Tải bản đầy đủ (.doc) (51 trang)

Phương pháp đánh giá Công tác Đoàn và Phong trào Thanh niên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (322.21 KB, 51 trang )

Phương pháp đánh giá Công tác Đoàn và Phong trào Thanh niên

MỤC LỤC

Bùi Trung Nghĩa - K44A

1


Phương pháp đánh giá Công tác Đoàn và Phong trào Thanh niên

Lời cảm ơn!
Trước những yêu cầu thực tế của đất nước trong thời kỳ đổi mới hiện
nay: “Phương pháp đánh giá Công tác Đoàn và Phong trào thanh niên của
người cán bộ Đoàn” Là một vấn đề hết sức quan trọng trong công tác Đoàn Hội - Đội. Là một học viên đã được học tập và rèn luyện tại Học viện Thanh
thiếu niên Việt Nam, được sự quan tâm giúp đỡ và truyền dạy kiến thức của
thÇy giáo chủ nhiệm và các thầy cô giáo trong Học viện. Những kiến thức đó
đã giúp cho em rất nhiều trong quá trình vận dụng vào thực tiễn cũng như
trong Công tác Đoàn - Hội - Đội. Để góp phần vào sự phát triển công tác
Đoàn và phong trào Thanh thiếu nhi ở cơ sở.
Trong thời gian thực tập tại Đoàn Thanh niên Khối cơ quan Trung ương
Đoàn, em đã nghiên cứu đề tài: “Phương pháp đánh giá công tác Đoàn và
phong trào thanh niên của người cán bộ Đoàn tại Đoàn Thanh niên Khối cơ
quan Trung ương Đoàn”. Để hoàn thành chuyên đề này, em xin dành trang
viết đầu tiên để bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới các đồng chí trong Ban
Chấp hành Đoàn thanh niên Cơ quan Trung ương Đoàn, các đồng chí đoàn
viên, thanh niên đã giúp đỡ chỉ bảo tận tình và tạo điều kiện cho em được tiếp
xúc, học hỏi, thâm nhập thực tế trong suốt thời gian thực tập của mình.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Học viện Thanh thiếu
niên Việt Nam đã giúp đỡ và truyền thụ cho em những kiến thức trong thời
gian học tập tại trường. Và đặc biệt em xin chân thành cảm ơn Thạc sĩ Trần


Hoàng Trung - Giảng viên khoa công tác Thanh niên. Người đã trực tiếp
hướng dẫn giúp đỡ em trong thời gian nghiên cứu để hoàn thành chuyên đề
này.
Do thời gian nghiên cứu ngắn, kinh nghiệm thực tế và kiến thức của
bản thân còn hạn chế, phạm vi nghiên cứu rộng nên đề tài không tránh khỏi
những thiếu sót, rất mong các thầy cô giáo và bạn bè, đồng nghiệp đóng góp
ý kiến để đề tài được đầy đủ và hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Người thực hiện
Bùi Trung Nghĩa

Bùi Trung Nghĩa - K44A

2


Phương pháp đánh giá Công tác Đoàn và Phong trào Thanh niên

TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Hệ tư tưởng Đức ( Mác)
- Siêu hình - Biện chứng ( Ph. Ăngghen)
- Lênin toàn tập
- Hồ Chí Minh toàn tập
- Nghị quyết 25 - Bộ chính trị khoá V
- Nghị quyết 04 – Ban Chấp hành TW Khoá VII
- Nghị quyết Đại hội Đảng khoá IX
- Điều lệ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh
- Nghị Quyết Đại hội Đoàn toàn quốc lần IX
- Từ điển tiếng Việt
- Kinh tế chính trị Mác – Lênin

- Xã hội học
- Tâm lÝ học
- Báo cáo tổng kết công tác Đoàn và phong trào thanh niên của Ban
Chấp hành Đoàn thanh niên cơ quan Trung ương Đoàn năm 2006 –
2007 – 2008.
- Một số tài liệu khác có liên quan.

Bùi Trung Nghĩa - K44A

3


Phương pháp đánh giá Công tác Đoàn và Phong trào Thanh niên

A. PHẦN MỞ ĐẦU
I/ Lý do chọn chuyên đề
Đánh giá hiệu quả công tác Đoàn và phong trào thanh niên là vấn đề
lớn, bức xúc cần đặt ra nghiên cứu hiện nay.
Trong những năm vừa qua, với sự phát triển của nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa, đất nước đã thay da đổi thịt từ chính trị, kinh tế,
văn hoá, xã hội. Cùng với đó, công tác Đoàn và phong trào thanh niên cũng
có nhiều chuyển biến tích cực đem lại hiệu quả cao trong việc nâng cao chất
lượng công tác Đoàn và phong trào thanh niên. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn
còn tồn tại không ít những khó khăn , trở ngại cho tổ chức Đoàn nói chung và
cán bộ đoàn nói riêng trong công tác đánh giá, phân tích chất lượng đoàn viên
và phong trào thanh niên, dẫn đến một thực trạng chung đó là việc đánh giá
không đúng hiệu quả của công tác đoàn và phong trào thanh niên ở đơn vị
mình. Nghiêm trọng hơn là sự thiếu trách nhiệm của chính cán bộ Đoàn trong
việc đánh giá, đôi khi còn đánh giá theo con mắt chủ quan, duy ý chí, hời hợt,
đánh giá bằng cảm tính nên khiến cho chất lượng phong trào đã thấp lại càng

thấp hơn.
“Cán bộ là cái gốc của phong trào”, “cán bộ nào, phong trào ấy”. Cán
bộ Đoàn muốn trở thành thủ lĩnh thanh niên thực sự thì việc có một phương
pháp đánh giá đúng hiệu quả của hoạt động để từ đó có một cách nhìn nhận
chính xác và khách quan đối với mặt mạnh, yếu của một phong trào thông
qua đó giúp thủ lĩnh đề ra được những kế hoạch công tác kế tiếp cho công tác
Đoàn và phong trào thanh niên là vấn đề lớn và vô cùng bức xúc cần đặt ra
nghiên cứu trong bối cảnh hiện nay.
Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đang giao nhiệm vụ cho Viện
nghiên cứu Thanh niên nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện bộ tiêu chí đánh
giá đối với các Tỉnh Thành Đoàn và Đoàn trực thuộc. Tuy nhiên, bộ tiêu chí
này khi đưa ra chỉ mang tính chất chung cho hệ thống Đoàn trong cả nước.
Bùi Trung Nghĩa - K44A

4


Phương pháp đánh giá Công tác Đoàn và Phong trào Thanh niên
Bộ tiêu chí ở cấp nào do cấp đó tự xây dựng cho phù hợp với chương trình
công tác của đơn vị mình. Thông qua bộ tiêu chí đánh giá, cán bộ Đoàn và tổ
chức Đoàn có thể hình thành và nâng cao phương pháp đánh giá hiệu quả
công tác Đoàn và phong trào Thanh niên cho bản thân và đơn vị mình.
Hiện nay, tại Đoàn Khối cơ quan Trung ương Đoàn, phương pháp
đánh giá hiệu quả công tác Đoàn và phong trào thanh niên của người cán bộ
Đoàn vẫn còn gặp phải nhiều vướng mắc và hạn chế do chưa có một tiêu chí
hay nói đúng hơn là một phương pháp đánh giá cụ thể và mang tính khả thi
nên đã dẫn đến hiệu quả của các hoạt động tại các cơ sở trực thuộc còn chưa
cao và chưa thật sự mang lại hiệu quả lớn.
Trên đây là những lý do để tác giả lựa chon nghiên cứu đề tài
“Phương pháp đánh giá công tác Đoàn và phong trào thanh niên của

người cán bộ Đoàn tại Đoàn thanh niên khối các cơ quan Trung ương
Đoàn”. Đây là một vấn đề hoàn toàn mới, trước đó tại Học viện Thanh thiếu
niên Việt Nam chưa có chuyên đề nào nghiên cứu đề tài này. Do vậy tôi hy
vọng chuyên đề này sẽ làm rõ những vấn đề thực tiễn và đề xuất những giải
pháp mang tính khả thi cho tổ chức Đoàn thanh niên Khối cơ quan Trung
ương Đoàn nói chung và cán bộ Đoàn tại đơn vị nói riêng. Đồng thời đây
cũng chính là chuyên đề tốt nghiệp chương trình đào tạo trung cấp lý luận
chính trị và Nghiệp vụ Đoàn - Hội - Đội tại Học viện Thanh thiếu niên Việt
Nam.
II/ Mục đích của chuyên đề
- Phân loại thực trạng về Phương pháp đánh giá công tác Đoàn và
phong trào thanh niên của người cán bộ Đoàn tại Đoàn thanh niên Khối cơ
quan Trung ương Đoàn.
- Tìm hiểu các nguyên nhân dẫn đến hạn chế của phương pháp đánh
giá.
- Đề xuất các giải pháp mang tính khả thi.
- Đưa ra được khuyến nghị đối với Đoàn cấp trên.
Bùi Trung Nghĩa - K44A

5


Phương pháp đánh giá Công tác Đoàn và Phong trào Thanh niên
III/ Nhiệm vụ nghiên cứu của chuyên đề
- Tập hợp, điều tra, khảo sát tình hình liên quan đến phương pháp đánh
giá công tác Đoàn và phong trào thanh niên của người cán bộ Đoàn
- Đánh giá thực trạng thông qua khảo sát
- Phân tích các số liệu để từ đó tìm ra nguyên nhân khách quan và chủ
quan.
- Đề xuất những giải pháp mang tính khả thi để nâng cao phương pháp

đánh giá công tác Đoàn và phong trào thanh niên cho người cán bộ Đoàn tại
Đoàn thanh niên Khối cơ quan Trung ương Đoàn.
- Đưa ra những khuyến nghị hợp lý nhất đối với Ban Chấp hành Đoàn
thanh niên Khối cơ quan Trung ương Đoàn.
IV/ Phạm vi nghiên cứu
1. Về mặt nội dung: Phương pháp đánh giá công tác Đoàn và phong
trào thanh niên của người cán bộ Đoàn.
2. Về mặt không gian: Đoàn thanh niên Khối cơ quan Trung ương
Đoàn
3. Về mặt thời gian: Từ năm 2006 đến nay.
V/ Đối tượng nghiên cứu
- Phương pháp đánh giá công tác Đoàn và phong trào thanh niên của
người cán bộ Đoàn tại Đoàn thanh niên Khối cơ quan Trung ương Đoàn.
VI/ Khách thể nghiên cứu
Ban Chấp hành Đoàn thanh niên Khối các cơ quan Trung ương Đoàn
VII/ Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu và đọc tài liệu
- Phương pháp phỏng vấn sâu
- Xử lý số liệu điều tra
VIII/ Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu, mục lục, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo thì
chuyên đề được kết cấu bởi 3 chương:
Bùi Trung Nghĩa - K44A

6


Phương pháp đánh giá Công tác Đoàn và Phong trào Thanh niên

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN

Chương 2: THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Chương 3: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ

Bùi Trung Nghĩa - K44A

7


Phương pháp đánh giá Công tác Đoàn và Phong trào Thanh niên

B. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
I. Hệ thống khái niệm
1. Khái niệm về Thanh niên
Trong lịch sử đã diễn ra nhiều cuộc tranh luận sôi nổi giữa các nhà khoa
học về định nghĩa Thanh niên. Có thể tiếp cận đối tượng này dưới nhiều góc
độ khác nhau như: triết học, tâm lÝ học, xã hội học, khoa học thể chất.
Theo góc độ kinh tế: Thanh niên là lực lượng lao động dự trữ của xã hội,
là tài nguyên vô giá của mỗi quốc gia, dân tộc, là lực lượng tích cực tham gia
vào quá trình phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội. chính vì vậy trong công cuộc
cải tạo xã hội , lực lượng chính trị nào nắm được Thanh niên, lực lượng ấy sẽ
giành phần thắng trong tay. Lịch sử cách mạng Việt nam đã chứng minh cho
chân lÝ đó.
Theo góc độ xã hội học: Thanh niên là nhóm nhân khẩu xã hội đặc thù,
chiếm số đông trong dân cư, đan xen trong các giai tầng, cơ cấu xã hội và cơ
cấu nghề nghiệp. Thanh niên không phải là một giai cấp, nhưng lại thường
xuyên chịu ảnh hưởng của các quan hệ giai cấp, của dư luận xã hội, của lối
sống cộng đồng. Vì thế có người cho rằng Thanh niên là tấm gương phản
chiếu của hình ảnh xã hội.
Theo góc độ tâm lÝ: Thanh niên là lớp người đang phát triển cả về thể

chất, cả về tâm lÝ tinh thần, cả về nhu cầu tình cảm, trí tuệ và tài năng, ước
mơ và lÝ tưởng, tư duy và tính cách. Đó cũng là thời kỳ hình thành những
định hướng giá trị của cuộc sống. Đang trưởng thành về nhân cách. Với đặc
điểm tâm lÝ nổi bật của Thanh niên như: Yêu cái mới, chuộng cái đẹp, luôn
hướng tới tương lai, nhạy cảm với thực tiễn, dễ tiếp nhận với các giá trị cách
tân và đổi mới, hăng hái xung phong, luôn đi đầu trong cuộc đấu tranh chống
lại những gì là cũ kĩ, lỗi thời, lạc hậu. Tuy nhiên, Thanh niên lại rất bồng bột,
nóng vội, đốt cháy giai đoạn, bi quan, chán nản khi thất bại, hoang mang lo
sợ khi gặp khó khăn .
Bùi Trung Nghĩa - K44A

8


Phng phỏp ỏnh giỏ Cụng tỏc on v Phong tro Thanh niờn
V tui: thụng thng c tớnh khong 14 -15 n 30 tui. Nhng
cỏch xỏc nh tui Thanh niờn cng khụng ging nhau cỏc Quc gia,
dõn tc khỏc nhau vo nhng thi kỡ khỏc nhau. Hin nay Vit nam tui
Thanh niờn c xỏc nh t 16 n 30 tui.
Tóm lại: Có thể định nghĩa Thanh niên một cách tổng quát sau:
Thanh niên là nhóm nhân khẩu xã hội đặc thù, tuổi từ 16 đến 30, có ở
trong mọi thành phần, giai cấp của xã hội, là thời kì phát triển mạnh mẽ nhất
về trí tuệ, thể lực, phẩm chất và nhân cách
2. Khỏi nim v on Thanh niờn Cng Sn H Chớ Minh.
on Thanh niờn Cng Sn H Chớ Minh l t chc chớnh tr - xó hi
ca Thanh niờn Vit nam. Do ng Cng Sn Vit Nam v ch tch H Chớ
Minh sỏng lp, lónh o v rốn luyn. on bao gm nhng Thanh niờn tiờn
tin, phn u vỡ mc tiờu, lí tng ca ng l c lp dõn tc gn lin vi
ch ngha xó hi, dõn giu, nc mnh, xó hi cụng bng, dõn ch, vn minh.
on Thanh niờn Cng Sn H Chớ Minh l thnh viờn ca h thng

chớnh tr, hoat ng trong khuõn kh hin phỏp v phỏp lut ca nc Cng
ho xó hi ch ngha Vit Nam. on phi hp vi cỏc ban ngnh, on th
v cỏc t chc xó hi, cỏc tp th lao ng chm lo, giỏo dc, o to v
bo v Thanh thiu nhi.T chc cho on viờn, Thanh niờn tham gia vo
qun lí Nh nc v xó hi. on Thanh niờn Cng Sn H Chớ Minh hot
ng theo nguyờn tc tp trung dõn ch, tp th lónh o cỏ nhõn ph trỏch.
c xõy dng, rốn luyn v trng thnh qua cỏc thi k u tranh
cỏch mng, on tp hp ụng o Thanh niờn phỏt huy truyn thng anh
hựng cỏch mng, gúp phn cho s nghip gii phúng dõn tc, thng nht t
nc, xõy dng v bo v T quc.
Bc vo thi k mi on tip tc phỏt huy nhng truyn thng quý
bỏu ca dõn tc v bn cht tt p ca dõn tc mỡnh. K tc trung thnh s
nghip cỏch mng v vang ca ng. T chc ng viờn on viờn, Thanh

Bựi Trung Ngha - K44A

9


Phương pháp đánh giá Công tác Đoàn và Phong trào Thanh niên
niên đi đầu trong công cuộc xây dựng CNH - HĐH đất nước và bảo vệ nước
Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là đội dự bị tin cậy của Đảng,
là đội quân xung kích trong các hoạt động của Đảng, là trường học xã hội
chủ nghĩa của Thanh niên, đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của
tuổi trẻ, phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, là lực lượng
nòng cốt trong các phong trào Thanh niên và các tổ chức Thanh niên Việt
Nam.
Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh đoàn kết, hợp tác bình đẳng
với các tổ chức Thanh niên tiến bộ trên Thế giới, phấn đấu vì tương lai và

hạnh phúc của tuổi trẻ, vì hoà bình độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
3. Khái niệm về phương pháp đánh giá
- Trước hết “phương pháp” theo từ điển tiếng Việt được hiểu như sau:
(phương: hướng; pháp: phép) Lề lối và cách thức phải theo để tiến hành công
tác với kết quả tốt nhất: Học không có phương pháp thì dầu giùi mài hết năm,
hết đời cũng chỉ mất công không (Bùi Kỉ).
- Đánh giá là việc nhận định giá trị của một sự vật hiện tượng nào đó
Như vậy, Phương pháp đánh giá có nghĩa là: Việc định ra lề lối Lề lối và
cách thức phải theo để tiến hành công tác nhận định về sự vật hiện tượng
nhằm đem lại kết quả tốt nhất
Ví dụ: Đánh giá công việc thực hiện là việc sử dụng phương pháp đo
lường kết quả công việc thực hiện được so sánh với chỉ tiêu đề ra trong kế
hoach để từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho công việc tiếp theo.
Đánh giá với trách nhiệm cao nhất là một khái niệm dùng chung cho
hoạt động khảo sát, thẩm định, đánh giá, phân tích một dự án, một hoạt động
kinh doanh hoặc một hoạt động thực hiện trên cơ sở các tiêu chí đã đề ra từ
trước. Hoạt động đánh giá này ở một số nơi là mang tính pháp lÝ - nghĩa là
có yêu cầu chính thức và bắt buộc phải thực hiện và đảm bảo đúng tiêu

Bùi Trung Nghĩa - K44A

10


Phương pháp đánh giá Công tác Đoàn và Phong trào Thanh niên
chuẩn, tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, đây thường là đánh giá khách
quan, chủ động thực hiện nhằm đạt mục tiêu mong muốn.
Dựa vào khái niệm trên ta có: Khái niệm về phương pháp đánh giá công
tác Đoàn và phong trào thanh niên của người cán bộ Đoàn như sau:
Phương pháp đánh giá công tác Đoàn và Phong trào thanh niên của

người cán bộ Đoàn là một khâu quan trọng của công tác thanh niên; là
việc định ra lề lối và cách thức phải theo để tiến hành việc đánh giá
thông qua công tác kiểm tra giám sát nhằm chỉ ra cái đúng - cái sai, cái
hợp lý - cái bất hợp lý, cái hiệu quả - cái kém hiệu quả của công tác Đoàn
và phong trào Thanh niên của đơn vị mình để từ đó đề ra phương
hướng, kế hoạch tiếp theo một cách phù hợp và đạt hiệu quả cao.
II. Một số quan điểm về công tác Đoàn và phong trào thanh niên
1. Quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin
Đánh giá Phong trào nói chung hay đánh giá công tác Đoàn và phong
trào Thanh niên nói riêng cũng giống như quá trình đánh giá về một con
người cụ thể. Theo Mác, đánh giá về một con người cụ thể "không phải là bắt
đầu từ cái mà con người nói, tưởng tượng, quan niệm ... để đi đến con người
bằng xương bằng thịt; mà là từ thực tại, từ con người hoạt động, và từ những
cơ sở của đời sống thực tế của họ giải thích sự phát triển của những phản ánh
và những tiếng vang tư tưởng của họ về quá trình đời sống hiện thực này”
(Hệ tư tưởng Đức, chương một). Đánh giá công tác Đoàn và phong trào
Thanh niên cũng vậy, không thể chỉ thông qua việc báo cáo thường kỳ mà có
thể nhìn thấy cái mạnh – cái yếu, cái đạt đươc – cái chưa đạt được của phong
trào đó mà người cán bộ đoàn phải đi từ chính thực tiễn phong trào đó, từ
mức độ đáp ứng nhu cầu cho thanh niên của phong trào đó và từ tầm ảnh
hưởng của phong trào đó đến thanh niên ở mức độ nào và tiếng vang đọng lại
trong thời gian bao lâu.
Thông thường, cán bộ Đoàn đi đánh giá phong trào chủ yếu dựa trên
trình độ tư duy của bản thân nên rất dễ vấp phải sự chủ quan trong đánh giá,
Bùi Trung Nghĩa - K44A

11


Phương pháp đánh giá Công tác Đoàn và Phong trào Thanh niên

nhưng đánh giá công tác Đoàn và phong trào Thanh niên là một quá trình kết
hợp giữa chủ quan và khách quan, nên không thể không có phương pháp tư
duy đúng đắn mà dẫn đến thành công được; cũng như vậy, sẽ là hết sức sai
lầm khi sử dụng phương pháp tư duy siêu hình trong đánh giá nói chung cũng
như đánh giá công tác Đoàn và phong trào thanh niên nói riêng. Ph.Ăngghen
đã nhận định: "Phương pháp tư duy ấy (siêu hình – B.T) mới xem thì có vẻ
hoàn toàn có thể chấp nhận được, bởi vì nó là phương pháp của cái mà người
ta gọi là lÝ trí lành mạnh của con người..., tuy là một người bạn đường rất
đáng kính..., nhưng chóng hay chầy nó cũng sẽ gặp phải một ranh giới mà
nếu nó vượt quá thì nó trở thành phiến diện, hạn chế, trừu tượng và sa vào
những mâu thuẫn không thể nào giải quyết được". Chính vì lẽ đó, vận dụng
những nội dung phép biện chứng duy vật vào trong thực tế đánh giá công tác
Đoàn và phong trào thanh niên mang một ý nghĩa lÝ luận và thực tiễn hết sức
to lớn.
Thanh niên là chủ nhân tương lai của đất nước, ai tập hợp được và nắm
bắt được thanh niên thì người đó sẽ quyết định được thắng lợi cuối cùng của
mình hoặc của giai cấp đó. Nhưng muốn tập hợp và nắm bắt được Thanh
niên thì việc đánh giá đúng Thanh niên thông qua các phong trào hành động
cách mạng của thanh niên lại là cả một vấn đề lớn cần có một phương pháp
đánh giá mang tính khoa học.
Bàn về nhiệm vụ của Đoàn thanh niên V.I.Lênin đã nêu những luận
điểm: “Là người cộng sản tức là phải tổ chức và đoàn kết toàn thế hệ thanh
niên…”. Bởi vì “ Phải từ hàng triệu, hàng chục triệu con người sống lẻ loi,
rời rạc, phân tán… mà xây dựng nên một ý chí thống nhất”. Đồng thời thanh
niên cũng khẳng định: “Không có sự đoàn kết đó, không có sự kỷ luật tự giác
đó thì sự nghiệp của chúng ta sẽ không có hy vọng gi cả”.
Phát triển sáng tạo những luận điểm của Mác - Ănghen trong điều kiện
lịch sử mới, Lênin đã coi thanh niên là” nguồn sinh lực chiến đấu của cách
mạng”, muốn sử dụng và phát huy nguồn sinh lực ấy một cách hiệu quả thì
Bùi Trung Nghĩa - K44A


12


Phương pháp đánh giá Công tác Đoàn và Phong trào Thanh niên
việc đánh giá đúng khả năng của Thanh niên là vấn đề quan trọng. Lênin luôn
tin vào khả năng và triển vọng của thanh niên, đặc biệt tin vào lớp trẻ sẽ hoàn
thành nhệm vụ cách mạng mà thế hệ trước chưa kịp làm hoặc chưa làm xong.
Ngay từ cuối thế kỷ XIX Lênin đã viết: “người ta quan sát thấy trong thanh
niên công nhân một khát vọng nồng nàn không gì kìm hãm đợc tới lÝ tưởng
của dân chủ và chủ nghĩa xã hội”, Người còn khẳng định: “Chúng ta là Đảng
của thanh niên, của giai cấp tiên phong”. Quán triệt luận điểm trên, phải nắm
được yêu cầu mà Lênin đã chỉ ra cho mọi người trong hoạt động thực tiễn là
phải có sự đánh giá một cách đúng đắn về thanh niên, vai trò của thanh niên,
sức mạnh và khả năng của thanh niên thông qua những phong trào hành động
cách mạng của tuổi trẻ để “tuyển mộ những chiến sĩ trẻ tuổi mạnh dạn hơn,
rộng rãi hơn và nhanh chóng hơn vào hàng ngũ tất cả mọi tổ chức của chúng
ta. Nhằm mục đích ấy, phải xây dựng hàng trăm tổ chức mới không một chút
chậm trễ.
Lênin hiểu tinh tế những lợi ích chính đáng của tuổi trẻ. Trong đánh
giá về thanh niên và phong trào thanh niên Ông không bao giờ tuyệt đối hoá
hoặc coi nhẹ lợi ích của thanh niên. Lênin cho rằng, việc quan tâm và thoả
mãn thật sự những lợi ích và nguyện vọng của thanh niên phụ thuộc vào cách
đánh giá và nhìn nhận về thanh niên thông qua phong trào thanh niên. Chủ
nghĩa xã hội thủ tiêu những nguồn gốc áp bức người lao động, tạo điều kiện,
phát triển đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân thì đồng thời cũng sẽ
giải quyết vấn đề thanh niên – một bộ phận tất yếu của cách mạng xã hội chủ
nghĩa.
Những quan điểm của Mác - Ănghen – Lênin là những quan điểm vô
cùng quý giá và hữu ích đối với Tổ chức Đoàn và cán bộ Đoàn trong việc

nhìn thấy được tầm quan trọng và sức mạnh của tuổi trẻ. Tổ chức Đoàn nói
chung và cán bộ Đoàn nói riêng cần học tập và thấm nhuần các quan điểm
của Mác - Ănghen – Lênin để vận dụng một cách sáng tạo vào việc nâng cao

Bùi Trung Nghĩa - K44A

13


Phương pháp đánh giá Công tác Đoàn và Phong trào Thanh niên
phương pháp đánh giá công tác Đoàn và phong trào thanh niên trong thời kỳ
mới.
2. Quan điểm của Đảng cộng sản và Chủ tịch Hồ Chí Minh
Đánh giá công tác Đoàn và phong trào thanh niên là khâu quan trọng
của công tác Thanh niên. Quan điểm, tư tưởng của Bác Hồ và Đảng ta về
Thanh niên và công tác thanh niên là kết quả của quá trình tổng kết sự lãnh
đạo của cách mạng Việt Nam và lãnh đạo công tác vận động thanh niên cũng
như xây dựng tổ chức thanh niên cộng sản của Đảng trong suốt gần 80 năm
qua. Đây là nền tảng, là cơ sở cho việc nâng cao nhận thức nhằm đạt tới hiệu
quả và chất lượng hoạt động đánh giá công tác Đoàn và phong trào thanh
niên trong thời kỳ tới.
Trong nhiệm vụ xây dựng tổ chức thanh niên cộng sản thành đội dự bị
tin cậy của Đảng, tập hợp mọi tầng lớp thanh niên thành lực lượng hùng hậu
dưới ngọn cờ của Đảng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt
Nam xã hội Chủ nghĩa Đảng ta nhấn mạnh “Chăm lo xây dựng Đoàn TNCS
Hồ Chí Minh vững mạnh, phát huy vai trò của Đoàn là đội quân xung kích và
là lực lượng dự bị kế tục sự nghiệp cách mạng lâu dài của Đảng” (Nghị quyết
đại hội Đảng lần thứ IX ). Như vậy, xây dựng Đoàn không phải chỉ là nhiệm
vụ riêng của tổ chức Đoàn mà là phải quán triệt quan điểm “ coi xây dựng
Đoàn là bộ phận quan trọng trong xây dựng Đảng” như nhiều văn kiện của

Đảng đã đề cập. Nghị quyết 25 của Bộ chính trị Trung ương Đảng khoá V đã
quy định cụ thể về chế độ và nền nếp lãnh đạo của Đảng đối với công tác
thanh niên trong đó có vấn đề các cấp uỷ đưa công tác thanh niên vào chương
trình làm việc thường xuyên của mình và Ban Thường vụ cấp uỷ cần định kỳ
làm việc với Ban Chấp hành Đoàn. Đây là quy định có ý nghĩa rất quan trọng
và thiết thực, thể hiện sự quan tâm chăm lo của Đảng đối với công tác thanh
niên.
Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng được tổ chức dưới ngọn cờ
của Đảng, sự soi rọi bởi tư tưởng Hồ Chí Minh. Đồng thời cách mạng cũng là
Bùi Trung Nghĩa - K44A

14


Phương pháp đánh giá Công tác Đoàn và Phong trào Thanh niên
sự nghiệp của nhiều thế hệ nối tiếp nhau đảm đương trước lịch sử. Công tác
thanh niên là vấn đề sống còn của dân tộc, là một trong những nhân tố quyết
định sự thành bại của cách mạng nước ta. Vì vậy, việc chuẩn bị tích cực cho
thế hệ trẻ tiếp bước cha anh là một việc làm “rất quan trọng và rất cần thiết”
như Bác Hồ đã chỉ rõ trong di chúc thiêng liêng của Người. Nghị quyết 04
của Ban Chấp hành trung ương khoá VII Đảng ta đã làm rõ trách nhiệm của
toàn bộ hệ thống chính trị đối với công tác thanh niên “Nhà nước ban hành và
hoàn thiện các chính sách về thu nhập , việc làm , giáo dục, văn hoá, chăm
sóc sức khoẻ và các chính sách kinh tế - xã hội khác, tạo điều kiện thuân lợi
cho sự phát triển lành mạnh của thế hệ trẻ và phong trào thanh niên, xây dựng
và ban hành các văn bản pháp quy có liên quan đến công tác thanh niên”.
Quan điểm này thể hiện tầm quan trọng đặc biệt của thanh niên, đây là một
trong những nhân tố quyết định đến sự thành bại của cả về lÝ luận và thực
tiễn, trước hết là khắc phục mọi biểu hiện coi nhẹ, thậm chí buông lỏng công
tác thanh niên đồng thời làm chuyền biến mạnh mẽ về nhận thức, tạo sự nhất

trí cao trong Đảng và trong toàn xã hội.
Muốn xây dựng và phát triển công tác thanh niên, muốn đầu tư cho thế
hệ tương lai thật tốt và thật hiệu quả thì cần phải đặt niềm tin vững chắc vào
thế hệ trẻ, coi công tác thanh niên là nội dung quan trọng trong chiến lược
con người. Bác Hồ đã nêu lên tư tưởng chiến lược “Vì lợi ích mười năm thì
phải trồng cây, Vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”. Phát triển tư tưởng
đó, Đảng ta chỉ rõ: “Đất nước bước vào thế kỷ XXI có vị trí xứng đáng trong
cộng đồng thế giới hay không, Việt Nam có vững bước theo con đường
XHCN hay không phần lớn phụ thuộc vào lực lượng thanh niên” đồng thời
khẳng định thái độ: “Đảng đặt niềm tin sâu sắc vào thanh niên” (NQ 04, Ban
Chấp hành Trung ương Đảng khoá VII). Đây là sự thể hiện nhất quán quan
điểm về bồi dưỡng, đào tạo các thế hệ kế tục sự nghiệp cách mạng của Đảng.
Bác Hồ dạy: “Thanh niên là bộ phận quan trọng của dân tộc, nước nhà
thịnh hay suy, yếu hay mạnh phần lớn là do thanh niên”. Việc đánh giá đúng
Bùi Trung Nghĩa - K44A

15


Phương pháp đánh giá Công tác Đoàn và Phong trào Thanh niên
đắn vai trò, khả năng to lớn của thanh niên; nhìn nhận thanh niên theo quan
điểm toàn diện, phát triển; hiểu được những khó khăn to lớn của thanh niên
cũng đồng thời với việc đánh giá đúng về hiệu quả của công tác Đoàn và
phong trào thanh niên là nhiệm vụ hết sức quan trọng. Đảng ta chỉ rõ thanh
niên là lực lượng sáng tạo ra xã hội mới, là nguồn lực để thực hiện CNH –
HĐH đất nước. Bác Hồ và Đảng ta nhìn nhận, đánh giá thanh niên và phong
trào thanh niên theo quan điểm toàn diện, nghĩa là luôn thấy rõ những ưu
khuyết điểm của thanh niên, thấy rõ chỗ mạnh - chỗ yếu, điểm đạt được và
điểm còn hạn chế của phong trào thanh niên trong từng hoàn cảnh và thời kỳ
cụ thể. Thông qua đó, Bác Hồ và Đảng ta luôn chỉ ra và cổ vũ, bồi dưỡng cho

thanh niên, giúp thanh niên phát huy những mặt mạnh, mặt yếu của mình.
Quan điểm nhìn nhận toàn diện về thanh niên thông qua công tác Đoàn và
phong trào thanh niên có ý nghĩa thực tiễn quan trọng; vừa giúp cho thanh
niên thêm tự tin, lại vừa đặt ra yêu cầu cao về sự rèn luyện, tu dưỡng để trở
thành lớp người có đủ Đức đủ Tài. Đảng ta và Bác Hồ luôn nhìn nhận thanh
niên là đối tượng quần chúng đặc thù, lớp người đang trong quá trình hoàn
thiện về nhân cách. Vì vậy cần phải nhìn nhận và đánh giá thanh niên theo
quan điểm phát triển. Mọi cán bộ phải luôn đi sâu, đi sát đối với công tác
Đoàn và phong trào thanh niên để hiểu thanh niên, nắm được nhu cầu
nguyện vọng chính đáng của thanh niên về học tập, việc làm, rèn luyện…. để
xây dựng và phát triển các mô hình công tác Đoàn và phong trào thanh niên
đáp ứng đúng nhu cầu của thanh niên góp phần giúp thanh niên thể hiện được
bản thân vượt qua những khó khăn do không có cơ hội thể hiện đúng khả
năng của mình đem lại.
III. Một số đánh giá
1. Thực trạng Thanh niên và công tác Thanh niên trong thời kỳ mới
a/ Tình hình thanh niên.
Trong suốt tiến trình lịch sử cách mạng Việt Nam, Đảng và Nhà nước
ta luôn đánh giá cao vị trí và vai trò của thanh niên đối với sự phát triển đi lên
Bùi Trung Nghĩa - K44A

16


Phương pháp đánh giá Công tác Đoàn và Phong trào Thanh niên
của đất nước. Ngày nay, trong công cuộc đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp
hoá, hiện đại hoá đất nước, chủ động hội nhập quốc tế sâu rộng, thanh niên
ngày càng có vị trí, vai trò quan trọng hơn. Ngay từ những năm đầu đổi mới,
Đảng ta đã xác định “thanh niên và công tác thanh niên là vấn đề sống còn
của dân tộc, là một trong những nhân tố quyết định sự thành bại của cách

mạng”.
Thanh niên ta ngày nay là lực lượng xã hội to lớn, có tiềm năng hùng
hậu. Kế thừa tinh hoa truyền thống của dân tộc và những thành quả của cách
mạng, qua mở rộng giao lưu quốc tế, thanh niên ta ngày nay có mặt mạnh cơ
bản là trình độ học vấn cao hơn trước, tầm nhìn rộng, nhạy cảm với thời
cuộc, giầu lòng yêu nước, có khát vọng mau chóng đưa đất nước vượt qua
nghèo nàn, lạc hậu, thực hiện dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân
chủ, văn minh. Thanh niên luôn là lớp người đồng tình, ủng hộ và hăng hái
tham gia sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
Đã và đang xuất hiện nhiều tài năng trẻ, nhiều tấm gương trong sản xuất,
kinh doanh, bảo vệ chủ quyền và an ninh đất nước, trong học tập, hoạt động
khoa học kỹ thuật, văn hoá nghệ thuật và thể thao, trong công tác xã hội.
Tuy nhiên. một bộ phận thanh niên đang gặp nhiều khó khăn về định
hướng chính trị trong tình hình nền kinh tế – xã hội ở nước ta bị ảnh hưởng
bởi cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới. Các thế lực thù địch luôn tìm cách
chống phá nhà nước ta bằng mọi thủ đoạn. Hàng triệu thanh niên chưa có
hoặc thiếu việc làm, thu nhập thấp. Tình trạng thất học, mù chữ vẫn còn diễn
ra, nhất là ở nông thôn, miền núi. Số trẻ em lang thang cơ nhỡ, trẻ em không
nơi nương tựa còn nhiều.
Một bộ phận thanh niên ít quan tâm sinh hoạt chính trị, coi thường
truyền thống cách mạng, trốn tránh nghĩa vụ quân sự. Một số dao động, thiếu
niềm tin ở chủ nghĩa xã hội.

Bùi Trung Nghĩa - K44A

17


Phương pháp đánh giá Công tác Đoàn và Phong trào Thanh niên
Một bộ phận thanh niên có xu hướng chạy theo lối sống không lành

mạnh, coi thường giá trị nhân văn, kỷ cương, đạo lÝ, mắc nhiều tệ nạn xã
hội.
b/ Về công tác thanh niên.
Đường lối đổi mới của Đảng với những thành tựu đã đạt được đang tạo
ra môi trường mới để thanh niên phát triển tài năng, cống hiến cho xã hội,
từng bước cải thiện đời sống. Việc thực hiện Nghị quyết 25 của Bộ Chính trị
khóa VI đạt được thành tựu to lớn sau 20 năm đổi mới.
Tuy nhiên, bước vào giai đoạn mới của cách mạng, công tác vận động
thanh niên chưa đổi mới kịp thời. Khuyết điểm lớn là thiếu nhận thức sâu sắc
vai trò của thanh niên và nội dung công tác thanh niên trong thời kỳ mới. Xử
lÝ các vấn đề thanh niên không sát đúng với tâm lÝ và những nhu cầu mới
của thanh niên. Một bộ phận cán bộ Đoàn còn thiếu kinh nghiệm và trình độ
dẫn đến thiếu niềm tin vào thanh niên. Tình trạng thái hoá, biến chất cùng với
sự hạn chế về năng lực của nhiều cán bộ, đoàn viên đã làm cho niềm tin của
thanh niên đối với tổ chức Đoàn bị giảm sút. Tình trạng thiếu năng lực lãnh
đạo của một bộ phận không nhỏ cán bộ Đoàn đã khiến cho công tác Đoàn và
phong trào thanh niên chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới và phát triển
Đảng.
c/ Công tác Thanh niên trong cơ quan hành chính Nhà nước
Cùng với thanh niên cả nước, đội ngũ thanh niên là cán bộ, công chức
trong các cơ quan hành chính nhà nước đang có sự phát triển đáng kể về quy
mô, số lượng và chất lượng. Đây là lực lượng quan trọng tham gia tích cực
vào tiến trình phát triển kinh tế - xã hội góp phần thực hiện thắng lợi sự
nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. So với thanh niên trong các
lĩnh vực khác, thanh niên là cán bộ, công chức trong cơ quan hành chính nhà
nước có nhiều nét nổi bật, đặc thù như: họ là tầng lớp trí thức trẻ giàu lòng
yêu nước, yêu chế độ, có bản lĩnh chính trị vững vàng và luôn tin tưởng, ủng
hộ đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước; là những người có trình độ đào
Bùi Trung Nghĩa - K44A


18


Phương pháp đánh giá Công tác Đoàn và Phong trào Thanh niên
tạo căn bản, có kiến thức sâu rộng về văn hoá, xã hội và chuyên môn. Họ là
những người có tiềm năng trí tuệ, ham hiểu biết, nhạy bén với cái mới, năng
động, sáng tạo, chịu khó học hỏi tiếp thu khoa học công nghệ tiên tiến, nỗ lực
vượt lên trên những khó khăn và đang ngày càng đóng góp sức mình vào
công cuộc cải cách bộ máy hành chính nhà nước, đáp ứng yêu cầu hội nhập
kinh tế quốc tế.
Công tác thanh niên trong cơ quan hành chính nhà nước khá khác biệt
so với công tác thanh niên trong các trường đại học, công tác thanh niên nông
thôn, công tác thanh niên trong các xí nghiệp, nhà máy hay công tác thanh
niên của sinh viên Việt Nam ở nước ngoài. Công tác thanh niên trong cơ
quan hành chính nhà nước thường gắn với nhiệm vụ và yêu cầu công việc có
tính chất chuyên môn, nghiệp vụ. Lực lượng thanh niên trong cơ quan hành
chính nhà nước thường không đông như lực lượng đoàn thanh niên trong các
trường đại học hoặc nhà máy, xí nghiệp, nên hầu hết được tổ chức khá nhỏ
gọn (khoảng 3 đến 4 chi đoàn trực thuộc) và có cơ chế phối hợp rất chặt chẽ
với nhau, mang lại hiệu quả cao trong việc tổ chức và thực hiện công tác
thanh niên do cấp trên phát động. Điều đặc biệt là công tác thanh niên trong
cơ quan hành chính nhà nước đều nhận được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của
Đảng bộ cơ quan nên đã phát huy được những yếu tố tích cực, gắn chặt với
nhiệm vụ công tác, phục vụ tích cực cho việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ
của đơn vị, cơ quan. Cán bộ đoàn thường là những cán bộ tiêu biểu, giỏi về
chuyên môn nghiệp vụ, sáng tạo, gương mẫu trong công tác, có uy tín thu hút
đông đảo lực lượng trẻ tham gia hoạt động.
Đảng ta đã phát động cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương
đạo đức Hồ Chí Minh” trong toàn Đảng, toàn dân và toàn quân. Cuộc vận
động này đã được sự hưởng ứng tích cực của đông đảo thanh niên cả nước

nói chung và thanh niên trong các cơ quan hành chính nói riêng. Việc thấm
nhuần tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về thực hành tiết kiệm, chống
tham ô, lãng phí, về đạo đức cách mạng, về phẩm chất của người cán bộ đã
Bùi Trung Nghĩa - K44A

19


Phương pháp đánh giá Công tác Đoàn và Phong trào Thanh niên
góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác của lực lượng thanh niên là cán
bộ, công chức. Thể hiện trong việc thanh niên tham gia tích cực vào công
cuộc cải cách hành chính nhà nước, thực hành tiết kiệm thời gian, tiết kiệm
chi phí và cải thiện thái độ phục vụ nhân dân trong giao dịch hành chính.
“Tháng thanh niên” đã được duy trì và phát triển hằng năm với tinh
thần: “Tuổi trẻ hành động vì cộng đồng và xã hội, chăm lo bồi dưỡng thanh
niên”. Với mục tiêu này đã khơi dậy được tính tích cực chính trị – xã hội của
đoàn viên và đã có sự liên kết, phối hợp hiệu quả trong hoạt động giữa các
thành phần thanh niên trong nhiều lĩnh vực như: các cơ quan hành chính nhà
nước; các đơn vị xí nghiệp, nhà máy; thanh niên nông thôn; thanh niên thành
thị.
Công tác của đoàn thanh niên trong cơ quan hành chính về tham gia
xây dựng Đảng, chính quyền được coi trọng, góp phần nâng cao nhận thức và
phát huy vai trò của đoàn viên trong xây dựng hệ thống chính trị. Việc ra sức
học tập, phát huy sức trẻ để khẳng định mình, phấn đấu trở thành đảng viên
Đảng Cộng sản Việt Nam là xu hướng chung của nhiều đoàn viên hiện nay.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, công tác thanh niên
trong các cơ quan hành chính nhà nước vẫn còn nhiều hạn chế như:
Công tác thanh niên nhiều lúc, nhiều nơi còn mang tính hình thức,
nặng về thành tích, thiếu sâu sát trong chỉ đạo và thực hiện. Thể hiện ở nhiều
nội dung hoạt động khi khởi xướng chưa thực sự bám sát yêu cầu từ thực

tiễn, chưa phục vụ thiết thực cho lợi ích của thanh niên nên hiệu quả chỉ
mang tính phong trào chung chung, chưa khơi dậy được tinh thần xung
phong tình nguyện của đoàn viên thanh niên.
Công tác thanh niên trong các cơ quan hành chính nhà nước nhiều khi
còn mang tính đóng kín trong nội bộ, nên các phong trào như: “Về nguồn”,
hoạt động tình nguyện ở vùng sâu, vùng xa, vùng hải đảo xa xôi chưa được
chú trọng. Nguyên nhân một phần do thiếu phương tiện, thiếu kinh phí đi lại;

Bùi Trung Nghĩa - K44A

20


Phương pháp đánh giá Công tác Đoàn và Phong trào Thanh niên
tuy nhiên, còn có nguyên nhân khác là một số đoàn viên thanh niên có tâm lÝ
ngại đi xa, ngại đến công tác ở những vùng, miền khó khăn.
Nguồn kinh phí cho hoạt động của công tác thanh niên tại các cơ quan
hành chính nhà nước còn hạn chế, chủ yếu từ nguồn thu rất ít của quỹ đoàn.
Vì vậy, khi tổ chức các đợt sinh hoạt do Đoàn cấp trên, Công đoàn, Đảng uỷ
phát động, thường phải xin kinh phí hỗ trợ từ bên ngoài. Điều đó đã phần nào
ảnh hưởng đến tính chủ động và chất lượng công tác đoàn trên thực tế.
Thanh niên là cán bộ, công chức trong độ tuổi sinh hoạt đoàn tại các cơ
quan hành chính nhà nước có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ về chuyên
môn, do vậy trong sinh hoạt đoàn thường không tham gia đều đặn. Ngay cả
cán bộ đoàn ở nhiều cơ quan cũng kiêm nhiệm, nên việc chỉ đạo hoạt động
của công tác đoàn thanh niên trong cơ quan hành chính nhà nước còn thiếu
chặt chẽ.
Một thực tế đang xảy ra tại các cơ quan hành chính nhà nước là cán bộ
trẻ có năng lực, trình độ đang có xu hướng tìm đến khu vực ngoài nhà nước
để làm việc. Tình trạng “chảy máu chất xám” trong cơ quan hành chính nhà

nước đang xảy ra, hầu hết rơi vào những cán bộ, công chức là thanh niên.
Điều này đã phần nào ảnh hưởng đến công tác của đoàn thanh niên, thiếu đi
những hạt nhân tiêu biểu dẫn đến chất lượng hoạt động chưa cao, chưa đáp
ứng yêu cầu nhiệm vụ đặt ra.
2. Vai trò của người cán bộ Đoàn
“Cán bộ là cái gốc của phong trào”, “cán bộ nào, phong trào ấy”. Cán
bộ Đoàn muốn trở thành thủ lĩnh thực sự của thanh niên thì việc có một
phương pháp đánh giá đúng hiệu quả của hoạt động để từ đó có một cách
nhìn nhận chính xác và khách quan đối với mặt mạnh, yếu của một phong
trào thông qua đó giúp thủ lĩnh đề ra được những kế hoạch công tác kế tiếp
cho công tác Đoàn và phong trào thanh niên.
Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay đất nước đang trong quá trình hội
nhập thế giới, những trào lưu văn hoá mới, những xu thế mới của thời đại
Bùi Trung Nghĩa - K44A

21


Phương pháp đánh giá Công tác Đoàn và Phong trào Thanh niên
cùng những yêu cầu mới và đòi hỏi mới của thời đại hội nhập toàn cầu đối
với thế hệ thanh niên đã đẩy cán bộ Đoàn vào tình thế luôn phải chạy theo
thanh niên trên nhiều lĩnh vực để tìm hiểu về nhu cầu của thanh niên nhưng
một thực trạng luôn diên ra trong suy nghĩ và hình dung của không ít người
thì hoạt động Đoàn lâu nay vẫn mang tính bề nổi, nặng về hình thức, trong
khi những đòi hỏi bức xúc của thanh niên trong quá trình phát triển kinh tế xã hội thì rất cụ thể, thiết thực nhưng cán bộ Đoàn lại chưa thể đáp ứng. điều
này cũng do độ mạnh của tổ chức Đoàn không đồng đều cho nên không phải
ở chỗ nào tổ chức Đoàn cũng đủ khả năng tham gia hiệu quả vào các vấn đề
mà thanh niên đang gặp khó khăn. Trong báo cáo của Ban chấp hành Trung
ương Đoàn khoá VIII có nêu ý “cán bộ Đoàn có nguy cơ tụt hậu so với thanh
niên và sẽ tụt hậu hơn nữa nếu không tự học nâng cao trình độ”. Như vậy,

việc học tập và nâng cao trình độ dù ở bất cứ lĩnh vực nào hoặc nhiều hoặc ít
thì cán bộ Đoàn cũng cần phải nắm được những kiến thức cơ bản, đồng thời
việc tích luỹ kinh nghiệm và phương pháp công tác đặc biệt là khả năng nhận
thức và nắm bắt nhu cầu của thanh niên trong thời kỳ mới là một đòi hỏi vô
cùng bức thiết mà cán bộ đoàn phải thực hiện.
Việc không ngừng học tập và nâng cao trình độ của bản thân cán bộ
Đoàn không chỉ khắc phục tình trạng tụt hậu so với thanh niên, mà nó còn
giúp nâng cao uy tín của Đoàn để từ đó tạo được niềm tin từ thanh niên, thu
hút được thanh niên về phía mình, đồng thời nó còn giúp khác phục hiện
tượng chảy máu chất xám đang diễn ra hiện nay. Bên cạnh đó, việc nắm được
những kiến thức cơ bản trên nhiều lĩnh vực còn giúp cho cán bộ Đoàn hiểu
được đặc điểm nghề nghiệp của thanh niên để từ đó có một phương pháp
nhìn nhận đánh giá thanh niên và phong trào thanh niên một cách khoa học
và mang tính khách quan hơn.

Bùi Trung Nghĩa - K44A

22


Phương pháp đánh giá Công tác Đoàn và Phong trào Thanh niên

Chương 2: THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.

Đặc điểm nghề nghiệp
Đoàn Thanh niên Khối cơ quan Trung ương Đoàn là cơ quan Đoàn

tương đương cấp huyện trực thuộc Đoàn Thanh niên Khối các cơ quan Trung
ương.

Tuổi trẻ cơ quan Trung ương Đoàn chiếm hơn 50% lực lượng lao
động, có trình độ học vấn cao, được đào tạo bài bản, là lao động nòng cốt
trong các Ban, đơn vị của cơ quan, làm việc ở nhiều lĩnh vực, địa bàn công
tác khác nhau. hệ thống tổ chức của Đoàn Thanh niên cơ quan trung ương
Đoàn bao gồm 06 tổ chức Đoàn cơ sở và 30 Chi đoàn cơ sở trải dài từ Bắc
vào Nam phân theo tính đặc thù công tác của từng Ban, đơn vị các tổ chức
Đoàn cơ sở và Chi đoàn cơ sở trực thuộc Đoàn Thanh niên cơ quan trung
ương Đoàn bao gồm: Khối báo chí, xuất bản; Khối phong trào; Khối trung
tâm sự nghiệp; Khối Công ty và Khối nghiên cứu, đào tạo, văn phòng. Mỗi
đơn vị mang một chức năng nhiệm vụ tuỳ thuộc vào đặc điểm công tác của
đơn vị mình.
2. Thực trạng công tác Đoàn và phong trào thanh niên.
2.1. Thực trạng cán bộ Đoàn
Thông qua điều tra khảo sát để nắm bắt thực trạng về phương pháp
đánh giá công tác Đoàn và phong trào thanh niên của người cán bộ Đoàn tại
Đoàn khối các cơ quan Trung ương Đoàn, kết quả cho thấy thực trạng cán bộ
Đoàn cơ quan Trung ương Đoàn như sau:
Tổng số cán bộ Đoàn là Uỷ viên Ban Chấp hành: 20 đồng chí
a/ Cơ cấu theo giới tính
- Nam: 15 đồng chí - chiếm 75%
- Nữ: 05 đồng chí - chiếm 25%

Bùi Trung Nghĩa - K44A

23


Phương pháp đánh giá Công tác Đoàn và Phong trào Thanh niên

Biểu đồ 1: Chênh lệch về giới tính


b/Về độ tuổi:
- 18 – 20 tuổi - chiếm 4,5%
- 21 – 25 tuổi - chiếm 29%
- 26 – 30 tuổi - chiếm 42%
- 31 – 35 tuổi - chiếm 24,5%

Biểu đồ 2: Độ tuổi của cán bộ Đoàn

c/Về trình độ
* Trình độ chuyên môn:
- Thạc sĩ: 03 đồng chí - chiếm 15%
- Đại học: 17 đồng chí - chiếm 85%

Bùi Trung Nghĩa - K44A

24


Phương pháp đánh giá Công tác Đoàn và Phong trào Thanh niên

Biểu đồ 3: Trình độ chuyên môn

* Trình độ lÝ luận chính trị:
- Cao cấp: 01 đồng chí - chiếm 5%
- Trung cấp: 04 đồng chí - chiếm 20%
- Sơ cấp: 15 đồng chí - chiếm 75%

Biểu đồ 4: Trình độ lÝ luận


2.2. Thực trạng công tác Đoàn và phong trào thanh niên
a/ Về công tác tuyên truyền giáo dục:
Trong những năm vừa qua, Đoàn thanh niên Khối cơ quan Trung ương
Đoàn đã thực hiện tốt công tác giáo dục lÝ luận chính trị và quán triệt nghị
quyết của Đảng, của Đoàn; công tác giáo dục truyền thống cho đoàn viên
được triển khai sâu rộng và thường xuyên nhân các ngày lễ kỷ niêm, các sự
kiện chính trị trọng đại của đất nước, của Đoàn, của cơ quan Trung ương
Đoàn thông qua các buổi nói chuyện về gương các anh hùng liệt sỹ, các diễn
đàn với nhiều nội dung và hình thức đa dạng, phong phú đã góp phần bối

Bùi Trung Nghĩa - K44A

25


×