Tải bản đầy đủ (.pdf) (127 trang)

Phân tích cơ sở lý thuyết và mô phỏng đặc điểm, nguyên lý làm việc, quy trình tháo lắp, kiểm tra, điều chỉnh, sửa chữa hệ thống nhiên liệu, hệ thống khởi động động cơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.99 MB, 127 trang )

- 1 -

LỜI NÓI ĐẦU
Nhằm nâng cao kiến thức và áp dụng khoa học vào lĩnh vực nghiên cứu, nằm
trong mục tiêu đào tạo cho sinh viên ngành cơ khí Động lực tàu thuyền của trường
đại học Nha Trang và góp phần làm phong phú thêm các bài giảng về động cơ nhất
là động cơ diesel. Em được nhận đề tốt nghiệp:
Tên đề tài: Phân tích cơ sở lý thuyết và mô phỏng đặc điểm, nguyên lý
làm việc, quy trình tháo lắp, kiểm tra, điều chỉnh, sửa chữa hệ thống nhiên
liệu, hệ thống khởi động động cơ
Mục tiêu đề tài: Phân tích cơ sở lý thuyết và mô phỏng đặc điểm, nguyên lý
làm việc, quy trình tháo lắp, kiểm tra, điều chỉnh, sửa chữa hệ thống nhiên liệu động
cơ diesel, hệ thống khởi động điện động cơ diesel.
Nội dung:
1. Tổng quan về hệ thống phục vụ động cơ.
2. Quy trình tháo lắp, kiểm tra, điều chỉnh sửa chữa hệ thống nhiên liệu động
cơ diesel, hệ thống khởi động điện.
3. Mô phỏng đặc điểm, nguyên lý làm việc, quy trình tháo lắp, điều chỉnh,
sửa chữa hệ thống nhiên liệu động cơ diesel, hệ thống khởi động điện động cơ.
Với kiến thức với thời gian có hạn nên đề tài của em còn nhiều sai sót, kính
mong sự chỉ dẫn của quý thầy giáo đóng góp ý kiến của các bạn.
Em cũng xin chân thành cảm ơn thầy giáo hướng dẫn: Th.S. Phùng Minh Lọc,
T.S. Lê Bá Khang, Th.S. Dương Tử Tiên, Th.S. Vũ Thăng Long và các thầy trong
bộ môn đã tận tình giúp đỡ em để hoàn thành đề tài này.
Nha trang, tháng 6 / 2007
Sinh Viên thực hiện
Đinh Bá Phước






- 2 -

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG PHỤC VỤ ĐỘNG CƠ
1.1. Tổng quan về động cơ đốt trong
Động cơ là loại máy có chức năng biến đổi các dạng năng lượng khác nhau
này sang cơ năng.

Động cơ nhiệt là loại máy có chức năng biến đổi nhiệt năng thành cơ năng.
Căn cứ vào vị trí đốt nhiên liệu, người ta phân chia động cơ nhiệt thành hai:
động cơ đốt trong và động cơ đốt ngoài. Ở động cơ đốt trong nhiên liệu được đốt
cháy bên trong không gian công tác động cơ. Ở động cơ đốt ngoài nhiên liệu được
đốt cháy trong lò đốt riêng biệt để cấp nhiệt cho môi chất công tác (MCCT), sau đó
MCTC được dẫn vào không gian công tác của động cơ, tại đó MCCT dãn nở để
chuyển hóa nhiệt năng thành cơ năng.
Theo cách phân loại như trên thì các loại động cơ có tên thường gọi như: động
cơ xăng, động cơ diesel, động cơ piston quay, động cơ piston tự do, động cơ phản
lực, tuabine khí…đều có thể xếp vào nhóm động cơ đốt trong; còn động cơ hơi
nước kiểu piston, động cơ Stirling, tuabine hơi nước thuộc nhóm động cơ đốt ngoài.
Tuabine khí
ĐTĐT ki ểu piston
…………
……
Động cơ
Động cơ
Điện
Động cơ
Gió
Động cơ

Nhiệt
Động cơ
Thủy lực
Động cơ
Nổ
Động cơ
Hơi nước
Đ/cơ ph ản lực
Tên l ửa
Hình.1.1. Phân loại tổng quát động cơ
- 3 -

Tuy nhiên theo quy ước, thuật ngữ “động cơ đốt trong” ( Internal Combustion
Engine) thường được dùng chỉ loại động cơ có cơ cấu truyền lực kiểu piston – thanh
truyền – trục khuỷu, trong đó piston chuyển động tịnh tiến qua lại trong xylanh
động cơ. Các loại động cơ khác thường được gọi bằng các tên riêng.
Bảng.1.1. Phân loại theo các tiêu chí khác nhau động cơ đốt trong
Tiêu chí Phân loại
Loại nhiên liệu
- Động cơ chạy bằng nhiên liệu lỏng dễ bay hơi
như: xăng, cồn, benzol…
- Động cơ chạy bằng nhiên liệu lỏng khó bay hơi
như: gas oil, mazout…
- Động cơ chạy bằng khí đốt.
Phương pháp phát hỏa
- Động cơ phát hỏa bằng tia lửa
- Động cơ diesel
- Động cơ semidiesel
Cách thực hiện CTCT
- Động cơ 4 kỳ

- Động cơ 2 kỳ
Phương pháp nạp khí mới
- Động cơ không tăng áp
- Động cơ tăng áp
Đặc điểm kết cấu
- Động cơ một hàng xylanh
- Động cơ hình sao, hình chữ V, W, H…
- Động cơ có một hàng xylanh thẳng đứng, ngang,
nghiêng.
Theo tính năng
- Động cơ thấp tốc, trung tốc và cao tốc
- Động cơ công suất nhỏ, vừa và lớn
Theo công dụng
- Động cơ cơ giới đường bộ
- Động cơ thủy
- Động cơ máy bay
- Động cơ tĩnh tại
- 4 -

Động cơ phát hỏa bằng tia lửa – loại động cơ đốt trong hoạt động theo nguyên
lý: nhiên liệu được phát hỏa bằng tia lửa được sinh ra từ nguồn nhiệt bên ngoài
không gian công tác của xylanh. Chúng ta có thể gặp những kiểu động cơ phát hỏa
bằng tia lửa với các tên gọi khác như: động cơ Ôttô, động cơ carburetor, động cơ
phun xăng, động cơ đốt trong cưỡng bức, động cơ hình hành hỗn hợp cháy từ bên
ngoài, động cơ xăng, động cơ gas...Nhiên liệu dùng cho động cơ phát hỏa bằng tia
lửa thường là nhiên liệu lỏng dể bay hơi như: xăng, cồn, benzol, khí hóa lỏng…
Trong các loại nhiên liệu kể trên thì nhiên liệu xăng là sử dụng phổ biến nhất từ thời
kỳ đầu phát triển động cơ cho đến nay.
Động cơ diesel – là loại động cơ đốt trong hoạt động theo nguyên lý: nhiên
liệu tự phát hỏa khi được phun vào buồng đốt chứa khí nén có áp suất và nhiệt độ

cao.
Động cơ 4 kỳ - loại động cơ đốt trong có chu trình công tác được hoàn thành
sau 4 hành trình của piston.
Động cơ 2 kỳ - loại động cơ đốt trong có chu trình công tác được hoàn thành
sau 2 hành trình của piston.
1.2.Tổng quan hệ thống phục vụ hệ thống phục vụ động cơ
1.2.1. Nhiệm vụ
Để đảm bảo cung cấp đủ nhiên liệu, dầu nhờn, nước và không khí cho động cơ
diesel chính và phụ, cũng như loại bỏ sản phẩm cháy của thiết bị năng lượng tàu và
điều khiển nó, người ta trang bị các hệ thống: nhiên liệu, bôi trơn, làm mát bằng
nước, không khí nén, khí xả và điều khiển.
1.2.2. Phân loại hệ thống phục vụ động cơ
- Hệ thống nhiên liệu
- Hệ thống làm mát
- Hệ thống bôi trơn
- Hệ thống trao đổi khí
- Hệ thống khởi động động cơ
- Hệ thống điều khiển
1.2.3. Yêu cầu
- 5 -

Hệ thống làm mát: Hệ thống làm mát có yêu cầu về mặt nhiệt độ của máy khi đã
được làm mát là thỏa mãn.
Hệ thống bôi trơn:
Chất bôi trơn phải phù hợp với loại máy đốt trong (2 hay 4 kỳ, tăng áp hay
không, tốc độ cao hay thấp…), phù hợp với nhiệm vụ, chế độ và điều kiện làm việc
của cơ cấu, hệ thống, mối ghép … mà nó phải bôi trơn. Phải dễ kiếm, giá thành vừa
phải,không độc hại. Bền vững về tính chất bôi trơn,không gây nổ, gây cháy…
Chất bôi trơn phải được đưa tới nơi cần bôi trơn một cách liên tục, đều đặn,
với lưu lượng, trạng thái (áp suất, nhiệt độ) tính chất xác định và có thể kiểm tra,

điều chỉnh và điều khiển được.
Các thiết bị, bộ phận… của HTBT phải đơn giản, dễ sử dụng, tháo lắp, kiểm
tra, sửa chữa, điều chỉnh… có khả năng tự động hóa cao, nhưng giá thành vừa phải.
Hệ thống trao đổi khí: Yêu cầu với hệ thống trao đổi khí là phải thải sạch và nạp
đầy
















- 6 -

CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ ĐẶC ĐIỂM, NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC, QUY
TRÌNH THÁO LẮP, KIỂM TRA, ĐIỀU CHỈNH, SỬA CHỮA HỆ THỐNG
NHIÊN LIỆU CỦA ĐỘNG CƠ DIESEL
Điều kiện để vận hành động cơ diesel. Nén và hệ thống nhiên liệu là những
yếu tố quan trọng nhất để vận hành động cơ diesel một cách có hiệu quả. Hệ thống
sấy sơ bộ sấy nóng không khí nén cần thiết cho sự khởi động động cơ nguội.

1. Nén. Động cơ diesel nén không khí để đạt được mức nóng cần thiết cho nhiên
liệu tự cháy. Do đó, nén trong động cơ diesel đóng vai trò giống như sự đánh lửa
trong động cơ xăng.
2. Hệ thống nhiên liệu.
Động cơ diesel không có bướm ga điều khiển công suất động cơ như động cơ
xăng. Công suất của động cơ xăng được kiểm soát bằng đóng và mở bướm ga. Do
đó kiểm soát lượng hỗn hợp nhiên liệu vào. Tuy nhiên, động cơ diesel kiểm soát
công suất động cơ bằng điều chỉnh lượng mức độ phun nhiên liệu.
Hơn nữa, khi hành trình đốt cháy bắt đầu với việc phun nhiên liệu, nó cũng
điều chỉnh thời điểm phun nhiên liệu.
3. Hệ thống sấy nóng sơ bộ.
Hệ thống sấy sơ bộ là nét đặc biệt của động cơ diesel. Hệ thống sấy sơ bộ sấy
không khí nén bằng điện để khởi động động cơ nguội.
Có hai loại: loại bugi sấy, nung nóng không khí bên trong buồng cháy và loại
sấy nóng trực tiếp không khí nạp từ bộ lọc không khí.
4. Điều chỉnh công suất động cơ diesel. Trong động cơ diesel, nhiên liệu được đưa
vào sau khi không khí bị nén và tạo nhiệt độ và áp suất cao. Để có áp suất nén cao
ngay cả khi tốc độ của động cơ chậm, một lượng lớn không khí được đưa vào các
xylanh. Do đó, không sử dụng bướm ga vì nó tạo ra lực cản nạp.
Trong động cơ diesel, công suất động cơ được điều chỉnh bằng cách điều
chỉnh lượng nhiên liệu phun vào.
- Lượng phun nhiên liệu nhỏ: Công suất nhỏ
- Lượng phun nhiên liệu lớn: Công suất lớn
- 7 -

2.1. Chức năng, nhiệm vụ và yêu cầu đối với hệ thống nhiên liệu động cơ diesel
2.1.1. Chức năng
Lọc sạch nhiên liệu rồi phun vào buồng đốt theo những yêu cầu phù hợp với
đặc điểm cấu tạo và tính năng của động cơ.
Từ góc độ chức năng, hệ thống nhiên liệu của động cơ Diesel phải thỏa mãn

những yêu cầu chính sau:
2.1.1.1. Định lượng
Cung cấp những lượng nhiên liệu chính xác phù hợp với chế độ làm việc của
động cơ, cung cấp nhiên liệu đồng đều cho các xylanh của động cơ nhiều xylanh.
Hỗn hợp cháy được cung cấp vào xylanh phải tương ứng với tải trọng của
động cơ ở một chế độ bất kì cho trước. Lượng cung cấp nhiên liệu chu trình (g
ct
) là
một trong các thông số đặc trưng cho chế độ công tác của BCA được biểu diễn bằng
công thức sau:

1000. . .
(1)
60. .
e e
ct
i nl
N g Z
g
n


Trong đó :
g
ct
: Tổng số nhiên liệu được phun vào buồng đốt trong thời gian một chu
trình (mm
3
/ct).
N

e
: Công suất có ích của động cơ (Kw).
g
e
: Suất tiêu hao nhiên liệu riêng có ích (g/Kw.h).
Z: Hệ số phụ thuộc vào số kì của động cơ
Z=1 đối với động cơ 2 kỳ .
Z=2 đối với động cơ 4 kỳ.
n: Tốc độ quay của động cơ (v/p).
i: Số xylanh của động cơ.

nl

: Khối lượng riêng của nhiên liệu (kg/m
3
).
Từ công thức (1) ta thấy lượng nhiên liệu g
ct
cần phun vào mỗi xylanh trong
thời gian, chu trình công tác phải được điều chỉnh phù hợp với chế độ làm việc của
động cơ tức là phải phù hợp với công suất của động cơ phát ra tốc độ quay tương
ứng với công suất đó.
- 8 -

Sự phụ thuộc này gọi là đặc tính cung cấp nhiên liệu, được xác định bởi kết
cấu và tình trạng kỹ thuật của thiết bị nhiên liệu. Đó là đặc tính bên trong của BCA
làm ảnh hưởng đến g
ct
mà không có tác dụng của cơ cấu điều khiển.
Hiệu suất nạp của BCA:

1 1
(2)
.
vb
vb vb Fn
g g
g V


 
Trong đó :

vb

: Hiệu suất nạp nhiên liệu của BCA.
g
1
: Lượng

nhiên liệu thực tế được nạp vào khoang bơm của BCA trong một
chu trình công tác (g/Kw.h).
g
s:
:

Lượng

nhiên liệu chứa đầy không gian công tác của xylanh BCA ở điều
kiện áp suất trong khoang nạp (g/Kw.h).


Fn

: Mật độ của nhiên liệu trong khoang nạp (kg/m
3
).
V
sb
: Dung tích công tác của xylanh BCA (m
3
).
Trị số của hiệu suất nạp còn ảnh hưởng đến thời điểm bắt đầu phun và lượng
cấp nhiên liệu chu trình thực tế ứng với một vị trí của cơ cấu điều khiển. Hiệu suất
nạp chịu ảnh hưởng rất nhiều yếu tố như: Sức cản thủy động, thể tích khoang nạp,
áp suất và biến động áp suất trong khoang nạp...Độ ổn định của nó còn ảnh hưởng
đến chất lượng định lượng và định thời của hệ thống phun nhiên liệu.
Bên cạnh sức cản thủy động sự xuất hiện của các xung áp suất trong khoang
nạp tại thời điểm kết thúc quá trình phun Hình học (thời điểm rãnh piston bắt đầu
thông với khoang nạp) là hiện tượng còn ảnh hưởng rất lớn đến trị số và sự biến
động của hiệu suất nạp.
Đối với các động cơ nhiều xylanh lượng nhiên liệu chu trình được phun vào
các xylanh phải bằng nhau nhằm hạn chế những tác hại đã nêu. Sự khác nhau giữa
lượng nhiên liệu chu trình cung cấp cho các xylanh của 1 động cơ được đánh giá
thông qua “độ cấp không đồng đều”:
max
max
2. (3)
ct ct mim
nl
ct ct mim
g g

g g

 
 




- 9 -

Độ cấp nhiên liệu không đồng đều là một trong những nguyên nhân giảm
công suất và tuổi thọ của động cơ, tăng suất tiêu hao nhiên liệu và gây một số biểu
hiện khác ở động cơ. Trong thực tế sử dụng không thể điều chỉnh hệ thống phun
nhiên liệu còn thể đạt được o
nl
= 0 mà định kì người ta phải điều chỉnh để những
giá trị độ lệch này nằm trong giới hạn cho phép.
2.1.1.2. Định thời
Phun nhiên liệu vào buồng đốt đúng thời điểm, theo quy luật phù hợp với đặc
điểm tổ chức quá trình cháy.
Thời điểm tạo hỗn hợp cháy do thời điểm phun nhiên liệu quyết định. Nếu hỗn
hợp cháy đúng lúc thì quá trình cháy sẽ diễn ra và kết thúc đúng lúc với trị số p
z

w
tb
vừa phải.
Thông số để đánh giá thời điểm tạo hỗn hợp cháy là góc phun sớm (
fs
).

Trong quá trình sử dụng động cơ 
fs
bị

thay đổi do các nguyên nhân chủ yếu sau:
 Các chi tiết chuyển động bị hao mòn (các khớp nối trục đối với bơm, các con
lăn...)
 Các cam nhiên liệu bị hao mòn.
 Đặc tính của các cặp lắp ghép chính xác khác nhau.
 Cặp lắp ghép piston – xylanh BCA bị hao mòn.
Sự điều chỉnh ban đầu bị thay đổi hoặc còn sai sót trong các hệ thống truyền
động (con đội, nối ghép bị lỏng...).
Hình.2.1 biểu thị ảnh hưởng của thời điểm phun nhiên liệu đến quá trình cháy.
Khi phun nhiên liệu quá sớm, giai đoạn cháy trễ tăng vì áp suất và nhiệt độ không
khí lúc bắt đầu phun thấp. Tốc độ tăng áp suất cũng như áp suất cháy cực đại do tập
trung một lượng nhiên liệu lớn trong buồng cháy đến thời điểm bốc cháy và phần
lớn nhiên liệu cháy ở gần ĐCT khi thể tích công tác xylanh nhỏ và nồng độ ôxy lớn
(đường 1 - hình .2.1).
Ngược lại khi 
fs
quá muộn, giai đoạn cháy trễ giảm, động cơ làm việc êm
hơn, công suất động cơ giảm và cháy không hoàn toàn vì một phần lớn nhiên liệu
- 10 -

cháy ở quá trình cháy giãn nở, tốc độ tăng áp suất và áp suất cháy cực đại còn trị số
nhỏ (đường 3 - hình.2.1).
1
2
3
C 13

 
 
 
ÑC T
P

C 12
C 11

Hình.2.1. Ảnh hưởng của thời điểm phun nhiên liệu đến chất lượng của quá
trình cháy.
Đường số 1-Thời điểm phun quá sớm.
Đường số 2-Thời điểm phun đúng lúc.
Đường số 3-Thời điểm phun quá trễ
2.1.1.3. Quy luật phun
Quy luật phun nhiên liệu có ảnh hưởng quyết định đến quy luật hình thành hỗn
hợp cháy, đặc biệt là đối với phương pháp tạo hỗn hợp cháy kiểu thể tích, qua đó
ảnh hưởng đến hàng loạt chỉ tiêu chất lượng của động cơ diesel. Việc lựa chọn quy
luật phun nhiên liệu như thế nào là tuỳ thuộc vào tính năng của động cơ và cách
thức tổ chức quá trình cháy.
Cấu trúc các tia nhiên liệu và quy luật phun phù hợp với đặc điểm cấu tạo và
tính năng của động cơ.
Hệ thống nhiên liệu không chỉ còn nhiệm vụ đưa vào buồng cháy một lượng
nhiên liệu (g
ct
) thích hợp với chế độ làm việc mà lượng nhiên liệu đó phải được
phun vào buồng cháy đúng thời điểm và đúng quy luật phù hợp với đặc điểm cấu
tạo của động cơ.
Do thời điểm kết thúc phun muộn hơn nên quá trình cháy phải kéo dài sang
đường giãn nở (đường 2) làm cho công suất và hiệu suất của động cơ giảm.


- 11 -


 


p
1
2
1
2
T
z ' 1
e f
z 1
z 2
z ' 2
e e 1
e e 2
C f
C i
g c t
C f
C i
e f

Hình.2.2. Ảnh hưởng của quy luật phun nhiên liệu đến quá trình cháy.
Trên hình 2.2 biểu thị quy luật phun nhiên liệu đến quá trình cháy trong điều
kiện các yếu tố khác giữ nguyên. Quy luật phun nhiên liệu là quy luật bao gồm 2

yếu tố:
Sự phân bố tốc độ phun và thời điểm phun. Nếu cùng một lượng cấp nhiên liệu
chu trình g
ct
mà rất ngắn thời gian phun sẽ làm tăng tốc độ phun ở giai đoạn cháy trễ
dẫn đến lượng nhiên liệu tập trung ở giai đoạn này g
1
là lớn. Chính vì vậy mà quá
trình cháy của động cơ còn trị số p
z
và w
tb
lớn, tuy nhiên quá trình cháy sẽ kết thúc
sớm hơn (đường 1). Ngược lại với thời điểm phun kéo dài dẫn đến quá trình cháy
của động cơ còn trị số p
z
và w
tb
nhỏ hơn, động cơ làm việc êm hơn.
2.1.2. Nhiệm vụ
Hệ thống nhiên liệu động cơ diesel có các nhiệm vụ sau:
a. Dự trữ nhiên liệu: Đảm bảo cho động cơ có thể làm việc liên tục trong một
thời gian nhất định, không cần cấp thêm nhiên liệu; lọc sạch nước; tạp chất cơ học
lẫn trong nhiên liệu; giúp nhiên liệu chuyển động thông thoáng trong hệ thống.
b. Cung cấp nhiên liệu cho động cơ đảm bảo tốt các yếu cầu sau:
- Lượng nhiên liệu cấp cho mỗi chu trình phải phù hợp với chế độ làm việc
của động cơ.
- Phun nhiên liệu vào đúng thời điểm, đúng quy luật mong muốn.
- Lưu lượng nhiên liệu vào các xylanh phải đồng đều.
- 12 -


c. Các tia nhiên liệu phun vào động cơ phải đảm bảo kết hợp tốt giữa số lượng,
phương hướng, hình dạng, kích thước của các tia phun với hình dạng buồng cháy và
với cường độ và phương hướng chuyển động cảu môi chất trong buồng cháy để hòa
khí được hình thành nhanh và đều.
2.1.3. Yêu cầu
Hệ thống nhiên liệu động cơ diesel phải thỏa mãn các yêu cầu sau:
- Hoạt động lâu bền, độ tin cậy cao.
- Dễ dàng và thuận tiện trong sử dụng, bảo dưỡng và sửa chữa.
- Dễ chế tạo, giá thành hạ.
Các bộ phận cơ bản:

Hình.2.3. Sơ đồ cấu tạo hệ thống nhiên liệu động cơ Diesel.
a). với bơm cao áp cụm; b). với bơm cao đơn
1. thùng nhiên liệu; 2. bơm thấp áp; 3. lọc nhiên liệu; 4. bơm cao áp;
5. ống cao áp; 6. vòi phun 7.bộ điều tốc; 8. bộ điều chỉnh góc phun sớm;
9. ống thấp áp; 10. ống dầu hồi
- 13 -

 Thùng nhiên liệu: Bao gồm thùng nhiên liệu hằng ngày và thùng nhiên liệu
dự trữ. Thùng nhiên liệu hằng ngây cần có dung tích bảo đảm chứa đủ nhiên liệu
cho động cơ hoạt động liên tục trong một khoảng thời gian định trước.
 Lọc nhiên liệu: Trong hệ thống nhiên liệu động cơ còn các bộ phận được
chế tạo với độ chính xác rất cao như: Cặp piston xylanh của BCA – VP, các bộ
phận này rất dễ bị hư hỏng nếu trong nhiên liệu còn tạp chất cơ học. Vì thế nhiên
liệu cần phải được lọc sạch trước khi đến BCA
 Ống dẫn nhiên liệu: Gồm còn ống cao áp và ống thấp áp. Ống cao áp dẫn
nhiên liệu có áp suất cao từ BCA tới vòi phun. Ống thấp áp dẫn nhiên liệu từ thùng
chứa đến bơm thấp áp và dẫn nhiên liệu về thùng chứa.
 Bơm thấp áp (bơm cung cấp): Có chức năng hút nhiên liệu từ thùng chứa

hằng ngày rồi đẩy tới BCA. Hệ thống nhiên liệu có thể không cần bơm thấp áp nếu
thùng chứa nhiên liệu hằng ngây được đặt ở vị trí cao hơn động cơ.
 Bơm cao áp (BCA): Có chức năng sau:
Bơm nhiên liệu đến áp suất cao rồi đẩy đến vòi phun.
- Điều chỉnh lượng nhiên liệu cung cấp vào buồng đốt phù hợp với chế độ
làm việc của động cơ (chức năng định lượng).
- Định thời điểm bắt đầu và kết thúc quá trình phun nhiên liệu (chức năng
định thời).
 Vòi phun nhiên liệu (VP): Có chức năng phun nhiên liệu cao áp vào buồng
đốt với cấu trúc tia nhiên liệu phù hợp với phương pháp tổ chức quá trình cháy.
Ưu điểm động cơ diesel là tiêu thụ nhiên liệu ít hơn động cơ chạy xăng do hao
hụt bơm nhiên liệu ít hơn và tỷ lệ nén cao.
Nhược điểm độ rung và ồn trong quá trình hoạt động lớn hơn. Đồng thời, số
chất độc hại trong khí xả ra lớn hơn so với động cơ xăng.
2.1.4. Phân tích đánh giá và lựa chọn các bộ phận cần mô phỏng
2.1.4.1. Phân tích
Vì hệ thống nhiên liệu động cơ diesel rất đa dạng và phức tạp, trong phạm vi
nghiên cứu là đề tài em chỉ chắt lọc những hệ thống, bộ phận cơ bản có tính chất
quan trọng trong hệ thống. Đặc biệt được ứng dụng nhiều trong thực tế, là bộ phận
- 14 -

có cấu tạo dặc trưng dễ nghiên cứu và nằm trong chương trình giảng dạy của
trường.
2.1.4.2. Lựa chọn các bộ phận thể hiện
Sau khi tham khảo một số tài liệu có liên quan và được sự hướng dẫn của thầy
Th.S Phùng Minh Lọc, em xin trình bày một số hệ thống, bộ phận tiêu biểu của hệ
thống nhiên liệu động cơ diesel.
- Hệ thống nhiên liệu cổ điển, hệ thống nhiên liệu dùng bơm phân phối, hệ
thống nhiên liệu điều kiển điện tử.
- Các loại bơm cao áp. Các loại vòi phun.

- Các loại bơm chuyển nhiên liệu. Các loại lọc nhiên liệu. Các bộ phận tự động
điều chỉnh. Bugi xông máy.
2.2. Phân loại hệ thống nhiên liệu động cơ diesel
Hệ thống phun nhiên liệu thường được phân loại căn cứ vào đặc điểm của
BCA.
Bảng.2.1. Phân loại tổng quát hệ thống phun nhiên liệu của động cơ diesel.
Tiêu chí phân loại Phân loại
Phương pháp phun nhiên liệu
1) Hệ thông phun nhiên liệu bằng không khí nén
2) Hệ thống phun nhiên liệu bằng thuỷ lực
Phương pháp tạo và duy trì
áp suất phun
1) Hệ thống phun trực tiếp
2) Hệ thống phun gián tiếp
Phương pháp điều chỉnh quá
trình phun

1) Hệ thống được điều chỉnh kiểu cơ khí
2) Hệ thống được điều chỉnh kiểu điện tử
Cách thức tổ hợp các thành tố
của hệ thống phun
1) Hệ thống phun cổ điển
2) Hệ thống phun với BCA-VP liên hợp
3) Hệ thống phun với BCA phân phối
4) Hệ thống phun đặc biệt.
Loại vòi phun
1) Hệ thống phun với vòi phun hở
2) Hệ thống phun với vòi phun kín

- 15 -


2.2.1. Hệ thống nhiên liệu cổ điển
Hệ thống phun nhiên liệu cổ điển là là tên gọi qui ước của loại HTPNL trực
tiếp có những đặc điểm cơ bản sau đây: Tồn bộ HTPNL được tổ hợp từ các "tiểu
hệ thống phun " hồn tồn giống nhau. Mỗi tiểu hệ thống phun được cấu thành từ
một phần tử bơm, 1 ống cao áp và 1 vòi phun nhiên liệu (hình. 2.4). Động cơ có bao
nhiêu xylanh thì có bấy nhiêu tiểu hệ thống phun. Các tiểu hệ thống phun hoạt động
độc lập với nhau .
1
Phần tử bơm
Vòi phun nhiên liệu
ống cao áp
3
4
5
6
N
B
7
F
2
C

Hình. 2.4. Cấu tạo tiểu hệ thống phun của HTPNL với BCA Bosch cổ điển
1- cam nhiên liệu, 2- con đội , 3- lò so khứ hồi, 4- piston, 5- vành răng và
thanh răng điều khiển, 6- xylanh, 7- van triệt hồi , N- khoang nạp,
B- khoang bơm, C- khoang cao áp, F- khoang phun
- 16 -

802.2.2. Hệ thống nhiên liệu điều kiển điện tử

Nhằm nâng cao chất lượng quá trình tạo hỗn hợp cháy trong động cơ diesel,
khắc phục những nhược điểm mà hệ thống nhiên liệu cổ điển điều khiển bằng cơ
khí vẫn còn tồn tại như việc định lượng, định thời điểm phun chưa chính xác, tính tự
động điều chỉnh và tự động hóa còn hạn chế nhất là các chế độ làm việc không ổn
định như: khởi động, tăng tốc, giảm tốc...và các cơ cấu hệ thống (điều tốc, thay đổi
góc phun sớm...) làm việc chưa nhạy lắm. Việc áp dụng các thiết bị điện tử vào hệ
thống nhiên liệu động cơ diesel nhằm mục đích giải quyết những vấn đề này, ngoài
ra nó còn góp phần giảm bớt tính độc hại cho môi trường do quá trình cháy của
nhiên liệu được cháy hoàn toàn hơn.
20
BOSCH
19
IOC
18
17
10
16
8
7
9
6
2
5
4
1
3
15
14
13
12

11

Hình.2.5. Hệ thống phun nhiên liệu trang bị bơm cao áp PE
điều khiển bằng điện tử.
1. thùng nhiên liệu; 2. bơm tiếp vận; 3. lọc thứ cấp; 4. bơm cao áp PE;
5. cơ cấu kiểm soát thời điểm phun nhiên liệu; 6. cơ cấu điều tốc; 7. vòi phun nhiên
liệu 8,18. ống dẫn dầu về; 9. bugi xông máy và bộ phận kiểm soát
10. bộ phận điều khiển trung tâm; 11. đèn báo kết quả chuẩn đoán; 12. công tắc của
bộ phận li hợp 13. bộ cảm biến vị trí bàn đạp; 14. bộ cảm biến tốc độ động cơ;
15. bộ cảm biến nhiệt độ;16. bộ cảm biến áp suất khí nạp; 17. tuabin tăng áp
19. ắc quy; 20. công tắc buji xông máy và khởi động

- 17 -

Trên động cơ diesel thế hệ mới, bộ điều tốc cơ năng hay chân không của bơm
cao áp PE được thay thế bằng hệ thống điều tốc điện tử. Hê thống này gồm các bộ
phận sau đây:
1. Bộ phận tác động tác động (bộ phận chấp hành) hoạt động do một xôlênoy
tác động.
2. Một cảm biến khoảng dịch chuyển của thanh răng.
3. Một bộ cảm biến vận tốc trục khuỷu động cơ.
4. Bộ sử lý và điều khiển điện tử trung tâm ECU.
Hình.2.5. giới thiệu hệ thông điều tốc loại này. Kiểu điều tốc này phức tạp hơn
nhiều so với bộ điều tốc cơ năng. Tuy nhiên khả năng điều tốc và hoạt động của nó
rất phong phú, bao gồm các công việc sau đây:
 Bảo đảm việc khởi động / ngừng máy.
 Đặc biệt có khả năng điều tốc ổn định đáp ứng mội chế độ động cơ.
 Thực hiện việc điều tốc động cơ căn cứ vào các thông tin về nhiệt độ không
khí nạp, nhiệt độ của nhiên liệu và của nước làm mát động cơ. Giới hạn và điều tiết
lượng nhiên liệu bơm đi tùy theo khối lượng không khí được nạp vào xylanh cũng

như vận tốc của trục khuỷu.
- Đảm bảo cung cấp tốt nhiên liệu ở chế độ cầm chừng không tải.
- Kiểm soát vận tốc trung bình và giới hạn vận tốc tối đa.
- Phát tín hiệu về tình hình công suất, vận tốc của động và về kết quả chuẩn
đoán.
Hệ thống nhiên liệu diesel được điện tử điều khiển lượng phun nhiên liệu và
thời điểm phun bằng điện tử để đạt đến một mức tối ưu. Làm như vậy, sẽ đạt được
các ích lợi sau đây:
1. Công suất của động cơ cao
2. Mức tiêu thụ nhiên liệu thấp
3. Các khí thải thấp
4. Tiếng ồn thấp
5. Giảm lượng xả khói đen và trắng
6. Tăng khả năng khởi động
- 18 -

Ưu điểm: Làm việc ổn định và tin cậy.
Nhược điểm: Giá thành cao, cồng kềnh, phức tạp.
Phạm vi ứng dụng: sử dụng phổ biến trên các động cơ hiện đại.
2.2.3. Hệ thống phun với BCA phân phối
Hệ thống này được sử dụng trên động cơ Reo II, III, GMC, ONAN.

Hình.2.6. Hệ thống nhiên liệu BCA phân phối.
1. bơm cao áp phân phối; 2. lọc nhiên liệu; 3. thùng chứa nhiên liệu
4. bơm thấp áp; 5. vòi phun
Khác với hệ thống nhiên liệu khác, hệ thống nhiên liệu bơm cao áp phân phối
còn bơm cao áp đặt nằm ngang và bộ điều tốc cơ khí (các loại bơm cao áp đặt thẳng
đứng còn bộ điều tốc thủy lực). Bơm cao áp loại phân phối được chia làm 2 nhóm
cơ bản là bơm cao áp kiểu piston và bơm cao áp kiểu rôto.
Trên bơm cao áp kiểu piston còn chức năng là đẩy nhiên liệu vào phần tử phân

phối nhiên liệu, từng chu kì làm thông khoang trên piston bơm với các vòi phun của
xylanh động cơ tương ứng với thứ tự nổ.
Trên hình 2.6. hệ thống nhiên liệu bơm cao áp phân phối kiểu piston có đặc
điểm là piston bơm của nó vừa chuyển động tịnh tiến để làm nhiệm vụ đẩy nhiên
liệu vừa thực hiện chuyển động xoay để phân phối nhiên liệu cho các xylanh động
cơ.
- 19 -

2.3. Đặc điểm cấu tạo, nguyên lý hoạt động bơm cao áp
2.3.1. Nhiệm vụ BCA
Bơm cao áp có nhiệm vụ cung cấp nhiên liệu cho các xylanh động cơ đảm bảo :
- Nhiện liệu có áp suất cao, tạo chênh áp lớn trước và sau lỗ phun.
- Cung cấp nhiên liệu đúng thời điểm và theo đúng quy luật mong muốn.
- Cung cấp nhiên liệu đồng đều cho các xylanh động cơ.
- Dễ dàng và nhanh chóng thay đổi lượng nhiên liệu cung cấp cho chu trình
và phù hợp với chế độ làm việc của động cơ.
2.3.2. Phân loại BCA
- Theo phương pháp thay đổi lượng nhiên liệu cung cấp cho chu trình người ta
chia BCA thành 2 loại: BCA thay đổi và BCA không thay đổi toàn bộ hành trình cả
piston.
+ BCA thay đổi hành trình toàn bộ của piston khi thay đổi lượng nhiên liệu
chu trình gồm 3 loại sau :
Dịch chuyển trục cam với các vấu cam có piston thay đổi (cam có dạng côn)
Thay đổi tỷ số truyền của cơ cấu truyền dộng từ cam dẫn động tới con đội
BCA .
Thay đổi độ dài của chêm hãm.
+ BCA không thay đổi hành trình toàn bộ của piston gồm :
BCA có van xả lắp trên đường cao áp
BCA có van tiết lưu trên đường hút
BCA Bosch.

- Theo phương pháp phân phối nhiên liệu cho các xylanh động cơ gồm :
+ Bơm nhánh gồm nhiều tổ bơm (số tổ bơm bằng số xy lanh động cơ). Bơm
nhánh có thể là bơm rời hoặc cụm bơm.
+ Bơm phân phối dùng một tổ bơm cung cấp nhiên liệu cho nhiều xylanh
động cơ.
- Theo phương pháp dẫn động hành trình gồm :
+ Dẫn động bằng trục cam
- 20 -

+ Dẫn động bằng lực lò xo
- Theo quan hệ lắp đặt giữa BCA và VP gồm :
+ BCA – VP lắp rời nhau
+ BCA – VP lắp liền nhau
2.3.2. BCA cổ điển (Bosch) loại đơn
2.3.2.1. Đặc điểm kết cấu

Hình.2.7. BCA cổ điển loại đơn
a) Bơm cao áp; b) Sơ đồ công tác của bơm
c) Sơ đồ điều chỉnh lượng nhiên liệu cung cấp cho chu trình
1. thanh răng ; 2. vành răng; 3. đầu nối ống; 4. lò xo;5. van cao áp
6. đế van;7. xylanh; 8. gờ xả nhiên liệu ;9 và 11. vít; 10. piston
12. ống xoay; 13. đĩa trên;14. lò xo bơm cao áp; 15. đĩa dưới
16. bulông điều chỉnh ;17. con đội; 18. con lăn ; 19. cam.
Bơm cao áp PF còn gọi là bơm đơn, vì mỗi bơm cung cấp nhiên liệu cho một
xylanh động cơ. Nếu động cơ có hai xylanh thì còn hai bơm PF
2.3.2.2. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động
Bên trong bơm không còn trục cam, bơm hoạt động nhờ cam của động cơ.




- 21 -

Thiết kế này còn hai ưu điểm:
- Ống dẫn nhiên liệu cao áp từ bơm đến vòi phun gắn và có chiều dài bằng
nhau.
- Có thể tiến hành sửa chữa một bơm trong lúc các bơm còn lại vẫn hoạt động.
Bơm PF còn nhiều cỡ, đường kính piston bơm từ 4 mm đến 40 mm, khoảng
hành trình của piston còn thể từ 7 mm đến 35 mm.
2.3.2.3. Nguyên lý làm việc của bơm đơn
Để hiểu rõ nguyên lý làm việc của bơm PF, ta tạm chia ra ba giai đoạn: nạp
nhiên liệu, bắt đầu bơm và kết thúc bơm.
Nạp nhiên liệu. hình.2.7.a.I, II, III cho thấy piston bơm xuống điểm chết dưới
vì cam chưa đội và bị lò xo kéo xuống. Hai lỗ nạp và thoát dầu a, b mở, nhiên liệu
tràn vào xylanh bơm.
Bắt đầu bơm. hình.2.7.a.IV,V cam đội piston lên, đến lúc mặt phẳng trên
piston đóng kín hai lỗ dầu a, b, áp suất trong xylanh tăng. Van triệt hồi mở, piston
tiếp tục đi lên bơm nhiên liệu đến vòi phun vào buồng đốt.
Kết thúc bơm. hình.2.7.a .VI quá trình bơm nhiên liệu đến lúc cạnh xiên của
piston bơm mở lỗ thoát nhiên liệu. Lúc này nhiên liệu tụt xuống theo rãnh đứng đến
rãnh ngang theo lỗ b về bọng chứa dầu quanh xylanh. Áp suất trong bơm giảm ngay
và van cao áp đóng tức thì.
Hiện tượng phun rớt: Ngay sau khi bơm cao áp kết thúc bơm, kim phun trong
vòi phun đóng, nơi đầu vòi phun vẫn còn nhiễu vài giọt nhiên liệu, đó là hiện tượng
phun rớt. Phun rớt làm tiêu hao nhiên liệu, động cơ nhả khói đen và đóng muội than
trên đầu kim phun. Đễ cải thiện tình hình này, van cao áp được thiết kế với hình
dạng đặc biệt.
Nhờ vậy kim phun trong vòi phun đóng kín nhanh chóng và kết thúc, tránh
được tình trạng phun rớt.
Nguyên lý thay đổi lưu lượng nhiên liệu bơm đi hình.2.7.c.
Nguyên lý thay đổi lưu lượng nhiên liệu bơm đi là xê dịch thanh răng để xoay

piston bơm cho rãnh xiên của nó mở sớm hay mở trễ lỗ thoát dầu.
- 22 -

Khi ta xoay piston bơm qua trái cạnh xiên mở trễ lỗ thoát dầu nhiên liệu bơm
đi nhiều, vận tốc động cơ tăng.
Khi ta xoay piston bơm qua phải, cạnh xiên piston bơm sẽ mở sớm lỗ thoát
(b), nhiên liệu bơm đi ít, vận tốc trục khuỷu giảm.
Nếu xoay piston bơm tận cùng phía phải rãnh đứng của piston sẽ đối diện với
lỗ thoát b, lưu lượng nhiên liệu lúc này là số 0, tắt máy.
Qua thực tế tìm hiểu kết cấu và hoạt động của bơm nhiên liệu PF, ta nắm được
hai đặc tính sau đây:
- Điểm bắt đầu phun cố định với mọi vận tốc của trục khuỷu.
- Điểm kết thúc phun thay đổi theo vận tốc. Nếu vận tốc chậm, mức ga nhỏ,
kết thúc phun xảy ra sớm. Vận tốc lớn, mức ga lớn, điểm kết thúc phun trễ hơn.
2.3.2.4. Kiểm tra tháo lắp bơm cao áp PF
Lưu ý quan trọng trước khi tháo bơm cao áp PF như sau:
- Mặt bàn thợ và hàm bàn kẹp phải được bọc kim loại mềm như nhôm, chì để
tránh làm sây xước chi tiết bơm.
- Rửa sạch bên ngoài trước khi tháo bơm.
- Các chi tiết tháo ra phải ngâm trong dầu sạch.
- Không được dùng các dụng cụ sắc bén như sắt, thép để cạo sạch chi tiết
bơm.
- Trước khi lắp phải nhúng các chi tiết bơm vào trong dầu sạch. Tuyệt đối
không dùng vải lau, vì sợi bông trong vải còn thể làm kẹt hỏng piston, xylanh và
các chi tiết tinh xác khác.
2.3.2.5. Quy trình tháo bơm cao áp PF
Đầu tiên tháo vòng hãm đấy bơm, lấy ống dẫn lò xo, piston bơm, vòng răng,
chận răng. Sau cùng tháo rắc co lấy van cao áp, vít chận xylanh và xylanh bơm ra.
Quan sát, kiểm tra chi tiết bơm
- Cặp piston và xylanh bơm. Dùng kính lúp quan sát tình trạng sây xước của

piston nhất là nơi vòng dầu và rãnh xiên. Nếu bị sây xước là do nhiên liệu bẩn.
Nếu piston và xylanh còn màu sắc khác thường thì trong nhiên liệu còn lẫn
nước hay axit .
- 23 -

Nếu sây xước nhẹ thì xoáy lại với mỡ rà đặc biệt dành cho công tác này, tuyệt
đối không được dùng cát xoáy. Sây xước nặng thì phải thay mới cặp piston và
xylanh.
- Van và đế van cao áp. Dùng kính lúp quan sát tình hình tiếp xúc giữa van và đế
van. Còn xước nhẹ thì rà. Xước nặng thì thay mới cặp van và đế van.

- Lò xo thoát dầu cao áp, vòng răng, thanh răng.
Nếu nếu lò xo van thoát cao áp bị cong, rỉ phải thay mới. Răng của vòng răng
và thanh răng mòn thì làm sai lưu lượng, do đó phải thay mới.
2.3.2.6. Qui trình lắp chi tiết bơm
Thứ tự ngược lại với tháo. Lưu ý mấy điểm sau đây
- Rãnh kềm xylanh bơm phải ngay với lỗ răng vít giữ.
- Trên rãnh kẹp của vòng răng còn đánh dấu. Trên một ngạnh chân piston
cũng còn dấu. Khi lắp, hai dấu này phải ngây nhau. Nếu lắp ngược 180
0
động cơ sẽ
luôn luôn vận chuyển ở mức tối đa không giản tốc độ được, vô cùng nguy hại.
Cách hiệu quả nhất là cạnh xiên của ty bơm phải hướng qua phía vít giữ
xylanh bơm.
- Dấu ở thanh răng phải ngay với dấu của vòng răng.
- Trước khi lắp chúng phải nhúng chúng trong dầu sạch.
Kiểm tra áp suất của bơm và độ kín van cao áp
Sau khi phục hồi sửa chữa, ta tiến hành kiểm tra khả năng bơm dầu của bơm
cao áp của van cao áp như sau:


Hình 2.8 Chỗ mài mòn của cặp piston và vị trí mài
mòn trên bề mặt công tác của van cao áp
a. van ; b. đế van;
c thay đổi hình dáng các mặt công tác
A. rãnh thoát tải; B. đầu côn tì;
C đuôi van; D. gờ côn;
Đ. mặt tiếp xúc với rãnh;
G. lỗ dẫn hướng
- 24 -

- Gắn vào rắc co ống dẫn cao áp của bơm cao áp của bơm một áp kế còn khả
năng chịu được 500 kG/cm
2
.
- Đưa thanh răng lên vị trí ga tối đa (lưu lượng tối đa).
- Xeo piston khoảng 5 lần.
- Nếu áp suất đạt được 250kG/cm
2
là tốt.
- Duy trì áp suất này trong 10 giây nếu áp suất này không tụt xuống qua 20
kG/cm
2
là van cao áp còn kín tốt.
2.3.2.7. Cân bơm cao áp PF
1. Cân đồng lưu lượng của các bơm cao áp
Trên động cơ diesel nhiều xylanh, nếu các bơm cao áp hoạt động không đồng
lượng nghĩa là lượng dầu bơm đi của các bơm không đồng đều nhau, động cơ sẽ
động và sẽ bị nhiều hậu quả tai hại khác. Vì vậy trước khi gắn bơm lên động cơ,
phải tin hành cân đồng lượng các bơm PF.
a. Cân đồng lượng trên băng thử. Ví dụ mỗi bơm, bơm ra được 10cc trong

100 hành trình của piston ở vận tốc 600 vòng/phút.
- Gắn bơm PF số 1 lên băng thử.
- Cho băng thử quay, xả gió trong bơm, chỉnh vận tốc băng thử 600
vòng/phút.
- Dịch thanh răng để hứng 10cc trong 100 lần phun, ta thấy mức chỉ ở vị trí
50 mm trên thanh răng.
- Tháo bơm số 1, gắn bơm số 2 lên bằng thử. Cho băng thử quay ở 600
vòng/phút, dịch thanh răng thế nào để hứng 10cc trong 100 lần phun.
- Điều chỉnh mũi chỉ đến mức 50 mm trên thanh răng.
Như vậy trên cả hai bơm PF1, PF2, lúc ta đặt thanh răng của chúng ở mức 50
mm chúng sẽ bơm ra một lượng nhiên liệu bằng nhau ở một tốc độ nhất định.
b. Cân đồng lượng trên động cơ không nổ.
- Tháo các kim vòi phun ra khỏi quy lát động cơ.
- Gắn các ống nhiên liệu hứng dầu.
- Xả sạch gió trong hệ thống nhiên liệu và các bơm PF.
- 25 -

- Dùng maniven quay trục khuỷu ở một vận tốc và số vòng quay đủ mạnh nào
đó.
- Xê dịch điều chỉnh mối nối giữa các thanh răng PF1 và PF2 thế nào cho tăng
lượng nhiên liệu phun ra giữa hai bơm cho đồng đều.
c. Cân đồng lượng trên động cơ khi đang vận hành.
- Cho động cơ chạy cầm chừng để đạt đến nhiệt độ vận hành sau đó tăng đến
vận tốc bình thường còn tải.
- Dùng nhiệt kế đo nhiệt độ ống thoát từng xylanh.
- Tùy theo nhiệt độ nơi mỗi ống thoát, ta điều chỉnh thanh răng để nhiệt độ các
ống thoát đồng đều. Nếu nhiệt độ cao, chỉnh thanh răng bớt lưu lượng. Nếu nhiệt
độ thấp, điều chỉnh thanh răng thêm nhiên liệu. Điều chỉnh xê dịch thanh răng tại
mối nối các thanh răng.
2. Cân bơm cao áp PF vào động cơ

Cân bơm cao áp vào động cơ là gắn bơm kết với động cơ sao cho bơm phun
nhiên liệu vào buồng đốt đúng thời điểm cần thiết (vào cuối thì nén đúng góc phun
sớm quy định).
Trên động cơ có đánh sẳn dấu phun sớm cần thiết, bơm cao áp PF còn cửa sổ
cân bơm (1) ghi điểm bắt đầu bơm. Trường hợp bơm không còn dấu ta cũng phải
biết cách xử lý như sau:
a. Trường hợp còn dấu ở thân bơm PF
- Chùi sạch các mặt lắp ghép bơm.
- Quay trục khuỷu đúng chiều cho đệm đẩy bơm cao áp xuống điểm chết
dưới.
- Gắn bơm cao áp PF vào động cơ, xiết đều cân đối hai đai ốc,
- Quay bánh đà từ từ đúng chiều để tìm điểm phun dầu cuối thì nén, dấu
phun dầu ghi trên bánh đà ngay dấu cố định.
- Lúc này vạch ghi nơi ống đẩy piston phải gây dấu nơi cửa sổ cân bơm,
- Nếu vạch ghi nơi ống đẩy cao hơn dấu trên cửa sổ cân bơm là phun dầu
sớm phải chỉnh vít đầu đệm đẩy lên.

×