Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Cách sơ cứu ban đầu khi bị điện giật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (151.69 KB, 2 trang )

Cách sơ cứu ban đầu khi bị điện giật
Điện giật là tai nạn thường gặp trong cuộc sống hằng ngày do chúng ta vô tình tiếp
xúc với điện hay không nắm vững các nguyên tắc phòng tránh tai nạn. Điện giật gây
ra nhiều hậu quả ở các mức độ khác nhau, có thể bị bỏng nhẹ, ngất xỉu hay có
trường hợp ngừng tuần hoàn, hô hấp, nếu không biết cách sơ cứu kịp thời thì người
bị nạn có thể tử vong. Vì vậy việc nắm được các nguyên tắc sơ cứu ban đầu là một
điều quan trọng nhằm giảm bớt tỷ lệ tử vong khi bị điện giật.


Cấp cứu nạn nhân khi bị điện giật:














Tách nạn nhân khỏi nguồn điện, nhanh chóng đưa người bị nạn ra khỏi nơi nguy
hiểm: có thể cắt nguồn điện bằng cách tắt cầu dao, cầu chì…hay dùng găng tay cách
điện, nhành cây khô…để tách dây điện ra khỏi người nạn nhân rồi nhanh chóng đưa
nạn nhân tới nơi an toàn. Nếu nạn nhân ở trên cao thì phải bố trí đỡ nạn nhân xuống
sau khi cắt nguồn điện.
Trước tiên phải kiểm tra xem nạn nhân có tỉnh táo không? Có ngừng tim hay ngừng
thở không để tiến hành cấp cứu và nhanh chóng gọi cho 115.


Đặt nạn nhân ở nơi an toàn, không còn tiếp xúc với nguồn điện, cho bệnh nhân nằm
ngửa cổ, có gối kê ở vai, nới rộng quần áo, dây nịt cho nạn nhân dễ thở.
Trường hợp nạn nhân bất tỉnh, ngừng hô hấp thì tiến hành hô hấp nhân tạo cho tới
khi nạn nhân tự thở được hoặc xe cấp cứu và các nhân viên y tế đến thì mới ngừng lại.
Kiểm tra xem có đờm giải không, nếu có thì dùng vải quấn vào tay rồi móc hết ra rồi
mới tiến hành cấp cứu. Để nạn nhân nằm ngửa, người cấp cứu quỳ bên cạnh, một tay
bịt mũi nạn nhân, tay kia kéo hàm dưới ra, áp sát miệng nạn nhân và thổi hơi vào sao
cho lồng ngực nạn nhân căng lên, sau đó để hơi thoát ra hết rồi tiếp tục cho tới khi
nạn nhân tự thở được, đối với người lớn và trẻ trên 8 tuổi thì thổi ngạt 20 lần/ phút,
dưới 8 tuổi thì 25-30 lần/ phút.
Trường hợp ngừng tim thì tiến hành ép tim ngoài lồng ngực, người tiến hành ép tim
ngồi bên trái nạn nhân, hai tay chồng lên nhau và đặt trước tim, tương ứng dưới núm
vú bên trái rồi ấn sâu xuống khoảng 1/3 bề dày lồng ngực. Đối với người lớn và trẻ
em trên 1 tuổi thì tần số ép tim là 100 lần/ phút, còn trẻ dưới 1 tuổi có thể 110 lần/
phút. Đối với trẻ nhỏ không thể dùng 2 bàn tay mà nên dùng ngón trỏ và ngón giữa
để tiến hành ép tim, hoặc 1 bàn tay với trẻ 1-8 tuổi.
Nếu nạn nhân ngừng tim và ngừng thở thì kết hợp giữa ép tim và hô thổi ngạt với tỷ
lệ 5 lần ép tim/ 1 lần thổi ngạt, trẻ sơ sinh thì 3 lần ép tim/ 1 lần thổi ngạt.
Sau khi đã sơ cứu xong và xe cấp cứu đã tới thì nhanh chóng đưa nạn nhân đi bệnh
viện để được điều trị và chăm sóc kịp thời.



×