Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Kế toán tổng hợp tăng, giảm tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định vô hình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (89.41 KB, 3 trang )

Kế toán tổng hợp tăng, giảm tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định vô hình

Kế toán tổng hợp tăng, giảm
tài sản cố định hữu hình, tài
sản cố định vô hình
Bởi:
Đại Học Kinh Tế Quốc Dân

Kế toán tổng hợp tăng, giảm tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định vô
hình
Ngoài kế toán chi tiết TSCĐ, để đảm bảo sự đồng bộ trong công tác kế toán, giúp cho
việc hạch toán chung toàn doanh nghiệp thì kế toán phải phản ánh kịp thời, chặt chẽ,
chính xác sự biến động về giá trị TSCĐ trên sổ kế toán bằng việc hạch toán tổng hợp
TSCĐ để kế toán các nghiệp vụ tăng, giảm TSCĐ, kế toán sử dụng các tài khoản chính
sau:
- Tài khoản 211: Tài sản cố định hữu hình.
- Tài khoản 212: Tài sản cố định thuê tài chính.
- Tài khoản 213: Tài sản cố định vô hình.
- Tài khoản 214: Hao mòn TSCĐ.
Ngoài ra, để phản ánh sự biến động TSCĐ và trích khấu hao TSCĐ người ta còn quy
định sử dụng các tài khoản có liên quan như tài khoản 111, 112, 241, 331, 341, 342, 411.
*Nguyên tắc chung trong kế toán TSCĐ là:
+ Việc ghi chép trên các tài khoản phản ánh giá trị tài sản (TK 211, 212, 213) là ghi theo
nguyên giá.
+ Trường hợp sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản, quỹ xí nghiệp để đầu tư TSCĐ thì
đồng thời với việc ghi tăng TSCĐ là việc ghi chuyển nguồn để tăng nguồn kinh doanh.
Còn việc sử dụng vốn từ khấu hao, vốn kinh doanh thì không hạch toán tăng nguồn vốn.

1/3



Kế toán tổng hợp tăng, giảm tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định vô hình

+ Việc hạch toán khấu hao đồng thời với hạch toán hao mòn TSCĐ trên TK 214.
+ Chỉ điều chỉnh nguyên giá TSCĐ khi quyết định đánh giá lại TSCĐ của cấp trên có
thẩm quyền.
* Kế toán tổng hợp tăng TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình.
Trong các doanh nghiệp hiện nay có nhiều trường hợp tăng TSCĐ như: xây dựng nhà
xưởng, mua sắm máy móc, thiết bị, các đơn vị khác góp vốn liên doanh bằng TSCĐ,
được biếu tặng.. từng trường hợp tăng TSCĐ đều được kế toán phản ánh đầy đủ kịp thời
trên cơ sở các chứng từ như hoá đơn mua sắm TSCĐ, các hoá đơn chi tiết về các chi phí
lắp đặt chạy thử và các tài liệu khác có liên quan.
*Kế toán tổng hợp giảm TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình.
TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình của doanh nghiệp giảm đi do nhiều nguyên nhân khác
nhau như: nhượng bán, thanh lý, mất mát, phát hiện thiếu khi kiểm kê, đem góp vốn liên
doanh, điều chuyển cho đơn vị khác.... mọi trường hợp giảm đều phải làm đầy đủ tủ tục
xác định đúng các khoản thiệt hại, chi phí thu nhập (nếu có) và tuỳ trường hợp cụ thể để
kế toán ghi sổ.
Trình tự kế toán tăng giảm TSCĐ vô hình, TSCĐ hữu hình được biểu diễn ở sơ đồ dưới
đây:
(1a) :Mua TSCĐ
(1b): Thuế VAT phải nộp khi mua TSCĐ (theo phương thức khấu trừ).
(2) : Nhận TSCĐ được cấp, liên doanh tặng biếu.
(3): TSCĐ xây dựng hoàn thành bàn giao.
(4): Nhận lại TSCĐ góp vốn liên doanh ngắn hạn, dài hạn, TSCĐ cho thuê tài chính.
(5): Chuyển TSCĐ thuê tài chính thàh TSCĐ tự có.
(6): Góp vốn liên doanh bằng TSCĐ.
(7): Cho thuê TSCĐ tài chính.
(8): Thanh lý, nhượng bán TSCĐ.
(9): TSCĐ thiếu chờ xử lý.


2/3


Kế toán tổng hợp tăng, giảm tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định vô hình

3/3



×