Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Quỹ bảo hiểm xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (85.89 KB, 4 trang )

Quỹ bảo hiểm xã hội

Quỹ bảo hiểm xã hội
Bởi:
Trần Văn Phác

Vai trò của quỹ bảo hiểm xã hội
Trong đời sống kinh tế xã hội, có rất nhiều loại quỹ khác nhau như: quỹ tiêu dùng,
quỹ sản xuất, quỹ dự phòng, quỹ tiền lương, quỹ tiền thưởng, quỹ phúc lợi, quỹ tiết
kiệm...Tất cả các loại quỹ này đều có một điểm chung là tập hợp các phương tiện tài
chính cho những hoạt động nào đó theo mục tiêu định trước. Quỹ lớn hay quỹ nhỏ biểu
thị khả năng về mặt phương tiện và vật chất để thực hiện công việc cần làm.
Tất cả các quỹ đều không chỉ tồn tại với một khối lượng tĩnh tại một thời điểm mà luôn
biến động tăng lên ở đầu vào với các nguồn thu và giảm đi ở đầu ra với các khoản chi
như một dòng chảy liên tục. Để đảm bảo cho đầu ra ổn định, người ta thiết lập một lượng
dự trữ. Bởi vậy, để nắm và điều hành được một quỹ nào đó thì không phải chỉ nắm được
khối lượng của nó tại một thời điểm nhất định, mà quan trọng hơn là phải nắm được lưu
lượng của nó trong một khoảng thời gian nhất định.
Theo những quan niệm về quỹ nói chung như trên, thì quỹ BHXH là tập hợp những
đóng góp bằng tiền của những người tham gia BHXH hình thành một quỹ tài chính độc
lập, tập trung nằm ngoài Ngân sách Nhà nước để chi trả cho những người được BHXH
và gia đình họ khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do bị giảm hoặc mất khả năng lao động,
mất việc làm.
Như vậy, quỹ BHXH là một quỹ tiêu dùng đồng thời là một quỹ dự phòng, nó vừa mang
tính kinh tế, vừa mang tính xã hội rất cao và là điều kiện hay cơ sở vật chất quan trọng
đảm bảo cho toàn bộ hệ thống BHXH tồn tại và phát triển.
Quỹ BHXH hình thành và hoạt động đã tạo ra khả năng giải quyết những rủi ro của tất
cả những người tham gia với tổng dự trữ ít nhất, giúp cho việc dàn trải rủi ro được thực
hiện theo cả hai chiều không gian và thời gian, đồng thời giúp giảm tối thiểu thiệt hại
kinh tế cho người sử dụng lao động, tiết kiệm chi cho cả ngân sách Nhà nước và ngân
sách gia đình.



1/4


Quỹ bảo hiểm xã hội

Nguồn quỹ bảo hiểm xã hội
Quỹ BHXH tập trung những đóng góp bằng tiền của những người tham gia BHXH hình
thành một quỹ tiền tệ tập trung để chi trả cho những người được hưởng BHXH và gia
đình họ khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do bị giảm, mất khả năng lao động hoặc mất
việc làm.
Như vậy quỹ BHXH là một quỹ tiêu dùng, đồng thời là một quỹ dự phòng; nó vừa mang
tính kinh tế vừa mang tính xã hội rất cao và là điều kiện hay cơ sở vật chất quan trọng
nhất đảm bảo cho toàn bộ hệ thống BHXH tồn tại và phát triển.
Quỹ BHXH hình thành và hoạt động đã tạo khả năng giải quyết những rủi ro của tất cả
những người tham gia với tổng dự trữ ít nhất, giúp cho việc giàn trải rủi ro được thực
hiện theo cả hai chiều không gian và thời gian, đồng thời giúp giảm thiểu thiệt hại kinh
tế cho người sử dụng lao động, tiết kiệm chi cho cả Ngân sách nhà nướcvà ngân sách
gia đình.
Quỹ được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau:
- Thứ nhất, đó là phần đóng góp của người sử dụng lao động, người lao động và Nhà
nước, đây là nguồn chiếm tỉ trọng lớn nhất và cơ bản của quỹ.
- Thứ hai, là phần tăng thêm do bộ phận nhàn rỗi tương đối của quỹ được tổ chức BHXH
chuyên trách đưa vào hoạt động sinh lời.
- Thứ ba, là phần nộp phạt của những cá nhân và tổ chức kinh tế vi phạm luật lệ về
BHXH. Phần lớn các nước trên thế giới, quỹ BHXH đều được hình thành từ các nguồn
nêu trên. Tuy nhiên phương thức đóng góp và mức đóng góp của các bên tham gia có
khác nhau.

Mục đích sử dụng quỹ BHXH

Quỹ BHXH được sử dụng chủ yếu cho hai mực đich sau đây:
• Chi trả và trợ cấp cho các chế độ BHXH
• Chi phí cho sự nghiệp quản lý BHXH
Theo khuyến nghị của Tổ chức lao động quốc tế (ILO) quỹ BHXH được sử dụng để trợ
cấp cho các đối tượng tham gia BHXH, nhằm ổn định cuộc sống cho bản thân và gia
đình họ, khi đối tượng tham gia BHXH gặp rủi ro. Thực chất là trợ cấp cho 9 chế độ mà
tổ chức này đã nêu lên trong công ước 102 tháng 6 năm 1952 tại Giơnevơ:
• Chăm sóc y tế

2/4


Quỹ bảo hiểm xã hội










Trợ cấp ốm đau
Trợ cấp thất nghiệp
Trợ cấp tuổi già
Trợ cấp tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp
Trợ cấp gia đình
Trợ cấp sinh đẻ
Trợ cấp khi tàn phế

Trợ cấp cho người còn sống ( trợ cấp mất người nuôi dưỡng)

9 chế độ trên hình thành một hệ thống các chế độ BHXH . Tuỳ điều kiện kinh tế xã
hội mà mỗi nước tham gia công ước Giơnevơ thực hiện khuyến nghị đó ở mức độ khác
nhau, nhưng ít nhất phải thực hiện được ba chế độ. Trong đó, ít nhất phải có một trong
năm chế độ: (3), (4), (5), (8), (9). Mỗi chế độ trong hệ thống trên khi xây dựng đều dựa
trên những cơ sở kinh tế xã hội tài chính, thu nhập, tiền lương .v.v…Đồng thời tuỳ từng
chế độ khi xây dựng còn phải tính đến các yếu tố sinh học; tuổi thọ bình quân của quốc
gia, nhu cầu dinh dưỡng; xác suất tử vong…
Tuy nhiên, cơ sở để xác định điều kiện hưởng BHXH phải tính đến một loạt các yếu tố
liên quan đến toàn bộ hệ thống các chế độ cũng như từng chế độ BHXH cụ thể. Chẳng
hạn khi xác định điều kiện hưởng trợ cấp BHXH tuổi già phải dựa vào cơ sở sinh học là
tuổi đời và giới tính, của người lao động là chủ yếu. Bởi vì tuổi già để hưởng trợ cấp hưu
trí của mỗi giới, mỗi vùng, mỗi quốc gia có những khác biệt nhất định. Do đó, co những
nước quy định: Nam 60 tuổi và Nữ 55 tuổi sẽ được nghỉ hưu. Nhưng cũng có những
nước quy định: Nam 65 tuổi và Nữ 60 tuổi.v.v…Hoặc khi xác định điều kiện hưởng trợ
cấp cho chê độ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp phải tính đến các yếu tố như: Điều
kiện và môi trường lao động; bảo hộ lao động v.v…Các yếu tố này thường có quan hệ
và tác động qua lại với nhau ít nhiều ảnh hưởng đến điều kiện BHXH của từng chế độ
và toàn bộ hệ thống các chế độ BHXH.
Thời gian hưởng trợ cấp và mức hưởng trợ cấp BHXH nói chung phụ thuộc vào từng
trường hợp cụ thể và thời gian đóng phí BHXH của người lao động trên cơ sở tương
ứng giữa đóng và hưởng. Đồng thời mức trợ cấp còn phụ thuộc vào khả năng thanh toán
chung của từng quỹ tài chính BHXH; mức sống chung của các tầng lớp dân cư và người
lao động. Nhưng về nguyên tắc, mức trợ cấp này không cao hơn mức tiền lương hoặc
tiền công khi người lao động đang làm việc và nó chỉ bằng một tỷ lệ phần trăm nhất
định so với mức tiền lương hay tiền công. Ở các nước kinh tế phát triển do mức lương
cao nên tỷ lệ này thường thấp và ngược lại ở những nước đang phát triển do mức tiền
lêong còn thấp nên phải áp dụng một tỷ lệ khá cao. Ví dụ, ở pháp mức trợ cấp hưu trí
chỉ bằng 50% mức lương cao nhất ( với điều kiện đóng BHXH đủ 37,5 năm ), ốm đau

được hưởng trợ cấp bằng 50% tiền lương, thời gian nghỉ ốm được hưởng trợ cấp không
quá 12 tháng. Sinh con được hưởng trợ cấp BHXH bằng 90% tiền lương trong vòng 16
tuần v.v…Còn ở Philipin, mức trợ cấp hưu trí từ 42% đến 102%, tuỳ thuộc từng nhóm

3/4


Quỹ bảo hiểm xã hội

lương khác nhau, ốm đau được hưởng 65%, sinh con được nghỉ 45 ngày và được trợ cấp
bằng 100% tiền lương v.v…
Tuy vậy, việc các nước quy định trợ cấp BHXH bằng tỷ lệ phần trăm so với tiền lương
hay tiền công thường dẫn đến bội chi quỹ BHXH. Vì vậy, một số nước đã phải tìm cách
khắc phục như: trả ngay 1 lần khi nghỉ hưu, hoặc suốt đời đóng theo tỷ lệ phần trăm của
một mức thu nhập quy định và hưởng cũng theo tỷ lệ phần trăm của mức quy định.
Ngoài việc chi trả trợ cấp theo các chế độ BHXH, quỹ BHXH còn được sử dụng cho chi
phí quản lý như: Tiền lương cho những người làm việc trong hệ thông BHXH; khấu hao
tài sản cố định, văn phòng phẩm và một số khoản chi khác… Phần quỹ nhàn rỗi phải
được đem đầu tư sinh lợi. Mục đích đầu tư quỹ BHXH là nhằm bảo toàn và tăng trưởng
nguồn quỹ. Quá trình đầu tư quỹ BHXH phải đảm bảo nguyên tắc: an toàn, có lợi nhuận,
có khả năng thanh toán và đảm bảo lợi ích kinh tế- xã hội.

4/4



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×