Tải bản đầy đủ (.ppt) (58 trang)

Tư tưởng đạo đức hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (259.86 KB, 58 trang )

Đề cương báo cáo

HỌC TẬP
VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG,
TẤM GƯƠNG
ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH
TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY


I. Nguồn gốc của TTĐĐ HCM:
Điều kiện lịch sử-XH, gia đình, quê hương.
- Giá trị truyền thống ĐĐ của dân tộc VN:
* Tinh thần yêu nước, ý chí tự cường DT.
* Đoàn kết, gắn bó cá nhân với thiên nhiên, cộng đồng,…
* Cần cù, chịu khó,lao động sáng tạo, ham học, học giỏi.
* Thuỷ chung, nhân ái, quí trọng nghĩa tình..
……

-Tinh hoa VH phương đông: Nho giáo; Phật giáo
(vị tha, từ bi, cứu khổ cứu nạn, thương người
như thể thương thân, nếp sống có ĐĐ, trong
sạch, giản dị, …);…
-Tinh hoa VH phương Tây, cốt lõi là chủ nghĩa
Mác-Lênin.



II. Nội dung chủ yếu của TTĐĐ HCM:
1. Vị trí, vai trò của ĐĐ trong XH và trong
đời sống mỗi con người
- ĐĐ là gốc của người cách mạng.


- ĐĐ là nguồn nuôi dưỡng và phát triển con
người.
“Cũng như sông thì có nguồn mới có nước
Không có nguồn thì sông cạn.
Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo.
Người cách mạng phải có đạo đức,
không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy
cũng không lãnh đạo được nhân dân”.


 “Người

không có đức là người vô dụng,
người không có tài thì làm việc gì cũng
khó”.
 Đối với Đảng : Đảng phải “là ĐĐ, là VM”
mới lãnh đạo được ND đạt tới “là độc lập
thống nhất, là hòa bình ấm no”. Người
thường nhắc lại ý Lênin : ĐCS phải tiêu
biểu cho trí tuệ, danh dự, lương tâm của
DT và thời đại.
 Đối với XH: ĐĐ góp phần quan trọng tạo
nền tảng tinh thần XH


2. Những phẩm chất ĐĐ cơ bản
của con người VN thời đại mới
theo TTĐĐ HCM
2.1. Trung với nước, hiếu với dân
 Trung


với nước là trung thành vô hạn với sự
nghiệp dựng nước, giữ nước, phát triển đất
nước…Nước là của dân, dân là chủ đất nước,
trung với nước là trung với dân, vì lợi ích ND.

 Hiếu

với dân thì CB đảng, nhà nước phải
thương yêu, quí trọng ND, “vừa là người
lãnh đạo, vừa là đầy tớ trung thành của
dân.”


 Là

hạt nhân cơ bản của ĐĐ HCM, là
phẩm chất hàng đầu của ĐĐCM.
 Sự khác biệt giữa “trung, hiếu”
trong Nho giáo và “trung, hiếu”
trong tư tưởng ĐĐ HCM.
 Thể hiện quan điểm của HCT về mối
quan hệ và nghĩa vụ của mỗi cá
nhân với cộng đồng, đất nước.


2.2. Yêu thương con người, sống có
nghĩa có tình





Mối quan hệ cá nhân - cá nhân trong XH.
HCT coi đây là một phẩm chất ĐĐCM cao
đẹp nhất.
Xuất phát từ truyền thống nhân nghĩa
của dân tộc, kế thừa tinh thần PG (từ bi,
bác ái, thương người như thể thương
thân…) kết hợp với chủ nghĩa nhân văn
của nhân loại. Gs.Trần Văn Giàu gọi: Chủ
nghĩa nhân văn HCM.


 Thể

hiện:
- Tình thương yêu với đại đa số ND, người
lao động bình thường, người nghèo khổ bị
áp bức bóc lột. Phải làm mọi việc, đoàn kết
tạo sức mạnh để thực hiện mục tiêu “ ai
cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học
hành.”
- Tin vào con người. Với mình thì chặt chẽ,
nghiêm khắc, với người thì khoan dung, độ
lượng, nâng con người lên kể cả những
người bị lầm đường, lạc lối, mắc sai lầm,
khuyết điểm, giúp mỗi người ngày càng tiến
bộ, tốt đẹp hơn.
- Biết và dám dấn thân đấu tranh giải phóng con người .



Với đảng viên CS, Người dạy: học tập
CNML để thương yêu nhau hơn. Người
viết : “Học chủ nghĩa Mác-Lênin là để
sống với nhau có nghĩa, có tình. Nếu
sống với nhau không có nghĩa, có
tình thì làm sao coi là hiểu chủ nghĩa
Mác-Lênin được”.

2.3.Cần,kiệm,liêm,chính, chí công, vô tư
 Là

nền tảng của đời sống mới, là phẩm
chất trung tâm của ĐĐCM.
 Là mối quan hệ “với tự mình”.


 Cần,

kiệm là phất chất của mọi người LĐ
trong đời sống, công tác.
 Liêm, chính là phẩm chất của người CB khi
thi hành côngvụ.
 Cần, kiệm, liêm, chính là 4 đức tính của con
người:
“Trời có bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông
Đất có bốn phương: Đông, Tây, Nam, Bắc
Người có bốn đức: Cần, Kiệm, Liêm, Chính
Thiếu một mùa thì không thành trời,
Thiếu một phương thì không thành đất,

Thiếu một đức thì không thành người”.


 CẦN

tức là siêng năng, chăm chỉ, cố gắng
dẻo dai.
Người Tàu có câu: không có việc gì khó.Chỉ e ta không siêng
năng.
Tục ngữ ta có câu: nước chảy mãi, đá cũng mòn. Kiến tha lâu,
cũng đầy tổ.
Nghĩa là Cần thì việc gì, dù khó khăn mấy, cũng làm được.
Dao siêng mài thì sắc bén. Ruộng siêng làm cỏ thì lúa tốt. Điều
đó rất dễ hiểu.
Siêng học tập thì mau biết.
Siêng nghĩ ngợi thì hay có sáng kiến.


Siêng làm thì nhất định thành công.
Siêng họat động thì sức khỏe
Chữ Cần chẳng những có nghĩa hẹp,
như: Tay siêng làm thì hàm siêng nhai.
Nó lại có nghĩa rộng là mọi người đều
phải Cần, cả nước đều phải Cần.
Người siêng năng thì mau tiến bộ.
Cả nhà siêng năng thì chắc ấm no.
Cả làng siêng năng thì làng phồn thịnh.
Cả nước siêng năng thì nước mạnh giàu.



Kiệm

là thế nào?

Là tiết kiệm, không xa xỉ, không hoang phí, không bừa
bãi.
Cần với Kiệm phải đi đôi với nhau, như hai chân của con người.
Cần mà không Kiệm « thì làm chừng nào xào chừng ấy ». Cũng
như một cái thùng không có đáy ; nước đổ vào chừng nào, chảy
ra hết chừng ấy, không lại hoàn không.
Kiệm mà không Cần thì không tăng thêm, không phát triển
được. Mà vật gì không tiến tức phải thoái. Cũng như cái thùng chỉ
đựng một ít nước, không tiếp tục đổ thêm vào, lâu ngày chắc
nước đó sẽ hao bớt dần, cho đến khi khô kiệt.


Cụ Khổng Tử nói : « Người sản xuất nhiều,
người tiêu xài ít. Làm ra mau, dùng đi chậm
thì của cải luôn luôn đầy đủ ».

Tiết kiệm không phải là bủn xỉn.
Khi không nên tiêu xài thì một đồng xu cũng
không nên tiêu. Khi có việc đáng làm, việc
ích lợi cho đồng bào, cho Tổ quốc, thì dù
bao nhiêu công, tốn bao nhiêu của, cũng vui
lòng. Như thế mới đúng là kiệm.
Việc đáng tiêu mà không tiêu, là bủn xỉn,
chứ không phải là kiệm.



Liêm

là trong sạch, không tham lam.
Ngày xưa, dưới chế độ phong kiến, những
người làm quan không đục khoét dân, thì gọi
là Liêm, chữ Liêm ấy chỉ có nghĩa hẹp.
Cũng như ngày xưa trung là trung với vua.
Hiếu là hiếu với cha mẹ mình thôi.
Ngày nay, nước ta là Dân chủ Cộng hòa,
chữ Liêm có nghĩa rộng hơn; là mọi người
đều phải Liêm. Cũng như trung là trung với
Tổ quốc, hiếu là hiếu với ND; ta thương cha
mẹ ta, mà còn phải thương cha mẹ người,
phải cho Liêm đi đôi với chữ Kiệm. Cũng như
chữ Kiệm phải đi đôi với chữ Cần.


Có Kiệm mới Liêm được. Vì xa xỉ mà sinh
tham lam.
 Liêm là “luôn tôn trọng, giữ gìn của công
và của dân”, “không xâm phạm một đồng
xu, hạt thóc của Nhà nước, của ND”.
 “Trước nhất là cán bộ các cơ quan, các
đoàn thể, cấp cao thì quyền to, cấp thấp thì
quyền nhỏ. Dù to hay nhỏ, có quyền mà
thiếu lương tâm là có dịp đục khoét, có dịp
ăn của đút, có dịp “dĩ công vi tư”. Vì vậy,
cán bộ phải thực hành chữ Liêm trước, để
làm kiểu mẫu cho dân”



Chính

nghĩa là không tà, nghĩa là thẳng
thắn, đứng đắn. Điều gì không đứng đắn,
thẳng thắn, tức là tà.
Cần, Kiệm, Liêm, là gốc rễ của Chính.
Nhưng một cây cần có gốc rễ, lại cần có
ngành, lá hoa, quả mới là hoàn toàn. Một
người phải Cần, Kiệm, Liêm nhưng còn phải
Chính mới là người hoàn toàn.
Trên quả đất, có hàng muôn triệu người.
Song số người ấy có thể chia làm 2 hạng:
người thiện và người ác.


Trong XH, tuy có trăm công, nghìn việc.
Song những công việc ấy có thể chia làm 2
thứ: việc chính và việc tà.
Làm việc chính, là người thiện. Làm việc tà,
là người ác.
 Đối với mình không tự cao, tự đại; đối với
người không nịnh trên khinh dưới, không dối
trá, lừa lọc, luôn giữ thái độ chân thành
khiêm tốn, đoàn kết. Đối với việc thì để việc
công lên trên, lên trước việc tư, việc nhà.
 “Việc thiện dù nhỏ mấy cũng làm; việc ác
thì dù nhỏ mấy cũng tránh”.



Chí công là rất mực công bằng, công tâm;
vô tư là không được có lòng riêng, thiên tư,
thiên vị “tư ân, tư huệ hoặc tư thù tư oán”,
đem lòng chí công, vô tư đối với người, với
việc.
 “Khi làm bất cứ việc gì cũng đừng nghĩ đến
mình trước, khi hưởng thụ thì mình nên đi
sau”, “lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ”.
Muốn “chí công, vô tư” phải chiến thắng chủ
nghĩa cá nhân.
 Đây là chuẩn mực của người lãnh đạo,
người “giữ cán cân công lí”, không được vì
lòng riêng mà chà đạp pháp luật.



 Cần,

kiệm, liêm, chính có quan hệ với chí
công vô tư. Người cần, kiệm, liêm, chính
tất nhiên sẽ chí công vô tư, và ngược lại.

2.4. Tinh thần quốc tế trong sáng
Đây là sự mở rộng chủ nghĩa yêu nước
VN và chủ nghĩa nhân văn HCM.
 Ở HCM có sự hài hòa giữa “anh hùng
GPDT“ và “chiến sĩ lỗi lạc của phong trào
CS quốc tế”.




Thể hiện:
*Đoàn kết với ND lao động các nước vì
mục tiêu chung đấu tranh GP con người
khỏi ách áp bức, bóc lột.
*Đoàn kết quốc tế giữa những người vô
sản toàn TG vì một mục tiêu chung.
*Đoàn kết với nhân lọai tiến bộ vì HB, công
lí và tiến bộ XH.
Đoàn kết quốc tế gắn liền với CN yêu
nước. CN yêu nước chân chính sẽ dẫn đến
CN quốc tế trong sáng, chống lại mọi biểu
hiện của CN dân tộc hẹp hòi.


3.Những nguyên tắc xây dựng ĐĐ mới
3.1.Nói đi đôi với làm, phải nêu gương ĐĐ.
 Đối với mỗi người, lời nói phải đi đôi việc
làm. Nói đi đôi với làm trước hết là nêu gương
tốt.
 Người nói:” Trước mắt quần chúng, không
phải ta cứ viết lên trán 2 chữ “Cộng Sản” mà
ta được họ yêu mến.
Quần chúng chỉ qúi mến những người có tư
cách, ĐĐ. Muốn hướng dẫn ND, mình phải làm
mực thước cho người ta bắt chước.”


3.2.Xây đi đôi với chống.




Muốn xây phải chống, chống nhằm mục đích xây. Muốn xây
dựng CNXH phải chống chủ nghĩa cá nhân.
Cần phát huy vai trò của dư luận XH, tạo ra phong trào quần
chúng rộng rãi, biểu dương cái tốt, phê phán cái xấu, viết sách
“Người tốt, việc tốt”để tuyên truyền, GD về ĐĐ và lối sống.

3.3 Phải tu dưỡng ĐĐ suốt đời.


“ĐĐCM không phải trên trời sa xuống. Nó do đấu tranh, rèn
luyện bền bỉ hàng ngày mà phát triển và cũng cố. Cũng như
ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong.”


 Phải rèn luyện, tu dưỡng ĐĐ suốt đời. Người
dạy: ”Một dân tộc, một Đảng và mỗi con
người, ngày hôm qua là vĩ đại, có sức hấp
dẫn lớn, không nhất định hôm nay và ngày
mai vẫn được mọi người yêu mến và ca
ngợi, nếu lòng dạ không trong sáng nữa,
nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân.”
 Tự rèn luyện rất quan trọng. Ai cũng có chỗ
dỡ, chỗ xấu. Vấn đề là dám nhìn thẳng vào
con người mình thấy rõ chỗ dỡ, chỗ xấu để
khắc phục.



×