HỘI NÔNG DÂN VIỆT NAM
BCH TỈNH BẠC LIÊU
Bạc Liêu, ngày…..tháng…..năm 200…
Số:…..-BC/HND
BÁO CÁO
Tổng kết công tác xây dựng Hội và phong trào nông dân năm 200…
Thực hiện phương hướng nhiệm vụ công tác Hội và phong trào nông
dân năm 2007. Tuy có thuận lợi, song cũng có nhiều khó khăn, nhất là trên
lĩnh vực sản xuất đời sống, đó là các yếu tố ngoại cảm thời tiết không thuận
lợi là điều kiện làm cho các loại dịch bệnh phát triển đến cây trồng vật nuôi
như: Dịch rầy nâu tái bùng phát gây ra bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá, cúm gia
cầm, lở mồm long móng, tai xanh gây thiệt hại lớn cho người chăn nuôi và
trồng trọt, tình hình giá cả trong năm tăng đột biến trên nhiều mặt hàng tác
động ảnh hưởng đến người nông dân, chi phí sản xuất lớn, lợi nhuận không
cao, thậm chí không có lời, vấn đề thiếu việc làm hoặc có việc làm nhưng
không ổn định, thu nhập thấp đang là vấn đề phổ biến trong đại bộ phận nông
dân. Từ đó làm cho bộ phận nông dân vẫn còn nghèo khó tỷ lệ hộ nghèo giảm
chưa nhiều, nên mức sống còn thấp hơn so với người dân thành thị. Tình hình
tranh chấp đất đai, giải quyết khiếu nại, khiếu kiện trong nông dân có nơi giải
quyết còn chậm, chưa thiết thực hiệu quả, nhất là những vụ việc liên quan đất
đai, chính sách đền bù giải tỏa, tái định cư, các tệ nạn xã hội cũng như tình
hình tham nhũng, lãng phí, tiêu cực còn xảy ra khá phổ biến… Từ đó, làm cho
tâm tư, tình cảm, cũng như tâm trạng của người dân nói chung, hội viên, nông
dân nói riêng rất băng khoăn và thiếu an tâm. Tuy nhiên, bên cạnh những khó
khăn trên dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, các ngành, các cấp địa
phương đã có nhiều chủ trương, giải pháp khắc phục tạo ra nhiều thuận lợi,
nhất là cơ chế chính sách từng bước giảm dần những khó khăn. Bên cạnh có
sự quyết tâm của đa số hội viên, nông dân vượt qua khó khăn, thực hiện tốt sự
chỉ đạo của các cấp, các ngành. Từ đó qua một năm thực hiện nhiệm vụ công
tác Hội và phong trào nông dân năm 2007 đạt kết quả như sau:
I/- KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ:
1/- Công tác tuyên truyền giáo dục:
1
Năm 2007 công tác tuyên truyền được các cấp Hội quan tâm, luôn bám
vào chủ trương, đường lối của Đảng chính sách pháp luật của Nhà nước nhất
là những vấn đề có liên quan đến nông dân, nông nghiệp, nông thôn, để phổ
biến cho cán bộ, hội viên và nông dân học tập cụ thể tập trung tuyên truyền
phổ biến các nội dung: Điều lệ Hội Nông dân Việt Nam và các Chỉ thị, Nghị
quyết của Hội, của Tỉnh ủy UBND tỉnh; Tuyên truyền mục đích, ý nghĩa của
cuộc Bầu cử Quốc hội khóa XII và Đại hội Đại biểu Hội Nông dân các cấp;
tuyên truyền truyền thống giai cấp nông dân và Hội Nông dân 77 năm thành
lập và trưởng thành; các ngày lễ lớn của đất nước tuyên truyền thực hiện cuộc
vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; Chỉ thị 32
của thủ tướng chính phủ về giảm thiểu tai nạn giao thông và ùn tắc giao
thông… Ngoài ra còn lồng ghép tuyên truyền phổ biến quy hoạch, kế hoạch
sản xuất, khuyến cáo sản xuất; phòng chống tội phạm và các tệ nạn xã hội.
Mặt khác phối hợp Báo, Đài thực hiện nhiều phóng sự nêu gương người tốt,
việc tốt, nhân rộng các điển hình tiên tiến, các mô hình sản xuất kinh doanh
giỏi có triển vọng bền vững… Kết quả đã tổ chức được 6.850 cuộc cho hơn
234.510 lượt người dự.
Qua công tác tuyên truyền, giáo dục đã nâng cao nhận thức và tinh thần
trách nhiệm của đại bộ phận cán bộ, hội viên, nông dân, góp phần thực hiện
thắng lợi đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà
nước; ổn định tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở nông thôn;
đổi mới được tư duy, cách nghĩ, cách làm trong lao động sản xuất kinh doanh;
từng bước nâng cao niềm tin của giai cấp nông dân đối với Đảng và Nhà
nước.
2/- Công tác xây dựng bộ máy tổ chức Hội:
2.1. Công tác chỉ đạo Đại hội Hội Nông dân các cấp:
Thực hiện Chỉ thị 13 của Ban Bí thư Trung ương Đảng và công văn
224 của Tỉnh ủy về lãnh đạo Đại hội Hội nông dân các cấp trong tỉnh, Ban
thường vụ Hội Nông dân tỉnh ban hành Chỉ thị số 01, xây dựng kế hoạch chỉ
đạo Đại hội Hội Nông dân các cấp, hướng dẫn tổ chức Đại hội chi Hội và Đại
hội Nông dân 2 cấp huyện, thị và cơ sở. Tranh thủ thường trực cấp ủy các cấp
quan tâm chỉ đạo. Kết quả đã tổ chức thành công 481/481 chi Hội và 60/60 cơ
2
sở Hội và đến ngày 01/01/2008 đã tổ chức Đại hội dứt điểm 7/7 huyện, thị.
Nhìn chung việc tổ chức Đại hội Hội Nông dân cacsc ấp luôn được các cấp
Ủy Đảng, chính quyền địa phương và Hội cấp trên quan tâm, từ đó tạo điều
kiện thuận lợi cho các cơ sở và huyện, thị Hội tổ chức Đại hội đúng nguyên
tắc, yêu cầu và thời gian qui định. Qua Đại hội các cấp nhiệm kỳ 2007 – 2012
nhìn chung đội ngũ cán bộ Hội có tuổi đời trẻ hơn trước, trình độ học vấn cao
hơn, có kỹ năng kinh nghiệm trong hoạt động thực tiễn, qua đó cho phép
khẳng định rằng Nghị quyết Đại hội các cấp sẽ thực hiện có hiệu quả, đồng
thời vai trò vị thế của tổ chức Hội sẽ được nâng lên trong thời gian tới.
2.2. Hoạt động của Ban chấp hành các cấp và công tác phát triển hội
viên mới:
Năm 2007 là năm tổ chức Đại hội Hội Nông dân từ huyện đến chi Hội,
nên bộ máy đều được củng cố, do đó chất lượng hoạt động Ban chấp hành cơ
sở và chi tổ Hội có nâng lên đáng kể theo báo cáo trong tổng số có 60 cơ sở
Hội có 52 đơn vị khá mạnh đạt 86%, về chi Hội có 259/481 chi Hội khá mạnh
(chiếm 53%) hầu hết các chi Hội giữ được sinh hoạt định kỳ, nội dung sinh
hoạt được cải teiens phù hợp với nhu cầu bức xúc của hội viên, nông dân,
chất lượng hội viên được nâng lên hoạt động đi vào nề nếp hơn, tỉ lệ hội viên
sinh hoạt đúng theo định kỳ chiếm 85% so với tổng số hội viên trong toàn
tỉnh. Trong năm đã thành lập mới 95 tổ hội viên nâng tổng số toàn tỉnh có
2634 tổ, khảo sát xóa tên 1893 hội viên (lý do không sinh hoạt, hội viên đi lao
động nơi khác). Tổ chức học tập Điều lệ Hội và phát triển hội viên mới 7.141
hội viên đạt 79% so chỉ tiêu Nghị quyết Ban chấp hành đề ra và đạt 142% so
chỉ tiêu Trung ương giao, điển hình các đơn vị thực hiện tốt như: Hồng Dân,
Hòa Bình, Giá Rai và Vĩnh Lợi, nâng tổng số hội viên trong toàn tỉnh lên
79.856 hội viên đạt gần 78% so với hội nông dân trong tỉnh. Về công tác quản
lý hội viên chặt chẽ hơn, cấp thẻ hội viên, thu đăng hội phí, xây dựng quỹ hội
đều đạt yêu cầu, công tác củng cố nâng chất bộ máy Ban chấp hành chi, tổ
Hội, hội viên cũng được thường xuyên quan tâm thực hiện.
2.3. Về công tác đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ
Hội:
3
Trong năm các cấp Hội đã tổ chức được 12 lớp bồi dưỡng nghiệp vụ
chuyên môn cho 687 cán bộ Hội. Nhìn chung các cấp Hội thực hiện khá tốt
việc giao và phân cấp quản lý đào tạo, trình độ của cán bộ Hội được nâng lên
rõ nét, biết cách tổ chức, sáng tạo và nhạy bén trong quá trình lãnh, chỉ đạo và
tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao, nội dung học tập, phương pháp truyền
đạt được cải tiến phù hợp với từng đối tượng cán bộ Hội. Đồng thời tổ chức
cử nhiều đoàn cán bộ cấp tỉnh, huyện tham gia đầy đủ các lớp tập huấn, các
Hội nghị do Trung ương Hội tổ chức.
2.4. Về công tác kiểm tra khen thưởng và hoạt động hòa giải trợ giúp
pháp lý:
- Ban thường vụ Hội Nông dân tỉnh đã xây dựng chương trình, kế
hoạch kiểm tra cụ thể và phân công cán bộ trong Ban thường vụ chỉ đạo địa
bàn và cán bộ các Ban chuyên môn tham gia sinh hoạt chi, tổ Hội, qua đó đã
kịp thời uốn nắn nâng cao chất lượng hoạt động Hội, củng cố kiện toàn Ban
kiểm tra các cấp, góp phần nâng cao hiệu quả lãnh đạo của Ban chấp hành các
cấp Hội. Trong năm tiến hành kiểm tra 215 cuộc thường xuyên và đột xuất.
Nội dung kiểm tra chủ yếu việc chấp hành Điều lệ Hội, thực hiện các chủ
trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; các chỉ thị,
nghị quyết của Hội; việc sử dụng các nguồn vốn vay do Hội tín chấp; thực
hiện các chương trình dự án đầu tư, quỹ Hội, Quỹ hỗ trợ nông dân, Quỹ hùn
vốn nông dân, việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở… Qua kiểm tra cho
thấy các cấp Hội đã thực hiện khá tốt chức năng nhiệm vụ được giao.
- Để nâng cao kiến thức Pháp luật của cán bộ, hội viên, nông dân, Hội
Nông dân các cấp đã chủ động và phối hợp cơ quan chức năng tuyên truyền
pháp luật cho 141.512 lượt cán bộ, hội viên, nông dân trong đó Hội trực tiếp
tuyên truyền 13.024 lượt người đạt 241% so chỉ tiêu Nghị quyết Ban Chấp
hành và trợ giúp pháp lý cho 9.478 lượt cán bộ, hội viên, nông dân có yêu cầu
tư vấn. Đồng thời tham gia giải quyết 479 đơn thư yêu cầu khiếu nại tố cáo
của nông dân, hòa giải 325 vụ tranh chấp trong nội bộ nông dân. Vận động
xây dựng 18 tủ sách pháp luật. Tham gia củng cố tổ an ninh, tổ tự quản, cảm
hóa giáo dục và thuyết phục nhiều đối tượng lầm lỗi sớm trở về hòa nhập
cộng đồng. Công tác thi đua khen thưởng cũng được quan tâm đúng mức,
đồng thời xây dựng kế hoạch phát động thi đua, kí kết giao ước thi đua kịp
4
thời khen thưởng những tập thể cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác
xây dựng Hội và phong trào nông dân cũng như công tác phối hợp thực hiện
các chuyên đề.
* Hạn chế về công tác xây dựng Hội:
Tuy nhiên công tác tuyên truyền trong năm qua chủ yếu còn tập trung
về chiều rộng chưa chú trọng chiều sâu, từ đó chưa nắm bắt kịp thời những
diễn biến tư tưởng, tâm tư, tình cảm trong nông dân để phản ánh, nội dung
tuyên truyền có nơi còn mang tính chung chung, hình thức chưa cụ thể thiết
thực.
Công tác phát triển hội viên chưa có kế hoạch cụ thể, thường thì còn
trông chờ sự chỉ đạo, nhắc nhở của Hội cấp trên, việc quản lý hội viên nhiều
nơi còn lỏng lẻo mặc dù Tỉnh hội đã có sổ cấp phát đến chi Hội, chất lượng
hội viên nhiều nơi vẫn còn yếu kém, nhiều đơn vị chưa xây dựng được lực
lượng nồng cốt tiêu biểu gương mẫu trong tổ chức. Công tác tập huấn bồi
dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ Hội nhất là cán bộ chi hội phó, tổ trưởng chưa
đáp ứng yêu cầu do cơ sở chưa có kinh phí thực hiện. Việc quản lý cán bộ qua
bồi dưỡng còn lỏng lẻo. Công tác kiểm tra nhiều nơi chưa thực hiện hoặc thực
hiện còn mang tính hình thức, thiếu sơ tổng kết các mặt công tác chuyên môn,
chuyên đề để kịp thời đánh giá rút kinh nghiệm chỉ đạo nhất là ở cơ sở.
3/- Thực hiện các phong trào nông dân:
3.1. Phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết
giảm nghèo:
- Để từng bước giúp cho hội viên, nông dân nắm vững kiến thức khoa
học kỹ thuật áp dụng vào quá trình sản xuất kinh doanh đem lại hiệu quả kinh
tế cao. Trong năm các cấp Hội chủ động phối hợp với các ngành Thủy sản,
Nông nghiệp, Trung tâm khuyến nông, khuyến ngư, trạm bảo vệ thực vật,
Phòng kinh tế, các công ty sản xuất kinh doanh phân bón, thuốc trừ sâu trong
và ngoài tỉnh đã tổ chức tập huấn được 719 lớp, có 26.989 lượt hội viên, nông
dân tham dự đạt gần 90% chỉ tiêu đề ra, tổ chức được 173 cuộc Hội thảo đầu
bờ có hơn 5.190 lượt người tham dự. Ngoài ra Trung tâm dạy nghề & giới
thiệu việc làm Tỉnh hội phối hợp với các huyện, thị Hội tổ chức 12 lớp dạy
nghề, dệt chiếu, nuôi cá bống tượng, trồng rau sạch cho 1.151 người, kết hợp
5
cùng với các ngành chức năng giới thiệu việc làm cho 4.947 lao động nông
thôn.
- Trong năm qua các cấp Hội nông dân trong tỉnh tiếp tục phát động
cán bộ, hội viên, nông dân đăng ký thực hiện các tiêu chuẩn đạt danh hiệu gia
đình sản xuất kinh doanh giỏi các cấp được 11.285 hộ nâng tổng số hộ toàn
tỉnh lên 48.215 hộ sản xuất giỏi trong đó có 32.331 hộ đạt danh hiệu SXKD
giỏi cấp cơ sở, huyện, thị và Trung ương, chiếm gần 29% so với tổng số hộ
nông dân trong tỉnh. Ngoài ra thực hiện sự chỉ đạo của lãnh đạo Ban Dân vận
Tỉnh ủy các cấp Hội đã chú trọng việc khảo sát, xây dựng, nhân rộng các mô
hình kinh tế có hiệu quả và triển vọng bền vững, theo đó các mô hình sản xuất
được nông dân áp dụng khá phổ biến như: Lúa – cá chình – cá bống tượng,
tôm – cua – cá, cá chình – cá bống tượng, mô hình VACR (ở huyện Giá Rai)
mô hình nuôi cua ốp lai, ương cá bống tượng giống, cá kèo, cá chình (ở huyện
Đông Hải), mô hình Rau Cần nước, lúa màu, lác cá, lúa cá, tôm – lúa (ở
huyện Phước Long); mô hình rau sạch (ở TXBL); mô hình trồng dưa hấu dưới
chân ruộng (ở huyện Hòa Bình và Vĩnh Lợi)… cho hiệu quả kinh tế cao.
- Về tình hình sản xuất: Lĩnh vực nuôi trồng thủy sản các cấp Hội phối
hợp tích cực các ngành vận động các cơ sở sản xuất kinh doanh thủy sản hỗ
trợ con giống cho nông dân và kêu gọi bà con nông dân cải tạo ao đầm thả
tôm nuôi không để đất trống. Qua đó toàn tỉnh có 122.056 ha diện tích nuôi
tôm đạt 97% kế hoạch, tăng 1,5% so cùng kỳ, trong đó diện tích công nghiệp
và bán công nghiệp 11.051 ha tăng 21,24% so cùng kỳ, sản lượng nuôi trồng
đạt 121.600 tấn. Về lĩnh vực nông nghiệp tập trung phát động nông dân sản
xuất giống mới, giống chất lượng cao và áp dụng chương trình 3 giảm, 3 tăng
trong canh tác, tăng cường thăm đồng và phòng trừ sâu bệnh. Về chăn nuôi
tuân thủ triệt để quy trình nuôi thường xuyên vệ sinh và tiêm ngừa phát sinh
phòng bệnh … Kết quả trong năm diện tích, năng suất và sản lượng đều tăng.
Tổng sản lượng lúa 682.129 tấn, sản lượng rau màu tăng 48,5% so với cùng
kỳ; tổng đàn heo 255.000 con, bò 1.800 con, dê 5.000 co, đàn gia cầm
1.360.000 ngàn con tăng 10,2% so với năm 2006, về diêm nghiệp diện tích
sản xuất 1.952 ha tăng 8,7% so với năm 2006, tổng sản lượng muối 76.775
tấn. Nhìn chung giá lúa hàng hóa, rau màu và thực phẩm chăn nuôi đều tăng
làm cho nông dân rất phấn khởi yên tâm sản xuất.
6
- Tích cực phối hợp thực hiện các chính sách về trợ giá, trợ cước cho
nông dân nhất là xã nghèo thuộc diện 135 của Chính phủ. Đồng thời quan tâm
thực hiện tín dụng cho nông dân vay vốn thông qua các Ngân hàng đã ký kết
phối hợp. Theo báo cáo đến ngày 31/12/2007 Hội đã phối hợp với Ngân hàng
nông nghiệp & phát triển nông thôn phát vay thông qua Nghị quyết liên tịch
2308 được 2.080 tổ cho 26.649 lượt tổ viên vay với tổng số tiền 408 tỷ 092
triệu đồng, thực hiện ủy thác với Ngân hàng chính sách xã hội đã cho vay 532
tổ với tổng số tiền là 113 tỷ 196 triệu đồng cho 19.713 lượt người vay. Đồng
thời thông qua nguồn quỹ 120 đã giải ngân hàng chục tỷ đồng hỗ trợ vốn sản
xuất, tạo công ăn việc làm ổn định cho hàng ngàn hộ hội viên, nông dân
nghèo; tranh thủ Trung ương Hội xây dựng dự án hỗ trợ nuôi Bò sinh sản, số
lượng 36 con trị giá 126 triệu đồng.
- Phối hợp với tổ chức Liên Minh hợp tác xã tích cực củng cố nâng chất
và thành lập mới 21 HXT và 45 Câu lạc bộ nông dân, xây dựng mới 119 tổ
kinh tế - hợp tác.
3.2. Thực hiện chính sách xã hội, quốc phòng an ninh, xây dựng nông
thôn mới:
Phối hợp với cấp ủy, chính quyền cùng cấp tích cực tham gia vận động
nhân dân xây dựng quỹ đền ơn đáp nghĩa, quỹ vì người nghèo cất trên 4.545
căn nhà tình thương cho hộ nghèo (trong đó Hội trực tiếp vận động cất 915
căn). Ngoài ra vận động xây dựng quỹ HTND trên 36.975.000 đồng, quỹ hùn
vốn trên 332.290.000 đồng. Đồng thời phối hợp với các ngành, các cấp xóa
4.500 hộ nghèo, trong đó Hội trực tiếp nhận lãnh giúp đỡ 975 hộ giảm nghèo
đạt 101% chỉ tiêu Nghị quyết Ban Chấp hành đề ra. Vận động có hiệu quả
phong trào đoàn kết tương thân, tương ái giúp đỡ lẫn nhau trong đời sống,
trong sản xuất, kết quả đã vận động quyên góp 2,8 tấn gạo, trên 15 tấn giống
các loại, trị giá trên 50.000.000 đồng giúp cho 250 hộ nghèo gặp khó khăn,
hoạn nạn.
- Để từng bước khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường nông thôn và
góp phần làm cho bộ mặt nông thôn ngày càng thêm xanh, sạch, đep. Ban
Thường vụ Hội Nông dân tỉnh tranh thủ phối hợp cùng Trung tâm môi trường
nông thôn thuộc Trung ương Hội và Sở Tài nguyên & môi trường xây dựng
7
dự án mô hình điểm về nhà tiêu hợp vệ sinh và hố rác tự phân hủy với số
lượng 114 cái cầu hợp vệ sinh, 20 hố ủ rác, 16 túi ủ Biogas tổng giá trị trên
178.000.000 đồng tại xã Châu Thới, huyện Vĩnh Lợi.
- Tích cực phối hợp với Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, huyện thực hiện tốt
công tác tuyên truyền luật nghĩa vụ quân sự, vận động thanh niên lên đường
bảo vệ Tổ quốc, tổ chức thăm hỏi động viên gia đình hội viên, nông dân có
con em trúng tuyển, hỗ trợ 35 suất quà trị giá 3.500.000 đồng cho tân binh.
Tham gia tốt công tác hành quân dã ngoại, xây dựng lực lượng dân quân tự vệ
địa phương.
- Tiếp tục phối hợp chặt chẽ Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng xây dựng
điểm sáng vùng ven, bảo vệ chủ quyền quốc gia vùng biển. Phối hợp với
Công an phát động và thực hiện có hiệu quả phong trào toàn dân bảo vệ
ANTQ, phong trào phòng chống tội phạm, tuyên truyền luật giao thông, xây
dựng và củng cố các lực lượng dân phòng, tổ tự quản, tổ an ninh và tích cực
tham gia bài trừ các tệ nạn xã hội trong cộng đồng dân cư.
- Phối hợp cơ quan bảo hiểm xã hội tổ chức tuyên truyền bảo hiểm y tế
tự nguyện, thành lập Đại lý bảo hiểm, phối hợp UBDSGĐ&TE thực hiện
chiến dịch truyền thông dân số, sức khỏe sinh sản, tham gia phong trào diệt
muỗi, lăng quăng, phòng chống bệnh sốt xuất huyết. Cùng với Mặt trận tổ
quốc và ngành văn hóa điều tra khảo sát phát động thực hiện phong trào toàn
dân xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở, xây dựng khu dân cư tiên tiến. Qua
đó trong năm đã công nhận 64 khu dân cư tiên tiến, 97 ấp, khóm văn hóa và
công nhận 9.320 hộ gia đình nông dân văn hóa nâng tổng số hộ lên 141.528
chiếm 80% số hộ toàn tỉnh.
- Phối hợp các ngành vận động nông dân tiếp tục cùng với Nhà nước
đóng góp thực hiện trên 300 công trình đường giao thông, gần 500 công trình
cầu giao thông nông thôn, vốn nông dân đóng góp 49 tỷ đồng. Trong đó Hội
Nông dân tham gia vận động thực hiện 21 công trình đường chiều dài 89 km
19 cây cầu bằng bê tông và 70 cầu bằng cây gỗ địa phương.
3.3. Công tác xây dựng Đảng chính quyền:
- Hội Nông dân các cấp tích cực tham mưu cho cấp ủy đảng về công tác
vận động quần chúng, phối hợp thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ kinh tế,
8
văn hóa, xã hội, quốc phòng an ninh địa phương. Vận động nông dân phát
huy quyền làm chủ của mình, thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, thực hiện
quyền ứng cử bầu cử Quốc hội khóa XII, có chứng kiến đóng góp xây dựng
Đảng, chính quyền trong sạch vững mạnh ở từng địa phương cơ sở.
- Các cấp Hội thường xuyên quan tâm giáo dục động viên bồi dưỡng
cán bộ Hội viên có thành tích xuất sắc trong phong trào hoạt động, có lịch sử
chính trị rõ ràng giới thiệu cho Đảng xem xét kết nạp. Theo báo cáo năm qua
đã chọn 50 cán bộ, hội viên tiêu biểu cho Đảng xem xét kết nạp.
* Các phong trào hành động của nông dân năm qua mặc dù có nhiều
thuận lợi, đạt được nhiều thành tích. Song vẫn còn bộc lộ những tồn tại yếu
kém cần phải khắc phục. Nhìn chung phong trào có phát triển nhưng chưa
rộng, chưa sâu và chưa mang tính bền vững, chưa được phổ biến rộng nhiều,
chẳng hạn các mô hình sản xuất do yếu tố khách quan nên hiệu quả không cao
sản xuất của nông dân còn phân tán, nhỏ lẻ chưa tập trung, lực lượng lao động
nông nghiệp, nông thôn còn dư thừa khá lớn, tình hình dịch bệnh gia súc gia
cầm phát sinh làm cho ngành chăn nuôi chậm bước tiến, tình hình nợ quá hạn,
nợ xấu trong nông dân ở các ngân hàng thương mại còn khá lớn đây là dấu
hiệu sản xuất kém, thua lỗ của nông dân cần phải quan tâm. Công tác vận
động Hội nhất là quỹ HTND, quỹ hùn vốn còn rất thấp chưa đạt yêu cầu, công
tác phối hợp các ngành thực hiện các nhiệm vụ đã ký kết còn nhiều hạn chế,
chưa được thường xuyên sơ, tổng kết rút kinh nghiệm chỉ đạo.
III/- ĐÁNH GIÁ NGUYÊN NHÂN ĐẠT ĐƯỢC VÀ HẠN CHẾ TỒN
TẠI:
1/- Nguyên nhân đạt được:
- Đạt được những kết quả trên, trước hết là có sự quan tâm chỉ đạo của
Đảng Nhà nước, trực tiếp là Trung ương Hội, Tỉnh ủy, Ban dân vận, UBND
tỉnh và các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương đã tạo nhiều điều kiện hết
sức thuận lợi cho tổ chức và hoạt động của Hội. Phát huy tốt nhiệm vụ phối
hợp với các ngành các tổ chức trong và ngoài tỉnh trong việc tạo điều kiện hỗ
trợ hội viên, nông dân phát triển sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao.
- Năng lực lãnh đạo, vai trò điều hành của Ban thường vụ, Ban chấp
hành các cấp Hội có đổi mới hơn, chất lượng hoạt động có nâng lên, có chủ
9
động xây dựng kế hoạch chương trình công tác cụ thể triển khai theo dõi kiểm
tra đôn đốc nhắc nhở thực hiện nhiệm vụ của mình.
- Nhiều đồng chí cán bộ Hội nhiệt tình tâm huyết trách nhiệm với
ngành, mặc dù điều kiện hoàn cảnh gia đình hết sức khó khăn, kinh phí, cơ sở
vật chất phương tiện làm việc rất thiếu thốn nhưng với tinh thần trách nhiệm
của mình đã tích cực năng nổ trong công việc, lăn lôn trong phong trào để
hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
- Đổi mới nội dung phương thức hoạt động, phát huy tính năng động
sáng tạo, tranh thủ tạo điều kiện hỗ trợ nông dân.
- Thường xuyên gần gũi gắn bó quan hệ mật thiết cán bộ, hội viên,
nông dân, bám sát cơ sở giúp cơ sở điều hành thực hiện có hiệu quả nhiều mặt
công tác.
- Xây dựng nhiều mô hình sản xuất tập hợp nông dân vào tổ chức Hội.
2/- Nguyên nhân hạn chế:
- Vai trò lãnh đạo, chỉ đạo điều hành của Ban Thường vụ Tỉnh Hội có
lúc chưa chặt chẽ và thiếu kiên quyết, nhiều chủ trương nhiệm vụ đưa ra là
phù hợp sát thực tế, nhưng hiệu quả đạt được còn thấp, vai trò tham mưu của
Ban chuyên môn còn hạn chế, Ban thường vụ Huyện, Thị và cơ sở Hội có số
nơi chưa linh hoạt sáng tạo trong việc vận động, cụ thể hóa, triển khai kịp thời
các chương trình, kế hoạch công tác của Ban thường vụ Tỉnh Hội.
- Trình độ năng lực của cán bộ không đồng đều và hạn chế trong việc
tiếp cận, lĩnh hội những vấn đề mới, về khách quan có một số nghị quyết, chỉ
thị của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước cũng như các chủ trương
nhiệm vụ mới về công tác Hội, chưa được nghiên cứu quán triệt kịp thời, tài
liệu phục vụ cho công tác tuyên truyền còn thiếu nhất là tài liệu của Đảng,
Nhà nước.
- Cán bộ các cấp từ huyện, thị đến chi, tổ luôn bị luân chuyển thay đổi
nhiều, biên chế cán bộ ít không đủ sức đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ. Một
bộ phận cán bộ Hội thiếu tinh thần trách nhiệm, tâm huyết với tổ chức, thiếu
quan tâm chủ động công việc chuyên môn đặc biệt là chưa xây dựng được
chương trình, kế hoạch cụ thể và các biện pháp mang tính khả thi và quá trình
10
tổ chức thực hiện nhiệm vụ chưa tổ chức sơ, tổng kết đánh giá kiểm điểm
những hạn chế tồn tại để khắc phục, thiếu sót nhằm sửa chữa rút kinh nghiệm
chỉ đạo.
- Nguyên nhân có tính khách quan tổ chức cơ sở Hội nhiều nơi thiếu sự
quan tâm của cấp ủy Đảng chưa nhiều, sự tạo điều kiện của chính quyền về cơ
chế phối hợp, về cơ chế vật chất, kinh phí, phương tiện làm việc. Phối hợp
hoạt động với một số ngành hữu quan chưa thường xuyên, chưa chặt chẽ từ
đó dẫn đến các hoạt động phong trào chưa sôi nổi rộng khắp và hiệu quả cao.
PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ CÔNG TÁC HỘI VÀ PHONG TRÀO
NÔNG DÂN NĂM 2008
I/- PHƯƠNG HƯỚNG CHUNG:
Làm tốt công tác tuyên truyền giáo dục nhằm nâng cao nhận thức mọi
mặt cho cán bộ, hội viên, nông dân, từ đó có ý thức chấp hành và thực hiện tốt
chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nhiệm vụ của Hội,
phát huy tốt vai trò trách nhiệm là trung tâm, nồng cốt cho các phong trào
nông dân và công cuộc xây dựng nông thôn mới, trong thời kỳ đẩy mạnh
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và Hội nhập kinh tế thế giới, tham gia
có hiệu quả việc thực hiện quy chế dân chủ ở xã, phường, thị trấn, tham gia
xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch vững mạnh, giữ vững khối đại đoàn
kết toàn dân.
Trên cơ sở kết quả đạt được những nhiệm vụ chủ yếu năm 2007. Căn
cứ vào tình hình thực tế và yêu cầu nhiệm vụ công tác Hội và phong trào nông
dân tỉnh nhà. Ban chấp hành Hội nông dân tỉnh xây dựng các chỉ tiêu nhiệm
vụ chủ yếu của năm 2008 như sau:
II/- CHỈ TIÊU:
A. NHÓM CHỈ TIÊU VỀ CÔNG TÁC XÂY DỰNG HỘI:
1. Xây dựng 70% trỏ lên cơ sở hoạt động khá mạnh, số còn lại là trung
bình không yếu kém.
2. Tổ chức tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho 100% cán
bộ theo phân cấp quản lý.
11
3. Tập trung củng cố nâng chất 100% hội viên cũ, phát triển mới 5.500
hội viên.
4. Xây dựng quỹ HTND đạt bình quân 20.000 đồng đối với cán bộ Hội,
10.000 đồng đối với hội viên.
5. Mỗi cơ sở Hội có ít nhất 30% chi Hội xây dựng Quỹ hùn vốn thông
qua tổ Hội nông dân.
6. Phấn đấu xây dựng 90% cơ sở và chi tổ Hội có quỹ Hội.
B/- NHÓM CHỈ TIÊU VỀ CÁC PHONG TRÀO:
1. Phối hợp tuyên truyền phổ biến pháp luật cho 60 ngàn lượt người
(tương đương 80% cán bộ, hội viên, nông dân) và trợ giúp pháp lý kịp thời
cho hội viên, nông dân có yêu cầu.
2. Phấn đấu tăng 4% số hộ Nông dân SXKD giỏi so với tổng số hộ hiện
có của từng đơn vị huyện, thị (tương đương khoảng 1000 hộ).
3. Phối hợp với Trung ương Hội và các ngành chức năng tổ chức tập
huấn kỹ thuật cho 25.000 lượt người trở lên. Dạy nghề ngắn hạn tại chỗ cho
500 nông dân lao động nông thôn.
4. Phối hợp với Ngân hàng nông nghiệp & phát triển nông thôn, Ngân
hàng CSXH thu hồi nợ xấu, nợ quá hạn xuống còn dưới 5%.
5. Phối hợp chính quyền và các ngành thành lập mới 140 tổ kinh tế hợp
tác.
6. Mỗi cơ sở thành lập mới ít nhất 01 Câu lạc bộ nông dân tự nguyện và
01 tủ sách nông dân trở lên.
7. Mỗi Chi hội nhận giúp đỡ ít nhất 02 Hộ nghèo cách thức làm ăn
thoát nghèo.
III. NGHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP:
1. Công tác tuyên truyền:
1.1. Bằng nhiều hình thức đảm bảo thực hiện đúng vai trò nhiệm vụ của
Hội, tổ chức học tập tuyên truyền cho cán bộ hội viên, nông dân quán triệt,
nhận thức đầy đủ quan điểm đường loisop của Đảng, Chính sách pháp luật
12
của Nhà nước, từ đó nâng cao tinh thần hiểu biết, tinh thần tự giác, tự lực, tự
cường, chấp hành chủ trương, nghị quyết của Đảng, điều lệ của Hội, thường
xuyên nắm chặt tình hình về tâm tư nguyện vọng, đời sống của hội viên, nông
dân, kịp thời đề xuất, kiến nghị với Đảng, Nhà nước, Hội cấp trên có chủ
trương đúng đắn và phù hợp nhằm tháo gỡ những vướn mắc khó khăn trong
cuộc sống.
1.2. Tổ chức học tập tốt cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh” như tổ chức cuộc thi kể những mẫu chuyện về
Bác Hồ với nông dân, nông dân với Bác Hồ. Tham gia tổ chức lễ hội “dấu ấn
Đồng Nọc Nạng”.
2. Công tác xây dựng Hội:
2.1. Chú trọng và làm tốt công tác đào tạo, từng bước nâng cao trình độ
đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cơ sở, thông qua chương trình sơ, trung cấp
chính trị gắn với đào tạo sơ cấp, trung cấp Nông vận, từng bước chuẩn hóa
đội ngũ cán bộ Hội.
2.2. Thường xuyên làm tốt công tác củng cố, kiện toàn bộ máy các cấp
Hội vững mạnh về mọi mặt, nâng cao chất lượng hoạt động cơ sở Hội, hội
viên, xây dựng lực lượng cán bộ Hội làm nồng cốt cho phong trào nông dân.
2.3. Lập kế hoạch phát động, ký kết thi đua năm 2008, hướng dẫn thang
điểm và thực hiện chế độ khen thưởng đúng pháp luật quy định.
2.4. Tăng cường công tác kiểm tra, tiếp tục thực hiện chương trình đưa
cán bộ xuống sinh hoạt hội viên thường lệ hàng tháng.
2.5. Tập trung các điều kiện tiến tới Đại Hội Hội nông dân tỉnh lần thứ
VIII nhiệm kỳ 2008-2013.
3. Các phong trào nông dân thi đua
3.1. Tổ chức, phát động mạnh mẽ hơn nữa phong trào nông dân sản
xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau giảm nghèo tiến lên làm giàu chính
đáng, xây dựng gia đình nông dân văn hóa và phát triển bền vững mọi mặt.
3.2. Trong hoạt động thường xuyên phối kết hợp các ngành, các cấp,
tranh thủ điều kiện nhằm hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, phát triển ngành
13
nghề, nâng cao trình độ kỹ thuật, kỹ năng lao động, thực hiện mối liên kết
“bốn nhà”.
3.3. Phát triển nhiều loại hình tổ chức sản xuất như: Tổ, nhóm ngành
nghề, trang trại, doanh nghiệp nông dân, tổ hợp tác, câu lạc bộ, HXT… từng
bước hướng dẫn nông dân cung cách làm ăn quy mô lớn, đủ sức sản xuất
hàng hóa, đảm bảo điều kiện Hội nhập kinh tế thế giới (WTO).
3.4. Đẩy mạnh công tác dạy nghề cho nông dân, hỗ trợ việc làm tại chỗ,
tư vấn hướng nghiệp cho nông dân tìm việc làm trong và ngoài nước, phát
triển làng nghề phù hợp với điều kiện từng địa phương, nhất là làng nghề
truyền thống…
3.5. Phát huy tốt các hộp thư điện tử của Hội Nông dân Tỉnh và một số
huyện phấn đấu 100% huyện, thị có kết nối, phối hợp Sở khoa học và công
nghệ tỉnh xây dựng Wessite các cụm xã có yêu cầu.
3.6. Có kế hoạch vận động cán bộ, hội viên, nông dân tích cực tham gia
xây dựng Quỹ hỗ trợ nông dân và quỹ hùn vốn, tranh thủ tìm nguồn vốn xây
dựng nhiều dự án nhằm hỗ trợ vốn cho hội viên, nông dân gặp rủi ro trong sản
xuất.
3.7. Vận động nông dân quan tâm nhiều hơn nữa việc tham gia phong
trào xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn, nhất là thủy lợi thủy nông
nội đồng, xây dựng nông thôn mới, thực hiện tốt quy chế dân chủ xã, phường,
thị trấn theo pháp lệnh 34 của Ủy ban thường vụ quốc hội, tham gia xây dựng
Đảng, chính quyền trong sạch vững mạnh.
3.8. Các cấp Hội tham gia tốt công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu
cực và lãng phí, các loại tội phạm và tệ nạn xã hội, tiếp tục vận động cán bộ,
hội viên, nông dân chấp hành tốt luật an toàn giao thông theo tinh thần Nghị
quyết 32 của Chính phủ, nhất là phải đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao
thông.
3.9. Tham gia tích cực trong công tác hòa giải, giải quyết khiếu nại tố
cáo, góp phần làm hạn chế thấp nhất các trường hợp khiếu kiện vượt cấp và
khiếu kiện đông người, đảm bảo tốt nghĩa vụ và quyền lợi của công dân.
14
3.10. Tăng cường công tác tham mưu với Đảng, tranh thủ sự ủng hộ
của chính quyền, các ngành các cấp tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho tổ chức
Hội hoạt động tốt đạt chất lượng, hiệu quả công tác và hoàn thành nhiệm vụ
được giao.
3.11. Phối hợp các ngành tích cực vận động nhân dân đóng góp xây
dựng nhà tình nghĩa, nhà tình thương cho Hộ nghèo.
VI/- TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
1. Ban Chấp hành giao cho Ban Thường vụ xây dựng kế hoạch theo
tháng, quý, phù hợp với tình hình thực tế, tổ chức chỉ đạo điều hành thực hiện
đạt kết quả cao nhất.
2. Các Ban chuyên môn Hội Nông dân tỉnh phối kết hợp chặt chẽ với
huyện, thị Hội, các phòng, ban, các sở, ngành cấp tỉnh xây dựng chương trình
kế hoạch theo chức năng nhiệm vụ của Ban tổ chức thực hiện đúng theo yêu
cầu đạt kết quả.
3. Quá trình tổ chức triển khai thực hiện những nhiệm vụ chủ yếu về
công tác Hội và phong trào nông dân năm 2008 có gì khó khăn vướng mắc,
các Ban trực thuộc, các huyện, thị Hội báo cáo phản ánh kịp thời về Ban
Thường vụ, thường trực Hội Nông dân tỉnh để có biện pháp chỉ đạo kịp thời.
T/M BAN THƯỜNG VỤ
Nơi nhận:
PHÓ CHỦ TỊCH
- VP TW Hội, VP T88;
- VP Tỉnh ủy. VP UBND Tỉnh;
- BDV Tỉnh ủy;
- Mặt trận tổ quốc Tỉnh;
- Chủ tịch các PCT Tỉnh Hội;
- Các Ban tỉnh Hội;
- Các huyện, Thị Hội;
- Lưu VT.
15