Tải bản đầy đủ (.pdf) (137 trang)

đảng lãnh đạo liên minh chiến đấu việt nam với lào chống đế quốc mỹ xâm lược từ năm 1954 1965

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (839.93 KB, 137 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

NGUYỄN THỊ HẠNH

ĐẢNG LÃNH ĐẠO LIÊN MINH CHIẾN ĐẤU
VIỆT NAM VỚI LÀO CHỐNG ĐẾ QUỐC MỸ
XÂM LƢỢC TỪ NĂM 1954 ĐẾN NĂM 1965

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

Hà Nội-2013


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

NGUYỄN THỊ HẠNH

ĐẢNG LÃNH ĐẠO LIÊN MINH CHIẾN ĐẤU
VIỆT NAM VỚI LÀO CHỐNG ĐẾ QUỐC MỸ
XÂM LƢỢC TỪ NĂM 1954 ĐẾN NĂM 1965

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Mã số: 60 22 03 15

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS.Nguyễn Thị Mai Hoa


Hà Nội-2013


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU

1

Chƣơng 1: CHỦ TRƢƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI

6

LIÊN MINH CHIẾN ĐẤU VIỆT NAM – LÀO ĐẤU TRANH THỰC
HIỆN HIỆP ĐỊNH GIƠNEVƠ, CỦNG CỐ, PHÁT TRIỂN LỰC
LƢỢNG CÁCH MẠNG (1954-1960)
1.1. Khái quát về liên minh chiến đấu Việt – Lào thời kỳ chống thực dân Pháp

6

xâm lược (1945-1954)
1.1.1. Yêu cầu khách quan hình thành liên minh chiến đấu Việt – Lào

6

1.1.2. Quá trình hình thành, phát triển liên minh chiến đấu Việt – Lào

10

1.2. Hoàn cảnh lịch sử và chủ trương đối với liên minh chiến đấu Việt –


16

Lào của Đảng
1.2.1. Hoàn cảnh lịch sử

16

1.2.2. Chủ trương đối với liên minh chiến đấu Việt - Lào

19

1.3. Chỉ đạo củng cố, xây dựng và hoạt động của liên minh chiến đấu Việt

25

– Lào
1.3.1. Củng cố liên minh chiến đấu Việt – Lào, đoàn kết đấu tranh thực hiện

25

Hiệp định Giơnevơ
1.3.2. Củng cố liên minh chiến đấu, giúp đỡ Lào phát triển lực lượng, căn cứ

31

địa và cùng xây dựng tuyến vận tải chiến lược đường Trường Sơn
Chƣơng 2: SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI LIÊN MINH

51


CHIẾN ĐẤU VIỆT NAM – LÀO GIAI ĐOẠN CHỐNG CHIẾN
LƢỢC CHIẾN TRANH ĐẶC BIỆT CỦA ĐẾ QUỐC MỸ (19611965)
2.1. Tình hình Đông Dương và chủ trương của Đảng đối với liên minh

51

chiến đấu Việt – Lào
2.1.1. Tình hình Việt Nam và Lào

51

2.1.2. Chủ trương của Đảng đối với liên minh chiến đấu Việt – Lào

55


2.2. Chỉ đạo phát triển và hoạt động của liên minh chiến đấu Việt – Lào

60

2.2.1. Phát triển liên minh chiến đấu Lào – Việt, bảo vệ, mở rộng vùng

60

giải phóng
2.2.2. Phát triển liên minh chiến đấu Lào – Việt, đảm bảo tuyến vận tải chiến

72


lược, phối hợp giữa chiến trường hai nước
Chƣơng 3: NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM

82

3.1. Nhận xét

82

3.1.1. Về ưu điểm

82

3.1.2. Một số hạn chế

91

3.2. Kinh nghiệm

95

KẾT LUẬN

103

TÀI LIỆU THAM KHẢO

108

PHỤ LỤC


118


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ĐCSĐD

Đảng Cộng sản Đông Dương

ĐND

Đảng Nhân dân

ĐNDCM

Đảng Nhân dân cách mạng

VNDCCH

Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

XHCN

Xã hội chủ nghĩa

QĐND

Quân đội nhân dân

ĐLĐVN


Đảng Lao động Việt Nam

CMDTDCND

Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân



MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Có chung đường biên giới, có vị trị địa lý kề cận, cùng tựa lưng vào dãy
Trường Sơn, lại có những nét lịch sử - văn hóa tương đồng, Việt Nam, Lào đã có
mối quan hệ mật thiết gắn bó máu thịt. Tình đoàn kết hữu nghị giữa nhân dân Việt
Nam và nhân dân Lào không chỉ có từ rất sớm, mà còn rất bền chặt. Quan hệ đoàn
kết chiến đấu giữa hai dân tộc Việt – Lào luôn được Đảng Lao động Việt Nam coi
trọng, coi đó là quan hệ chiến lược, có ý nghĩa sống còn với cách mạng mỗi nước.
Trong kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược, quan hệ đoàn kết chiến đấu giữa
hai dân tộc hình thành trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp tiếp tục
được bồi đắp, củng cố và phát triển. Trước những âm mưu và hành động xâm lược
của đế quốc Mỹ, nhân dân Việt – Lào cùng nhau đoàn kết chiến đấu giành và giữ
vững nền độc lập dân tộc. Trong quan hệ đoàn kết chiến đấu keo sơn đó, Việt Nam
luôn tỏ rõ trách nhiệm của mình, luôn nêu cao tinh thần đoàn kết trong sáng, thủy
chung, làm hết sức mình để củng cố, xây dựng liên minh chiến đấu giữa hai dân tộc;
ngược lại, cách mạng Việt Nam cũng nhận được sự giúp đỡ to lớn của Đảng và
nhân dân Lào, nhân dân Lào sẵn sàng nhường cơm sẻ áo giúp đỡ quân và dân Việt
Nam. Liên minh chiến đấu Việt – Lào đã mang sức mạnh to lớn cho mỗi dân tộc để
đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước giành thắng lợi hoàn toàn.
Như vậy, quan hệ đoàn kết chiến đấu giữa ba nước Đông Dương là một trong
những yếu tố quan trọng làm nên thắng lợi sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước của hai

dân tộc và hiện nay là một trong những trục quan hệ quan trọng trong hệ thống quan
hệ quốc tế của Việt Nam – một mối quan hệ đặc biệt mà ở giai đoạn hiện tại tiếp tục
cần được củng cố, phát triển mạnh mẽ. Trên những ý nghĩa ấy, việc nghiên cứu về
sự lãnh đạo của Đảng trong quá trình củng cố, xây dựng, phát triển liên minh chiến
đấu Việt – Lào những năm 1954-1965, nhận thức khách quan, khoa học về thành
tựu, hạn chế, nguyên nhân, lấy đó làm cơ sở đúc rút một số kinh nghiệm quan trọng
phục vụ hiện tại là hết sức cần thiết, vừa có ý nghĩa lý luận, vừa có ý nghĩa thực
tiễn. Với cách tiếp cận đó, chúng tôi mạnh dạn chọn vấn đề “Đảng lãnh đạo liên

1


minh chiến đấu Việt Nam với Lào chống đế quốc Mỹ xâm lược từ năm 1954 đến
năm 1965” làm đề tài luận văn Thạc sỹ lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng
sản Việt Nam.
2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Qua khảo cứu, sưu tầm tài liệu, có thể nhận thấy có khá nhiều công trình
nghiên cứu có liên quan trực tiếp, hoặc về vấn đề nghiên cứu. Có thể liệt kê một số
công trình tiêu biểu sau:
Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam, Lịch sử Quân đội nhân dân Việt Nam, tập
2, 1954-1975, , Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1994.
Lịch sử cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, 1954-1975, từ tập 1 đến tập 5,
Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1996-2000.
Lịch sử các đoàn quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam tại Lào,
1954-1975, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1999.
Ba công trình trên chủ yếu đề cập đến liên minh Việt – Lào trên lĩnh vực
quân sự. Đồng thời, các cuốn sách đó trình bày những vấn đề về những hoạt động
chủ yếu của quân tình nguyện và các đoàn chuyên gia quân sự Việt Nam làm nhiệm
vụ quốc tế trên chiến trường Lào, xây dựng, phát triển lực lượng quân sự, chính trị,
xây dựng căn cứ kháng chiến; phối hợp với chiến trường Lào chiến đấu giành thắng

lợi từng bước, tiến tới đánh bại các chiến lược chiến tranh của Mỹ.
Tổng kết cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước – thắng lợi và bài học, Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995.
Lịch sử Đảng nhân dân cách mạng Lào, Ban chỉ đạo Nghiên cứu lý luận và
thực tiễn Trung ương Đảng nhân dân cách mạng Lào (bản Tiếng Việt), Nxb Chính
trị Quốc gia, Hà Nội 1995.
Các tác phẩm trên đề cập chủ yếu đến những bài học lớn về liên minh chiến
đấu Lào – Campuchia, những sự kiện lớn về Đảng nhân dân cách mạng Lào.
Lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào, Lào – Việt Nam 1930-2007, Biên
soạn Trịnh Nhu, Trần Trọng Thức, Trần Văn Thức, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội,
2011. Cuốn sách được chia làm bốn phần: Phần thứ nhất: Dưới sự lãnh đạo của ĐCSĐD,

2


nhân dân hai nước Việt Nam và Lào phát huy truyền thống đoàn kết đặc biệt, đấu tranh
giành độc lập tự do (1930-1945); Phần thứ hai: Liên minh Việt Nam – Lào, Lào – Việt
Nam chiến đấu chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược (1945-1975); Phần thứ ba:
Quan hệ đoàn kết đặc biệt, hợp tác toàn diện Việt Nam – Lào, Lào – Việt Nam từ năm
1976 đến năm 2007; Phần thứ tư: Thành quả, bài học và triển vọng. Với những nội dung
trên công trình có giá trị khoa học và thực tiễn sâu sắc, góp phần giữ gìn và phát huy truyền
thống đoàn kết hữu nghị đặc biệt giữa hai nước.
Liên minh chiến đấu Việt – Lào trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu
nước (1954-1975) – Lịch sử và kinh nghiệm, đề tài cấp Bộ do Viện Lịch sử Đảng,
Học viện chính trị Quốc gia chủ trì. Đề tài chủ yếu trình bày các sự kiện lịch sử về
liên minh Việt Nam và Lào trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, tổng
kết những bài học kinh nghiệm về mối quan hệ này trong giai đoạn mới.
Ngoài ra, những tư liệu về liên minh Việt Nam – Lào cũng được đề cập trong
những bài viết trên các tạp chí chuyên ngành như: tạp chí Lịch sử Đảng, tạp chí
Cộng sản, tạp chí Nghiên cứu lịch sử, tạp chí Lịch sử quân sự,…theo nhiều hướng

đề cập khác nhau. Tuy nhiên, đề cập đến liên minh chiến đấu Việt – Lào dưới góc
độ Lịch sử Đảng thì chưa có một công trình nào được công bố.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích nghiên cứu
- Làm rõ chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng trong lãnh đạo phát triển liên
minh chiến đấu Việt – Lào từ năm 1954 đến năm 1965.
- Trên cơ sở đó, nêu lên những thành tựu, hạn chế và đúc rút ra một số kinh
nghiệm có giá trị tham khảo cho giai đoạn hiện tại.
* Nhiệm vụ nghiên cứu
- Phân tích quan điểm, chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng trong lãnh đạo xây
dựng, phát triển liên minh chiến đấu Việt - Lào qua hai giai đoạn: 1954-1960 và
1961-1965.
- Chỉ ra thành tựu, hạn chế, nguyên nhân hạn chế trong sự lãnh đạo của Đảng
đối với xây dựng, phát triển liên minh chiến đấu Việt – Lào những năm 1954-1965.

3


- Đúc rút một số kinh nghiệm có giá trị tham khảo từ quá trình Đảng lãnh
đạo liên minh chiến đấu Việt – Lào từ năm 1954 đến năm 1965.
4. Đối tƣợng, phạm vi, phƣơng pháp nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu chủ trương, sự chỉ đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong lãnh
đạo xây dựng, củng cố và phát triển liên minh chiến đấu Việt – Lào.
* Phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu các chủ trương, biện pháp cơ bản, quan trọng
của Đảng trong lãnh đạo liên minh chiến đấu Việt – Lào; những sự kiện chính, quan
trọng, những mốc lớn trong quá trình phát triển của liên minh chiến đấu Việt - Lào
từ năm 1954 (khi cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân Việt Nam, Lào bắt đầu)
đến 1965 (dấu mốc đánh bại một bước chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của Mỹ)

với phạm vi không gian là một số địa bàn chiến lược quan trọng thuộc lãnh thổ Việt
Nam và Lào.
* Phương pháp nghiên cứu
- Cơ sở lý luận chung của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh
- Phương pháp lịch sử và phương pháp logic.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp.
- Phương pháp so sánh, hệ thống hoá.
- Phương pháp đối chiếu, thống kê…
5. Đóng góp của luận văn
- Làm rõ quá trình Đảng lãnh đạo liên minh Việt - Lào những năm 19541965 với những thành công, tồn tại.
- Đúc rút một số kinh nghiệm có cơ sở khoa học và thực tiễn.
- Luận văn có thể sử dụng trong giảng dạy môn học lịch sử, lịch sử Đảng, một số
môn học có liên quan, hoặc làm tài liệu tham khảo nghiên cứu quan hệ Việt – Lào.
6. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn gồm
có 3 chương và 6 tiết:

4


Chương 1: Chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng đối với liên minh chiến đấu
Việt – Lào đấu tranh thực hiện Hiệp định Giơnevơ, củng cố, phát triển lực lượng cách
mạng (1954-1960)
Khái quát tình hình cách mạng Lào và Việt Nam sau khi kết thúc cuộc kháng
chiến chống thực dân Pháp, sự lãnh đạo của Đảng trong củng cố, xây dựng liên
minh chiến đấu Việt – Lào giai đoạn đấu tranh thi hành Hiệp định Giơnevơ, củng cố
và phát triển lực lượng cách mạng của hai nước.
Chương 2: Sự lãnh đạo của Đảng đối với liên minh chiến đấu Việt Nam –
Lào giai đoạn chống chiến lược chiến tranh đặc biệt của đế quốc Mỹ (1961-1965)
Phân tích những chủ trương, biện pháp của Đảng trong việc củng cố liên

minh chiến đấu Việt – Lào giai đoạn đấu tranh chống chiến tranh đặc biệt của Mỹ,
phát triển lực lượng, bảo vệ và mở rộng vùng giải phóng.
Chương 3: Nhận xét và kinh nghiệm
Trên cơ sở những nhận xét, đánh giá về thành tựu, hạn chế, nguyên nhân hạn
chế trong sự lãnh đạo của Đảng đối với củng cố, xây dựng, phát triển liên minh
chiến đấu Việt – Lào, đúc rút một số kinh nghiệm quan trọng có cơ sở lý luận và
thực tiễn.

5


NỘI DUNG
Chƣơng 1
CHỦ TRƢƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI LIÊN MINH
CHIẾN ĐẤU VIỆT NAM – LÀO TRONG ĐẤU TRANH THỰC HIỆN HIỆP
ĐỊNH GIƠNEVƠ, CỦNG CỐ, PHÁT TRIỂN LỰC LƢỢNG CÁCH MẠNG
(1954-1960)
1.1. Khái quát về liên minh chiến đấu Việt – Lào thời kỳ chống thực dân
Pháp xâm lƣợc (1945-1954)
1.1.1. Yêu cầu khách quan hình thành liên minh chiến đấu Việt – Lào
Việt Nam và Lào là hai quốc gia láng giềng cùng nằm trên bán đảo Đông Dương.
Gần một thế kỷ dưới ách thống trị của thực dân Pháp, hai dân tộc đã gắn bó với nhau
trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung. Đặc biệt từ khi có sự lãnh đạo của ĐCSĐD
(tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam) và ĐNDCM Lào, hai dân tộc đã đắp xây nên
tình đoàn kết chiến đấu và mối quan hệ hữu nghị đặc biệt, một truyền thống quý báu tạo
nên sức mạnh vô địch đánh thắng kẻ thù xâm lược.
Từ nửa cuối thế kỷ XIX, để tiến hành xâm lược bán đảo Đông Dương, Pháp đã
tiến đánh Việt Nam, sau đó chiếm toàn bộ Campuchia vào năm 1863, đánh chiếm Lào
năm 1867. Đến năm 1893, Pháp thành lập Đông Dương thuộc Pháp và chia thành năm
xứ (Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ, Lào và Campuchia), thực hiện chính sách “chia để trị”.

Do cùng chung một kẻ thù và chung cảnh ngộ bị xâm lược, nhân dân Việt Nam
và nhân dân Lào đã tự nguyện liên kết nổi dậy đấu tranh chống thực dân Pháp với những
hình thức khác nhau1. Đứng trước một kẻ thù có tiềm lực kinh tế và quân sự lớn mạnh
như Pháp, muốn giành được thắng lợi, nhân dân Việt Nam và nhân dân Lào cần phải
phối hợp, phát huy sức mạnh nội lực, kết hợp với sức mạnh ngoại lực, gắn cuộc đấu

1

Ở Việt Nam, có phong trào Cần Vương (1885-1895) – phong trào xây dựng nhiều căn cứ ở vùng núi giáp biên giới
Việt – Lào. Ở Lào, có phong trào chống Pháp ở Áttapư do ông Khi Volảlạt lãnh đạo (1900-1901) hòa chung với
phong trào Phùmibun ở Trung Lào của Phò Càđuột (1901-1902) và cuộc khởi nghĩa ở Hạ Lào do ông Kẹo, ông
Cômmađăm lãnh đạo (1901-1937). Các cuộc khởi nghĩa đã có sự liên kết với các cuộc nổi dậy chống Pháp của bộ tộc
Xơ đăng ở Kon Tum năm 1918, của người Mông ở Tây Bắc Việt Nam do Chậu Phạpắtchây lãnh đạo, lan rộng ra ở
nhiều tỉnh Bắc Lào và Tây Bắc Việt Nam. Mặc dù phát triển khá mạnh mẽ, nhưng cuối cùng những cuộc khởi nghĩa
này vẫn thất bại.

6


tranh giải phóng dân tộc mỗi nước với sự nghiệp chung của các dân tộc trên bán đảo
Đông Dương.
Ngay từ rất sớm, trong những bài báo đầu tiên viết về Đông Dương vào năm
1921, Nguyễn Ái Quốc đã đặt niềm tin vào sức mạnh quật khởi của quần chúng
nhân dân1, nhận thấy rằng một trong những nguyên nhân gây ra sự suy yếu của các
dân tộc Đông Dương chính là sự biệt lập, dẫn đến sự thiếu tin cậy lẫn nhau trong
việc phối hợp hành động đấu tranh chống kẻ thù chung. Từ đó, Hồ Chí Minh dành
mối quan tâm đặc biệt đến Lào – người láng giềng thân thiết của Việt Nam, xác lập
nguyên tắc căn bản và nhất quán trong phương pháp xử lý mối quan hệ giữa cách
mạng Việt Nam và cách mạng Lào cũng như quan hệ giữa cách mạng ba nước
Đông Dương. Theo Hồ Chí Minh, do có mối quan hệ khăng khít về địa lý, hai dân

tộc Miên, Lào hoàn toàn giải phóng thì cuộc giải phóng của nhân dân Việt Nam mới
chắc chắn hoàn toàn; nhiệm vụ của Việt Nam là phải ra sức giúp đỡ kháng chiến
Miên, Lào một cách tích cực, thiết thực hơn vì giúp nhân dân nước bạn tức là tự
giúp mình. Nghị quyết Hội nghị tháng 10/1930 xác định đường lối cách mạng của
ba nước Đông Dương là: ba nước đều là thuộc địa của Pháp cho nên cần đoàn kết
chống ách thống trị của thực dân Pháp, giành độc lập dân tộc. Nhiệm vụ của Đảng
là phải khuếch trương phong trào đấu tranh cho đều khắp các xứ Đông Dương. Hội
nghị cũng quyết nghị đổi tên Đảng Cộng sản Việt Nam thành ĐCSĐD, mở rộng
phạm vi lãnh đạo của Đảng ra toàn cõi Đông Dương.
Theo Điều lệ Đảng, Đảng sẽ xây dựng tổ chức đều khắp ở Đông Dương.
Nhận thức sâu sắc vấn đề đó, nhiều chi bộ cộng sản đã được xây dựng ở Lào và
Campuchia2. Những sự kiện trên đã đánh dấu mốc lịch sử đấu tranh trong liên minh
giữa cách mạng Việt Nam với cách mạng Lào, mở ra thời kỳ phát triển về chất
trong mối quan hệ đoàn kết đấu tranh dưới sự lãnh đạo của một chính đảng.

1

Hồ Chí Minh cho rằng, đằng sau sự phục tùng tiêu cực, người Đông Dương giấu một cái gì đó đang sôi sục, đang
gào thét và sẽ bùng nổ một cách ghê gớm khi thời cơ đến... Sự tàn bạo của chủ nghĩa tư bản đã chuẩn bị đất rồi: chủ
nghĩa xã hội chỉ còn phải làm cái việc là gieo hạt giống của công cuộc giải phóng nữa thôi.
2
Ở Lào, những năm 1930-1933 đã xây dựng được các chi bộ ở Viêng Chăn, Thà Khẹc, Xa vẳn na khệt, Pắc Xế.
Tháng 9/1934, xứ ủy Ai Lao được thành lập chịu trách nhiệm lãnh đạo phong trào cách mạng Lào.

7


Trong những năm 1939-1945, nhân dân Đông Dương bị cả thực dân Pháp và
phát xít Nhật thống trị. Lúc này vấn đề đấu tranh không phải là giải phóng riêng rẽ
từng xứ, mà các dân tộc Đông Dương phải thành lập các đoàn thể phản đế để đi đến

thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất phản đế Đông Dương. Hội nghị Trung ương
lần thứ 8 (5/1941) khẳng định: “cuộc cách mạng Đông Dương trong giai đoạn hiện
nay là một cuộc cách mạng dân tộc giải phóng”; quyết định thành lập Việt Nam độc
lập đồng minh (Việt minh) đồng thời chủ trương hết sức giúp đỡ các dân tộc
Campuchia và Lào tổ chức Cao Miên độc lập đồng minh, Ai Lao độc lập đồng
minh.
Tháng 3/1945, khi Nhật đảo chính Pháp, ĐCSĐD ra Chỉ thị “Nhật, Pháp bắn
nhau và hành động của chúng ta”, chủ trương phát động cao trào kháng Nhật cứu nước
làm tiền đề cho Tổng khởi nghĩa. Cao trào kháng Nhật cứu nước ở Việt Nam đã tác động
và cổ vũ mạnh mẽ các lực lượng yêu nước Lào đấu tranh giành độc lập. Dưới sự lãnh
đạo của ĐCSĐD, tháng 8/1945, Việt Nam Tổng khởi nghĩa giành thắng lợi. Ngày
2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập tuyên bố trước thế giới sự ra
đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Cùng thời gian đó, nhân dân Lào có sự tham
gia của Việt kiều tại Lào dưới sự lãnh đạo của ĐCSĐD, đã tiến hành khởi nghĩa cướp
chính quyền ở một số thành phố, thị xã: Viêng Chăn, Thà Khẹc, Xa vẳn na khệt, Sầm
Nưa, Luông Pha băng. Sau đó, tháng 9/1945, tổ chức Lào Ítxalạ và Việt kiều yêu nước
đã nhất trí thành lập Liên quân Lào – Việt đặt dưới sự chỉ huy của một bộ tham mưu
chung do Quản Xỉng và Vũ Hữu Bỉnh đứng đầu, các Ủy ban phòng thủ Lào – Việt cũng
được tổ chức ở các địa phương.
Ngày 10/10/1945, Chính phủ Lào Ítxalạ được thành lập do Hoàng thân Phết xa
rạt đứng đầu, ông Khăm Mạo Vilay làm Thủ tướng, đến ngày 12/10/1945 Đại hội dân
chúng Lào bầu ra Chính phủ Lào độc lập, thông quan Hiến pháp, tuyên bố nền độc lập
của Lào.
Sau khi nước VNDCCH ra đời (2/9/1945) không bao lâu, ngày 23/9/1945,
thực dân Pháp nổ súng đánh chiếm Sài Gòn. Tiếp đó, chúng tiến sang đánh chiếm
Phnôm pênh đưa Xihanúc lên cầm quyền, đồng thời xúc tiến việc xâm lược Lào, mở

8



rộng chiến tranh ra toàn cõi Đông Dương. Một lần nữa nhân dân Việt Nam và nhân
dân Lào dưới sự lãnh đạo của ĐCSĐD lại phải tiến hành cuộc kháng chiến chống
thực dân Pháp xâm lược trong điều kiện quốc tế và tình hình hai nước có nhiều biến
động với những thuận lợi và khó khăn.
Năm 1945, chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, nhân loại bước vào thời kỳ
mới: sự hình thành hai hệ thống xã hội (chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản đối lập
nhau), tương quan lực lượng thế giới thay đổi có lợi cho xu hướng hòa bình, độc lập
dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội. Sự lớn mạnh của Liên Xô và các nước xã hội
chủ nghĩa ảnh hưởng đến chiều hướng phát triển của các trào lưu cách mạng, những
phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc trên thế giới.
Tuy nhiên, tình hình quốc tế cũng có những phức tạp mà biểu hiện ra là đối
đầu giữa hai khối: các nước tư bản chủ nghĩa đứng đầu là Mỹ - đế quốc ngày càng
lớn mạnh sau chiến tranh thế giới thứ hai, chi phối các nước tư bản chủ nghĩa khác
và ráo riết theo đuổi chiến lược toàn cầu phản cách mạng với hệ thống các nước xã
hội chủ nghĩa do Liên Xô đứng đầu là hệ thống tiêu biểu cho những xu hướng dân
chủ, cho lợi ích của các tầng lớp cần lao, cho ý chí của các dân tộc bị áp bức, của số
đông loài người. Dù là đối đầu nhưng cả hai phe Liên Xô và Mỹ vẫn tìm cách để
nhân nhượng nhau. Trong Chỉ thị Kháng chiến kiến quốc (25/11/1945), Trung ương
ĐCSĐD cho rằng: quan hệ giữa Liên Xô với Mỹ, Anh khá căng thẳng: Liên Xô tập
trung xây dựng đất nước, cải thiện đời sống nhân dân; còn Mỹ, Anh và Canađa định
lập khối Anglo-Saxon để chống lại Liên Xô, nhưng thái độ bình tĩnh của Liên Xô
lại làm Anh, Mỹ phải dè chừng.
Trước năm 1945, Mỹ luôn tìm cách gạt Pháp ra khỏi Đông Dương. Sau

khi Tổng thống Ru-

dơ-ven qua đời (4/1945), quan điểm của Mỹ về Đông Dương có sự thay đổi, mặc dù
Mỹ giữ thái độ trung lập nhưng vẫn ngầm tạo cơ hội cho Pháp quay trở lại xâm lược
Đông Dương.
Sự ra đời của nước VNDCCH và nước Lào tuyên bố độc lập đã khiến cho kẻ

thù của ba nước Đông Dương, của nhân dân tiến bộ trên thế giới phải câu kết lại với
nhau, nhằm thực hiện âm mưu xóa bỏ thành quả cách mạng của nhân dân Việt Nam,

9


Lào; ngăn chặn ảnh hưởng của cách mạng Việt Nam và Lào trong khu vực cũng
như trên trường quốc tế, khôi phục ách thống trị của chủ nghĩa thực dân đế quốc.
Cuối tháng 8/1945, gần 20 vạn quân Trung Hoa dân quốc chia thành nhiều
hướng khác nhau tiến vào bắc vĩ tuyến 16 của Việt Nam, Lào với sự hậu thuẫn của
Mỹ. Sau khi đưa quân chiếm đóng các thành phố, thị xã và các địa bàn trọng yếu,
những kẻ cầm đầu quân Trung Hoa dân quốc tuyên bố thời gian có mặt của chúng
tại Bắc vĩ tuyến 16 là không hạn định và thực hiện âm mưu tiêu diệt ĐCSĐD, giúp
bọn tay sai chống phá cách mạng Việt Nam và Lào.
Theo quyết định của Hội nghị Pốtxđam, Pháp bị gạt ra ngoài lề vấn đề Đông
Dương, nhưng trên thực tế việc để quân Anh vào giải giáp quân Nhật ở nam vĩ
tuyến 16, vô hình chung đã tạo điều kiện cho Pháp trở lại xâm lược bán đảo này.
Mặt khác, lợi dụng tình thế lúc bấy giờ, số quân Pháp dạt khỏi Đông Dương trong
cuộc đảo chính của quân Nhật cũng đang tìm cách trở lại bắc vĩ tuyến 16 Việt Nam
và Lào.
Đêm 22 rạng ngày 23/9/1945, quân Pháp nổ súng đánh chiếm một số công sở
ở thành phố Sài Gòn, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương lần thứ hai;
đồng thời, mở rộng chiến tranh ra toàn bộ Nam Bộ và Nam Trung Bộ, sang
Campuchia. Đầu tháng 9/1945, Pháp đưa quân vào nam vĩ tuyến 16 của Lào, thành
lập Bộ Tổng tham mưu của Pháp tại Lào. Trong khi đó, Sư đoàn 23 thuộc Quân
đoàn 60 quân Trung Hoa dân quốc tiến vào phía Bắc vĩ tuyến 16 của Lào chiếm
đóng các thị xã, thị trấn dọc sông Mê Kông, từ Phong Xa Lỳ đến Xa vẳn na khệt.
Như vậy, trước âm mưu từng bước mở rộng chiến tranh dùng lãnh thổ nước này
để xâm chiếm nước kia, biến Đông Dương thành thuộc địa của Pháp đã đặt ra yêu cầu
cho ba nước Việt Nam, Lào phải đoàn kết liên minh, tạo sức mạnh tổng hợp đánh bại âm

mưu thủ đoạn của kẻ thù, thực hiện mục tiêu giải phóng dân tộc.
1.1.2. Quá trình hình thành, phát triển liên minh chiến đấu Việt – Lào
Sự trở lại xâm lược và thống trị của Pháp ở Đông Dương đã đưa hai dân tộc
Việt Nam và Lào cùng sát cánh bên nhau chống kẻ thù chung là thực dân Pháp. Nhu
cầu hợp tác, giúp đỡ trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của hai

10


nước xuất phát từ hai phía: Lào cần có sự giúp đỡ, hỗ trợ của Việt Nam và ngược lại
Việt Nam cũng vậy. Cuộc đấu tranh bảo vệ nền độc lập của nhân dân mỗi nước
cũng chính là cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung vì mục tiêu chung của toàn bán
đảo trên cơ sở đôi bên cùng có lợi, đưa sự nghiệp cách mạng vững chắc tiến lên.
Trên thực tế, cuộc chiến đấu chống thực dân Pháp xâm lược đã bắt đầu ngay
trong quá trình tiến hành tổng khởi nghĩa giành chính quyền ở Lào. Bước vào cuộc
chiến đấu mới, nhân dân Lào cũng như nhân dân các nước Đông Dương có những
điều kiện thuận lợi: ĐCSĐD vẫn là người chỉ huy chung cách mạng ba nước Đông
Dương; sự ra đời của nước VNDCCH; sự ra đời của Chính phủ lâm thời Lào Ítxalạ;
sự ủng hộ của nhân dân Campuchia. Khi thực dân Pháp triển khai kế hoạch xâm
chiếm toàn Đông Dương vào tháng 9/1945, cuộc chiến đấu chống Pháp của nhân
dân Lào, nhân dân Việt Nam và nhân dân Campuchia đã hợp thành một chiến
trường Đông Dương thống nhất.
Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công song Việt Nam đang phải đối
diện với nhiều khó khăn thử thách. Để bảo vệ chế độ dân chủ cộng hòa, Hồ Chí
Minh và Nhà nước Việt Nam đã có đường lối ngoại giao phù hợp với từng đối
tượng kẻ thù và với hai nước láng giềng. Thông cáo về chính sách ngoại giao của
Chính phủ lâm thời nước VNDCCH, xác định với Lào và Campuchia thì phải lấy
dân tộc tự quyết làm nền tảng, giúp đỡ lẫn nhau và sánh vai ngang hàng mà tiến
hóa.
Sau khi Chính phủ lâm thời Ítxalạ được thành lập, tuyên bố Lào độc lập do

Hoàng thân Phết Xa Rạt làm Quốc trưởng, ngày 14/10/1945, VNDCCH chính thức
công nhận Chính phủ độc lập Lào, thiết lập quan hệ ngoại giao với nhà nước Lào.
Tiếp đó, ngày 16/10/1945, hai nước đã ký kết Hiệp ước tương trợ Việt Nam – Lào,
đến ngày 30/10/1945, Chính phủ VNDCCH và Chính phủ Lào ký Hiệp định thành
lập Liên quân Lào – Việt Nam do Hoàng thân Xuphanuvông làm Tổng chỉ huy.
Việc ký kết các Hiệp định giữa hai Chính phủ đã tạo cơ sở pháp lý để hai nước hợp
tác, liên minh chiến đấu chống quân xâm lược. Trong tháng 10/1945, Hoàng thân
Xuphanuvông đã tuyên bố Lào và Việt Nam cùng chung một nguyện vọng duy nhất

11


là có nền độc lập và quyền dân chủ thực sự dưới sự lãnh đạo duy nhất của ĐCSĐD.
Tuy nhiên, điểm yếu của cách mạng Lào trong giai đoạn này là thiếu cơ sở ở vùng
nông thôn và vùng rừng núi - là những địa bàn chiến lược quan trọng. Sau những
cuộc chiến đấu oanh liệt của liên quân Lào – Việt diễn ra trong đô thị và vùng phụ
cận, Ban Thường vụ Trung ương ĐCSĐD chỉ thị cho xứ ủy Lào: “Phải tăng gia
công việc võ trang tuyên truyền vận động quần chúng nhân dân ở thôn quê làm cho
Mặt trận thống nhất kháng Pháp của Lào – Việt lan rộng và chiến tranh du kích nảy
nở ở thôn quê đặng bao vây lại quân Pháp ở những nơi sào huyệt của chúng và quét
sạch chúng khỏi đất Lào” [45, tr.32]. Tiếp đó, Chỉ thị tháng 3/1948 về phương
châm, phương hướng hoạt động trên các mặt trận Lào, Miên của Bộ Tổng chỉ huy
cũng nhấn mạnh công tác trước mắt là giúp các lực lượng kháng chiến của hai nước
xây dựng cơ sở chính trị; coi trọng việc bảo tồn lực lượng; cử cán bộ chính trị, vũ
trang tuyên truyền hoạt động sâu trong vùng địch tạm chiếm, nếu có điều kiện thì
thành lập căn cứ địa và khu giải phóng.
Theo yêu cầu của cuộc kháng chiến ở Lào, để đối phó với các kế hoạch đánh
chiếm các cứ điểm trên các trục đường chính, các thị xã như Xa ra van, Pạc Xế, các
tỉnh Trung và Thượng Lào... của Pháp, Liên quân Lào – Việt đã được tổ chức ở
nhiều nơi. Các đơn vị bộ đội địa phương (Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng

Trị) được điều động lên hoạt động tại vùng giáp biên giới Việt – Lào; xây dựng lực
lượng ở các thành phố, thị xã ở Lào. Tại Viêng Chăn, tập hợp được hơn 600 người
tổ chức thành 4 đại đội chiến đấu gồm 3 đại đội Việt kiều và một đại đội Lào Ítxalạ.
Xa vẳn na khệt tập hợp được hơn 200 quân tổ chức thành hai đại đội chiến đấu của
Lào Ítxalạ và Việt kiều giải phóng quân. Thà Khẹc tập hợp được hơn 800 quân tổ
chức thành 4 đại đội chiến đấu gồm 2 đại đội Lào Ítxalạ và 2 đại đội Việt kiều giải
phóng quân. Với sự giúp đỡ của Liên quân Lào – Việt, quân dân Lào đã chiến đấu
và bảo vệ các thành phố, thị trấn: Viêng Chăn, Khăm Cợt, Na Pê, đường 9, Bản
Cơn, làm thất bại một bước kế hoạch tấn công lấn chiếm của địch, buộc chúng phải
co về phòng thủ, giữ các địa bàn đang chiếm đóng. Ngoài ra, Ban Chỉ huy liên quân
Lào – Việt còn mở các lớp huấn luyện quân sự cho dân quân tự vệ, các lớp bồi

12


dưỡng ngắn ngày cho cán bộ trung đội, tiểu đội. Mặc dù Chính phủ VNDCCH chưa
có điều kiện để đặt quan hệ với Chính phủ Hoàng gia Lào và Chính phủ Hoàng gia
Campuchia nhưng lại có điều kiện thắt chặt mối quan hệ hữu nghị với nhân dân hai
nước. Đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng Lào, đầu năm 1947, nhiều tỉnh thuộc
chiến khu IV Việt Nam đã tổ chức Ban Biên chính để liên hệ, phối hợp và giúp đỡ
các địa phương Lào kề cận đẩy mạnh đấu tranh. Các lực lượng vũ trang tỉnh Thanh
Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị phối hợp chặt chẽ với bộ đội Lào,
tăng cường hoạt động gây cơ sở trong vùng đồng bào dân tộc ít người ở biên giới
tạo chỗ đứng chân để tuyên truyền, vận động nhân dân các bộ tộc Lào tham gia
kháng chiến. Đến năm 1948, phong trào kháng chiến ở Lào đã bám rễ ở nhiều vùng
nông thôn rộng lớn, các khối đoàn kết nhân dân được củng cố, nhiều căn cứ địa
kháng chiến được thành lập1. Đầu năm 1948, Trung ương Đảng đã phân công Tổng
tư lệnh quân đội Võ Nguyên Giáp chỉ đạo công tác giúp cách mạng Lào và theo dõi
giúp cách mạng Campuchia. Trung ương Đảng chỉ rõ một trong những yêu cầu
quan trọng để phát triển phong trào cách mạng ở Lào và Campuchia lúc này là phải

tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng trong điều kiện ĐCSĐD đang phải hoạt động
bí mật, chưa có điều kiện thành lập ở mỗi nước một chính đảng riêng. ĐCSĐD có
trách nhiệm lãnh đạo phối hợp cuộc kháng kháng chiến của ba dân tộc. Tháng
3/1948, Bộ Tổng tư lệnh QĐND Việt Nam đã ra Chỉ thị số 1LV/TCU về Phương
châm – phương hướng hoạt động cho các cấp chỉ huy và bộ đội hoạt động trên mặt
trận Lào – Miên. Chỉ thị đã đánh giá tầm quan trọng chiến lược của Mặt trận Lào –
Miên đối với cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam, phải “ngăn cản không cho
phép quân Pháp trút hết lực lượng để tiến công ta” [14, tr.193] và “sẽ có tác dụng
rất lớn trong giai đoạn tổng phản công sau này” [14, tr.194]. Vì vậy, trong điều kiện
lịch sử mới, ĐCSĐD phải đề ra chủ trương phù hợp để lãnh đạo liên minh Việt –
Lào phối hợp chiến đấu giữa chiến trường hai nước.

1

Như ở Sầm Nưa, Viêng Chăn, phía Bắc, Tây bắc vùng Mường Phương, Nậm Tồn, Bản Hẹ, Na phô, Noọng
Sua, Xay Nha Bu Li…Phía Đông Lào giáp với biên giới Việt Nam cũng hình thành những căn cứ kháng
chiến bám trụ trên đất Lào như khu đường 9, đường 8, đường 7; phía Nam Lào, phía Tây Bắc Lào (Nam
Huội Sài)...

13


Trước những chuyển biến mới của cách mạng hai nước, ngày 30/10/1949,
Ban Thường vụ Trung ương ĐCSĐD quyết định các lực lượng quân sự của Việt
Nam được cử sang chiến đấu giúp Lào tổ chức thành hệ thống riêng lấy danh nghĩa
là Quân tình nguyện. Đây là mốc lịch sử quan trọng đánh dấu bước phát triển và
trưởng thành của các lực lượng quân sự Việt Nam giúp Lào trên chiến trường Lào.
Từ sau khi chiến dịch Việt Bắc giành thắng lợi năm 1947 đến đầu năm 1949,
tương quan so sánh lực lượng đã cho phép cách mạng Việt Nam chuyển sang thế
tổng phản công trên toàn chiến trường. Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung

ương ĐCSĐD họp từ ngày 21/1 đến 3/2/1950 nhận định: “Đông Dương là một
chiến trường duy nhất, chiến lược tổng phản công bao trùm cả Việt Nam, Ai Lao và
Cao Miên”... Hội nghị cũng chỉ rõ vị trí của mặt trận Lào và Campuchia là hai “mặt
trận sơ hở của địch”, có tác dụng “kiềm chế quân địch và phối hợp với mặt trận
chính trị ở Việt Nam”. Hội nghị đã đề ra phương châm xây dựng và phát triển Đảng
bộ Miên, Lào: Lấy việc kết nạp đảng viên người Miên, Lào làm cốt yếu.
Từ ngày 13-15/8/1950, Đại hội quốc dân Lào (Mặt trận Lào kháng chiến)
được tổ chức tại Tuyên Quang – Việt Nam. Đại hội quyết định thành lập Mặt trận
dân tộc thống nhất tức Neo Lào Ítxalạ và Chính phủ kháng chiến Lào. Đại hội quốc
dân Lào đã đánh dấu bước phát triển mới trong quá trình phát triển của cách mạng
Lào, đồng thời mở ra một giai đoạn mới của quan hệ đoàn kết chiến lược Việt Lào.
Trên cơ sở những thắng lợi quân sự đã đạt được trong những năm 19451950, tháng 2/1951, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II ĐCSĐD tổ chức tại Tuyên
Quang - Việt Nam. Đại hội chỉ rõ phải “tích cực giúp đỡ các dân tộc Miên, Lào đẩy
mạnh kháng chiến, đặng phối hợp chặt chẽ với cuộc kháng chiến của Việt Nam.
Giúp đỡ cách mạng Miên và Lào về vật chất và tinh thần, đặc biệt giúp đỡ đào tạo
cán bộ và kinh nghiệm tổ chức và đấu tranh” [12, tr 148]. Để sự lãnh đạo cách mạng
dân tộc giải phóng của Lào và Campuchia thích hợp với tình hình hai nước và tình
hình thế giới hiện tại, Đại hội đã quyết nghị giúp đỡ những người cách mạng tiên
tiến Lào, Campuchia thành lập ở mỗi nước một chính Đảng nhân dân cách mạng.

14


Thực hiện Nghị quyết của Đại hội, những đảng viên cộng sản Lào và Campuchia đã
xúc tiến thành lập ĐND Lào và ĐND cách mạng Khơ Me.
Tháng 3/1951, Hội nghị nhân dân ba nước Đông Dương đã được tổ chức tại
Việt Bắc – Việt Nam, quyết định thành lập khối Liên minh nhân dân Việt – Miên –
Lào, dựa trên nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, tương trợ và tôn trọng chủ quyền
của nhau nhằm mục tiêu đánh đuổi bọn xâm lược Pháp và can thiệp Mỹ, làm cho
mỗi nước hoàn toàn độc lập. Sự kiện này đánh dấu sự phối hợp liên minh chiến đấu

giữa ba dân tộc Đông Dương trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung được nâng
lên tầm cao mới. Đoàn kết Đông Dương tạo ra một nhân tố chiến lược đảm bảo
thắng lợi cho cuộc kháng chiến của mỗi nước.
Thực hiện nhiệm vụ quốc tế ở Lào và Campuchia, cán bộ và quân tình
nguyện Việt Nam được cử sang đã giúp đỡ cán bộ, nhân dân và chiến sĩ nước Lào
xây dựng cơ sở chính trị và vũ trang quần chúng, phát động chiến tranh du kích
rộng khắp. Trong năm 1951, Chính phủ nước VNDCCH đã chủ trương đẩy mạnh
chi viện quân sự cho các chiến trường Lào, lực lượng cán bộ và bộ đội tăng lên
12000 quân gồm Thượng Lào hơn 6000 quân, Trung Lào hơn 3000 quân và Hạ Lào
hơn 2000 quân.
Tháng 4/1951, Trung ương ĐLĐVN quyết định thành lập Ban cán sự Đảng ở
Mặt trận Thượng Lào do Mai Côn làm Bí thư; các Ban cán sự ở Trung và Hạ Lào
cũng được bổ sung, kiện toàn. Trong hai năm 1951-1952, ĐLĐVN đã ra hoạt động
công khai và thành lập Ủy ban hành động Việt – Miên – Lào củng cố khối đoàn kết
thống nhất và liên minh chiến đấu giữa nhân dân ba nước.
Do Thượng Lào lại đang là chỗ yếu và sơ hở của địch, nên ngày 3/2/1953
Chính phủ nước VNDCCH và Chính phủ kháng chiến Lào quyết định phối hợp mở
chiến dịch Thượng Lào, giải phóng tỉnh Sầm Nưa. Chiến dịch Thượng Lào thắng
lợi đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc nối thông hậu phương kháng chiến của cách
mạng Lào với vùng tự do của cách mạng Việt Nam, tạo thế phối hợp chiến lược
giữa cách mạng Việt Nam và cách mạng Lào.

15


Những thất bại liên tiếp ở Tây Bắc và Thượng Lào đã làm cho Pháp gặp
nhiều khó khăn nhưng vẫn cố kéo dài chiến tranh xâm lược. Nhằm đánh một đòn
quyết định tiêu diệt sinh lực định, kết thúc chiến tranh, Đảng, Quân ủy Trung ương
đưa ra kế hoạch tác chiến Đông Xuân 1953-1954, tiến công tiêu diệt địch ở Lai
Châu và giải phóng Tây Bắc, phối hợp với quân dân Lào giải phóng Phong Xa Lỳ,

đánh địch ở Trung và Hạ Lào và Đông Bắc Campuchia; mở rộng vùng giải phóng
sau lưng Sài Gòn; đánh thông đường chiến lược Bắc – Nam Đông Dương; giành địa
bàn chiến lược Tây Nguyên, phá âm mưu bình định miền Nam của địch.
Sau hơn 2 tháng chiến đấu, liên quân Lào – Việt đã giải phóng Trung và Hạ
Lào, góp phần làm phá sản kế hoạch Nava của Pháp, buộc Pháp phải rút về cố thủ
tại Điện Biên Phủ và xây dựng thành một pháo đài kiên cố. Điện Biên Phủ trở thành
điểm trung tâm của kế hoạch Nava. Ngày 6/12/1953, Bộ Chính trị Trung ương
ĐLĐVN quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ. Sau 55 ngày đêm chiến đấu,
chiến dịch kết thúc thắng lợi. Đây là thắng lợi to lớn của nhân dân Việt Nam và
cũng là thắng lợi của khối đoàn kết, liên minh chiến đấu giữa quân đội và nhân dân
ba nước Việt Nam, Lào và Campuchia trong đó Việt Nam làm trụ cột. Thắng lợi đã
tạo điều kiện thuận lợi để ba nước Đông Dương đấu tranh trên mặt trận ngoại giao.
Ngày 21/7/1954, Pháp buộc phải ký Hiệp nghị Giơnevơ về việc chấm dứt chiến
tranh lập lại hòa bình ở Đông Dương, thừa nhận nền độc lập, thống nhất, toàn vẹn
lãnh thổ của ba nước Đông Dương, buộc quân đội viễn chinh Pháp phải rút khỏi
toàn bộ Đông Dương, chấm dứt sự thống trị của chủ nghĩa thực dân cũ trên toàn bán
đảo Đông Dương. Với việc ký kết hiệp định Giơnevơ, cách mạng hai nước Việt
Nam và Lào bước vào thời kỳ mới: thời kỳ tập trung xây dựng lực lượng để giữ
vững hòa bình, giành độc lập thống nhất ở mỗi nước.
1.2. Hoàn cảnh lịch sử và chủ trƣơng đối với liên minh chiến đấu Việt –
Lào của Đảng
1.2.1. Hoàn cảnh lịch sử
Việc ký kết hiệp định đình chiến ở Đông Dương là thắng lợi vĩ đại của nhân
dân Việt Nam, nhân dân Lào và nhân dân Campuchia. Đó là kết quả của cuộc đấu

16


tranh giải phóng dân tộc chống đế quốc gần một thế kỷ của nhân dân Đông Dương.
Thắng lợi của cách mạng Việt Nam cũng chính là thất bại của chủ nghĩa thực dân

xâm lược muốn nô dịch nhân dân Đông Dương; thất bại của đế quốc Mỹ đang âm
mưu biến Đông Dương thành thuộc địa và căn cứ chiến lược của Mỹ, thất bại của
lực lượng tay sai đế quốc Mỹ và thực dân hiếu chiến Pháp, cam tâm bán nước.
Nhưng ký kết Hiệp định đình chiến chưa phải là đã thực hiện đình chiến, bởi mặc
dù có tham gia Hội nghị Giơnevơ nhưng Chính phủ Mỹ đã tuyên bố không bị ràng
buộc bởi Hiệp định này và ra sức cản trở việc thực hiện Hiệp định cũng như tìm
cách thay thế Pháp ngày càng can thiệp sâu hơn vào Đông Dương. Mỹ đang đẩy
mạnh tiến tới việc thành lập “khối phòng thủ Đông Nam Á”. Mỹ không những là kẻ
thù của nhân dân thế giới, mà Mỹ đang biến thành kẻ thù chính và trực tiếp của
nhân dân Việt – Miên – Lào.
Ngay sau khi Pháp rút khỏi Đông Dương, chính sách của Mỹ ở Lào và Nam
Việt Nam, Campuchia là chính sách can thiệp và xâm lược dưới những hình thức và
thủ đoạn khác nhau.
Ở Việt Nam, Mỹ vừa gây áp lực buộc Pháp phải rời khỏi miền Nam, đồng
thời đưa thêm cố vấn, chuyên gia quân sự, vũ khí đạn dược để xây dựng chính
quyền Sài Gòn, âm mưu chia cắt lâu dài đất nước ta. Mỹ còn đe dọa các lực lượng
cách mạng và phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á.
Tại Lào, cách mạng Lào đã chuyển giai đoạn từ đấu tranh vũ trang là chủ yếu
sang đấu tranh chính trị là chủ yếu kết hợp với đấu tranh vũ trang. Đối mặt với nhân
dân Lào, với cách mạng Lào không phải là thực dân Pháp đã suy yếu mà là đế quốc
Mỹ - một kẻ thù có lực lượng và tiềm năng lớn, đứng đầu phe đế quốc. Từ năm
1954 trở đi, đế quốc Mỹ trở thành đối tượng chủ yếu của cách mạng Lào. Âm mưu
cơ bản của Mỹ là tiêu diệt lực lượng cách mạng Lào biến Lào thành thuộc địa kiểu
mới, một căn cứ quân sự nhằm ngăn chặn ảnh hưởng của chủ nghĩa xã hội ở Đông
Nam Á, bảo vệ những căn cứ quân sự của Mỹ ở Thái Lan. Mỹ không tổ chức ngay
phái đoàn cố vấn quân sự, mà lập một cơ quan gọi là “Cơ quan đánh giá chương
trình viện trợ” trực thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ có nhiệm vụ thảo kế hoạch viện trợ

17



quân sự, đảm nhiệm việc phân phối trang bị vũ khí và huấn luyện các lực lượng vũ
trang.
Sau khi Pháp rút khỏi Đông Dương, chính sách của Mỹ ở Lào và Nam Việt Nam là
chính sách can thiệp và xâm lược dưới những hình thức và thủ đoạn tinh vi của chủ nghĩa
thực dân mới. Sau Hiệp định Giơnevơ, lực lượng kháng chiến Lào tập kết về hai tỉnh
Hủa-phăn (căn cứ Sầm Nưa) và Phong Xa Lỳ1. Chính quyền Viêng Chăn vẫn giành
quyền kiểm soát đại bộ phận lãnh thổ Lào (10 tỉnh). Thực hiện âm mưu tiêu diệt lực
lượng kháng chiến Lào, Mỹ ồ ạt viện trợ kinh tế, quân sự 2 cho chính quyền, quân
đội Viêng Chăn3, từng bước chi phối mọi mặt ở Lào.
Để mở rộng xâm lược ba nước Đông Dương, Mỹ đã lôi kéo một số nước đồng
minh và chư hầu thành lập khối quân sự Đông Nam Á (SEATO), ngang nhiên đặt Việt
Nam, Lào, Campuchia trong sự bảo trợ của khối xâm lược này. Bộ Chính trị đã nhận định,
trong điều kiện hiện nay “việc thi hành hiệp định đình chiến là việc mới, là một cuộc đấu
tranh gay go với địch” .Trong tình hình mới, khẩu hiệu mới của cách mạng Việt Nam là
“hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ” thay cho khẩu hiệu “kháng chiến đến cùng” trước
kia. Mặc dù, sau Hiệp nghị Giơnevơ, lực lượng cách mạng của ba nước Đông Dương ngày
càng phát triển và có những thuận lợi đáng kể nhất là việc mở rộng quan hệ ngoại giao với
các nước trên thế giới, nhưng để đối phó với âm mưu mới của Mỹ đòi hỏi nhân dân Việt
1

Hai tỉnh Sầm Nưa, Phong Xa Lỳ và một dãy hành lang nối liền hai tỉnh, xuyên qua phía đông tỉnh Luông
Phra Băng, gọi là “Đàn Pẹt” (tiểu khu 8) - một vùng rừng núi hiểm trở với diện tích khoảng 32.770 km2, nơi
cư trú của 32 vạn dân gồm nhiều bộ tộc sống xen kẽ nhau, từng là vùng căn cứ Trung ương cách mạng Lào
trong kháng chiến chống thực dân Pháp, nối liền với khu Tây Bắc và Liên khu 4 (Việt Nam) trở thành chỗ
đứng chân của lực lượng cách mạng Lào sau Hiệp định Geneve. Trong khi quân tình nguyện Việt Nam rút về
nước, quân Pháp triệt thoái khỏi Lào trong thời hạn 120 ngày (kể từ ngày ký Hiệp định Giơ-ne-vơ), các lực
lượng cách mạng Lào từ khắp nơi trong cả nước chuyển về tập kết ở hai tỉnh Sầm Nưa và Phong Xa Lỳ, chờ
hai phái Pa-thét Lào và Chính phủ Vương quốc Lào đàm phán tìm giải pháp chính trị hoà hợp dân tộc, bảo
đảm quyền tự do cho nhân dân xây dựng lại cuộc sống ấm no hạnh phúc.

2
Trong 20 năm (1955-1975), Mỹ đã viện trợ vào Lào gần 4 tỷ đôla, trong đó viện trợ quân sự chiếm 3 tỷ
đôla. Giai đoạn 1955 - 1961, viện trợ bình quân mỗi năm 220 triệu đôla; 1962-1971 bình quân 220 triệu đôla
và giai đoạn 1972 - 1975 bình quân mỗi năm 260 triệu đôla (Nguồn: Nguyễn Hùng Phi - TS Buasi
Chalơnsúc: Lịch sử Lào hiện đại, Tập II, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006, tr.28-29).
3
Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ, quân đội Viêng Chăn (còn được gọi là “quân đội quốc gia Lào”) do Pháp xây
dựng còn khoảng 10.000 quân có trang bị vũ khí kém và phụ thuộc nặng nền vào Pháp. Đế quốc Mỹ đã tổ
chức, xây dựng, huấn luyện và phát triển đội quân này nhanh chóng nhằm phục vụ cuộc chiến tranh xâm lược
thực dân của Mỹ bởi như chính các nhà chính trị, quân sự Mỹ đã nói: “Quân đội Hoàng gia Lào đã ra đời với
sự trả giá của những người nộp thuế của nước Mỹ” (Nguồn: Pi-tơ A. Pu-lơ, Nước Mỹ và Đông Dương từ Rudơ-ven đến Ních-xơn, Nxb. Thông tin lí luận, Hà Nội, 1986, tr.79). Đến năm 1955, quân số đạt 25.000, cuối
1960 lên 44.000 người và cuối 1965 lên 70.000 người.

18


Nam, Lào và Campuchia phải tập trung mũi nhọn vào đế quốc Mỹ. Vấn đề đấu tranh
ngoại giao Việt Nam tiến hành trên cả hai mặt trận: trong nước và ở Hội nghị Giơnevơ.
Cách mạng Việt Nam đã giành được thắng lợi lớn ở Điện Biên Phủ cũng như trên chiến
trường toàn quốc; các nước Liên Xô và Trung Quốc, nhân dân Pháp và nhân dân yêu
chuộng hòa bình thế giới luôn ủng hộ cho cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân Việt
Nam. Vì những lẽ đó mà mặc dù đế quốc Mỹ và thực dân Pháp ra sức phá hoại nhưng
Hiệp nghị Giơnevơ vẫn giành được những thành tích nhất định. Tuy nhiên, như vậy thì Mỹ
và Pháp cũng sẽ vẫn tiếp tục phá hoại và sẽ tiếp tục phá hoại ráo riết hơn nữa.
Thực hiện điều khoản trong Hiệp định Giơnevơ, lực lượng quân tình nguyện Việt
Nam sẽ rút khỏi Lào trong vòng 120 ngày, lực lượng Pa thét Lào hoàn thành việc chuyển
quân tập kết về hai tỉnh Sầm Nưa và Phong Xa Lỳ. Trong thời gian này, Mỹ đã lập Chính
phủ thân Mỹ có nhiều phần tử phản động do Cà tày cầm đầu. Chính phủ này đã ráo riết
tiến hành các hành động chống phá Hiệp định Giơnevơ, vu cáo Pa thét Lào, vu cáo
VNDCCH, chuẩn bị gây lại chiến tranh Đông Dương. Mỹ còn đẩy mạnh chuẩn bị lực

lượng vũ trang để tấn công quân sự hai tỉnh tập kết nhằm tiêu diệt lực lượng Pa thét Lào.
Trong khi đó, quân tình nguyện Việt Nam đã rút về nước, đòi hỏi ĐND Lào và ĐLĐVN
cần có đường lối cách mạng kịp thời.
1.2.2. Chủ trương đối với liên minh chiến đấu Việt - Lào
Trong Báo cáo Về tình hình mới và nhiệm vụ mới tại Hội nghị Ban Chấp hành
Trung ương Đảng lần thứ 6 (mở rộng) tháng 7/1954, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Mỹ
đang biến thành kẻ thù chính và trực tiếp của nhân dân Việt – Miên – Lào”. Tình hình mới
định ra ba nhiệm vụ mới là:
“1- Tranh thủ và củng cố hòa bình, thực hiện thống nhất, hoàn thành độc lập, dân
chủ trong toàn quốc.
2- Tăng cường lực lượng quân đội nhân dân, xây dựng một QĐND mạnh mẽ và
thích hợp với yêu cầu của tình thế mới.
3- Tiếp tục thực hiện người cày có ruộng; ra sức phục hồi sản xuất, chuẩn bị điều
kiện kiến thiết nước nhà” [78].

19


×