Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Hành vi vi phạm chế độ kế toán dẫn đến khai gian trốn thuế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (216.03 KB, 17 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Thuế là một trong những chính sách lớn của Đảng và Nhà nước ta. Thuế
là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước (NSNN) nhằm đáp ứng các nhu
cầu chi cho quốc phòng, an ninh, giáo dục, y tế, trả lương cho cán bộ công
chức...trong bộ máy nhà nước. Ngoài việc đảm bảo chi tiêu thường xuyên, nhà
nước có điều kiện chi cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội, chi cho
các chương trình mục tiêu của Nhà nước. Bên cạnh đó, thuế cũng là công cụ
kiểm tra, kiểm soát sắc bén của Nhà nước đối với lĩnh vực sản xuất kinh doanh,
cung ứng dịch vụ và phân phối thu nhập quốc dân.
Trong kỳ họp thứ 11 của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam khoá IX đã thông qua hai luật thuế mới là: Luật thuế giá trị giá tăng và
Luật thuế thu nhập doanh nghiệp. Các luật thuế này có hiệu lực thi hành từ ngày
01/01/1999 với mục tiêu phát huy tác dụng trong quá trình tổ chức quản lý thu
thuế. Cùng với vấn đề quản lý tổ chức thu thuế một cách hiệu quả thì vấn đề đặt
ra là các tổ chức và cá nhân kinh doanh phải chấp hành nghiêm chỉnh Pháp lệnh
về chế độ kế toán thống kế được công bố theo lệnh số 06 - LCT/HĐNN ngày
20/5/1998 của Hội đồng Nhà nước (nay được thực hiện theo Luật kế toán mới
ban hành) và Điều lệ tổ chức kế toán Nhà nước ban hành theo Nghị định số 25HĐBT ngày 18/3/1989 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ).
Đối với Nhà nước, kế toán là công cụ quan trọng để tính toán xây dựng và
kiểm tra việc chấp hành ngân sách nhà nước, để tiến hành quản lý nền kinh tế
quốc dân. Đối với các tổ chức, xí nghiệp, kế toán là công cụ quan trọng để điều
hành quản lý các hoạt động tính toán kinh tế và kiểm tra việc bảo vệ sử dụng tài
sản, vật tư tiền vốn nhằm đảm bảo quyền chủ động trong sản xuất kinh doanh và
chủ động tài chính của tổ chức, xí nghiệp. Trong quá trình thực hiện cơ chế hạch
toán kinh doanh, các đơn vị sản xuất kinh doanh có quyền tự chủ về lĩnh vực
kinh tế tài chính, có tư cách pháp nhân trong việc tổ chức hoạt động sản xuất
1


kinh doanh của đơn vị mình, đồng thời thực hiện tự trang trải các khoản chi phí
trong hoạt động sản xuất kinh doanh bằng nguồn thu nhập của đơn vị và thực


hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với nhà nước, thực hiện chế độ trách nhiệm vật chất và
khuyến khích vật chất, thực hiện kiểm tra tài chính đối với hoạt động sản xuất
kinh doanh của đơn vị. Điều này đặt ra cho các đơn vị và Nhà nước phải củng cố
tăng cường hạch toán kế toán trong các đơn vị hạch toán đầy đủ, thực hiện chế
độ kế toán bắt buộc đối với các doanh nghiệp, chế độ ghi chép của các hộ kinh
doanh.
Thực tế trong thời gian qua cho thấy công tác quản lý thuế của Nhà nước
thông qua việc hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc, tuyên truyền giám sát các đối
tượng nộp thuế thực hiện chế độ mở sổ kế toán ghi chép, phản ánh cập nhật
hàng ngày và sử dụng hoá đơn chứng từ theo chế độ quy định bước đầu đã thu
được một số kết quả xong vẫn bộc lộ những mặt còn hạn chế, bất cập chưa đáp
ứng được yêu cầu của kế toán đặt ra. Đó là tình trạng vi phạm chế độ kế toán ở
hộ kinh doanh thuộc khu vực kinh tế ngoài quốc doanh có xu hướng gia tăng
đáng báo động và có chiều hướng diễn biến ngày càng phức tạp, đa dạng tinh vi
trên tất cả các ngành nghề kinh doanh. Vì thế các nhà quản lý và thực thi pháp
luật (cụ thể là những cán bộ công chức trong ngành thuế) phải có những giải
pháp hữu hiệu nhằm ngăn chặn những tình trạng trên, góp phần lập lại những kỷ
cương phép nước công bằng và bình đẳng cho sản xuất kinh doanh, đưa nghị
quyết của Đảng, chính sách của Nhà nước vào cuộc sống, qua đó thúc đẩy nền
sản xuất phát triển ổn định và lành mạnh nền tài chính quốc gia hiện nay.
Xuất phát từ những lý do nêu trên, sau thời gian được học tập lớp bồi
dưỡng kiến thức quản lý nhà nước chương trình chuyên viên chính, tôi nhận
thấy tình trạng trên đã và đang xảy ra khá nhiều trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Đây là vấn đề rất khó khăn cho việc thực hiện chế độ kế toán hộ kinh doanh, vì
vậy tôi chọn đề tài viết về tình huống quản lý nhà nước trong lĩnh vực thuế giá
trị gia tăng là: "Hành vi vi phạm chế độ kế toán dẫn đến khai gian trốn thuế"
Với trình độ và khả năng lập luận có hạn nên bài viết không tránh khỏi
những thiếu sót, tôi thành thật rất mong nhận được sự giúp đỡ và góp ý của các
thầy cô giáo để bài viết của tôi đực đầy đủ, súc tích và hoàn thiện hơn.
2



I. NỘI DUNG TÌNH HUỐNG
Ông Trần Thành Vinh ở phường Khương Trung, Quận Thanh Xuân,
Thành phố Hà Nội là chủ hộ kinh doanh vật liệu xây dựng đã được Uỷ ban nhân
dân quận Thanh Xuân cấp giấy phép đăng ký kinh doanh số 77/2001 ngày
15/9/2001 và thực hiện nộp thuế khoán (ấn định) hàng tháng là 700.000 đồng.
Ông Trần Thành Vinh đã chấp hành tốt luật thuế của Nhà nước. Tháng 3
năm 2002, Chi cục thuế quận Thanh Xuân thông báo mời một số hộ kinh doanh
trong đó có cửa hàng của ông Vinh lên tập huấn hướng dẫn nội dung: Thực hiện
chế độ kế toán trong kinh doanh đối với những hộ có đủ điều kiện sau khi đã
khảo sát, kiểm kê và xem xét đánh giá phân loại hộ kinh doanh thì các hộ này
thực hiện chuyển từ phương pháp nộp thuế khoán sang phương pháp nộp thuế
theo kê khai, thực hiện chế độ kế toán trong kinh doanh theo Quyết định số 1692000/QĐ-BTC của Bộ Tài chính.
Sau buổi tập huấn trên, ông Vinh nhận được một quyết định kế toán hộ
kinh doanh ghi rõ thời gian mở sổ sách kế toán và sử dụng hoá đơn chứng từ kể
từ ngày 1/4/2002, đồng thời có kèm theo bản thông báo về ưu đãi thuế trong 3
tháng, thời gian ông Vinh thực hiện chế độ kế toán trong kinh doanh (với điều
kiện chủ hộ phải chấp hành nghiêm chỉnh chế độ kế toán quy định).
Qua 3 tháng thực hiện theo chế độ ghi sổ kế toán kết quả ghi sổ kế toán
cửa hàng ông Vinh được cụ thể chi tiết như sau:

Đơn vị: 1.000 đồng
Tháng
kinh
doanh
4

Số liệu quản lý


Số liệu ghi Sổ

Thông báo thuế
Ghi

Doanh
thu
28.000

Thuế
700

Doanh
thu
35.000

Thuế

GTGT

TNDN

Cộng

875

280

420


700

3

chú


5

28.000

700

30.000

750

280

420

700

6

28.000

700

25.000


625

280

420

700

Sau khi kiểm tra xem xét hoạt động kinh doanh của hộ ông Vinh, tổ kế
hoạch - kế toán thuộc Chi cục thuế quận Thanh Xuân căn cứ vào biên bản kiểm
tra đối tượng nộp thuế theo kê khai của đội quản lý thu thuế phường Khương
Trung ghi rõ:
Ông Trần Thành Vinh mở sổ sách kế toán, ghi chép đầy đủ cập nhật hàng
ngày doanh thu bán hàng và các chứng từ hoá đơn xuất hàng phát sinh. Hàng
ngày, ông kê gửi tờ khai theo đúng chế độ quy định. Vì vậy ông Vinh được
hưởng ưu đãi về thuế theo bản Thông báo số 125CT/NVT của Cục thuế thành
phố Hà Nội. Cụ thể số thuế ông Vinh phải nộp vào ngân sách nhà nước theo
thông báo thuế của Chi cục thuế là:
- Tháng 04: Mức nộp là 700.000 đồng. Trong đó thuế GTGT là 280.000
đồng, thuế TNDN là 420.000 đồng.
- Tháng 05: Mức nộp là 700.000 đồng. Trong đó thuế GTGT là 280.000
đồng, thuế TNDN là 420.000 đồng.
- Tháng 06: Mức nộp là 700.000 đồng. Trong đó thuế GTGT là 280.000
đồng, thuế TNDN là 420.000 đồng.
Từ tháng 07/2002, ông Vinh phải nộp thuế theo số liệu ghi sổ kế toán cụ
thể 3 tháng tiếp đó số liệu được ghi trên bảng sau:
Đơn vị: 1.000đ
Tháng
kinh


Số liệu ghi Sổ

Số liệu kiểm tra
của cơ quan thuế

4

Số thuế

Số

phải nộp thuế đã


doanh

Doanh thu

Thuế

Doanh thu

Thuế

nộp

7

35.000


875

35.000

875

875

875

8

40.000

1.100

40.000

1.100

1.100

1.100

9

50.000

1.350


50.000

1.350

1.350

1.350

Sau khi thực hiện nộp thuế theo chế độ kế toán kinh doanh được 3 tháng,
từ tháng 07 đến tháng 09 năm 2002, ông Vinh đã suy tính và so sánh như sau: từ
chỗ mỗi tháng chỉ nộp 700.000đ nay cửa hàng của ông phải nộp mức thuế cao
gấp 2 lần và nếu cứ đà này vào các tháng cuối năm 2002 số lượng các công
trình, nhà ở, xây dựng tăng vọt trên địa bàn thành phố thì chắc chắn rằng số thuế
ông phải nộp cho nhà nước sẽ cao hơn rất nhiều so với mức thuế khoán tháng
trước đây. Ông Vinh suy nghĩ và nghĩ ngay ra ý định giấu thuế một cách hợp
pháp bằng cách không lập hoá đơn bán hàng để điều tiết ổn định mức doanh thu
trong tháng dao động từ 28.000.000 đồng/tháng đến 35.000.000 đồng/tháng chắc
sẽ ổn.
Ngày 15 tháng 11 năm 2002, lúc 15 giờ, đồng chí Nguyễn Chiến Thắng
thuộc tổ kiểm tra Chi cục thuế Thanh Xuân trên đường đi công tác trở về đã phát
hiện 1 chiếc xe tải mang biển số 29K - 3761 đỗ ngay trước cửa hàng của ông
Vinh. Đồng chí Thắng đã điện thoại về cơ quan Chi cục thuế quận Thanh Xuân
và xin ý kiến lãnh đạo cho phép được kiểm tra hiện trường mua bán vật liệu liên
quan tới chiếc ô tô trên. Theo nguồn tin cho hay, chiếc ô tô này đã lấy vật liệu
nhiều lần ở cửa hàng ông Vinh và có nhiều biểu hiện khả nghi. Đúng 15 giờ 30
phút, ba đồng chí trong tổ kiểm tra của Chi cục thuế Thanh Xuân đã có mặt tại
hiện trường. Sau khi đồng chí Minh đọc quyết định kiểm tra đột xuất cửa hàng
kinh doanh vật liệu xây dựng của ông Vinh do đồng chí Chi cục trưởng Chi cục
thuế Thanh Xuân ký, tổ kiểm tra tiến hành kiểm tra sổ sách kế toán và quyển

5


hoá đơn bán hàng trong ngày 15 tháng 11 năm 2002 của ông Vinh do cơ quan
thuế cấp. Đối chiếu với số hàng hoá đã nằm gọn trên chiếc xe tải mà chủ hàng là
anh Nguyễn Văn Định địa chỉ tại phường Thành Công, quận Ba Đình, thành phố
Hà Nội. Số lượng hàng hoá mà anh Định đã mua của ông Vinh có trên xe tải
không hề ghi trên hoá đơn bán hàng gồm:
- Sắt Φ6 là 300 kg, với giá 4.600đ/kg

= 1.380.000đ

- Xi măng Hoàng Thạch số lượng là 3,5 tấn * 755.000/tấn
Tổng:

= 2.265.000đ

3.645.000đ

Tổng số hàng trên xe sau khi tổ kiểm tra làm việc và lấy tờ khai của ông
Vinh (Chủ cửa hàng - người bán hàng) và anh Định (người mua hàng) đều thừa
nhận là không ghi hoá đơn khi xuất hàng để bán. Thay mặt tổ kiểm tra, đồng chí
Minh tiến hành lập biên bản về hành vi vi phạm trên đây của ông Vinh về chế độ
kế toán, bán hàng không ghi hoá đơn trả cho khách hàng của ông nhằm mục
đích khai gian trốn thuế nhà nước.

6


II. PHÂN TÍCH VÀ XỬ LÝ TÌNH HUỐNG

1. Mục tiêu cần đạt được khi giải quyết câu chuyện tình huống này
Chi cục thuế Thanh Xuân yêu cầu ông Trần Thành Vinh lập ngay hoá đơn
bán hàng ngày 15 tháng 11 năm 2002 theo mặt hàng, số lượng, đơn giá, thành
tiền số vật liệu sắt và xi măng đã bán để trả lại cho anh Định là khách mua hàng.
Phù hợp với điều 13 chế độ kế toán hộ kinh doanh ghi “mọi nghiệp vụ kinh tế
tài chính phát sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ đều phải lập
chứng từ kế toán”.
Qua vụ việc gian lận thuế của ông Vinh do không lập hóa đơn bán hàng
và bị cơ quan thuế Thanh Xuân phát hiện, xử lý kịp thời đã góp phần tăng cường
pháp chế xã hội chủ nghĩa, duy trì kỷ cương phép nước ngăn ngừa và chặn đứng
mọi hành vi làm bừa, làm ẩu, coi thường pháp luật thuế, bảo vệ được lợi ích
chính đáng của những hộ kinh doanh trên địa bàn quận Thanh Xuân cũng như
trên địa bàn thành phố Hà Nội. Đảm bảo sự đóng góp công bằng về nghĩa vụ
nộp thuế cho Nhà nước, đồng thời giải quyết phù hợp các lợi ích kinh tế của
ngân sách nhà nước, ngân sách địa phương và thu nhập cá nhân cho người lao
động.
2. Phân tích xử lý tình huống
2.1. Nguyên nhân gây ra tình trạng thất thoát thuế
a) Thứ nhất, do thiếu sót từ tổ chức hoạt động hành chính trong các cơ
quan nhà nước, nhiều cấp, nhiều ngành còn thiếu sự phối kết hợp chặt chẽ và
thường xuyên với nhau như: Uỷ ban nhân dân quận, phường, các cơ quan bảo vệ
pháp luật, các cơ quan quản lý thị trường, công an,...
b) Thứ hai, do chức năng nhiệm vụ của cơ quan thuế còn hạn chế đặc biệt
là chức năng điều tra, kiểm soát các hành vi trốn lậu thuế của các đối tượng kinh
doanh có quy mô lớn, mặt khác còn thiếu các phương tiện quản lý tiên tiến;
ngoài ra, sự hiểu biết của các chủ hộ kinh doanh về chế độ chính sách của Nhà
nước còn hạn chế, dẫn đến kém hiểu biết về pháp luật thuế của người kinh
7



doanh cũng như nhân dân về quyền lợi và nghĩa vụ của mình đối với Nhà nước
đưa đến hậu quả làm bừa, làm ẩu, thiếu tôn trọng pháp luật nhà nước.
c) Thứ ba, do một số cán bộ công chức trong ngành thuế trình độ năng
lực chuyên môn còn hạn chế, đôi lúc còn ngại va chạm ẩu đả xô xát, do đó rất
khó khăn trong việc phát hiện và xử lý các trường hợp gian lận trốn thuế trong
kinh doanh.
d) Thứ tư, các quy định về pháp luật thuế cũng như các chế tài xử phạt
các hành vi vi phạm pháp luật của Nhà nước ta còn thiếu và chưa chặt chẽ đã tạo
ra những kẽ hở cho các đối tượng kinh doanh càng có cơ hội tìm cách trốn thuế.
Nhìn chung có rất nhiều nguyên nhân cả chủ quan và khách quan dẫn đến
hiện tượng khai gian, trốn thuế của các đối tượng tham gia kinh doanh. Những
hành vi này đã gây ra những tổn thất về kinh tế xã hội
2.2. Thiệt hại về kinh tế xã hội
Hành vi gian lận thuế của ông Vinh gây thất thu cho ngân sách nhà nước
mà nguồn thu chủ yếu hiện nay là nguồn thu từ thuế (Năm 2000, theo thống kê
nguồn thu từ thuế chiếm trên 90% trên tổng thu ngân sách nhà nước, hơn thế
năm 2001 nguồn thu từ thuế chiếm 95% tổng thu ngân sách nhà nước).
Thuế thất thu thì sẽ không có nguồn kinh phí để đầu tư cho các công trình
phúc lợi công cộng như điện, đường, trường, trạm, kênh mương. Làm chậm kế
hoạch thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn
hiện nay. Thất thu thuế không những gây thiệt hại cho Nhà nước về kinh tế - xã
hội mà nó còn làm ảnh hưởng và mất uy tín của cơ quan nhà nước, giảm sút
lòng tin của nhân dân đối với cán bộ thuế đang quản lý đối tượng nộp thuế, gây
bất bình trong dân, đặc biệt là các hộ trong kinh doanh từ trước đến nay luôn
gương mẫu chấp hành chính sách, pháp luật thuế của Nhà nước. Mặt khác, còn
ảnh hưởng xấu đến đời sống xã hội như kỷ cương phép nước, giảm sút pháp chế
XHCN, giảm sút công quyền của Nhà nước XHCN Việt Nam.

8



3. Biện pháp giải quyết tình huống
Dựa trên các quy định hiện hành về pháp luật thuế của Nhà nước và bằng
những kinh nghiệm thực tế, đối với hành vi vi phạm chế độ kế toán dẫn đến
hành vi gian lận thuế của hộ kinh doanh Trần Thành Vinh, chúng ta có thể giải
quyết, xử lý theo một trong ba phương án sau:
3.1. Phương án thứ nhất
Căn cứ vào các văn bản pháp luật thuế quy định và các sai phạm của hộ
kinh doanh, cơ quan thuế ra quyết định thu hồi quyển hoá đơn bán hàng, mã số
thuế và đề nghị các cơ quan chức năng thu hồi giấy phép đăng ký kinh doanh,
đình chỉ việc kinh doanh của ông Vinh và xử lý theo pháp luật hiện hành.
- Theo phương án này, chúng ta sẽ góp phần tăng cường pháp chế xã hội
chủ nghĩa, làm gương cho các hộ kinh doanh khác trên địa bàn quận Thanh
Xuân nói riêng và trên địa bàn thành phố Hà Nội nói chung.
- Song để thực hiện phương án 1 là cả một quá trình khá phức tạp, liên
quan đến nhiều cơ quan đơn vị khác, không mang tính giáo dục thuyết phục
tuyên truyền, gây ra những dư luận không đúng đối với cơ quan quản lý thuế, số
người đồng tình ủng hộ ít. Mặt khác, hộ kinh doanh này sẽ gặp nhiều khó khăn
về vốn, bạn hàng và làm ảnh hưởng không nhỏ đến nguồn thu ngân sách nhà
nước.
3.2. Phương án thứ hai
Căn cứ vào các văn bản sau đây: Luật thuế Giá trị gia tăng, Quyết định
169 ngày 25/10/2000 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, Nghị định 22/CP ngày
17/4/1996 của Chính phủ, Thông tư 89/2000/TT-BTC ngày 28/8/2000 của Bộ
Tài chính, Chi cục thuế quận Thanh Xuân xử lý ông Trần Thành Vinh như sau:
Truy thu số thuế trốn lậu do không lập hoá đơn bán hàng, cụ thể trong
trường hợp này, số thuế phải truy thu là 91.000 đồng và xử phạt tiền 200.000
đồng, tổng hai khoản là 291.000 đồng.

9



Phương án này đảm bảo kỷ cương phép nước, xử lý đúng các quy định
của pháp luật hiện hành, được dư luận đồng tình ủng hộ, tạo niềm tin trong nhân
dân, làm tốt vai trò quản lý của Nhà nước trong quản lý thuế, không ảnh hưởng
lớn đến đời sống xã hội; Đảm bảo quá trình kinh doanh hoạt động bình thường
và hộ kinh doanh vẫn thực hiện được nghĩa vụ của mình đối với Nhà nước. Tạo
điều kiện cho hộ kinh doanh nhận thức đầy đủ hơn về ý thức chấp hành pháp
luật thuế và thực hiện tính công bằng của thuế đối với mọi thành phần kinh tế,
đồng thời mức xử phạt kinh tế vừa phải, có thể chấp nhận được.
Song phương án hai vẫn còn hạn chế đó là việc ngăn chặn hành vi vi
phạm pháp luật về chế độ kế toán, sử dụng hoá đơn chứng từ chưa cao do một số
tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh vẫn coi thường pháp luật và dễ tái phạm.
3.3. Phương án thứ ba
Căn cứ vào các văn bản pháp luật thuế quy định và mức sai phạm của hộ
kinh doanh, cơ quan thuế yêu cầu viết hoá đơn bán hàng số liệu xây dựng mà
ông Vinh đã bán cho anh Định và phạt 100.000 đồng.
Ưu điểm của phương án này là giữ được kỷ cương pháp luật và thực hiện
đúng theo chế độ chính sách hiện hành (Theo xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực thuế điều 14 phần II tại thông tư số 128/1998/TT-BTC của Bộ Tài
chính hướng dẫn).
Tuy nhiên, phương án này còn có nhược điểm là sẽ gây cho đối tượng
kinh doanh hoang mang dao động bởi mức phạt quá nặng, ảnh hưởng không nhỏ
đến tâm lý sản xuất kinh doanh của các tầng lớp dân cư trên địa bàn và tính giáo
dục, thuyết phục không cao.
Sau khi xem xét những ưu điểm và hạn chế của ba phương án đưa ra, theo
tôi nên chọn phương án hai để giải quyết tình huống vi phạm trên vì phương án
này sẽ đáp ứng được nhiều mục tiêu đề ra, khắc phục được nhiều nhược điểm
và tính khả thi cao, hơn nữa cách giải quyết này vừa đạt được lý, thấu tình, được
đa số nhân dân đồng tình ủng hộ.

10


4. Tổ chức thực hiện phương án thứ hai
Để tổ chức thực hiện phương án 2 có hiệu quả cần tiến hành các bước cụ
thể như sau:
Biên bản kiểm tra vi phạm hành chính về thuế của ông Trần Thành Vinh
do đồng chí Tổ trưởng tổ kiểm tra sẽ báo cáo tình tiết sự việc xảy ra và kèm theo
biên bản đã lập trình đồng chí Chi cục trưởng nghiên cứu xem xét hành vi vi
phạm của đối tượng để cho kế hoạch chỉ đạo.
Tiếp đến, đồng chí Chi cục trưởng giao nhiệm vụ cho các đồng chí: Tổ
trưởng tổ kiểm tra, tổ trưởng tổ nghiệp vụ, tổ trưởng tổ kế hoạch của văn phòng
Chi cục thuế, xem xét các văn bản liên quan để tham mưu đề xuất xử lý kịp thời.
Trường hợp này cần sử dụng các văn bản sau đây:
- Thông tư 89/2000/TT-BTC (28/8/2000) của Bộ Tài chính hướng dẫn thi
hành Nghị định số 49/1999/NĐ-CP của Chính phủ trong lĩnh vực kế toán.
- Nghị định số 22/CP (17/4/1996) về xử phạt hành chính.
Sau 5 ngày, đồng chí Tổ trưởng tổ kiểm tra trình đồng chí Chi cục trưởng
ra quyết định hành chính. Quyết định ghi rõ mức phạt tiền là 200.000 đồng và
yêu cầu ông Vinh viết hoá đơn bán hàng có ghi đầy đủ các chỉ tiêu hoá đơn giao
cho anh Định hoặc lưu lại cuống quyển hoá đơn gốc đồng thời kê khi số doanh
thu bổ sung là 3.650.000 đồng vào tờ khai thuế tháng 11 năm 2002.
Thời hạn 10 ngày kể từ ngày lập biên bản kiểm tra, tổ hành chính gửi
quyết định xử phạt (do đồng chí Cục trưởng ký) cho ông Trần Thành Vinh được
biết và có trách nhiệm thi hành quyết định này. Sau đó tổ kiểm tra tiếp tục đôn
đốc đối tượng thực hiện quyết định xử phạt và tổ kế hoạch - kế toán thực hiện
viết giấy nộp thuế, tiền phạt theo chương, loại, khoản, mục ngân sách nhà nước
quy định, giao lại cho ông Vinh tự đem tiền nộp vào Kho bạc Nhà nước quận
Đống Đa.


11


Thời gian đôn đốc ông Vinh thực hiện quyết định trên là 20 ngày. Sau đó,
đồng chí tổ trưởng tổ kiểm tra thực hiện báo cáo kết quả thi hành xử lý phạt
hành chính ông Vinh cho đồng chí Chi cục trưởng biết được tình hình để có
hướng chỉ đạo việc thu thuế trên địa bàn ngày một tốt hơn, đáp ứng yêu cầu
nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ quận Thanh Xuân đề ra và kế hoạch chỉ tiêu thu
ngân sách của Thành phố Hà Nội giao cho quận Thanh Xuân trong năm 2002 và
kế hoạch các năm tiếp theo.

12


III. KIẾN NGHỊ
Nghiên cứu pháp luật trong lĩnh vực tài chính và thuế, tôi nhận thấy trong
lĩnh vực này, thực tế còn xảy ra rất nhiều sai phạm và những sai phạm này đã
gây ra những tổn thất không nhỏ đối với ngân sách Nhà nước ta, nghiên cứu
pháp luật và trên cơ sở tìm hiểu thực tế, tôi xin mạnh dạn đề xuất một số kiến
nghị sau đây:
1. Cần thường xuyên và tập trung hơn nữa công tác tư vấn thuế, đẩy mạnh
hình thức tuyên truyền rộng rãi kiến thức về thuế và coi thuế là kiến thức phổ
cập của người dân chứ không chỉ dành cho ngành thuế, cán bộ thuế và cán bộ
công chức nhà nước. Hiện nay, công tác tuyên truyền, phổ biến những kiến thức
về thuế đã được ngành thuế thực hiện rất tích cực, tuy nhiên trong quá trình thực
hiện còn gặp rất nhiều bất cập về phương pháp cũng như phương thức, do vậy
việc đưa ra những phương thức tuyên truyền sâu rộng về thuế trong dân cư là rất
cần thiết.
2. Chú trọng tập huấn nghiệp vụ cho các đối tượng kinh doanh về thuế,
chế độ kế toán hộ kinh doanh (ngay cả các hộ kinh doanh nhỏ), chế độ sử dụng

và quản lý các loại hoá đơn và hình thức xử phạt nếu vi phạm, giúp họ hiểu rõ
quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của mình, từ đó có ý thức chấp hành tốt các
quy định của Nhà nước trong quá trình kinh doanh.
3. Cần tăng cường pháp chế XHCN đề nghị Chính phủ thành lập một cơ
quan kiểm tra, thanh tra độc lập trực thuộc Chính phủ không thuộc biên chế và
bộ máy tổ chức của ngành thuế, có tư cách pháp nhân và được trang bị phương
tiện thiết bị điều tra phát hiện tiên tiến, đảm bảo cho công tác thanh tra, kiểm tra
ngày càng hiệu lực. Điều này sẽ tạo nên tính khách quan hơn trong công tác
thanh tra, kiểm tra các đối tượng phải chấp hành pháp luật Thuế.
4. Để thiết lập môi trường pháp lý trong kinh doanh lành mạnh, có sự
quản lý của Nhà nước theo định hướng Xã hội chủ nghĩa thì Nhà nước cần
13


nghiên cứu và ban hành các văn bản về xử lý các vi phạm, các trường hợp mua
bán hàng hoá, dịch vụ không lập hoá đơn (trừ các mặt hàng không quy định phải
lập hoá đơn). Trong văn bản này, cần nêu rõ xử lý vi phạm chế độ không sử
dụng hoá đơn bán hàng của cả người bán và người mua hàng. Có như vậy mới
khuyến khích mọi tầng lớp dân cư có thói quen khi mua hàng phải lấy hoá đơn,
hạn chế việc lưu hành hàng giả, hàng kém chất lượng và thống nhất cơ bản về
mặt bằng giá cả trên toàn quốc nhằm đạt được các mục tiêu chiến lược ngân
sách thu - chi trong hiện tại và tương lai của nước nhà. Quả thật đây là một việc
làm tương đối khó khăn do ý thức của người dân trong vấn đề tự bảo vệ quyền
lợi của mình ở nước ta còn thấp, đồng thời ý thức chấp hành pháp luật của các
đối tượng kinh doanh không cao.

14


IV. KẾT LUẬN

Hiện tượng khai gian trốn thuế đang là hiện tượng phổ biến không riêng
một huyện, thị nào mà gần như đã và đang lan tràn trong cả nước, đặc biệt gây
khó khăn cho việc triển khai thu ngân sách từ thuế trên hộ kinh doanh theo
phương pháp “chế độ kế toán kinh doanh”. Đây cũng là vấn đề nổi cộm của mọi
cá nhân, tổ chức, cơ quan đơn vị trong mọi ngành, mọi lĩnh vực kinh tế xã hội.
Các hiện tượng gian lận, trốn thuế đã và đang gây ra những tổn thất rất lớn đối
với ngân sách Nhà nước. Việc thực hiện sử dụng tình huống trên đây mới chỉ là
một phần nhỏ trong mọi con đường, mọi ngõ ngách của một cá nhân, đơn vị, tổ
chức kinh doanh không lành mạnh trốn thuế nhà nước.
Để đạt được cả những mục tiêu kinh tế cũng như các mục tiêu giáo dục,
đòi hỏi cần có hình thức xử lý vừa mang tính đạo lý, khoa học và vừa có ý nghĩa
giáo dục, có tác dụng thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển đúng hướng, tạo
nguồn thu cho ngân sách nhà nước.
Để hoàn thành bản tiểu luận này tôi đã cố gắng tìm hiểu, xem xét, đánh
giá tình huống xảy ra ngay trên địa bàn nơi cư trú, đồng thời có sự tham khảo ý
kiến của những cán bộ đang trực tiếp làm trong ngành thuế. Song chắc chắn vẫn
còn hạn chế vê trình độ lý luận và kinh nghiệm thực tiễn nên bài tiểu luận sẽ
không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong được các thầy cô giúp đỡ và góp ý
bổ sung để bài viết của tôi hoàn thiện hơn. Qua bài viết này cho phép tôi bày tỏ
tình cảm chân thành tới các thầy, cô giáo của Học viện Hành chính Quốc gia đã
tạo điều kiện cho chúng tôi học tập, hiểu thêm kiến thức quản lý nhà nước và
hoàn thành bài tiểu luận này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

15


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật Doanh nghiệp
2. Luật thuế Giá trị gia tăng

3. Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp
4. Nghị định 22/CP ngày 17/4/1996 của Chính phủ về xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực thuế
5. Nghị định số 49/1999/NĐ-CP của Chính phủ trong lĩnh vực kế toán
6. Quyết định 169 ngày 25/10/2000 của Bộ trưởng Bộ Tài chính
7. Thông tư 89/2000/TT-BTC ngày 28/8/2000 của Bộ Tài chính
8. Thông tư 89/2000/TT-BTC (28/8/2000) của Bộ Tài chính hướng dẫn
thi hành Nghị định số 49/1999/NĐ-CP của Chính phủ trong lĩnh vực kế toán.
9. Các tạp chí quản lý nhà nước;
10. Các tài liệu bồi dưỡng về quản lý hành chính Nhà nước (chương trình
chuyên viên chính) và các bài giảng của các thầy cô Học viện hành chính;
11. Các thông tin trên mạng Internet.

16


MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU
I

NỘI DUNG TÌNH HUỐNG

II

PHÂN TÍCH VÀ XỬ LÝ TÌNH HUỐNG

1

Mục tiêu cần đạt được khi giải quyết câu chuyện tình

huống

2

Phân tích, xử lý tình huống

2.1

Nguyên nhân gây ra tình trạng thất thoát thuế

2.2.

Thiệt hại về kinh tế xã hội

3.

Biện pháp giải quyết tình huống

3.1
3.2.

Phương án thứ nhất
Phương án thứ hai

3.3.

Phương án thứ ba

4


Tổ chức thực hiện Phương án thứ ba

III

KIẾN NGHỊ

IV

KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO

17



×