Tải bản đầy đủ (.pdf) (217 trang)

Tư tưởng chỉ đạo và tổ chức thực hiện,giành thắng lợi quyết định của đảng trong sự nghiệp kháng chiến chống mỹ, cứu nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.43 MB, 217 trang )

Đại học quốc gia hà nội
Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn
---------------------------------

Phạm Thị Trọng Hiếu

Tư tưởng chỉ đạo và tổ chức thực hiện
giành thắng lợi quyết định của đảng trong
sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước

Luận văn thạc sĩ khoa học lịch sử

Hà Nội - 2008

1


Đại học quốc gia hà nội
Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn
----------------------------------

Phạm Thị Trọng Hiếu

Tư tưởng chỉ đạo và tổ chức thực hiện
giành thắng lợi quyết định của đảng trong
sự nghiệp kháng chiến chống mỹ, cứu nước

Chuyên ngành : Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Mã số

: 602256



Luận văn thạc sĩ khoa học lịch sử
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn đình lê

Hà Nội - 2008

2


Bảng chú thích các chữ cái viết tắt

Ban Chấp hành

BCH

Bộ Chính trị

BCT

Chủ nghĩa xã hội

CNXH

Chủ nghĩa tư bản

CNTB

Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam

MTDTGPMNVN


Miền Bắc Việt Nam

MBVN

Miền Nam Việt Nam

MNVN

Nhà xuất bản

Nxb

Tổng công kích, tổng khởi nghĩa

TCK,TKN

Tư bản chủ nghĩa

TBCN

Xã hội chủ nghĩa

XHCN

3


Mục lục


Trang
Mở đầu

1

Chương 1 bối cảnh lịch sử ra đời đường lối kháng chiến chống mỹ, cứu nước của

8

1.1. Điều kiện khách quan của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước

8

Đảng ta

1.2. Điều kiện chủ quan của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước
Chương 2 Quá trình Đảng chỉ đạo và tổ chức thực hiện giành thắng lợi quyết định
trong kháng chiến chống mỹ, cứu nước

28
44

2.1. Trong những năm chống “chiến tranh đặc biệt” (1961-1965)

44

2.2. Chỉ đạo giành thắng lợi quân sự, chính trị trong những năm (19651968)

68


2.3. Chỉ đạo tiến lên giành thắng lợi quyết định trong những năm (1969 - 1973)

102

một số vấn đề rút ra từ chỉ đạo và tổ chức thực hiện giành thắng lợi quyết
định của Đảng trong kháng chiến chống mỹ, cứu nước

130

3.1. Bám sát thực tiễn cách mạng, đề ra đường lối chiến lược đúng đắn, tổ
chức thực hiện sáng tạo, linh hoạt, hiệu quả cao

130

3.2. Tuân thủ những nguyên tắc trong thực hành tư tưởng chiến lược tấn
công; thực hiện những “quả đấm chủ lực”, đảm bảo giành thắng lợi
quyết định, buộc địch từng bước xuống thang chiến tranh

133

3.3. Trên cơ sở quán triệt tư tưởng chiến lược tấn công, nắm vững và giải
quyết tốt mối quan hệ giữa đánh lâu dài với tranh thủ thời cơ, giành
thắng lợi quyết định trong thời gian tương đối ngắn, tạo ra bước ngoặt
mới về chiến lược, làm thay đổi cục diện chiến tranh

139

3.4 Đánh giá đúng kẻ thù, nắm vững mục tiêu cuối cùng của cách mạng, để
ra các nghị quyết đúng đắn để chỉ đạo toàn quân, toàn dân, giành thắng
lợi quyết định trong những điều kiện cụ thể, tiến tới giành thắng lợi

hoàn toàn

144

3.5 Nhận thức đúng, vận dụng sáng tạo quy luật chiến tranh cách mạng,
biết khơi dậy và phát huy cao độ vai trò của nhân tố con người trong
việc thực hiện các quyết định chiến lược

149

Chương 3

Kết luận

161

Tài liệu tham khảo

165

Phụ lục

175

4


Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
Kháng chiến chống Mỹ cứu nước là cuộc đấu tranh gay go, ác liệt nhất

trong lịch sử chống ngoại xâm của nhân dân ta. Thắng lợi của cuộc đấu tranh
này có ý nghĩa hết sức to lớn đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam và thế
giới. Thắng lợi này “mãi mãi được ghi vào lịch sử dân tộc ta như một trong
những trang chói lọi nhất, một biểu tượng sáng ngời về sự toàn thắng của chủ
nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ con người, và đi vào lịch sử thế giới như
một chiến công vĩ đại của thế kỷ XX, một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế
to lớn và có tính thời đại sâu sắc” [42, tr.471]. Nó đã chấm dứt sự thống trị
của chủ nghĩa đế quốc và xóa bỏ chế độ phong kiến ở nước ta, đưa nước ta
bước vào kỷ nguyên mới: kỷ nguyên độc lập, thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã
hội. Đến nay, ý nghĩa lịch sử và những bài học kinh nghiệm của cuộc kháng
chiến chống Mỹ, cứu nước vẫn còn giữ nguyên giá trị, đặc biệt trong giai
đoạn hiện nay, những kinh nghiệm đó sẽ góp phần quan trọng giúp ta thực
hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đã chiến đấu anh dũng, đánh
thắng các chiến lược chiến tranh nằm trong chiến lược toàn cầu phản
cách mạng mà Mỹ đã áp dụng ở Việt Nam. Trong thời gian từ 1961 đến
1975, với sự tập trung cao nhất về tài chính và quân sự, Mỹ đã triển khai
các chiến lược “chiến tranh đặc biệt”, “chiến tranh cục bộ” và “Việt Nam
hoá chiến tranh” nhằm mục đích tiêu diệt lực lượng cách mạng của ta,
ngăn chặn làn sóng chủ nghĩa cộng sản tràn xuống khu vực Đông Nam á.
Sớm nhận thấy đế quốc Mỹ là một kẻ thù nguy hiểm có sức mạnh tài
chính và quân sự vô cùng to lớn, chúng ta không thể cùng một lúc đánh
bại cả đế quốc Mỹ và nguỵ quân, nguỵ quyền nên Đảng ta đã có một

5


quyết định quan trọng trong chỉ đạo chiến lược kiềm chế địch, giành
thắng lợi từng bước tiến lên giành thắng lợi quyết định và từ đó tạo nên
chiến thắng lịch sử mùa xuân 1975. Đó là bước quá độ từ thắng lợi quyết

định trên chiến trường trước khi tiến lên giành thắng lợi hoàn toàn (có
nghĩa là phải “đánh cho Mỹ cút” rồi mới “đánh cho nguỵ nhào”). Nội
dung của thắng lợi quyết định: Mở bước phát triển cho cách mạng miền
Nam, từ thắng lợi đó, tiến lên giải phóng hoàn toàn miền Nam là xu thế tất
yếu, không thể đảo ngược. Với việc Mỹ phải ký Hiệp định Pari năm 1973,
chấp nhận rút quân khỏi miền Nam, chúng ta đã giành được thắng lợi
quyết định. Thắng lợi quyết định đó đã đè bẹp ý chí chiến đấu của kẻ thù,
tạo cơ sở và tiền đề vững chắc để chúng ta tiến lên giải phóng hoàn toàn
miền nam, thống nhất đất nước. Có thể nói, việc chỉ đạo và tổ chức thực
hiện giành thắng lợi quyết định là sự sáng tạo lớn nhất của Đảng trong sự
nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Nó đã kế thừa và phát huy kinh
nghiệm đấu tranh của Cách mạng Tháng 8 và 9 năm kháng chiến lên
đỉnh cao.
Đi sâu tìm hiểu cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước nói chung và
quá trình chỉ đạo giành thắng lợi quyết định nói riêng sẽ giúp ta thấy được sự
khôn khéo, tài tình và sáng suốt của Đảng, làm phong phú thêm những trang
sử vẻ vang, oanh liệt của Đảng. Nghiên cứu vấn đề này còn góp phần lý giải
rõ hơn nguyên nhân dẫn đến thắng lợi của cuộc kháng chiến; đồng thời từ quá
trình chỉ đạo giành thắng lợi quyết định này có thể rút ra những bài học kinh
nghiệm cần thiết cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
Với ý nghĩa lý luận và thực tiễn trên đây, chúng tôi chọn “Tư tưởng
chỉ đạo và tổ chức thực hiện giành thắng lợi quyết định của Đảng trong sự
nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước” làm đề tài luận văn Thạc sỹ lịch
sử của mình.

6


2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Chiến tranh Việt Nam (1954 - 1975) là đề tài thu hút được sự quan tâm

nghiên cứu của nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước. Vì vậy, viết về cuộc
đấu tranh chống Mỹ, cứu nước của Việt Nam đã có nhiều sách, chuyên khảo,
tham luận hội thảo, bài báo khoa học của các học giả, các cán bộ tham gia
lãnh đạo, chỉ đạo chiến tranh. Các công trình đó đã đề cập đến sự lãnh đạo,
chỉ đạo của Đảng ta ở những góc độ khác nhau. Tiêu biểu như:
Tác phẩm “Nghệ thuật biết thắng từng bước” của Trần Nhâm, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội 1978. Trên cơ sở phân tích đường lối chỉ đạo cách
mạng của Đảng trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước, tác giả đã
khái quát lên những đặc điểm của nghệ thuật “biết đánh” và “biết thắng” đế
quốc Mỹ. Tác phẩm “Sức mạnh chiến thắng của cuộc kháng chiến chống Mỹ
cứu nước” của Viện Sử học, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội 1985 là tập hợp
nhiều bài viết của các tác giả đề cập đến nguyên nhân thắng lợi, bài học kinh
nghiệm, ý nghĩa và tác động to lớn của thắng lợi đối với dân tộc và thời đại.
Tác phẩm đã làm rõ: chiến thắng đó là thành quả tổng hợp của một loạt các
nhân tố nhưng quan trọng nhất là sự lãnh đạo đúng đắn, sáng tạo của Đảng ta
với nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh hết sức tài tình. Tác phẩm “Lịch sử kháng
chiến chống Mỹ cứu nước 1954 - 1975”, 9 tập của Viện Lịch sử quân sự Việt
Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội đã khái quát lại toàn bộ cuộc đấu tranh
chống Mỹ cứu nước của nhân dân từ đó rút ra những đánh giá về cuộc đấu
tranh này. Tác phẩm “Về cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước” của Đại
tướng Văn Tiến Dũng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 1996 cũng trình bày
một cách có hệ thống về quá trình đấu tranh giành thắng lợi của nhân dân ta
đồng thời nêu lên những kết luận về chỉ đạo chiến lược. Tác phẩm “Mấy vấn
đề chỉ đạo chiến lược trong 30 năm chiến tranh giải phóng 1945 - 1975)” của
Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội 1999 đã

7


tổng kết nghệ thuật chỉ đạo chiến lược trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp

và chống Mỹ. Tác phẩm “Ba mươi năm chiến tranh giải phóng - những trận
đánh đi vào lịch sử”, nhiều tác giả, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội 2005 là
công trình công phu của nhiều tác giả về cuộc chiến đấu trường kỳ, các tác giả
đã tổng kết, phân tích, đánh giá v.v... tứng trân đánh tiêu biểu để đi đến kết
luận vì đâu mà cuộc đấu tranh của nhân dân ta thắng lợi
Nghiên cứu về vấn đề này, tác giả Nguyễn Xuân Tú với đề tài Luận án
Tiến sỹ “Đảng chỉ đạo giành thắng lợi từng bước trong cuộc kháng chiến
chống Mỹ cứu nước thời kỳ 1965 - 1975” (năm 2001) đã dựng lại diễn biến
cuộc kháng chiến thời kỳ này để làm rõ những chiến lược, sự lãnh đạo, chỉ
đạo cụ thể của Đảng Cộng sản Việt Nam giành thắng lợi từng bước tiến lên
giành thắng lợi hoàn toàn từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm.
Luận án Tiến sỹ “Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo chống chiến lược
“Việt Nam hoá chiến tranh” của đế quốc Mỹ từ 1969 đến 1975” (năm 2007)
của tác giả Lê Văn Mạnh đã làm rõ sự chỉ đạo chiến lược của Đảng trong giai
đoạn cuối của cuộc chiến tranh.
Ngoài ra, trên các tạp chí còn có rất nhiều bài viết của các tác giả đề
cập đến vấn đề Đảng chỉ đạo đấu tranh giành thắng lợi trong cuộc kháng
chiến chống Mỹ, tiêu biểu là các bài viết: Lê Xuân Lựu (1997) “Nghệ thuật
đánh thuật đánh thắng địch từng bước, tạo thời cơ giành thắng lợi hoàn
toàn”, Tạp chí Cộng Sản, số 8; Nguyễn Huy Thục (1995) “Những năm tháng
chiến đấu quyết định buộc Mỹ ký Hiệp định chấm dứt chiến tranh”, Tạp chí
Quốc phòng toàn dân, số 4; Nguyễn Thế Vị (2005) “Đánh cho Mỹ cút, đánh
cho nguỵ nhào - biện chứng của quy luật đấu tranh chống giặc ngoại xâm của
dân tộc ta”, Tạp chí Quốc phòng toàn dân, số 12; Nguyễn Văn Bạo (2007)
“Xác định mục tiêu chiến lược và mục tiêu chủ yếu trước mắt trong chỉ đạo

8


kháng chiến chống Mỹ, cứu nước”, Tạp chí Lịch sử Đảng, số 4 v.v… Ngoài

ra còn nhiều bài viết khác cũng đề cập ít nhiều đến vấn đề này.
Các học giả nước ngoài, chủ yếu là người Mỹ đã từng trực tiếp tham
gia chiến đấu hoặc từng nghiên cứu về cuộc chiến tranh ở Việt Nam đã có khá
nhiều công trình viết về vấn đề này. Tiêu biểu như: “Giải phẫu một cuộc
chiến tranh” tập 1, tập 2 (G.Côncô, Nxb Quân đội nhân dân, năm 1989 và
1991); “Cuộc chiến tranh dài ngày nhất của nước Mỹ” (C.Herring, Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1998); “Nhin lại quá khứ - Tấn thảm kịch và
những bài học về Việt Nam” (R.S.Mc Namara, Nxb Chính trị quốc gia, Hà
Nội 1995); “Việt Nam - Cuộc chiến tranh mười ngàn ngày” (M.Maclia, Nxb
Sự thật, Hà Nội, 1990)… Những tác phẩm này đã góp phần phản ánh cục diện
cuộc chiến tranh ở Việt Nam nhưng do mục đích và lập trường khác nhau nên
phần lớn các tác giả chưa đánh giá đúng thực chất của cuộc chiến tranh này,
tuy vậy họ vẫn phải thừa nhận thất bại đó và thừa nhận vai trò to lớn của
Đảng ta trong việc lãnh đạo thắng lợi sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước.
Những tài liệu trên nhìn chung mới chỉ dừng lại ở việc khái quát và
tổng kết cuộc đấu tranh chống Mỹ cứu nước, đi sâu vào một vấn đề cụ thể
trong một giai đoạn nhất định hoặc sự chỉ đạo đấu tranh của Đảng trên một số
lĩnh vực khác nhau. Cho đến nay, chưa có công trình nào nghiên cứu một
cách có hệ thống về tư tưởng chỉ đạo và tổ chức thực hiện giành thắng lợi
quyết định của Đảng trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Tuy
nhiên, những kết nghiên cứu trên đã được chúng tôi kế thừa để thực hiện luận
văn này.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

9


Đối tượng: nghiên cứu đường lối, chủ trương, chính sách và quá trình
tổ chức chỉ đạo giành thắng lợi quyết định của Đảng trong cuộc kháng chiến
chống Mỹ cứu nước.

Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu những chủ trương, biện pháp của
Đảng Cộng sản Việt Nam về tổ chức chỉ đạo giành thắng lợi quyết định trong
sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước ở miền Nam thời kỳ Mỹ thực
hiện chiến lược chiến tranh đặc biệt đến khi Mỹ ký Hiệp định Pari (19611973).
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích:
- Thông qua việc tìm hiểu về cuộc kháng chiến chống Mỹ,cứu nước,
phân tích những chủ trương, biện pháp chỉ đạo giành thắng lợi quyết định từ
đó làm rõ sự chỉ đạo, sáng tạo của Đảng trong giai đoạn đấu tranh quyết liệt
này.
- Từ thực tiễn nghiên cứu, đánh giá những thắng lợi đã đạt được và rút
ra những kinh nghiệm chỉ đạo giành thắng lợi quyết định của Đảng trong thời
kỳ chiến tranh này.
Nhiệm vụ:
- Tập hợp các tư liệu có liên quan đến đê tài nghiên cứu.
- Hệ thống hoá những tài liệu theo từng giai đoạn lịch sử gắn với những
điều kiện lịch sử cụ thể.
- Tổng hợp, phân tích những chủ trương, biện pháp của Đảng cũng như
những kết quả của nó trong quá trình tổ chức thực hiện giành thắng lợi quyết
định.
5. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu

10


Để hoàn thành luận văn này, tác giả sử dụng phương pháp lịch sử và
phương pháp lôgic là chủ yếu. Bên cạnh đó, sử dụng các phương pháp phân
tích, tổng hợp, so sánh... cố gắng làm rõ những nội dung của đề tài.
Nguồn tài liệu được thu thập và xử lý trong quá trình làm luận văn chủ
yếu là các tài liệu về sự chỉ đạo của cả địch và ta như: Văn kiện Đảng toàn tập

gồm các tập từ năm 1960 đến 1973 và 1976, Thư vào Nam, Nghị quyết các
cấp bộ Đảng, các chỉ thị, báo cáo tổng kết, kế hoạch, phương án tác chiến...;
Các báo cáo, luận án, công trình nghiên cứu, các bài viết của các học giả; Các
công trình tổng kết, sách lịch sử, biên niên sự kiện, hồi ký của các nhà hoạch
định và chỉ đạo chiến tranh; Các công trình nghiên cứu, hồi ký của các học
giả nước ngoài, chủ yếu là của những người ở bên kia chiến tuyến viết về
cuộc chiến tranh Việt Nam.
6. Đóng góp mới của luận văn
- Hệ thống lại quá trình chỉ đạo và tổ chức thực hiện giành thắng lợi
quyết định của Đảng trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
- Phân tích tính sáng tạo, cách mạng của Đảng, kế thừa kinh nghiệm
chín năm kháng chiến 1945-1954 lên đỉnh cao.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, Phụ lục luận văn
được cấu trúc thành 3 chương, 10 tiết.

11


Chương 1
Bối cảnh lịch sử ra đời đường lối
kháng chiến chống mỹ, cứu nước của Đảng ta
Để hiểu được bản chất của một cuộc chiến tranh, trước hết chúng ta
phải xem xét nó đã diễn ra trong điều kiện chủ quan, khách quan nào.
V.I.Lênin cũng cho rằng: “Lý luận Mácxít tuyệt đối đòi hỏi người ta, khi phân
tích một vấn đề xã hội, phải đặt nó trong một khung cảnh nhất định”
[62,tr.468]. Người còn chỉ rõ: “Chỉ có hiểu biết căn bản đặc điểm của thời đại,
chúng ta mới có thể tính đến những đặc điểm chi tiết của nước này hay nước
nọ”[63, tr.157]. Nắm vững những đặc điểm cơ bản của thời đại trong bối cảnh
lịch sử nhất định sẽ là cơ sở để giải quyết đúng đắn những vấn đề của thời đại

đồng thời sẽ là căn cứ để giải quyết đúng đắn những vấn đề cụ thể đặt ra cho
cách mạng mỗi nước.
Đây là điều có ý nghĩa phương pháp luận để phân tích một cuộc chiến
tranh, đặc biệt như cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước ở Việt Nam, mà
quy mô của nó đụng chạm đến toàn bộ các mối quan hệ quốc tế. Đó còn là cơ
sở khách quan để Đảng ta đề ra đường lối, phương pháp, chiến lược và sách
lược cách mạng đúng đắn khi tiến hành đấu tranh.
Có như vậy chúng ta mới có thể cắt nghĩa được vì sao một nước nhỏ
bé, nghèo nàn, lạc hậu như Việt Nam lại có thể giành được thắng lợi trước
một đế quốc hùng mạnh nhất thế giới.
1.1. Điều kiện khách quan của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước

1.1.1. Âm mưu của Mỹ trong cuộc chiến tranh Việt Nam
Lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam đã trải qua những năm
tháng chiến đấu cam go, ác liệt: với một nghìn năm Bắc thuộc, ta đã phải ra
sức chiến đấu để bảo vệ nền độc lập chống lại sự đồng hóa của các vương

12


triều phong kiến phương Bắc; ba lần chiến thắng quân Nguyên Mông; gần
một trăm năm kháng chiến chống thực dân Pháp; hơn hai mươi năm kháng
chiến chống Mỹ, cứu nước. Nhưng thành quả đạt được trong sự nghiệp kháng
chiến chống quân xâm lược đã minh chứng cho tinh thần quật cường của dân
tộc ta, vượt mọi khó khăn, gian khổ để giành lấy hoà bình, độc lập cho dân
tộc.
Khác với các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc trước đó, cuộc đấu
tranh chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta diễn ra trong điều kiện hoàn toàn
khác. Kẻ thù mà nhân dân ta phải đương đầu trong cuộc chiến này là một “đế
quốc hùng mạnh nhất, giàu có nhất, tàn bạo, nham hiểm, hiếu chiến nhất”; có

trong tay chiến lược toàn cầu phản cách mạng. Nếu so về thời gian thì cuộc
chiến này không dài bằng các cuộc chiến tranh trước đó nhưng so về tương
quan lực lượng thì đây là cuộc chiến tranh có “một tương quan lực lượng
chênh lệch nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta về phương thức
sản xuất cũng như tiềm lực kinh tế, quân sự”[7, tr.65].
Về mặt kinh tế: Do có sự tính toán khôn khéo, Mỹ đã tham gia chiến
tranh thế giới thứ hai nhưng không những không bị chiến tranh tàn phá như
các nước khác mà còn thu về cho mình một nguồn lợi khổng lồ nhờ buôn bán
vũ khí. Vì thế, Mỹ đã phát triển mạnh mẽ và trở thành đế quốc giàu có nhất
thể giới, chiếm ưu thế tuyệt đối về mọi mặt trong thế giới tư bản. Mỹ có một
nền công nghiệp và nông nghiệp phát triển cao. Sản lượng công nghiệp Mỹ
chiếm quá nửa tổng sản lượng công nghiệp của thế giới tư bản (56,4% năm
1948). Sản lượng nông nghiệp cũng gấp hai lần sản lượng của Anh, Pháp,
Cộng hoà liên bang Đức, Italia, Nhật cộng lại (1949) [103, tr.286]. Về tài
chính, Mỹ có khối lượng vàng dự trữ lớn nhất thế giới (gần 25 tỷ đôla năm
1949, chiếm 3/4 lượng vàng của thế giới tư bản). Mỹ đã trở thành chủ nợ duy

13


nhất trên thế giới, ngay cả các chủ nợ trước kia của Mỹ như Anh, Pháp cũng
trở thành con nợ của Mỹ.
Nhằm thiết lập sự thống trị độc tôn của chủ nghĩa tư bản trên phạm vi
toàn thế giới, Mỹ đã tiến hành một chiến lược toàn diện bao gồm các mặt
chính trị, quân sự, kinh tế, ngoại giao.
Để thi hành chính sách bành trướng, đế quốc Mỹ lợi dụng tình cảnh các
nước tư bản bi suy yếu trong chiến tranh, chưa kịp hồi phục, đã thông qua
chiêu bài viện trợ kinh tế, quân sự khống chế các nước đó, đẩy các nước này
xuống vai trò phụ thuộc Mỹ thậm chí làm tay sai thực hiện một số chủ trương,
chính sách của Mỹ.

Về mặt quân sự: Mỹ đã ráo riết chạy đua vũ trang, phát triển vũ khí hạt nhân,
thiết lập các khối liên minh quân sự xâm lược như NATO ở châu Âu, SEATO
ở châu á, ANZUS ở châu Đại Dương, CENTO và ký kết hàng loạt hiệp ước
quân sự tay đôi với nhiều nước trên thế giới, ra sức chuẩn bị cho chiến tranh,
tiến hành các hoạt động khuynh đảo, lật đổ, đảo chính ở nhiều nơi trên
thế giới.
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, đế quốc Mỹ do có tiềm lực kinh tế,
quân sự mạnh mẽ đã trở thành tên đế quốc đầu sỏ trong hệ thống tư bản chủ
nghĩa. Với tham vọng bá chủ toàn cầu, Mỹ thực hiện chiến lược toàn cầu phản
cách mạng để tìm cách mở rộng phạm vi thống trị của mình ra các khu vực
khác, trở thành kẻ gây chiến, xâm lược quốc tế lớn nhất, đại diện tiêu biểu cho
chủ nghĩa thực dân mới và là kẻ thù nguy hiểm nhất của phong trào cách
mạng thế giới.
Chiến lược toàn cầu phản cách mạng của Mỹ được hình thành dưới thời
tổng thống Tơruman và được điều chỉnh qua các thời tổng thống sau này cho
phù hợp với điều kiện cụ thể của từng thời kỳ.

14


Chiến lược này được cấu thành bởi ba bộ phận mà tướng Uy lơ đã nêu
ra:
- Chúng ta sẵn sàng tham gia trực tiếp hơn và mạnh mẽ hơn vào bất
cứ tình huống cân bằng lực lượng nào có khả năng diễn ra ở châu
Âu.
- Chúng ta là một dân tộc chủ chốt ở phương Tây có khả năng đưa
sức mạnh của mình vào Thái Bình dương để tác động tới những
diễn biến ở đây.
- Nếu có ai đó có ý định ngăn chặn các bước tiến thô bạo sau chiến
tranh của sức mạnh cộng sản hoặc những hình thức kín đáo hơn sau

này, thì người đó phải là chúng ta[24, tr.8].
Như vậy, Mỹ đã tự gán cho mình trách nhiệm đứng đầu các nước tư
bản chủ nghĩa để bảo vệ “thế giới tự do”, ngăn chặn sự phát triển của chủ
nghĩa cộng sản. Nhưng thực chất đó chỉ là sự bao biện cho âm mưu bành
trướng của mình, như nhà sử học Mỹ G. Côncô đã nhận định:
Mỹ hành động không phải vì ý muốn bảo vệ đất nước chống lại bất
cứ mối đe doạ cụ thể nào mà vì Mỹ muốn tạo ra ở nơi khác một trật
tự có thể kiểm soát được sẵn sàng đáp ứng một cách có lợi các mục
tiêu và lợi ích của Mỹ, vượt xa những nhu cầu trong nước. Mỹ tin
rằng sức mạnh của Mỹ đủ sức điều chỉnh thế giới và chịu đựng
những tổn phí như các cường quốc đế quốc trước đây đã làm để
hoàn thành nghĩa vụ và trách nhiệm quốc tế [16, tr.92]
Mỹ đề ra 3 mục tiêu cho chiến lược toàn cầu: ngăn chặn, đẩy lùi, tiến
tới tiêu diệt hệ thống xã hội chủ nghĩa; uy hiếp, đàn áp phong trào giải phóng
dân tộc ở các nơi; kìm chế sự phát triển của các nước tư bản đồng minh, lôi
kéo các nước khác tham gia vào lực lượng phản động quốc tế do Mỹ cầm đầu.

15


Mục đích chính của chiến lược đó là “nhằm ngăn chặn sự phát triển mạnh mẽ
của phong trào cách mạng thế giới, nhất là phong trào cách mạng xã hội chủ
nghĩa mà Liên Xô là trụ cột” [24, tr.6]. Và Mỹ đã đề ra một chính sách đối
ngoại, được giới chính trị và quân sự Mỹ khái quát bằng cái tên “ngăn chặn
chủ nghĩa cộng sản”. Các nhà hoạch định chiến lược của Mỹ cho rằng nếu để
cho chủ nghĩa cộng sản tràn xuống khu vực Đông Nam á thì Mỹ sẽ mất vị trí
chiến lược ở Viễn Đông. Nhất là sau khi cách mạng Trung Quốc (1949) thắng
lợi, họ càng lo sợ hơn vì nếu mất thêm Đông Nam á thì Nhật Bản không còn
lựa chọn nào khác là dung hoà với chủ nghĩa cộng sản ở khu vực này và khi
đó, một chuỗi đảo ngoài khơi chạy dài từ Nhật Bản đến Philippin - tuyến

phòng thủ đầu tiên của Mỹ ở Thái Bình Dương sẽ lâm nguy. Mỹ đã đưa ra
quyết định chính thức vạch ra một đường ranh giới không cho xuất hiện thêm
bất kỳ quốc gia cộng sản mới nào nữa ở châu á. Do đó, Mỹ phải nhanh chóng
có những biện pháp xử lý để bảo vệ khu vực “có tầm sinh tử đối với an ninh
của Mỹ” [47, tr.17].
Vì vậy, địa bàn Đông Nam á nói chung và Đông Dương nói riêng có vị
trí chiến lược quan trọng trong chiến lược toàn cầu của Mỹ. Đây là nơi có
những nguồn lợi rất lớn về kinh tế, quân sự, chính trị mà Mỹ có thể thâu tóm
được.
Về mặt kinh tế: Đông Nam á là một vùng có nguồn tài nguyên thiên
nhiên phong phú, có nhiều loại nguyên liệu mà Mỹ đang thiếu, là thị trường
tiêu thu sản phẩm khổng lồ, các nhà lãnh đạo Mỹ không muốn mất quyền lợi
ở đây và đã sớm bộc lộ tham vọng muốn độc chiếm Đông Nam á. Đây là một
trong những mục tiêu chiến lược của chính sách bành trướng thực dân mới về
mặt kinh tế của đế quốc Mỹ.
Về mặt quân sự: Đông Nam á là một vùng địa lý chiến lược quan trọng,
là ngã ba của đầu mối giao thông giữa các lục địa châu á, châu Phi và châu

16


Đại Dương. Đông Nam á từ lâu đã trở thành một địa bàn chiến lược trong kế
hoạch xâm lược của các nước tư bản phương Tây. Mỹ đã tìm cách hất cẳng
Anh, Pháp để chiếm lấy khu vực này. Mỹ đã tập trung nhiều cho việc bố trí
lực lượng quân sự ở khu vực này, năm 1967, tổng số quân Mỹ đóng quân ở
đây lên tới 850.000 quân trong khi đó ở châu Âu chỉ có 491.000 tên; năm
1970 là 797.000 tên ở đây còn châu Âu là 310.000 tên. Thời kỳ cao nhất lên
đến 4 tập đoàn không quân, 2 hạm đội tăng cường, số sư đoàn lục quân và
lính thủy đánh bộ gần gấp 3 lần số quân sĩ đóng ở Tây Âu [80, tr.20]. Như thế
đủ thấy sức mạnh to lớn về quân sự của Hoa kỳ ở đây và sự quyết tâm thực

hiện bằng được mưu đồ thay chân các đế quốc khác chiếm đóng khu vực này.
Về mặt chính trị: Đông Nam á là khu vực có phong trào giải phóng dân
tộc phát triển, chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của phong trào cách mạng vô sản thế
giới nhất là Việt Nam và Đông Dương, lúc nào cũng có thể bùng nổ một cuộc
cách mạng vô sản. Việt Nam và Đông Nam á đã trở thành nơi tập trung các
mâu thuẫn của thời đại. Mỹ đã rất lo sợ điều đó, vì thế mà chúng tập trung lực
lượng lớn hòng bóp nghẹt phong trào cách mạng ở đây nhằm tránh hiểm hoạ
chủ nghĩa cộng sản tràn xuống khu vực Đông Nam á. Chính vì vậy, Mỹ đã
thành lập tổ chức SEATO nhằm tập hợp lực lượng các nước chư hầu để đối
phó với phong trào cách mạng ở đây. Mỹ đã ý thức sâu sắc về quyền lợi sống
còn và vị chí chiến lược của vùng Đông Nam á, nếu thua cuộc ở khu vực này
thì sẽ dẫn đến hiệu ứng đôminô - một sự sụp đổ dây chuyền ở khắp mọi nơi.
Trong khu vực Đông Nam á, Mỹ đặc biệt quan tâm đến Đông Dương
bởi chúng đều nhận thấy tầm quan trọng của khu vực này đối với sự thành
công của chiến lược toàn cầu phản cách mạng và cho rằng đây là vị trí then
chốt trong việc bảo vệ Đông Nam á: “Đông Dương được xem là quan trọng vì
có nhiều nguyên liệu, gạo và các căn cứ hải quân, nhưng người ta còn cho
rằng khu vực này có tầm quan trọng lớn hơn nhiều xét về tác động có thể xảy

17


ra đối với các khu vực khác nếu Đông Dương thất thủ”[14, tr91]. Vì thế, Mỹ
đã chọn Việt Nam và Đông Dương làm nơi thi điểm thực hành chủ nghĩa thực
dân mới, biến nơi đây thành bàn đạp để thiết lập ảnh hưởng ở châu á. Quốc vụ
khanh Mỹ D. Rusk đã từng tuyên bố trước tiểu ban đối ngoại của Quốc hội
Mỹ: “Viễn Đông, Việt Nam và các nước phụ cận là một trong những chiến
trường quyết định trong cuộc đấu tranh nhằm duy trì trật tự thế giới lâu dài
và vững chắc”[1, tr.29].
Chính vì ý nghĩa đó mà Vịêt Nam “đã trở thành tiêu điểm của cuộc

đấu tranh quyết liệt giữa cách mạng và phản cách mạng trên thế giới, là nơi
đọ sức điển hình giữa tiến bộ và phản động, giữa chính nghĩa và phi nghĩa
trong cuộc đấu tranh của nhân loại vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và
tiến bộ xã hội” [7, tr.65].
Tầm quan trọng của Việt Nam và Đông Dương đã làm cho đế quốc Mỹ
tập trung đến mức cao nhất về tài chính và quân sự cho cuộc chiến tranh ở
đây. Mỹ đã thực thi hết chiến lược chiến tranh này đến chiến lược chiến tranh
khác nhằm biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới của chúng. Mỹ
cho rằng “nếu đẩy lùi và ngăn chặn được cách mạng Việt Nam và Đông
Dương, áp đặt được chính sách thực dân mới của Mỹ ở đây, thì chúng có thể
thẳng tay bóc lột tài nguyên của Việt Nam và Đông Dương, đẩy lùi và ngăn
chặn được cả ba dòng thác cách mạng ở Đông Nam á và nhiều nơi khác trên
thế giới” [76, tr.14]. Kết cục ở Việt Nam sẽ chứng minh đầy đủ ý chí và khả
năng của đế quốc Mỹ trong việc thực hiện chiến lược toàn cầu phản cách
mạng của chúng. “Tất cả những điều đó nói lên vị trí then chốt của Việt Nam
trong cuộc đụng đầu lịch sử này, đồng thời cũng nói lên tính chất gay go của
cuộc đọ sức quyết liệt giữa nhân dân ta và đế quốc Mỹ” [80, tr.26].

18


Để đạt được mục đích của mình, đế quốc Mỹ đã huy động một khối
lượng bom đạn, vật chất kỹ thuật không lồ chưa từng có; đã sử dụng mọi loại
vũ khí hiện đại nhất trừ bom nguyên tử; đồng thời chúng đưa vào nước ta:
Một đội quân viễn chinh hơn 60 vạn tên, gồm quân Mỹ và quân của
năm nước chư hầu của Mỹ làm nòng cốt cho hơn một triệu quân
nguỵ; riêng về quân đội Mỹ, chúng đã huy động lúc cao nhất tới
68% bộ binh, 60% lính thuỷ đánh bộ, 32% lực lượng không quân
chiến thuật, 50% lực lượng không quân chiến lược. Nếu tính cả số
quân đóng ở nước ngoài tham chiến ở Việt Nam thì chúng đã sử

dụng hơn 80 vạn quân Mỹ, trong cả cuộc chiến tranh, chúng đã
động viên tới 6 triệu lượt binh sĩ Mỹ, ném xuống đất nước ta 7
triệu 850 nghìn tấn bom và tiêu tốn 352 tỷ đôla. Ngoài ra chúng còn
dùng những phát minh khoa học, kỹ thuật mới nhất để gây vô vàn
tội ác huỷ diệt đối với nhân dân ta [42, tr.483].
Với âm mưu nham hiểm đó, Mỹ đã triển khai chiến lược toàn cầu phản
cách mạng mà Việt Nam được chọn làm nơi thí điểm.
Từ năm 1953 đến 1960, sau khi thay thế tổng thống Tơruman,
Aixenhao đã cho thực hiện một chiến lược quân sự toàn cầu mới được mang
tên “trả đũa ồ ạt”. Dựa trên lực lượng quân sự Mỹ và hệ thống liên minh quân
sự, Mỹ tiến hành chiến lược này với mục tiêu “dùng vũ khí hạt nhân làm
chiếc ô che chắn để bảo vệ cho các chế độ tay sai của Mỹ, sẵn sàng đánh trả ồ
ạt thẳng vào các nước thuộc hệ thống xã hội chủ nghĩa”[24, tr.16]. Lực lượng
hạt nhân chiến lược mà Mỹ dùng làm lá chắn được cấu thành bởi bộ ba vũ
khí: tên lửa mang đầu đạn hạt nhân, tàu ngầm nguyên tử trang bị tên lửa mang
đầu đạn hạt nhân và máy bay ném bom chiến lược mang bom hạt nhân. Để
tăng cường sức mạnh quân sự, Mỹ đã sản xuất hàng loạt các loại máy bay


Theo tư liệu của Hoa kỳ, số lính Mỹ tham chiến trong chiến tranh Việt Nam khoảng 4 triệu người.

19


ném bom chiến lược như B52, B47 và các loại tên lửa vượt đại châu. Tính đến
năm 1960, Mỹ có gần 400 máy bay B52, khoảng 1400 máy bay B47, 110 tàu
ngầm, có tới 36 liên đội bay ném bom hạng nặng và 104 liên đội bay ném
bom hạng trung [24,tr.18]. Với ưu thế về vũ khí hạt nhân, Mỹ đã quyết liệt
chống phá phong trào cách mạng thế giới và cũng tại thời điểm này Mỹ dần
can thiệp vào Việt Nam thông qua việc tăng cường viện trợ quân sự để Pháp

kéo dài cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương. Đây là giai đoạn đầu tiên
của một phần tư thế kỷ mà Mỹ đã trực tiếp dính líu vào cuộc chiến tranh Việt
Nam. Mỹ đã viện trợ cho Pháp lên tới 1,264 tỉ đôla trong năm 1954 (chiếm
khoảng 73% kinh phí chiến tranh và tính tổng trong 4 năm (1950 - 1954) lên
tới 2,6 tỉ đôla. Tuy vậy, sự viện trợ này của Mỹ cũng không cứu vãn nổi thất
bại của Pháp trên chiến trường Đông Dương.
Tháng 7 năm 1954, cuộc kháng chiến chống Pháp của ta thắng lợi,
Hiệp định Giơnevơ được ký kết. Đây là một thắng lợi to lớn của nhân dân ta
và là cơ sở pháp lý để ta tiếp tục đấu tranh hoàn thành cuộc cách mạng dân
tộc dân chủ trên phạm vi cả nước. Thắng lợi này đã làm suy yếu một hướng
chiến lược trọng yếu trong chiến lược toàn cầu của đế quốc Mỹ. Chính vì vậy,
Mỹ đã tìm cách phá hoại hiệp định Giơnevơ, phá hoại công cuộc thống nhất
nước nhà bằng mọi biện pháp tàn ác và thâm hiểm, cai trị miền Nam bằng chủ
nghĩa thực dân kiểu mới hòng thay thế thực dân Pháp xâm lược Việt Nam.
Sau Hội nghị Giơnevơ về Việt Nam, ngoại trưởng Mỹ Đalét đã tuyên bố:
“điều quan trọng nhất, không phải khóc than cho quá khứ mà phải nắm lấy cơ
hội tương lai nhằm ngăn chặn không để mất miền Bắc Việt Nam, để cuối
cùng dẫn đến chỗ chủ nghĩa cộng sản có ưu thế trên toàn cõi Đông Nam á và
Tây Nam Thái Bình Dương”[47, tr.53]. Mỹ đã đưa Ngô Đình Diệm ra để
dựng lên một chính quyền tay sai phục vụ cho mưu đô thôn tính Việt Nam
của mình.

20


Sớm nhận thấy âm mưu của địch, Đảng và chủ tịch Hồ Chí Minh đã
nhận định: “Đế quốc Mỹ là kẻ thù chính của nhân dân thế giới, và nó đang trở
thành kẻ thù chính và trực tiếp của nhân dân Đông Dương”[55, tr.23]. Do vậy,
cuộc đấu tranh của nhân dân ta trong giai đoạn này phải tập trung chĩa mũi
nhọn vào đế quốc Mỹ với chính sách thực dân mới của chúng.

Chính sách thực dân mới là con đẻ của chủ nghĩa tư bản lũng đoạn, của
chính sách đế quốc thực dân. Nó ra đời trong cơn tổng khủng hoảng và trước
nguy cơ sụp đổ sau chiến tranh thế giới thứ hai của chủ nghĩa tư bản. Bản chất
của chủ nghĩa thực dân mới đã được Đảng sớm nhận ra và khái quát trong
Nghị quyết 9 của Trung ương: Đặc điểm chủ yếu của chính sách thực dân là
đế quốc Mỹ không trực tiếp cai trị mà thông qua chính quyền tay sai, dùng
viện trợ kinh tế và quân sự để áp bức, bóc lột nhân dân miền Nam.
Trong thời kỳ đầu của cuộc cách mạng, chúng ta chưa thể hình dung và
thấy rõ chính sách thực dân mới mà phải trải qua thực tiễn đấu tranh mới hiểu
đầy đủ bản chất và thủ đoạn của chính sách này. Về chính trị, Mỹ không thiết
lập bộ máy thực dân thông qua chính quyền tay sai với chiêu bài quốc gia,
dân chủ giả hiệu. Về quân sự, Mỹ tin dùng và ra sức xây dựng quân đội nguỵ
đủ mạnh làm lực lượng chiến đấu cho chúng. Với hai mặt chính trị và quân sự
như vậy, Mỹ thể hiện một ý đồ nham hiểm là khơi sâu và làm đậm nét tính
chất nội chiến của cuộc chiến tranh, che đậy bản chất thực dân xâm lược của
chúng. Về kinh tế, Mỹ dùng viện trợ làm công cụ chủ yếu để giữ chính quyền
tay sai ở miền Nam đi vào con đường phát triển tư bản chủ nghĩa, đối lập với
miền Bắc, chia cắt lâu dài nước ta. Về văn hoá - xã hội, chúng ra sức du nhập
lối sống Mỹ, văn hoá Mỹ hòng phá hoại truyền thống văn hoá Việt Nam.
Như vậy, ngay từ thời điểm này Mỹ với chính sách thực dân mới đã trở
thành kẻ thù số một của nhân dân Việt Nam và phong trào cách mạng thế

21


giới. Cuộc chiến tranh ở Việt nam đã trở thành nơi đọ sức giữa hai lực lượng
quốc tế: lực lượng cách mạng và lực lượng phản cách mạng.
Sự phát triển của phong trào cách mạng thế giới mà đặc biệt là phong
trào giải phóng dân tộc ở châu á, châu Phi, châu Mỹ La Tinh đã làm cho chiến
lược “trả đũa ồ ạt” của Mỹ bị phá sản. Nhưng không phải vì thế mà Mỹ chịu

dừng lại, với bản tính ngoan cố và âm mưu bành trướng của tên sen đầm quốc
tế, Mỹ đã thay đổi chiến lược quân sự toàn cầu từ “trả đũa ồ ạt” sang “phản
ứng linh hoạt”.
Chiến lược “phản ứng linh hoạt” được Kennơdi khi lên nắm quyền tổng
thống phê chuẩn làm chính sách quân sự quốc gia của Mỹ và được áp dụng cả
dưới thời tổng thống Giônxơn. Trong thời kỳ này, Mỹ chú trọng phát triển vũ
khí thông thường nhưng vẫn ra sức xây dựng lực lượng hạt nhân.
Những điểm chủ yếu trong chiến lược quân sự toàn cầu của Mỹ trong
những năm 1961 - 1968 là:
- Nhấn mạnh khả năng “huỷ diệt chắc chắn” do lực lượng chiến
lược gây ra;
- Nhấn mạnh khả năng “phản ứng linh hoạt” trong chiến lược của
khối NATO;
- Vạch kế hoạch nhằm mục tiêu đạt khả năng tiến hành chiến tranh
lớn đồng thời trên cả hai chiến trường châu Âu và châu á;
- Xây dựng khả năng chiến đấu và huấn luyện cho các quân đội
nước khác để họ tự chiến đấu trong những cuộc chiến tranh hạn
chế và chống nổi dậy;
- Thi hành những chương trình viện trợ kinh tế và quân sự lớn,
nhưng sẽ được giảm dần[24, tr.25].
Sự thay đổi chiến lược này có ý nghĩa nhấn mạnh hơn nữa vai trò đảm
nhiệm gánh nặng của thế giới tự do, trong cuộc xung đột không hạt nhân của

22


Mỹ. Điều này thể hiện rõ trong bài diễn văn nhậm chức của tổng thống
Kennơdi ngày 20-1-1960: “Chúng ta làm cho mọi người biết rằng chúng ta sẽ
trả bất cứ giá nào, gánh vác bất cứ gánh nặng nào, đương đầu với bất cứ sự
gian khổ nào, ủng hộ bất cứ bạn bè nào, chống lại bất cứ kẻ thù nào, để bảo

đảm sự sống còn và thắng lợi của thế giới tự do”[24, tr.29].
Trong chiến lược “phản ứng linh hoạt” này, Mỹ một mặt ra sức chuẩn
bị cho chiến tranh hạt nhân nhưng loại chiến tranh này lại không có lợi cho
Mỹ và ít có khả năng xảy ra vì thế một mặt Mỹ phát triển các cuộc “chiến
tranh hạn chế”. Loại chiến tranh này vừa không nguy hiểm, vừa có thể dễ
dàng giành thắng lợi. “Chiến tranh hạn chế” gồm hai hình thức: đó là “chiến
tranh đặc biệt” và “chiến tranh cục bộ”. Mỹ coi đây là lưỡi kiếm tiến công sắc
bén vào những nơi nguy hại nhất của thế giới tự do. Để tiến hành chiến lược
này, Mỹ tiếp tục tăng cường lực lượng hạt nhân, phát triển lực lượng vũ trang
thông thường và tiếp tục duy trì, củng cố hệ thống các liên minh quân sự của
mình cũng như các nước đồng minh.
Miền nam Việt Nam được Mỹ dùng làm nơi thử nghiệm chiến lược này
với hai loại hình chiến tranh mới là “chiến tranh đặc biệt”, dùng quân đội Sài
Gòn làm lực lượng chiến lược chủ yếu, quân Mỹ giữ vai trò cố vấn chỉ huy và
“chiến tranh cục bộ” dùng quân viễn chinh Mỹ làm lực lượng nòng cốt.
Hoa Kỳ đã coi miền Nam Việt Nam là một điểm nóng của phong trào
giải phóng dân tộc mà họ phải tập trung đối phó. Họ cũng nhận thức rất rõ vai
trò quan trọng của việc thử nghiệm loại hình chiến tranh này ở Việt Nam, nếu
thắng lợi sẽ tạo ra sự bình ổn ở khu vực và gây tiếng vang cho chiến lược
“phản ứng linh hoạt” của mình. Tướng M.Taylo cha đẻ của chiến lược “phản
ứng linh hoạt” đã xác định: “Nếu chương trình của Mỹ thành công ở Nam
Việt Nam thì sẽ dẫn tới ổn định được toàn bộ tình hình ở Đông Nam á, nếu

23


thất bại thì sẽ có ảnh hưởng lớn đến những thành quả của Mỹ ở châu
á”[24,tr.29].
Để thực hiện ý đồ của mình, Mỹ đã tập trung cao nhất về tài chính và
quân sự cho cuộc chiến tranh ở Nam Việt Nam, từ chỗ dùng quân nguỵ làm

tay sai cùng với tiền của, vũ khí và sự chỉ huy của Mỹ đến việc trực tiếp đưa
quân Mỹ vào xâm lược nước ta đã làm cho cục diện cuộc chiến tranh trở nên
vô cùng khó khăn, ác liệt.
Trong vòng bốn năm thực hiện “chiến tranh đặc biệt”, Mỹ đã tập trung
đầu tư huấn luyện và phát triển quân nguy từ 27 vạn tên năm 1961 lên đến 56
vạn tên năm 1965 nhằm thực hiện mục tiêu chiến lược là bình định miền Nam
trong vòng 18 tháng nhưng những mục tiêu của chiến lược “chiến tranh đặc
biệt” mà Mỹ đề ra không những không thực hiện được mà còn bị phá sản. Để
cứu vãn tính thế, Mỹ đã chuyển cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam từ hình
thức “chiến tranh đặc biệt” sang hình thức “chiến tranh cục bộ”. Chỉ từ năm
1965 đến 1968, cuộc chiến tranh của Mỹ ở miền Nam đã được đẩy lên mức
cao nhất. Lực lượng tham chiến tại miền Nam lúc này đã lên tới 55,5 vạn
quân nguỵ Sài Gòn, 53,5 vạn quân viễn chính Mỹ và 7,26 vạn quân Nam
Triều Tiên, Thái Lan, Philippin, Ôxtrâylia. Mỹ cũng đã sử dụng hàng nghìn
máy bay ném hơn 70 vạn tấn bom và hàng trăm tàu chiến bắn phá miền Bắc
Việt Nam. Để duy trì một lực lượng tham chiến lớn như vậy trên chiến trường
Việt Nam, Mỹ phải thường xuyên huy động tới 150 vạn quân thay phiên, bổ
xung (chiếm 43% tổng số quân thường trực của cả nước). Chi phí cho cuộc
chiến này tính riêng năm 1968 đã lên tới 26,5 tỷ đôla (chiếm 34% tổng chi
tiêu của Bộ Quốc phòng Mỹ) [24, tr31]. Đây là cuộc chiến tranh mà Mỹ đã sử
dụng những kỹ thuật quân sự mới nhất có trong tay lúc bấy giờ và chi tiêu
lớn nhất cho cuộc viễn chinh xâm lược này.

24


Tuy đã có những cố gắng cao nhất về quân sự và tài chính nhưng Mỹ
ngày càng thất bại nặng nề trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam và thất
bại này đã ảnh hưởng tác động nghiêm trọng đến toàn bộ đời sống kinh tế,
chính trị, xã hội của nước Mỹ không những buộc Mỹ phải thay đổi chiến lược

ở Việt Nam mà còn làm đảo lộn và buộc Mỹ thay đổi cả chiến lược toàn cầu
của chúng.
Trong những năm 1969 - 1973, sau khi lên nắm quyền Nichxơn đã đề
ra chiến lược quân sự toàn cầu mới mang tên “ngăn đe thực tế” dựa trên “học
thuyết Nichxơn”. Học thuyết này được cấu thành bởi ba bộ phận:
1. Chia sẻ trách nhiệm - Mỹ tiếp tục viện trợ quân sự và kinh tế cho
các nước đồng minh, còn các nước đồng minh phải thực hiện
“nghĩa vụ” của mình trong khu vực;
2. Xây dựng sức mạnh - Mỹ gánh chịu phần chủ yếu về lực lượng
hạt nhân chiến lược, nhưng các nước đồng minh phải cùng Mỹ
“chung sức gánh vác” việc xây dựng lực lượng tác chiến trên khu
vực chiến trường;
3. Thương lượng - Mỹ thương lượng với các nước đồng minh thành
lập những liên minh khu vực, thương lượng giải quyết xung đột
xảy ra giữa các nước thứ ba, thương lượng với Liên Xô về việc
hạn chế sự phát triển vũ khí chiến lược[24, tr.34].
Vận dụng “học thuyết Nichxơn” và chiến lược quân sự “ngăn đe thực
tế” vào Việt Nam, Mỹ đã thi hành chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” với
ý định xuống thang chiến tranh, rút dần quân Mỹ về nước nhưng kéo dài và
mở rộng chiến tranh ra toàn cõi Đông Dương. Thực chất của chính sách này
là dùng người Việt đánh người Việt, dùng người Đông Dương đánh người
Đông Dương bằng tiền của và sự chỉ huy của Mỹ để tránh thiệt hại về người
cho quân đội Mỹ nhằm xoa dịu làn sóng phản đối chiến tranh đang lên cao

25


×