Bộ
VÀ ĐÀO
ĐÀO TẠO
TẠO
Bộ GIÁO
GIÁO DỰC
DỤC VÀ
TRƯỜNG
TRƯỜNG ĐẠI
ĐẠI HỌC
HỌC VINH
VINH
QUÁCH TÁN TRIÈU
QUÁCH TÁN TRIẺU
MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG
TRAPHÁP
NỘI Bộ
Ở CÁC
MỘTKIẺM
SỐ GIẢI
QUẢN
LÝ TRỮỜNG
HOẠT ĐỘNG
TRUNG
HỌC
THÔNG
KIỂM
TRA NỘI
BộPHỎ
Ở CÁC
TRỪỜNG
HUYỆN
THOẠI
SƠN,
TỈNH
AN GIANG
TRUNG
HỌC
PHỒ
THÔNG
HUYỆN THOẠI SƠN, TỈNH AN GIANG
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 60.14.05
LUẬN VĂN THẠC sĩ KHOA HỌC GIÁO DỤC
LUÂN VĂN THẠC sĩ KHOA HỌC GIÁO DỤC
NGƯỜI HƯÓNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. NGÔ SỸ TÙNG
NGHỆ AN, 2013
NGHỆ AN, 2013
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn với đề tài “Một số giải pháp quản lý hoạt
động kiếm tra nội bộ ở các trường trung học phô thông huyện Thoại Sơn,
tỉnh An Giang”, tôi đã nhận được sự quan tâm và giúp đỡ rất nhiều từ thầy
cô, gia đình, bạn bè lớp 19 - QLGD , đồng nghiệp.
Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến:
- Trường Đại học Vinh và Đại học Đồng Tháp quý thầy giáo, quý cô
giáo khoa Tâm lý giáo dục, khoa Quản lý giáo dục; Cán bộ phòng quản lý
khoa học đã tận tình giảng dạy, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi đê tôi
hoàn thành luận văn.
- Các đồng chí ban giám hiệu các trường THPT Huyện Thoại Sơn, các
đồng chí thanh tra Sở đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi nghiên cứu và hoàn
thành luận văn này.
- Đặc biệt là sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo: PGS. TS Ngô Sỹ Tùng
người trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này.
- Do thời gian nghiên cứu có hạn, bản luận văn này chắc chắn không
thể tránh được những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự giúp đỡ, chỉ dẫn
và trân trọng tiếp thu các ý kiến phê bình đóng góp của các nhà khoa học, các
thầy cô và đồng nghiệp.
Nghệ An, năm 2013
T ác giả luận văn
QUÁCH TÁN TRIỀU
MỤC LỤC
MỞ ĐẦƯ................................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tải...........................................................................................1
2. Mục đích nghiên cím..................................................................................... 3
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu............................................................... 3
4. Giả thuyết khoa học....................................................................................... 3
5. Nhiệm vụ nghiên cứu.................................................................................... 3
6. Phạm vi nghiên cứu....................................................................................... 4
7. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 4
8. Đóng góp của luận văn.................................................................................. 4
9........................................................................................................................... C
ấu trúc của luận văn............................................................................................. 6
CHƯƠNG 1: Cơ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KIỂM
TRA NỘI Bộ Ở CÁC TRƯỜNG TRƯNG HỌC PHỔ THÔNG...........................6
1
AG
An Giang
2
Bộ GD&ĐT
Bộ Giáo dục và Đào tạo
3
CBGV
Cán bộ giáo viên
4
GV
Giáo viên
5
KĐCLGD
6
KTNB
7
KTNBTH
8
PPDH
9
QLGD
10
THPT
KÝlượng
HIỆU
VIÉT TẮT
Kiểm định chất
giáo dục
2.2. Thực trạng kiểm tra nội bộ trường THPT Huyện Thoại Sơn Tỉnh An
Kiểm tra nội bộ
Kiêm tra nội bộ trường học
Giang................................................................................................................. 36
Phương
phápthức
dạy về
họchoạt động KTNB ở các trường THPT.................36
2.2.1. Thực
trạng nhận
2.2.2. Thực trạng thực hiện các nội dung KTNB ở các trường THPT..................42
Quản lý giáo dục
2.2.2. Thực trạng sử dụng các phương pháp KTNB ở các tmờng THPT.............44
2.2.4. Hình
thức học
kiêmphổ
tra thông
nội bộ ở các trường THPT............................................46
Trung
2.2.5. Thực trạng kết quả kiểm tra nội bộ ở các trường THPT............................46
2.3. Thực trạng quản lý hoạt động KTNB ở các trường THPT.........................48
2.3.1. Thực trạng Cồng tác lập kế hoạch KTNB ở các trường THPT.................48
2.3.2. Thực trạng công tác tô chức thực hiện kế hoạch ở các trường THPT..A9
2.3.3. Thực trạng công tác tô chức, chí đạo thực hiện kê hoạch........................51
2.3.4. Thực trạng công tác đánh giá việc thực hiện kế hoạch.............................52
2.4. Đánh giá chung về thực trạng.................................................................... 53
Kết luận chương 2................................................................................................ 56
CHƯƠNG 3 : MỘT SÓ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KIỂM
TRA NỘI BỌ Ở CÁC TRƯỜNG TRƯNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN
THOẠI ‘SƠN TỈNH AN GIANG
*
58
3.1. Các nguyên tắc đề xuất giải pháp............................................................... 58
3.1.1......................................................................................................................... Đ
ảm bảo tính khoa học..................................................................................................58
3.1.2. Đảm bảo tính khách quan.............................................................................58
3.1.3. Đảm bảo tính hiệu quả..................................................................................58
3.1.4. Đảm bảo tính khả thi....................................................................................586
1
DANH MỤC CÁC BẢNG BIÊU
Sơ đồ 1.1: Các bước của quá trình kiếm tra
Bảng 2.1: Nhận thức về hoạt động kiểm tra nội bộ của Ban Giám Hiệu
Bảng 2.2: Nhận thức chung về công tác KTNB
Bảng 2.3: Các đối tượng kiểm tra nội bộ trường học
Bảng 2.4: Phương pháp kiểm tra nội bộ trường học
Bảng 2.5: Hình thức kiểm tra nội bộ
Bảng 2.6: Kết quả bảng thống kê khảo sát nội dung kiểm tra chủ yếu trong
nhà trường.
Bảng 2.7: Thực trạng lập kế hoạch kiểm tra nội bộ
Bảng 2.8: Thực trạng tổ chức và chỉ đạo công tác kiêm tra nội bộ
Bảng 2.9: Thực trạng kiểm tra, đánh giá công tác KTNB và xử lý kết quả
kiểm tra nội bộ
Bảng 2.10: Đánh giá chung về thực trạng quản lý công tác KTNB
Biểu mẫu 3.1: Kế hoạch kiểm tra nội bộ ừong năm học ... của trường THPT...
Biểu mẫu 3.2: Ke hoạch kiểm tra tháng... năm...
Biêu mẫu 3.3: Ke hoạch kiểm tra tuần............tháng... năm...
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Quản lý là một trong những nhân tố quan trọng trong sự phát triển xã
hội. Quản lý là một hoạt động phổ biến diễn ra ở mọi lĩnh vực, ở mọi cấp độ
và liên quan đến mọi ngirời. C.Mác đã coi quản lý là một đặc diêm vốn có và
bất biến về mặt lịch sử của đời sống xã hội. Ông viết: Bất cứ lao động xã hội
trực tiếp hay lao động chung nào mà tiến hành trên một quy mô khả lớn, đều
yêu cầu phải có một sự chỉ đạo”.
Quản lý là một hoạt động rất phức tạp. ơ nuớc ta đang thực hiện cơ chế
thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa,
chúng ta đang thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, cải cách mở
cửa đê tiến nhanh đến sự hội nhập với các nước trong khu vực và thế giới,
từng bước đưa đất nước ta ngang tầm với các nước tiên tiến. Điều đó đòi hỏi
rất lớn vào trình độ tổ chức, vào hiệu quả, vào chất lượng quản lý ở mỗi
ngành, mỗi lĩnh vực cụ thể. Giáo dục và Đào tạo, Khoa học - Công nghệ trong
công cuộc phát triển đất nước, đã được Đảng và Nhà nước ta khẳng định là
“Quốc sách hàng đầu” trong sự nghiệp đổi mới; là “khâu đột phả” phục vụ
công nghiệp hoá, hiện đại hoá; là “nền tảng và động lực” cho công nghiệp
hoá, hiện đại hoá, đế từng bước xây dựng và phát triển nền kinh tế tri thức
trong những thập kỷ đầu tiên của thế kỷ XXI, có nghĩa là chúng ta chấp nhận
có cuộc cạnh tranh về trí tuệ trong xu thế toàn cầu hoá. Đó là cuộc đua tranh
về trí tuệ sáng tạo, về yếu tố con người của cộng đồng và của toàn xã hội.
Chính vì thế Giáo dục và Đào tạo có sứ mạng, nhiệm vụ phù hợp, quản lý
giáo dục phải có những cách tiếp cận mới: cách tiêp cận đa dạng hoá và công
nghệ hoá đối với quá trình quản lý giáo dục nhằm phát triển giáo dục đúng
2
như chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo giai đoạn 2001 - 2010 của Thủ
tướng chính phủ đã chỉ rõ: “Đỡ/ mới quản lý giáo dục là khâu đột phá ” trong
7 giải pháp lớn.
Quản lý nói chung, quản lý giáo dục nói riêng đều có những chức năng
cơ bản đó là: Ke hoạch hoá; Tổ chức; Chỉ đạo và kiêm tra. Tại hội nghị cán
bộ thanh tra toàn miền Bắc lần thứ nhất ngày 19/4/1955 Hồ Chủ Tịch đã chỉ
rõ: uSự kiểm tra việc thực hiện được đặt ra một cách đúng đắn là ngọn đèn
pha giúp cho làm sảng tỏ tinh thần hoạt động bộ mảy trong bất kỳ thời gian
nào, chín phần mười những chỗ hỏng, chỗ hở đều do thiếu sự kiếm tra. Thanh
tra và kiếm tra thường xiỉyên đủng đắn, chắc chan những chỗ hỏng, chỗ hở
đều có thế ngăn ngừa được”. Có thể nói rằng chức năng kiêm tra là một mắt
xích rất quan trọng, nó giúp cho nhà quản lý xác định được đơn vị, tố chức
của mình đang ở trong tình trạng nào, từ đó có biện pháp điều chỉnh cho phù
hợp. Mặt khác chức năng kiểm tra còn là cầu nối giữa nhà quản lý với đối
tượng được quản lý, nơi diễn ra quá trình thông tin, thu nhận thông tin để
đánh giá, tư vấn giúp đỡ, thúc đẩy đối tượng quản lý đi đúng hướng.
Đối với các cơ quan nhà nước thì kiểm tra nội bộ là một công việc rất
cần thiết, giữ vai trò trọng yếu. Đặc biệt là đối với các cơ quan giáo dục.
Trước hết, kiếm tra nội bộ trường học là một chức năng đích thực, là khâu đặc
biệt quan trọng trong chu trình quản lý đảm bảo tạo lập mối liên hệ ngược,
thường xuyên, kịp thời, giúp người quản lý hình thành cơ chế điều chỉnh
hướng đích trơng quá trình quản lý nhà trường.
Ngoài ra, kiêm tra nội bộ trường học còn là một biện pháp, là công cụ sắc
bén tăng cường hiệu lực quản lý trường học; góp phần nâng cao chất lượng và
hiệu quả trong công tác giáo dục và đào tạo.
Theo yêu cầu của công cuộc đổi mới giáo dục hiện nay thì thực trạng
hoạt động kiếm tra nội bộ trường học ở các trường phổ thông hiện nay còn
3
nhiều tồn tại, yếu kém. Trong đó, các trường THPT huyện Thoại Son, tỉnh An
Giang là một ví dụ.
Vì vậy việc đổi mới hoạt động kiểm tra, tìm ra các giải pháp đê khắc
phục tồn tại, yếu kém trong hoạt động kiểm tra nội bộ trường học là một yêu
cầu bức thiết, góp phần đối mới công tác quản lý nhà trường, quản lý giáo
dục, thúc đẩy nền giáo dục phát triển, đáp ứng nhiệm vụ nâng cao dân trí, đào
tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài nhằm phục vụ cho sự phát triển kinh tế xã
hội của đất nước. Đặc biệt công việc này còn là một trong các giải pháp đê
thực hiện thành công cuộc vận động: “Nói không với tiêu cực trong thi cử và
bệnh thành tích trong giáo dục
Với những lý do nêu trên, đê góp phần đổi mới quản lý trường THPT nói
riêng và đối mới quản lý giáo dục nói chung, chúng tôi chọn đề tài nghiên
cứu: “Một so giải pháp quản lỷ hoạt động hiểm tra nội bộ ở các trường
trung học pho thông huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang”.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất một số giải pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng hoạt động
kiểm tra nội bộ trường trung học phố thông huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cúu
- Khách thể nghiên cứu: Quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ ở trường
trung học phổ thông.
- Đối tượng nghiên cứu: giải pháp quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ ở
trường THPT huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang.
4. Giả thuyết khoa học
Nếu xây dựng và thực hiện được một số giải pháp quản lý có tính khoa
học, khả thi thì có thể nâng cao chất lượng hoạt động kiểm tra nội bộ ở các
trường trung học phổ thông huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
4
- Nghiên cím cơ sở lý luận về quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ trường
trung học phổ thông.
- Nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động kiêm tra nội bộ trường trung
học phổ thông huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang.
- Đe xuất và thăm dò tính cần thiết, khả thi của một số quản lý hoạt động
kiểm tra nội bộ ở các trường trung học phổ thông huyện Thoại Sơn, tỉnh An
Giang.
6. Phạm vi nghiên cứu
Các trường trung học phổ thông trong Huyện Thoại Sơn Tỉnh An
Giang.
- Trường THPT Nguyễn Khuyến.
- Trường THPT Nguyễn Văn Thoại.
- Trường THPT Vĩnh Trạch.
- Trường THPT Vọng Thê.
7. Phương pháp nghiên cứu
- Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận:
+ Phương pháp nghiên cứu phân tích - tổng họp tài liệu
- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
+ Phương pháp điều tra
+ Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia.
8.
-
Phương pháp thống kê toán học:
Đóng góp của luận văn
về mặt lý luận:
về mặt thực tiễn:
Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể sử dụng làm tư liệu tham khảo về
công tác KTNB cho đội ngũ quản lý các trường THPT.
9. Cấu trúc của luận văn
5
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo và phụ
lục luận văn gồm có 3 chương:
Chương 1: Cở sở lý luận của quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ ở các
trường trung học phổ thông
Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ ở các trường
trung học phổ thông huyện Thoại Sưn, tỉnh An Giang
Chương 3: Một số giải pháp quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ ở các
trường trung học phổ thông huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang.
ố
CHƯƠNG 1: CỞ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG
KIỂM TRA NỘI Bộ Ở CÁC TRƯÒNG
TRUNG HỌC PHỎ THÔNG
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trong nghiên cứu về lý luận quản lý nói chung và trong quản lý giáo
dục nói riêng, nhiều nhà nghiên cứu Việt Nam cũng đã quan tâm về công tác
kiểm tra, KTNB trong quản lý. Có rất nhiều đầu sách, bài giảng của các tác
giả, giảng viên nghiên cứu về quản lý, quản trị học, quản trị doanh nghiệp,
quản lý hành chính nhu: Giáo trình Luật hành chính và tài phán hành chỉnh
Việt Nam áo tác giả Phạm Hồng Thái và tác giả Đinh Văn Mậu biên soạn
[36], tác giả Trần Kiểm với cuốn: “Khoa học quản lý giáo dục - Một sổ vấn
đề lỷ luận và thực tiễn' [25], tác giả Thái Văn Thành với cuốn “Quản lý giảo
dục và quản lý nhà tnrờng”[35]. Qua nghiên cứu, các tác giả đều đề cập đến
4 chức năng chủ yếu trong quản lý đó là kế hoạch hóa, tổ chức, điều khiển
(chỉ đạo thục hiện), kiêm tra, khắng định vai trò quan trọng của chức năng
kiểm tra trong quản lý nói chung và trong quản lý nhà truờng.
Công tác KTNB trirờng học luôn đuợc các nhà nghiên cứu giáo dục, các
cấp quản lý quan tâm nghiên cứu để huớng dẫn, chỉ đạo thực hiện tại cơ sở.
Trong thời gian qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có nhiều văn bản chỉ đạo về
công tác này:
- Quyết định số 329/QĐ ngày 31/3/1990 của Bộ truởng Bộ Giáo dục
ban hành Quy định về mục tiêu và kế hoạch đào tạo của truờng phổ thông
trung học, tại Khoản D. Quy trình, Điểm 4. Kiểm tra, nêu rõ: “Hiệu trirởng
trục tiếp kiểm tra và tổ chức có nề nếp việc kiểm tra trong nội bộ truờng, nhất
là kiêm tra chuyên môn: kết hợp nhiêu hình thức kiếm tra và nhiều lục luợng
tham gia kiểm tra. Coi trọng việc tụ kiểm tra của cá nhân, của tập thể giáo
viên, công nhân, nhân viên, học sinh. Trong công tác, kiểm tra phải đánh giá
7
tiến độ và kết quả giáo dục, phát hiện thiếu sót, đề xuất phương hướng, biện
pháp để phát huy thành tích (đặc biệt coi trọng thực chất thi đua Hai tốt) và
sửa chữa khuyết điểm, điều chỉnh chỉ tiêu kế hoạch. Tổ chức kiêm tra toàn
diện các đơn vị bộ phận trong trường trước thời điếm tổng kết năm học”.
- Thông tư 07/2004/TT-BGD&ĐT ngày 30/03/2004 của Bộ Giáo dục và
Đào tạo Hướng dẫn thanh tra toàn diện trường phổ thông và thanh tra hoạt
động sư phạm của giáo viên phố thông, trong mục 4. Công tác quản lý của
Hiệu trưởng, có nội dung thanh tra: “Việc thực hiện KTNB của nhà trường
theo quy định: Mỗi năm học, Hiệu trưởng phải tiến hành kiểm tra toàn diện ít
nhất 1/3 tống số giáo viên và tất cả giáo viên còn lại được kiêm tra theo
chuyên đề. Xem xét hồ sơ kiểm tra và việc xử lý kết quả kiểm tra của Hiệu
trưởng.”
- Quyết định số 14/2006/QĐ-BGDĐT ngày 25/4/2006 của Bộ Giáo dục
và Đào tạo quy định về tổ chức, quyền hạn, trách nhiệm và tổ chức thực hiện
hoạt động cúa thanh tra, chức năng của thanh tra trong các cơ sở giáo dục đại
học, trường trung cấp chuyên nghiệp là tổ chức thanh tra nội bộ của nhà
trường.
- Quyết định số 14/2006/QĐ-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì
hoạt động KTNB các trường đại học, cao đắng và trung cấp chuyên nghiệp
được nâng lên thành hoạt động thanh tra nội bộ.
- Nghị định số 99/2005/NĐ-CP ngày 28 tháng 07 năm 2005 quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thanh tra về tổ chức và
hoạt động của Ban thanh tra nhân dân.
- Nghị định số 42/2013/NĐ-CP ngày 09/04/2013 của Chính phủ ban
hành Nghị định về tổ chức và hoạt động thanh tra giáo dục.
Các nghiên cứu về công tác thanh tra, kiêm tra giáo dục nói chung và
công tác thanh tra hoạt động sư phạm của nhà giáo nói riêng cũng được đề
8
cập khá nhiều trong các công trình nghiên cứu về quản lý giáo dục. Chúng ta
có thể điểm qua một số kết quả nghiên cứu của các tác giả sau đây:
+ Tác giả Lưu Xuân Mói - Nguyễn Thị Chín (2001), Bài giảng về
Thanh tra và KTNB trường học. [28]
I Tác giả Nguyễn Ngọc Quang cho rằng kiểm tra là giai đoạn cuối
cùng của chu trình quản lý. Kiểm tra giúp cho việc chuẩn bị tích cực cho kỳ
kế hoạch (năm học) tiếp theo: “theo lý thuyết Xinbecnetic, kiêm tra giữ vai
trò liên hệ nghịch trong quá trình quản lý. Nó giúp cho chủ thể quản lý điều
khiển một cách tối ưu hệ quản lý. Không có kiểm tra không có quản lý”. [39,
tr 73].
+ Tác giả Đặng Quốc Bảo xác định: Quản lý giáo dục có 4 chức năng
cụ thể: kế hoạch hóa, chỉ huy, điều hành, kiểm tra. Trong đó, “kiểm tra là
công việc gắn bó với sự đánh giá tống kết kinh nghiệm giáo dục, điều chỉnh
mục tiêu”.
+ về quản lý trường học, tác giả Trần Kiểm đã viết “hiệu quả quản lý
nhà trường phụ thuộc nhiều vào chừng mực người hiệu trưởng sử dụng thông
tin khách quan, đánh tin cậy, toàn diện, đầy đủ và kịp thời của mỗi giáo viên
về chất lượng kiến thức, về mức độ được giáo dục và tính kỷ luật của học
sinh”. Thông tin khách quan thu được chủ yếu qua kết quả thanh tra, kiểm tra
giáo dục.
Các nghiên cứu đều thống nhất cho rằng kiểm tra, thanh tra có tác dụng
rất quan trọng trong toàn bộ hoạt động quản lý nhà nước nói chung, hoạt động
quản lý giáo dục nói riêng. Quản lý đồng thời là kiểm tra. Kiểm tra, thanh tra
nằm trong bản thân hoạt động quản lý. Người quản lý vói công tác kiểm tra
luôn phải song hành.
Ngoài ra, có nhiều tác giả đã tập trung nghiên cứu về thanh tra giáo dục
thông qua các bài viết đăng trên tạp chí thông tin quản lý giáo dục, các bài
9
giảng trong các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra giáo dục trường Cán bộ
quản lý giáo dục đào tạo Trung ương I của các tác giả: Tác giả Lưu Xuân Mới
- Nguyễn Thị Chín (2001), Nguyễn Trọng Hậu, Dương Chí Trọng, ... Năm
2003: hai tác giả Quang Anh - Hà Đăng đã xuất bản cuốn sách “Những điều
cần biết trong hoạt động thanh tra, kiểm tra giáo dục và đào tạo” có tính chất
tổng hợp các vấn đề cơ bản về thanh tra giáo dục.
Tuy nhiên, chưa có công trình nghiên cứu chuyên sâu nào về “Một so
giải pháp quản lý hoạt động kiêm tra nội bộ ở các trường trung học phô
thông huyện Thoại Sơn, tình An Giang ”.
1.2. Các khái niệm cơ bản của đề tài
1.2.1. Quản ỉỷ
a. Khái niệm quản tý: có nhiều khái niệm khác nhau về quản lý. Có thể
nêu một số khái niệm phổ biến như sau
- “Quản lý có thể hiểu là hoạt động tác động một cách có tổ chức và
định hướng của chủ thể quản lý vào một đối tượng nhất định để điều chỉnh
các quá trình xã hội và hành vi con người nhằm duy trì tính ổn định và phát
triển của đối tượng theo mục tiêu đã định”. [37]
- Từ điên Tiếng Việt, Trung tâm từ điển ngôn ngữ Hà Nội xuất bản,
1992, quản lý có nghĩa là:
“1. Trông coi và giữ gìn theo những yêu cầu nhất định.
2. Tổ chức và điều khiên các hoạt động theo những yêu cầu nhất định”.
Như vậy, quản lý là sự tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể
quản lý lên các đối tượng của quản lý nhằm đảm bảo các quá trình hoạt động
của đối tượng theo định hướng đế đạt được mục tiêu, yêu cầu đã đề ra.
Các chức năng quản lý:
- Lập kế hoạch
-Tô chức
10
-
- Chỉ đạo
Kiếm tra
Ngoài 4 chức năng quản lý trên, nguồn thông tin là yếu tố cực kỳ quan
trọng trong quản lý, nhờ có thông tin mà sự trao đổi qua lại giữa các chức
năng được cập nhật thường xuyên, từ đó có biện pháp xử lý kịp thời và hiệu
quả.
1.2.2. Quản lý giáo dục
Giáo dục là một hoạt động cơ bản xã hội, vì vậy QLGD là quản lý một
quá trình xã hội. QLGD là bộ phận không thể tách rời của hệ thống quản lý xã
hội, QLGD được định nghĩa:
+ “QLGD được hiểu là những tác động tự giác (có ý thức, có mục đích,
có kế hoạch, có hệ thống, hợp quy luật) của chủ thể quản lý đến tất cả mắt
xích của hệ thống (từ cấp cao nhất đến các cơ sở giáo dục là nhà trường).
Nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu phát triển giáo dục, đào
tạo thế hệ trẻ mà xã hội đặt ra cho ngành giáo dục”. [25, tr.36]
Vậy, QLGD được hiểu là sự tác động của chủ thế quản lý đến công tác
giáo dục và đào tạo, nhằm thực hiện hiệu quả mục tiêu phát triển giáo dục,
đào tạo: đảm bảo sự phát triển của hệ thống tố chức giáo dục, góp phần thực
hiện chiến lược đào tạo nguồn nhân lực, thực hiện chiến lược quản lý xã hội
nói chung và phát triển giáo dục nói riêng.
1.2.3. Quản lý nhà trường
Còn được xem là QLGD ở cấp vi mô:
- “Là hệ thống những tác động tự giác (có ý thức, có mục đích, có kế
hoạch, có hệ thống, hợp quy luật) của chủ thể quản lý đến tập thế giáo viên,
công nhân viên, tập thể học sinh, cha mẹ học sinh và các lực lượng xã hội
trong và ngoài nhà trường nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu
giáo dục của nhà trường”. [25, tr.38]
11
Trong nhà trường, Hiệu trưởng quản lý mọi hoạt động của nhà trường
theo chế độ thủ trưởng. Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm quản lý các
hoạt động của nhà trường, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền bổ nhiệm,
công nhận.
Nội dung cơ bản của quản lý nhà trường-.
Nội dung của quản lý nhà trường được quy định tại Điều 58 Luật Giáo
dục Việt Nam, 2009. [32]
Điều 58. Nhiệm vụ và quyền hạn của nhà trường
Nhà trường có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
"1. Công bố công khai mục tiêu, chương trình giáo dục, nguồn lực và
tài chính, kết quả đánh giá chất lượng giáo dục và hệ thống văn bằng, chứng
chỉ của nhà trường. Tố chức giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục
khác theo mục tiêu, chương trình giáo dục; xác nhận hoặc cấp văn bằng,
chứng chỉ theo thẩm quyền.
2. Tuyên dụng, quản lý nhà giáo, cán bộ, nhân viên; tham gia vào quá
trình điều động của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền đối với nhà
giáo, cán bộ, nhân viên;
3. Tuyển sinh và quản lý người học;
4. Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực theo quy định của pháp
luật,
5. Xây dựng cơ sở vật chất kỹ’ thuật theo yêu cầu chuẩn hóa, hiện đại
hóa;
6. Phối hợp với gia đình người học, tổ chức, cá nhân trong hoạt động
giáo dục;
7. Tổ chức cho nhà giáo, cán bộ, nhân viên và người học tham gia các
hoạt động xã hội;
12
8. Tự đánh giá chất lượng giáo dục và chịu sự kiểm định chất lượng
giáo dục của cơ quan có thẩm quyền kiểm định chất lượng giáo dục;
9. Các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.”
1.2.4. Kiểm tra
Kiếm tra là một trong những chức năng cơ bản của quản lý. Đó là công
việc — hoạt động nghiệp vụ mà người quản lý ở bất kỳ cấp nào cũng phải thực
hiện để biết rõ những kế hoạch, mục tiêu đề ra trên thực tế đã đạt được đến
đâu và như thế nào. Từ đó đề ra những biện pháp động viên, giúp đỡ, uốn nắn
và điều chỉnh nhằm thúc đẩy các cá nhân và tổ chức phát triển. [27].
1.2.5. Kiêm tra nội bộ trường học
Kiểm tra nội bộ trường học là hoạt động xem xét và đánh giá các hoạt
động giáo dục, điều kiện dạy - học, giáo dục trong phạm vi nội bộ nhà trường
nhằm mục đích phát triên sự nghiệp giáo dục nói chung, phát triển nhà
trường, phát triển người giáo viên và học sinh nói riêng.
Kiểm tra nội bộ trường học, về thực chất gồm hai hoạt động:
- Hiệu trưởng tiến hành kiếm tra công việc, hoạt động, mối quan hệ của
các thành viên, bộ phận và những điều kiện, phương tiện phục vụ dạy học và
giáo dục trong nhà trường.
- Việc tự kiểm tra của các bộ phận, cá nhân trong trường và tự kiểm tra
công tác quản lý của hiệu trưởng. [27]
1.3. Một số vấn đề về kiểm tra nội bộ trường trung hoc phổ thông
1.3.1. Mục đích, nội dung của kiếm tra nội bộ trường học
- Mục đích kiếm tra: Phải đánh giá tiến độ và kết quả giáo dục, phát
hiện thiếu sót; đề xuất phương hướng, biện pháp đế phát huy thành tích và sửa
chữa khuyết điểm; điều chỉnh chỉ tiêu kế hoạch:
- Nội dung kiếm tra: Kiểm tra việc thực hiện chính sách, pháp luật,
nhiệm vụ, kế hoạch của cá nhân và các bộ phận thuộc quyền, tập trung là
13
kiểm tra chuyên môn; tổ chức kiểm tra toàn diện các đơn vị bộ phận trong
trường trước thời điểm tổng kết năm học.
1.3.2. Vai trò của kiêm tra nội bộ trường học
Vai trò cần thiết của việc KTNB trường học là thu thập thông tin phản
hồi về diễn biến và kết quả hoạt động của các cá nhân, bộ phận trong nhà
trường; đây là yêu cầu quan trọng trong quá trình kiểm tra các bộ phận, cá
nhân trong nhà trường, là một trong những yếu tố quyết định đến hiệu lực,
hiệu quả của hoạt động kiêm tra. Do đó, hoạt động kiếm tra có chất lượng là
việc tiến hành kiểm tra mà trong đó hoạt động thu thập, tìm các minh chứng
được tiến hành đúng pháp luật, đúng thủ tục, trình tự và phương pháp khoa
học, hợp lý; cung cấp thông tin chính xác, rõ ràng, kịp thời, khách quan, cần
được thể hiện qua văn bản.
1.3.3. Chức năng của kiếm tra nội bộ trưòng học
Kiếm tra nội bộ trường học có 4 chức năng, đó là:
1.3.3.1. Tạo lập kênh thông tin phản hồi vững chắc
Tạo mối liên hệ nghịch trong quản lý, cung cấp thông tin đã được xử lý
chính xác đế hiệu trưởng hoạt động quản lý có hiệu quả. Thu thập thông tin là
chức năng trung tâm của kiẻm tra nội bộ trường học, chỉ có kiêm tra mới có
những thông tin đáng tin cậy, việc xử lý đúng đắn các thông tin giúp hiệu
trưởng tác động kịp thời vào các tổ chức, điều chỉnh mục tiêu và ra quyết định
cho chu trình quản lý mới.
1.3.3.2. Kiếm soát, phát hiện và phòng ngừa
Nhằm xác định thực chất, hiệu quả giáo dục. Kiểm soát đúng sẽ phát
hiện được các mặt ưu, khuyết diêm của từng đối tượng quản lý giúp cho hiệu
trưởng làm tốt công tác điều khiển, định hướng trong chỉ đạo. Đồng thời ngăn
chặn, phòng ngừa những biêu hiện sai lệch của đối tượng quản lý. Hoạt động
14
kiểm soát, phát hiện một khi được tiến hành thường xuyên sẽ giúp cho hiệu
trưởng phòng ngừa bệnh quan liêu một cách có hiệu quả.
1.3.3.3. Động viên, phê phán, uốn nan, điều chỉnh, giúp đỡ
Động viên phê phán mang thuộc tính xã hội. Kiểm tra thường xuyên
mới nắm được đầy đủ tư tưởng, tình cảm, tài năng, đức độ của đối tượng quản
lý. Mọi ý kiến giáo dục, động viên, phê phán, điều chỉnh, giúp đỡ đều xuất
phát từ khâu kiểm tra. Kiểm tra vừa mang tính chất động viên vừa uốn nắn
điều chỉnh đối tượng quản lý. Khi được kiếm tra giáo viên và học sinh chắc
chắn phải nỗ lực làm việc, bộc lộ tài năng và phẩm chất của họ.
1.3.3.4. Đánh giả và xử lý cần thiết
Đánh giá là hoạt động đặc biệt nhằm phân tích, xác nhận giá trị thực
trạng về mức độ hoàn thành nhiệm vụ, chất lượng và hiệu quả công việc, trình
độ, sự phát triển, những kinh nghiệm được hình thành ở thời điểm hiện tại so
với mục tiêu, kế hoạch hay những chuẩn mực đã được xác lập. Trên cơ sở đó
nêu ra những biện pháp uốn nắn, điều chỉnh và giúp đỡ đối tượng.
Đánh giá là một chức năng của kiểm tra, liên hệ chặt chẽ với kiếm tra,
do đó kiểm tra đánh giá, thường được dùng liền nhau với ý nghĩa đó.
Như vậy, công tác quản lý của Hiệu trưởng về lĩnh vực này là giám sát
việc thực hiện 4 chức năng nói trên của công tác kiểm tra nội bộ trường học.
1.3.4. Nguyên tắc của kiêm tra nội bộ
KTNB cũng có những nguyên tắc, mà nhà quản lý khi xây dựng một cơ
chế kiểm tra, tiến hành kiểm tra cần xem xét đến những nguyên tắc này, chính
nhờ đó mà người quản lý sẽ xây dựng một cơ chế kiểm tra thích hợp và tiến
hành kiếm tra khoa học, hiệu quả. Nguyên tắc chung đó là: So sánh thực tế
với các tiêu chuẩn.
1.3.4.1. Nguyên tắc pháp chế
15
Nguyên tắc pháp chế là nguyên tắc tuân thủ pháp luật. Hiệu trưởng
trường THPT là người đại diện nhà nước để quản lý nhà trường, do đó phải áp
dụng các văn bản quy phạm pháp luật làm hành lang pháp lý trong hoạt động
quản lý nhà trường.
1.3.4.2. Kiếm tra phải được thiết kể căn cứ trên kể hoạch hoạt động của
nhà trường và căn cứ theo thứ bậc của đổi tượng được kiếm tra
Bản chất của KTNB là tạo lập mối liên hệ thông tin ngược trong quản
lý trường học. Do đó, để tiến hành kiếm tra phải dựa vào kế hoạch thực hiện
nhiệm vụ của cá nhân, tổ chức, vì chính kế hoạch hoạt động của chúng ta thấy
được đó là công việc gì, mục đích của công việc, ai làm, tiến độ thực hiện,
nguồn lực thực hiện. Việc kiểm tra phải được thiết kế theo kế hoạch hoạt
động tổ chức, kế hoạch hoạt động của tổ chức phải được xây dựng tỉ mỉ, chu
đáo, đầy đủ các yêu cầu thì thiết kế việc kiêm tra mới dễ dàng đạt hiệu quả
cao, nếu kế hoạch hoạt động chỉ xây dựng sơ sài thiếu các nguyên lý cần thiết
thì cũng khó có căn cứ đế so sánh khi kiểm tra..
Mặt khác, kiểm tra còn cần được thiết kế căn cứ theo cấp bậc của đối
tượng được kiểm tra. Trong việc thực hiện quản lý nhà trường, người Hiệu
trưởng phải ủy quyền cho các Phó Hiệu trưởng, tổ trưởng để thực hiện quản
lý trong nhà trường và chính trong khi tiếp xúc với cha mẹ học sinh, học sinh,
giáo viên và nhân viên cũng đã thực hiện quyền hạn cúa mình đế tố chức quản
lý lớp học, trao đổi, làm việc với cha mẹ học sinh. Và một nhà quản lý giỏi
không thể giao quyền hành của mình cho cấp dưới mà không kiểm tra. Mục
đích của việc kiêm tra trong quản lý là nhằm đảm bảo việc quyền hạn được
giao đang được sử dụng đúng hướng, đúng mục đích và có hiệu quả. Cho nên
khi thiết lập hệ thống kiểm tra theo phân cấp quản lý, theo phân công quản lý
trong nhà trường cần phải xem xét đảm bảo phù hợp, đây cũng chính là nghệ
thuật của người Hiệu trưởng. Như vậy, tổ chức kiểm tra công việc của người
16
Phó Hiệu trưởng phải khác của người tổ trưởng và kiểm tra công việc của
người tổ trưởng phải khác của thành viên tổ (nhân viên hay giáo viên).
1.3.4.3. Công việc kiếm tra phải được thiết kế theo đặc điếm cá nhân
các nhà quản lý
Mỗi người quản lý có phong cách quản lý riêng, cách tố chức quản lý
đặc trưng do đó cần thiết kế việc kiểm tra theo đặc điểm cá nhân các nhà quản
lý. Những thông tin kiểm tra nhằm giúp nhà quản lý nắm được những gì đang
xảy ra, phải được nhà quản lý thông hiểu; nhà quản lý không hiểu được, thì họ
sẽ không thể sử dụng và do đó sự kiểm tra sẽ không còn ý nghĩa.
1.3.4.4. Kiếm tra tại noi xảy ra hoạt động và cỏ kế hoạch rõ ràng
Yêu cầu này đòi hỏi việc kiếm tra không chỉ dựa vào các số liệu và báo
cáo thống kê mà phải được tiến hành ngay tại nơi diễn ra các hoạt động và
phải được thực hiện theo một kế hoạch cụ thê, rõ ràng.
1.3.4.5. Sự kiếm tra phải được thực hiện tại những điếm trọng yếu
Khi xác định rõ được mục đích của sự kiểm tra, chúng ta cần phải xác
định, lựa chọn và xác định phạm vi cần kiêm tra. Nếu không xác định được
chính xác khu vực kiểm tra sẽ dẫn đến kiểm tra trên một khu vực quá rộng,
không cần thiết sẽ làm tốn kém thời gian, lãng phí tiền bạc, nguồn lực, kiểm
tra sẽ kém hiệu quả.
Việc vận dụng nguyên lý khâu xung yếu (nút cố chai) theo lý thuyết hệ
thống trong quản lý giáo dục vào nguyên tắc chọn nội dung kiếm tra sẽ cho
chúng ta rõ điều này [34]: “Trong hoạt động của các hệ thống thường có
những biến cố tại những điểm nhất định làm ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt
động của hệ thống. Nếu giải tỏa được các nút này thì sự hoạt động của hệ
thống sẽ được khơi thông'’. Trên thực tế, trong việc tố chức quản lý nhà
trường THPT, việc xác định được những diêm trọng yếu trong kiêm tra không
phải dễ dàng và thuận lợi.
17
1.3.4.6. Kiếm tra phải khách quan, chính xác, công khai, kịp thời
Quá trình quản lý bao gồm nhiều yếu tố chủ quan của nhà quản lý,
nhưng nếu như thực hiện kiếm tra với những định kiến có sẵn, không kịp thời
sẽ không cho chúng ta những nhận xét và đánh giá đúng mức về đối tượng
được kiêm tra, kết quả kiẻm tra sẽ bị sai lệch. Vì vậy, kiểm tra cần phải được
thực hiện với thái độ khách quan, chính xác, công khai, kịp thời trong quá
trình thực hiện nó.
1.3.4. 7. Hệ thong kiếm tra phải phù hợp với văn hỏa của nhà trường
Để cho việc kiểm tra có hiệu quả cao cần xây dựng một qui trình và các
nguyên tắc kiêm tra phù họp với nét văn hóa của nhà trường. Tùy theo tình
hình thực tế, mối liên kết của các bộ phận, cá nhân; truyền thống của tập thê
nhà trường mà người Hiệu trưởng thiết lập tổ chức hệ thống kiểm tra phù hợp
với đơn vị môi trường văn hoá của đơn vị.
1.3.4.8. Việc kiếm tra phải đưa ra được các minh chủng sai lệch và các
kiến nghị hữu hiệu
Kiẻm tra nhằm cung cấp thực trạng của tình hình của đối tượng kiêm
tra, cho nên nhiệm vụ của người kiểm tra phải đưa ra được các minh chứng về
tính chính xác, khách quan của thông tin kết quả kiểm tra, phải đưa ra các
nhận xét, kiến nghị phù hợp để người quản lý chọn lựa. Và đây cũng chính là
nhiệm vụ của Ban KTNB với tư cách là hội đồng tư vấn của Hiệu trưởng nhà
trường về việc thực hiện chức năng kiêm tra trong quản lý nhà trường. Nội
dung kết quả kiếm tra được minh chứng chính xác, khách quan trong biên bản
cũng nói lên tính lao động nghiêm túc, tính chuyên nghiệp, tầm nhìn bao quát
và trình độ chuyên môn của người kiếm tra.
1.3.4.9. Việc kiểm tra phải đưa đến hành động
Việc kiêm tra chỉ được coi là đúng đắn nếu những thông tin qua kiêm
tra được phân tích, sử dụng hiệu quả trong công tác quản lý, đó là những
18
quyết định, hành động sau kiểm tra. Những hành động đó được thực hiện
thông qua việc điều chỉnh kế hoạch, điều động và đào tạo lại đội ngũ, sắp xếp
lại tổ chức, tăng cường nguồn lực thực hiện, thay đổi phong cách lãnh đạo.
1.3.4.10. Việc kiêm tra cần phải tiết kiệm và bảo đảm tính hiệu quả kinh
tế
Đó là yêu cầu kết quả công tác kiểm tra đạt được hiệu quả nhưng ít tốn
kém trong bố trí nhân lực, thời gian, chi phí. Nguyên tắc này đòi hỏi người
Hiệu trưởng phải biết tổ chức kiêm tra hết sức khoa học và nghệ thuật.
1.3.5. Phương pháp kiếm tra nội bộ
Đe thu thập và có được những thông tin cậy, khách quan về nhà trường,
về các hoạt động sư phạm trong nhà trường, cần sử dụng nhiều phương pháp
kiểm tra khác nhau. Việc lực chọn và sử dụng phương pháp nào là tùy thuộc
đặc diêm đối tượng, mục đích, nhiệm vụ, thời gian và tình huống cụ thể trong
kiểm tra. Những phương pháp kiểm tra phổ biến là:
1.3.5.1. Phương pháp quan sát
Đây là phương pháp quan trọng nhất của kiếm tra. Quan sát nhằm mục
đích chuyên môn là sự tập trung tâm trí của mình theo những nguyên tắc vào
những vấn đề nhất định. Quan sát là một hoạt động khác hăn với việc trông
thấy.
Trong kiểm tra nội bộ trường học, các đối tượng quan sát thường là:
- Cơ sở vật chất - kỹ thuật (tường rào, cổng ngõ, sân chơi, bãi tập, bồn
hoa, lớp học, phòng làm việc, bàn ghế, thư việc, thiết bị, đồ dùng dạy học,
...): quan sát độ bền, vệ sinh, tính thẩm mỹ, sự hợp lý trong bố trí, sắp xếp,
tính ngăn nắp, việc sử dụng, bảo quản, ...
- Hoạt động dạy của giáo viên, hoạt động học cúa học sinh, hoạt động
phục vụ dạy học của cán bộ, nhân viên trong trường cũng như mối quan hệ
19
của họ: Quan sát tinh thần, thái độ trong thực hiện nhiệm vụ, năng lực trong
giải quyết công việc, ...
- Hồ sơ, tài liệu: Quan sát ngày tháng ghi trên các hồ sơ, tài liệu có đúng
trình tự và liên quan chặt chẽ không? Độ mờ của giấy và mực có phù hợp với
ngày tháng lập tài liệu, hồ sơ không? ...
Điều lưu ý sử dụng phương pháp này là quan sát phải có mục đích, kế
hoạch và hệ thống, lựa chọn đúng đắn đối tượng quan sát. Trong phương pháp
này có thể sử dụng các phương tiện kỹ thuật nghe nhìn nên kiếm tra viên phải
có kỹ năng sử dụng phương tiện kỹ7 thuật, nhưng điều quan trọng là phải có sự
tinh tế sư phạm cần thiết.
1.3.5.2. Phương pháp phân tích tài liệu sản phẩm
Phương pháp này cho phép kiểm tra viên hình dung lại quá trình hoạt
động của đối tượng kiêm tra. Người kiểm tra có thể phân tích nhiều loại tài
liệu sản phẩm khác nhau trong quá trình kiểm tra. Chẳng hạn như: Các loại kế
hoạch, giáo án, sổ chủ nhiệm, các loại biên bản, số giao ban, các bản sơ kết,
tổng kết, vở ghi của học sinh, sổ điếm, bài kiểm tra của học sinh, đồ dùng dạy
học tự làm của giáo viên, ...
1.3.5.3. Các phương pháp tác động trực tiếp đoi tưọng
Các phương pháp này bao gồm:
- Điều tra bằng phiếu (anket): Đây là phương pháp phỏng vấn gián tiếp
thông qua việc hỏi và đáp trên giấy. Có thể kết hợp cả 2 loại anket đóng và
mở.
- Phỏng vẩn, trao đôi, nghe báo cảo: Sử dụng phương pháp này, kiểm
tra viên cần có kỹ năng phỏng vấn. Mục đích của cuộc phỏng vấn là người
kiểm tra mong muốn nhận được càng nhiều càng tốt thông tin từ chính bản
thân người được phỏng vấn về vấn đề quan tâm. Kỹ năng phỏng vấn thê hiện
ở việc đặt câu hỏi, việc lắng nghe và khơi gợi ý kiến người được hỏi.