, tăng tỉ trọng của khu
vực công nghiệp – xây dựng, khu
vực dịch vụ chiếm tỉ trọng cao
trong cơ cấu kinh tế.
6

Bài 7. Các nhân tố
ảnh hưởng đến sự
phát triển và phân
bố nông nghiệp

Liên
hệ.

19


STT

Địa chỉ
tích hợp

Nội dung tích hợp

Mức
độ
tích

hợp

I. Các nhân tố tự
nhiên
- Tài nguyên đất, khí hậu, nước
thích hợp một số loại nông sản
góp phần tăng giá trị sản xuất
nông nghiệp của tỉnh. Bên cạnh
đó những diễn biến thất thường
của thời tiết như mưa bão, lũ lụt,
hạn hán, nắng nóng, rét hại... đã
gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới
II. Các nhân tố sản xuất nông nghiệp.
kinh tế - xã hội
- Năm 2010 Quảng Bình có
65,59% lao động làm việc trong
ngành nông – lâm – ngư nghiệp.
7

Bài 8. Sự phát
triển và phân bố
nông nghiệp
I. Ngành trồng trọt

Liên
hệ.
- Sản lượng lương thực của tỉnh
ta năm 2009 đạt trên 25,4 vạn tấn.
Lệ Thủy, Quảng Trạch, Bố Trạch
là các huyện có diện tích và sản

lượng lương thực cao của tỉnh.
Đã hình thành và phát triển một số
vùng chuyên canh cây công
nghiệp có giá trị kinh tế cao để
cung cấp nguyên liệu cho công
nghiệp chế biến.
Đã trồng ngày càng nhiều loại cây
ăn quả (cam, chanh, mít, chuối, ổi,
đào, hồng xiêm,…)

II. Ngành
nuôi

chăn
- Ngành chăn nuôi của tỉnh phát
20


STT

Địa chỉ
tích hợp

Nội dung tích hợp

Mức
độ
tích
hợp


triển nhanh trong những năm gần
đây. Tỉ trọng chăn nuôi trong
nông nghiệp cao hơn so với bình
quân chung của cả nước. Các vật
nuôi chủ yếu là trâu, bò, lợn, gia
cầm, ngoài ra còn có dê, đà điểu,

8

Bài 9. Sự phát
triển và phân bố
lâm nghiệp, thủy
sản
I. Lâm nghiệp

Liên
hệ.
- Diện tích rừng Quảng Bình năm
2010 là 486.688 ha, trong đó rừng
tự nhiên là 447.837 ha, rừng trồng
là 38.851 ha.
- Tổng giá trị sản xuất lâm ngiệp
năm 2010 của tỉnh ta đạt 434.260
triệu đồng; sản lượng gỗ khai thác
là 87.000 m3, trong đó gỗ làm
nguyên liệu giấy là 72.000m3.
- Trong những năm qua, sản xuất
lâm nghiệp đã thay đổi dần cơ cấu
từ khai thác là chủ yếu sang bảo
vệ, xây dựng và phát triển vốn

rừng, kết hợp với khai thác chế
biến lâm sản một cách hợp lí
nhằm duy trì, bảo tồn tài nguyên
rừng.

II. Ngành thủy sản

- Quảng Bình có điều kiện tự
nhiên và điều kiện kinh tế - xã hội
thuận lợi cho ngành thủy sản phát
triển.
- Đã có sự chuyển dịch theo
21


STT

Địa chỉ
tích hợp

Nội dung tích hợp

Mức
độ
tích
hợp

hướng giảm tỉ trọng hoạt động
đánh bắt và tăng tỉ trọng của hoạt
động nuôi trồng.

- Các huyện có diện tích mặt nước
nuôi trồng thủy sản nhiều là
Quảng Trạch, Bố Trạch; các
huyện có sản lượng nuôi trồng lớn
là Lệ Thủy, Quảng Trạch.
- Thị trường xuất khẩu thủy sản
đang từng bước được mở rộng.
9

Bài 11. Các nhân
tố ảnh hưởng đến
sự phát triển và
phân bố công
nghiệp

Liên
hệ.

I. Các nhân tố tự - Quảng Bình có nguồn tài nguyên
nhiên
khoáng sản dồi dào, nguồn tài
nguyên rừng biển,… phong phú là
điều kiện thuận lợi để phát triển
cơ cấu công nghiệp đa ngành.
- Nguồn nhân lực dồi dào, đội ngũ
II. Các nhân tố công nhân có tay nghề cao ngày
kinh tế - xã hội
càng nhiều; cơ sở hạ tầng và cơ sở
vật chất kĩ thuật ngày càng được
cải thiện góp phần thúc đẩy sự

phát triển ngành công nghiệp tỉnh
ta. Tuy vậy, so với yêu cầu phát
triển và so với cả nước còn nhiều
yếu kém.
10

Bài 12. Sự phát
triển và phân bố
công nghiệp

Liên
hệ.

I. Cơ cấu ngành
22


STT

Địa chỉ
tích hợp
công nghiệp

Nội dung tích hợp

Mức
độ
tích
hợp


- Công nghiệp Quảng Bình có cơ
cấu khá đa dạng, bao gồm nhiều
ngành: năng lượng, cơ khí, vật
liệu xây dựng, hóa chất, chế biến
lương thực thực phẩm, dệt may,…

II. Các ngành công - Quảng Bình có các ngành công
nghiệp trọng điểm nghiệp chủ lực là: sản xuất xi
măng, gạch ngói; công nghiệp chế
biến nông – lâm – thủy sản, đặc
biệt là sản xuất bia, chế biến gỗ,
cao su; công nghiệp cơ khí, điện,
điện tử; khai khoáng và chế biến
khoáng sản.
III. Các trung tâm
công nghiệp lớn
- Công nghiệp tập trung chủ yếu ở
thành phố Đồng Hới.
- Quảng Bình có 1 khu kinh tế cửa
khẩu Cha Lo, 1 khu kinh tế Hòn
La và 8 khu công nghiệp tập trung
với diện tích khoảng 2000 ha. Đây
được coi là động lực cho phát
triển kinh tế - xã hội của tỉnh
trong thời gian tới.
11

Bài 13. Vai trò,
đặc điểm phát triển
và phân bố của

dịch vụ
I. Cơ cấu và vai trò
của dịch vụ trong
nền kinh tế
1. Cơ cấu ngành
- Quảng Bình có cơ cấu ngành
dịch vụ
dịch vụ khá đa dạng. Có đầy đủ
23

Liên
hệ.


STT

Địa chỉ
tích hợp

Nội dung tích hợp

Mức
độ
tích
hợp

các ngành dịch vụ của nước ta:
dịch vụ tiêu dùng (khách sạn, nhà
hàng, thương nghiệp,…), dịch vụ
sản xuất (giao thông vận tải, bưu

chính viễn thông, tài chính tín
dụng, kinh doanh tài sản, tư vấn),
dịch vụ công cộng (khoa học công
nghệ, giáo dục, y tế, văn hóa, thể
thao, bảo hiểm bắt buộc).
II. Đặc điểm phát
triển và phân bố
các ngành dịch vụ
ở nước ta
12

- Giá trị ngành dịch vụ ngày càng
tăng (giai đoạn 2006 – 2010 là
11,6%)
- Hoạt động dịch vụ tập trung chủ
yếu ở thành phố Đồng Hới.

Bài 14. Giao thông
vận tải và bưu
chính viễn thông

Liên
hệ.

I. Giao thông vận
tải
2. Giao thông vận
tải tải ở nước ta đã - Quảng Bình có đường sắt Bắc –
phát triển đầy đủ Nam, quốc lộ 1A, đường Hồ Chí
các loại hình.

Minh, quốc lộ 12A; có các tuyến
đường thủy nội địa; có cảng
Gianh, cảng Nhật lệ, đặc biệt là
cảng biển Hòn La cho phép tàu từ
5000 đến 10000 tấn cập bến; có
II. Bưu chính viễn sân bay Đồng Hới.
thông

- Các dịch vụ cơ bản của bưu
chính viễn thông ngày càng phát
triển mạnh mẽ: điện thoại, điện
báo, truyền dẫn số liệu, Internet,
24


STT

Địa chỉ
tích hợp

Nội dung tích hợp

Mức
độ
tích
hợp

phát hành báo chí, chuyển bưu
kiện, bưu phẩm, chuyển phát
nhanh, điện hoa,…

13

Bài 15. Thương
mại và du lịch
I. Thương mại

Liên
hệ.
- Hoạt động thương mại nội địa
tiếp tục phát triển. Tổng mức bán
lẻ hàng hóa và dịch vụ xã hội bình
quân tăng 24,7%/năm. Mạng lưới
dịch vụ thương mại được mở
rộng. Hệ thống chợ được phát
triển, đến năm 2010 toàn tỉnh đã
có 123 chợ, 4 trung tâm thương
mại (tập trung ở thành phố Đồng
Hới).
- Hoạt động xuất khẩu giữ được
mức tăng trưởng cao, các mặt
hàng xuất khẩu chủ yếu là thủy
sản, tiểu thủ công nghiệp, cao su
sơ chế, quặng titan, gỗ,…

II. Du lịch

- Quảng Bình có nhiều tiềm năng
để phát triển ngành du lịch (giàu
tài nguyên du lịch tự nhiên và
nhân văn; điều kiện kinh tế - xã

hội thuận lợi).
- Tỉnh ta đã và đang đầu tư xây
dựng khu du lịch Phong Nha – nơi
được đánh giá là “Đông Dương
Đệ Nhất động”.
- Du lịch Quảng Bình từng bước
khẳng định là 1 ngành kinh tế
quan trọng, mang tính đột phá của
25


×