Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Nguồn quỹ bảo hiểm xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (70.35 KB, 2 trang )

Nguồn quỹ bảo hiểm xã hội

Nguồn quỹ bảo hiểm xã hội
Bởi:
Phạm Thị Quế

Nguồn quỹ BHXH
Quỹ BHXH tập trung những đóng góp bằng tiền của những người tham gia BHXH hình
thành một quỹ tiền tệ tập trung để chi trả cho những người được hưởng BHXH và gia
đình họ khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do bị giảm, mất khả năng lao động hoặc mất
việc làm.
Như vậy quỹ BHXH là một quỹ tiêu dùng, đồng thời là một quỹ dự phòng; nó vừa mang
tính kinh tế vừa mang tính xã hội rất cao và là điều kiện hay cơ sở vật chất quan trọng
nhất đảm bảo cho toàn bộ hệ thống BHXH tồn tại và phát triển.
Quỹ BHXH hình thành và hoạt động đã tạo khả năng giải quyết những rủi ro của tất cả
những người tham gia với tổng dự trữ ít nhất, giúp cho việc giàn trải rủi ro được thực
hiện theo cả hai chiều không gian và thời gian, đồng thời giúp giảm thiểu thiệt hại kinh
tế cho người sử dụng lao động, tiết kiệm chi cho cả Ngân sách nhà nướcvà ngân sách
gia đình.
Quỹ được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau. Trước hết đó là phần đóng góp của
người sử dụng lao động, người lao động và nhà nước, đây là nguồn chiếm tỉ trọng lớn
nhất và cơ bản của quỹ. Thứ hai là phần tăng thêm do bộ phận nhàn rỗi tương đối của
quỹ được tổ chức BHXH chuyên trách đưa vào hoạt động sinh lời. Thứ ba là phần nộp
phạt của những cá nhân và tổ chức kinh tế vi phạm luật lệ về BHXH. Phần lớn các nước
trên thế giới, quỹ BHXH đều được hình thành từ các nguồn nêu trên. Tuy nhiên phương
thức đóng góp và mức đóng góp của các bên tham gia có khác nhau.
* Về phương thức đóng góp
BHXH của người lao động và người sử dụng lao động vẫn còn hai quan điểm:
Quan điểm thứ nhất: căn cứ vào mức lương cá nhân và quỹ lương của cơ quan đơn vị.
Quan điểm thứ hai: căn cứ vào mức thu nhập cơ bản của người lao động được cân đối
chung trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân để xác định mức đóng.



1/2


Nguồn quỹ bảo hiểm xã hội

* Về mức đóng góp
Nhìn chung mức đóng góp BHXH ở các nước rất khác nhau, phụ thuộc vào sự phát
triển của xã hội và khả năng kinh tế. Ở các nước phát triển thì tỉ lệ đóng cao, thường từ
40-50% tổng quỹ tiền lương. Ở các nước đang phát triển tổng mức đóng từ 15-25% tổng
quỹ tiền lương, trong đó người sử dụng lao động đóng khoảng 2/3 và người lao động
khoảng 1/3. Có một số nước mức đóng góp thấp từ 6-10% tổng quỹ tiền lương.
Nhà nước chỉ giảm thuế đối với các khoản đóng BHXH hoặc hỗ trợ về tiền lương đối
với người lao động khó khăn.
Ở nước ta, theo quy định tại Điều 149 - Chương XII- BHXH của Bộ luật Lao động và
được cụ thể hoá ở Điều 36- chương III của Điều lệ BHXH ban hành kèm theo Nghị định
12/CP ngày 26/1/1995 của Chính phủ thì mức đóng góp tỉ lệ 20% tổng quỹ tiền lương,
trong đó :
- Người sử dụng lao động đóng 15% tổng quỹ tiền lương
- Người lao động đóng 5% tiền lương.
Quỹ BHXH càng phát triển thì gánh nặng chi trả BHXH từ ngân sách Nhà nước hiện
nay sẽ giảm dần, điều đó cũng có nghĩa là ngân sách Nhà nước có thêm nguồn để thực
hiện tăng quỹ lương cho người lao động, giúp họ chăm lo toàn diện đời sống của mình
và đầu tư xây dựng phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

2/2




×