Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

Tuyển tập Đáp án Đại học, cao đẳng môn Lịch Sử từ năm 2008 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.01 MB, 64 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐÁP ÁN - THANG ĐIỂM
ĐỀ THI TUYỂN SINH CAO ĐẲNG NĂM 2008

ĐỀ CHÍNH THỨC
Môn: LỊCH SỬ, khối C
(Đáp án – Thang điểm có 03 trang)
NỘI DUNG

Điểm

PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH

Câu I

Câu II

Nêu khái quát phong trào đấu tranh của công nhân Việt Nam giai
đoạn 1919-1925.
- Năm 1920, công nhân Sài Gòn – Chợ Lớn đã bí mật thành lập công
hội do Tôn Đức Thắng đứng đầu.
- Năm 1922, công nhân, viên chức các sở công thương của tư nhân ở Bắc
Kì đấu tranh đòi nghỉ ngày chủ nhật có lương.
- Nhiều cuộc bãi công của công nhân các nhà máy dệt, rượu, xay gạo ở
Nam Định, Hà Nội, Hải Dương ...
- Năm 1925, thợ máy xưởng Ba Son (Sài Gòn) bãi công, đánh dấu một
bước tiến mới của phong trào công nhân Việt Nam.
Trình bày nhiệm vụ và hình thức đấu tranh của cách mạng Việt
Nam trong giai đoạn 1930-1931 và giai đoạn 1936-1939.
a. Giai đoạn 1930-1931:


- Nhiệm vụ: Ngay sau khi thành lập, trên cơ sở Chính cương và Sách lược
vắn tắt và điều kiện cụ thể của cách mạng đầu năm 1930, Đảng Cộng sản
Việt Nam đã chủ trương phát động một phong trào đấu tranh trong toàn
quốc chống đế quốc và phong kiến. Trước mắt là đòi cải thiện đời sống
nhân dân.
- Hình thức đấu tranh:
+ Có nhiều hình thức đấu tranh: Bãi công của công nhân, đấu tranh (mít
tinh, biểu tình) của nông dân và các tầng lớp nhân dân lao động.
+ Có những hình thức đấu tranh quyết liệt như: biểu tình có vũ trang tự
vệ của nông dân ở các vùng nông thôn, tiến tới các cuộc biểu tình thị uy
vũ trang tiến công vào chính quyền địch ở địa phương (phá nhà lao, đốt
huyện đường...)
b. Giai đoạn 1936-1939:
- Nhiệm vụ: Chống phát xít, chống chiến tranh đế quốc, chống bọn phản
động thuộc địa và tay sai, đòi tự do, dân chủ, cơm áo và hòa bình. Để thực
hiện nhiệm vụ và mục tiêu trên, Đảng chủ trương thành lập Mặt trận nhân
dân phản đế Đông Dương, sau đó đổi thành Mặt trận dân chủ Đông Dương.
- Hình thức đấu tranh:
+ Sử dụng nhiều hình thức đấu tranh: công khai, nửa công khai, hợp pháp
nửa hợp pháp như Đông Dương đại hội, đón Gô-đa; bãi công của công
nhân, bãi thị của tiểu thương, mít tinh, biểu tình của nông dân, bãi khóa của
học sinh, sinh viên, đặc biệt là cuộc mít tinh khổng lồ ở Nhà Đấu Xảo Hà
Nội.

2,00
0,50
0,50
0,50
0,50
2,50

0,50

0,25
0,50

0,50

0,50

1


Câu III

+ Đấu tranh trên lĩnh vực sách báo, nghị trường... Tuyên truyền chủ
nghĩa Mác – Lê-nin, chủ trương của Đảng; đưa người vào các cơ quan
nghị viện để tăng thêm tiếng nói đòi quyền lợi cho nhân dân.
Nêu những hoạt động chủ yếu của Chủ tịch Hồ Chí Minh (từ tháng
9-1945 đến tháng 12-1946) trong công cuộc xây dựng đất nước và
đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc.
- Một tuần sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời (8-9-1945)
Hồ Chủ tịch công bố lệnh Tổng tuyển cử trong cả nước. Trên cơ sở đó,
cuộc tổng tuyển cử bầu Quốc hội được tổ chức vào ngày 6-1-1946.
- Ngày 2-3-1946, tại phiên họp đầu tiên của Quốc hội, Hồ Chí Minh đã
đứng ra thành lập Chính phủ liên hiệp kháng chiến; phụ trách Ủy ban
dự thảo Hiến pháp. Tháng 11-1946, Hiến pháp đầu tiên của nước Việt
Nam Dân chủ Cộng hòa đã được Quốc hội thông qua.
- Phát động phong trào tăng gia sản xuất, khai hoang phục hóa, đồng
thời kêu gọi nhân dân cả nước “nhường cơm, sẻ áo”, lập “hũ gạo cứu
đói”, “ngày đồng tâm”... để chống “giặc đói”.

- Kí sắc lệnh thành lập cơ quan Bình dân học vụ (8-9-1945) và kêu gọi toàn
dân tham gia phong trào xóa nạn mù chữ để chống “giặc dốt”.
- Phát động phong trào “tuần lễ vàng”, xây dựng “quỹ độc lập”. Đầu
năm 1946, Hồ Chủ tịch kí sắc lệnh phát hành tiền Việt Nam. Khó khăn
về tài chính được giải quyết.
- Tháng 9-1945, kháng chiến chống Pháp ở Nam Bộ bùng nổ, cùng với
Trung ương Đảng và Chính phủ, Hồ Chủ tịch phát động phong trào ủng
hộ Nam Bộ kháng chiến.
- Ngày 6-3-1946, Hồ Chủ tịch kí bản Hiệp định Sơ bộ, tạm hòa với
Pháp để đẩy 20 vạn quân Trung Hoa Quốc dân đảng cùng tay sai ra
khỏi nước ta, giành thêm thời gian hòa bình củng cố chính quyền.
- Tháng 5-1946, Hồ Chủ tịch ra sắc lệnh đổi tên Vệ quốc quân thành
Quân đội quốc gia Việt Nam.
- Ngày 14-9-1946, Hồ Chủ tịch đã kí bản Tạm ước nhân nhượng Pháp
một số quyền lợi về kinh tế - văn hóa và tạo điều kiện cho ta có thêm
thời gian chuẩn bị bước vào kháng chiến.
- Như vậy, trong năm đầu tiên sau Cách mạng tháng Tám 1945, Hồ Chủ
tịch cùng Trung ương Đảng và Chính phủ lãnh đạo nhân dân ta giải
quyết nhiều khó khăn đối nội, đối ngoại và tích cực chuẩn bị lực lượng
về mọi mặt. Ngày 19-12-1946, Hồ Chủ tịch đã phát động cuộc kháng
chiến toàn quốc chống Pháp.

0,25
3,50
0,50
0,50

0,25
0,25
0,25

0,25
0,50
0,25
0,25
0,50

PHẦN RIÊNG

Câu IV.a Trình bày tóm tắt cuộc đấu tranh chống chế độ độc tài ở Cu Ba
trong những năm 1953-1959.
- Đầu năm 1952, Mĩ thiết lập ở Cu Ba chế độ độc tài quân sự Batixta.
Dưới ách thống trị độc tài, khủng bố của Batixta, phong trào đấu tranh
của nhân dân Cu Ba vẫn không ngừng phát triển.

2,0
0,25

2


- Ngày 26-7-1953, Phiđen Caxtơrô đã cùng với 135 thanh niên yêu nước
tấn công trại lính Môncađa, phát động nhân dân nổi dậy chống chế độ độc
tài. Tổ chức “Phong trào 26-7” ra đời để lãnh đạo cách mạng Cu Ba.
- Năm 1955, Phiđen được trả tự do và bị trục xuất sang Mêhicô. Ông
tập hợp thanh niên yêu nước, mua sắm vũ khí, luyện tập quân sự. Ngày
25-11-1956, ông cùng 81 chiến sĩ đáp tàu Granma trở về Tổ quốc.
Nghĩa quân xây dựng căn cứ địa cách mạng, phát triển ra nhiều địa
phương...
- Năm 1957-1958, phong trào đấu tranh vũ trang lan rộng, nhiều căn cứ
địa được thành lập, lực lượng vũ trang cách mạng hình thành. Quân đội

Batixta bị thất bại nặng nề. Nghĩa quân tiến công trên các mặt trận.
- Cuối tháng 12-1958, nghĩa quân chiếm được pháo đài Xanta Cơlara,
Batixta bỏ chạy ra nước ngoài. Ngày 1-1-1959, kết hợp với tổng bãi
công chính trị, nghĩa quân tiến vào thủ đô, chế độ độc tài Batixta bị sụp
đổ, cách mạng Cu Ba thành công.
Câu IV.b Nêu bản chất, biểu hiện chủ yếu và hệ quả của xu thế toàn cầu hóa
ngày nay.
- Xu thế toàn cầu hóa là hệ quả quan trọng của cách mạng khoa học –
công nghệ. Đây là quá trình tăng lên mạnh mẽ của những mối liên hệ,
những ảnh hưởng tác động lẫn nhau, phụ thuộc nhau của tất cả các khu
vực, các quốc gia, các dân tộc trên thế giới.
- Biểu hiện thứ nhất là sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương
mại quốc tế.
- Biểu hiện thứ hai là sự phát triển và tác động to lớn của các công ti
xuyên quốc gia.
- Biểu hiện thứ thứ ba là sự sáp nhập và hợp nhất các công ti thành
những tập đoàn lớn, nhất là các công ti khoa học – kĩ thuật, nhằm tăng
cường khả năng cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước.
- Biểu hiện thứ tư là sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương
mại, tài chính quốc tế và khu vực (IMF, WB, WTO, EU, ASEAN,
APEC, ASEM...). Các tổ chức này có vai trò ngày càng quan trọng
trong việc giải quyết các vấn đề kinh tế chung của thế giới và khu vực.
- Toàn cầu hóa là xu thế khách quan, một thực tế không thể đảo ngược.
Nó vừa có mặt tích cực lại vừa có mặt tiêu cực, nhất là đối với các nước
đang phát triển. Do vậy, toàn cầu hóa vừa là cơ hội, vừa tạo ra thách
thức cho sự phát triển của các nước.

0,50
0,50


0,25
0,50

2,0
0,50

0,25
0,25
0,25
0,25

0,50

- HẾT -

3


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐÁP ÁN - THANG ĐIỂM
ĐỀ THI TUYỂN SINH CAO ĐẲNG NĂM 2009

ĐỀ CHÍNH THỨC
Môn: LỊCH SỬ; Khối: C
(Đáp án – Thang điểm có 03 trang)

ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM

Câu


Đáp án

Điểm

PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (7,0 điểm)
I
(2,0
điểm)

II
(2,0
điểm)

Trình bày nội dung, ý nghĩa Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản Việt Nam
ngày 6-1-1930.
- Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản họp từ ngày 6-1-1930 tại Cửu
Long do Nguyễn Ái Quốc chủ trì.

0,25

- Hội nghị nhất trí thống nhất các tổ chức cộng sản thành một đảng duy
nhất lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam.

0,50

- Thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt của Đảng,... do
Nguyễn Ái Quốc soạn thảo.

0,50


- Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam là cương
lĩnh giải phóng dân tộc sáng tạo, kết hợp đúng đắn vấn đề dân tộc và
vấn đề giai cấp.

0,25

- Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản Việt Nam mang tầm vóc lịch
sử của một Đại hội thành lập Đảng.

0,50

Nêu tóm tắt diễn biến cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền tháng Tám năm
1945.
- Được tin Nhật Bản đầu hàng, Uỷ ban khởi nghĩa thành lập, Hội nghị
Toàn quốc của Đảng và Đại hội Quốc dân được triệu tập ở Tân Trào,
phát động Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước.

0,25

- Từ ngày 14-8, một số địa phương căn cứ vào tình hình cụ thể và vận
dụng "Chỉ thị Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta" đã
khởi nghĩa giành chính quyền. Chiều 16-8, một đơn vị Giải phóng quân
tiến về giải phóng thị xã Thái Nguyên.

0,50

- Ở Hà Nội, chiều ngày 17-8 quần chúng đã tổ chức mít tinh tại Nhà hát
Lớn; thực hiện quyết định của Uỷ ban khởi nghĩa, tối 19-8 cuộc khởi
nghĩa giành chính quyền thắng lợi.


0,50

- Ở Huế, ngày 23-8 khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân.
Ngày 25-8 khởi nghĩa thắng lợi ở Sài Gòn.

0,50

- Ngày 28-8-1945 cuộc Tổng khởi nghĩa đã giành được thắng lợi trên cả
nước.

0,25

1


Câu
III
(3,0
điểm)

Đáp án

Điểm

Vì sao ngày 27-1-1973 Hoa Kì và các nước phải tôn trọng độc lập, chủ quyền,
thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam ?
- Trải qua 18 năm (1954-1972), Mĩ đã thất bại trong việc tiến hành các
chiến lược chiến tranh xâm lược, nhằm chia cắt lâu dài đất nước Việt
Nam.


0,50

- Do thất bại trên chiến trường, Mĩ buộc phải chấp nhận đàm phán ở
Pari để bàn về việc chấm dứt chiến tranh lập lại hoà bình ở Việt Nam.

0,50

- Cuộc tiến công chiến lược năm 1972 đã giáng đòn nặng nề vào chiến
lược "Việt Nam hoá chiến tranh", buộc Mĩ phải tuyên bố "Mĩ hoá" trở
lại chiến tranh xâm lược.

0,50

- Để hỗ trợ cho mưu đồ chính trị, ngoại giao mới, Mĩ mở cuộc tập kích
chiến lược bằng máy bay B52 vào Hà Nội, Hải Phòng và một số thành
phố trong 12 ngày đêm cuối tháng 12 năm 1972, nhằm ký hiệp định có
lợi cho Mĩ.

0,50

- Quân dân miền Bắc đã đánh trả những đòn đích đáng, làm nên trận
"Điện Biên Phủ trên không", buộc Mĩ phải ký Hiệp định Pari về chấm
dứt chiến tranh lập lại hoà bình ở Việt Nam (27-1-1973).

0,50

- Với Hiệp định Pari, Hoa Kì và các nước phải công nhận các quyền dân
tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam.


0,50

PHẦN RIÊNG (3,0 điểm)
IV.a
(3,0
điểm)

Hoàn cảnh ra đời, quá trình phát triển của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.
Hoàn cảnh ra đời:
- Sau khi giành độc lập, bước vào thời kì phát triển kinh tế, các nước
Đông Nam Á thấy cần có sự hợp tác để cùng phát triển và hạn chế ảnh
hưởng của các cường quốc bên ngoài.

0,50

- Những tổ chức hợp tác mang tính khu vực trên thế giới xuất hiện ngày
càng nhiều và những thành công của Khối thị trường chung châu Âu đã
cổ vũ các nước Đông Nam Á liên kết với nhau.

0,50

- Ngày 8-8-1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á được thành lập
gồm 5 nước: Inđônêxia, Malaixia, Philippin, Xingapo, Thái Lan.

0,50

Quá trình phát triển:
- Giai đoạn đầu (1967-1975), ASEAN là một tổ chức còn non trẻ, sự
hợp tác trong khu vực còn lỏng lẻo, chưa có vị thế trên trường quốc tế.


0,50

- Tháng 2-1976, Hiệp ước Bali được ký kết, mở ra bước phát triển mới
của các quốc gia Đông Nam Á.

0,25

- Từ năm 1984 đến 1999, các nước Brunây, Việt Nam, Lào, Mianma,
Campuchia gia nhập ASEAN.

0,50

2


Câu

IV.b
(3,0
điểm)

Đáp án

Điểm

- Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á đã phát triển thành 10 nước, đẩy
mạnh hợp tác kinh tế, xây dựng thành khu vực hoà bình, ổn định, cùng
phát triển.

0,25


Trình bày những sự kiện dẫn đến sự đối đầu Đông - Tây trong quan hệ quốc tế
sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ và Liên Xô cùng phát triển mạnh
mẽ nhưng có lợi ích, mục tiêu chiến lược đối lập nhau.

0,25

- Tháng 3-1947, thông điệp của Tổng thống Mĩ Truman khẳng định sự
tồn tại của Liên Xô là nguy cơ lớn, từ đó Mĩ khởi đầu chính sách chống
Liên Xô, gây nên tình trạng Chiến tranh lạnh.

0,25

- Tháng 6-1947, Mĩ đề ra "Kế hoạch Mácsan" giúp các nước Tây Âu
khôi phục kinh tế, lôi kéo các nước này vào Liên minh quân sự chống
Liên Xô và các nước Đông Âu.

0,50

- Việc thực hiện "Kế hoạch Mácsan" tạo nên sự phân chia đối lập về
kinh tế, chính trị giữa các nước Tây Âu tư bản chủ nghĩa và các nước
Đông Âu xã hội chủ nghĩa.

0,25

- Tháng 4-1949, Mĩ cùng các nước Tây Âu thành lập khối quân sự
NATO - liên minh quân sự lớn nhất của các nước tư bản phương Tây
nhằm chống Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa.


0,50

- Tháng 1-1949, Liên Xô và các nước Đông Âu thành lập Hội đồng
tương trợ kinh tế để hợp tác và giúp đỡ nhau giữa các nước xã hội chủ
nghĩa.

0,50

- Tháng 5-1955, Liên Xô và các nước Đông Âu thành lập Tổ chức Hiệp
ước Vácsava, một liên minh chính trị - quân sự mang tính chất phòng
thủ của các nước xã hội chủ nghĩa châu Âu.

0,50

- Sự ra đời của NATO và Tổ chức Hiệp ước Vácsava đánh dấu sự xác
lập cục diện hai cực, hai phe, đối đầu Đông - Tây trong quan hệ quốc tế.
--------Hết--------

3

0,25


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐÁP ÁN - THANG ĐIỂM
ĐỀ THI TUYỂN SINH CAO ĐẲNG NĂM 2010

ĐỀ CHÍNH THỨC
Môn: LỊCH SỬ; Khối: C

(Đáp án – Thang điểm gồm có 03 trang)

ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM
Câu

Đáp án

Điểm

I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (7,0 điểm)
Trình bày và nhận xét về nhiệm vụ trước mắt của cách mạng Việt Nam
1
(2,0 điểm) được Đảng Cộng sản Đông Dương đề ra trong Hội nghị Ban Chấp hành
Trung ương tháng 7 - 1936 và Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương tháng
5 - 1941.
- Hội nghị tháng 7 - 1936 xác định nhiệm vụ trực tiếp, trước mắt là đấu
tranh chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát xít, chống chiến 0,50
tranh, đòi tự do, dân sinh, dân chủ, cơm áo và hoà bình.
- Nhận xét : Hội nghị chưa chủ trương làm cách mạng giải phóng dân tộc,
chỉ nhằm vào mục tiêu dân sinh, dân chủ ; phù hợp với hoàn cảnh lịch sử 0,50
cụ thể ở Đông Dương và thế giới trong giai đoạn 1936 - 1939.
- Hội nghị tháng 5 - 1941 xác định nhiệm vụ chủ yếu trước mắt của cách
mạng là giải phóng dân tộc, thành lập Chính phủ nhân dân của nước Việt 0,50
Nam Dân chủ Cộng hoà.
- Nhận xét : Hội nghị nhấn mạnh mục tiêu số một của cách mạng là độc
lập dân tộc, tập trung giải quyết mâu thuẫn chủ yếu giữa dân tộc ta với 0,50
đế quốc Pháp - Nhật.
Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở
2
Đông

Dương được kí kết trong hoàn cảnh lịch sử nào ? Nêu ý nghĩa của
(2,0 điểm)
Hiệp định.
1,25
a. Hoàn cảnh lịch sử :
- Bước vào đông - xuân 1953 - 1954, đồng thời với cuộc tiến công quân
sự, ta đẩy mạnh cuộc đấu tranh ngoại giao, mở ra khả năng giải quyết 0,25
cuộc chiến tranh ở Đông Dương bằng con đường hoà bình.
- Tháng 1 - 1954, Hội nghị ngoại trưởng Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp họp ở
Béclin thoả thuận về việc triệu tập một hội nghị quốc tế ở Giơnevơ để giải 0,25
quyết vấn đề Triều Tiên và lập lại hoà bình ở Đông Dương.
- Ngày 7 - 5 - 1954, chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ toàn thắng đã đập
tan kế hoạch Nava, giáng đòn quyết định vào ý chí xâm lược của thực dân
0,50
Pháp, làm xoay chuyển cục diện chiến tranh ở Đông Dương, tạo điều kiện
thuận lợi cho cuộc đấu tranh ngoại giao của ta giành thắng lợi.
- Ngày 8 - 5 - 1954, Hội nghị Giơnevơ bắt đầu thảo luận về vấn đề lập lại
hoà bình ở Đông Dương. Căn cứ vào điều kiện cụ thể của cuộc kháng
0,25
chiến, so sánh lực lượng giữa ta với Pháp trong chiến tranh và xu thế chung
của thế giới, Việt Nam đã kí Hiệp định Giơnevơ ngày 21 - 7 - 1954.
1


Câu

3
(3,0 điểm)

Đáp án


Điểm

0,75
b. Ý nghĩa :
- Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương là văn bản pháp lí quốc tế ghi
0,25
nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân các nước Đông Dương.
- Hiệp định đánh dấu thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân
dân Việt Nam, buộc Pháp phải chấm dứt chiến tranh xâm lược Đông
Dương, rút hết quân đội về nước, đồng thời làm thất bại âm mưu của 0,50
Mĩ trong việc kéo dài, mở rộng, quốc tế hoá chiến tranh xâm lược
Đông Dương.
Vì sao Đảng Cộng sản Việt Nam quyết định đưa đất nước chuyển sang thời
kì đổi mới ? Trình bày nội dung cơ bản đường lối đổi mới của Đảng.
a. Vì sao Đảng Cộng sản Việt Nam quyết định đưa đất nước
1,0
chuyển sang thời kì đổi mới ?
- Trong thời gian 1976 - 1985, bên cạnh những thành tựu, đất nước gặp
nhiều khó khăn và lâm vào khủng hoảng, nhất là về kinh tế - xã hội. Để
0,50
đưa đất nước vượt qua khủng hoảng, Đảng và Nhà nước phải tiến hành
đổi mới.
- Tình hình thế giới và quan hệ giữa các nước thay đổi (do tác động của
0,25
cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật), trở thành xu thế thế giới.
- Cuộc khủng hoảng toàn diện, trầm trọng ở Liên Xô và các nước xã
hội chủ nghĩa khác cũng đòi hỏi Đảng và Nhà nước ta phải tiến hành 0,25
đổi mới.
b. Nội dung cơ bản đường lối đổi mới của Đảng :

2,0

- Về kinh tế :
+ Xoá bỏ cơ chế quản lí kinh tế tập trung, quan liêu bao cấp, hình
0,25
thành cơ chế thị trường.
+ Xây dựng nền kinh tế quốc dân với cơ cấu nhiều ngành, nghề.
0,25
+ Phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng xã hội
0,25
chủ nghĩa.
+ Mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại.
0,25
- Về chính trị :
+ Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, Nhà nước của dân
0,25
do dân và vì dân.
+ Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền lực thuộc về
0,25
nhân dân.
+ Thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc.
0,25
+ Chính sách đối ngoại hoà bình, hữu nghị, hợp tác.
0,25
II. PHẦN RIÊNG (3,0 điểm)
Tóm tắt nội dung các giai đoạn lịch sử Campuchia từ sau Chiến tranh thế
4.a
(3,0 điểm) giới thứ hai đến tháng 1 - 1979.
- 1945 - 1954 :
+ Nhân dân Campuchia tiến hành kháng chiến chống thực dân Pháp

xâm lược. Ngày 9 - 11 - 1953, Pháp kí hiệp ước trao trả độc lập cho
Campuchia, nhưng quân Pháp vẫn chiếm đóng đất nước này.
2

0,50


Câu

4.b
(3,0 điểm)

Đáp án

Điểm

+ Năm 1954, sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Pháp phải kí Hiệp định
Giơnevơ công nhận độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh 0,50
thổ của Campuchia, Lào, Việt Nam.
- 1954 - 1970 : Chính phủ Xihanúc thực hiện đường lối hoà bình, trung
0,50
lập, không tham gia các khối liên minh quân sự.
- 1970 - 1975 :
+ Nhân dân Campuchia sát cánh cùng nhân dân Việt Nam và Lào kháng 0,50
chiến chống Mĩ.
+ Ngày 17 - 4 - 1975, Thủ đô Phnôm Pênh giải phóng, cuộc kháng chiến
0,50
chống Mĩ kết thúc thắng lợi.
- 1975 - 1979 : Nhân dân Campuchia nổi dậy đấu tranh chống chế độ
diệt chủng Khơme đỏ. Ngày 7 - 1 - 1979, Thủ đô Phnôm Pênh giải 0,50

phóng, nước Cộng hoà Nhân dân Campuchia được thành lập.
Nêu tình hình kinh tế, chính trị và chính sách đối ngoại của các nước Tây
Âu từ năm 1950 đến năm 1973.
- Tình hình kinh tế :
+ Từ thập kỉ 50 đến đầu thập kỉ 70 của thế kỉ XX, nền kinh tế các nước
0,50
tư bản Tây Âu có sự ổn định và phát triển nhanh.
+ Quá trình liên kết khu vực ở Tây Âu ngày càng diễn ra mạnh mẽ với sự
hình thành Cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC - 1957), sau trở thành Cộng 0,50
đồng châu Âu (EC - 1967).
+ Từ đầu thập kỉ 70 trở đi, Tây Âu đã trở thành một trong ba trung tâm
0,50
kinh tế - tài chính lớn của thế giới.
- Tình hình chính trị :
+ Nền dân chủ tư sản ở Tây Âu tiếp tục phát triển.
+ Trên chính trường nhiều nước trong khu vực này có những biến động
đáng chú ý.
- Chính sách đối ngoại : Nhiều nước tư bản Tây Âu một mặt tiếp tục
chính sách liên minh chặt chẽ với Mĩ, mặt khác đã nỗ lực mở rộng hơn
nữa quan hệ đối ngoại.
-------- Hết --------

3

0,50
0,50
0,50


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐỀ CHÍNH THỨC

ĐÁP ÁN - THANG ĐIỂM
ĐỀ THI TUYỂN SINH CAO ĐẲNG NĂM 2011
Môn: LỊCH SỬ; Khối: C
(Đáp án – Thang điểm có 02 trang)

Câu
Đáp án
Điểm
PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (7,0 điểm)
I
Những sự kiện nào diễn ra từ đầu những năm 70 đến cuối những năm 80 của thế kỉ
(3,0 điểm) XX chứng tỏ xu thế hòa hoãn giữa hai phe – tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa?
Trong bối cảnh đó, quan hệ giữa các nước Đông Dương và Hiệp hội các quốc gia
Đông Nam Á (ASEAN) có gì thay đổi?
a. Những sự kiện...:
- Từ đầu những năm 70, diễn ra các cuộc gặp gỡ thương lượng Xô – Mĩ.
- Tháng 11 – 1972, Cộng hoà Dân chủ Đức và Cộng hoà Liên bang Đức kí
Hiệp định về những cơ sở của quan hệ giữa Đông Đức và Tây Đức.
- Năm 1972, Liên Xô và Mĩ thỏa thuận về hạn chế vũ khí chiến lược (ABM,
SALT – 1).

0,50
0,50
0,50

- Tháng 8 – 1975, 33 nước châu Âu cùng với Mĩ và Canađa kí Định ước
Henxinki tạo cơ chế giải quyết các vấn đề liên quan đến hoà bình, an ninh ở


0,50

châu Âu.
- Tháng 12 – 1989, hai nhà lãnh đạo Liên Xô và Mĩ chính thức tuyên bố chấm dứt
Chiến tranh lạnh.

0,50

b. Sự thay đổi quan hệ giữa các nước Đông Dương và ASEAN:
Quan hệ giữa các nước Đông Dương và ASEAN bước đầu được cải thiện. Hai
nhóm nước đã thiết lập quan hệ ngoại giao.
II
(2,0 điểm)

Tại sao nói Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là một bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử
cách mạng Việt Nam?
- Đảng trở thành chính đảng duy nhất lãnh đạo cách mạng Việt Nam.
- Chấm dứt tình trạng khủng hoảng đường lối cách mạng. Từ đây, cách mạng Việt
Nam có đường lối đúng đắn, khoa học, sáng tạo.
- Đảng ra đời là sự chuẩn bị tất yếu đầu tiên có tính quyết định cho những bước
phát triển nhảy vọt mới trong lịch sử phát triển của cách mạng Việt Nam.

III
(2,0 điểm)

0,50

0,50
0,75
0,75


Trình bày và nhận xét phương hướng chiến lược của Bộ Chính trị Ban Chấp hành
Trung ương Đảng Lao động Việt Nam trong đông – xuân 1953 – 1954.
a. Phương hướng chiến lược:
- Tập trung lực lượng tiến công vào những hướng quan trọng về chiến lược mà
địch tương đối yếu, nhằm tiêu diệt sinh lực địch, giải phóng đất đai.
- Buộc địch phân tán lực lượng, tạo điều kiện để ta tiêu diệt chúng.
1

0,75
0,75


Câu

Đáp án

Điểm

b. Nhận xét:
Chủ trương trên là đúng vì:
- Xuất phát từ sự trưởng thành của lực lượng kháng chiến và từ kinh nghiệm
chiến trường.
0,50
- Nhằm phá kế hoạch tập trung binh lực của địch, làm cho chúng càng bị động
hơn, tạo điều kiện để ta giành thắng lợi.
PHẦN RIÊNG (3,0 điểm)
IV.a
Việc hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước ở Việt Nam được thực hiện như
(3,0 điểm) thế nào sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng? Nêu ý nghĩa của việc hoàn thành

thống nhất đất nước về mặt nhà nước.
a. Hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước:
- Ngày 25 – 4 – 1976, Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung của cả nước.
0,50
- Cuối tháng 6 đầu tháng 7 – 1976, Quốc hội khoá VI nước Việt Nam thống
0,50
nhất họp kì đầu tiên.
- Nội dung kì họp đầu tiên:
+ Thông qua chính sách đối nội và đối ngoại; quyết định tên nước, Quốc huy, Quốc
0,75
kì, Quốc ca, Thủ đô; đổi tên Sài Gòn – Gia Định là Thành phố Hồ Chí Minh.
+ Bầu các cơ quan, chức vụ lãnh đạo cao nhất của Nhà nước; bầu Ban dự thảo
0,25
Hiến pháp.
b. Ý nghĩa:
- Hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước sẽ phát huy sức mạnh toàn
0,50
diện của đất nước.
- Tạo những điều kiện thuận lợi để cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội, những khả
0,50
năng to lớn để bảo vệ Tổ quốc và mở rộng quan hệ với các nước.
IV.b
Nêu tên các hình thức tổ chức mặt trận dân tộc thống nhất do Đảng Cộng sản Đông
(3,0 điểm) Dương thành lập từ năm 1936 đến năm 1945. Tổ chức mặt trận nào có vai trò quan
trọng trực tiếp đối với sự thành công của Cách mạng tháng Tám năm 1945? Vai trò
của mặt trận đó được thể hiện như thế nào?
a. Các hình thức tổ chức mặt trận dân tộc thống nhất:
- Mặt trận Thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương (7 – 1936), sau đổi thành
0,75
Mặt trận Thống nhất dân chủ Đông Dương (3 – 1938)

- Mặt trận Thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương (11 – 1939)
0,50
- Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh (Việt Minh) (5 – 1941)
0,50
b. Mặt trận có vai trò quan trọng trực tiếp đối với sự thành công của Cách
0,50
mạng tháng Tám: Việt Nam độc lập đồng minh (Việt Minh).
c. Vai trò:
- Việt Minh trực tiếp xây dựng lực lượng chính trị quần chúng, tham gia xây dựng
0,50
lực lượng vũ trang cách mạng, chuẩn bị cho khởi nghĩa giành chính quyền.
- Việt Minh đã huy động lực lượng toàn dân tộc tham gia cách mạng và cùng
với Trung ương Đảng phát động Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945, đưa
0,25
đến sự ra đời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
-------- Hết -------2


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ CHÍNH THỨC

ĐÁP ÁN - THANG ĐIỂM
ĐỀ THI TUYỂN SINH CAO ĐẲNG NĂM 2012
Môn: LỊCH SỬ; Khối: C
(Đáp án – Thang điểm gồm có 03 trang)

Câu
Đáp án
Điểm
I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (7,0 điểm)

1
Trình bày sự ra đời và hoạt động của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh
(3,0 điểm) niên. Tổ chức trên có vai trò như thế nào đối với sự thành lập Đảng Cộng
sản Việt Nam?
a. Sự ra đời của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên
- Cuối năm 1924, Nguyễn Ái Quốc về Quảng Châu (Trung Quốc) mở lớp
đào tạo cán bộ, giác ngộ một số thanh niên tích cực trong Tâm tâm xã, lập
0,75
ra Cộng sản đoàn (2 – 1925). Tháng 6 – 1925, Nguyễn Ái Quốc thành lập
Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
b. Hoạt động của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên
- Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên tiếp tục huấn luyện, đào tạo cán bộ
0,25
của Hội.
- Ra báo Thanh niên (6 – 1925); đầu năm 1927, tác phẩm Đường
0,50
Kách mệnh của Nguyễn Ái Quốc được xuất bản.
- Cuối năm 1928, thực hiện chủ trương “vô sản hoá”, nhiều cán bộ của
Hội đi vào các nhà máy, hầm mỏ, đồn điền, để tuyên truyền vận động 0,50
cách mạng.
c. Vai trò của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên
- Chuẩn bị về tư tưởng, chính trị: tuyên truyền lí luận cách mạng giải phóng
0,50
dân tộc trong phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam.
- Chuẩn bị về tổ chức: xây dựng đội ngũ cán bộ và hệ thống tổ chức, đưa
đến sự ra đời các tổ chức cộng sản, từ đó hợp nhất thành Đảng Cộng sản 0,50
Việt Nam.
2
Nêu hoàn cảnh khách quan thuận lợi của Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm
(2,0 điểm) 1945 ở Việt Nam. Trước hoàn cảnh đó, Đảng Cộng sản Đông Dương và Mặt

trận Việt Minh có những chủ trương, biện pháp gì để khởi nghĩa giành
chính quyền toàn quốc?
a. Hoàn cảnh khách quan thuận lợi
- Giữa tháng 8 – 1945, phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh, quân Nhật ở
Đông Dương rệu rã, Chính phủ thân Nhật Trần Trọng Kim hoang mang, 0,50
tạo điều kiện khách quan thuận lợi cho Tổng khởi nghĩa.
b. Chủ trương, biện pháp để khởi nghĩa giành chính quyền
- Ngày 13 – 8 – 1945, Trung ương Đảng và Tổng bộ Việt Minh thành lập
Uỷ ban Khởi nghĩa toàn quốc. Uỷ ban Khởi nghĩa toàn quốc ban bố 0,50
“Quân lệnh số 1” phát lệnh Tổng khởi nghĩa trong cả nước.
1


Câu

Đáp án
Điểm
- Từ ngày 14 đến ngày 15 – 8 – 1945, Hội nghị toàn quốc của Đảng
họp ở Tân Trào (Tuyên Quang) thông qua kế hoạch lãnh đạo toàn dân 0,50
Tổng khởi nghĩa.
- Từ ngày 16 đến ngày 17 – 8 – 1945, Đại hội Quốc dân họp ở Tân Trào
tán thành chủ trương Tổng khởi nghĩa của Đảng, thông qua 10 chính sách 0,50
của Việt Minh, cử ra Uỷ ban Dân tộc giải phóng Việt Nam.
3
Từ năm 1965 đến năm 1968, trên mặt trận quân sự, quân dân miền Nam
(2,0 điểm) Việt Nam đã từng bước đánh bại chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ
như thế nào?
- Từ giữa năm 1965, quân dân miền Nam giành thắng lợi mở đầu ở Núi
Thành (Quảng Nam), Vạn Tường (Quảng Ngãi), loại khỏi vòng chiến đấu 0,25
hàng trăm tên địch.

- Vạn Tường được coi là “Ấp Bắc” đối với quân Mĩ, mở đầu cao trào “Tìm
Mĩ mà đánh, lùng ngụy mà diệt” trên khắp miền Nam, chứng tỏ quân dân
0,50
miền Nam có khả năng đánh thắng Mĩ trong chiến đấu chống chiến lược
“Chiến tranh cục bộ”.
- Tiếp đó, quân và dân miền Nam giành thắng lợi trong hai mùa khô
1965 – 1966 và 1966 – 1967, đẩy lùi hàng trăm cuộc hành quân của 0,50
hàng chục vạn quân Mĩ và đồng minh.
- Chiến thắng hai mùa khô tiếp tục chứng minh khả năng đánh thắng
Mĩ của quân dân miền Nam trong chiến đấu chống chiến lược “Chiến 0,25
tranh cục bộ”.
- Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 của quân dân
miền Nam đã làm lung lay ý chí xâm lược của quân Mĩ, buộc Mĩ phải
0,50
tuyên bố “phi Mĩ hóa” chiến tranh xâm lược (tức thừa nhận thất bại của
“Chiến tranh cục bộ”).
II. PHẦN RIÊNG (3,0 điểm)
4.a
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ra đời trong hoàn cảnh nào?
(3,0 điểm) Vì sao nói, từ sau Hội nghị cấp cao lần thứ nhất họp tại Bali (Inđônêxia)
tháng 2 – 1976, ASEAN có bước phát triển mới?
a. Hoàn cảnh ra đời của ASEAN
- Sau khi giành được độc lập, nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á
0,50
bước vào thời kì phát triển kinh tế trong điều kiện rất khó khăn.
- Các cường quốc bên ngoài tăng cường ảnh hưởng đối với khu vực, nhất
0,50
là khi Mĩ đang bị sa lầy trong cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương.
- Các tổ chức mang tính khu vực trên thế giới xuất hiện ngày càng
nhiều, những thành công của Khối thị trường chung châu Âu đã tác 0,50

động đến các nước Đông Nam Á.
2


Câu

4.b
(3,0 điểm)

Đáp án
Điểm
b. Bước phát triển mới của ASEAN
- Hội nghị cấp cao lần thứ nhất họp tại Bali (Inđônêxia) tháng 2 – 1976
với việc kí Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á (gọi tắt là
0,50
Hiệp ước Bali) mở ra thời kì mới trong quan hệ hợp tác giữa các nước
ASEAN, giữa ASEAN với các nước trong khu vực.
- Từ 5 nước sáng lập ban đầu, ASEAN đã phát triển lên 10 nước thành
viên: kết nạp thêm Brunây (1984), Việt Nam (1995), Lào và Mianma 0,50
(1997), Campuchia (1999).
- Từ năm1999, ASEAN đẩy mạnh hoạt động hợp tác kinh tế, xây dựng
0,50
Đông Nam Á thành khu vực hòa bình, ổn định, cùng phát triển.
Vì sao sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ và Liên Xô chuyển sang thế đối
đầu và đi tới tình trạng chiến tranh lạnh? Sự kiện nào được xem là khởi
đầu gây nên cuộc Chiến tranh lạnh?
a. Mĩ và Liên Xô chuyển sang thế đối đầu…
- Do sự đối lập về mục tiêu và chiến lược giữa hai cường quốc: Liên
Xô chủ trương duy trì hòa bình, an ninh thế giới, bảo vệ những thành
quả của chủ nghĩa xã hội và đẩy mạnh phong trào cách mạng thế giới; 0,50

Mĩ chống phá Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa, đẩy lùi phong
trào cách mạng nhằm bá chủ thế giới.
- Mĩ lo ngại ảnh hưởng của Liên Xô và những thắng lợi của các cuộc cách
mạng dân chủ nhân dân ở các nước Đông Âu, đặc biệt là sự thành công 0,50
của cách mạng Trung Quốc (1949).
- Chủ nghĩa xã hội trở thành một hệ thống thế giới, trải dài từ Đông Âu
0,50
đến châu Á, ngăn cản mưu đồ bá chủ thế giới của Mĩ.
- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ vươn lên thành nước tư bản giàu
mạnh nhất, nắm độc quyền vũ khí nguyên tử, tự cho mình có quyền 0,50
lãnh đạo thế giới.
b. Sự kiện khởi đầu gây nên cuộc Chiến tranh lạnh
- Thông điệp của Tổng thống Truman tại Quốc hội Mĩ ngày 12 – 3 – 1947
0,50
được xem là sự kiện khởi đầu Chiến tranh lạnh.
- Bản thông điệp khẳng định, sự tồn tại của Liên Xô là nguy cơ lớn đối
với nước Mĩ, dẫn đến sự thay đổi quan hệ giữa hai cường quốc từ liên 0,50
minh chống phát xít sang thế đối đầu.
-------- Hết --------

3


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐÁP ÁN - THANG ĐIỂM
ĐỀ THI TUYỂN SINH CAO ĐẲNG NĂM 2013

ĐỀ CHÍNH THỨC


Môn: LỊCH SỬ; Khối: C
(Đáp án – Thang điểm có 03 trang)
Câu
Đáp án
I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (7,0 điểm)

Điểm

1
Vào nửa cuối những năm 30 của thế kỉ XX, tình hình thế giới và trong nước
(2,0 điểm) có những biến chuyển gì? Trước tình hình đó, Hội nghị Ban Chấp hành
Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (7 – 1936) định ra đường lối và
phương pháp đấu tranh như thế nào?
a) Biến chuyển của tình hình thế giới và trong nước
- Thế giới: Phát xít Đức, Italia, Nhật Bản ráo riết chuẩn bị chiến tranh
thế giới; Quốc tế Cộng sản họp Đại hội lần thứ VII, xác định kẻ thù là
chủ nghĩa phát xít và nhiệm vụ trước mắt là giành dân chủ, bảo vệ hoà
0,50
bình, chủ trương thành lập mặt trận nhân dân rộng rãi; Chính phủ Mặt
trận Nhân dân Pháp lên cầm quyền cho thi hành một số chính sách tiến
bộ ở thuộc địa.
- Trong nước: Nhiều đảng phái chính trị hoạt động, trong đó mạnh nhất
là Đảng Cộng sản Đông Dương; kinh tế Việt Nam phục hồi và phát
triển, nhưng vẫn lạc hậu và lệ thuộc vào kinh tế Pháp; đời sống của đa 0,50
số nhân dân khó khăn, cực khổ nên họ hăng hái tham gia phong trào đòi
tự do, cơm áo do Đảng Cộng sản Đông Dương lãnh đạo.
b) Hội nghị định ra đường lối và phương pháp đấu tranh
- Nhiệm vụ chiến lược của cách mạng tư sản dân quyền Đông Dương là
chống đế quốc và phong kiến; nhiệm vụ trực tiếp, trước mắt là đấu
0,50

tranh chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát xít, chống chiến
tranh, đòi tự do, dân sinh, dân chủ, cơm áo và hoà bình.
- Phương pháp đấu tranh là kết hợp các hình thức công khai và bí mật,
hợp pháp và bất hợp pháp. Chủ trương thành lập Mặt trận Thống nhất 0,50
nhân dân phản đế Đông Dương.
2
Tóm tắt diễn biến chiến dịch Việt Bắc thu – đông năm 1947. Nêu kết quả và
(2,0 điểm) ý nghĩa của chiến dịch đó.
a) Tóm tắt diễn biến
- Ngày 7 – 10 – 1947, thực dân Pháp mở cuộc tiến công Việt Bắc. Thực
hiện chỉ thị của Đảng, quân dân ta anh dũng chiến đấu, từng bước đẩy lùi 0,25
cuộc tiến công của địch.
- Quân dân ta chủ động bao vây, tiến công địch nhiều nơi ở Bắc Kạn, buộc
địch rút khỏi Chợ Đồn, Chợ Rã. Ở mặt trận hướng đông, ta phục kích chặn
đánh địch trên Đường số 4, tiêu biểu là trận đèo Bông Lau. Ở mặt trận 0,50
hướng tây, ta phục kích đánh địch trên sông Lô, nổi bật là trận Đoan Hùng,
Khe Lau.
1


Câu

Đáp án
- Ngày 19 – 12 – 1947, đại bộ phận quân Pháp rút khỏi Việt Bắc. Chiến
dịch kết thúc.
b) Kết quả và ý nghĩa
- Kết quả: Loại khỏi vòng chiến đấu hơn 6.000 tên địch, phá huỷ nhiều
phương tiện chiến tranh. Cơ quan đầu não kháng chiến được bảo toàn; bộ
đội chủ lực của ta ngày càng trưởng thành.
- Ý nghĩa: Chiến thắng Việt Bắc đã chuyển cuộc kháng chiến toàn quốc

chống thực dân Pháp sang giai đoạn mới, làm thất bại chiến lược “đánh
nhanh, thắng nhanh” của Pháp, buộc chúng phải chuyển sang “đánh lâu dài”.

Điểm
0,25

0,50
0,50

3
Vì sao Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam
(3,0 điểm) quyết định chọn Tây Nguyên làm hướng tiến công chủ yếu trong năm 1975?
Trình bày diễn biến và ý nghĩa của chiến dịch Tây Nguyên (3 – 1975).
a) Bộ Chính trị quyết định chọn Tây Nguyên…
- Tây Nguyên là địa bàn chiến lược quan trọng đối với cả ta và địch.
0,50
- Địch chốt giữ ở đây một lực lượng mỏng, bố phòng sơ hở.
0,50
b) Diễn biến
- Sau khi đánh nghi binh ở Plâyku và Kon Tum, ngày 10 – 3 – 1975, quân ta
giành thắng lợi trong trận then chốt mở màn ở Buôn Ma Thuột; địch phản 0,50
công chiếm lại nhưng thất bại.
- Ngày 14 – 3, địch được lệnh rút chạy khỏi Tây Nguyên. Trên đường rút
0,50
chạy, chúng bị quân ta truy kích tiêu diệt.
- Ngày 24 – 3, Tây Nguyên hoàn toàn được giải phóng.
0,25
c) Ý nghĩa
Chuyển cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước sang giai đoạn mới: từ tiến
công chiến lược ở Tây Nguyên phát triển thành tổng tiến công chiến lược 0,75

trên toàn chiến trường miền Nam.
II. PHẦN RIÊNG (3,0 điểm)
Trình bày những thành tựu chủ yếu trong công cuộc khôi phục kinh tế và
4.a
(3,0 điểm) xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến
nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX.
a) Thành tựu trong công cuộc khôi phục kinh tế từ năm 1945 đến
năm 1950
- Năm 1947, công nghiệp được phục hồi; đến năm 1950, tổng sản lượng
công nghiệp tăng 73% so với trước chiến tranh. Nông nghiệp đạt mức 0,50
trước chiến tranh.
- Khoa học – kĩ thuật phát triển nhanh chóng. Năm 1949, chế tạo thành
0,50
công bom nguyên tử.
b) Thành tựu trong xây dựng chủ nghĩa xã hội từ năm 1950 đến nửa
đầu những năm 70 của thế kỉ XX
- Liên Xô trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai thế giới (sau
Mĩ), một số ngành công nghiệp có sản lượng cao, đi đầu trong công
0,75
nghiệp vũ trụ, điện hạt nhân. Sản xuất nông nghiệp đạt được nhiều
thành tựu, sản lượng nông phẩm tăng.
- Phóng thành công vệ tinh nhân tạo (năm 1957), phóng con tàu vũ trụ
0,75
đưa nhà du hành vũ trụ I.Gagarin bay vòng quanh Trái Đất (năm 1961).
2


Câu

Đáp án

- Đất nước có nhiều biến đổi. Tỉ lệ công nhân chiếm hơn một nửa số
người lao động trong cả nước, trình độ học vấn của người dân không
ngừng được nâng cao.

Điểm
0,50

4.b
Trình bày mục đích, nguyên tắc hoạt động của tổ chức Liên hợp quốc. Nêu vai
(3,0 điểm) trò, thành phần và nguyên tắc bỏ phiếu của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.
a) Mục đích, nguyên tắc hoạt động và vai trò của Liên hợp quốc
- Mục đích: Duy trì hoà bình và an ninh thế giới, phát triển các mối quan
0,75
hệ hữu nghị giữa các dân tộc và tiến hành hợp tác quốc tế giữa các nước.
- Nguyên tắc hoạt động:
0,25
+ Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc.
0,25
+ Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước.
0,25
+ Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kì nước nào.
0,25
+ Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hoà bình.
+ Chung sống hoà bình và sự nhất trí giữa năm nước lớn (Liên Xô, Mĩ,
0,25
Anh, Pháp và Trung Quốc).
b) Vai trò, thành phần và nguyên tắc bỏ phiếu của Hội đồng Bảo an
0,25
- Vai trò: Giữ vai trò trọng yếu trong việc duy trì hoà bình và an ninh thế giới.
- Thành phần: Gồm 15 nước, trong đó 5 nước thường trực không phải bầu

0,25
lại, 10 nước không thường trực với nhiệm kì 2 năm.
- Nguyên tắc bỏ phiếu: Mọi quyết định của Hội đồng Bảo an phải đạt được
9/15 phiếu, trong đó có sự nhất trí của 5 nước Uỷ viên thường trực (Liên 0,50
Xô – nay là Liên bang Nga, Mĩ, Anh, Pháp và Trung Quốc).

--------Hết--------

3


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM
ĐỀ THI TUYỂN SINH CAO ĐẲNG NĂM 2014

ĐỀ CHÍNH THỨC
Môn: LỊCH SỬ; Khối: C
(Đáp án – Thang điểm có 02 trang)
Câu

Nội dung

Điểm

Năm 1929, ở Việt Nam có những tổ chức cộng sản nào ra đời? Nêu ý nghĩa
(2,0 điểm) sự ra đời của những tổ chức đó.
a. Các tổ chức cộng sản ra đời năm 1929 ở Việt Nam
- Đông Dương Cộng sản đảng
0,50

- An Nam Cộng sản đảng
0,50
- Đông Dương Cộng sản liên đoàn
0,50
b. Ý nghĩa sự ra đời các tổ chức đó
- Phản ánh xu thế khách quan của cuộc vận động giải phóng dân tộc theo
0,25
con đường cách mạng vô sản.
- Thúc đẩy phong trào đấu tranh yêu nước của nhân dân phát triển mạnh,
0,25
tạo điều kiện chín muồi cho sự ra đời Đảng Cộng sản Việt Nam.
Câu II Căn cứ vào các dữ liệu trong bảng dưới đây, hãy xác định vai trò của Mặt trận
(2,5 điểm) Việt Minh đối với Cách mạng tháng Tám năm 1945. Từ đó, trình bày suy nghĩ
về vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ
đất nước ngày nay.
Câu I

a. Xác định vai trò của Mặt trận Việt Minh...
- Thực hiện đại đoàn kết toàn dân tộc, bao gồm các giai cấp, tầng lớp, các
cá nhân yêu nước trong các hội Cứu quốc; phân hoá và cô lập cao độ kẻ
thù để tiến lên đánh đổ chúng.
- Xây dựng lực lượng chính trị to lớn để tiến tới tổng khởi nghĩa giành
chính quyền trong cả nước.
- Huy động toàn dân đi từ khởi nghĩa từng phần, tiến lên chớp thời cơ
tổng khởi nghĩa thắng lợi, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
b. Trình bày suy nghĩ về vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam...
Thí sinh cần dựa vào vai trò của mặt trận Việt Minh trước đây và tình
hình thực tế của đất nước hiện nay để trình bày suy nghĩ của bản thân về
một trong những vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc nói chung, trong cuộc đấu tranh bảo vệ chủ

quyền biển, đảo của Tổ quốc nói riêng. Thí sinh có thể trình bày bằng
nhiều cách khác nhau, nhưng phải lập luận chặt chẽ, diễn đạt mạch lạc.
Câu III Phân tích ý nghĩa lịch sử của chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954.
(2,5 điểm)
- Là trận thắng quyết định để đi tới kết thúc chiến tranh. Đây là thắng lợi
quân sự lớn nhất của quân đội và nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng
chiến chống thực dân Pháp (1945-1954), tiêu diệt tập đoàn cứ điểm mạnh
nhất của Pháp ở Đông Dương, làm cho kế hoạch Nava thất bại hoàn toàn;
làm xoay chuyển cục diện chiến tranh ở Đông Dương.
1

0,75
0,50
0,75

0,50

1,00


Câu

Nội dung

Điểm

- Tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh ngoại giao của Việt Nam giành
thắng lợi. Trong chiến tranh, đấu tranh quân sự luôn giữ vai trò quyết định.
Chiến thắng Điện Biên Phủ là lợi thế của Việt Nam trong đấu tranh ngoại 0,75
giao. Phái đoàn Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà bước vào Hội nghị

Giơnevơ với tư cách một dân tộc chiến thắng...
- Buộc Pháp phải đàm phán, ký kết Hiệp định Giơnevơ về kết thúc chiến
tranh, lập lại hoà bình ở Đông Dương. Chiến thắng Điện Biên Phủ làm
thất bại cố gắng cao nhất của thực dân Pháp với sự giúp sức của đế quốc
0,75
Mỹ trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam lần thứ hai; giáng đòn
quyết định vào ý chí xâm lược, làm tiêu tan hy vọng giành thắng lợi bằng
quân sự của thực dân Pháp...
Câu IV Trình bày nguồn gốc và đặc điểm lớn nhất của cuộc cách mạng khoa học –
(3,0 điểm) kỹ thuật hiện đại. Việt Nam cần phải làm gì trước sự phát triển của cuộc
cách mạng này?
a. Nguồn gốc
- Do những đòi hỏi của cuộc sống, của sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu
vật chất và tinh thần ngày càng cao của con người..., nhất là trong tình
1,00
hình bùng nổ dân số thế giới và sự vơi cạn nghiêm trọng các nguồn tài
nguyên thiên nhiên, đặc biệt từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
b. Đặc điểm lớn nhất của cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật hiện đại
- Khoa học gắn liền với kỹ thuật, mọi phát minh kỹ thuật đều bắt nguồn từ
nghiên cứu khoa học. Khoa học tham gia trực tiếp vào sản xuất, trở thành
1,00
nguồn gốc chính của những tiến bộ kỹ thuật và công nghệ, khoa học trở
thành lực lượng sản xuất trực tiếp.
c. Việt Nam cần phải làm...
- Thí sính cần bày tỏ suy nghĩ của bản thân về một trong những biện pháp
cụ thể trên một hoặc một số lĩnh vực (chẳng hạn như giáo dục – đào tạo,
khoa học – công nghệ..., nhằm thúc đẩy việc học tập, nghiên cứu, sáng tạo
và ứng dụng thành tựu khoa học – kỹ thuật hiện đại trong sự nghiệp xây 1,00
dựng và bảo vệ đất nước Việt Nam, nhất là trong thời kỳ đẩy mạnh công
nghiệp hoá, hiện đại hoá). Thí sinh có thể trình bày bằng nhiều cách khác

nhau, nhưng cần lập luận chặt chẽ, diễn đạt mạch lạc.
--------Hết--------

2


Bộ giáo dục và đào tạo

Kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2002

----------------Đáp án v thang điểm
Đề thi chính thức môn: Lịch sử
Câu 1 (ĐH: 2 điểm; CĐ: 3 điểm): Phong tro đấu tranh ginh độc lập
của ấn độ (1945 1950).
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong tro đấu tranh chống thực dân
Anh, ginh độc lập của ấ n độ phát triển mạnh mẽ.
1.1- Ngy 19/2/1946, 2 vạn thuỷ quân trên 20 chiến hạm ở cảng Bom Bay
khởi nghĩa với khẩu hiệu: Đả đảo đế quốc Anh!, Cách mạng muôn
năm!.
- 20 vạn công nhân, sinh viên v nhân dân Bombay bãi công, bãi
khoá, bãi thị v tiến hnh khởi nghĩa vũ trang (từ 21 đến 23/4/1946). Công
nhân v nhân dân Cancutta, Carasi, Mađơrat đấu tranh hởng ứng.
- Nông dân đấu tranh đòi chỉ nộp 1/3 thu hoạch cho địa chủ (Phong
tro Tephaga). Có nơi nông dân tớc đoạt ti sản của địa chủ.
1.2- Thực dân Anh phải đm phán với Đảng Quốc đại v Liên đon Hồi
giáo về tơng lai của ấ n độ, thoả thuận theo Kế hoạch Maobattơn: ấ n độ
của những ngời theo ấ n độ giáo v Pakixtan của những ngời theo Hồi
giáo. Ngy 15/8/1947, 2 quốc gia: ấn Độ v Pakixtan đợc hởng quy chế
tự trị, có chính phủ dân tộc riêng.
- Đảng Quốc đại ấ n Độ tiếp tục lãnh đạo nhân dân đấu tranh buộc

thực dân Anh phải công nhận nền độc lập hon ton. Ngy 26 tháng 1 năm
1950, ấn độ tuyên bố độc lập v nớc Cộng ho ấn độ chính thức thnh
lập.
Câu 2: (ĐH: 2 điểm; CĐ: 3 điểm): Bằng những sự kiện lịch sử, hãy
chứng minh phong tro Đồng khởi (1959 1960) đã chuyển cách
mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực lợng sang thế tiến công.
2.1. Mỹ xâm lợc miền Nam Việt Nam, dựng lên chính quyền Ngô Đình
Diệm, âm mu chia cắt lâu di đất nớc ta, biến miền Nam thnh thuộc địa
kiểu mới v căn cứ quân sự của Mỹ. Thực hiện chính sách tố cộng, diệt
cộng, "luật 10-59", cải cách điền địa, lập khu dinh điền, khu trù
1


mậtMỹ Diệm đã kìm kẹp, bóc lột v đn áp khốc liệt, phong tro cách
mạng miền Nam bị tổn thất nặng nề.
Cách mạng miền Nam chuyển từ cuộc đấu tranh vũ trang chống Pháp
sang đấu tranh chính trị chống Mỹ Diệm để củng cố ho bình, giữ gìn lực
lợng cách mạng. Phong tro đấu tranh của quần chúng chống tố cộng,
diệt cộng, đòi thi hnh Hiệp định Giơnevơ, đòi ho bình, dân chủ, đã đi
từ đấu tranh chính trị đến kết hợp với đấu tranh vũ trang tự vệ.
2.2- Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hnh Trung ơng Đảng xác định con
đờng phát triển cơ bản của cách mạng miền Nam l khởi nghĩa ginh
chính quyền bằng lực lợng chính trị của quần chúng l chủ yếu, kết hợp
với lực lợng vũ trang.
- Phong tro Đồng khởi rộng lớn, tiêu biểu l khởi nghĩa Tr Bồng
v nổi dậy ở Bến Tre. Đến năm 1960 ở hng trăm xã thôn chính quyền địch
tan rã, chính quyền cách mạng đợc hình thnh.
- Phong tro Đồng khởi đã đa tới sự ra đời của Mặt trận dân tộc
giải phóng miền Nam Việt Nam (20/1/1960), thành lập Trung ơng cục
miền Nam, Quân giải phóng miền Nam. Đồng khởi đã lm lung lay chính

quyền Ngô Đình Diệm v giáng một đòn nặng nề vo chính sách thực dân
kiểu mới của Mỹ.
2.3. Nh vậy, cách mạng miền Nam đã từ đấu tranh chính trị giữ gìn lực
lợng tiến dần lên đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh vũ trang, khởi
nghĩa ginh quyền lm chủ, phát triển thnh chiến tranh cách mạng.
Câu 3 (ĐH: 3 điểm; CĐ: 4 điểm): Diễn biến v ý nghĩa lịch sử của cuộc
Tổng tiến công v nổi dậy của quân dân miền Nam tết Mậu thân
(1968).
3.1. Diễn biến:
- Sau 2 mùa khô 1965-1966 v 1966-1967, tơng quan lực lợng trên
chiến trờng miền Nam thay đổi có lợi cho ta, đồng thời lợi dụng năm bầu
cử tổng thống Mỹ (1968), ta chủ trơng mở cuộc Tổng tiến công v nổi dậy
trên ton miền Nam, chủ yếu vo các đô thị, nhằm tiêu diệt một bộ phận
quan trọng quân Mỹ, đánh sập nguỵ quân, nguỵ quyền v buộc Mỹ phải
đm phán, rút quân về nớc.
- Quân ta đã tập kích chiến lợc vo hầu hết các đô thị trong đêm 30
rạng ngy 31/1/1968 (giao thừa tết Mậu thân). Qua 3 đợt (đợt 1 trong tháng
1 v tháng 2, đợt 2 trong tháng 5 v tháng 6, đợt 3 trong tháng 8 v tháng 9
nm 1968) ta đã tiến công v nổi dậy ở 37 trong số 44 thị xã, 5 trên 6 thnh
phố, hng trăm thị trấn, quận lỵ v nhiều vùng nông thôn; ở Si Gòn ta đã
đánh thẳng vo nhiều vị trí trung tâm đầu não của đối phơng.

2


- Trong đợt thứ nhất, ta đã loại khỏi vòng chiến đấu 150.000 tên địch
(trong đó có 43.000 tên Mỹ), phá huỷ nhiều phơng tiện chiến tranh của
chúng. Nhng do lực lợng địch vẫn còn đông, cơ sở của chúng ở thnh thị
còn mạnh nên chúng đã nhanh chóng phản công ở cả thnh thị v nông
thôn.

3.2. ý nghĩa:
- Cuộc Tổng tiến công v nổi dậy tết Mậu thân (1968) đã mở ra bớc
ngoặt mới của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nớc của nhân dân ta; đã
đánh bại chiến tranh cục bộ v lm lung lay ý chí xâm lợc của Mỹ;
buộc Mỹ phải tuyên bố phi Mỹ hoá chiến tranh ở miền Nam, ngừng ném
bom bắn phá miền Bắc từ vĩ tuyến 20 trở ra (tháng 3/1968) v trên ton bộ
miền Bắc (tháng 11/1968)).
- Cùng với thắng lợi của quân dân miền Bắc chống chiến tranh phá
hoại của Mỹ, cuộc Tổng tiến công v nổi dậy tết Mậu thân (1968) đã buộc
Mỹ phải đm phán với ta ở Pari (tháng 5/1968) để bn việc chấm dứt chiến
tranh xâm lợc của Mỹ ởViệt Nam.
Câu 4 (ĐH: 3 điểm): Hon cảnh lịch sử dẫn đến việc ký kết Hiệp định
Pari về chấm dứt chiến tranh lập lại ho bình ở Việt Nam. Nội dung cơ
bản v ý nghĩa của Hiệp định đó?
4.1. Hon cảnh:
- Bị thất bại nặng nề ở cả hai miền Nam Bắc, Mỹ buộc phải đm phán
với ta ở Hội nghị Pari từ 13/5/1968 để bn về việc chấm dứt chiến tranh, lập
lại hoà bình ở Việt Nam. Đến 25/1/1969, bắt đầu hội nghị bốn bên (Việt
Nam dân chủ cộng hoà, Hoa kỳ, Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam
Việt Nam và Việt Nam cộng hoà)
- Hội nghị Pari diễn ra trong bối cảnh Mỹ liên tiếp thất bại trong
chiến lợc Việt Nam hoá chiến tranh, đặc biệt là trong cuộc tiến công
chiến lợc của ta mùa hè 1972. Ta cũng đã đánh bại cuộc chiến tranh phá
hoại trở lại của Mỹ ở miền Bắc. Phong trào đòi chấm dứt chiến tranh xâm
lợc của Mỹ tiếp tục diễn ra trên thế giới và cả ở Mỹ.
- Tháng 10/1972, khi nớc Mỹ chuẩn bị bớc vào cuộc bầu cử tổng
thống, bản dự thảo Hiệp định Pari đợc hoàn tất và hai bên đã thoả thuận
ngày ký chính thức. Mỹ trở mặt, gây sức ép buộc ta phải nhân nhợng bằng
cách mở cuộc tập kích bằng máy bay chiến lợc B52 vào Hà Nội và Hải
Phòng cuối năm 1972. Nhng chúng đã bị đánh bại, buộc phải ký Hiệp

định Pari ngày 27/1/ 1973.
4.2. Nội dung cơ bản của Hiệp định Pari:

3


- Mỹ và các nớc cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất
và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.
- Mỹ phải rút hết quân Mỹ và quân của các nớc thân Mỹ, phá hết
các căn cứ quân sự, cam kết không dính líu quân sự hoặc can thiệp vào
công việc nội bộ của miền Nam Việt Nam.
- Các bên để cho nhân dân miền Nam tự quyết định tơng lai của
mình thông qua tổng tuyển cử tự do.
- Các bên công nhận thực tế ở miền Nam Việt Nam có hai chính
quyền, hai quân đội, hai vùng kiểm soát và ba lực lợng chính trị.
- Các bên ngừng bắn tại chỗ, trao trả tù binh và dân thờng bị bắt.
4.3. ý nghĩa của Hiệp định:
- Hiệp định Pari đã ghi nhận các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam
là độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ; Mỹ và các nớc
khác không đợc dính líu quân sự hoặc can thiệp vào nội bộ của Việt Nam.
- Hiệp định Pari mở ra bớc ngoặt mới của cuộc kháng chiến chống
Mỹ, cứu nớc. Quân Mỹ và quân đội nớc ngoài phải rút toàn bộ ra khỏi
miền Nam, tạo điều kiện để tiến tới giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống
nhất đất nớc.
----------Hết----------

4


Thang ®iÓm: 10 ®iÓm

C©u 1 (§H: 2 ®iÓm; C§: 3 ®iÓm)
1.1.

§H: 1,0 ®iÓm

;

C§: 1,5 ®iÓm

1.2.

§H: 1,0 ®iÓm

;

C§: 1,5 ®iÓm

C©u 2 (§H: 2 ®iÓm; C§: 3 ®iÓm)
2.1.

§H: 0,5 ®iÓm

;

C§: 1,0 ®iÓm

2.2.

§H: 1,0 ®iÓm


;

C§: 1,5 ®iÓm

2.3.

§H: 0,5 ®iÓm

;

C§: 0,5 ®iÓm

C©u 3 (§H: 3 ®iÓm; C§: 4 ®iÓm)
3.1.

§H: 2,0®iÓm

;

C§: 2,5 ®iÓm

3.2.

§H: 1,0 ®iÓm

;

C§: 1,5 ®iÓm

C©u 4 (§H: 3 ®iÓm; C§ kh«ng lµm c©u nµy)

4.1.

1,5 ®iÓm

4.2.

1,0 ®iÓm

4.3.

0,5 ®iÓm

5


Bộ giáo dục và đào tạo

Kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2002

Hớng dẫn chấm thi
Môn thi: Lịch sử
1. Nội dung đề thi và đáp án đợc soạn theo sách "Lịch sử 12 tập1 và tập2",
tái bản lần thứ 10, NXB Giáo dục, Hà nội, 2002. Cụ thể nh sau:
Câu 1 thuộc Bài 2: "Các nớc á, Phi, Mỹ La tinh sau Chiến tranh thế giới
thứ hai", sách Lịch sử 12 tập 1.
Câu 2 thuộc Bài 13: "Cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách
mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam (1954-1965)", sách Lịch sử
12, tập 2.
Câu 3 thuộc Bài 14: "Nhân dân hai miền Nam Bắc trực tiếp đơng đầu với
đế quốc Mỹ xâm lợc (1965-1973)", sách Lịch sử 12 tập 2.

Câu 4 thuộc Bài 14: "Nhân dân hai miền Nam Bắc trực tiếp đơng đầu với
đế quốc Mỹ xâm lợc (1965-1973)", sách Lịch sử 12 tập 2.
Thí sinh thi vào Cao đẳng không làm câu 4.
2. yêu cầu về đánh giá bài làm của thí sinh .
- Trình bày đủ nội dung cơ bản của các câu đợc nêu thành các ý cụ
thể in chữ nghiêng trong đáp án.
- Các bài của thí sinh mới chỉ nêu đủ ý có tính chất nh tóm tắt hoặc
nh đề cơng chi tiết thì đạt điểm trung bình, trung bình khá.
- Các bài làm trình bày đủ nội dung cơ bản, lập luận chặt chẽ, lôgíc,
văn phong sáng sủa thì đạt điểm khá, giỏi.
- Câu 2 của đề thi, ngoài cách trình bày theo đáp án, thí sinh cũng có
thể trình bày theo phơng pháp so sánh 2 giai đoạn trớc và sau đồng khởi
để rút ra kết luận.
- Các bài làm của thí sinh thuộc loại xuất sắc, sáng tạo thì đợc điểm
tối đa, song phải ghi rõ những điểm sáng tạo, xuất sắc của bài làm đó vào
phiếu chấm thi.
3. Quy trình chấm thi theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Các điểm
của từng câu, từng ý nhỏ đã đợc ghi trong đáp án. Ngời chấm lần thứ nhất
không quy tròn các phần điểm lẻ của từng câu và của toàn bài.

6


×