Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

câu hỏi về hàng rào kỹ thuật TBT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (176.95 KB, 19 trang )

LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ_

CÂU HỎI về Hiệp định TBT
Câu 1: Các loại biện pháp nào thuộc phạm vi điều chỉnh của Hiệp định TBT ?
Hiệp định về hàng rào kỹ thuật trong thương mại (Hiệp định TBT) điều chỉnh các
quy định pháp luật của các nước thành viên đối với yêu cầu sản phẩm được lưu thông
trong lãnh thổ của nước thành viên. Cụ thể, Các loại biện pháp thuộc phạm vi điều chỉnh
của Hiệp định TBT là các rào cản kỹ thuật đối với thương mại:


Quy định về kỹ thuật mà một nước áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu: (technical
regulations) là những yêu cầu kỹ thuật bắt buộc áp dụng (các doanh nghiệp bắt buộc phải

tuân thủ). Phục lục 1.1 Hiệp định TBT.
• Quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật mà một nước áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu:
(technical standards) là các yêu cầu kỹ thuật được chấp thuận bởi một tổ chức đã được
công nhận nhưng không có giá trị áp dụng bắt buộc. Phục lục 1.2 Hiệp định TBT.
• Thủ tục nhằm đánh giá sự phù hợp của hàng hóa nhập khẩu đối với các tiêu chuẩn, quy
chuẩn kỹ thuật đó. Phục lục 1.3 Hiệp định TBT.
Câu 2: Tiêu chuẩn nào để xác định rằng một biện pháp bất kỳ là một ‘quy định kỹ
thuật’ theo quy định tại Hiệp định TBT ? Giải thích ?
Quy định kỹ thuật là tài liệu chứa đựng đặc tính của sản phẩm hoặc quy trình và
các phương pháp sản xuất có liên quan, gồm có các quy định về hành chính được áp dụng
một cách bắt buộc. Chúng có thể bao gồm tất cả hoặc chỉ liên quan riêng đến thuật ngữ
chuyên môn, các biểu tượng, yêu cầu về bao bì, mã hiệu hoặc nhãn hiệu được áp dụng
cho một sản phẩm, quy trình hoặc phương pháp sản xuất.
Theo lục lục 1.1 Hiệp định TBT và các vụ kiện đã được xét xử trong WTO thì một
biện pháp được công nhận là văn bản quy định kỹ thuật (technical regulation) khi đáp
ứng các điều kiện sau:




Biện pháp này áp dụng cho một hoặc nhóm sản phẩm đã được xác định;
Biện pháp này liệt kê đặc tính của sản phẩm hoặc quy trình và phương pháp sản xuất sản



phẩm;
Trong quá trình sản xuất sản phẩm việc tuân thủ những đặc điểm đã được liệt kê trong
biện pháp là yêu cầu bắt buộc.
Câu 3: Điểm khác biệt cơ bản giữa ‘quy định kỹ thuật’ và ‘tiêu chuẩn’ là gì ?

Trang 1


LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ_

Quy định kỹ thuật là tài liệu chứa đựng đặc tính của sản phẩm hoặc quy trình và
các phương pháp sản xuất có liên quan, gồm có các quy định về hành chính được áp
dụng một cách bắt buộc. Văn bản này cũng có thể bao gồm hoặc gắn liền với thuật ngữ,
biểu tượng, cách thức bao gói, dán nhãn hoặc ghi nhãn áp dụng cho một sản phẩm, quy
trình hoặc phương pháp sản xuất nhất định.
Hiện nước ta chỉ có hai cấp Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia ký hiệu QCVN hoặc
Quy chuẩn kỹ thuật địa phương ký hiệu QCĐP.
Ví dụ trong nông nghiệp, Bộ Nông nghiệp Phát triển nông thôn cũng đã ban hành DANH
MỤC PHÂN BÓN PHẢI CHỨNG NHẬN HỢP QUY VÀ CÔNG BỐ HỢP QUY ((Ban
hành kèm theo Quyết định số 100/2008/QĐ-BNN ngày 15 tháng 10 năm 2008).





Đưa ra các đặc tính về sản phẩm
Các quá trình liên quan và phương pháp sản xuất
Việc tuân thủ là bắt buộc.

Tiêu chuẩn là tài liệu chấp nhận bởi một tổ chức được công nhận đề ra, để sử
dụng chung và nhiều lần các quy tắc, hướng dẫn, hoặc đặc tính của sản phẩm hoặc các
quy trình và phương pháp sản xuất sản phẩm đó mà việc thực hiện là không bắt buộc. Nó
cũng có thể bao gồm tất cả hoặc chỉ liên quan đến một trong các yếu tố như: thuật ngữ
chuyên môn, biểu tượng, yêu cầu về bao bì, mã hiệu, hoặc nhãn hiệu được áp dụng cho
một sản phẩm, quy trình hoặc phương pháp sản xuất.
Tiêu chuẩn là quy định về đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý dùng làm chuẩn
để phân loại, đánh giá sản phẩm, hàng hoá, và các đối tượng khác trong hoạt động
kinh tế - xã hội nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của các đối tượng này.
Tiêu chuẩn do một tổ chức công bố dưới dạng văn bản để tự nguyện áp dụng, hiện nước
ta chỉ có hai cấp tiêu chuẩn là Tiêu chuẩn cơ sở ký hiệu TCCS và Tiêu chuẩn quốc gia ký
hiệu TCVN.
Ví dụ: Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 1776: 2004 Hạt giống lúa- Yêu cầu kỹ thuật.
Còn Quy chuẩn kỹ thuật là quy định về mức giới hạn của đặc tính kỹ thuật và yêu cầu
quản lý mà sản phẩm, hàng hoá và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế - xã hội
phải tuân thủ để bảo đảm an toàn, vệ sinh, sức khoẻ con người; bảo vệ động vật, thực vật,
môi trường; bảo vệ lợi ích và an ninh quốc gia, quyền lợi của người tiêu dùng và các yêu
cầu thiết yếu khác.
Trang 2


LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ_



Thông qua bởi một tổ chức được thừa nhận

Đưa ra nhữgn quy tắc, hướng dẫn hoặc các đặc tính đối với sản phẩm hoặc

quá trình và phương pháp sản xuất để sử dụng chung và lặp đi lặp lại
• Việc tuân thủ là tự nguyện
Câu 4: Những cơ quan nào ban hành biện pháp có thể chịu sự điều chỉnh của Hiệp
định TBT
Thứ 1, do phạm vi điều chỉnh của Hiệp định TBT là các biện pháp kỹ thuật được
các nước sử dụng như văn bản pháp quy kỹ thuật, tiêu chuẩn và các hệ thống/quy trình
đánh giá hợp quy, hợp chuẩn đối với sản phẩm công nghiệp và nông nghiệp. Hiệp định
TBT không áp dụng cho các biện pháp vệ sinh động vật, thực vật (Hiệp định SPS) và
không áp dụng cho các yêu cầu đối với việc mua sản phẩm do các cơ quan chính phủ đề
ra và các yêu cầu tiêu dùng của các cơ quan chính phủ.
Văn bản pháp quy kỹ thuật (PQKT) - Technical regulation là văn bản quy định các
đặc tính của sản phẩm hoặc quá trình có liên quan và phương pháp sản xuất sản phẩm,
bao gồm cả các điều khoản hành chính bắt buộc phải áp dụng. Văn bản này cũng có thể
bao gồm hoặc đi liền với thuật ngữ chuyên ngành, biểu tượng, các yêu cầu về bao gói,
ghi dấu hoặc ghi nhãn áp dụng cho một sản phẩm, quy trình hoặc phương pháp sản xuất
nhất định.
Tiêu chuẩn (TC) Standard là văn bản do một tổ chức được thừa nhận ban hành để
sử dụng rộng rãi và lâu dài, trong đó quy trình các quy tắc, hướng dẫn hoặc các đặc tính
đối với sản phẩm hoặc các quy trình và phương pháp sản xuất có liên quan, mà việc tuân
thủ chúng là không bắt buộc. Văn bản này cũng có thể bao gồm hoặc đi liền với thuật
ngữ chuyên ngành, biểu tượng, các yêu cầu về bao gói, ghi dấu hoặc ghi nhãn áp dụng
cho một sản phẩm, quy trình hoặc phương pháp sản xuất nhất định.
Văn bản PQKT và TC về nội dung kỹ thuật không có gì khác nhau, điều khác
nhau cơ bản là thẩm quyền ban hành và hiệu lực áp dụng của chúng. Văn bản PQKT là
do cơ quan hành chính nhà nước thẩm quyền ban hành và bắt buộc áp dụng, còn TC là do
tổ chức được thừa nhận ban hành không mang tính bắt buộc áp dụng. Tổ chức thừa nhận
thông thường các tổ chức xây dựng tiêu chuẩn đại diện cho một cộng đồng, một lĩnh vực
nhất định, như: quốc tế, quốc gia, hiệp hội chuyên ngành, doanh nghiệp…


Trang 3


LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ_

Quy trình đánh giá sự phù hợp (ĐGSPH) là quy trình được sử dụng trực tiếp hoặc
gián tiếp để xác định các yêu cầu liên quan trong các pháp quy kỹ thuật, tiêu chuẩn có
được thỏa mãn hay không. Quy trình đánh giá sự phù hợp bao gồm cả các quy trình lấy
mẫu, thử nghiệm và kiểm tra, đánh giá, thẩm tra và đảm bảo sự phù hợp; đăng ký, công
nhận và chấp nhận cũng như kết hợp của chúng.
Các tiêu chuẩn kỹ thuật quốc tế thông dụng hiện nay được ban hành bởi các tổ
chức: Tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hoá (ISO); Uỷ ban Kỹ thuật Điện tử quốc tế (IEC);
Liên đoàn viễn thông quốc tế (ITU); Uỷ ban dinh dưỡng CODEX…
Thứ 2, Hiệp định tìm cách để đảm bảo rằng các kết quả đàm phàn và tiêu chuẩn kĩ
thuật, cũng như là qui trình kiểm tra và cấp giấy phép không tạo ra những rào cản không
cần thiết đối với thương mại. Tuy nhiên, Hiệp định công nhận rằng các nước có quyền
thiết lập các mức bảo vệ hợp lý cho cuộc sống, sức khỏe của con người, động thực vật và
môi trường, và không bị ngăn cản đưa ra các biện pháp cần thiết để áp dụng được các
mức bảo vệ đó. Chính vì vậy Hiệp định khuyến khích các nước sử dụng tiêu chuẩn quốc
tế phù hợp với điều kiện nước mình, nhưng nó không đòi hỏi các nước thay đổi mức độ
bảo vệ do sự tiêu chuẩn hóa này.
Do đó, Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, hiệp hội chuyên ngành và các doanh
nghiệp trong nước chịu sự điều chỉnh của hiệp định này.
Câu 5. Có thể nào cả Hiệp định TBT và GATT 1994 cùng có hiệu lực điều chỉnh một
biện pháp nhất định ? nếu có thì nên giải quyết như thế nào ?
Theo quy định tại Điều 2.1 của Hiệp định TBT: “Các thành viên đảm bảo rằng, đối
với các quy định kỹ thuật, các sản phẩm nhập khẩu từ lãnh thổ của bất cứ thành viên nào
đều được đối xử không kém phần ưu đãi hơn so với hàng hóa tương tự được sản xuất
trong nước của Thành viên đó và hàng hóa tương tự có xuất xứ từ bất kỳ nước nào khác.”

Và theo phụ lục 1 của Hiệp định TBT thì thuật ngữ “quy định kỹ thuật” được định nghĩa
là luật hoặc các quy định ghi nhận cụ thể về đặc tính cảu sản phẩm, các quy trình và
phương pháp sản xuất có liên quan… Tại Điều III:4 của GATT 1994 cũng có quy định:
“ Sản phẩm nhập khẩu từ lãnh thổ của bất cứ một bên ký kết nào vào lãnh thổ của bất cứ
một bên ký kết khác sẽ được hưởng đãi ngộ không kém phần thuận lợi hơn sự đãi ngộ
dành cho sản phẩm tương tự có xuất xứ nội về mặt luật pháp, quy tắc và các quy định tác
Trang 4


LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ_

động đến bán hàng, chào bán, mua, chuyên chở, phân phối hoặc sử dụng hàng trên thị
trường nội địa. Các quy định của khoản này sẽ không ngăn cản việc áp dụng các khoản
thu phí vận tải khác biệt chỉ hoàn toàn dựa vào yếu tố kinh tế trong khai thác kinh doanh
các phương tiện vận tải và không dưạ vào quốc tịch của hàng hoá.”
Như vậy Hiệp định này cũng yêu cầu các Quốc gia thành viên áp dụng nguyên tắc
đối xử MFN và nguyên tắc NT trong các vấn đề liên quan đến các quy định kỹ thuật của
mình.
Trong trường hợp, có biện pháp ban hành vi phạm quy định trên mà cả Hiệp định
TBT và GATT 1994 cùng có hiệu lực điều chỉnh thì, nếu biện pháp đó có các vấn đề liên
quan đến các quy định kỹ thuật, các biện pháp kỹ thuật được các nước sử dụng như văn
bản pháp quy kỹ thuật, tiêu chuẩn và các hệ thống/quy trình đánh giá hợp quy, hợp chuẩn
đối với sản phẩm công nghiệp và nông nghiệp thì áp dụng Hiệp định TBT để giải quyết.
Vì tình thần của các quy định GATT 1994 sẽ bao trùm các vấn đề về các quy định của
luật hoặc quy định nội địa. Bên cạnh đó, các quy định về tiêu chuẩn phải phù hợp với quy
định của GATT 1994.

Trang 5



LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ_

ÁN LỆ
Hoa Kỳ - Các biện pháp liên quan tới sản xuất và buôn bán thuốc lá
(Clove Cigarettes) (Nguyên đơn: Indonesia)
Facts
• Nguyên đơn: Indonesia
• Bị đơn: Hoa Kỳ
Diễn biến chính:
- Hoa Kỳ ban hành đạo luật Section 907 cấm sản xuất và tiêu thụ một số loại
1

thuốc lá thêm hương với mục đích giảm số lượng trẻ em và người vị thành niên hút
thuốc;
- Lệnh cấm áp dụng với tất cả các loại thuốc lá thêm hương, ngoại trừ thuốc lá
hương bạc hà.
2
Issues
Trong vụ việc này, cơ quan Phúc thẩm xem xét giải quyết các vấn đề sau:
A. Liệu Ban hội thẩm có làm sai khi cho rằng Mục 907(a)(1)(A) của Luật Liên
bang thực phẩm, dược phẩm và mỹ phẩm không phù hợp với Điều 2.1 của Hiệp định
TBT:
(i) Ban hội thẩm có sai khi cho rằng thuốc là đinh hương và thuốc lá hương bạc hà
là sản phẩm tương tự theo định nghĩa tại Điều 2.1 của Hiệp định
TBT, cụ thể hơn:
- Ban hội thẩm đã đưa ra một bản phân tích không đầy đủ về mục đích sử dụng
cuối cùng của các sản phẩm;
- Ban hội thẩm phân tích không chính xác về thị hiếu và thói quen người

tiêu


dung;
- Ban hội thẩm đã vi phạm Điều 11 của DSU khi đánh giá về thói quen và thị
hiếu người tiêu dùng.
(ii) Ban hội thẩm đã sai khi cho rằng Mục 907(a)(1)(A) thuốc lá đinh hương nhập
khẩu được đối xử kém ưu đãi hơn thuốc lá hương bạc hà trong nước trong định nghĩa của
Điều 2.1 của Hiệp định TBT, cụ thể:
- Ban hội thẩm đã thu hẹp không đúng phạm vi trong phân tích của mình

bằng

cách so sánh đối xử giữa thuốc lá đinh hương nhập khẩu và thuốc lá hương bạc hà nội
địa.
- Ban hội thẩm đánh giá sai về đối xử kém thuận lợi tại thời điểm lệnh cấm thuốc
lá thêm hương đã có hiệu lực.

Trang 6


LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ_

- Ban hội thẩm sai khi cho rằng tác động bất lợi về cơ hội cạnh tranh của

thuốc

lá đinh hương nhập khẩu không liên quan dến những sản phẩm có xuất xứ từ bên ngoài;

- Ban hội thẩm đã vi phạm Điều 11 của DSU khi cho rằng Mục

907(a)(1)(A)


thuốc lá đinh hương được đối xử kém thuận lợi hơn thuốc lá hương bạc hà nội địa.
B. Ban hội thẩm đã sai khi cho rằng bằng việc cho phép một khoảng thời gian tối thiểu là
6 tháng giữa việc công bố và có hiệu lực của Mục 907(a)(1)(A) của FFDCA, Hoa Kỳ đã
vị phạm Điều 2.12 của Hiệp định TBT, cụ thể:
(i) Ban hội thẩm đã diễn giải không đúng ngữ nghĩa trong đoạn 5.2 của quyết
định Bộ trưởng Doha thuật ngữ "khoảng thời gian hợp lý" ở Điều 2.12 của TBT;
(ii) Ban hội thẩm xác minh không chính xác về việc Indonesia đã tạo ra một tình
huống vi phạm Điều 2.12 của Hiệp định TBT mà Hoa Kỳ không thể bác bỏ.
3. Law
- Điều 2.1 và Điều 2.12 của Hiệp định TBT
- Điều 11 của DSU
4
Holdings
Thông qua những lí do đưa ra trong báo cáo của mình, Cơ quan phúc thẩm quyết
định:
A

Đối với Điều 2.1 của Hiệp định TBT:
(i) Quyết định giữ nguyên, mặc dù vì những lí do khác nhau, trong kết luận của

ban hội thẩm, ở đoạn 7.248 bản báo cáo ban hội thẩm, thuốc lá đinh hương và thuốc lá
hương bạc hà là sản phẩm tương tự theo như định nghĩa tại Điều 2.1 của Hiệp định TBT.
(ii) Ban hội thẩm không vi phạm Điều 11 của DSU khi phân tích về thói quen và
thị hiếu người tiêu dùng.
(iii) Quyết định giữ nguyên, mặc dù vì nhiều lí do khác nhau, trong kết luận của
ban hội thẩm, đoạn 7.292 của bản báo cáo, rằng, bằng việc cấm thuốc lá đinh hương
nhưng lại loại trừ thuốc lá có hương bạc hà ra khỏi việc cấm, Mục 907(a)(1)(A) đã làm
đối xử kém ưu đãi giữa thuốc lá đinh hương nhập khẩu và thuốc lá hương bạc hà nội địa
theo như định nghĩa tại Điều 2.1 của Hiệp đinh TBT

(iv) Ban hội thẩm không vi phạm Điều 11 của DSU khi phân tích về đối xử kém
ưu đãi;
(v) Quyết định giữ nguyên, vì nhiều lí do khác nhau, trong kết luận của ban hội
thẩm, tại đoạn 7.293 và đoạn 8.1 trong báo cáo của mình, Mục 907(a)(1)(A), Hoa Kỳ đã

Trang 7


LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ_

đối xử kém ưu đãi giữa thuốc lá đinh hương nhập khẩu và thuốc lá hương bạc hà có xuất
xứ nội địa.
B. Đối với Điều 2.12 của Hiệp định TBT:
(i) giữ nguyên kết luận của ban hội thẩm, ở đoạn 7.576 trong báo cáo của ban hội
thẩm, đoạn 5.2 quyết định hội nghị các bộ trưởng ở Doha tạo nên một thỏa thuận sau này
giữa các bên, trong định nghĩa của Điều 31(3)(a) Công ước

Vienna, việc giải thích

thuật ngữ "khoảng thời gian hợp lý" theo Điều 2.12 của
Hiệp định TBT.
(ii) giữ nguyên, mặc dù vì những lí do khác nhau, trong kết luận của ban hội thẩm,
ở đoạn 7.595 và 8.1(h) của báo cáo của ban hội thẩm, rằng, bằng cách
phép một khoảng thời gian không nhỏ hơn 6 tháng giữa thời gian
lực của Mục 907(a)(1)(A) của FFDCA, Hoa Kỳ đã vi phạm

không

cho


công bố và có hiệu

Điều 2.12 của Hiệp định

TBT.
Cơ quan phúc thẩm đề nghị DSB yêu cầu Hoa Kỳ thay đổi các biện pháp như đã
nêu trong bản báo cáo của Ban hội thẩm đã được sửa đổi bởi báo cáo này nếu như không
phù hợp với quy định của Hiệp định TBT thì nên thay đổi để phù hợp với những nghĩa vụ
theo như quy định của Hiệp định.
5
Reasonings
A.Ban hội thẩm xem xét, phân tích xem liệu phân tích xem liệu Mục 907 (a)
(1) (A) có tạo thành một "quy định kỹ thuật" trong ý nghĩa của Phụ lục 1.1 của
Hiệp định TBT hay không?
Thứ nhất, Mục 907(a)(1)(A) áp dụng đối với một "xác định sản phẩm hoặc nhóm
sản phẩm".
Ban hội thẩm nhận thấy rằng các biện pháp trong vụ kiện này, mục 907(a)(1) (A),
xác định rõ ràng các sản phẩm đó bao gồm: thuốc lá và bất kỳ các bộ phận cấu thành của
nó. Theo quan điểm của Ban hội thẩm, các sản phẩm quy định tại Mục 907(a)(1)(A)
không chỉ đơn thuần là "nhận dạng", như trường hợp EC - amiăng. Thay vào đó, nó đang
được" xác định rõ ràng ". Ở khía cạnh này, Ban hội thẩm lưu ý rằng Mục 907 có tựa đề "
Tiêu chuẩn sản phẩm Thuốc lá ", và Mục 907(a) (1)(A) có tên là "Quy tắc đặc biệt đối
với thuốc lá điếu".
Ban hội thẩm tiếp tục lưu ý mục đó 907(a)(1)(A) cung cấp một phần có liên quan
rằng "một điếu thuốc hay bất kỳ bộ phận cấu thành của nó (bao gồm cả thuốc lá, lọc,
hoặc giấy)" sẽ không chứa bất kỳ hương vị đặc trưng khác so với thuốc lá hoặc tinh dầu
Trang 8


LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ_


bạc hà. Ngoài ra, FDA hướng dẫn giải thích, dưới tiêu đề "Những sản phẩm bao gồm",
rằng Mục 907(a)(1)(A) "áp dụng cho tất cả các sản phẩm thuốc lá đáp ứng định nghĩa của
một điếu thuốc" được quy định tại Mục 900 (3) của FFDCA.
Do đó Ban hội thẩm cho rằng Mục 907 (a)(1)(A) áp dụng đối với một "sản phẩm
mang tính chất hoặc nhóm sản phẩm" và vì thế nó đáp ứng các yếu tố đầu tiên của định
nghĩa của một "quy định kỹ thuật".
Thứ hai, liệu Mục 907 (a)(1)(A) đưa ra một hoặc nhiều "đặc tính sản phẩm"
Mục 907 (a (1)(A) đưa ra "đặc tính sản phẩm". Thật vậy, một biện pháp mà cấm
thuốc lá có chứa thành phần hoặc chất phụ gia nhất định với một "hương vị đặc trưng",
do đó theo định nghĩa là một biện pháp mà đưa ra một hoặc nhiều "đặc tính".
Mục 907 (a)(1)(A) cũng nêu rõ quy định rằng không có thuốc lá nào có thể chứa,
như là một thành phần hoặc chất phụ gia, hương vị nhân tạo hoặc bất kỳ tự nhiên mà là
một đặc trưng hương vị (trừ thuốc lá hay tinh dầu bạc hà). Nói cách khác, các "thành
phần" của một điếu thuốc không thể được như vậy là để làm tăng hương vị đặc trưng cho
một (trừ thuốc lá hay tinh dầu bạc hà).
Thực tế là Mục 907 (a) (1) (A) không định nghĩa rõ ràng thế nào là một "hương vị
đặc trưng" cũng không làm thay đổi kết luận rằng các biện pháp điều chỉnh đặc tính sản
phẩm.
Sự vắng mặt của bất kỳ định nghĩa rõ ràng của "đặc trưng hương vị" trong các
biện pháp đó không có nghĩa rằng các đặc tính của vấn đề không phải là "khách quan có
thể xác định". Ngoài ra, trong khi mục 907 (a) (1) (A) không định nghĩa các thuật ngữ
"hương vị đặc trưng", thì lại nó cung cấp một số ví dụ minh họa đặc trưng hương vị mà
không được phép - bao gồm dâu tây, nho, cam, cây đinh hương, quế , dứa, vani, dừa, cam
thảo, cacao, chocolate, dâu tây hay cà phê.
Do đó Ban hội thẩm thấy rằng Mục 907 (a) (1) (A) đưa ra một hoặc nhiều "đặc
tính sản phẩm" và vì thế nó đáp ứng các yếu tố thứ hai của định nghĩa của một "quy
chuẩn kỹ thuật".
Thứ ba, Liệu việc thực hiện với đặc điểm sản phẩm là bắt buộc không
Ban hội thẩm cho rằng Mục 907 (a) (1) (A) đưa ra đặc tính sản phẩm mà việc tuân

thủ là "bắt buộc". Các tính chất bắt buộc của Mục 907 (a) (1) (A) là rõ ràng từ ngôn ngữ
của điều khoản đó, trong đó quy định một điếu thuốc hay bất kỳ bộ phận "không" có
chứa một thành phần hoặc chất phụ gia, bất kỳ nhân tạo hay tự nhiên hương vị (trừ thuốc
Trang 9


LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ_

lá hay tinh dầu bạc hà) hoặc một loại thảo mộc hoặc gia vị nào đó là một hương vị đặc
trưng. Ngoài ra, tác dụng của luật pháp là "cấm sản xuất và bán" thuốc lá với một số
hương vị đặc trưng.
Do đó Ban hội thẩm cho rằng Mục 907 (a) (1) (A) đưa ra đặc tính sản phẩm mà
việc tuân thủ là "bắt buộc" và vì thế nó đáp ứng các yếu tố thứ ba của định nghĩa của một
"quy chuẩn kỹ thuật”.
B. Kết luận của ban hội thẩm thuốc lá đinh hương và thuốc lá hương bạc hà
là sản phẩm tương tự theo Điều 2.1 của Hiệp định TBT
B.1 Liệu sản phẩm nhập khẩu và sản phẩm thuốc lá nội địa có phải sản phẩm tương
tự.
B.1.1 Giải thích sự tương tự theo Điều 2.1 của Hiệp định TBT
Ngôn ngữ của Điều 2.1 của Hiệp định TBT là rất tương tự như của Điều III: 4 của
GATT 1994, chỉ khác biệt là trước kia, các nghĩa vụ đối xử quốc gia được giới hạn đến
một loại hình cụ thể của biện pháp, tức là, quy định kỹ thuật , trong khi Điều III: 4 của
GATT 1994 bao gồm một nhóm lớn hơn của các biện pháp, tức là, "luật, quy định và yêu
cầu tác động đến bán hàng, chào bán, mua, vận chuyển, phân phối hoặc sử dụng"
Ban hội thẩm phải quyết định sẽ tiếp cận cách giải thích các thành phần của
nguyên tắc đối xử quốc gia của Điều 2.1 của Hiệp định TBT như thế nào, đặc biệt liên
quan đến "sản phẩm tương tự". Ban hội thẩm nhận thấy rằng có một số tùy chọn mở cho
Ban hội thẩm:
- Đầu tiên, giải thích Điều 2.1 của Hiệp định TBT theo Điều III: 4 của GATT
1994. Theo phương pháp này, các quy định theo Điều III: 4 của GATT 1994, trong đó

chủ yếu tập trung vào tính chất, mức độ quan hệ cạnh tranh giữa các sản phẩm trong
nước và nhập khẩu, sẽ được trực tiếp chuyển vị trong toàn bộ quy định tại Điều 2.1 của
Hiệp định TBT, dựa trên sự tương đồng về ngôn ngữ tương ứng của hai điều khoản này.
- Thứ hai, giải thích Điều 2.1 của Hiệp định TBT trong bối cảnh của điều khoản và
bối cảnh của Hiệp định TBT, mà không chuyển vị về Điều III: 4 của GATT 1994, vì đây
chỉ là một trong những khái niệm "sản phẩm tương tự" được tìm thấy trong các Hiệp định
WTO. Theo phương pháp này, người ta sẽ không tập trung vào các phương pháp tiếp cận
cạnh tranh dựa trên đã được phát triển trong Điều III: 4 của GATT 1994.
- Thứ ba, chúng ta có thể thực hiện theo các phương pháp được đề xuất bởi các
bên, trong đó bao gồm việc giải thích Điều 2.1 của Hiệp định TBT có tính đến cả các quy
Trang 10


LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ_

định theo Điều III: 4 của GATT 1994 và bối cảnh của Hiệp định TBT. Ban hội thẩm cũng
có thể làm theo của Hoa Kỳ đề nghị đưa vào thực hiện các "mục tiêu y tế công cộng" của
Mục 907 (a) (1) (A) khi giải thích tính tương tự theo Điều 2.1 của Hiệp định TBT.
Theo đó, án lệ "accordion" của sản phẩm của Cơ quan Phúc thẩm cho phép, và có
khả năng, nhiệm vụ giải thích khác nhau của thuật ngữ "sản phẩm tương tự" theo Điều
III: 4 của GATT 1994 và Điều 2.1 của Hiệp định TBT
Ban hội thẩm đi đến kết luận này đánh giá "tính tương tự" dựa trên các tiêu chí
truyền thống (đặc tính vật lý, mục đích sử dụng cuối cùng, thị hiếu của người tiêu dùng
và thói quen, và phân loại thuế quan).
B.1.2 Phân tích sự tương tự của các sản phẩm liên quan.
Từ những lập luận và chứng cứ của các bên và được mô tả ở trên liên quan đến
việc mô tả các thuộc tính, tính chất và chất lượng của cây đinh hương và tinh dầu bạc hà
thuốc lá, Ban hội thẩm có thể đạt được những kết luận sau đây:
Đầu tiên, thuốc lá đinh hương và tinh dầu bạc hà được làm từ thuốc lá có kết hợp
với các chất phụ gia chứa trong một giấy bọc. Các thành phần chủ yếu trong chúng là do

thuốc rê với hàm lượng mà dao động từ 60% đến 90%. Các nội dung chính xác của thuốc
lá, các loại thuốc lá được sử dụng, và các chất phụ gia bao gồm thay đổi từ thương hiệu
đến thương hiệu của thuốc lá trong mỗi loại thuốc lá.
Thứ hai, mặc dù cả thuốc lá đinh hương và tinh dầu bạc hà chủ yếu bao gồm thuốc
lá, nhưng những gì xuất hiện để phân biệt hai từ thuốc lá thường xuyên là sự hiện diện
của một chất phụ gia, mà kết quả trong một hương vị phân biệt, hương vị hay mùi hương
khác hơn là thuốc rê. Phụ gia này là, hoặc được chiết xuất từ một loại thảo mộc hoặc gia
vị. Thực tế rằng thuốc lá đinh hương có chứa một lượng đáng kể của nụ đinh hương,
ttrong khi đó thuốc lá bạc hà chỉ chứa khoảng 1% của dầu bạc hà nhưng điều đó không
thay đổi kết luận rằng trong cả hai trường hợp, bất cứ thương hiệu, Ban hội thẩm có thể
kiểm tra, sự hiện diện của các chất phụ gia như thay đổi cơ bản các hương vị của thuốc
lá.
Thứ ba, bổ sung một "hương vị" không phải là độc quyền thuốc lá đinh hương,
như tất cả thuốc lá bao gồm một sự kết hợp khác nhau của các thành phần cung cấp cho
mỗi thương hiệu thuốc lá một hương vị đặc biệt và khác biệt. Nói cách khác, mỗi thương

Trang 11


LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ_

hiệu có thành phần cụ thể của riêng mình của các thành phần và phụ gia đó thường được
coi là thông tin độc quyền
Mục đích sử dụng cuối cùng của điếu thuốc là để được hút thuốc. Ban hội thẩm
cho rằng mục đích sử dụng cuối cùng những món quà Hoa Kỳ liên quan chứ không phải
để các hiệu ứng do thuốc. Những người hút thuốc lá vì nhiều lý do; Ban hội thẩm chắc
chắn có thể bao gồm hai đề cập bởi Hoa Kỳ. Nhưng điều đó không có nghĩa rằng thuốc lá
có một số sử dụng cuối cùng.
Thị hiếu người tiêu dùng
Đó là quan điểm của Ban hội thẩm rằng các nghiên cứu khác nhau đã đề cập ở trên

và kết luận của họ chỉ ra rằng trong tâm trí của giới trẻ, thuốc lá có hương vị, bao gồm cả
những hương vị với đinh hương hoặc tinh dầu bạc hà, là tương tự. Do đó, Ban hội thẩm
kết luận rằng nhận thức của nhiều người tiêu dùng trong vụ kiện này, tức là, người hút
thuốc trẻ và người hút thuốc trẻ tiềm năng, là thuốc lá hương vị bạc hà và mùi đinh
hương là tương tự với mục đích bắt đầu hút thuốc.
Phân loại thuế quan: Ở khía cạnh này, chúng ta thấy rằng cả hai thuốc lá cây đinh
hương và thuốc lá tinh dầu bạc hà được phân loại theo phân nhóm HS 2402,20.
Cho nên đây là hai sản phẩm tương tự.
B.2 Phương pháp tiếp cận của Ban Hội thẩm để giải thích việc kiểm tra đối
xử kém thuận lợi theo Điều 2.1 của Hiệp định TBT
B.2.1 De jure , de facto
Chúng ta quan sát rằng Mục 907 (a) (1) (A) không cấm một cách rõ ràng một số
loại thuốc lá trên cơ sở nguồn gốc, nhưng thay vào loại đặc trưng hương vị một điếu
thuốc có. De jure đối xử kém thuận lợi do đó sẽ được loại trừ. Ban hội thẩm quyết định
xác minh khiếu nại của Indonesia là bao gồm một lời cáo buộc của de facto điều trị kém
thuận lợi.
B.2.2 Các thử nghiệm đối xử kém thuận lợi hơn theo Điều 2.1 của Hiệp định
TBT
- Những sản phẩm được so sánh :
Ban hội thẩm đã phát hiện ra rằng thuốc lá bạc hà là "tương tự" thuốc lá đinh
hương cho các mục đích của Điều 2.1 của Hiệp định TBT bởi vì, ngoài những điều khác,
cả hai đều có chứa một chất phụ gia cung cấp cho họ với một hương vị đặc trưng mà làm
cho chúng hấp dẫn cho giới trẻ.
Trang 12


LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ_

Ban hội thẩm do đó sẽ tiến đến kiểm tra liệu Hoa Kỳ đối xử thuốc lá đinh hương
được nhập khẩu xử kém thuận lợi hơn sự đối xử dành cho thuốc lá bạc hà trong nước hay

không.
Các sản phẩm tại vấn đề bị đối xử khác nhau
Ban hội thẩm cho rằng trong tranh chấp hiện tại, kết luận rõ ràng là đối xử không
thể khác hơn. Thuốc lá đinh hương đang bị cấm trong khi thuốc lá bạc hà được loại trừ
khỏi lệnh cấm.
Sự đối xử khác nhau có gây thiệt hại cho các sản phẩm nhập khẩu không
Ban hội thẩm đồng ý rằng nó không đủ cho mỗi bên để thấy rằng các sản phẩm trong
nước và nhập khẩu như sản phẩm được xử lý khác nhau nhưng đối xử khác nhau phải là
kết quả trên các sản phẩm nhập khẩu bị đối xử kém thuận lợi. Trong trường hợp này, có
một kết luận rõ ràng: thuốc lá đinh hương được nhập khẩu bị cấm trong khi thuốc lá bạc
hà trong nước như được phép ở lại trong thị trường.
Đối xử kém thuận lợi có liên quan đến nguồn gốc quốc gia của hàng nhập
khẩu
Liệu việc đối xử kém thuận lợi có liên quan đến xuất xứ quốc gia của hàng nhập
khẩu: Các đối tượng và mục đích của Điều 2.1 của Hiệp định TBT là cấm phân biệt đối
xử giữa các sản phẩm nhập khẩu và sản phẩm trong nước như đối với quy định kỹ thuật.
Theo quan điểm của Ban hội thẩm, mục đích này sẽ bị loại bỏ nếu thành viên được phép
loại bỏ các sản phẩm trong nước của họ từ việc áp dụng các quy định như nhau để tránh
chi phí tiềm năng mà nó nếu không thể gánh chịu. Do đó Ban hội thẩm kết luận rằng,
bằng cách cấm thuốc lá đinh hương trong khi loại trừ thuốc lá bạc hà từ lệnh cấm, Mục
907 (a) (1) (A) không đối xử phù hợp nhập khẩu thuốc lá đinh hương, điều đó đã tạo nên
sự kém thuận lợi hơn với thuốc lá bạc hà trong nước, với mục đích Điều 2.1 của Hiệp
định TBT.
C. Mục 907 (A) (1) (A) phù hợp với Điều 2.2 của Hiệp định TBT
Các điều khoản của Điều 2.2 của Hiệp định TBT quy định rằng để phù hợp với
những điều khoản đó, quy chuẩn kỹ thuật phải: (i) theo đuổi một "mục tiêu chính đáng";
và (ii) không có nhiều hạn chế thương mại hơn là "cần thiết" để hoàn thành mà mục tiêu
chính đáng (có tính đến những rủi ro không thực hiện sẽ tạo ra). Như vậy, Điều 2.2 xuất

Trang 13



LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ_

hiện yêu cầu cho một phân tích hai bước. Đó là theo khuôn khổ chung của phân tích hai
bước này, chúng ta sẽ giải quyết các vấn đề tranh chấp xác định ở trên
C.1 Lệnh cấm thuốc lá đinh hương theo đuổi một mục tiêu chính đáng
C.1.1 Xác định được một cách chính xác các mục tiêu của lệnh cấm
Trong trường hợp này, các bên đồng ý rằng lệnh cấm thuốc lá đinh hương là nhằm
giảm số lượng giới trẻ hút thuốc. Mặc dù các mục tiêu của Mục 907 (a) (1) (A) không
được quy định trong các văn bản của các FSPTCA chính nó, thì lại có bằng chứng đáng
kể hỗ trợ sự mục đích này trước Hội đồng. Ví dụ, nó được hỗ trợ bởi các Báo cáo House.
Ban hội thẩm lưu ý rằng các Báo cáo House nói rõ cả các mục tiêu của FSPTCA tổng thể,
và Mục 907 (a) (1) (A) đặc biệt: “Phù hợp với mục đích tổng thể của dự luật để bảo vệ
sức khỏe cộng đồng, kể cả bằng cách giảm số lượng trẻ em và thanh thiếu niên hút thuốc
lá, phần 907 (a) (1) được thiết kế để ngăn cấm việc sản xuất và bán thuốc lá với một số
"hương vị đặc trưng 'để thu hút giới trẻ. "
Tuy nhiên, trong khi các bên đồng ý rằng các lệnh cấm nhằm giảm giới trẻ hút
thuốc, thì họ lại không đồng ý về hai điểm liên quan đến mục tiêu của Mục 907 (a) (1)
(A). Đầu tiên là "thanh niên" có nghĩa là gì: trong khi Indonesia hiểu "thanh niên" có
nghĩa là trẻ vị thành niên (tức là, những người dưới 18 tuổi), Hoa Kỳ khẳng định rằng
mục tiêu của Mục 907 (a) (1) (A) là để giảm hút thuốc của tất cả những người trong "cửa
sổ bắt đầu", mà nó định nghĩa như người trong độ tuổi 12-26. Thứ hai là cho dù Mục 907
(a) (1) (A) chỉ có một mục tiêu: trong khi Hoa Kỳ cho rằng việc loại thuốc lá bạc hà từ
Mục 907 (a) (1) (A) phản ánh một "mục đích" thứ hai của các biện pháp, mà là để tránh
những hậu quả tiêu cực tiềm năng liên kết với các sản phẩm cấm mà hàng chục triệu
người lớn về mặt hóa học và tâm lý nghiện; Indonesia cho rằng điều này liên quan đến sự
biện minh bị cáo buộc để loại trừ thuốc lá bạc hà khỏi phạm vi của lệnh cấm, và không
phải là một thứ "mục đích" của Mục 907 (a) (1) (A)
Theo quan điểm của Ban hội thẩm, rõ ràng rằng chúng ta cần phải giải quyết các

bất đồng giữa các bên về các mục tiêu chính xác của Mục 907 (a) (1) (A).
Tuy nhiên, Ban hội thẩm đồng ý với Indonesia rằng Hoa Kỳ muốn tránh những
hậu quả tiêu cực tiềm ẩn liên quan đến việc cấm sản phẩm mà hàng chục triệu người lớn
bị nghiện hóa học và tâm lý không phải là một "mục đích" của Mục 907 (a) (1) (A) chính
nó, nhưng đúng hơn là sự biện minh cho cáo buộc bao gồm thuốc lá bạc hà khỏi phạm vi
Trang 14


LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ_

của lệnh cấm. Về cơ bản, Ban hội thẩm gặp khó khăn trong việc tìm hiểu sự biện minh
cho việc loại trừ một số sản phẩm từ phạm vi của quy chuẩn kỹ thuật có thể được mô tả
như là một mục tiêu của quy chuẩn kỹ thuật đó.
Ban hội thẩm đã kết luận rằng mục tiêu của lệnh cấm thuốc lá đinh hương là để giảm số
lượng thanh niên hút thuốc. Hiển nhiên rằng các biện pháp để giảm hút thuốc trẻ nhằm
bảo vệ sức khỏe con người, và Điều 2.2 của Hiệp định TBT rõ ràng đề cập đến việc "bảo
vệ sức khỏe con người" là một trong những "mục tiêu hợp pháp" quy định bởi điều khoản
đó
C.2 Liệu cấm thuốc lá đinh hương là "nhiều hạn chế thương mại quá mức
cần thiết" để thực hiện các mục tiêu chính đáng của việc giảm số lượng giới trẻ hút
thuốc.
Kiểm tra của Ban hội thẩm tập trung vào bốn vấn đề chính: Việc đầu tiên là liệu hệ
quy định liên quan đến Điều XX (b) của Hiệp định GATT 1994 là có liên quan đến việc
giải thích các tiêu chuẩn " gây hạn chế thương mại hơn mức cần thiết" trong Điều 2.2 của
Hiệp định TBT. Thứ hai là liệu lệnh cấm thuốc lá đinh hương vượt quá mức độ bảo vệ
của Hoa Kỳ. Thứ ba là liệu lệnh cấm thuốc lá đinh hương là một đóng góp đáng kể cho
mục tiêu giảm giới trẻ hút thuốc. Thứ tư liệu có những biện pháp thay thế ít hạn chế
thương mại mà sẽ đóng góp một phần tương đương với việc đạt được các mục tiêu theo
đuổi ở các mức độ bảo vệ tìm kiếm bởi Hoa Kỳ.
C.2.1 Liệu quy định luật học xuất phát từ Điều XX (b) của Hiệp định GATT

1994 là có liên quan đến việc giải thích các tiêu chuẩn "hơn hạn chế thương mại quá
mức cần thiết" trong Điều 2.2 của Hiệp định TBT hay không
Để bắt đầu, cách lập luận từ ngữ trong câu thứ hai của Điều 2.2 của Hiệp định
TBT là rất tương tự như tìm thấy trong Điều XX (b) của Hiệp định GATT 1994. Thật
vậy, trong một trường hợp như thế này, nơi các "mục tiêu hợp pháp" nêu ở đây là "bảo vệ
sức khỏe con người", các điều khoản xuất hiện để được hoán đổi cho nhau.
Ngoài ra, bối cảnh của Điều 2.2 của Hiệp định TBT thiết lập một liên kết trực tiếp với
Điều XX (b) của Hiệp định GATT 1994. Về vấn đề này, Ban hội thẩm lưu ý rằng phát
biểu thứ sáu của phần mở đầu của Hiệp định TBT cơ bản tái tạo ngôn ngữ chứa tại Điều
XX của GATT 1994.

Trang 15


LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ_

Ban hội thẩm không thuyết phục bởi lý lẽ của Hoa Kỳ rằng các quy định pháp luật
đã được phát triển theo Điều XX (b) của Hiệp định GATT 1994 là không phù hợp với
Điều 2.2 của Hiệp định TBT. Thay vào đó, Ban hội thẩm đồng ý với Indonesia, cũng như
các bên thứ ba mà đã giải quyết vấn đề này, rằng quy định PL phát triển theo Điều XX
(b) là có liên quan đến việc giải thích Điều 2.2 của Hiệp định TBT. Vì vậy, trong việc
giải quyết các tranh luận của các bên liên quan đến câu hỏi liệu việc cấm thuốc lá đinh
hương là "nhiều hạn chế thương mại quá mức cần thiết", Ban hội thẩm sẽ xem xét để
được hướng dẫn.
Ban hội thẩm không đồng ý với Hoa Kỳ rằng "không có khía cạnh" của Điều XX
(b) được áp dụng cho một Điều 2.2 phân tích. Đồng thời, Ban hội thẩm không nói rằng
các Điều XX (b) luật học có thể được hoán toàn bộ vào Điều 2.2 của Hiệp định TBT. Có
thể có những khía cạnh nhất định của Điều XX (b) luật học mà không được áp dụng
trong bối cảnh của Điều 2.2 của Hiệp định TBT. Thay vào đó, Ban hội thẩm cho rằng có
một số khía cạnh của Điều XX (b) có thể sẽ được đưa vào thực hiện trong bối cảnh diễn

giải Điều 2.2 của Hiệp định TBT.
C.2.2 Liệu lệnh cấm thuốc lá đinh hương vượt quá mức độ bảo vệ được thực
hiện bởi Hoa Kỳ
Trong trường hợp này, cả hai bên đồng ý rằng "mức độ bảo vệ" đã tìm được kết
nối trực tiếp vào câu hỏi liệu một biện pháp có phải "hạn chế thương mại quá mức cần
thiết" trong ý nghĩa của Điều 2.2 của Hiệp định TBT. Ban hội thẩm thấy không có lý do
gì để không đồng ý. Mặc dù khái niệm không rõ ràng đề cập đến trong các văn bản của
Điều 2.2 của Hiệp định TBT, nhưng đoạn phát biểu thứ sáu trong phần mở đầu của các
quốc gia Hiệp định TBT không một quốc gia nào bị ngăn cấm các biện pháp "cần thiết ...
để bảo vệ con người ... cuộc sống hoặc sức khỏe ... ở các mức độ thích hợp.
Ban hội thẩm không thuyết phục bởi lập luận của Indonesia rằng vì "đại đa số
thuốc lá mà thanh niên hút được biết đến thì lại không bị cấm bởi luật này", mức độ bảo
vệ do Hoa Kỳ thực hiện thông qua FSPTCA là tương đối thấp, và lệnh cấm thuốc lá đinh
hương vượt quá mức độ bảo vệ. Trong khi đó, điểm chung giữa các bên rằng lệnh cấm
thuốc lá đinh hương (và FSPTCA nói chung) chỉ tìm cách làm giảm chứ không phải là
loại bỏ giới trẻ hút thuốc, nó không phải là một lệnh cấm một số loại thuốc lá ipso facto
Trang 16


LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ_

vượt quá mức độ bảo vệ được thực hiện. Ban hội thẩm không thấy bất kỳ mâu thuẫn
trong ý tưởng rằng một thành viên có thể tìm cách giảm (chứ không phải là loại bỏ)
những rủi ro nhất định bằng cách cấm một số sản phẩm (nhưng không phải tất cả).
Đối với những lý do này, Ban hội thẩm kết luận rằng Indonesia đã không chứng
minh được rằng lệnh cấm thuốc lá đinh hương vượt "mức độ bảo vệ" đã được Hoa Kỳ
thực hiện
C.2.3 Chứng minh rằng lệnh cấm thuốc lá đinh hương làm không đóng góp
đáng kể tới mục tiêu giảm thanh thiếu niên hút thuốc
Ban hội thẩm cần giải quyết các vấn đề sau:

Thuốc lá đinh hương có là tác hại đến sức khỏe lớn hơn thuốc lá khác hay
không?
Theo quan điểm của Ban hội thẩm, lập luận của Indonesia là không đúng. Nguyên
nhân không phải là do bằng chứng liên quan đến nguy cơ sức khỏe của một sản phẩm
vốn đã thiếu bất kỳ kết nối đến các yêu cầu của Điều 2.2 của Hiệp định TBT. Thay vào
đó, nguyên nhân là do các biện pháp nêu ra trong trường hợp này không cấm thuốc lá
đinh hương và một số thuốc lá có hương vị khác với lý do họ có nhiều chất độc hại hơn
các loại thuốc lá khác.
Liệu số người trẻ hút thuốc lá đinh hương có chiếm số lượng đáng kể
không
Theo quan điểm của Ban hội thẩm, những luận điểm của các bên cho thấy những bằng
chứng khảo sát trước khi Hội đồng thể được giải thích khác nhau. Tuy nhiên, ngay cả khi
chúng ta chấp nhận con số của Indonesia, những con số này không cho thấy một số lượng
không đáng kể giới trẻ hút thuốc đinh hương.
Theo đó, Ban hội thẩm không cho rằng các số liệu điều tra cung cấp bởi Indonesia
cung cấp một cơ sở đầy đủ để xác định rằng lệnh cấm thuốc lá đinh hương không đóng
góp thực tế cho các mục tiêu giảm giới trẻ hút thuốc.
Đối với những lý do này, Ban hội thẩm kết luận rằng Indonesia đã không chứng minh
được rằng lệnh cấm thuốc lá đinh hương làm cho không có đóng góp tới mục tiêu giảm
hút giới trẻ. Theo quan điểm của Ban hội thẩm, có "một mối quan hệ nhân quả" giữa mục
tiêu theo đuổi và các biện pháp của vấn đề.

Trang 17


LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ_

-

Liệu việc Mỹ không cấm các loại thuốc lá có hương phổ biến với giới trẻ


khác mà lại chỉ đi cấm thuốc lá đinh hương thì có đóng góp đáng kể đến việc giảm số
lượng giới trẻ hút thuốc không.
Ban hội thẩm cho rằng thuốc lá có hương vị khác mà bị cấm bởi Mục 907 (a) (1)
(A) chỉ chiếm một thị phần rất nhỏ - thực sự, nhỏ hơn rất nhiều so vớithuốc lá đinh hương
được yêu thích – Nếu chấp nhận lý luận của Indonesia sẽ dẫn đến kết luận rằng việc cấm
các hiệu thuốc lá khác cũng sẽ không làm cho một đóng góp đáng kể cho các mục tiêu
giảm hút giới trẻ.
Liệu có những biện pháp thay thế hạn chế ít thương mại hơn mà sẽ đóng
góp tương đương với việc đạt được các mục tiêu ở mức độ bảo vệ do Hoa Kỳ thực hiện
Theo quan điểm của Ban hội thẩm, một danh sách đơn thuần gồm hơn 20 biện pháp thay
thế có thể là đủ để thiết lập một trường hợp facie prima. Có vẻ như đủ rõ ràng rằng mỗi
một trong các biện pháp sẽ ít hạn chế thương mại hơn so với lệnh cấm thuốc lá đinh
hương. Tuy nhiên, vấn đề là việc liệt kê hai mươi mấy biện pháp thay thế mà không có gì
khác thì sẽ không chỉ ra các biện pháp như vậy sẽ đóng góp tương đương trong việc đạt
được mục tiêu ở mức độ bảo vệ thực hiện bởi Hoa Kỳ.

Trang 18


LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ_K12504_NHÓM HỘI NHẬP_BÀI 8

Trang 19



×