Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

phân tích kỹ năng thuyết trình. Liên hệ với thựctiễn giao tiếp của bản thân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (166.64 KB, 9 trang )

MỤC LỤC
Contents

LỜI MỞ ĐẦU
Nhà tỷ phú Mỹ Warren Buffett đã nói “ Hãy rèn luyện kỹ năng thuyết trình cho
mình mỗi ngày để rút ngắn con đường đến thành công của bạn”. câu nói đặt ra cho
người nghe nhiều suy nghĩ, nhất là đối với những thanh niên – những con người đang
khát khao những thành công mới trong tương lai. Vậy kỹ năng thuyết trình là gì? Kỹ
năng này có ý nghĩa gì? Cần phải rèn luyện kỹ năng này như thế nào?... để làm rõ
những câu hỏi trên em xin chọn đề tài “phân tích kỹ năng thuyết trình. Liên hệ với thực
tiễn giao tiếp của bản thân” để tìm hiểu.

NỘI DUNG
I.

Khái niệm thuyết trình và tầm quan trọng của thuyết trình.
1. Kỹ năng thuyết trình là gì?
Thuyết trình là trình bày một nhận định, quan điểm, chiến lược phát triển, lĩnh

vực chuyên môn…nhằm thuyết phục người nghe nghe theo mình, chấp nhận quan điểm,
cùng suy nghĩ với mình, hành động theo ý muốn của mình. Và ta có thể hiểu kỹ năng
thuyết trình là sự vận dụng kiến thức, kinh nghiệm và các thao tác phù hợp với thực tiễn
của hoạt động thuyết trình để thực hiện hiệu quả hoạt động thuyết trình. Nói cách khác là
kỹ năng trình bày, diễn đạt vấn đề, làm cho người khác hiểu được nội dung mà mình
muốn diễn đạt.

~1~


2. Tầm quan trọng của thuyết trình


Nói đến thuyết trình, có lẽ nhiều người sẽ liên tưởng đến công việc của doanh
nhân, chính trị gia hay một diễn giả nào đó. Tuy nhiên, thực tế là hết thảy chúng ta đều
thường xuyên phải thuyết trình về các vấn đề trong học tập, trong công việc,… giáo viên
thuyết trình trước lớp để truyền đạt kiến thức cho học sinh, giám đốc thuyết trình trước
nhân viên, đối tác để họ hiểu và làm theo những chiến lược và định hướng kinh doanh
mà họ đề ra, sinh viên thuyết trình để trình bày ý tưởng và kiến thức của mình trước mọi
người, người luật sư thuyết trình giúp khách hàng thay đổi nhận thức, truyền đạt kiến
thức pháp luật đến với người nghe, người bán hàng thuyết trình về sản phẩm để giới
thiệu đến người mua …
Thuyết trình là công việc rất gần gũi với cuộc sống, do đó, nếu một vấn đề được
bạn trình bày hấp dẫn, thuyết phục bạn sẽ để lại ấn tượng tốt cho nhiều người, trở thành
trung tâm của sự chú ý; nhận được sự ủng hộ đồng tình là bàn đạp để bạn khởi nghiệp
hoặc thực hiện mục đích của mình. Bạn có thể sẽ được mọi người tín nhiệm và trở thành
người lãnh đạo khi lời nói của bạn có trọng lượng, thuyết phục được nhiều người, điều
này rất có lợi cho công việc tập thể.
Thuyết trình tốt giúp bạn củng cố kỹ năng lắng nghe. Thuyết trình là việc bạn
nói trước đông người vấn đề mà mình đã chuẩn bị, như thế không có nghĩa là bạn chỉ
giao tiếp một phía nghĩa là chỉ nói những gì mình cần nói mà không tiếp thu phản hồi từ
người nghe. Bởi vậy, quá trình thuyết trình sẽ rèn cho bạn khả năng lắng nghe khi chính
mình là chủ thể được nói nhiều hơn. Lắng nghe giúp hoàn thiện hơn bài thuyết trình của
bạn; đồng thời tạo môi trường giao tiếp tương tác tích cực giữa người nói và người nghe.
Đồng thời tạo cơ hội cho bạn mở rộng, phát triển mạng lưới quan hệ của mình. Có thể
nhận thấy đây cũng là kỹ năng cơ bản, nền tảng giúp mỗi người hoàn thiện hơn các khác
như kỹ năng đàm phán hay giao tiếp
II.

Kĩ năng thuyết trình
1. Chuẩn bị bài thuyết trình

Phần chuẩn bị được coi là phần “bếp núc” cho một bài thuyết trình, việc tiến hành

thuyết trình có suôn sẻ, hiệu quả hay không là phụ thuộc lớn ở công đoạn này bởi

~2~


“không chuẩn bị gì là chuẩn bị cho thất bại”. Do đó, người thuyết trình cần xác định các
vấn đề sau:
Thứ nhất, Chuẩn bị bản thân: trước hết đó là sự chuẩn bị về tinh thần nhằm tạo
ra sự tự tin, gạn bỏ những lo lắng, sợ sệt với bài thuyết trình sắp diễn ra bằng cách luyện
tập thuyết trình trước với bạn bè, thậm chí trước gương… Sau đó, người thuyết trình
cần phải có sự tự chuẩn bị về kiến thức sâu sắc về vấn đề thuyết trình để làm chủ nội
dung trình bày. Sự chuẩn bị nội dung bài thuyết trình cũng sẽ giúp người nói tự tin hơn
đối với bài thuyết trình.
Thứ hai, tìm hiểu đối tượng nghe (khán giả là ai?). Rất khó để thỏa mãn những
mong đợi chưa biết của một khán giả vì việc đó giống như đánh trúng một mục tiêu vô
hình. Theo đó, người thuyết trình cũng nên tìm hiểu kiến thức, chuyên môn,…của đối
tượng nghe để có sự chuẩn bị phù hợp.
Thứ ba, xác định mục đích của bài thuyết trình (thuyết trình những gì)? Xác định
mục đích của bài thuyết trình giúp cho sự chuẩn bị về nội dung bài nói. Bài thuyết trình
cần xác định thông điệp cũng như nội dung nhất định tránh trường hợp có quá nhiều
thông điệp đan xen trong bài thuyết trình đến nỗi không thể để xác định bất cứ điều đáng
chú ý.
Thứ tư, cần xác định thuyết trình như thế nào? Trước hết, người nói cần xác định
dàn ý cho bài thuyết trình, bạn sẽ nói những vấn đề gì trong khoảng thời gian đó? Vấn
đề nào là trọng tâm hướng tới? Dàn ý bài thuyết trình được chuẩn bị trước sẽ giúp cho
người nói có một bài nói logic, đủ ý…điều đó tạo được sự chủ động cũng như sự tự tin
trong khi thuyết trình. Tiếp theo, cần xác định cách thức thuyết trình, bạn sẽ thuyết trình
“tay không” hay thuyết trình trên slied, đồ họa, hình ảnh, video…minh họa. Các kết quả
nghiên cứu khoa học cho thấy, lượng thông tin được thu nhận qua mắt là 75%, qua tai là
12%, lượng dây thần kinh từ mắt lên não nhiều gấp 25 lần lượng dây thân kinh từ tai lên

não. Do đó, người nghe dễ bị thuyết phục và tập trung hơn khi có nhiều hình ảnh, dẫn
chứng cụ thể. Đặc biệt, người nghe dễ bị thu hút bởi hình ảnh động hơn lời nói. Vì vậy,
khi thuyết trình người nói nên sử dụng ảnh, powerpoint sử dụng text, đồ họa… để thu
hút người nghe và giúp họ hiểu rõ hơn về nội dung bài thuyết trình.
2.

Tiến hành bài thuyết trình.

~3~


2.1 Mở đầu bài thuyết trình.
Khi tiến hành thuyết trình, phần mở đầu của bài thuyết trình là vô cùng quan
trọng. Bởi sự hấp dẫn hay thiếu hấp dẫn ở phần mở đầu sẽ ảnh hưởng và quyết định đến
thái độ, tình cảm của người nghe đối với toàn bộ nội dung trong bài thuyết trình. Phần
mở đầu bài thuyết trình thường diễn ra trong một khoảng thời gian rất ngắn, chúng ta có
thể thử một trong những cách thức mở đầu như sau: Mở đầu bằng những câu hỏi bất ngờ
kích thích tư duy và trí tưởng tượng của người nghe. Những câu hỏi đưa ra không nhất
thiết phải là những câu hỏi đánh đố mà nên đơn giản, hài hước và hướng vào chủ đề mà
ta muốn dẫn dắt người nghe; Mở đầu bài thuyết trình bằng một câu chuyện hay một tình
huống hài hước sẽ tạo tâm lý thoải mái, gần gũi của người nghe; Mở đầu bài thuyết trình
bằng những con số thống kê; mở đầu bằng cách đi trực tiếp vào vấn đề…
2.2 Triển khai bài thuyết trình.
 Tạo không khí tiếp xúc

Để bắt đầu vào nội dung của bài thuyết trình thì trước hết cần tạo không khí tiếp
xúc đối với người nghe như nhắc đến tất cả khán giả bằng cách sử dụng những từ như
“chúng ta”, thay vì sử dụng từ “tôi”. Ngoài ra, trong quá trình thuyết trình cần sử dụng
ngôn ngữ chính xác: ngôn ngữ xúc tích, dùng từ chính xác chỉ hiểu theo một nghĩa, Điều
này làm cho mọi người cảm thấy mình là 1 phần của bài thuyết trình. Người nói cũng

cần tạo không khí tiếp xúc ngay từ bộ trang phục của mình, một bộ trang phục phù hợp
với nội dung bài nói, cũng như đối tượng nghe.


Trình bày nội dung

Triển khai bài thuyết trình, người nói nên diễn đạt theo dàn ý đã lập sẵn từ trước
để đảm bảo sự logic, không bị thiếu hoặc trùng ý. Tập trung thời gian của bài nói vào
những vấn đề trọng tâm để giải quyết mục đích của bài cũng như tránh sự lan man, mở
rộng vấn đề làm cho bài nói bị “loãng”. Tuy nhiên để để tránh tạo cảm giác khô khan
cho người nghe thì khi triển khai bài thuyết trình, người thuyết trình cần phải có những
kĩ năng nhất định để làm nên sự hấp dẫn trong bài thuyết trình của mình. Trong đó,
người thuyết trình cần chú ý những điểm sau:
-

Âm lượng: Giọng nói của người thuyết trình cần vừa đủ để người nghe có thể tiếp nhận
được thông tin. Nói to quá, có thể làm cho người nghe cảm thấy đau đầu, nói nhỏ quá có

~4~


thể làm cho người nghe phải mệt mỏi khi “căng óc” ra để ghi nhận được thông tin.
Giọng nói dù to hay nhỏ đều phải có khí lực, có sự chân thành, có như vậy giọng nói của
người thuyết trình mới có tính thuyết phục. Khi thuyết trình, tùy thuộc vào nội dung bài
nói mà âm lượng của người nói cần có độ cao thấp, trầm bổng, không nên nói đều đều,
làm cho người nghe buồn ngủ, không tập trung cho dù vấn đề người nói quan trọng đến
đâu. Và nên nhấn mạnh những vấn đề quan trọng bằng cách tăng âm lượng hoặc thậm
chí là nhắc lại.
-


Phát âm: Âm vực phải chuẩn, tròn vành rõ chữ, không méo tiếng hay nuốt chữ, không
nhầm lẫn giữa các âm. Tránh mắc phải một số tật như nói lắp, nói ngọng… điều đó giảm
rất nhiều sức hấp dẫn của bài thuyết trình. Nếu mắc phải những lỗi trên thì chú ý luyện

-

tập để sửa đổi, phù hợp với người nghe.
Tốc độ: Khi trình bày vấn đề, người thuyết trình cần phải quan sát nét mặt của người
nghe để từ đó điều chỉnh tốc độ nói cho phù hợp. Với đối tượng là người nghe cao tuổi
cần nói chậm, đối với thanh niên cần hào hứng, sôi nổi. Khi nói, cuối mỗi đoạn văn cần

-

dừng một thời gian ngắn trước khi tiếp theo đoạn mới.
Dáng đứng là một loại ngôn ngữ của cơ thể, khi người nói hào hứng, thuyết phục người
khác thì dáng đứng phải vững chãi. Tuy nhiên, không nên đứng yên một chỗ mà cần

-

phải uyển chuyển, linh hoạt theo vấn đề trình bày.
Khi thuyết trình người nói không nên tựa vào bàn. Bởi lẽ, khi con người ở trong trạng
thái yếu đuối, sợ hãi thì thường có xu hướng muốn tìm một cái gì đó để dựa vào. Trong
trường hợp này, người nghe dễ dàng nhận ra người thuyết trình đang mất bình tĩnh, thiếu

-

tự tin.
Ánh mắt khi thuyết trình, để thu hút được sự lắng nghe của mọi người thì người nói
không chỉ nhìn một người mà ánh mắt phải hướng về phía nhiều người, có như vậy thì
tất cả người nghe đều cảm thấy họ đang dành sự quan tâm, tôn trọng mình cũng như từ

đó người nói mới cảm nhận được chính xác phản ứng của người nghe đối với bài thuyết
trình của mình. Ánh mắt nhìn của người nói khi thuyết trình phải tự nhiên, nghiêm túc
thể hiện phù hợp với ngôn từ biện, tránh đảo mắt quá nhanh, liếc ngang, liếc dọc...điều

-

này sẽ gây hiểu lầm là người không trung thực…
Tay trong khi thuyết trình: Người nói nên sử dụng đôi bàn tay để minh họa cho những
điều cần nói, dùng để biểu đạt cảm xúc của mình. Một trong các nguyên tắc khi thuyết
trình là người nói phải luôn để tay trong khoảng từ trên thắt lưng tới dưới cằm, đưa tay
từ trong ra ngoài và từ dưới lên. Làm như vậy, việc sử dụng tay sẽ đem lại cảm giác
thoải mái, tự nhiên mà không bị gò bó, đè nén. Tuy nhiên, việc sử dụng đôi bàn tay như

~5~


thế nào là phụ thuộc vào thói quen của mỗi người nhưng mỗi biểu thị tay đều mang
những ý nghĩa khác nhau, biểu hiện được sự chủ động, tự tin và tăng tính hấp dẫn của
ngôn ngữ nói. Sử dụng phi ngôn từ tay giúp người thuyết trình diễn tả cảm xúc nội tâm
một cách chân thật, dễ dàng, giúp điều tiết giọng nói được sắc nét rõ dàng, gãy gọn ý.
 Trả lời người nghe
Sẽ thật nhàm chán nếu như bài thuyết trình chỉ đơn giản là một người nói và
những người nghe thụ động chấp nhận quan điểm một chiều. Một bài thuyết trình thành
công là một bài có sự tương tác, giao lưu giữa người thuyết trình với khán giả. Theo đó,
thỉnh thoảng người nói nên hỏi xem sự nắm bắt của khán giả tới đâu và đặt câu hỏi liên
quan đến nội dung cần nói, để khán giả được suy nghĩ trước, và họ sẽ cảm thấy liên quan
hơn và dễ tiếp thu hơn. Tuy nhiên cần nêu rõ cho khán giả biết thời điểm đặt câu hỏi
( sau mỗi đoạn nói, sau khi kết thúc,… ) phù hợp với buổi thuyết trình hôm đó để đảm
bảo rằng bạn sẽ không bị mất tập trung khi trình bày.



Kết thúc bài thuyết trình

Một bài thuyết trình dù hấp dẫn đến đâu cũng không nên kéo dài quá lâu gây sư
bão hòa đối với người nghe, theo đó người nói cần căn chỉnh thời gian cho phù hợp để
không làm bài thuyết trình của mình bị “hụt” hoặc kết thúc quá sớm. Phần kết thúc bài
thuyết trình nên nhắc lại tóm tắt các ý chính đã trình bày, mô tả khuyến cáo các hoạt
động tiếp theo, kết thúc nhận xét tích cực. Có thể đưa ra những thách đố hay lời kêu gọi
cho người nghe. Cách kết thúc này rất có tác dụng ở những bài thuyết trình thuyết phục
người nghe. Cũng cần giành một ít thời gian để lắng nghe nhận xét, đánh giá cũng như
góp ý của người nghe hoặc giành chút thời gian để cung cấp thông tin bản thân để giữ
liên lạc với những người nghe quan tâm.
III.

Liên hệ với thực tiễn giao tiếp của bản thân.
Kỹ năng thuyết trình là kỹ năng quan trọng và cực kì hữu ích trong cuộc sống

hàng ngày đối với tất cả mọi người. Rèn luyện kỹ năng thuyết trình, trình bày là việc làm
cần thiết đối với tất cả mọi người, mọi công việc, mọi lứa tuổi, đặc biệt là sinh viên nói
chung và sinh viên học luật nói riêng, kỹ năng thuyết trình trở thành kỹ năng vô cùng
quan trọng. Trong một phạm vi nhất định, kỹ năng này đã được rèn luyện qua thời gian
và đạt được những hiệu quả nhất định.
1) Những ưu điểm đạt được trong thuyết trình.
1.1)
Trước buổi thuyết trình:
Thứ nhất: Chuẩn bị kỹ nội dung cần thuyết trình, vạch từng ý cụ thể, rõ ràng
những vấn đề quan trọng cho là cần thiết cần phải trình bày trong buổi thuyết trình để
làm rõ, nổi bật vấn đề.

~6~



Thứ hai, để đạt được hiểu quả cao trong buổi thuyết trình thì cần có sự tập luyện
nhất định. Một số cách làm hiệu quả như: đứng trước gương tự thuyết trình, trình bày
cho các bạn nghe, bổ sung, đóng góp ý kiến, quan trọng là rèn tính tự tin, trình bày trước
đông người.
Thứ ba, trước giờ thuyết trình, luôn đến sớm để chủ động về thời gian, kiểm tra
địa điểm, không gian, vị trí đứng khi thuyết trình, kiểm tra các thiết bị hỗ trợ như máy
tính, máy chiếu, màn chiếu...
Thứ tư, trang phục cũng cần phải phù hợp, tạo cho người nghe cảm giác được tôn
trọng, lịch sự, gần gũi.
1.2)

Trong buổi thuyết trình:

Thứ nhất, trong buổi thuyết trình, cần tạo cảm giác thoải mái và nhiệt tình. Tốc độ
nói chậm rãi nhưng không đều đều, phát âm rõ ràng, âm lượng vừa đủ, biết nhấn vào
những điểm quan trọng của vấn đề và biểu lộ cảm xúc hợp lí. Nụ cười cũng là yếu tố rất
quan trọng, khi bắt đầu lên thuyết trình ở màn giới thiệu ta có thể nở nụ cười thân thiện
với người nghe, khiến cho bản thân người thuyết trình và người nghe cảm giác thoải
mái hơn.
Thứ hai, trong quá trình thuyết trình, luôn sử dụng ngôn ngữ cơ thể để làm người
nghe chú ý đến mình. Đó có thể là việc đứng, đi lại hay di chuyển với cử chỉ và nét mặt
biểu cảm, sử dụng cử chỉ của tay, của ánh mắt... nhưng phải phù hợp với nội dung của
bài thuyết trình để tránh trường hợp làm rối mắt người nghe, xem thuyết trình trong khi
bài thuyết trình cần sự nghiêm túc… Cá nhân luôn phải cố gắng hạn chế việc nhìn vào
giấy hoặc bài viết để đọc nội dung bài làm.
Thứ ba, về nội dung nói luôn được sắp xếp theo trình tự logic từ mở bài (đưa ra
luận điểm) đến thân bài (luận điểm chặt chẽ, thông tin chính xác và mới nhất) tới kết
luận (nêu lại luận điểm, tóm tắt và kết luận hợp lý). Đôi khi xen kẽ vào đó là những ví

dụ cụ thể, sinh động để người nghe có thể hiểu rõ hơn về nội dung.
Thứ tư, thường để một khoảng thời gian tạm dừng trong bài nói để chính mình và
người nghe có một chút thời gian để suy nghĩ và nghiền ngẫm.
1.3)

Kết thúc bài thuyết trình

Kết thúc bài thuyết trình, nên tóm tắt những ý chính giống như khi viết phần kết
của một bài thuyết trình. Phần tóm tắt thường có nội dung bao trùm cả bài viết chứ
không quá chú trọng vào một vấn đề nào đó. Khi thuyết trình xong, phải cảm ơn người
nghe, mời những người nghe đóng góp ý kiến cho bài làm của mình được hoàn hảo hơn.
2)

Những hạn chế trong thuyết trình

~7~


Tuy đã được rèn luyện kỹ năng thuyết trình, tuy nhiên, trong quá trình rèn luyện,
em tự nhận thấy bản thân vẫn còn những hạn chế sau:
Thứ nhất, khả năng dùng mắt để giao tiếp với người nghe còn kém, còn dè dặt khi
đứng trước đám đông, không dám nhìn trực tiếp vào mắt mọi người nên thường bị cuống
và không tự tin.
Thứ hai, đôi khi thuyết trình, em vẫn còn cầm giấy đọc. Giọng nói đều đều, không
có sự nhấn mạnh. Điều này luôn gây thiếu thiện cảm từ phía người nghe, khiến người
nghe buồn ngủ, chán nản và hầu như không muốn nghe khiến mục đích của buổi thuyết
trình không đạt được kết quả như mong muốn.
Thứ ba, nhiều khi em còn chưa chuẩn bị và xử lý linh hoạt cho những tình huống
đột xuất nên khi gặp phải những câu hỏi đột xuất trong lúc thuyết trình thì thường lúng
túng và không thể trả lời được ngay cũng như trả lời đầy đủ.

Ngoài ra, còn rất nhiều những hạn chế khác mà em còn gặp phải khi thuyết trình,
như nói ngọng, nói lắp, nói quá nhỏ, nói dài dòng, vòng vo... Những biểu hiện này
thường làm cho bài thuyết trình không đạt được hiệu quả như mong đợi.
3)

Bài học rút ra
Mỗi người, nhất là thế hệ trẻ như sinh viên cần tự ý thức trách nhiệm học tập của

mình, không ngừng cố gắng và tự rèn luyện để nâng cao kiến thức cũng như phát triển
kỹ năng mềm như kĩ năng thuyết trình, kĩ năng thuyết phục…
Trong cuộc sống cũng nên chủ động cởi mở với mọi người xung quanh để phát
triển kỹ năng giao tiếp chung, từ đó nâng cao hơn kỹ năng thuyết trình, tạo tự tin, nói
năng lưu loát…
Trên đây là bài tiểu luận của em, tuy đã cố gắng nhưng bài làm còn nhiều thiếu
sót, em rất mong nhận được sự đóng góp từ quý thầy cô.
Em xin chân thành cảm ơn!

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tập bài giảng môn kỹ năng giao tiếp nghề luật, Hà Nội, 2012;
2.
3.
~8~


~9~



×