Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Quy trình xử lý ao nuôi cá nước ngọt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (61.47 KB, 3 trang )

Quy trình xử lý ao nuôi cá nước ngọt
Sau khi kết thúc vụ nuôi cũ và bắt đầu vụ nuôi mới, việc xử lý ao
nuôi cá là một trong những thao tác vô cùng quan trọng, giúp loại bỏ
khí độc, thức ăn thừa, mầm bệnh tồn tại trong nước áo, đáy ao.
Đồng thời, đây cũng là cách tạo ra môi trường sinh trưởng, phát
triển tốt nhất cho cá trong vụ nuôi mới. Vậy các thao tác xử lý ao
nuôi cần được thực hiện như thế nào?
1. Làm sạch đáy ao
Thông thường, một vụ nuôi cá thường kéo dài trong khoảng 10-12
tháng. Với thời gian như vậy, đáy ao sẽ tích tụ rất nhiều thức ăn
thừa, chất thải của cá cũng như nhiều vi khuẩn gây hại và mầm bệnh
khác. Do đó, trong quy trình xử lý ao nuôi cá, việc bạn cần quan tâm
đầu tiên chính là làm sạch đáy ao thông qua các thao tác như bơm
cạn nước, nạo vét bớt bùn… Nếu như diện tích ao nuôi lớn, bà con
có thể tận dụng sự trợ giúp của máy vét bùn, giúp việc thực hiện
diễn ra đơn giản mà hiệu quả cao.
2. Bón vôi cho ao nuôi
Đây cũng là một trong những thao tác vô cùng quan trọng bởi sử
dụng vôi là cách giúp bà con tiến hành khử trùng ao hiệu quả, đồng
thời tạo điều kiện duy trì độ pH ở mức ổn định cũng như giúp các


chất hữu cơ được phân hủy trong điều kiện tốt nhất. Bên cạnh đó,
các vi sinh vật có lợi cũng sẽ phát triển nhanh và dễ dàng hơn. Khi
bón vôi để cải tạo ao nuôi cá, bà con có thể sử dụng một trong hai
loại vôi cơ bản hiện nay là vôi sống (CaO) hoặc đá vôi nghiền
(CaCO3). Tuy nhiên, vôi sống vẫn là lựa chọn tốt, được ưa chuộng
hơn cả nhờ khả năng diệt khuẩn mạnh mẽ, giúp cân bằng pH tối ưu.
Để thực hiện thao tác này, bà con hãy rải đều vôi khắp ao cũng như
bờ ao. Đặc biệt, với vị trí thường cho cá ăn, bà con cần bón nhiều
vôi hơn so với thông thường. Lượng vôi sử dụng tùy thuộc vào độ


pH đo được ở ao. Thông thường, ao thịt có pH ≥ 6,5 bón, bà con cần
sử dụng vôi bón với tỉ lệ 5-7kg/ 100 m2. Trong khi đó, ao bị ô
nhiễm, bị chua, lượng vôi sử dụng ở mức 10-15kg/ 100m2. Sau khi
tiến hàng bón vôi, bà con hãy phơi ao trong khoảng 3-5 ngày trước
khi tiến hành cấp nước.
3. Cấp nước cho ao nuôi
Sau khi thực hiện các bước xử lý ao nuôi cá trên, bà con có thể tiến
hành cấp nước cho ao nuôi cũng như thực hiện các thao tác gây màu
nước. Nước trước khi được bơm vào ao cần được lọc kỹ để loại bỏ
tạp chất, vi khuẩn cũng như ấu trùng gây hại. Ngoài ra, bà con có
thể sử dụng quạt nước trong vài ngày đầu để ấu trùng, trứng của
mầm bệnh nở ra và xử lý với formol với liều lượng 30 lít/1.000 m3.


Để giảm lượng Chlorine, sau khi sử dụng, bà con hãy sử dụng quạt
nước thêm từ 2-3 ngày, giúp tạo ra môi trường nước tốt nhất.
Khi nước đã chuẩn bị xong, bà con hãy tiến hành các thao tác gây
màu nước cho ao nuôi cá. Đây là một bước quan trọng, giúp môi
trường ao nuôi đảm bảo ổn định, tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển
của các vi sinh vật có lợi mang đến nguồn thức ăn bổ dưỡng hoàn
toàn tự nhiên cho cá. Để gây màu nước, bà con có thể sử dụng phân
hữu cơ hoặc phân vô cơ đều được. Khoảng 2-3 ngày gây màu nước,
bà con có thể tiến hành thả cá.
Trên đây là quy trình xử lý ao nuôi cá sau khi kết thúc vụ nuôi cũ và
bắt đầu vụ nuôi mới mà bà con có thể tham khảo và áp dụng. Điều
này sẽ giúp giảm chi phí thức ăn khi thả nuôi cũng như giúp phòng
ngừa bệnh cho cá một cách tối ưu nhất.




×