Tải bản đầy đủ (.doc) (49 trang)

Thực trạng chất lượng đội ngũ cánbộ, công chức Vụ Kế hoạch- Bộ Công thương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (612.28 KB, 49 trang )

LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian được học tập và nghiên cứu kiến thức chuyên ngành
tại học viện Hành Chính , học viện đã tạo điều kiện cho sinh viên có cơ
hội quan sát, thực hành, vận dụng những kiến thức đã học vào trong thực
tế để có thêm kinh nghiệm và hoàn thiện hơn vốn kiến thức cho bản thân.
Trong thời gian từ ngày 23 tháng 2 đến ngày 23 tháng 4 năm 2011,
được tiếp nhận vào thực tập tại Vụ Kế hoạch thuộc Bộ Công thương, em
đã được làm quen và tiếp xúc với một môi trường làm việc rất năng động,
khoa học, hiện đại. Qua thời gian thực tập tại đây em đã thu được rất
nhiều kinh nghiệm bổ ích và bài học quý báu cho bản thân.
Để hoàn thành chương trình thực tập cuối khóa và thực hiện viết đề
tài em đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của các chú, các cô, các anh, các
chị cán bộ, công chức của Vụ Kế hoạch và sự hướng dẫn tận tình của các
thầy, các cô trong đoàn thực tập số 12.
Qua đây, em xin gửi lời cảm ơn trân trọng nhất tới tập thể lãnh đạo,
các anh chị làm việc tại Vụ Kế hoạch – Bộ Công thương đã giúp đõ em
trong công tác, tạo điều kiện thuận lợi nhất để em có thể đạt được kết quả
tốt nhất. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới chị Nguyễn
Thúy Hiền - Trưởng phòng Tổng hợp thuộc Vụ Kế hoạch và Ths.
Nguyễn Trung Thành - giảng viên khoa Quản lí nhà nước về xã hội đã
hướng dẫn, truyền đạt cho em những kiến thức cơ bản để em hoàn thành
tốt quá trình học tập và xây dựng thành công bài báo cáo thực tập này.
Mặc dù có nhiều cố gắng nhưng do thời gian có hạn, kinh nghiệm
thực tế chưa nhiều vì vậy không tránh khỏi những thiếu sót em mong
nhận được nhiều hơn nữa sự đóng góp ý kiến của thầy cô.
Em xin chân thành cảm ơn!

1


LỜI MỞ ĐẦU


Đảng ta đã khẳng định: Phát triển kinh tế là trung tâm, xây dựng
Đảng là then chốt. Trong xây dựng Đảng thì công tác cán bộ là quan
trọng nhất, là khâu then chốt của mọi vấn đề then chốt. Nói về công tác
cán bộ, Bác Hồ đã chỉ rõ: “ Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”, “ Công
việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”. Như vậy Đảng
và Bác Hồ lo cho cán bộ không chỉ lo cho bản thân mình, mà còn lo cho
cả hệ thống chính trị cho toàn xã hội, trên tất cả các lĩnh vực. Chỉ có chủ
động xây dựng, kiện toàn đội ngũ cán bộ vững mạnh, Đảng ta mới có khả
năng lãnh đạo, tổ chức toàn dân thực hiện thắng lợi sự nghiệp xây dựng
và bảo vệ tổ quốc, đưa đất nước ta đi lên chủ nghĩa xã hội, thực hiện mục
tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Đội ngũ
cán bộ, công chức vững mạnh là toàn bộ những người làm việc cho các
cơ quan hành chính nhà nước có đầy đủ năng lực chuyên môn đáp ứng
được nhu cầu của công việc, có phẩm chất đạo đức tốt. Mà để có được
những điều này thì chúng ta phải thực hiện thật tốt tất cả các khâu trong
công tác cán bộ. Trong đó, khâu mấu chốt đầu tiên là việc nâng cao chất
lượng đội ngũ cán bộ, công chức hiện nay là việc làm quan trọng và cần
thiết. Nhận thức thấy được tầm quan trọng của công tác cán bộ tại Bộ
Công thương, em đã chọn đề tài: “ Thực trạng chất lượng đội ngũ cán
bộ, công chức Vụ Kế hoạch- Bộ Công thương” để làm báo cáo thực tập
tốt nghiệp của mình.
1. Mục đích chọn đề tài:

Bản báo cáo này sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về chất lượng đội
ngũ cán bộ công chức hiện nay trong các cơ quan hành chính Nhà nước,

2


đặc biệt là những cơ quan chuyên ngành đầu não của Chính phủ. Mặc dù

đây chỉ là sự khảo sát và tìm hiểu trong một cơ quan là Vụ Kế hoạch- Bộ
Công thương nhưng qua đó cũng giúp chúng ta hiểu được phần nào nền
hành chính nước nhà. Như vậy sẽ hiểu được phần nào chất lượng cũng
như trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ công chức đang làm việc tại
các cơ quan hành chính Nhà nước hiện nay.
2. Đối tượng của đề tài
Đối tượng của đề tài là các cán bộ, công chức làm việc tại Vụ Kế
hoạch- Bộ Công thương.
3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đề tài được tiến hành nghiên cứu tại Vụ Kế hoạch- Bộ Công
thương về vấn đề đội ngũ cán bộ công chức.
4. Kết cấu của đề tài
Nội dung báo cáo gồm có 3 chương:
Chương I: Khái quát về cơ quan thực tập
Chương II: Thực trạng về đội ngũ cán bộ, công chức tại Vụ Kế
hoạch- Bộ Công thương.
Chương III: Giải pháp nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, công
chức Vụ Kế hoạch.

3


CHƯƠNG I
KHÁI QUÁT VỀ CƠ QUAN THỰC TẬP
I. TÌM HIỂU VỀ BỘ CÔNG THƯƠNG
1. Quá trình hình thành và phát triển của Bộ Công thương
- Tên tổ chức: Bộ Công thương
- Trụ sở: 54 Hai Bà Trưng – Hoàn Kiếm – Hà Nội.
Lịch sử hình thành và phát triển của Bộ Công thương gắn liền với sự ra
đời và phát triển của Nhà nước cách mạng, với quá trình đấu tranh giải

phóng dân tộc và xây dựng đất nước Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử.
Ngày 28 tháng 8 năm 1945, Bộ Kinh tế được thành lập.
Ngày 14 tháng 5 năm 1951, Chủ tịch Nước Việt Nam Dân chủ Cộng
hoà ra Sắc lệnh số 21-SL đổi tên Bộ Kinh tế thành Bộ Công Thương.
Quyết định số 1418/QĐ-TTg ngày 20 tháng 10 năm 2008 lấy ngày 14
tháng 5 hàng năm là "Ngày truyền thống của ngành Công thương Việt
Nam”.
- Sắc lệnh số 29 - B/SL ngày 16 tháng 3 năm 1947 đặt trong Bộ Kinh
tế một cơ quan Trung ương điều khiển ngoại thương gọi là "Ngoại
thương cục". Ngoại thương cục có một Hội đồng quản trị gồm bốn đại
biểu chính thức và bốn đại biểu dự khuyết của bốn bộ Kinh tế, Tài chính,
Quốc phòng, Nội vụ.
- Sắc lệnh số 53 - SL ngày 1 tháng 6 năm 1947 cải tổ Ngoại thương
cục.
- Sắc lệnh số 54 – SL ngày 11 tháng 6 năm 1947 bãi bỏ Hội đồng Quản
trị Ngoại thương và đặt Ngoại giao cục dưới quyền điều khiển trực tiếp
của Bộ Kinh tế. Đặt trong Ngoại thương cục một: "Hội đồng cố vấn ngoại
thương" gồm đại biểu của Bộ Quốc phòng, Tài chính, Canh nông, nếu

4


cần thiết, đại biểu các Bộ khác; đại biểu các Bộ sẽ do các Bộ trưởng cơ
quan đề cử.
- Sắc lệnh số 168 - SL ngày 17 tháng 11 năm 1950 thành lập Sở Nội
thương.
- Sắc lệnh số 21 ngày 14 tháng 4 năm 1951 đổi tên Bộ Kinh tế thành
Bộ Công thương.
- Sắc lệnh số 22 - SL ngày 14 tháng 5 năm 1951 thành lập trong Bộ
Công Thương một cơ quan kinh doanh lấy tên là Sở Mậu dịch; bãi bỏ

Cục Ngoại thương và Sở Nội thương.
- Lệnh của Chủ tịch nước số 18 - LCT ngày 26 tháng 7 năm 1960 về
danh sách các Bộ và cơ quan ngang Bộ, trong đó có: Bộ Thuỷ lợi và Điện
lực, Bộ Công nghiệp nặng, Bộ Công nghiệp nhẹ, Bộ Nội thương, Bộ
Ngoại thương. Các cơ quan trực thuộc Hội đồng Chính phủ, trong đó có:
Tổng cục địa chất và Tổng cục vật tư.
- Quyết nghị số 786/NQ/TVQHK6 ngày 11 tháng 8 năm 1969 của Uỷ
ban Thường vụ Quốc hội, chia Bộ Công nghiệp nặng thành hai Bộ và một
Tổng cục thuộc Hội đồng Chính phủ: Bộ Điện và Than, Bộ Cơ khí và
Luyện kim, Tổng cục Hoá chất; Thành lập Bộ Lương thực và Thực phẩm
trên cơ sở hợp nhất Tổng cục Lương thực với Ngành công nghiệp chế
biến thực phẩm tách từ Bộ Công nghiệp nhẹ ra; Thành lập Bộ Vật tư trên
cơ sở bộ máy của Tổng cục vật tư.
- Nghị định số 170/CP ngày 3 tháng 9 năm 1975 thành lập Tổng cục
Dầu mỏ và khí đốt Việt Nam.
- Quyết nghị số 1236NQ/TVQHK6 ngày 22 tháng 11 năm 1981 của
Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, chia Bộ Điện và Than thành hai bộ: Bộ
Điện lực, Bộ Mỏ và Than; Chia Bộ Lương thực và Thực phẩm thành hai
bộ: Bộ Công nghiệp thực phẩm và Bộ Lương thực.

5


- Nghị định số 62 - HĐBT ngày 21 tháng 6 năm 1983 thành lập Ban
Cơ khí của Chính phủ; Nghị định số 105 - HĐBT ngày 26 tháng 9 năm
1983 thành lập Ban Năng lượng của Chính phủ.
- Quyết định số 481-NQ/HĐNN7 ngày 16 tháng 12 năm 1983 của Hội
đồng Nhà nước phê chuẩn việc thành lập Tổng cục Điện tử và Kỹ thuật
tin học.
- Quyết định số 782NQ/HĐNN7 ngày 16 tháng 12 năm 1987 của Hội

đồng Nhà nước: Thành lập Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm
trên cơ sở hợp nhất ba Bộ: Bộ Nông nghiệp, Bộ Công nghiệp thực phẩm
và Bộ Lương thực; Thành lập Bộ Năng lượng trên cơ sở hợp nhất hai Bộ:
Bộ Điện lực, Bộ Mỏ và Than; Đổi tên Tổng cục Địa chất thành Tổng cục
Mỏ và Địa chất.
- Nghị quyết của Quốc hội ngày 28 tháng 6 năm 1988 thành lập Bộ
Kinh tế đối ngoại trên cơ sở sáp nhập Bộ Ngoại thương và Uỷ ban Kinh
tế đối ngoại; Sáp nhập Tổng cục Điện tử và Kỹ thuật tin học vào Bộ Cơ
khí và luyện kim.
- Nghị quyết của Quốc hội ngày 30 tháng 6 năm 1990 thành lập Bộ
Thương nghiệp trên cơ sở Bộ Kinh tế đối ngoại, Bộ Nội thương, Bộ Vật
tư để thống nhất quản lý nhà nước các hoạt động thương nghiệp và dịch
vụ; Đổi tên Bộ Cơ khí và Luyện kim thành Bộ Công nghiệp nặng để
thống nhất quản lý Nhà nước đối với các ngành cơ khí luyện kim, điện tử,
mỏ, địa chất, dầu khí và hóa chất. Phê chuẩn việc giải thể Tổng cục Mỏ
và địa chất, Tổng cục Dầu mỏ .
- Nghị quyết của Quốc hội ngày 12 tháng 8 năm 1991 đổi tên Bộ
Thương nghiệp thành Bộ Thương mại và Du lịch.
- Nghị quyết của Quốc hội ngày 30 tháng 9 năm 1992 quyết nghị danh
sách các Bộ và cơ quan ngang bộ, trong đó có: Bộ Thương mại; Bộ Công
nghiệp nặng; Bộ Công nghiệp nhẹ; Bộ Năng lượng; Bộ Nông nghiệp và
Công nghiệp thực phẩm.
6


- Nghị quyết của Quốc hội ngày 21 tháng 10 năm 1995 thành lập Bộ
Công nghiệp trên cơ sở hợp nhất ba Bộ: Công nghiệp nặng, Năng lượng,
Công nghiệp nhẹ.
- Nghị quyết của Quốc hội ngày 29 tháng 9 năm 1997 quyết nghị danh
sách các Bộ và cơ quan ngang bộ, trong đó có: Bộ Thương mại, Bộ Công

nghiệp.
- Nghị quyết số 01/2007/NQ-QH12 của Kỳ họp thứ nhất Quốc hội
khoá XII, ngày 31 tháng 7 năm 2007 hợp nhất Bộ Công nghiệp với Bộ
Thương mại thành Bộ Công Thương.
Trải qua các giai đoạn kế tiếp nhau của lịch sử, mặc dù có nhiều thay
đổi về tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, Bộ Công thương vẫn không ngừng
được xây dựng, trưởng thành và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ Nhà nước
giao, đóng góp xứng đáng vào công cuộc xây dựng và hoàn thiện bộ máy
nhà nước qua từng thời kì cách mạng của dân tộc do Đảng Cộng sản lãnh
đạo.
Cùng với sự phát triển kinh tế của đất nước đang trên đà hội nhập với
nền kinh tế thế giới, mặc dù trải qua nhiều giai đoạn khó khăn khi thành
lập đến nay nhưng đội ngũ tập thể cán bộ, lãnh đạo Bộ Công thương đã
nỗ lực đóng góp sức mình vào sự phát triển kinh tế chung của đất nước
nhiều tập thể, cá nhân đã vinh dự nhận được bằng khen của Bộ cũng như
của Nhà nước trao tặng.
2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công
thương
2.1. Vị trí và chức năng
Bộ Công Thương là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng
quản lý nhà nước về công nghiệp và thương mại, bao gồm các ngành và
lĩnh vực: cơ khí, luyện kim, điện, năng lượng mới, năng lượng tái tạo, dầu

7


khí, hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp, công nghiệp khai thác mỏ và chế
biến khoáng sản, công nghiệp tiêu dùng, công nghiệp thực phẩm và công
nghiệp chế biến khác, lưu thông hàng hoá trong nước; xuất nhập khẩu,
quản lý thị trường, xúc tiến thương mại, thương mại điện tử, dịch vụ

thương mại, hội nhập kinh tế - thương mại quốc tế, quản lý cạnh tranh,
kiểm soát độc quyền, áp dụng các biện pháp tự vệ, chống bán phá giá,
chống trợ cấp, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; quản lý nhà nước các
dịch vụ công trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước
của Bộ theo quy định của pháp luật.
2.2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Công thương
Bộ Công Thương thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại
Nghị định số 178/2007/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2007 của Chính
phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ,
cơ quan ngang Bộ và những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây:
- Trình Chính phủ các dự án luật, pháp lệnh, các dự thảo nghị quyết,
nghị định, cơ chế, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật khác về các
ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ theo phân công
của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
- Trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và tổ chức thực hiện chiến
lược, quy hoạch phát triển tổng thể; chiến lược, quy hoạch ngành và lĩnh
vực; quy hoạch vùng, lãnh thổ và các chương trình phát triển, chương
trình mục tiêu quốc gia, chương trình kỹ thuật - kinh tế, các dự án quan
trọng và các văn bản quy phạm pháp luật khác trong phạm vi các ngành,
lĩnh vực do Bộ quản lý.
- Phê duyệt chiến lược, quy hoạch, các chương trình phát triển các
ngành và lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ, các vùng,
lãnh thổ theo phân cấp và ủy quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính
phủ.
8


- Ban hành các quyết định, chỉ thị, thông tư; chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm
tra và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi
quản lý của Bộ; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về

công nghiệp và thương mại.
- Xây dựng tiêu chuẩn, ban hành quy trình, quy chuẩn, định mức kinh
tế kỹ thuật trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của
Bộ; tổ chức quản lý, hướng dẫn, kiểm tra đối với ngành nghề kinh doanh
có điều kiện thuộc ngành công nghiệp và thương mại theo danh mục do
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quy định.
- Chủ trì thẩm định hoặc phê duyệt, kiểm tra, giám sát việc thực hiện
các dự án đầu tư trong các ngành công nghiệp và thương mại thuộc phạm
vi quản lý của Bộ.
- Quy định việc cấp, điều chỉnh, thu hồi, gia hạn giấy phép về điện,
hoá chất, vật liệu nổ công nghiệp, sản xuất thuốc lá điếu và các loại giấy
phép, giấy chứng nhận, giấy đăng ký khác theo quy định của pháp luật.
- Phối hợp với Bộ Tài chính xây dựng kế hoạch dự trữ quốc gia về
xăng dầu, vật liệu nổ công nghiệp, hạt giống cây bông và các dự trữ khác
theo quy định của Chính phủ.
- Về an toàn kỹ thuật công nghiệp:
+) Quản lý, chỉ đạo, kiểm tra, chịu trách nhiệm việc tổ chức thực hiện
công tác kỹ thuật an toàn trong ngành công nghiệp; bảo vệ môi trường
công nghiệp theo quy định của pháp luật;
+) Đề xuất danh mục máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về
an toàn lao động thuộc ngành, lĩnh vực quản lý, đề nghị Bộ Lao động Thương binh và Xã hội thống nhất ban hành;
+) Xây dựng và ban hành quy trình kiểm định đối với các máy, thiết bị
có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động thuộc phạm vi quản lý nhà

9


nước của Bộ, sau khi có ý kiến thẩm định của Bộ Lao động - Thương
binh và Xã hội;
+) Xây dựng và ban hành tiêu chí, điều kiện hoạt động đối với các tổ

chức kiểm định khi thực hiện hoạt động kiểm định các máy, thiết bị có
yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động thuộc phạm vi quản lý nhà nước
của Bộ, sau khi có ý kiến thẩm định của Bộ Lao động - Thương binh và
Xã hội;
+) Hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định của
pháp luật về an toàn đối với máy móc, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm
ngặt về an toàn lao động.
- Về cơ khí, luyện kim:
+)Chỉ đạo và kiểm tra việc tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch,
kế hoạch, chính sách phát triển ngành cơ khí, ngành luyện kim, phát triển
các sản phẩm cơ khí, cơ - điện tử trọng điểm, các sản phẩm có hàm lượng
công nghệ cao, kết hợp kỹ thuật cơ khí, tự động hóa, điện tử công nghiệp.
- Về điện, năng lượng mới, năng lượng tái tạo:
+) Phê duyệt quy hoạch phát triển điện lực các tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương; công bố danh mục các công trình điện thuộc quy
hoạch phát triển điện lực để kêu gọi đầu tư xây dựng và quản lý việc thực
hiện;
+) Phê duyệt quy hoạch bậc thang thủy điện, quy hoạch năng lượng
mới và năng lượng tái tạo;
+) Tổ chức chỉ đạo và thực hiện các nhiệm vụ về điện nguyên tử, năng
lượng mới, năng lượng tái tạo;
+) Ban hành quy định về lập, thẩm định, lấy ý kiến, trình duyệt giá
bán lẻ điện.
- Về dầu khí:
10


+) Phê duyệt kế hoạch khai thác sớm dầu khí tại các mỏ;
+) Quyết định thu hồi mỏ trong trường hợp nhà thầu không tiến hành
phát triển mỏ và khai thác dầu khí theo thời gian quy định đã được phê

duyệt;
+) Quyết định cho phép đốt bỏ khí đồng hành;
+) Tổng hợp, theo dõi, báo cáo tình hình phát triển và kết quả tìm
kiếm, thăm dò, khai thác, tiêu thụ dầu khí trong nước và xuất khẩu.
- Về công nghiệp khai thác mỏ và chế biến khoáng sản (trừ khoáng
sản làm vật liệu xây dựng và sản xuất xi măng):
+) Xây dựng, trình cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành
theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật về công nghiệp khai
thác và chế biến khoáng sản;
+) Chỉ đạo, tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch khai thác, chế biến
và sử dụng khoáng sản sau khi được phê duyệt;
+) Tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các
quy chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật, công nghệ, an toàn vệ sinh, bảo
vệ môi trường trong khai thác mỏ và chế biến khoáng sản;
+) Tổ chức thẩm định thiết kế cơ sở các công trình thuộc dự án đầu tư
khai thác, chế biến khoáng sản;
+) Ban hành danh mục, điều kiện và tiêu chuẩn khoáng sản cấm xuất
khẩu, khoáng sản hạn chế xuất khẩu theo quy định của pháp luật.
- Về hoá chất, vật liệu nổ công nghiệp:
+) Theo dõi, chỉ đạo, hướng dẫn kiểm tra, tổng hợp tình hình phát
triển công nghiệp hoá chất;

11


+) Công bố danh mục các loại vật liệu nổ công nghiệp cấm, hạn chế sử
dụng; kiểm tra việc thực hiện các quy định về sản xuất, nhập khẩu, cung
ứng, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp.
- Về công nghiệp tiêu dùng, công nghiệp thực phẩm và công nghiệp
chế biến khác:

+) Kiểm tra, giám sát đầu tư đối với các dự án đầu tư thuộc ngành
công nghiệp tiêu dùng và thực phẩm theo quy định của pháp luật;
+) Chỉ đạo và kiểm tra việc tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch,
kế hoạch, chính sách phát triển các ngành công nghiệp tiêu dùng và công
nghiệp thực phẩm;
+) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ
thuật về chất lượng sản phẩm công nghiệp, an toàn vệ sinh, môi trường
công nghiệp; an toàn vệ sinh thực phẩm từ khâu nhập khẩu nguyên liệu
để sản xuất, chế biến thực phẩm thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ
đến trước khi được đưa ra thị trường nội địa và xuất khẩu.
- Về phát triển công nghiệp và thương mại địa phương:
+) Xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo
thẩm quyền các cơ chế, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát
triển công nghiệp ở địa phương;
+) Tổng hợp chung về phát triển công nghiệp địa phương và quản lý
các cụm, điểm công nghiệp ở cấp huyện và các doanh nghiệp công
nghiệp ở địa phương;
+) Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy hoạch ngành,
vùng trong lĩnh vực công nghiệp và thương mại trên phạm vi cả nước;
+) Ban hành cơ chế khuyến khích hỗ trợ và định hướng phát triển
công nghiệp và thương mại ở địa phương thuộc phạm vi quản lý của Bộ;

12


+) Tổ chức phổ biến kinh nghiệm về sản xuất, quản lý, khoa học công nghệ, đầu tư, đào tạo, cung cấp thông tin, triển lãm, hội chợ, quảng
bá sản phẩm cho các cơ sở sản xuất công nghiệp và thương mại ở địa
phương;
+) Xây dựng chương trình, kế hoạch, quản lý kinh phí khuyến công
quốc gia.

- Về lưu thông hàng hóa trong nước và xuất khẩu, nhập khẩu:
+) Tổ chức thực hiện các cơ chế, chính sách phát triển thương mại nội
địa, xuất khẩu, nhập khẩu, thương mại biên giới, lưu thông hàng hóa
trong nước, bảo đảm các mặt hàng thiết yếu cho miền núi, hải đảo và
đồng bào dân tộc;
+) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành chỉ đạo, điều tiết lưu thông
hàng hóa trong từng thời kỳ, bảo đảm cân đối cung cầu, cán cân thương
mại, phát triển ổn định thị trường hàng hóa, đặc biệt là các mặt hàng thiết
yếu;
+) Thống nhất quản lý về xuất khẩu; nhập khẩu; tạm nhập, tái xuất;
tạm xuất, tái nhập; chuyển khẩu; quá cảnh hàng hoá; hoạt động ủy thác;
uỷ thác xuất khẩu, nhập khẩu; đại lý mua bán; gia công; thương mại biên
giới và lưu thông hàng hoá trong nước,
+) Ban hành các quy định về hoạt động dịch vụ thương mại, dịch vụ
phân phối trong nước và từ nước ngoài vào Việt Nam, từ Việt Nam ra
nước ngoài;
+) Quản lý hoạt động của các văn phòng, chi nhánh của thương nhân
nước ngoài tại Việt Nam theo quy định của pháp luật;
+) Tổng hợp tình hình, kế hoạch xuất khẩu, nhập khẩu, lưu thông hàng
hoá và dịch vụ thương mại trong phạm vi cả nước.
- Về thương mại điện tử:

13


+) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng, chỉ đạo và
kiểm tra việc thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình,
chính sách phát triển thương mại điện tử;
+) Chủ trì hợp tác quốc tế về thương mại điện tử; ký kết hoặc tham gia
các thoả thuận quốc tế liên quan đến thương mại điện tử.

- Về quản lý thị trường:
+) Chỉ đạo công tác quản lý thị trường trong cả nước; hướng dẫn,
kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện các quy định của pháp luật về kinh
doanh, lưu thông hàng hoá, các hoạt động thương mại trên thị trường,
hàng hoá và hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, dịch vụ thương mại; xử lý
các hành vi vi phạm pháp luật theo quy định;
+) Chỉ đạo và tổ chức kiểm tra, kiểm soát chất lượng hàng hoá công
nghiệp lưu thông trên thị trường; phối hợp với Bộ Y tế kiểm tra, thanh tra
việc thực hiện các quy định của pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm;
+) Chủ trì và tổ chức phối hợp hoạt động giữa các ngành, các địa
phương trong việc kiểm tra, kiểm soát; chống đầu cơ lũng đoạn thị
trường, buôn lậu, sản xuất và buôn bán hàng giả, hàng cấm, gian lận
thương mại và các hành vi kinh doanh khác trái quy định của pháp luật.
- Về quản lý cạnh tranh và kiểm soát độc quyền, áp dụng biện pháp tự
vệ chống bán phá giá, chống trợ cấp và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng:
+) Tổ chức điều tra và xử lý, giải quyết khiếu nại các vụ việc cạnh
tranh; quản lý về chống bán phá giá, chống trợ cấp và áp dụng biện pháp
tự vệ đối với hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam;
+) Tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách, các quy định về bảo vệ
quyền lợi người tiêu dùng theo quy định của pháp luật;

14


+) Chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành, doanh nghiệp, hiệp hội ngành
hàng để xử lý vụ việc chống bán phá giá, chống trợ cấp và áp dụng biện
pháp tự vệ của nước ngoài đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam.
- Về xúc tiến thương mại:
+) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan xây dựng kế
hoạch, chương trình xúc tiến thương mại quốc gia hàng năm và chỉ đạo,

tổ chức, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện theo quy định hiện hành;
+) Hướng dẫn, kiểm tra về nội dung, điều kiện hoạt động quảng cáo
thương mại, hội chợ, triển lãm thương mại, khuyến mại, trưng bày, giới
thiệu hàng hóa, dịch vụ ở trong và ngoài nước, thương hiệu theo quy định
của pháp luật;
+) Quản lý nguồn ngân sách nhà nước cho các hoạt động xúc tiến
thương mại hàng năm.
- Về hội nhập kinh tế - thương mại quốc tế:
+) Xây dựng, thực hiện chủ trương, cơ chế, chính sách hội nhập kinh
tế - thương mại quốc tế; giải thích, tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn,
kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế của
Việt Nam;
+) Tổng hợp, xây dựng phương án và tổ chức đàm phán để ký kết
hoặc gia nhập các điều ước quốc tế đa phương hoặc khu vực về thương
mại; đàm phán các thoả thuận thương mại tự do; đàm phán các hiệp định
hợp tác kinh tế thương mại và các thoả thuận mở rộng thị trường giữa
Việt Nam với các nước, các khối nước hoặc vùng lãnh thổ;
+) Đại diện lợi ích kinh tế - thương mại của việt Nam, đề xuất phương
án và tổ chức thực hiện quyền và nghĩa vụ liên quan đến kinh tế - thương
mại của Việt Nam tại Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Hiệp hội các
quốc gia Đông Nam Á (ASEAN); Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái

15


Bình Dương (APEC); Diễn đàn hợp tác Á - Âu (ASEM) và các tổ chức,
diễn đàn kinh tế quốc tế khác theo phân công của Thủ tướng Chính phủ;
+) Thường trực công tác hội nhập kinh tế - thương mại quốc tế của
Việt Nam;
+) Đầu mối tổng hợp, theo dõi và báo cáo về sử dụng nguồn vốn ODA

và đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào ngành công nghiệp và thương
mại; đầu tư của ngành công nghiệp và thương mại ra nước ngoài.
- Quản lý hoạt động thương mại của các tổ chức và cá nhân Việt Nam
ở nước ngoài và của nước ngoài tại Việt Nam theo quy định của pháp
luật; quản lý, chỉ đạo hoạt động của các cơ quan thương vụ, các tổ chức
xúc tiến thương mại, trung tâm giới thiệu sản phẩm hàng hóa ở nước
ngoài có sự tham gia của cơ quan nhà nước Việt Nam.
- Thu thập, tổng hợp, phân tích, xử lý và cung cấp thông tin kinh tế,
công nghiệp, thương mại, thị trường, thương nhân trong và ngoài nước
phục vụ các cơ quan Đảng, Nhà nước và các tổ chức kinh tế.
- Thực hiện hợp tác quốc tế trong các ngành công nghiệp và thương
mại thuộc phạm vi quản lý của Bộ theo quy định của pháp luật.
- Tổ chức và chỉ đạo thực hiện kế hoạch nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ
khoa học, công nghệ trong công nghiệp và thương mại thuộc phạm vi
quản lý của Bộ, bao gồm:
+) Ban hành hàng rào kỹ thuật và quản lý các hoạt động về điểm hỏi,
đáp về hàng rào kỹ thuật trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý
nhà nước của Bộ;
+) Tổ chức thực hiện các chương trình nghiên cứu khoa học, công
nghệ từ nguồn ngân sách nhà nước theo kế hoạch dài hạn, hàng năm
trong ngành công nghiệp và thương mại;

16


+) Thống nhất quản lý, hướng dẫn, kiểm tra việc sử dụng tiết kiệm,
khai thác hợp lý tài nguyên năng lượng, vệ sinh an toàn trong công
nghiệp chế biến thực phẩm theo quy định của pháp luật.
- Về dịch vụ công:
+) Quản lý quy hoạch mạng lưới tổ chức sự nghiệp dịch vụ công trong

các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ;
+) Xây dựng các tiêu chuẩn, ban hành các quy trình, quy chuẩn, trình
tự, thủ tục, định mức kinh tế - kỹ thuật đối với các hoạt động tổ chức
cung ứng dịch vụ công thuộc ngành, lĩnh vực công nghiệp và thương mại;
+) Hướng dẫn, tạo điều kiện, hỗ trợ cho các tổ chức thực hiện dịch vụ
công theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện đại diện chủ sở hữu phần vốn của Nhà nước tại doanh
nghiệp có vốn nhà nước trong các ngành công nghiệp và thương mại
thuộc phạm vi quản lý của Bộ, bao gồm:
+) Xây dựng đề án sắp xếp, tổ chức lại, chuyển đổi sở hữu để trình
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và chỉ đạo tổ chức thực hiện đề án sau
khi được phê duyệt;
+) Trình Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm hoặc bổ nhiệm,
miễn nhiệm theo thẩm quyền các chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý, kế
toán trưởng;
+) Phê duyệt theo thẩm quyền hoặc trình Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động.
- Hướng dẫn, tạo điều kiện cho Hội, Hiệp hội, tổ chức phi Chính phủ
(gọi tắt là Hội) tham gia vào hoạt động của ngành; tổ chức lấy ý kiến của
Hội để hoàn thiện các quy định quản lý ngành công nghiệp và thương
mại; kiểm tra việc thực hiện các quy định của nhà nước đối với Hội.

17


- Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng chống tham
nhũng, tiêu cực và xử lý vi phạm pháp luật theo chức năng quản lý nhà
nước của Bộ.
- Quyết định và chỉ đạo thực hiện chương trình cải cách hành chính
của Bộ theo mục tiêu và nội dung chương trình cải cách hành chính nhà

nước đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
- Quản lý cán bộ, công chức, viên chức:
+) Quản lý các ngạch công chức, viên chức chuyên ngành thuộc phạm
vi quản lý của Bộ theo quy định của pháp luật;
+) Ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của ngạch
viên chức thuộc ngành, lĩnh vực do Bộ được phân công, phân cấp quản lý
sau khi có ý kiến thẩm định của Bộ Nội vụ; xây dựng tiêu chuẩn chuyên
môn, nghiệp vụ của ngạch công chức thuộc ngành, lĩnh vực do Bộ được
phân công, phân cấp quản lý để Bộ Nội vụ ban hành; ban hành tiêu chuẩn
nghiệp vụ cụ thể của người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc ngành,
lĩnh vực do Bộ quản lý thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương;
+) Tổ chức thi nâng ngạch và công nhận kết quả kỳ thi nâng ngạch đối
với các ngạch viên chức chuyên ngành theo quy định của pháp luật.
- Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế; chỉ đạo thực hiện chế độ tiền
lương và các chính sách, chế độ đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật đối với cán
bộ, công chức, viên chức nhà nước thuộc phạm vi quản lý của Bộ; đào
tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nhà nước
thuộc thẩm quyền.
- Xây dựng dự toán ngân sách hàng năm của Bộ, phối hợp với Bộ Tài
chính lập, tổng hợp dự toán thu, chi ngân sách theo ngành, lĩnh vực thuộc
phạm vi quản lý để Chính phủ trình Quốc hội; quản lý, tổ chức thực hiện

18


quyết toán ngân sách nhà nước; thực hiện các nhiệm vụ khác về ngân
sách nhà nước, tài chính, tài sản theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công hoặc uỷ quyền của
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

2.3. Cơ cấu tổ chức của Bộ Công thương
1. Vụ Kế hoạch.
2. Vụ Tài chính.
3. Vụ Tổ chức cán bộ.
4. Vụ Pháp chế.
5. Vụ Hợp tác quốc tế.
6. Thanh tra Bộ.
7. Văn phòng Bộ.
8. Vụ Khoa học và Công nghệ.
9. Vụ Công nghiệp nặng.
10. Vụ Năng lượng.
11. Vụ Công nghiệp nhẹ.
12. Vụ xuất nhập khẩu.
13. Vụ Thị trường trong nước.
14. Vụ Thương mại miền núi.
15. Vụ Thị trường châu Á – Thái Bình Dương.
16. Vụ Thị trường châu Âu.
17. Vụ Thị trường châu Mỹ.
18. Vụ Thị trường châu Phi, Tây Á, Nam Á.
19. Vụ Chính sách thương mại đa biên.
20. Vụ Thi đua – Khen thưởng.
19


21. Cục Điều tiết điện lực.
22. Cục Quản lí cạnh tranh.
23. Cục Quản lí thị trường.
24. Cục Xúc tiến thương mại.
25. Cục Công nghiệp thương mại.
26. Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp.

27. Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin.
28. Thương mại tại các nước và các vùng lãnh thổ.
29. Cơ quan Đại diện của Bộ Công thương.
30. Ban thư ký Hội đồng cạnh tranh.
31. Viện Nghiên cứu Chiến lược, chính sách công nghiệp.
32. Viện Nghiên cứu Thương mại.
33. Báo Công thương.
34. Tạp chí Công thương.
35. Tạp chí Thương mại.
36. Trường Đào tạo, bồi dưỡng Cán Bộ Công thương Trung ương.
2.4. Quy chế phối hợp làm việc của Bộ Công thương
Bộ Công Thương là cơ quan của Chính phủ, làm việc theo chế độ
Thủ trưởng và nguyên tắc tập trung dân chủ. Mọi hoạt động của Bộ đều
phải tuân thủ quy định của pháp luật và Quy chế làm việc của Bộ. Đề cao
trách nhiệm cá nhân; cán bộ, công chức các đơn vị thuộc cơ quan Bộ phải
xử lý và giải quyết công việc đúng phạm vi chức năng, nhiệm vụ, trách
nhiệm và thẩm quyền được giao.
Trong phân công công việc, một cá nhân, một đơn vị được giao
thực hiện nhiều việc. Một việc chỉ giao cho một đơn vị hoặc một cá nhân
chủ trì. Đơn vị được giao chủ trì xử lý, giải quyết công việc phải phối hợp
20


với các đơn vị có liên quan và chịu trách nhiệm về kết quả cuối cùng của
công việc được giao trước Lãnh đạo Bộ.
Bảo đảm tuân thủ trình tự, thủ tục và thời hạn giải quyết công việc
theo đúng quy định của pháp luật, chương trình, kế hoạch, lịch làm việc
và Quy chế làm việc, trừ trường hợp đột xuất theo yêu cầu của cơ quan
cấp trên;
Bảo đảm phát huy năng lực và sở trường của cán bộ, đề cao sự

phối hợp công tác, trao đổi thông tin trong giải quyết công việc và trong
mọi hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được pháp luật quy
định.
Bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch và hiệu quả trong mọi
hoạt động; thường xuyên cải cách thủ tục hành chính, không gây phiền
hà, sách nhiễu, tham ô, hối lộ trong khi thực thi công vụ.
II. TÌM HIỂU VỀ VỤ KẾ HOẠCH
1.Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Vụ Kế hoạch
1.1. Chức năng của Vụ Kế hoạch.
Vụ Kế hoạch là cơ quan thuộc Bộ Công Thương, có chức năng
tham mưu giúp Bộ trưởng thực hiện quản lý nhà nước về ngành công
thương trong lĩnh vực xây dựng, quản lý, tổ chức thực hiện chiến lược,
quy hoạch, kế hoạch, đầu tư, chương trình, đề án phát triển ngành theo
quy định của pháp luật.
1.2.Nhiệm vụ và quyền hạn của Vụ Kế hoạch
- Tổng hợp, cân đối và hoàn chỉnh chiến lược, quy hoạch, kế hoạch
phát triển, chương trình, dự án đầu tư của toàn ngành công thương để Bộ
trưởng trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; hướng dẫn, kiểm tra việc
thực hiện sau khi phê duyệt;

21


- Tham gia thẩm định các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát
triển các ngành sản xuất, kinh doanh trên phạm vi cả nước, vùng kinh tế
và lãnh thổ; quy hoạch công nghiệp và thương mại các địa phương, các
loại hình khu kinh tế; xây dựng các biện pháp quản lý vĩ mô ngành công
thương.
- Đầu mối tổng hợp và cân đối các nguồn lực để triển khai thực
hiện các dự án phát triển các ngành công thương do Bộ quản lý trong

phạm vi cả nước, đảm bảo cơ cấu hợp lý trong sản xuất, kinh doanh, đầu
tư, xuất khẩu, nhập khẩu, hợp tác quốc tế, liên doanh, liên kết kinh tế.
- Đầu mối giao kế hoạch sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp
thuộc Bộ, kế hoạch sản xuất cho các Tham tán theo chỉ đạo của Bộ
trưởng
- Tổ chức xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật được giao,
trình Bộ trươngr ban hành hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền
ban hành; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các văn bản đó; kiến nghị
sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ nếu không còn phù hợp.
- Quản lý các dự án đầu tư (trừ dự án sử dụng vốn ODA):
+) Chủ trì hoặc tham gia nghiên cứu, soạn thảo và đàm phán các
hiệp định, chính sách đầu tư;
+) Chủ trì thẩm định, trình Bộ phê duyệt các dự án đầu tư có nguồn
gốc tư ngân sách cho các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ;
+) Chủ trì thẩm định các dự án đầu tư tronh lĩnh vực thương mại và
các dự án đầu tư có liên quan đến lĩnh vực thương mại;
+) Quản lý hoạt động thương mại (tiếp thị, phân phối sản phẩm)
các dự án có vốn đầu tư nước ngoài;
+) Đầu mối tổng hợp chung về đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực
công thương.

22


- Chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác thống kê doanh nghiệp và
thương mại; hướng dẫn, kiểm tra nghiệp vụ công tác thống kê toàn ngành
công thương theo quy định của pháp luật; cung cấp kịp thời các thông tin
và báo cáo thống kê theo chế độ quy định để phục vụ công tác chỉ đạo,
điều hành của Chính phủ và lãnh đạo của Bộ.
- Theo dõi, tổng hợp và chủ trì lập báo cáo đánh giá tình hình thực

hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án của ngành
công thương;
- Chủ trì tổng hợp, phân tích, báo cáo định kỳ, báo cáo đột xuất về
tình hình thực hiện của ngành công thương và các doanh nghiệp trực
thuộc bộ, tình hình đầu tư của các đơn vị thuộc Bộ, bao gồm tình hình
thực hiện các chương trình, dự án, viện trợ của nước ngoài liên quan đến
thương mại.
- Chủ trì xây dựng chương trình hành động của ngành công thương
thực hiện các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng và Nhà nước.
- Đầu mối phối hợp các Vụ quản lý ngành để xây dựng các chương
trình làm việc tới các Hiệp hội ngành nghề.
- Xác định nhu cầu, kế hoạch dự trữ lưu thông và dự trữ quốc gia
những mặt hàng thuộc danh mục dự trữ quốc gia của Chính phủ do ngành
quản lý.
- Đầu mối của Bộ trong quan hệ với các tổ chức tài chính quốc tế
(IMF, WB, ADB…) về các vấn đề liên quan đến thương mại; tham gia
với các Bộ, ngành xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật về chính
sách tài chính tiền tệ liên quan đến thương mại.
- Tham gia , phối hợp với các đơn vị có liên quan, giúp Bộ chủ trì
tổ chức các buổi làm việc giữa Lãnh đạo Bộ với Lãnh đạo các Sở Công
Thương, Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty và doanh nghiệp về chủ trương,

23


định hướng, chiến lược, quy hoạch, chương trình, dự án và cơ chế, chính
sách phát triển ngành công thương.
- Chủ trì quản lý việc cấp phép thành lập chi nhánh của thương
nhân nước ngoài tại Việt nam. Kiểm tra, giám sát các địa phương trong
việc cấp phép thành lập văn phòng đại diện, cấp phép nhượng quyền

thương mại của các doanh nghiệp trong nước.
- Quản lý hoạt động thương mại của các nhà thầu nước ngoài theo
quy định của pháp luật.
- Thực hiện nhiệm vụ Tổ giám sát đầu tư và Tổ quan hệ công tác
với Quốc hội của Bộ.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng giao.
2. Tổ chức bộ máy và nhân sự
Vụ trưởng: Nguyễn Tiến Vỵ
Các Phó Vụ trưởng là: Huỳnh Đắc Thắng, Lê Đức Vinh, Nguyễn
Thanh Hòa, Hoàng Thị Tuyết Hoa, Nguyễn Hải Trung.
Vụ Kế hoạch do Vụ trưởng phụ trách và có các Phó Vụ trưởng,
Trưởng phòng, công chức giúp việc theo sự phân công của Vụ trưởng.
Bộ máy giúp việc Vụ trưởng: Phòng Thống kê.
Vụ thực hiện làm việc theo chế độ thủ trưởng; Vụ trưởng chịu trách
nhiệm trước Bộ trưởng về các nhiệm vụ quy định tại điều 2 và các nhiệm
vụ quyền hạn cụ thể sau đây:
+) Tổ chức, chỉ đạo thực hiện và chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng về
các mặt công tác của Vụ;
+) Phân công công việc và kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của Phó
Vụ trưởng, Trưởng phòng và Công chức của Vụ;

24


+) Thừa lệnh Bộ trưởng ký một số văn bản để trả lời, giải đáp, hướng
dẫn nghiệp vụ, điều hành công việc theo yêu cầu của các cơ quan, tổ chức
cá nhân liên quan đến chức năng, nhiệm vụ quản lý của Vụ;
+) Thực hiện công tác thông tin cho công chức trong Vụ theo quy chế
làm việc của Bộ;
+) Quyết định nội dung báo cáo sơ kết, tổng kết và kiến nghị với Bộ

trưởng về các chủ trương, giải pháp trong việc thực hiện nhiệm vụ của
Vụ;
+) Ban hành nội quy, quy định của Vụ, tổ chức thực hiên các quy
định, quy chế của Bộ, cơ quan Bộ, quản lý công chức và tài sản được giao
theo phân cấp của Bộ.
Các đồng chí Phó Vụ trưởng giúp việc Vụ trưởng, được Vụ trưởng
phân công chỉ đạo một số lĩnh vực công tác cụ thể chịu trách nhiệm cá
nhân trước pháp luật và trước Vụ trưởng về việc quản lý, điều hành và
những quyết định của mình đối với các nhiệm vụ được phân công. Các
báo cáo tổng hợp, các cân đối kế hoạch, các đề án sau khi dự thảo và
những vấn đề thuộc chủ trương đều phải thông qua Vụ trưởng cho ý kiến
trước khi trình lãnh đạo Bộ.
Các đồng chí Trưởng phòng, Phó phòng, chuyên viên có trách nhiệm
thực hiện và hoàn thành đúng thời hạn với chất lượng cao nhất nhiệm vụ
được giao và các Quy định về chức năng nhiệm vụ của Phòng mình, chịu
sự chỉ đạo của các lãnh đạo Vụ.
Việc phân công của các Trưởng phòng không được trái với nhiệm vụ
mà lãnh đạo Vụ đã giao cho các chuyên viên và giành ưu tiên thực hiện
nhiệm vụ của Vụ giao. Những vấn đề liên quan tới chủ trương và những
báo cáo tổng kết quý, năm, 5 năm, báo cáo kiểm điểm thực hiện các
Chương trình, Nghị quyết của Đảng, Chính phủ do các Phó Vụ trưởng

25


×