Tải bản đầy đủ (.ppt) (50 trang)

LÀM VIỆC VỚI THÂN CHỦ CÓ VẤN ĐỀ BẠO HÀNH TRONG GIA ĐÌNH ĐỀ BẠO HÀNH TRONG GIA ĐÌNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.36 MB, 50 trang )

Phòng khám Đa khoa Tân Định
Hội thảo về Biện pháp Phòng chống Bạo hành Gia đình

LÀM VIỆC VỚI THÂN CHỦ CÓ VẤN
ĐỀ BẠO HÀNH TRONG GIA ĐÌNH
BVC: BS. Nguyễn Minh Tiến

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 22 tháng 3 năm 2008


Phần 1: Khái niệm chung

Bạo hành gia đình là một hình thức xâm hại mà một người
này gây ra cho một người khác và việc đó xảy ra bên trong
gia đình.

Thông thường nạn nhân là:





Người đồng hôn phối (thường là người vợ)
Người tình (thường là nữ)
Người già (có thể là cha hoặc mẹ của kẻ gây bạo hành)
Một đứa trẻ (có thể con của kẻ gây bạo hành)


Bạo hành gia đình là một vấn đề nghiêm trọng, là
nguyên nhân khá phổ biến gây thương tích cho phụ nữ.
Nạn nhân có thể vừa bị những tổn thương cơ thể vừa có


những sang chấn về tinh thần
Khó biết được chính xác bạo hành xảy ra như thế nào vì
hầu hết nạn nhân đều không thông báo điều này cho
người khác biết
Không có mẫu nạn nhân “điển hình”. Mỗi trường hợp là
một tình huống độc nhất.
Bạo hành gia đình có thể xảy ra với mọi lứa tuổi, mọi
thành phần kinh tế, mọi trình độ học thức và ở mọi
nền văn hóa


Thuật ngữ
Domestic violence:

Bạo hành gia đình

Battery

Đánh đập

Abuse

Xâm hại, ngược đãi, lạm dụng

Physical abuse

Xâm hại thể xác

Sexual Abuse


Xâm hại tình dục

Emotional abuse

Xâm hại về tinh thần, tình cảm

Neglect

Bỏ bê, không quan tâm chăm sóc


Hầu hết thủ phạm đều là người thân quen
Thường là:
* một người đàn ông ngược đãi bạn gái;
* chồng ngược đãi vợ;
* cha, mẹ hoặc một người chăm sóc khác ngược đãi trẻ em;
* con cái ngược đãi cha mẹ già…


Các loại bạo hành
Phân chia theo thể loại bạo hành
Bạo hành thể xác
Bạo hành tình dục
Bạo hành tinh thần
Bạo hành xã hội (hoặc bỏ bê trong trường hợp trẻ
em, người già, người thiểu năng…)
Phân chia theo thể loại nạn nhân
Bạo hành với bạn tình hoặc người đồng hôn phối
(partner/spouse abuse)
Bạo hành với trẻ em

(child abuse)
Bạo hành với người già
(elderly abuse)


Phần 2: Thực trạng tại Việt Nam


Cuộc khảo sát của Ủy Ban Các Vấn Đề Xã Hội (thuộc Quốc
Hội) được thực hiện vào năm 2005 tại 16 huyện, thị thuộc 8
tỉnh, thành ở Việt Nam cho thấy: hơn 60% số vụ ly hôn có
liên quan đến bạo hành.



Từ 2000-2005: có 186.954 vụ ly hôn, trong đó 53% vụ có xảy
ra hành vi đánh đập, ngược đãi trực tiếp dẫn đến ly hôn.



Riêng 2005: có 65.000 vụ ly hôn, trong đó 39.700 vụ (hơn
60%) liên quan đến BHGĐ



Hằng năm có 2,3% gia đình có các hành vi bạo lực về thể
chất (đánh đập), 25% gia đình có hành vi bạo lực tinh thần
và 30% cặp vợ chồng xảy ra hiện tượng ép buộc quan hệ tình
dục.



Năm 2005, ở đồng bằng sông Cửu Long có 1.319 ca nhập viện
do bạo hành gia đình. Trong đó khoảng 1.000 ca tự tử, và 30
trường hợp tử vong.
Khảo sát cũng cho thấy 60% trường hợp bạo hành liên quan đến
rượu (nghiện rượu, lạm dụng rượu). Các yếu tố khác: ngoại tình,
khó khăn kinh tế…
Theo bà Nguyễn Thị Hoài Thu: cứ 2-3 ngày có 1 người chết vì
BHGĐ. Trong năm 2005, có 1.113 vụ giết người thì 14% số đó là
BHGĐ.
Các nghiên cứu cho thấy có 10% số vụ BHGĐ dẫn đến những
thương tích nặng, gây tàn tật, giảm khả năng lao động. Một số
vụ dẫn đến tử vong do đánh đập, đầu độc, sử dụng hung khí…


Khía cạnh Luật pháp:


Hiện Luật Hôn nhân Gia đình qui định: phải có tỷ lệ
thương tật trên 10% và có đơn tố cáo thì mới tiến hành
thủ tục buộc tội.



Từ 9/2006, Dự thảo luật Phòng Chống Bạo Hành đã
được Quốc Hội xem xét, bàn luận và trưng cầu ý kiến


Một số chuyển biến và thuận lợi



Thời gian qua (nhất là từ năm 2000 trở đi), nhiều dự án
chống BHGĐ đã được thực hiện như: Dự án chống BHGĐ của
Trung tâm Tư vấn TLGD và Tình yêu-Hôn nhân-Gia đình
TpHCM, Dự án “Ngôi nhà Bình Yên” của Trung tâm Phụ nữ và
Phát triển...



Một số dự án bảo vệ phụ nữ, trẻ em, bình đẳng giới cũng đã
được triển khai ở một số địa phương dưới sự tài trợ, giúp đỡ
chuyên môn của các tổ chức nước ngoài



Nhiều Hội thảo chuyên đề và thông tin trên các phương tiện
truyền thông đại chúng thời gian gần đây đã đưa vấn đề
BHGĐ ra dư luận công khai để phân tích, tranh luận và thu
nhận phản hồi từ rất nhiều những vụ bạo hành được phát
hiện.



Dự luật Phòng Chống BHGĐ cũng đã được Quốc Hội ngiên
cứu, thảo luận sâu và nhận được nhiều sự quan tâm từ dư
luận


Một số yếu tố không thuận lợi:




Vẫn còn nhiều niềm tin sai lầm tồn tại trong công chúng
về BHGĐ và vấn đề cho đến nay vẫn còn được xem nhẹ
hoặc được coi là việc riêng của các gia đình



Các cơ quan chức năng chưa làm hết trách nhiệm và
chưa quyết liệt trong xử lý



Còn đang giai đoạn hoàn chỉnh về luật



Thiếu các cơ sở hỗ trợ và nhân viên làm chuyên môn


Theo điều phối viên Claudia Garcia Moreno của
WHO:
Bạo hành gia đình chỉ có thể được ngăn chặn
khi chính phủ và cộng đồng kiên quyết
chống lại tệ nạn này


Theo TS Robin Harr, chuyên gia ngành pháp luật tội phạm và tội
phạm học, Trường ĐH miền tây bang Arizona (Mỹ) :
Phụ nữ Châu Á thường thiếu nội lực để từ bỏ cuộc hôn

nhân có bạo hành , thiếu nội lực để sống độc lập và nếu ly
hôn họ sẽ phải đối mặt với vấn đề kinh tế và nhà ở. Người
phụ nữ thường cho rằng nhà là tài sản của người chồng,
nếu ly hôn thì họ sẽ không có nhà để ở.
Lý do nữa là các dịch vụ phúc lợi xã hội dành cho phụ nữ bị
hành hung, ly hôn và con cái rất thiếu. phụ nữ ly hôn ít
được hỗ trợ học nghề, việc làm, nhà ở, nuôi con và ít được
tư vấn. Luật và các nguồn hỗ trợ pháp lý cho nạn nhân bị
bạo hành còn thiếu.
Đối với nhiều nước ở Châu Á , người phụ nữ không dám ly
hôn vì sợ mất mặt, sợ xã hội đàm tiếu và từ đó sẽ mất các
nguồn hỗ trợ...


Phần 3: Các dấu hiệu giúp phát hiện BHGĐ
Bạo hành thể xác
Mức độ có thể từ nhẹ cho đến rất nặng
Thờ ơ
Ngắt véo gây đau
Đánh đau, gây thương tích ở khu vực khó phát hiện
Xô đẩy, kềm xiết
Giật, kéo, lắc mạnh; kéo, rứt tóc
Tát, cắn
Đấm đá
Bóp cổ, ném đồ vật vào nạn nhân


Bạo hành thể xác
Mức độ có thể từ nhẹ cho đến rất nặng
Đánh đập nặng, gây thương tích (gãy xương, chấn

thương nội tạng)
Quăng ném nạn nhân
Đánh đá vùng bụng gây sẩy thai hoặc sinh non
Sử dụng hung khí có sẵn trong nhà tấn công nạn nhân
Gây thương tích nặng, không cho nạn nhân chữa trị
Dùng phương tiện có dự định (dao, súng,... )
Hủy hoại, làm biến dạng hình thể (acid, cắt xẻo...)
Giết


Bạo hành tình dục
Đùa cợt về phụ nữ và về tình dục trước mặt nạn nhân
Xem phụ nữ như một đồ vật để thỏa mãn
Ghen tuông bệnh hoạn
Làm mất cảm xúc và nhu cầu sinh lý của nạn nhân
Sờ mó khi nạn nhân không đồng ý
Từ chối tình dục, âu yếm
Dùng từ thô tục để gọi nạn nhân
Ép buộc quan hệ tình dục để làm nhục, gây đau
Buộc cởi y phục trước con cái, công chúng
Cố tình lăng nhăng với phụ nữ khác (cho nạn nhân biết)
Buộc nạn nhân nhìn thủ phạm làm tình với người khác
Quan hệ tình dục sau khi đánh đập
Sử dụng đồ vật để làm tình
Bạo dâm, cắt xẻo
Giết nạn nhân sau khi quan hệ


Bạo hành tinh thần
Mắng nhiếc, chê bai, xỉ nhục nạn nhân

Hạ thấp giá trị trước mặt người khác
Chửi mắng, nạt nộ vô cớ
Chửi rủa, mang tên bố mẹ nạn nhân ra nguyền rủa

Bạo hành về xã hội
Theo dõi, kiểm soát sinh hoạt của nạn nhân
Kiểm soát thư từ, điện thoại
Cô lập nạn nhân, ngăn trở các mối quan hệ xã hội
Kiểm soát tài chính
Khiến nạn nhân sống phụ thuộc không tự quyết định được


Chu kỳ bạo lực


Bạo hành đối với trẻ em là một vấn đề nghiêm trọng
Các dấu hiệu để phát hiện thường khó khăn hơn ở người lớn
Chỉ thấy một dấu hiệu vẫn chưa đủ để nói rằng có bạo hành
Nhưng cần nghiêm túc nghĩ đến có bạo hành nếu dấu hiệu này
có khuynh hướng lập đi lập lại, hoặc có nhiều dấu hiệu xảy ra
cùng lúc.


Các dấu hiệu chung về bạo hành trẻ em
Trẻ
Thay đổi đột ngột về hành vi hoặc học lực giảm sút
Thái độ cảnh giác, dò xét, lo sợ điều gì đó
Vẻ phục tùng, thụ động, thu rút
 Cha mẹ
Ít quan tâm con cái

Phủ nhận các vấn đề của con hoặc quy trách nhiệm cho trẻ
Yêu cầu giáo viên kỷ luật nặng với con
Xem con như gánh nặng, của nợ
Đòi hỏi con thực hiện những việc quá sức
 Quan hệ giữa trẻ và cha mẹ
Hiếm khi xúc chạm hoặc nhìn nhau
Dùng lời tiêu cực để nói về quan hệ của họ



Dấu hiệu nghi ngờ bạo hành cơ thể ở trẻ em


Trẻ

Vết bỏng, vết cắn, vết thâm tím, bầm mắt, gãy xương không lý
giải được lý do (đặc biệt sau khi trẻ nghỉ học vài ngày)
Trên da có những tổn thương cũ mới khác nhau, bằng chứng
của bạo hành nhiều lần
Thái độ thu rút, lùi lại khi có người lớn đến gần
Có một người lớn trong gia đình thông báo trẻ bị đánh đập


Cha mẹ

Giải thích một cách mâu thuẫn, không thuyết phục về những vết
thương của trẻ
Mô tả trẻ là đứa xấu xa hoặc bằng những lời lẽ tiêu cực
Kỷ luật khắc khe, thô bạo đối với trẻ
Có thể có tiền sử bị ngược đãi từ thuở bé



Dấu hiệu nghi ngờ bạo hành tình dục ở trẻ em
Trẻ
Khó khăn khi ngồi hoặc đi
Từ chối thay quần áo tập thể dục, từ chối hoạt động thể lực
Ác mộng / Đái dầm
Đột ngột thay đổi khẩu vị
Mắc một bệnh STD (đặc biệt khi trẻ < 14t)
Thể hiện những hiểu biết hoặc hành vi khác thường về giới tính
Bỏ nhà
Tự khai báo là bị xâm hại tình dục
Có thai
 Cha mẹ
Bảo vệ trẻ quá đáng, ngăn trẻ tiếp xúc trẻ khác, người khác
Là người giữ kẽ, khó tiếp xúc
Có tính ghen tuông, kiểm soát người khác trong gia đình



Dấu hiệu nghi ngờ có sự bỏ bê, không chăm sóc
Trẻ
Thường hay nghỉ học
Hay xin hoặc lấy cắp thức ăn và tiền
Có biểu hiện thiếu sự chăm sóc sức khỏe: răng miệng,
chủng ngừa, thị lực (kính đeo)
Người dơ bẩn, có mùi hôi
Mặc không đủ ấm khi trời lạnh
Sớm sử dụng rượu, ma túy
Nói rằng không có ai ở nhà để chăm sóc

 Cha mẹ hoặc người chăm sóc
Tỏ vẻ bàng quan, xa cách trẻ
Có vẻ hờ hững hoặc trầm uất
Ứng xử kỳ quặc hoặc phi lý
Sử dụng rượu, ma túy...



Phần 4: Hỗ trợ nạn nhân bị bạo hành (tức thời)








Khi tình trạng bạo hành được biết đến thì thường là đã có
hậu quả nghiêm trọng
Trong tức thời cần phải bảo đảm sự an toàn cho các nạn
nhân, nhất là phụ nữ, trẻ em và người già
Giải pháp tạm lánh tại nhà hàng xóm, bạn bè, cha mẹ, hoặc
tại các trung tâm dịch vụ hỗ trợ chống bạo hành gia đình
Trong tình huống nguy hiểm, cần cách ly, quản thúc hoặc
thậm chí tạm bắt giữ thủ phạm gây bạo hành
Các cơ quan chức năng bao gồm công an, cán bộ pháp luật,
chính quyền và đoàn thể tại địa phương... phối hợp cùng làm
việc để bảo đảm an toàn tức thời cho các nạn nhân
Các chăm sóc trực tiếp cho nạn nhân bao gồm: chăm sóc y
tế, nâng đỡ tâm lý, can thiệp khủng hoảng; giải quyết chỗ ở,

thực phẩm, bảo tồn quan hệ với người thân, nhất là quan hệ
mẹ con (trừ trường hợp mẹ bạo hành với con)


Phần 4: Hỗ trợ nạn nhân bị bạo hành (lâu dài)









Xử lý pháp luật đối với thủ phạm
Giải quyết các vấn đề pháp lý liên quan đến nạn nhân (thủ
tục ly hôn, quyền nuôi con, quyền lợi về tài chính trong gia
đình, quyền thừa kế, quyền lợi trong công việc hoặc khi xin
việc làm, xem xét trợ cấp, người giám hộ thay thế trong
trường hợp nạn nhân là trẻ em...)
Chăm sóc sức khỏe lâu dài trong những trường hợp thương
tật nặng, giám định sức khỏe, phục hồi di chứng cho nạn
nhân... Hoặc điều trị cai nghiện rượu, ma túy (nếu có)
Chăm sóc tâm lý lâu dài trong trường hợp có sang chấn nặng,
điều trị thuốc hoặc tâm lý trị liệu khi cần thiết, kể cả tâm lý trị
liệu gia đình
Giúp nạn nhân và gia đình nạn nhân vưọt qua khủng hoảng
và nâng cao các kỹ năng ứng phó cho cuộc sống sau này



×