MỤC LỤC
CHƯƠNG 2: KHẢO SÁT KHO LẠNH.........................................................................10
2.1. Yêu cầu khi thiết kế kho lạnh...................................................................................10
Hình 6.1. Cơ cấu giảm tải................................................................................................69
CHƯƠNG 7: MỘT SỐ QUI TRÌNH KỸ THUẬT VÀ CÁC.........................................72
SỰ CỐ THƯỜNG GẶP..................................................................................................72
i
LỜI NÓI ĐẦU
Ngày nay việc ứng dụng các máy móc, thiết bị của ngành kỹ thuật lạnh
vào trong đời sống và sản xuất ngành càng phát triển mạnh mẽ. Đặc biệt là các
ngành công nghiệp thực phẩm, chế biến thực phẩm, rượu bia, giải khát, đánh bắt
và xuất khẩu thủy hải sản ...
Tại Việt Nam, trong những năm gần đây ngành chế biến và xuất khẩu
thủy sản là một trong những ngành có gái trị xuất khẩu cao và đang được phát
triển mạnh mẽ với qui mô lớn, việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào trong quá
trình sản xuất chế biến ngày càng được trú trọng hơn. Một trong số đó là việc bảo
quản sản phẩm. Việc bảo quản sản phẩm là một khâu hết sức quan trọng để duy
trì bảo quản chất lượng của sản phẩm trong suốt thời gian bảo quản trước khi
được sử dụng. Do vậy mà yêu cầu với công việc bảo quản đòi hỏi hết sức chặt
chẽ. Trong đề tài tốt nghiệp này, em được giao đề tài “Tính toán thiết kế kho
bảo quản sản phẩm đông dung tích 200 tấn”. Sau một thời gian nghiên cứu
tìm hiểu nhiều tài liệu cùng với sự quan tâm của các thầy cô, các anh chị em
trong công ty TNHH Thiên Anh cùng các bạn, đặc biệt em được sự hướng dẫn
tận tình của thầy Nguyễn Văn Minh… Đề tài tốt nghiệp đã được hoàn tất. Tuy
vậy, vì thời gian có hạn, kiến thức chuyên môn còn ít, do vậy đề tài còn nhiều
thiếu sót, em rất mong được sự quan tâm đóng góp ý kiến của các thầy cô.
Qua đây, em xin chân thành cảm ơn và gửi lời chúc sức khỏe đến các
thầy cô Bộ môn Kỹ thuật lạnh - Khoa Chế Biến - Trường Đại Học Nha Trang,
các anh chị trong công ty TNHH Thiên Anh cùng toàn thể các bạn đã giúp em
trong suốt thời gian vừa qua. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn.
Sinh viên thực hiện
Lê Duy Phan
1
CHƯƠNG 1:TỔNG QUAN VỀ KHO LẠNH VÀ BẢO
QUẢN SẢN PHẨM ĐÔNG
1.1. Tổng qua về công ty.
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty.
Công ty TNHH Thiên Anh.
Tên giao dịch: Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Thiên Anh.
Tên viết tắt: THIÊN ANH CO., LTD.
Địa chỉ trụ sở chính: 04 Đường Lê Văn Tám (đường số 13 cũ) - Phường
Phước Long - Thành Phố Nha Trang - Tĩnh Khánh Hoà.
Điện thoại: 058.883158 – 88445
Fax: 058.884443.
Công ty là một doanh nghiệp hạch toán kinh tế độc lập, có đầy đủ tư cách
pháp nhân và con dấu riêng, được mở tài khoản tại ngân hàng, có quyền tự chủ
trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, có các quyền và nghĩa vụ khác theo qui
định của pháp luật.
Công ty TNHH Thiên Anh được thành lập năm 2001 theo giấy phép kinh
doanh số 3702000200.
Công ty hoạt động kinh doanh trong các lĩnh vực sau: mua bán chế biến
hàng thuỷ sản xuất khẩu, nuôi trồng thuỷ sản, sản xuất các sản phẩm từ kim loại,
máy móc thiết bị thông dụng và chuyên dụng, dịch vụ ăn uống. Sau khi doanh
nghiệp được cấp giấy phép kinh doanh, công ty bắt đầu đi vào hoạt động sản xuất
kinh doanh chủ yếu ở các lĩnh vực chế biến thủy sản xuất khẩu.
Hiện nay công ty kinh doanh thủy sản xuất khẩu ở hai phương thức:
- Chế biến thủy sản xuất khẩu trực tiếp.
- Chế biến thủy sản ủy thác xuất khẩu.
1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và tính chất hoạt động của công ty.
1. Chức năng.
Công ty TNHH Thiên Anh là một doanh nghiệp chuyên sản xuất kinh
doanh và buôn bán xuất khẩu các sản phẩm thủy sản tươi sống, khô, đông lạnh.
Công ty chế biến thủy sản tiêu thụ trong và ngoài nước.
2
2. Nhiệm vụ.
Tổ chức mua, tiếp nhận, chế biến nguyên liệu thủy sản theo đúng qui trình
chế biến xuất khẩu, đảm bảo số lượng, chất lượng và thời gian.
Thực hiện tốt việc bảo vệ môi trường, bảo vệ an ninh trật tự trong đơn vị,
bảo đảm an ninh chính trị, làm tốt công tác quốc phòng.
Thực hiện pháp luật hạch toán kinh tế và báo cáo thường xuyên, tuân theo
đúng qui định quản lý tài chính, quản lý xuất khẩu của nhà nước.
Chăm lo đời sống, từng bước ổn định và cải thiện vật chất cũng như tinh
thần cán bộ công nhân viên trong công ty.
3. Tính chất hoạt động của công ty.
Thực hiện hạch toán và chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất
kinh doanh. Đảm bảo có lãi và tái sản xuất lao động nhằm bảo tồn và phát triển
vốn, giải quyết thỏa đáng các mối quan hệ lợi ích giữa nhà nước, công ty và
người lao động.
Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, điều hành sản xuất kinh doanh
trên cơ sở làm chủ tập thể cán bộ công nhân viên trong đơn vị, không ngừng
nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
1.1.3. Cơ cấu tổ chức quản lý và sản xuất của công ty.
1. Cơ cấu tổ chức quản lý.
Là tập hợp các bộ phận khác nhau có mối liện hệ và quan hệ phụ thuộc lẫn
nhau được chuyên môn hoá và giao những quyền hạn và trách nhiệm nhất định.
Công ty tổ chức cơ cấu quản lý theo kiểu trực tuyến chức năng. Đây là kiểu tổ
chức có nhiều ưu điểm, một mặt giúp cho người lãnh đạo toàn quyền quyết định
quản lý thuộc phạm vi của mình, mặt khác có thể phát huy khả năng chuyên môn
của đơn vị phòng ban chức năng.
3
Giám đốc
Phó giám đốc
Phòng kỹ thuật
KCS
Phân xưởng sản xuất
Tổ
chế
biến
Tổ
thu
mua
Tổ
phân
cở
Phòng kế toán
tài vụ
Phòng tổ chức
hành chính
Đội bảo vệ
Phân xưởng cơ điện
Tổ
cấp
đông
Kho
Tổ
vận
hành
Tổ
vận
tải
Hình 1.1. Cơ cấu tổ chức quản lý công ty Thiên Anh
2. Chức năng nhiệm vụ của từng cấp quản lý.
Giám đốc: là người chịu trách nhiệm cao nhất về mọi hoạt động sản xuất
kinh doanh của công ty, là người đại diện theo pháp luật của công ty, là người
trực tiếp theo dõi các biện pháp cần thiết để thực hiện tốt các mặt hoạt động của
công ty và ra các quyết định điều chỉnh sửa chữa kip thời mọi sai sót của các bộ
phận khác để doanh nghiệp đạt được mục tiêu đề ra, quan hệ giao dịch ký kết hợp
đồng với khách hàng, tuyển dụng tạo công việc làm cho công nhân.
Phó giám đốc: có trách nhiệm quản lý điều hành hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp khi giám đốc đi vắng và còn có trách nhiệm theo dõi
biến động của thị trường để xác định giá cả thu mua nguyên vật liệu phụ trách
4
cung ứng vật tư cho sản phẩm kinh doanh và truyền đạt thông tin về tình hình
máy móc thiết bị.
Phòng kỹ thuật KCS: lập qui trình công nghệ, kiểm tra chất lượng nguyên
liệu, chất lượng sản phẩm và các chỉ tiêu kỹ thuật khác của công ty. Mặt khác bộ
phận KCS còn kiểm tra giám sát các định mức kinh tế kỹ thuật, nghiên cứu ứng
dụng kha học kỹ thuật vào việc nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến và sản
xuất sản phẩm mới. Thường xuyên kiểm tra và quản lý kịp thời những sản phẩm
không đạt yêu cầu chất lượng trong quá trình chế biến trước khi đưa ra thị trường
tiêu thụ.
Phòng kế toán - tài vụ: có nhiệm vụ phụ trách chung về nhều mặt, tổ chức
hệ thống, thống kê kế toán và kiểm tra thống kê báo cáo quyết toán, tổng kết kế
toán, có trách nhiệm báo cáo với giám đốc về tình hình hoạt động sản xuất kinh
doanh, tình hình thu mua cung ứng vật liệu, tình hình tiêu thụ tiêu thụ sản phẩm,
tình hình tài chính tiền tệ. Đề xuất các biện pháp giải quyết các trường hợp bất
hợp lý về tình hình tài chính của công ty, đồng thời cân đối các khoản thu chi về
tiền lương, giá thành vốn sản xuất sao cho hợp lý. Tổ chức hệ thống kiểm soát
chứng từ sổ sách định kỳ, đồng thời có kế hoạch luân chuyển vốn nhanh để nâng
cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty.
Phòng tổ chức hành chính: có nhiệm vụ tổ chức quản lý lao động, tiền
lương, tổ chức lưu trữ hồ sơ, tài liệu và theo dõi thực hiện các văn bản về chế độ
chính sách đối với cán bộ công nhân viên. Có trách nhiệm bồi dưỡng, đào tạo,
tuyển chọn đội ngủ cán bộ công nhân viên, theo dõi giám sát mọi hoạt động của
công ty, trực thuộc phòng tổ chức hành chính có nhà ăn ca cho cán bộ công nhân
viên của công ty.
Phân xưởng sản xuất chính: có hiệm vụ tổ chức chặt chẽ qui trình sản
xuất, thực hiện đúng các thao tác kỹ thuật ở từng khâu sản xuất, đảm bảo chất
lượng sản xuất sản phẩm, tiết kiệm giờ công nhân nâng cao năng xuất lao động.
Phân xưởng cơ điện: đây là phân xưởng sản xuất phụ của công ty, bộ phận
này có nhiệm vụ sản xuất như: cung cấp nước, điện, sửa chữa các phương tiện
sản xuất, vận hành máy.
5
Đội bảo vệ: có nhiệm vụ bảo vệ an ninh trật tự cho toàn công ty, bảo vệ tài
sản cơ sở vật chất của xí nghiệp cũng như cán bộ công nhân viên của công ty.
3. Mối quan hệ giữa các đơn vị trong bọ máy công ty.
Theo mô hình này thì quan hệ giữa giám đốc, phó giám đốc và các phòng
ban, các đơn vị là quan hệ trực tuyến chức năng. Các đơn vị có quan hệ chặt chẽ
với nhau, giám đốc là người quyết định, chịu trách nhiệm cao nhất trong hoạt
động sản xuất kinh doanh. Phó giám đốc có nhiệm vụ quản lý và báo cáo lên
giám đốc về tình hình vật tư, máy móc thiết bị của công ty và được giám đốc ủy
quyền khi đi vắng. Phòng tổ chức hành chính giúp giám đốc trong việc quản lý
và sử dụng lao động hợp lý trong sản xuất. Bên cạnh đó phòng kế toán – tài vụ có
trách nhiệm báo cáo lên giám đốc về tình hình sản xuất kinh doanh, thu mua,
cung ứng vật tư, tiêu thụ sản phẩm… Phân xưởng sản xuất chính có nhiệm vụ
sản xuất theo yêu cầu của công ty hay không, đồng thời để công việc sản xuất
thực hiện một cách có hiệu quả đòi hỏi phân xưởng điện cơ phục vụ đầy đủ điện
nước. Đội ngủ bảo vệ có trách nhiệm bảo vệ tài sản, vật chất kỹ thuật, an ninh để
thực hiện sản xuất được tốt hơn và đạt hiệu quả cao.
4. Cơ cấu tổ chức sản xuất của công ty.
Bao gồm 2 phân xưởng:
- Phân xưởng chế biến đông lạnh:
Ban quản đốc
Phòng tiếp nhận nguyên liệu
Phòng chế biến
Phòng cấp
Phòng vận hành máy lạnh
Hình 1.2. Sơ đồ phân xưởng chế biến
- Xưởng chế biến khô:
6
Kho lạnh
Ban quản đốc
Phòng tiếp nhận và xử lý
nguyên liệu.
Phòng phân cỡ
Phòng đóng gói bao bì
Hình 1.3. Sơ đồ xưởng chế biến khô
1.2. Khái niệm về kho lạnh.
1.2.1. Khái niệm.
Kho lạnh là các kho có cấu tạo và kiến trúc đặc biệt dùng để bảo quản các
sản phẩm và hàng hoá khác nhau ở điều kiện nhiệt độ lạnh và điều kiện không
khí thích hợp.
Do không khí trong buồng lạnh có tính chất khác xa không khí ngoài trời
nên kết cấu xây dựng, cách nhiệt, cách ẩm của kho lạnh và kho lạnh đông có
những yêu cầu đặc biệt nhằm bảo vệ hàng hoá bảo quản và kết cấu công trình
khỏi hư hỏng do các điều kiện khí hậu bên ngoài. Cũng vì các lý do đó, kho lạnh
khác biệt hẳn với các công trình xây dựng khác.
1.2.2. Phân loại kho lạnh.
1. Kho lạnh chế biến.
Là một bộ phận của các cơ sở chế biến lạnh các loại thực phẩm như thịt,
cá, sữa, các sản phẩm là thực phẩm lạnh đông, đồ hộp… Các sản phẩm được chế
biến và bảo quản tạm thời ở xí nghiệp sau đó được chuyển đến các kho lạnh phân
phối, trung chuyển, thương nghiệp hoặc xuất khẩu. Chúng là mắt xích đầu tiên
của dây chuyền lạnh, dung tích không lớn.
7
2. Kho lạnh phân phối.
Dùng cho các thành phố và các trung tâm công nghiệp để bảo quản các
sản phẩm thực phẩm trong một mùa thu hoạch và phân phối điều hoà cho cả
năm. Nó gồm có kho lạnh chuyên dùng để bảo quản một loại mặt hàng và kho
lạnh vạn năng để bảo quản nhiều mặt hàng.
3. Kho lạnh trung chuyển.
Thường đặt ở các hải cảng, những điểm nút giao thông đường bộ, đường
sắt… dùng để bảo quản ngắn hạn những sản phẩm tại những nơi trung chuyển.
4. Kho lạnh thương nghiệp.
Dùng để bảo quản ngắn hạn thực phẩm sắp đưa ra thị trường tiêu thụ.
5. Kho lạnh vận tải.
Thực tế là các ô tô lạnh, tàu hoả, tàu thủy lạnh dùng để vận tải các sản
phẩm bảo quản lạnh.
6. Kho lạnh sinh hoạt.
Thực chất là các tủ lạnh, tủ đông các loại khác nhau sử dụng trong gia
đình với dung tích 50 lít đến vài mét khối.
1.3. Tổng quan về bảo quản sản phẩm đông.
1.3.1. Khái niệm.
Bảo quản sản phẩm là quá trình làm hạn chế đến mức thấp nhất những
biến đổi của sản phẩm trong thời gian chờ đợi sử dụng.
1.3.2. Những biến đổi của thực phẩm trong quá trình bảo quản đông.
1. Biến đổi về vật lý.
Biến đổi chủ yếu là sự giảm trọng lượng do sự kết tinh của các tinh thể đá
và sự thăng hoa của các tinh thể nước đá. Khi nhiệt độ bảo quản dao động nhiều
thì sự kết tinh lại càng lớn làm biến đổi cấu trúc của sản phẩm, đặc biệt là sắc tố.
2. Biến đổi về hoá sinh.
Biến đổi thủy sản do quá trình sinh hoá chủ yếu diễn ra chỉ khi bảo quản
quá thời hạn cho phép thì có sự phân hủy protit rõ rệt, thịt trở nên trương nhũn và
trương nở các sợi colagen, sau đó đến giai đoạn phân hủy mạnh và gây thối rữa
do các axitamin bị amin hoá …
8
Khi đảm bảo được các tiêu chuẩn của chế biến bảo quản thì với nhiệt độ
bảo quản mà lớn hơn -150 thì vi sinh vật vẫn còn có khả năng hoạt động. Khi
nhiệt độ dưới -150 thì lượng nước chưa kết tinh trong sản phẩm giảm do đó vi
sinh vật ngừng hoạt động.
Trong trường hợp nhiệt độ bảo quản dao động nhiều. Ở một số vị trí trong
kho mà không khí không lưu thông thì có thể có hoạt động của nấm mốc.
1.3.3. Các điều kiện trong bảo quản sản phẩm.
1. Nhiệt độ của sản phẩm.
Nhiệt độ của sản phẩm được tính là nhiệt độ trung bình của sản phẩm, yêu
cầu của nhiệt độ bảo quản tối thiểu phải bằng nhiệt độ của sản phẩm. Nhiệt độ
bảo quản cần phải ở một mức độ thích hợp để vừa đảm bảo chất lượng sản phẩm
và tính kinh tế là cao nhất. Sự dao động của nhiệt độ dẫn đến những biến đổi vật
lý và hoá học trong sản phẩm. Do đó phải hạn chế sự dao động nhiệt độ trong
bảo quản.
2. Nhiệt độ của không khí.
Cần đảm bảo đến mức thấp nhất sự dao động của nhiệt độ không khí, sự
trao đổi nhiệt.
Sau giai đoạn vận chuyển, bốc xếp thì nhiệt độ bao bì tăng lên, trong giai
đọan đầu sau khi kết thúc quá trình làm đông thì có sự chênh lệch nhiệt độ giữa
lớp bên trong và lớp bên ngoài của thực phẩm. Do vậy ở những trường hợp này
phải giảm nhiệt độ không khí xuống 3 ÷ 5 oC trong thời gian 2 ÷ 3 ngày để cho có
sự cân bằng nhiệt độ của lớp bên trong và lớp bên ngoài của thực phẩm.
3. Độ ẩm của không khí.
Để giữ độ ẩm ổn định cần phải đảm bảo cách ẩm của cấu trúc bao che,
không áp dụng áp dụng các biện pháp làm tăng độ ẩm không khí.
4. Sự lưu thông không khí.
Khi không khí lưu thông sẽ làm tăng sự mất nước trên bề mặt của sản
phẩm. Do vậy phải cần có sự lưu thông phù hợp của không khí đối với từng loại
sản phẩm.
Trong bảo quản sản phẩm đông thì lắp đặt các dàn lạnh quạt.
9
CHƯƠNG 2: KHẢO SÁT KHO LẠNH
2.1. Yêu cầu khi thiết kế kho lạnh.
Quy hoạch mặt bằng kho lạnh là bố trí các nơi sản xuất, xử lý, bảo quản
lạnh và những nơi phụ trợ phù hợp với dây chuyền công nghệ, tối ưu kinh tế về
xây dựng vận hành và sử dụng kho lạnh. Để đạt được mục đích đó cần tuân thủ
một số yêu cầu sau:
- Phải bố trí các phòng phù hợp với dây chuyền công nghệ, sản phẩm đi
theo dây chuyền không gặp nhau, không đan chéo nhau. Các cửa ra vào phải
quay ra hành lang. Cũng có thể không cần có hành lang nhưng sản phẩm theo
dây chuyền không được đi ngược.
- Quy hoạch phải đạt chi phí đầu tư là thấp nhất. Cần sử dụng tối đa các
cấu kiện tiêu chuẩn, giảm đến mức thấp nhất các diện tích phụ, nhưng phải đảm
bảo tiện nghi. Giảm công suất thiết bị đến mức thấp nhất.
- Quy hoạch mặt bằng cần đảm bảo sự vận hành tiện lợi và chi phí thấp
nhất:
+ Qui hoạch phải đảm bảo lối đi và đường vận chuyển thuận lợi cho việc
bốc xếp thủ công hoặc cơ giới đã thiết kế.
+ Chiều rộng kho lạnh nhiều tầng thường không quá 40 m.
+ Chiều rộng kho lạnh một tầng phải phù hợp với khoảng vượt lớn nhất
12 m, thường lấy 12, 24, 36, 48, 60, 72 m.
+ Chiều dài kho lạnh có đường sắt nên chọn để chứa 5 toa tàu lạnh bốc
xếp cùng một lúc.
+ Chiều rộng sân bốc dỡ tàu hỏa và ô tô từ 6 đến 7,5 m
+Trong một vài trường hợp kho lạnh có sân bốc dỡ nối liền rộng 3,5 m
nhưng thông thường kho lạnh có hành lang nối ra cả hai phía rộng 6 m.
+ Kho lạnh dung tích tới 600 tấn không bố trí đường sắt chỉ có một sân
bốc dỡ ô tô theo chiều dài kho đảm bảo mọi phương thức bốc dỡ.
+ Để giảm tổn thất nhiệt qua kết cấu bao che, các buồng lạnh được nhóm
thành một khối với một chế độ nhiệt độ.
- Mặt bằng kho lạnh phải phù hợp với hệ thống đã chọn.
10
- Mặt bằng kho lạnh phải đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy.
- Khi quy hoạch phải tính đến việc mở rộng kho lạnh, phải để lại một diện
tích nhất định để mở rộng kho lạnh.
- Kho lạnh cần phải nằm cạnh các vị trí giao thông thuận tiện. Các kho
lạnh bến cảng cần phải có cầu cảng để bốc xếp hàng trực tiếp xuống tàu hoặc từ
tàu vào kho lạnh.
2.2. Yêu cầu đối với buồng máy và thiêt bị.
Việc bố trí máy móc thiết bị hợp lý trong buồng máy là rất quan trọng
nhằm mục đích:
- Vận hành thuận tiện.
- Sử dụng thể tích buồng máy hiệu quả, buồng máy được bố trí gọn gàng
nhất.
- Cần rút ngắn chiều dài đường ống, giảm chi phí lắp đặt.
- Đảm bảo thuận tiện cho việc sửa chữa, thay thế và bảo dưỡng.
- Buống máy và thiết bị thường được bố trí vào gần tường kho lạnh để
đường ống nối giữa máy móc thiết bị và dàn lạnh là ngắn nhất.
- Tuỳ vào điều kiện mà buồng máy và thiết bị có thể nằm chung trong
khối của nhà kho hoặc tách rời.
- Khoảng cách từ máy đến các thiết bị ít nhất là 1 m, thiết bị và tường là
0,8 m, chiều rộng chính của lối đi trong buồng máy là 1,5 m trở lên, các máy và
thiết bị lớn thì đến 2,5 m. Chiều cao buồng máy cho hệ thống Freon là 3,5 m
(năng suất lạnh khoảng 100 kW) và 2,6 m đối với hệ thống freôn nhỏ hơn và hệ
thống Amoniac là 4,2 m trở lên. Trạm tiết lưu cách máy ít nhất là 1,5 m và dễ
dàng quan sát.
- An toàn cháy nổ: Buống máy ít nhất phải có cả hai cửa sổ. Các cửa được
mở ra thông với bên ngoài. Buồng máy phải bố trí quạt thông gió thổi ra ngoài,
mỗi giờ có thể thay đổi không khí trong buồng 3 ÷ 4 lần.
2.3. Chọn mặt bằng xây dựng.
Khi chọn mặt bằng xây dựng ngoài các yêu cầu chung như đã nêu ở mục
2.1 cần chú ý đến nền móng kho lạnh phải vững chắc bởi vậy cần phải tiến hành
khảo sát nền móng, mực nước… Việc gia cố nền móng nhiều khi dẫn tới việc
11
tăng đáng kể vốn đầu tư xây dựng. Nhiều vị trí có mặt bằng nền xây dựng gặp
nhiều khó khăn và rất tốn kém. Nếu mực nước quá lớn, các nền móng và công
trình phải có biện pháp chống thấm ẩm.
Khi thiết kế thì việc tính toán lựa chọn nguồn nước giải nhiệt cũng rất
được quan tâm. Việc thoát nước cũng cần được dự tính.
Quan trọng tương tự là việc cung cấp điện đến công trình, giá điện và giá
xây lắp công trình điện. Điện và nước là các hạng mục ảnh hưởng lớn đối với
vốn đầu tư xây dựng nên cần được quan tâm thích đáng khi chọn mặt bằng xây
dựng. Các kho lạnh đều cần một sân rộng cho xe tải đi lại bốc dỡ hàng, đảm bảo
được việc bốc dỡ hàng với khối lượng lớn nhất, đồng thời đảm bảo các mặt hàng
đông lạnh không bị ảnh hưởng bởi thời tiết bên ngoài trong quá trình bốc xếp.
Dọc theo chiều dài kho cần có hiên sao cho cùng một lúc có thể bốc xếp nhiều
hàng trên các ô tô.
Việc mở rộng kho lạnh cũng phải được dự trù. Có thể mở rộng theo cách
xây dựng thêm tầng hoặc nới rộng mặt bằng. Nếu xây thêm tầng thì phải gia cố
móng trước, việc đó làm cho vốn xây dựng ban đầu tăng thêm, do đó thường
người ta chọn phương án nới rộng mặt bằng. Nên diện tích mặt bằng phải đủ
rộng.
Ngoài ra cần dự tính mặt bằng cho nhà đặt máy, phân xưởng…
2.4. Xác định số lượng và kích thước các buồng lạnh.
2.4.1. Thể tích kho lạnh.
Với yêu cầu thiết kế kho bảo quản có dung tích E = 200 tấn.
Ta có: E = V.gv
Suy ra: V =
E
gv
E = 200 tấn, dung tích kho lạnh.
V: Thể tích kho lạnh, m3
gv: định mức chất tải thể tích, t/m3. Theo bảng 2-3 [4].
Với đặc điểm kho bảo quản của công ty chủ yếu là bảo quản các sản phẩm
thủy sản. Dưới đây là một số sản phẩm và tiêu chuẩn chất tải:
12
Bảng 2.1. Tiêu chuẩn chất tải của một số sản phẩm.
Tiêu chuẩn chất tải ( t/m3 )
Sản phẩm
Tôm sú đông lạnh
0,06
Mực nang Filet
0,55
Cá thu Filet
0,70
Ghẹ đông lạnh
0,375
Cá Filet đông lạnh
0,45
Từ các sản phẩm thuỷ sản chính trên. Nếu lấy định mức chất tải nhỏ nhất
thì dung tích kho lại lớn nhất do đó tăng chi phí xây dựng và vận hành. Nhưng nó
có ưu điểm là làm tăng khả năng bảo quản sản phẩm. Ngược lại nếu chọn tiêu
chuẩn chất tải lớn nhất thì giảm được chi phí đầu tư và khả năng bảo quản là
giảm. Vì vậy ở đây tôi chọn tiêu chuẩn chất tải gv = 0,55 t/m3.
Như vậy thể tích kho lạnh:
V=
200
= 363,636 m3, chọn V = 364 m3.
0,55
2.4. 2. Diện tích chất tải.
Được tính theo biểu thức
F = V/h.
F: Diện tích chất tải hoặc diện tích hàng chiếm trực tiếp, m2.
h: Chiều cao chất tải, m.
Chiều cao chất tải được tính bằng chiều cao buồng lạnh trừ đi phần trăm
lắp đặt dàn lạnh treo trần và khoảng không gian cần thiết để chất hàng và dỡ
hàng.
Kho lạnh thiết kế, bốc xếp bằng thủ công nên tôi chọn chiều cao chất tải là
3,65 m (chiều cao xây dựng là 4 m), trừ khoảng cách từ dàn lạnh đến sản phẩm là
0,35 m và khoảng cách móc treo từ dàn lạnh đến trần là 0,5 m.
h = 4,5 – 0,35 – 0,5= 3,65 m.
Vậy: F =
364
= 100 m2.
3,65
13
2.4. 3. Tải trọng của nền và trần.
Được tính toán theo định mức chất tải và chiều cao chất tải của nền và giá
treo hoặc móc treo vào trần.
gF ≥ gv.h.
gF = 0,55 x 3,15 = 1,7325 t/m2.
2.4.4. Xác định diện tích lạnh thực tế xây dựng.
Ft =
F
.
βF
Ft: Diện tích lạnh cần xây dựng.
β F : Hệ số sử dụng diện tích buồng chứa, tính cả đường đi và các
diện tích giữa các lô hàng, giữa lô hàng và cột, tường, các diện tích lắp đặt thiết
bị như dàn bay hơi, quạt. β F phụ thuộc vào diện tích buồng, theo bảng 2- 4 [4]
với diện tích chất tải của kho F = 100 tấn, chọn β F = 0,8.
Vậys: Ft =
100
= 125 m2.
0,8
2.4.5. Số phòng lạnh cần xây dựng.
Z = Ft/ f.
Z: Số phòng tính toán xây dựng.
f: Diện tích buồng lạnh quy chuẩn. Buồng được bố trí trong kho lạnh một
tầng chiều cao kho đến xà ngang là 6 m, mạng lưới cột 6 x 12 = 72 m2.
(Bố trí mạng lưới cột một chiều cách nhau 6 m, một chiều cách nhau 12
m, f = 6 x 12 = 72 m2).
Số phòng lạnh: Z =
125
= 1,736 phòng . Chọn 2 phòng.
72
Từ đây tôi chọn kích thước thực của kho lạnh là:
Chiều rộng 6 m.
Chiều dài 24 m.
Chiều cao 4,5 m.
Diện tích thực của kho là: 6 x 24 = 144 m2.
14
Diện tích cần tính có thể lớn hơn diện tích ban đầu 10 ÷ 15%, với số
phòng Z = 2, ta kiểm tra diện tích xây dựng là: 125 + ( 125 × 15% ) = 144 m2.
Vậy diện tích thực tế cần xây dựng là 144 m2.
2.4. 6. Dung tích thực của kho lạnh.
Ett = E .
2
Zt
= 200 x
= 230,4 tấn.
1,736
Z
Zt: Số buồng lạnh thực được xây dựng.
2.5. Phương án xây dựng kho lạnh.
2.5.1. Kho lạnh xây dựng.
Kho lạnh xây dựng cớ bản là phương án truyền thống, cấu trúc kho được
xây dựng bằng gạch, bê tông và cách nhiệt, cách ẩm.
Kho lạnh xây dựng có ưu điểm là có thể sử dụng nguồn vật liệu xây dựng ở
địa phương do vậy giảm được chi phí vận chuyển đồng thời có thể tận dụng được
nguồn vật liệu rẻ tiền. Mặt khác việc xây dựng có thể tạo được tải trọng lớn hơn.
Tuy vậy nhược điểm của nó là cấu trúc xây dựng cồng kềnh, không thể di dời
được, thời gian thi công kéo dài.
2.5.2. Kho lạnh lắp ghép.
Đây là phương án hiện đại, hiện nay người ta có xu hướng xây dựng các
kho lạnh theo phương pháp này.
Phần cách nhiệt: tất cả các vách bao, trần đều được lắp ghép bằng
các tấm panel tiêu chuẩn chế tạo có sẵn.
Các tấm Sanwich, lớp cách nhiệt đặt giữa và được kẹp giữa hai lớp tôn
kẽm, nhôm hoặc hai tấm chất dẻo, có đặc điểm là không có gợn sóng và được
thiết kế để dễ dàng lắp rắp ăn khớp với nhau. Do đó rất thuận tiện cho quá trình
thi công lắp ghép, ưu điểm nữa là các tấm lắp ghép có cấu tạo đơn giản gọn nhẹ,
có thể tháo lắp dễ dàng thuận tiện cho việc di chuyển kho. Tuy vậy, chi phí lại
cao hơn so với phương án xây dựng.
Với những ưu điểm của kho lạnh lắp ghép. Tôi xin chọn xây dựng
kho lạnh theo phương án lắp ghép. Diện tích của kho là 144 m 2, chiều rộng 6m,
chiều dài 24 m, cao 4,5 m.
15
CHƯƠNG 3: CẤU TRÚC KHO LẠNH VÀ TÍNH
CÁCH NHIỆT
3.1. Đặc điểm cấu trúc kho lạnh.
Yêu cầu của kho lạnh đó là duy trì được nhiệt độ tương đối thấp, độ ẩm
tương đối cao so với môi trường bên ngoài. Do sự chênh lệch nhiệt độ nên có
một dòng nhiệt xâm nhập từ ngoài môi trường vào kho lạnh do đó làm giảm năng
suất lạnh, tác động xấu đến cấu trúc xây dựng và cách nhiệt. Vì vậy cấu trúc xây
dựng và cách nhiệt cho kho lạnh đòi hỏi phải hết sức nghiêm ngặt. Đáp ứng một
số yêu cầu sau:
- Đảm bảo độ bền vững lâu dài theo tuổi thọ dự kiến của kho.
- Chịu được tải trọng chất hàng và của cấu trúc xây dựng.
- Đảm bảo cách nhiệt tốt.
- Đảm bảo cách ẩm và bề mặt tường ngoài không được đọng sương.
- An toàn phòng chống cháy nổ.
- Thuận tiện cho việc bốc dỡ và sắp xếp hàng bằng cơ giới.
- Phải kinh tế.
3.1.1. Móng.
Móng phải chịu được tải trọng của toàn bộ kết cấu xây dựng và hàng hoá
bảo quản, bởi vậy móng phải kiên cố, vững chắc và bền lâu.
Móng có thể làm theo kiểu rầm hoặc theo kiểu từng ô không liên tục. Khi
đổ móng bêtông cốt thép người ta phải chừa trước những lỗ để lắp cột chịu lực.
3.1.2. Cột.
Là những thanh thép chịu lực.
3.1. 3. Tường bao.
Đối với kho lạnh lắp ghép thì tường bao được lắp đặt các tấm Panel cách
nhiệt, cách ẩm được tính toán chọn theo tiêu chuẩn.
Dưới đây trình bày cấu tao của tấm panel:
16
1
2
3
Hình 3. 1. Cấu tạo của tấm panel.
1. Lớp polyurethan; 2. Lớp tôn; 3. Lớp sơn.
3.1.4. Nền.
Kết cấu nền kho lạnh phụ thuộc vào nhiều yếu tố, như:
- Nhiệt độ trong phòng lạnh.
- Tải trọng của kho hàng bảo quản.
- Dung tích kho lạnh.
Yêu cầu của nền là phải có độ vững chắc cần thiết, tuổi thọ cao, dể vệ
sinh, không thấm ẩm.
Ở dưới nền theo cấu trúc xây dựng người ta có thể đặt dây điện trở phá
băng hoặc xây các kênh thông gió phía dưới nền. Sàn không tiếp xúc với đất nên
không xảy ra hiện tượng đóng băng.
Hiện chưa có công trình nào nghiên cứu về cấu trúc xây dựng và cách
nhiệt nền kho lạnh cho khí hậu Việt Nam.
17
Điều kiện khí hậu nóng ẩm của Việt Nam thì việc xây dựng các nền cần
được hạn chế tối đa sự xâm nhập của các dòng ẩm.
Dưới đây trình bày cấu trúc của nền:
Hình 3.2. Cấu trúc nền kho lạnh
1. Tấm Panel; 2. Kênh dẫn gió; 3. Lớp bê tông; 4. Lớp cát đá dăm; 5. Lớp
cát.
Nền tôi chọn có độ cao là 50 cm so với mặt đất như vậy sẽ tạo được sự
khô ráo. Ở dưới sàn là những kênh thông gió đảm bảo cho việc phá băng ở mặt
sàn của kho.
Các kênh gió này phải có độ nghiêng nhất định để thoát nước.Việc tính
toán thi công lắp ráp phải được chính xác.
3.1.5. Cấu trúc trần.
Kho lạnh lắp ghép nên cấu trúc trần là các tấm Panel tiêu chuẩn .
3.1.6. Mái.
Các kho lạnh có tấm mái tiêu chuẩn đi kèm với cột, dầm, xà, tiêu chuẩn.
Mái kho lạnh không được đọng nước, không được thấm nước. Mái kho lạnh
thường làm dốc về hai phía và có độ nghiêng 2%. Những kho lạnh không lớn lắm
có thể làm kho một mái.
Với kho lạnh lắp ghép đang thiết kế thì mái che kho được lợp bằng tôn, ở
dưới được lợp thêm một lớp trần la phông.
3.1.7. Đường ống.
Cách nhiệt đường ống nên sử dụng các loại xốp cách nhiệt có hiệu quả cao
để giảm chiều dày cách nhiệt.
18
Dưới đây trình bày một dạng cách nhiệt ống đơn giản nhất hiện nay.
Trong cùng là ống thép nhiệt độ thấp cần cách nhiệt. Lớp cách nhiệt có thể
là Stirop định hình 2 mảnh ốp vào nhau có cấu trúc cách nhiệt. Lớp cách nhiệt
cũng có thể là bông thuỷ tinh, bông khoáng.
-
Ống thép.
Lớp kết dính không
có tác dụng cách ẩm.
Styrophore ốp bằng 2
mảnh ( hoặc làm bằng
thuỷ tinh ).
Nilon 2 lớp chống
ẩm.
Vỏ tôn bọc ngoài
cùng.
Hình 3.3. Cấu trúc cách nhiệt ống
Lớp Bitum trong cùng chỉ đơn giản làm nhiệm vụ kết dính. Để cách ẩm
thường người ta dùng nilon quấn hai lớp bên ngoài liên tục đảm bảo khả năng
chống ẩm. Lớp bảo vệ bọc ngoài cũng thường là tôn kẽm hoặc tôn thép không gĩ,
các đường ống và thiết bị chỉ được bọc cách nhiệt khi đã được thử kín, bền và
làm sạch.
3.1.8. Cửa và màn kính.
Các kho lạnh có rất nhiều loại cửa khác nhau. Khóa cửa cũng có nhiều
loại khác nhau. Cửa kho lạnh lắp ghép trên cơ bản là giống cửa tủ lạnh. Cửa là
một tấm cách nhiệt, có bản lề tự động, chung quanh có đệm kín bằng cao su hình
nhiều ngăn, có bố trí nam châm mạnh để hút chặt cửa đảm bảo độ kín giảm tổn
thất nhiệt.
Ngoài cửa bản lề ra còn có một số cửa khác như cửa lắc, cửa lùa. Với kho
lạnh đang thiết kế, tôi chọn cửa lắc có đệm kín bằng cao su. Tấm nhôm ở hai
phía vừa làm khung chịu lực, vừa cách ẩm.
19
Với số phòng là hai phòng như thiết kế. Tôi chọn mỗi một phòng một cửa
lớn (2 x 1,2 m) và một cửa nhỏ (0,68 x 0,68 m) [8]
Phía trên cửa có bố trí thiết bị tạo màn khí giảm tổn thất nhiệt, màn chắn
khí là các dải nhựa dẻo. Khi mở cửa, động cơ quạt tự động hoạt động tạo ra một
màn khí thổi từ trên xuống ngăn cản đối lưu không khí bên ngoài với không khí
bên trong kho nhằm giảm tổn thất nhiệt. Khi đóng cửa thì sẽ tự động ngắt điện,
tắt quạt.
3.2. Thông số về khí tưọng ở Nha Trang.
Xét đến các yếu tố về khí hậu bên ngoài của môi trường. Kho lạnh được
lắp đặt tại Nha Trang. Mục đích bảo quản vì vậy để đảm bảo cho kho ta lấy thông
số khí hậu vào thời điểm khắc nghiệt nhất trong năm, nên tôi chọn nhiệt độ và độ
ẩm không khí vào mùa hè.
Tại Nha Trang, tra bảng 1-1 [4], ta có các thông số khí hậu được thể hiện
ở bảng 3.1.
Bảng 3.1. Thông số khí hậu tại Nha Trang
Nhiệt độ 0C
Độ ẩm %
Trung bình cả
năm
Mùa hè
Mùa đông
Mùa hè
Mùa đông
26,5
36,6
17,7
79
78
Nhiệt độ của mùa hè là 36,6 0C và độ ẩm 79%. Dựa vào đồ thị I – d của
không khí ta tìm được nhiệt độ bầu ướt tư.
Hình 3.4. Đồ thị I – d của không khí
20
Tìm trên đồ thị điểm 1là giao điểm của đường cong nhiệt độ t 1 = 36,60C
và độ ẩm φ =79%. Từ điểm 1 ta kẻ đường song song với đường đẳng enthanpy,
đường này cắt đường φ =100% tại điểm A, từ điểm A gióng song song với đường
đẳng nhiệt ta được nhiệt độ ướt tư. Với
t1 = 36,6 0C và độ ẩm 79% ta tìm được tư = 30 0C.
3.3. Lý do cách nhiệt và cách ẩm kho lạnh.
Cách nhiệt lạnh có nhiệm vụ hạn chế dòng nhiệt tổn thất từ ngoài
môi trường có nhiệt độ cao vào buồng lạnh có nhiệt độ thấp qua kết cấu bao che.
Chất lượng của cách cách nhiệt phụ thuộc chủ yếu vào tính chất của vật
liệu cách nhiệt.
Do sự chênh lệch nhiệt độ này ở môi trường bên ngoài với bên
trong buồng lạnh, xuất hiện độ chênh lệch áp suất hơi nước giữa ngoài và trong
buồng lạnh. Áp suất hơi nước ngoài môi trường lớn hơn áp suất trong buồng
lạnh, do đó luôn có một dòng ẩm đi từ ngoài vào buồng lạnh. Gặp nhiệt độ thấp,
ẩm sẽ ngưng lại trong kết cấu cách nhiệt làm hư hỏng khả năng cách nhiệt, gây
nấm mốc và hư hỏng lớp cách nhiệt. Chính vì vậy mà phải cách nhiệt và cách
ẩm.
3.4. Các yêu cầu của vật liệu cách nhiệt và cách ẩm.
Yêu cầu đối với vật liệu cách nhiệt, cách ẩm là rất cao, vì những lý do như
đã nêu thì đối với tính toán thiết kế kho lạnh thì cách nhiệt cách ẩm là vấn đề vô
cùng quan trọng. Chi phí cách nhiệt, cách ẩm chiếm từ 25 ÷ 40% cho chi phí đầu
tư ban đầu của công trình xây lắp kho lạnh.
Kho lạnh mà tôi thiết kế có nhiệt độ bảo quản -20 oC ± 2 oC. Vì vậy cần
phải được cách nhiệt, cách ẩm tốt nhất để tránh bị sự giao động nhiệt độ và sự
xâm nhập ẩm.
3.4.1.Yêu cầu đối với vật liệu cách nhiệt.
- Hệ số dẫn nhiệt λ nhỏ.
- Khối lượng riêng nhỏ.
- Độ thấm hơi nước nhỏ.
- Độ bền cơ học và độ dẻo cao.
- Bền ở nhiệt độ thấp và không ăn mòn các vật liệu xây dựng tiếp xúc nó.
21
- Không cháy hoặc không dễ cháy.
- Không bắt mùi là và không có mùi lạ.
- Không gây nấm mốc và phát sinh vi khuẩn, không bị chuột, sâu bọ đục.
- Không độc hại đối với con người.
- Không độc hại đối với sản phẩm bảo quản, làm biến chất và giảm chất
lượng sản phẩm .
- Vận chuyển, lắp ráp, sửa chữa, gia công dễ dàng.
- Rẻ tiền, dễ kiếm.
- Không đòi hỏi sự bảo dưỡng đặc biệt.
Trên thực tế không có vật liệu cách nhiệt lý tưởng đáp ứng đầy đủ các yêu
cầu trên. Khi chọn một vật liệu cách nhiệt cho một trường hợp ứng dụng nào đó
cần lợi dụng được các ưu điểm và hạn chế thấp nhất các nhược điểm của nó. Yêu
cầu quan trọng đối với vật liệu cách nhiệt là hệ số dẫn nhiệt phải nhỏ. Với kho
lạnh đang thiết kế thì hiện nay trên thị trường đang dùng rộng rãi nhất là
polystrol và polyurethan. Với polyurethan có ưu điểm lớn là tạo bọt không cần
gia nhiệt nên dễ dàng tạo bọt trong các thể tích rỗng bất kỳ, có độ ẩm bền tương
đối lớn từ 0,1 ÷ 0,2 N/mm2, hệ số dẫn nhiệt 0,041 W/mK.
3.4.2.Yêu cầu đối với vật liệu cách ẩm.
Một số yêu cầu đối với vật liệu cách nhiệt, cách ẩm cho buồng lạnh:
- Nếu tính từ phía nóng vào phía lạnh thì vị trí lớp cách nhiệt ở trong và
lớp cách ẩm ở ngoài. Nếu có nhiều lớp cách nhiệt dán chồng lên nhau thì cũng bố
trí một lớp cách ẩm ở phía ngoài.
- Lớp cách ẩm không cần dầy (2,5 ÷ 3 mm) nhưng phải liên tục, không
nên đứt quãng hoặc tạo ra các vết nứt dể làm cho ẩm thấm vào.
- Không được bố trí bất kỳ một lớp cách ẩm nào phía trong lớp cách nhiệt.
Đối với kho xây dựng thì việc cách ẩm, cách nhiệt là khá phức tạp và gặp
nhiều khó khăn. Kho lạnh lắp ghép bằng những tấm Panel thì lớp sắt và lớp sơn
dày ở bên ngoài vừa có tác dụng chịu lực vừa là một lớp cách ẩm hoàn toàn. Sắt
là vật liệu có hệ số dẫn nhiệt rất nhỏ
( λ ~ 0) và lớp sơn phủ dày bên ngoài, do đó việc lắp ghép kho lạnh panel
là rất an toàn đối với việc cách ẩm.
22
3.5. Xác định chiều dày cách nhiệt.
Chiều dày cách nhiệt được xác định theo hai yêu cầu cơ bản:
- Vách ngoài của kết cấu bao che không được phép đọng sương, nghĩa là
độ dày cách nhiệt phải đủ lớn.
- Chọn chiều dày cách nhiệt sao cho giá thành một đơn vị lạnh (1000
kcal/h ) là rẻ nhất, vì giá thành vật liệu cách nhiệt khá cao, chiếm 25 ÷ 40 % tổng
giá thành xây dựng.
3.5.1.Tính cách nhiệt cho kho lạnh.
Kho lạnh lắp ghép bằng tấm panel. Các tấm nền, trần, tường được chọn
như nhau, do vậy việc tính toán kiểm tra ta chỉ tính cho một cụ thể.
Từ công thức tính hệ số truyền nhiệt k cho vách phẳng nhiều lớp:
1
k = 1 + δ i + δ cn + 1
∑
α1 i =1 λi λcn α 2
n
Có thể tính được chiều dầy lớp cách nhiệt:
n
1 1
δ
1
δ cn = λcn − + ∑ 1 +
K α1 i =1 λ1 α 2
Trong đó:
α 1 : Hệ số toả nhiệt từ môi trường bên ngoài đến bề mặt vách ngoài,
W/m2K.
α 2 : Hệ số toả nhiệt từ bề mặt trong của vách kho vào môi trường không
khí trong kho, W/m2K.
δ i : Chiều dày lớp vật liệu thứ i, m.
λi : Hệ số dẫn nhiệt của lớp vật liệu thứ i, W/mK.
δ cn : Chiều dày lớp cách nhiệt cần tính, m.
λcn : Hệ số dẫn nhiệt của lớp vật liệu cách nhiệt, W/mK.
k: Hệ số truyền nhiệt của vách, W/m2K.
Tấm panel lắp ghép có cấu tạo bao gồm 2 lớp sơn, 2 lớp tôn, một lớp
polyurethan.
23
Bảng 3.2. Thông số các lớp vật liệu của tấm panel tiêu chuẩn
Chiều dày
δ(m)
Hệ số dẫn nhiệt
λcn ( W/mK )
δ cn
0,041
Tôn lá
0,0012
45,36
Sơn
0,0005
0,291
Vật liệu
Polyurethan
Kho bảo quản có nhiệt độ -20 oC ± 2 oC, không khí trong phòng chuyển
động cưỡng bức nhờ quạt lạnh.
Kết cầu kho được lắp đặt trên những con lươn xây dựng nên hệ số toả
nhiệt α và hệ số truyền nhiệt k được lấy cùng với giá trị của cách kho.
Theo bảng 3-7 [4] ta có:
- Hệ số tỏa nhiệt từ không khí đến bề mặt ngoài của buồng α1 = 23,3
W/m2K.
- Hệ số tỏa nhiệt từ bề mặt trong đến không khí trong buồng α2 = 9
W/m2K.
Theo bảng 3-3 [4] : ở điều kiện kho bảo quản nhiệt độ -20 ± 2 oC, chọn
k = 0,21 W/m2K.
Như vậy chiều dày cách nhiệt:
1
0,0012
0,005 1
1
δ cn = 0,041.
−
+ 2.
+ 2.
+ ≈ 0,199445m.
45,36
0,291 9
0,21 23,3
Vậy chọn tấm panel có chiều dày cách nhiệt là 0,20 m = 200 mm.
Hệ số truyền nhiệt thực:
1
kt =
1
0,0012
0,0005
0,2
1
+ 2.
+ 2.
+
+
23,3
45,36
0,291 0,041 9
= 0,19859
W /m2K .
3.5.2. Tính kiểm tra đọng sương.
Tính kiểm tra đọng sương trên bề mặt ngoài vách để xem tấm cách
nhiệt có thỏa mãn yêu cầu cách nhiệt, cách ẩm hay không.
24