Tải bản đầy đủ (.doc) (91 trang)

BÀI TẬP MÔN KINH TẾ TRI THỨC VÀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (631.86 KB, 91 trang )

Bài tập kinh tế tri thức

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ- HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH

BÀI TẬP MÔN KINH TẾ TRI THỨC VÀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ

GV HƯỚNG DẪN: PGS.TS NGUYỄN THỊ KIM OANH

TP. HCM, NGÀY 10 THÁNG 03 NĂM 20012
Câu 1: Làm thế nào để nhận biết nền kinh tế tri thức.
Page 1


Bài tập kinh tế tri thức
Kinh tế tri thức là nền kinh tế mà trong đó việc sáng tạo, chiếm hữu, phân phối
và sử dụng tri thức giữ vai trò nổi trội trong các ngành sản xuất tạo ra của cải phục vụ
con người.
Tỷ trọng các ngành sản xuất vật chất suy giảm không ngừng, tỷ trọng các
ngành sản xuất phi vật chất,dịch vụ tăng nhanh chóng và giữ vai trò chủ đạo, trong đó
lĩnh vực thông tin phát triển mạnh nhất. sở hữu trí tuệ trở thành hiện thực phổ biến.
tương ứng với cơ cấu kinh tế đó, lợi nhuận thu được từ lao động đơn giản, đất đai, tư
bản ngày càng giảm đi một cách tương đối. các ngành công nghiệp viễn thông, sản
xuất công cụ và thiết bị xử lý thông tin va việc ứng dụng kh-cn vào khoa học, y tế,
giáo dục…phát triển với tốc độ cao.
Trong nền kinh tế tri thức, hoạt động chủ yếu là tạo ra tri thức, quảng bá tri
thức, biến tri thức thành giá trị. Sức sáng tạo trở thành động lực trực tiếp nhất của sự
phát triển.
Trong nền kinh tế tri thức, toàn bộ cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại nhất của nền
kinh tế được đổi mới, cải tạo để được “tri thức hóa” và thông minh hơn, hiệu quả hơn
rất nhiều. của cải của xã hội sẽ dồi dào lên gấp bội, trình độ tri thức của con người


được nâng cao, môi trường tự nhiên được phục hồi, hàng triệu máy vi tính được nối
mạng tham gia điều hành mọi hoạt động của xã hội loại người.
Phương hướng thay đổi cụ thể trong kinh tế tri thức chủ yếu là việc tìm ra cái
mới. khác với trong kinh tế công nghiệp việc tạo ra giá trị, nâng cao năng lực cạnh
tranh chủ yếu là dựa vào sự tối ưu hóa, hoàn thiện cái đã có. Vì vậy,vòng đời của một
sản phẩm, một công nghệ ngày càng được rút ngắn. như vậy nền kinh tế tri thức hình
thành và phát triển nhờ năng lực sáng tạo của con người, năng lực tạo ra tri thức mới,
vận dụng tri thức biến tri thức thành cuả cải.
Sáng tạo và đổi mới là động lực của sự phát triển kinh tế xã hội, là nguồn gốc
của nền kinh tế tri thức.
Nền kinh tế với đa số các ngành kinh tế dựa vào tri thức, dựa vào các thành tựu
mới cua kh-cn. Trong nền kinh tế tri thức vẫn còn nông nghiệp và công nghiệp nhưng
có thể chiếm tỷ lệ thấp hoặc có những thay đổi đáng kể về chất. cũng như nền kinh tế
công nghiệp vẫn còn nông ngiệp nhưng nông nghiệp nhỏ bé. Các lĩnh vực phát triển
công nghiệp cũng được đổi mới với tri thức là cơ sở nền tảng tạo đột biến hay nói
cách khác là phát triển công nghiệp theo hướng đẩy mạnh tri thức. kinh tế tri thức
chiếm đa số là các ngành kinh tế dựa vào tri thức, dựa vào các thành tựu mới nhất của
khoa học công nghệ. Đó là những nghành mới như công nghệ thông tin(công nghệ
Page 2


Bài tập kinh tế tri thức
phần cứng, công nghệ phần mền), các ngành công nghiệp, dịch vụ dựa vào công nghệ
cao, và cũng có thể là những ngành truyền thống(nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ)
được cải tạo bằng khoa học, công nghệ cao
Ví dụ, sán xuất ô tô là môt ngành công nghiệp truyền thống, nhưng nếu sản
xuất ra những loại ô tô có độ an toàn cao, những “ô tô thông minh” không cần người
lái.
Vấn đề mấu chốt là vạch ra khái niệm sản phẩm của nền kinh tế tri thức. Sản
phẩm có hàm lượng chất xám cao là sản phẩm của nền kinh tế tri thức. Nhưng hàm

lượng cao là bao nhiêu và chất xám đo bằng gì?
Công nghiệp phần mềm mà sản phẩm là các chương trình máy tính có giá trị
gia tăng thường trên 80% được coi là bộ phận cấu thành của nền kinh tế tri thức. Tuy
nhiên, những sản phẩm (vật chất và dịch vụ) có giá trị tăng thêm trên 50% nhưng
được tạo ra bởi đội ngũ lao động cao cấp, chất lượng cao (đại học trở lên) là sản
phẩm của nền kinh tế tri thức.
Sản phẩm của R - D có thể được coi là sản phẩm của nền kinh tế tri thức. Như
vậy, tổng khối lượng giá trị thực hiện (trao đổi mua bán) trên thị trường khoa học
Công nghệ có thể tính vào tổng giá trị sản xuất của nền kinh tế tri thức.
Các khu Công nghệ cao tạo ra các sáng chế, phát minh và sản phẩm có hàm
lượng chất xám cao có thể coi là thuộc khu vực kinh tế tri thức. Giá trị tăng thêm của
các khu Công nghệ cao được tính trong GDP của khu vực kinh tế tri thức.
 Các tiêu chí phản ánh sự chuyển dịch sang nền kinh tế tri thức:
− Tổng năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP)
− Tỷ lệ đóng góp của R - D trong GDP.
− Tổng chi tiêu xã hội cho R - D, trong đó phần của Nhà nước.
− Giá trị chuyển giao công nghệ. Các khoản chi trả trực tiếp hoặc tiền bản
quyền để mua công nghệ trong toàn nền kinh tế
− Tỷ lệ chi tiêu cho R - D khu vực doanh nghiệp.
− Tổng số lao động tham gia vào hoạt động R - D.
− Số lượng các tổ chức khoa học và Công nghệ, R - D.
− Tổng số người tiếp cận Internet.

Page 3


Bài tập kinh tế tri thức
− Tỷ lệ tăng trưởng thuê bao điện thoại và số điện thoại thuê bao tính cho
1000 dân.
− Các chỉ tiêu phản ánh sự phát triển thị trường khoa học công nghệ.

− Các chỉ tiêu phản ánh sự hình thành và phát triển thương mại điện tử.
− Các chỉ tiêu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, trong đó đào tạo công
nghệ thông tin.
− Doanh số của ngành công nghệ thông tin, công nghiệp phần mềm và tỷ lệ
tăng trưởng của chúng qua các năm.
Như vậy, kinh tế tri thức là lực lượng sản xuất của thế kỷ 21. đặc trưng của nền
kinh tế tri thức là thị trường chất xám. Trong đó con người là vốn quý nhất. tri thức là
yếu tố quyết định của sản xuất sáng tạo đổi mới là động lực thúc đẩy sản xuất phát
triển. công nghệ mới trở thành nhân tố quan trọng hàng đầu trong việc nâng cao năng
suất, chất lượng, công nghệ thông tin được ứng dụng rỗng rãi.
Câu 2: Các ngành kinh tế cơ bản
 Ngành công nghiệp:
Phát triển với nhịp độ cao, có hiệu quả, coi trọng đầu tư chiều sâu, đổi mới
thiết bị công nghệ tiên tiến và tiến tới hiện đại hóa từng phần các ngành sx công
nghiệp.
Công nghiệp chế biến nông-lâm-thủy sản: phát triển theo hướng đầu tư công
nghệ hiện đại,sản xuất ra các sản phẩm đủ khả năng cạnh tranh trên thị trường, chú
trọng các mặt hàng như chế biến thủy sản, chế biến lương thực, thịt, sữa.
Ngành dệt may và da dày: chú trọng tìm kiếm va mở thêm thị trường, tăng
cường đầu tư hiện đại hóa một số khâu sản xuất, tập trung đầu tư sx sợi, dệt thuộc da.
Ngành công nghiệp điện tử và công nghệ thông tin, viễn thông: thực hiện đầu
tư chiều sâu, đổi mới công nghệ, hiện đại hóa những cơ sở sx điện tử đã có.
Ngành cơ khí: tập trung đầu tư chiếu sâu đổi mới công nghệ, thiết bị, hiện đại
hóa một số khâu then chốt trong chế tạo, chú trọng phát triển ngành công nghiệp
đóng tàu và sữa chửa tàu. Tăng khả năng chế tạo các dây chuyền thiết bị toàn bộ,
thiết bị lẻ cho công nghiệp chế biến; nông cụ và máy nông nghiệp.

Page 4



Bài tập kinh tế tri thức
Ngành dầu khí: tiếp tục tìm kiếm nguồn vốn thăm dò, tìm kiếm khai thác để
tăng cường khai thác dầu khi.
 Ngành dịch vụ:
Da dạng hóa các ngành dịch vụ, mở rộng thị trường tiêu dùng các sản phẩm dv,
đáp ứng tốt nhu cầu phát triển kinh tế và đời sống xã hội.
Phát triển thương mại cả nội thương va ngoại thương, bảo đảm hàng hóa lưu
thông, thông suốt trong thị trường nội địa và giao lưu buôn bán với nươca ngoại. chú
trọng công tác tiếp thị và mở rộng thị trường nông thôn, miền núi, tạo liên kết chặt
chẽ giữa các vùng trong nước.
Nâng cao chất lượng quy mô và hiệu quả hoạt động du lịch. Liên kết chặt chẽ
các ngành liên quan đến hoạt động du lich để đầu tư phát triên một sô khu du lịch
tổng hợp va trọng điểm, đưa ngành du lịch thành nganh kinh tế mũi nhọn.
 Ngành nông nghiệp:
Chuyển đổi nhanh chóng cơ cấu sản xuất nông nghiệp va kinh tế nông thôn,
xây dựng các vùng sản xuất hàng háo chuyên canh phù hợp với tiềm năng và lợi thế
về khí hâụ, đất đai và lao động của từng vùng từng địa phương, ứng dụng nhanh khoa
học công nghệ vào sản xuất nhất là ứng dụng công nghệ sinh học; gắn nông nghiệp
với công nghiệp chế biến; gắn sx với thị trường tiêu thụ; hinh thành sự liên kết nôngcông nghiệp-dịch vụ trên địa bàn nông thôn.
Tiếp tục đẩy mạnh sản xuất lương thực theo hướng thâm canh tăng năng xuất
và tăng nhanh lúa đặc sản, chất lượng cao.
Tập trung phát triển các cây công nghiệp chủ lực có khả năng cạnh tranh cao
như cao su, cà phê,chè, điều.
Phát triển chăn nuôi tổ chức lại sản xuất khuyến khích phát triển hộ hoặc nông
trại chăn nuôi quy mô lớn, đàu tư cải tạo đàn giống, tăng cường công tác thú y, chế
biến thức ăn chăn nuôi.
Phát triển mạng lưới thủy lợi, bảo đảm cải tạo đất, thâm canh, tăng vụ và khai
thác các vùng đất mới.
Phát triển khai khác hải sản xa bờ và điều chỉnh nghề cá ven bờ hợp lý.
Đầu tư phát triển mạnh nghành nuôi trồng thủy sản, xây dựng vùng nuôi trồng tập

trung gắn với phát triển công nghiệp chế biến chất lượng cao.

Page 5


Bài tập kinh tế tri thức
Câu 3: Đặc trưng cơ bản của tri thức và đặc điểm.
1. Đặc điểm của cơ bản của tri thức.
− Tri thức không bị hao mòn, giá trị của thông tin và tri thức ngày càng tăng.
− Khi chuyển giao tri thức cho người khác, người sở hửu tri thức vẩn còn
nguyển vốn tri thức của mình.
− Càng chuyển giao vốn tri thức càng tăng.
− Tri thức khác với các yếu tố khác trong sản xuất.
2. Đặc trưng cơ bản của tri thức.
− Quản lý tri thức là quản lý viêc tạo ra truyền tải và sử dụng tri thức nhằm
đạt được hiệu quả cao nhất.
− Ngày càng có nhiều khối lượng tri thức được đơn giản hóa, đồng nhất hóa,
tiêu chuẩn hóa…thành những thông tin rỏ ràng, ngắn gọn dể dàng cho việc
truyền tải, lưu trử và tái tạo.
− Tri thức khác với yếu tố đầu vào của sản xuất dố ta không thể nhìn thấy
trước được.
− Tiếp nhận vốn tri thức là hoạt động mang tính đặc thù. Khác với nguồn lực
khác, việc chuyển giao tri thức phải thông qua giáo dục đào tạo. do đó
nghành giáo dục và đào tạo trở thành nghành sản xuất vốn tri thức – nghành
sản xuất vốn cơ bản nhất, quan trọng nhất của nền kinh tế tri thức.
− Tri thức, như một tư liệu sản xuất chủ yếu trong nền kinh tế thị trường lại
do người lao động sở hửu, không tách khỏi người lao động. như vậy khi nền
kinh tế dựa chủ yếu vào tri thức thì người lao động – là lao động tri thức –
phải thực sự được làm chủ, hợp tác bình đẳng với nhau trong tổ chức kinh
doanh, tạo ra phân phối của cải.

− Khi tri thức trở thành vốn chủ yếu của sản xuất thì vấn đề quản lý tri thức
trở thành yếu tố quan trọng nhất. trong nền kinh tế công nghiệp yếu tố quan
trọng nhất là năng suất, rồi đến quản lý chất lượng, thì ngày nay chuyển
sang quản lý thông tin và quản lý tri thức.
− Tốc độ gia tăng nhanh chóng; đổi mới diển ra liên tục; khả năng lan truyền
và phổ biến rộng rải; gắn trực tiếp với hoạt động sản xuất và đời sống xã
hội.
Tính tương đối trong việc xác định giá trị của tri thức. kinh tế tri thức đả trở
thành yếu tố của lực lượng sản xuất nên trong thị trường thì tri thức cũng là hàng hóa.
Nhưng hàng hóa tri thức có bản chất khác hẳn với hàng hóa thông thường. tri thức
không có tính đối kháng không có tính loại trừ.
Page 6


Bài tập kinh tế tri thức

Câu 4: Vai trò của tri thức.
Tri thức ngày càng đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống xã hội. Nó tác
động trực tiếp tới các lĩnh vực của đời sống xã hội.
− Là nhân tố trực tiếp của sản xuất nòng cốt, của lực lượng sản xuất.
− Là động lực chủ yếu của sự tăng trưởng.
− Tạo ra việc làm cho tất cả các ngành lĩnh vực của nền kinh tế mới.
− Kích thích tính chủ động của con người thích ứng với tự nhiên.
 Tạo ra của cải vật chất cho xã hội.
Câu 5: Mối quan hệ giữa tri thức con người và xã hội?
 Đối với con người:
Tri thức là sản phẩm lao động,là kết quả của nhận thức ở mức độ khác nhau
của con người đối với tự nhiên.Thông qua lao động sản xuất conngười ngày càng tích
lũy được thêm tri thức.
Con người thu nhận tri thức thông qua quá trình nhận thức phức tạp,quá trình

tri giác,quá trình học tập,tiếp thu,quá trình giao tiếp,quá trình tranh luận hoặc kết hợp
quá trình này.
Nhờ có tri thức mà hoạt động của con người nói chung ngày càng hiệu quả
hơn,có chất lương hơn trong việc cải tạo thế giới,cải tao chính bản thân con người
một cách toàn diện hơn cả về trí lực và vật lực.
Nhờ có tri thức con người đã chủ động hơn trong việc thich ứng mình với tự
nhiên và học dần cách sống hài hòa với tự nhiên.
Mỗi con người đều có tri thức ở mức độ khác nhau,trình độ nông hay sâu rông
hay hẹp và phụ thuộc vào những điều kiện khách quan và chủ quan trong những điều
kiện lịch sử nhất định.
 Đối với xã hội:
Tri thức là yếu tố cực kỳ quan trong cho sự phát triển vì mọi việc con người
làm đều phụ thuộc vào tri thức.Muốn có cuộc sống tốt con người ngày càng phải lao
động nhiều hơn và nghĩ cách tạo ra giá trị vật chất cao hơn vì tài nguyên thiên nhiên
ngày càng cạn kiệt.
Tri thức sẽ trở thành động lực snr xuất mạnh nhất của xã hội loài người,tạo
điều kiện cho con người chinh phục tự nhiên,thoả mãn nhu cầu của con người.
Tri thức hình thành cùng với sự phát triển của nền sản xuất xã hội.Sự phát triển
của tri thức gắn liền với sự phát triển của khoa học và công nghệ.Trình độ phát triển
của khoa học công nghệ là sự phản ánh trình độ phát triển tri thức của con
Page 7


Bài tập kinh tế tri thức
người.Trong nền sản xuất xã hội,dù ở trình độ phát triển nào,sản phẩm tạo ra ít hay
nhiều cũng chứa đựng các yếu tố tri thức.
Câu 6:Kinh tế là gì?
Kinh tế là tổng thể các yếu tố sản xuất, các điều kiện sống của con người, các
mối quan hệ trong quá trình sản xuất và tái sản xuất xã hội. Nói đến kinh tế suy cho
cùng là nói đến lợi ích và sở hữu.

Câu 7: Các ngành kinh tế cơ bản.
Có 3 ngành kinh tế căn bản.
1.
2.
3.

Công nghiệp
Nông – lâm ngư nghiệp( thủy hải sản)
Dịch vụ

Câu 8: Nền kinh tế tri thức?
Kinh tế tri thức là nền kinh tế sử dụng hiệu quả tri thức cho sự phát triển kinh
tế và xã hội, bao gồm việc thu nhận và khai thác tri thức toàn cầu cũng như thích ứng
và sáng tạo tri thức để dùng cho các nhu cầu riêng (theo ngân hàng thế giới).
Kinh tế tri thức là nền kinh tế dựa vào việc tạo ra, phân phối và sử dụng tri
thức và thông tin(tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế OEDC).
Kinh tế tri thức là nền kinh tế trong đó việc tạo ra, truyền bá và sử dụng tri thức
là động lực chủ yếu của sự tăng trưởng,của quá trình tạo ra của cải việc làm trong tất
cả các ngàng kinh tế (tổ chức hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương).
Câu 9:Trong nền kinh tế thị trường các nguyên tắc,cách thức và các yếu tố chi
phối hoạt động kinh tế là gì?
Các yếu tố chi phối thể hiện qua 3 quy luật sau:
 Quy luật cung-cầu:
Cung phải phù hợp với cầu,cung và cầu phải cân bằng nhau để cho giá cả ở
mức chấp nhận được,người bán có lời và người mua có tiền để trả.
− Nếu cung lớn hơn cầu thì giá cả thấp,người bán lỗ.
− Nếu cung nhỏ hơn cầu thì giá cả cao,người tiêu dùng thiệt.
 Quy luật cạnh tranh:
Page 8



Bài tập kinh tế tri thức
Trong nền kinh tế thị trường ai mạnh hơn thì người đó thắng,mạnh hơn ơ đay
là mạnh hơn về trí tuệ,về tri thức,khoa học kỹ thuật,tài chính,kinh nghiệm.Vì vậy con
người phải không ngừng học tập,nâng cao trình độ,cải tiến khoa học kỹ thuật.
 Quy luật giá trị:
Người sản xuất đưa ra đúng số lượng,chất lượng sản phẩm phù hợp với yêu cầu
của thị trường.
Người bán trả đủ giá trị sản phẩm cho người sản xuất.
Câu 10:Làm thế nào để nhận biết được nền kinh tế tri thức?
Trong nền kinh tế tri thức tỉ trọng các ngành sản xuất vật chất suy giảm,tỉ
trọng các nghành phi vật chất ,dịch vụ tăng nhanh chóng và giữ vaj trò chủ đạo, trong
đó lĩnh vực tri thức phát triển mạnh nhất.
Trong nền kinh tế tri thức hoạt động chủ yếu là tạo ra tri thức, quảng bá tri thức
và sử dụng tri thức, biến tri thức thành giá trị. Sức sáng tạo trở thành động lực nhất
của sự phát triển.
Trong kinh tế tri thức toàn bộ cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại nhất của nền
kinhn tế kế được đổi mới, cải tạo để được tri thức hóa và thông minh hơn, hiệu quả
hơn trước rất nhiều. Của cải của xã hội sẽ dồi dào lên gấp bội, trình độ tri thức của
con người được nâng cao, môi trường tự nhiên được phục hồi.
Phương hướng thay đổi cụ thể trong nền kinh tế tri thức chủ yếu là việc tìm ra
cái mới.Vì vậy vòng đời của một sản phẩm một công nghệ ngày càng rút ngắn. Nền
kinh tế tri thức hình thành và phát triển nhờ năng lực sáng tạo của con người, năng
lực tạo ra tri thức mới, vận dụng tri thức, biến tri thức thành của cải. Từ đó nó thúc
đẩy tăng trưởng kinh tế , phát triển con người và xã hội.
Sáng tạo và đổi mới là động lực của sự phát triển kinh tế và xã hội, là nguồn
gốc của nền kinh tế tri thức.
Nền kinh tế với đa số các nghành kinh tế dựa vào tri thức, dựa vài các thành
tựu mới của khoa học công nghệ.
Câu 11: Thế nào là cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, ý nghĩa của

chuyển dịch cơ cấu kinh tế, mục đích của chuyển dịch cơ cấu kinh tế?
Page 9


Bài tập kinh tế tri thức
Theo C.Mác, cơ cấu kinh tế của xã hội là toàn bộ những quanb hệ sản xuất phù
hợp với quá trình phát triển nhất định của các lực lượng sản xuất vật chất. Mác đồng
thời nhấn mạnh, khi phân tích cơ cấu, phải chú ý đến cả hai khía cạnh là chất lượng
và số lượng, cơ cấu chính là sự phân chia về chất và tỉ lệ về số lượng của những quá
trình sản xuất xã hội. Như vậy, cơ cấu kinh tế là tổng thể các ngành , lĩnh vực, bộ
phận kinh tế với vị trí, tỉ trọng tương ứng của chúng và mối quan hệ hữu cơ tương đối
ổn định hợp thành.
Phân tích cơ cấu phải theo 2 phương diện:
− Phương diện thứ nhất, mặt vật chất kĩ thuật của cơ cấu, bao gồm:
Cơ cấu theo ngành nghề, lĩnh vực kinh tế phản ánh số lượng, vị trí, tỉ trọng các
ngành, lĩnh vực, bộ phận cấu thành nền kinh tế.
Cơ cấu theo quy mô, trình độ kĩ thuật, công nghệ của các loại hình tổ chức sản
xuất phản ánh chất lượng các ngành, lĩnh vực, bộ phận cấu thành nền kinh tế.
Cơ cấu kinh tế theo vùng lãnh thổ phản ánh khả năng kết hợp, khai thác tài
nguyên, tiềm lực kinh tế-xã hội của các vùng phục vụ cho mục tiêu phát triển nền
kinh tế quốc dân thống nhất.
− Phương diện thứ hai, xét theo cơ cấu kinh tế về mặt kinh tế-xã hội, bao
gồm:
Cơ cấu theo các thành phần kinh tế phản ánh khả năng khai thác năng lực tổ
chức sản xuất kinh doanh của mọi thành viên xã hội.
Cơ cấu kinh tế theo trình độ phát triển của quan hệ hàng hoá tiền tệ. Nó phản
ánh khả năng giải quyết mối quan hệ và sự tác động qua lại giữa các ngành, lĩnh vực
và các bộ phận hợp thành nền kinh tế quốc dân thống nhất.
 Cơ cấu kinh tế hợp lý:
− Là cơ cấu có khả năng tạo ra quá trình tái sản xuất mở rộng, đáp ứng các

điều kiện sau:


+Phù hợp các quy luật khách quan

+Phản ánh khả năng khai thác sử dụng nguồn lực kinh tế trong nước và đáp
ứng yêu cầu hội nhập với quốc tế và khu vực, nhằm tạo ra sự cân đối, phát triển bền
vững.




+Phù hợp xu thế kinh tế, chính trị của khu vực và thế giới.
Page 10


Bài tập kinh tế tri thức
 Ý Nghĩa:
− Giúp con người nâng cao khả năng tư duy,khả năng sáng tạo,từ đó đẩy
mạnh sự đổi mới công nghệ,đổi mới tổ chức quản lý,cải thiện điều kiện
lao động,rút ngắn khoảng cách,tạo điều kiện thuận lợi cho quốc tế hóa
sản xuất,thương mại,lưu thông tiền tệ…,làm cho quá trình toàn cầu hóa
tăng mạnh mẽ.
− Giúp nền kinh tế thoát khỏi tình trạng lạc hậu,đi đến tăng trưởng bền
vững
− Tạo ra sự cân bằng hợp lý trong cơ cấu nền kinh tế,trong cơ cấu ngành
nói riêng và cơ cấu nền kinh tế cả nước nói chung.
− Khai thác tốt hơn những lợi thế của từng ngành, lĩnh vực, từng vùng
kinh tế.
− Tạo ra năng suất lao động cao


Câu 12: Ở Việt Nam chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng nào?
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế (CCKT) ở nước ta theo hướng công nghiệp hoá,
hiện đại hoá là tăng nhanh tỷ trọng giá trị trong GDP của các ngành công nghiệp, xây
dựng (gọi chung là công nghiệp) và thương mại - dịch vụ (gọi chung là dịch vụ),
đồng thời giảm dần tương đối tỷ trọng giá trị trong GDP của các ngành nông nghiệp,
lâm nghiệp và ngư nghiệp (gọi chung là nông nghiệp). Cùng với quá trình chuyển
dịch của cơ cấu kinh tế tất yếu sẽ dẫn đến những biến đổi kinh tế và xã hội theo
hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá của cơ cấu các vùng kinh tế, các thành phần
kinh tế, các lực lượng lao động xã hội, cơ cấu kinh tế đối nội, cơ cấu kinh tế đối
ngoại...
Cơ cấu kinh đang chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Thực hiện định hướng cơ bản trên đây của Đảng và Nhà nước về chuyển dịch
cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, sau hơn 20 năm đổi mới,
chúng ta đã đạt được những kết quả nổi bật sau đây.
Về cơ cấu ngành kinh tế, cùng với tốc độ tăng cao liên tục và khá ổn định của
GDP, cơ cấu ngành kinh tế đã có sự thay đổi đáng kể theo hướng tích cực. Đó là tỷ
trọng trong GDP của ngành nông nghiệp đã giảm nhanh từ 38,1% năm 1990 xuống
Page 11


Bài tập kinh tế tri thức
27,2% năm 1995; 24,5% năm 2000; 20,9% năm 2005, và đến năm 2008 ước còn
20,6%. Tỷ trọng công nghiệp trong GDP đã tăng nhanh, năm 1990 là 22,7%; năm
1995 tăng lên 28,8%; năm 2000: 36,7%; năm 2005: 41% và đến năm 2008 ước tính
sẽ tăng đến 41,6%. Tỷ trọng dịch vụ trong GDP chưa biến động nhiều, năm 1990 là
38,6%; năm 1995: 44,0%; năm 2000: 38,7%; năm 2005: 38,1%; năm 2008 sẽ là
khoảng 38,7%.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã làm thay đổi cơ cấu lao động nước ta theo xu
hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Số lao động trong các ngành công nghiệp và

dịch vụ ngày càng tăng lên, trong khi số lao động ngành nông nghiệp ngày càng giảm
đi.
Trong nội bộ cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn cũng đã có sự chuyển
dịch ngày càng tích cực hơn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Tỷ trọng giá
trị sản xuất công nghiệp khu vực nông thôn đã tăng từ 17,3% năm 2001 lên 19,3%
năm 2007. Trên cơ sở đó, đã tác động tích cực đến chuyển dịch cơ cấu lao động xã
hội nông thôn mà biểu hiện rõ nhất là thúc đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu hộ nông
thôn theo hướng ngày càng tăng thêm các hộ làm công nghiệp, thương mại và dịch
vụ; trong khi số hộ làm nông nghiệp thuần tuý giảm dần. Tỷ lệ hộ nông nghiệp (bao
gồm cả lâm nghiệp, ngư nghiệp) đã giảm 9,87%; tỷ lệ hộ công nghiệp tăng lên
8,78%. Năm 2007, số hộ công nghiệp và dịch vụ trên địa bàn nông thôn có 3,6 triệu
hộ, tăng 62% so với năm 2000.
Trong cơ cấu các thành phần kinh tế kinh tế tư nhân được phát triển không
hạn chế về quy mô và địa bàn hoạt động trong những ngành nghề mà pháp luật không
cấm. Từ những định hướng đó, khung pháp lý ngày càng được đổi mới, tạo thuận lợi
cho việc chuyển dần từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu, bao cấp sang
nền kinh tế thị trường, nhằm giải phóng sức sản xuất, huy động và sử dụng các nguồn
lực có hiệu quả, tạo đà cho tăng trưởng và phát triển kinh tế.
Về cơ cấu vùng kinh tế, trong những năm vừa qua cũng đạt được nhiều thành
tựu quan trọng, đóng góp vào quá trình phát triển kinh tế. Trên bình diện quốc gia, đã
hình thành 6 vùng kinh tế: vùng trung du miền núi phía Bắc, vùng đồng bằng sông
Hồng, vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung, vùng Tây Nguyên, vùng Đông
Nam bộ và vùng đồng bằng sông Cửu Long. Trong đó, có 3 vùng kinh tế trọng điểm
là vùng động lực cho tăng trưởng kinh tế cả nước.
Các địa phương cũng đẩy mạnh việc phát triển sản xuất trên cơ sở xây dựng
các khu công nghiệp tập trung, hình thành các vùng chuyên canh cho sản xuất nông
Page 12


Bài tập kinh tế tri thức

nghiệp, lâm nghiệp, chế biến, nuôi trồng thuỷ sản, hình thành các vùng sản xuất hàng
hoá trên cơ sở điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của từng vùng. Điều này tạo thuận
lợi cho phát triển công nghiệp chế biến, góp phần tạo nên xu hướng chuyển dịch cơ
cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng sản xuất hàng hoá, hướng về xuất khẩu.
Cơ cấu nền kinh tế đã chuyển dịch tích cực theo hướng mở cửa, hội nhập
vào kinh tế toàn cầu, thể hiện ở tỷ lệ xuất khẩu/GDP (XK/GDP) ngày càng tăng,
nghĩa là hệ số mở cửa ngày càng lớn, từ 34,7% năm 1992 lên 47% năm 2001, và đến
năm 2005 là trên 50%. Tổng kim ngạch xuất khẩu 5 năm 2001 - 2005 đã đạt 111 tỉ
USD, tăng bình quân 17,5%/năm (kế hoạch là 16%/năm), khiến cho năm 2005, bình
quân kim ngạch xuất khẩu/người đã đạt 390 USD/năm, gấp đôi năm 2000. Năm
2006, kim ngạch xuất khẩu tiếp tục đạt mức cao - 40 tỉ USD, tăng 24% so với năm
2005; năm 2007 đạt gần 50 tỉ USD, tăng 21,5% so với năm 2006; năm 2008 tăng
29,5% so với năm 2007, đưa tỷ lệ XK/GDP đạt khoảng 70%.
Nhiều sản phẩm của Việt Nam như gạo, cao su, may mặc, giày dép, hải sản...
đã có sức cạnh tranh cao trên thị trường thế giới. Các hoạt động kinh tế đối ngoại
khác như đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) và viện trợ phát triển chính thức
(ODA) cũng đều tăng trưởng khả quan, đặc biệt là vốn FDI đã có bước phát triển tích
cực, tăng mạnh từ năm 2004 đến nay. Năm 2001, vốn FDI vào Việt Nam là 3,2 tỉ
USD; tiếp theo, năm 2002: 3,0 tỉ USD; 2003: 3,2 tỉ USD; 2004: 4,5 tỉ USD; 2005: 6,8
tỉ USD; 2006: 10,2 tỉ USD; và năm 2007 vừa qua đã là năm thứ hai nước ta liên tục
nhận được các nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) đạt con số kỷ lục: 20,3
tỉ USD, tăng gấp đôi so với năm 2006, bằng tổng mức thu hút FDI của cả giai đoạn 5
năm 2001-2005, chiếm 1/4 tổng vốn FDI vào Việt Nam trong suốt hơn 20 năm vừa
qua.
Năm 2008 này, tuy kinh tế toàn cầu có nhiều khó khăn lớn trong xu thế suy
thoái, song đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng ký tại Việt Nam đạt 64,011 tỉ USD, tăng
gấp đôi năm 2007. Tại Hội nghị Nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam năm 2008
diễn ra đầu tháng 12, tại Hà Nội, tổng cam kết từ các nhà tài trợ lên tới 5,014 tỉ USD
(thấp hơn 1 chút so với năm 2007: 5,4 tỉ USD). Giải ngân vốn ODA được 2,2 tỉ USD,
vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra và cao hơn mức năm 2007 (2,176 tỉ USD).

Hoạt động đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài đã bước đầu được triển khai.
Các doanh nghiệp Việt Nam đã có một số dự án đầu tư ra nước ngoài như khai thác
dầu ở An-giê-ri, Xin-ga-po, Vê-nê-du-ê-la; trồng cao su ở Lào...

Page 13


Bài tập kinh tế tri thức
Kết quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế sau hơn 20 năm đổi mới là một trong
những nguyên nhân quan trọng và cơ bản nhất đưa đến các kết quả, thành tựu tăng
trưởng kinh tế khả quan, tạo ra những tiền đề vật chất trực tiếp để chúng ta giữ được
các cân đối vĩ mô của nền kinh tế như thu chi ngân sách, vốn tích luỹ, cán cân thanh
toán quốc tế..., góp phần bảo đảm ổn định và phát triển kinh tế - xã hội theo hướng
bền vững. Các chương trình mục tiêu quốc gia về xoá đói giảm nghèo, chương trình
về đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội cho các vùng khó khăn, các
chương trình tín dụng cho người nghèo và chính sách hỗ trợ trực tiếp đã mang lại kết
quả rõ rệt. Tỷ lệ hộ nghèo đã giảm từ 17,2% năm 2006 xuống còn 14,7% năm 2007,
và năm 2008 còn 13,1%. Chỉ số phát triển con người (HDI) đã không ngừng tăng,
được lên hạng 4 bậc, từ thứ 109 lên 105 trong tổng số 177 nước...
Câu 13: Những đặc điểm cơ bản của kinh tế tri thức.
1. Hình thành thị trường chất xám.
− Quyền sở hửu đối với tri thức trở thành quan trọng nhất, hơn cả vốn, tài
nguyên đất đai. Pháp luật về sở hửu trí tuệ trở thành nội dung chủ yếu trong
quan hệ dân sự cũng như trong thương mại quốc tế.
− Các sản phẩm công nghệ cao là các sản phẩm trí tuệ, không giống với các sản
phẩm thông thường khác, rất khó xác định giá trị của chúng, giá trị lao động
hầu như không phù hợp,thế như các hảng độc quyền thì bán giá rất cao.
− Với quá trình chuyển đổi sang kinh tế tri thức, sản xuất nông nghiệp ngày càng
thu hẹp. Hoạt động nông nghiệp còn lại thì được công nghiệp hóa bằng các ứng
dụng hiện đại trong cây trồng, vật nuôi bằng các phương pháp lai tạo giống

hoặc biến đổi gen.
2. Sáng tạo và đổi mới là động lực của sự phát triển.
− Trong nền kinh tế tri thức, công nghệ đổi mới rất nhanh, vòng đời công nghệ
rút ngắn. Quá trình lúc ra đời phát triển rồi tiêu vong của một lỉnh vực sản xuất
của một công nghệ chỉ máy năm hay chỉ trong vòng mấy tháng.Sáng tạo là sự
linh hồn của sự đổi mới, tìm những công nghệ mới nảy sinh, sự sáng tạo thể
hiện ở nhiều mặt như sáng tạo ra sản phẩm mới chất lượng mới cho một loại
sản phẩm, áp dụng một phương pháp sản xuất mới,tạo ra nguyên vật liệu mới,
bán thành phẩm mới…
− Giá tri sử dụng sản phẩm ngày càng cao giá bán càng rẻ nhờ sự sáng tạo đó.
3. Ứng dụng sâu rộng các thành tựu công nghệ cao.
Page 14


Bài tập kinh tế tri thức
− Hệ thống công nghệ mới đang làm biến đổi sâu sắc các quá trình sản xuất, cách
thức sản xuất kinh doanh và mọi lĩnh vực của đời sống của xã hội loại người.
đây không phải là cuộc cách mạng kỉ thuật trong kinh tế mà còn là trong các
khái niệm trong tư duy, trong cách sống cách làm việc, trong các quan hệ xã
hội.
− Ứng dụng thông tin rộng rải trong mọi lĩnh vực và thiết lập mạng thông tin đa
phương tiện phủ khắp nước nối với hầu hết các tổ chức gia đình. Thông tin trở
thành tài nguyên quan trọng nhất.
− Sự hình thành các khu công nghệ là yếu tố rất quan trọng thúc đẩy phát triển
nhanh sự ra đời của công nghệ mới. đây là những vườn ươm công nghệ, ở đây
có diều kiện thuân lợi để nhất thể hóa quá trình ngiên cứu, thực nghiệm khoa
học triển khai công nghệ và sản xuất nhờ đó các ý tưởng khoa học trử thành
công nghệ và đưa ra sản xuất.
4. Xuất hiện những đột phá trong phương thức trao đổi hàng hóa.
− Thương mại điện tử phát triển mạnh dần xóa bỏ các thủ tục thương mại truyền

thống. thương mại điện tử là lĩnh vực phát triển nhanh nhất và sẻ đóng vai trò
hàng đầu trong thương mại quốc tế.
− Lợi ích của phương thức đột phá trong trao đổi hàng hóa này thể hiện rỏ rệt
như: giúp mở rộng phạm vi giao dịch trên thị trường toàn cầu, cắt giảm chi phí
tạo cơ hội để tiếp cân hàng trieuj người trong một thời gian ngắn, kích thích
tính năng động; góp phần cải thiện tình hình doanh nghiệp; nâng cao chất
lượng dịch vụ khách hàng, dể dàng trong việc tìm đối tác kinh doanh…
− Trong xã hội mang lại điều kiện tốt mối quan hệ giữa sản xuất và tiêu dùng;
nhờ có mạng có thể sản xuất theo nhu cầu của khách hàng, theo đơn đặt hàng,
không để ứ đọng trong kho khối lượng lớn hàng hóa. Giữa sản xuất và tiêu
dùng có thể đạt được sự hài hòa.
Câu 14: Những đặc trưng chủ yếu của nền kinh tế tri thức.
Hiện nay nền kinh tế tri thức có 10 đặc trưng cơ bản sau:
1. Sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế. ý tưởng đổi mới và phát triển công nghệ mới trở
thành chìa khoá cho việc tạo ra việc làm mới và nâng cao chất lượng cuộc
sống. Nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao, dịch chuyển cơ cấu nhanh.
Page 15


Bài tập kinh tế tri thức
2. ứng dụng công nghệ thông tin được tiến hành rộng rãi trong mọi lĩnh vực;
mạng thông tin đa phương tiện phủ khắp, kết nối hầu hết các tổ chức, gia đình.
Thông tin trở thành tài nguyên quan trọng. Mọi lĩnh vực hoạt động xã hội đều
có tác động của công nghệ thông tin.
3. Sản xuất công nghệ trở thành loại hình sản xuất quan trọng nhất, tiên tiến nhất,
tiêu biểu nhất của nền sản xuất tương lai. Các doanh nghiệp đều có sản xuất
công nghệ, đồng thời có doanh nghiệp chuyên sản xuất công nghệ, có thể gọi
đó là doanh nghiệp tri thức, trong đó khoa học sản xuất được thể chế hoá,
không còn phân biệt giữa phòng thí nghiệm và công xưởng, những người làm
việc trong đó họ vừa là nhà nghiên cứu vừa là nhà sản xuất, họ là những công

nhân trí thức…
4. Xã hội học tập, giáo dục phát triển, đầu tư cho giáo dục khoa học chiếm tỷ lệ
cao. Đầu tư vô hình (con người, giáo dục, khoa học…) cao hơn đầu tư hữu
hình (cơ sở vật chất). Phát triển con người trở thành nhiệm vụ trọng tâm. Hệ
thống giáo dục phải đảm bảo cho mọi người có thể học tập ở bất cứ lúc nào.
Mạng thông tin có ý nghĩa quan trọng, đảm bảo cho việc học tập suốt đời.
5. Tri thức trở thành vốn quý nhất trong nền kinh tế tri thức. Tri thức là nguồn lực
hàng đầu tạo sự tăng trưởng. Tri thức và thông tin được tăng lên khi sử dụng,
không mất đi khi sử dụng (các nguồn vốn khác bị mất đi khi sử dụng).
6. Sáng tạo là linh hồn của đổi mới, sáng tạo là vô tận. Đổi mới thường xuyên là
động lực thúc đẩy sự phát triển. Công nghệ đổi mới nhanh, vòng đời công nghệ
rút ngắn, có khi chỉ mấy năm, thậm chí mấy tháng. Các doanh nghiệp muốn trụ
được và phát triển phải luôn đổi mới công nghệ và sản phẩm.
7. Dân chủ hoá, xã hội thông tin thúc đẩy sự dân chủ hoá. Mọi người đều dễ dàng
truy cập thông tin mình cần. Điều này dẫn đến dân chủ hoá các hoạt động và tổ
chức điều hành xã hội. Người dân nào cũng có thể được thông tin kịp thời về
các chính sách của Nhà nước, các tổ chức và có ý kiến ngay khi thấy không
phù hợp.
8. Các doanh nghiệp vừa hợp tác vừa cạnh tranh để phát triển. Trong cùng một
lĩnh vực, khi một công ty thành công, lớn mạnh lên thì các công ty khác phải
tìm cách sáp nhập hoặc chuyển hướng hoạt động.
9. Nền kinh tế toàn cầu hoá. Thị trường và sản phẩm mang tính toàn cầu, một sản
phẩm được sản xuất từ bất kỳ nơi nào cũng có thể nhanh chóng có mặt khắp
Page 16


Bài tập kinh tế tri thức
nơi trên thế giới hoặc sản phẩm phần lớn được thực hiện từ nhiều nơi trên thế
giới, kết quả cao của công ty ảo, làm việc từ xa.
10.Sự thách đố văn hoá. Trong nền kinh tế tri thức- xã hội thông tin, văn hoá có

điều kiện phát triển nhanh và văn hoá là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế
xã hội. Do thông tin, tri thức bùng nổ, trình độ văn hoá nâng cao, nội dung và
hình thức các hoạt động văn hoá phong phú, đa dạng. Nhu cầu thưởng thức của
người dân cũng tăng cao, giao lưu văn hoá thuận lợi, tạo điều kiện cho các nền
văn hoá giao thoa, đễ tiếp thu các tinh hoa văn hoá của nhân lại để phát triển.
Nhưng các nền văn hoá cũng đứng trước nguy cơ rủi ro cao, dễ bị pha tạp, lai
căng, dễ mất bản sắc văn hoá dân tộc..
Câu 15: Những tác động của kinh tế tri thức:
 Tác động của kinh tế tri thức đối với người lao động:
Trong kinh tế tri thức, vốn con người là yếu tố then chốt nhất tạo ra giá trị cho
doanh nghiệp tri thức. Sự hình thành của một xã hội thong tin, nền kinh tế tri thức
đang có những tác động mạnh mẽ đến lối sống và làm việc của người lao động.
Để có tri thức, người lao động phải học tập một cách thường xuyên, không
ngừng trau dồi kỹ năng, phát triển trí sang tạo. Không học tập thường xuyên thì
không phát triển được kinh tế tri thức. Mọi người thường xuyên được bổ túc, cập nhật
kiến thức, chủ động theo kịp sự đổi mới và có khả năng thúc đẩy sự đổi mới.
Việc học tập không ngừng giúp người lao động vượt qua được thách thức của
thế giới đầy biến động, đồng thời cũng mở ra nhiều cơ hội để thích nghi, tiếp cận các
vấn đề hiện đại. Do đó con người có trình độ học vấn cao, có nghiệp vun tay nghề
giỏi. Tuy nhiên , con số thất nghiệp và khoảng cách giàu nghèo sẽ tăng lên do tìm
kiếm việc làm không phải dễ do giá trị tri thức cao.
 Tác động của kinh tế tri thức đối với xã hội:
Do kinh tế tri thức chủ yếu dựa trên việc tạo ra và sử dụng tri thức, trong đó
trước hết là khoa hoc – công nghệ, đặc biệt là trong lĩnh vực thông tin.
Kinh tế tri thức gắn với sự phát triển khoa học công nghệ hiện đại đang làm
thay đổi các hoạt động kinh xã hội trên phạm vi toàn thế giới. mạng thong tin chủ yếu
Page 17


Bài tập kinh tế tri thức

là mạng internet đã rút ngắn thời gian, khoảng cách không gian, đảm bảo ngững điều
kiện thuận lợi để hợp tác cạnh tranh tồn tại và phát triển.
Tác động của kinh tế tri thức đối với xã hôi nó thể hiện kinh tế tri thức gắn với
quá trình kinh tế toàn cầu hóa. Toàn cầu hóa một mặt tạo thuận lợi cho sự phát triển
kinh tế ti thức các nước, nhưng đồng thời cũng đạt nhiều thách thức rủi ro.
Tác động của kinh tế tri thức đối với xã hội thể hiện kinh tế tri thức phát triển
đẩy mạnh quá trình phân công lao động toàn cầu.
Kinh tế tri thức thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế quốc gia và kinh
tế toàn thế giới.
Kinh tế tri thức tạo nên sự biến đổi xã hội sâu sắc.
 Tác động của tri thức đối với doanh nghiệp.
Nền kinh tế tri thức làm cho doanh nghiệp phải liên tục tiếp cận nhanh những
thông tin, ứng dụng trình độ khoa học kỷ thuật vào trong quản lý cũng như trong hoạt
động kinh doanh một cách chính xác và nhanh chống để không bị tụ hậu phía sau.
Góp phần làm cho tính cạnh tranh cũng được dẩy lên cao.
Câu 16. Dự báo nền kinh tế tri thức trong tương lai:
1. Những xu hướng phát triển kinh tế ở nền kinh tế tri thức
− Xu hướng phát triển thị trưởng và xây dựng chiến lược kinh doanh thông
minh
 Chiến lược kinh doanh định hướng khách hàng
 Chiến lược kinh doanh lấy con người làm trọng tâm
 Chiến lược cạnh tranh công bằng và bình đẳng
 Chiến lược kinh doanh thương mại điện tử
 Chiến lược kinh doanh toàn cầu
− Xu hướng phát triển phương thức quản lý mới để phát triển doanh nghiệp
 Công cụ làm việc của người lao động trình độ cao
 Quản lý tình huống thay đổi – Cơ cấu tổ chức từ tập quyền sang phân
quyền, quy mô lớn sang quy mô nhỏ
 Chia sẻ quyền lực quản lý và khuyến khích nhân viên
 Phát triển mô hình thuê chuyên gia tư vấn quản lý ngoài

 Quản trị chiến lược sẽ chiếm ưu thế
 Mục tiêu của quản lý điều hành công ty là gia tăng giá trị cổ đông
 Mô hình quản lý linh hoạt, năng động “tinh mắt, nhanh chân”
Page 18


Bài tập kinh tế tri thức
− Xu hướng công nghệ mới và chuyển giao công nghệ
 Công nghệ tìm hiểu quá trình tư duy của con người- thuốc thông
minh
 Xu hướng công nghệ vi xử lý “nhỏ hơn- nhanh hơn”
 Vệ tinh chạy bằng năng lượng mặt trời- NL sạch
 Hệ thống chuyên gia- người máy
 Công nghệ nhận biết và tổng hợp tiếng nói
 Công nghệ cáp quang
 Sơ đồ định vị sức khoẻ
 Công nghệ sinh học sẽ thay đổi đặc biệt
− Xu hướng mạng toàn cầu và thương mại điện tử
 Tăng cường thông tin liên lạc là điều chủ chốt của thị trường toàn cầu
 Tiếp xúc với thế giới để tìm sự tăng trưởng
 Xu hướng kinh doanh an toàn
 Phát triển các công ty đa quốc gia
 Hài hoà hoá các nền văn hoá, sắc tộc
 Xu hướng liên minh kinh doanh qua cổ phần hoá
2. Những mô hình ứng dụng tri thức trong quản trị kinh doanh
− Mô hình ứng dụng tri thức dựa trên giá trị
 People-Track KM = Management of People. Các nhà nghiên cứu
và thực hành trong lĩnh vực này định hướng việc đào tạo về triết
lý, tâm lý, xã hội học, hoặc quản trị kinh doanh. họ ưu tiên bị cuốn
hút vào việc đánh giá, thay đổi và hoàn thiện

 Các kỹ năng và hành vi, thói quen của con người, đối với họ kiến
thức là một quá trình, một hệ thống phức tạp và hoàn chỉnh của
những ý tưởng, kỹ năng, bí quyết mà những điều này thường xuyên
thay đổi,
 Và họ thường bị lôi cuốn vào việc học tập và làm chủ những tiềm
năng này một cách cá nhân như: triết lý của một tổ chức, các nhà
triết học, các nhà xã hội học. Xu hướng này tương đối cũ và không
được phát triển lắm trong giai đoạn hiện nay
− Mô hình ứng dụng tri thức dựa trên công nghệ thông tin
 IT-Track KM = Management of Information. Các nhà nghiên cứu và
thực hành trong lĩnh vực quản trị tri thức có dự địnhđào tạo về máy
tính hoặc công nghệ thông tin.
 họ đang bị lôi cuốn vào việc xây dựng hệ thống quản trị thông tin
MIS.
 Mục đích của họ là xác định và nắm bắt được hệ thống thông tin.
Đây là hướng mới và phát triển rất nhanh trong những năm vừa qua,
Page 19


Bài tập kinh tế tri thức
hoạt động này được hỗ trợ bởi sử phát triển nhanh chóng của công
nghệ thông tin.
Câu 17. Xu hướng phát triển nền kinh tế thế giới:
Nền kinh tế thế giới hiện nay phát triển theo những xu hướng khác nhau. Bài
viết này sẽ đề cập đếncác xu hướng phát triển là: Xu hướng quốc tế hoá nền kinh tế,
xu hướng nền kinh tế thế giới chuyển sang nềnkinh tế có cơ sở vật chất kỹ thuật mới
về chất, xu hướng cải tổ và đổi mới nền kinh tế thế giới.
Bước sang thế kỷ XXI, chúng ta đang đứng trước thời cơ mới. Nhân loại
đang từngbước đi vào sử dụng tri thức cho phát triển và đang hình thành nền kinh tế
dựa vào tri thức, sửdụng nhanh và gần như trực tiếp các thành tựu của khoa học công

nghệ vào phục vụ sản xuấtđời sống. Đó là điều mà Các – Mác đã tiên đoán cách đây
150 năm về khả năng đưa khoa họctrở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Theo đánh
giá của các nhà tương lai học, thế giới đangchuyển nhanh sang nền kinh tế tri thức,
trong đó khả năng hiểu biết của con người đặc biệt làcông nghệ thông tin và viễn
thông đã được ứng dụng ngày càng nhiều mặt của đời sống xãhội. Bài viết này sẽ
tìm hiểu những xu hướng phát triển của nền kinh tế thế giới nửa đầu thế kỷ XX.
Chúng ta đã bước sang thế kỉ XXI. Đây là thời kỳ mà các quan hệ quốc tế đã
phát triểntới mức không một quốc gia nào dù lớn hay nhỏ, dù thuộc hệ thống kinh tế
xã hội nào có thểtồn tại và phát triển mà không chịu sự tác động ấy. Đây cũng là thời
kỳ diễn ra qúa trình biếnđổi từ một nền kinh tế thế giới bao gồm nhiều nền kinh tế
quốc gia sang nền kinh tế toàn cầu,từ sự phát triển kinh tế theo chiều rộng sang phát
triển kinh tế theo chiều sâu. Những thànhtựu khoa học và công nghệ đã cho thấy loài
người đang quá độ từ nền sản xuất vật chất sangnền sản xuất tinh thần –cơ sở vật chất
của xã hội tương lai.
Những năm đầu của thế kỷ XXI nền kinh tế thế giới phát triển theo các xu
hướng sauđây:
1. Xu hướng quốc tế hoá nền kinh tế thế giới
Nền kinh tế thế giới đang phát triển thành một thể thống nhất tuy vẫn bao gồm
các mặtđối lập và mâu thuẫn nhau.Những quan hệ kinh tế toàn thế giới vốn có những
sức mạnh không thể cưỡng lại.Thực tế trong nhiều thập kỷ qua, kể từ khi chủ nghĩa
xã hội ra đời, sự đối đầu giữa 2 hệ thốngkinh tế xã hội đã đưa nền kinh tế thế giới tới
những nguy cơ to lớn chưa thể lường hết được,trái với xu thế khách quan quốc tế hoá
Page 20


Bài tập kinh tế tri thức
đang phát triển. Ngay trong thời kỳ chiến tranh lạnh và đối đầu gay gắt, các quan hệ
kinh tế Đông –Tây vẫn tồn tại bất chấp ý chí của các chính phủ.Trong những điều
kiện mới hiện nay, kinh tế các nước vừa phát triển vừa tăng cường liên kết.Mỗi nước
không chỉ tăng cường tiềm lực kinh tế của mình, mà còn mở rộng buôn bán cácnước

khác.Xu hướng quốc tế hoá nền kinh tế thế giới phát triển trên cơ sở xuất hiện ngày
càngnhiều những vấn đề kinh tế toàn cầu, đòi hỏi phải có sự phối hợp chung để giải
quyết các vấnđề đó.Những vấn đề cấp bách đăt ra là:
− Vấn đề chiến tranh và hoà bình: Chính sách đối đầu buộc các quốc gia phải
tăng cườngchi phí quốc phòng rất lớn và tác động rất xấu đến nền kinh tế của
nhiều quốc gia, đặc biệt làcác quốc gia đang phát triển. Các nước tư bản chủ
nghĩa phát triển gặp không ít khó khăn dochính việc sản xuất và buôn bán vũ
khí. Do đó, cuộc đấu tranh cho hoà bình chống chiếntranh, cắt giảm vũ khí
hạt nhân là nhiệm vụ cấp bách của cả nhân loại, của mọi quốc gia vàcác phong
trào tiến bộ. Đó cũng là vấn đề có tính chất kinh tế toàn cầu.
− Vấn đề ô nhiễm môi trường sinh thái: Đây là vấn đề đang được đặt ra như
một vấn đềtoàn cầu nghiêm trọng. Sự phát triển của công nghiệp hoá, đô thị
hoá cùng với sự gia tăng dân số quá nhanh ở nhiều quốc gia làm cho chất thải
độc hại ngày càng lớn. Trái Đất đang và sẽ bịô nhiễm nặng …Các quốc gia cần
phải có sự phối hợp hành động để ngăn chặn nguy cơ này.
− Hệ thống tín dụng quốc tế: Hệ thống tín dụng quốc tế có liên quan đến mọi
quốc gia,được tất cả các nước quan tâm. Nền kinh tế thế giới đang bị đe doạ
đẩy tới bờ vực thẳm củanhững cuộc khủng hoảng tài chính. Hiện nay, trên thế
giới có quá nhiều con nợ, nhất là cácnước đang phát triển không có khả năng
trả nợ …nếu các nước này đang phá sản thì mọi quốcgia khác cũng chịu những
tổn thất nặng nề và không thể lường trước được.
− Vấn đề thương mại quốc tế cũng ngày càng trở nên gay gắt vì các quốc gia, kể
cả cácnước đang phát triển ngày càng đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường thế
giới… và tổ chứcthương mại thế giới WTO đã ra đời vào ngày 1.1.1995 để giải
quyết những xu hướng tự dohoá thương mại …sẽ có lợi cho mọi quốc gia
thành viên.
− Những vấn đề toàn cầu nghiêm trọng khác như vấn đề dân số, lương thực, khai
thác đạidương…ngày càng được đặt ra và thừa nhận là cấp bách, song về cơ
bản chúng chưa đượcgiải quyết và biểu hiện ngày càng nghiêm trọng. Đây
không phải là nhiệm vụ của một quốcgia nào, mà không phải giải quyết trong

phạm vi hẹp mà là nhiệm vụ chung của tất cả cácquốc gia trên toàn cầu.Tính
thống nhất của nền kinh tế hay xu hướng quốc tế hoá nền kinh tế phát triển trên
Page 21


Bài tập kinh tế tri thức
cơ sởmở rộng các quan hệ hợp tác cùng có lợi giữa các quốc gia. Trước đây
những quan hệ cùng cólợi dường như chỉ tồn tại trong quan hệ giữa các nước
tư bản chủ nghĩa với các nước đangphát triển chỉ là quan hệ bóc lột, áp bức
dân tộc và thôn tính, xâm lược. Trong quan hệ đôngtây chỉ thấy sự đối đầu,
chống phá nhau. Từ thực tế đấu tranh của các nước đang phát triển đãbuộc các
nước phát triển phải xây dựng và mở rộng các quan hệ cùng có lợi với mọi
quốc gia.Trong tình hình mới hiện nay, các nước có nền kinh tế phát triển
muốn mở rộng thịtrường, nguồn vốn đầu tư, địa bàn chuyển nhượng những kỹ
thuật truyền thống và hình thànhphân công lao động quốc tế thì phải mở rộng
những quan hệ quốc tế cùng có lợi. Đây chính làmột phương hướng mới của
các quan hệ kinh tế quốc tế, tạo ra cơ hội để các quốc gia có điềukiện có thể
mở rộng các quan hệ phụ thuộc vào nhau. Không thể phát triển kinh tế bằng
cáchxây dựng một nền kinh tế khép kín, tự cô lập trong một nước, thậm chí
một nhóm nước.Nền kinh tế khủng hoảng, sản xuất giảm sút, thất nghiệp cao
và thiếu vốn đầu tư ở cácnước Đông Âu, sự tan rã và suy sụp nhanh chóng của
nền kinh tế Liên Xô cũ đã cho thấy rằngmô hình kinh tế tập trung quan liêu,
đóng cửa không phù hợp với xu hướng toàn cầu hoá nềnkinh tế hiện nay. Nó
khẳng định con đường phát triển của nền kinh tế thị trường ở các nướcđang
phát triển cũng như đang tiến hành cải cách nền kinh tế theo hướng thị trường.
Ví dụnhư Angiêri từ ngày 1/1/1992 nhà nước đã bỏ chính sách bao cấp giá, giá
hàng Angiêri chínhthức thả nổi. Các nước kinh tế đang phát triển cũng đang
tích cực tiến hành nền kinh tế chophù hợp với xu hướng mới này của thế
giới.Xu hướng liên kết toàn thế giới thành một thị trường thống nhất đang
được đẩy mạnhhơn. Nó phản ánh quá trình toàn cầu hoá nền kinh tế hiện nay.

2. Xu hướng nền kinh tế thế giới chuyển sang nền kinh tế có cơ sở vật
chất kỹ thuật mới
Về chất - một nền văn minh hậu công nghiệp.Từ trước đến nay nền kinh tế thế
giới vẫn đang hoạt động chủ yếu dựa vào những cơ sở vật chất - kỹ thuật truyền
thống. Trước yêu cầu phát triển của giai đoạn mới cơ sở này ngàycàng tỏ ra không
đáp ứng được. Tại các nước công nghiệp phát triển, kỹ thuật cơ khí hoá đã đạt trình
độ cao và phổ biến các nguồn năng lượng dựa trên cơ sở sử dụng nguyên liệu rắn
vàlỏng, các vật liệu kim khí… đều đã được tận dụng cao độ và nguồn cung cấp chúng
ngày cànghạn chế. Các quá trình công nghệ không liên tục ngày càng không đáp ứng
các yêu cầu pháttriển, không gian lục địa đã tỏ ra không đủ cho một nền kinh tế thế
giới trong tương lai…
Page 22


Bài tập kinh tế tri thức
Thế kỷ XXI nền kinh tế trí tuệ đang được hình thành và phát triển. Đó là những
ngườimáy công nghiệp sẽ thay thế bằng những người lao động. Các quá trình lao
động trí óc cũngngười máy thay thế. Các nguồn năng lượng mặt trời và nhiệt hạch…
sẽ phổ biến và thaythế cho những cho các nguồn năng lượng hiện có. Các chất siêu
dẫn, siêu cứng, siêu sạch,siêu bền… sẽ thay thế các vật liệu truyền thống. Công nghệ
vi sinh, công nghệ gen sẽ pháttriển… Các công nghệ liên tục sẽ được sử dụng rộng
rãi. Không gian của nền kinh tế thế giớisẽ được mở rộng đến đáy Đại Dương và vũ
trụ … Khi đó nền sản xuất thế giới sẽ đảm bảocung cấp hàng hoá dồi dào với chi phí
rất thấp, các khu vực sản xuất vật chất sẽ thu hẹp lạinhỏ bé so với các khu vực kinh tế
trí tuệ.
Để có thể thực hiện bước quá độ sang một nền kinh tế mới, các nước trên thế
giới dùthuộc chế độ chính trị nào cũng phải có những thay đổi về cơ sở vật chất kỹ
thuật và kiến trúcthượng tầng, nhưng theo cách riêng của mình. Bất cứ quốc gia nào,
muốn đạt được sự pháttriển và tiến nhanh trên con đường hiện đại hoá đều phải giải
quyết hai vấn đề cơ bản:

Một là, tạo ra phát minh mới trên các lĩnh vực công nghệ kỹ thuật cao (vi điện
tử, nănglượng, vật liệu, công nghệ) hoặc du nhập chúng và áp dụng nhanh chóng vào
sản xuất.
Hai là, chuyển nhượng sang nơi khác các kỹ thuật trung gian và truyền thống.
Hai vấn đề này có mối liên quan và đòi hỏi có sự phối hợp toàn cầu nếu không
chuyển nhượng các kỹ thuật trung gian truyền thống sang các quốc gia kém phát triển
hơn thìcác tiến bộ kỹ thuật dù có đạt được cũng không có nơi sử dụng hoặc việc áp
dụng có nhiềuhạn chế.
Các quốc gia có nền kinh tế phát triển, trình độ công nghiệp hoá cao coi khoa
họccông nghệ là cốt lõi của biến đổi nền kinh tế. Các nước này áp dụng nhiều biện
pháp để dànhđược các ưu thế trong sáng tạo kỹ thuật công nghệ như: tăng cường
quản lý nhà nước về lĩnhvực nghiên cứu khoa học công nghệ, thực hiện kế hoạch
nghiên cứu khoa học công nghệ vàtăng cường đầu tư nghiên cứu khoa học, cải cách
và chấn hưng giáo dục, bồi dưỡng và thu hútnhân tài, thành lập các thành phố khoa
học kỹ thuật cao.
Các nước phát triển, đặc biệt là Nhật Bản đã đạt được thành tựu kinh tế nổi
bật cònnhờ việc nhập bằng phát minh từ nước ngoài và đưa các bằng phát minh này
vào ứng dụngtrong sản xuất. Nhật Bản trong 20 năm (1950-1970) đã nhập 11.606
bằng phát minh, vàonhững năm gần đây khối lượng các bằng phát minh Nhật nhập
vào còn nhiều hơn.Việc chuyển nhượng các kỹ thuật trung gian và truyền thống ở
các nước phát triểnsang các nước kém phát triển hơn. Nhờ đó mà các nước nghèo rút
ngắn được chu kỳ đổi mớikỹ thuật và thời gian hoàn vốn cho những kỹ thuật nhập
Page 23


Bài tập kinh tế tri thức
khẩu. Cách thứ hai là áp dụng kếtcấu hai tầng trong công nghiệp. Tầng thứ nhất gồm
các xí nghiệp lớn, hiện đại. Tầng thứ haigồm các xí nghiệp nhỏ và vừa kém hiện đại
hơn. Các kỹ thuật được xem là cũ luôn luôn đượcchuyển nhượng từ tầng thứ nhất
sang tầng thứ hai. Nhật Bản đã thành công trong việc chuyểnnhượng kỹ thuật trung

gian và truyền thống theo cả hai cách này. Các nước NIC hiện cũngđang tìm một tầng
công nghiệp thứ hai ở các công nghiệp nước kém phát triển hơn.
Bước quá độ chuyển sang một nền kinh tế mới ở các nước kém phát triển. Để
xâydựng những ngành công nghiệp hiện đại cho nền kinh tế của mình đa số các quốc
gia đi theohai hướng:
Một là, du nhập các kỹ thuật trung gian và truyền thống của các nước phát triển
trêncơ sở đó nhanh chóng bắt nhịp với trình độ hiện đại của nền sản xuất thế giới.
Nam TriềuTiên là nước đi theo con đường này.
Hai là, nhập các bằng phát minh sáng chế, nghiên cứu, ứng dụng chúng vào
sản xuấtđể tạo dựng cho mình một tầng công nghiệp hiện đại. Tầng công nghiệp
truyền thống đượccoi là tiền đề để áp dụng hướng thứ hai. Hướng thứ nhất càng mở
rộng, càng mạnh thì khảnăng nghiên cứu ứng dụng và phát minh sáng chế càng
lớn.Các nước đang phát triển hiện đứng trước một thách thức mới. Đó là lợi thế của
cácquốc gia này về nguồn nguyên liệu, nhưng tỷ trọng giao dịch nông sản phẩm
khoáng sản trênthị trường thế giới ngày càng giảm do cách mạng khoa học kỹ thuật
công nghệ đang phổ biến.
Vì vậy, các nước đang phát triển phải áp dụng chính sách kinh tế mới, thực
hiện chính sáchmở cửa với bên ngoài, tham gia cạnh tranh quốc tế, sử dụng những
thành tựu mới của khoahọc kỹ thuật và dịch vụ quốc tế.
Những thay đổi về cơ cấu kinh tế thế giới dẫn tới những thay đổi về thị
trường: thịtrường của hàng hoá có hàm lượng kỹ thuật cao và thị trường dịch vụ sẽ
ngày càng mở rộng,còn thị trường hàng hoá truyền thống sẽ ngày càng thu hẹp và
cạnh tranh để tiêu thụ ngàycàng gay gắt.
Hiện nay, khu vực dịch vụ ở các nước phát triển chiếm khoảng 50 – 60% dân
số laođộng và 60 – 65% tổng số sản phẩm quốc dân, khu vực công nghiệp chỉ còn
chiếm khoảng40% lao động, 30 -35% tổng sản phẩm quốc dân. Dự báo thế kỷ XXI
khu vực dịch vụ ở cácnước này có thể tăng 70 – 80% dân số lao động và khu vực
công nghịêp sẽ giảm đi tươngứng, mà trong đó tỷ trọng của những ngành công
nghiệp sản xuất ra hàng hoá có hàm lượngkhoa học kỹ thuật cao tăng lên và tỷ trọng
của những ngành có hàm lượng khoa học kỹ thuậttrung gian sẽ giảm đi.

3. Xu hướng cải tổ và đổi mới nền kinh tế thế giới.
Một trật tự quốc tế mới đang được xác lập trên quy mô toàn cầu với những đặc
Page 24


Bài tập kinh tế tri thức
trưngchủ yếu là đối thoại và hợp tác xây dựng các khu vực hoà bình và ổn định,
thực hiện cácnguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi, không can thiệp vào nội bộ của
nhau… Cuộc khủng hoảnghệ thống XHCN trên thế giới, đặc biệt là sự sụp đổ của các
nước Đông Âu, của Liên Bang Xôviết năm 1991 đã chấm dứt cuộc chiến tranh lạnh
và đối đầu Đông – Tây kéo dài trong 45năm qua. Thế giới chuyển sang một thời kỳ
mới – thời kỳ chạy đua phát triển kinh tế. Việcxây dựng lại thể chế kinh tế toàn cầu,
hay nói cách khác việc cải tổ và đổi mới nền kinh tế thếgiới là một nhu cầu cấp bách
hiện nay nhằm thoả mãn được những yêu cầu mới của sự pháttriển sản xuất, phù hợp
với diễn biến về mặt kinh tế chính trị và thể chế xã hội.
Công cuộc cải tổ và đổi mới đang diễn ra sâu rộng ở tất cả các nước còn lại
trong hệthống XHCN thế giới với những tên gọi khác nhau (Cải cách ở Trung Quốc,
đổi mới ở ViệtNam …) và với các mức độ khác nhau. Đây thực sự là cuộc cách mạng
thay cũ, đổi mới màkhi phát động các nước đã nêu rõ mục tiêu là đưa nền kinh tế và
toàn bộ đời sống xã hội sangmột trạng thái mới về chất.
Các nước XHCN không thể phát triển như cũ. Những tư duy cũ, những thể chế
cũ vớimô hình kinh tế kế hoạch, tập trung và đóng cửa ngày càng cản trở sự phát
triển và đặt cácquốc gia này trước nguy cơ to lớn của cuộc khủng hoảng. Việc không
thừa nhận những quanhệ hàng hoá - tiền tệ dựa trên cơ chế thúc đẩy phát triển theo
chiều rộng trong mô hình XHCNtập trung quan liêu bao cấp không tạo lập được quá
trình tự thân vận động để tự cải biến mìnhvề chất và khủng hoảng, suy sụp kinh tế
chính là cái giá phải trả cho mô hình này.
Công cuộc cải cách kinh tế có mục tiêu tạo lập nền kinh tế thị trường, để các
hoạtđộng kinh tế được điều tiết tự nhiên bởi cơ chế thị trường như chính nó đã có và
cần phải códưới sự quản lý vĩ mô của nhà nước XHCN. Đó là lối thoát khỏi sự sụp

đổ về kinh tế, làhướng đi đúng nhằm đưa nền kinh tế của các quốc gia này hoà nhập
vào con đường phát triểnthông thường của đời sống kinh tế nhân loại.Các nước tư
bản phát triển đã và đang bước vào công cuộc cải tổ sâu rộng về kết cấu kinh tế và
các thể chế xã hội để thích ứng với điều kiện mới.
Phương hướng cải tổ của cácnước trong khu vực này thể hiện rõ nhất ở một số
mặt:
 Tăng cường vai trò điều tiết của nhà nước đối với nền kinh tế, không chỉ giới
hạn trong phạm vi một quốc gia mà có sự phối hợp điều chỉnh siêu quốc gia.
 Phát triển các tổ chức siêu quốc gia mà chúng có ảnh hưởng lớn đến các quan
hệkinh tế quốc tế và hoạt động kinh tế của nhiều quốc gia như nhất thể hoá
cộng đồng kinh tếchâu Âu, hình thành khu vực tự do Bắc Mỹ, Canada mở rộng
tới Mêhicô, tiến tới toàn châuMỹ liên kết kinh tế nhiều tầng giữa Nhật Bản với
Page 25


×