Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

QUY TRÌNH VẬN HÀNH ĐỘNG CƠ ĐIỆN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (248.94 KB, 30 trang )

CÔNG TY CỔ PHẦN NHIỆT ĐIỆN PHẢ LẠI

QUY TRÌNH
VẬN HÀNH ĐỘNG CƠ ĐIỆN
MÃ SỐ QT – 10 - 23
(Sửa đổi lần thứ III)
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3845 /QĐ-PPC-KT
ngày 20 tháng 10 năm 2009

Hải Dương, tháng 10 năm 2009


CÔNG TY CP NHIỆT ĐIỆN PHẢ LẠI

Mã số: QT-10-23

Ngày sửa đổi: /10/2009

QUY TRÌNH VẬN HÀNH

Mục:

Lần sửa đổi: Lần 03

ĐỘNG CƠ ĐIỆN

Trang:

2 / 30

Ngày hiệu lực: /10/2009



NGƯỜI ĐƯỢC PHÂN PHỐI





1. Tổng Giám đốc
2. Các phó tổng giám đốc
3. Trưởng các đơn vị và bộ phận có liên quan
CHỦ TRÌ SOẠN THẢO: PHÂN XƯỞNG VH ĐIỆN - KIỂM NHIỆT
NGƯỜI LẬP
NGƯỜI KIỂM TRA

Chữ ký:

Chữ ký:

Họ và tên: Lê Thanh Bình
Chức vụ: KTV.PX VH Điện -KN

Họ và tên: Nguyễn Văn Nhất
Chức vụ: Quản đốc VH Điện-KN
Chữ ký:

Họ và tên: Nguyễn Văn Thuỷ
Chức vụ: Trưởng phòng kỹ thuật
THAM GIA XEM XÉT

NGƯỜI DUYỆT


1. Phòng Kỹ thuật

Chữ ký:

Họ và tên: Vũ Xuân Cường
Chức vụ:
TÓM TẮT SỬA ĐỔI

P. Tổng Giám đốc

TÓM TẮT NỘI DUNG SỬA ĐỔI

LẦN SỬA

NGÀY SỬA

Lần 1

01/2003

Bổ sung và chỉnh sửa

Lần 2

12/2007

Bổ sung và chỉnh sửa

Lần 3


10/2009

Bổ sung và chỉnh sửa


CÔNG TY CP NHIỆT ĐIỆN PHẢ LẠI

Mã số: QT-10-23

Ngày sửa đổi: /10/2009

QUY TRÌNH VẬN HÀNH

Mục:

Lần sửa đổi: Lần 03

ĐỘNG CƠ ĐIỆN

Trang:

3 / 30

Ngày hiệu lực: /10/2009

MỤC LỤC
TT

Nội dung


Trang

1

Mục đích

4

2

Phạm vi sử dụng

4

3

Các tài liệu liên quan

4

4

Định nghĩa

4

5

Trách nhiệm


5

6

Nội dung quy trình

5

6.1

Mở đầu

5

6.2

Những hướng dẫn chung

5

6.3

Biện pháp an toàn khi trông coi động cơ

7

6.4

Chuẩn bị cho động cơ vào làm việc


9

6.5

Cho động cơ làm việc, kiểm tra động cơ khi đang làm việc

12

6.6

Đưa động cơ ra sửa chữa

15

6.7

Các chế độ làm việc cho phép của động cơ

16

6.8

Những hư hỏng thường gặp, nguyên nhân và cách khắc phục

20

6.9

Thông số kỹ thuật của các động cơ tự dùng


23

7

Hồ sơ lưu

31

8

Phụ lục

31


CÔNG TY CP NHIỆT ĐIỆN PHẢ LẠI

Mã số: QT-10-23

Ngày sửa đổi: /10/2009

QUY TRÌNH VẬN HÀNH

Mục:

Lần sửa đổi: Lần 03

ĐỘNG CƠ ĐIỆN


Trang:

4 / 30

Ngày hiệu lực: /10/2009

1. MỤC ĐÍCH
1.1. Để phù hợp đáp ứng được những tiến bộ kỹ thuật và thiết bị mới,
công nghệ mới đưa vào sản xuất, thay thế thiết bị cũ nên phải soạn thảo bổ
sung quy trình cho phù hợp công nghệ mới, thiết bị mới.
1.2. Cắt bớt, loại bỏ những phần quy trình mà công nghệ đã bỏ không
sử dụng tới, hoặc đã được thay thế thiết bị công nghệ mới.
1.3. Chuyển đổi các cụm từ, câu chữ, niên hiệu cho phù hợp với mô
hình quản lý kinh tế mới của Phân xưởng Vận hành Điện - Kiểm nhiệt và
Công ty cổ phần nhiệt điện Phả Lại.
1.4. Chỉnh sửa một số câu chữ, nội dung để tăng thêm tính chặt chẽ, dễ
hiểu trong quy trình..
2. PHẠM VI ÁP DỤNG
2.1. Quy trình này áp dụng bắt buộc đối với các phân xưởng, phòng ban,
các cá nhân trong Công ty cổ phần nhiệt điện Phả Lại khi tiến hành các công
việc tại các động cơ điện do phân xưởng vận hành Điện - Kiểm nhiệt quản lý.
2.2. Quy trình này cũng áp dụng bắt buộc đối với các đơn vị bên ngoài
Công ty cổ phần nhiệt điện Phả Lại đến thực hiện các công việc tại tại các
động cơ điện do phân xưởng vận hành Điện - Kiểm nhiệt quản lý.
3. CÁC TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- Quy trình vận hành động cơ điện.
- Quy định thể thức trình bày văn bản trong Công ty cổ phần nhiệt điện
Phả Lại mã số QĐ-01-01 ban hành ngày 30 tháng 11 năm 2007 của Công ty
cổ phần nhiệt điện Phả Lại.
4. ĐỊNH NGHĨA

CH: Tự dùng của Công ty.
PЗA: Thiết bị bảo vệ Rơle và tự động điện.
ABP : Thiết bị tự động đóng dự phòng.
БШY: Phòng điều khiển khối.


CÔNG TY CP NHIỆT ĐIỆN PHẢ LẠI

Mã số: QT-10-23

Ngày sửa đổi: /10/2009

QUY TRÌNH VẬN HÀNH

Mục:

Lần sửa đổi: Lần 03

ĐỘNG CƠ ĐIỆN

Trang:

5 / 30

Ngày hiệu lực: /10/2009

ЦШY: Phòng điều khiển trung tâm.
PYCH: Thiết bị phân phối .
ΠЭH: Bơm cấp nước.
Liên động công nghệ các động cơ của thiết bị CH của khối:

Thiết bị tự động nhằm đảm bảo tác động tự động lên các động cơ điện tự
dùng (Cắt, đóng) đáp ứng các yêu cầu quá trình công nghệ của thiết bị chính.
5. TRÁCH NHIỆM
Phó tổng Giám đốc kỹ thuật, Quản đốc, phó Quản đốc, Kỹ thuật viên
phân xưởng vận hành Điện - Kiểm nhiệt phải nắm vững, đôn đốc công nhân
trong đơn vị phải thực hiện nghiêm chỉnh quy trình này.
Trưởng, Phó phòng Kỹ thuật sản xuất, kỹ thuật an toàn của Công ty cùng
cán bộ kỹ thuật phòng kỹ thuật phụ trách khối thiết bị điện, phải nắm vững,
đôn đốc, chỉ đạo công nhân kiểm tra thực hiện.
Trưởng ca dây chuyền 1, Trưởng kíp phân xưởng Vận hành Điện - Kiểm
nhiệt phải nắm vững, chỉ đạo, đôn đốc và bắt buộc các chức danh dưới quyền
quản lý của mình phải thực hiện nghiêm chỉnh quy trình này.
6. NỘI DUNG QUY TRÌNH
6.1. Mở đầu
Quy trình này bao gồm những kiến thức cần thiết để vận hành chính xác
các động cơ điện 6kV và 0,4kV.
Những hướng dẫn trong quy trình được áp dụng cho tất cả các loại động
cơ điện tự dùng của Công ty.
Quy trình dùng cho nhân viên vận hành và sửa chữa các động cơ điện tự
dùng của Công ty
Ngoài quy trình này khi vận hành các động cơ điện tự dùng của Công ty
phải sử dụng thêm các tài liệu sau đây:
+ Tài liệu kỹ thuật của nhà máy chế tạo đối với từng loại động cơ điện
khác nhau.


CÔNG TY CP NHIỆT ĐIỆN PHẢ LẠI

Mã số: QT-10-23


Ngày sửa đổi: /10/2009

QUY TRÌNH VẬN HÀNH

Mục:

Lần sửa đổi: Lần 03

ĐỘNG CƠ ĐIỆN

Trang:

6 / 30

Ngày hiệu lực: /10/2009

+ Các sơ đồ nguyên lý, thiết kế và điều khiển, tín hiệu và liên động của
các động cơ.
+ Sổ Rơle bảo vệ và tự động điện.
+ Sổ ghi hư hỏng các thiết bị.
+ Quy trình vận hành các thiết bị tự dùng của khối và thiết bị Rơle bảo
vệ tự động điện.
6.2. Những hướng dẫn chung
6.2.1. Các động cơ điện, các thiết bị khởi động điều chỉnh và bảo vệ của
chúng phải được đảm bảo sao cho chúng làm việc chắc chắn khi khởi động
hoặc ở bất kỳ chế độ làm việc nào.
6.2.2. Việc trông coi kỹ thuật (Đóng, cắt, thực hiện phương thức) các
động cơ điện tự dùng đang làm việc phải có nhân viên vận hành quản lý thiết
bị đó đảm nhận.
Việc chuẩn bị sơ đồ điện các mạch nhất thứ (Mạch lực) và nhị thứ của

động cơ điện, định kỳ kiểm tra các động cơ đang làm việc do nhân viên Phân
xưởng Vận hành Điện - Kiểm nhiệt đảm nhận.
6.2.3. Ký hiệu vận hành của các động cơ điện và các cơ cấu truyền động
phải đồng nhất và có số thứ tự của khối kèm theo các chữ cái C, B, ... Nếu
thiết bị cùng tên đó có từ hai chữ cái trở lên.
6.2.4. Động cơ điện và các bộ phận truyền động phải có mũi tên chỉ
chiều quay. Trên các động cơ và thiết bị khởi động của chúng phải có biển ghi
rõ tên thiết bị liên quan đến động cơ.
6.2.5. Ở các nút và khoá điều khiển thiết bị chuyển mạch các động cơ
phải ghi rõ động cơ liên quan nút nào hoặc vị trí của chìa khoá nào là khởi
động, vị trí nào là ngừng động cơ.
6.2.6. Các nút ngừng sự cố động cơ phải có nắp đậy kín để tránh tình cờ
hoặc ấn nhầm và phải kẹp chì niêm phong. Chỉ được phép dùng nút ngừng sự
cố khi muốn ngừng nhanh động cơ.
6.2.7. Hộp đầu ra cáp động cơ và nắp có gối đỡ (Đặc biệt là phòng có
nhiều bụi) phải được đậy kín cẩn thận.


CÔNG TY CP NHIỆT ĐIỆN PHẢ LẠI

Mã số: QT-10-23

Ngày sửa đổi: /10/2009

QUY TRÌNH VẬN HÀNH

Mục:

Lần sửa đổi: Lần 03


ĐỘNG CƠ ĐIỆN

Trang:

7 / 30

Ngày hiệu lực: /10/2009

6.2.8. Các động cơ dự phòng phải được thường xuyên sẵn sàng để có thể
khởi động ngay và định kỳ đưa vào làm việc còn những động cơ làm việc
được chuyển sang dự phòng theo lịch do Công ty duyệt.
6.2.9. Phải kiểm tra các động cơ dự phòng, trong mọi trường hợp đều
phải kiểm tra và xác định động cơ làm việc bình thường.
6.2.10. Phải định kỳ thử thiết bị ABP của các động cơ điện theo đúng
hướng dẫn của quy trình chung về vận hành thiết bị ABP.
6.2.11. Các thiết bị bảo vệ Rơle điều khiển tín hiệu và liên động công
nghệ của động cơ điện phải thường xuyên đưa vào làm việc. Vận hành các
thiết bị đó phải theo đúng các hướng dẫn của quy trình chung về vận hành
thiết bị PЗA.
6.2.12. Các động cơ tự dùng 6kV của khối có các bảo vệ sau:
- Bảo vệ cắt nhanh tác động khi ngắn mạch giữa các pha cuộn dây động
cơ và ngắn mạch cáp nguồn.
- Bảo vệ dòng điện cực đại khi quá tải (Các động cơ bị quá tải tuỳ theo
các điều kiện công nghệ tự khởi động hoặc khởi động).
- Bảo vệ điện áp tối thiểu (Là bảo vệ chung cho mỗi phân đoạn PYCH
6kV).
6.2.13. Bảo vệ tác động cắt động cơ.
- Bảo vệ tác động cắt động cơ thì tại Phòng điều khiển trung tâm và
Phòng điều khiển khối sẽ có những tín hiệu ánh sáng, chuông, còi “Gọi vào
PYCH - 6kV” hoặc “Bảo vệ quá tải động cơ 6kV” và đèn sẽ nhấp nháy báo vị

trí không tương ứng của khoá (hoặc nút) điều khiển của động cơ vừa ngừng.
- Trên các tủ PYCH - 6kV của các máy cắt các động cơ sẽ sáng đèn
“Con bài chưa nâng ”.
- Trên các tủ PYCH - 6kV có lắp các Rơle con bài chỉ thị dùng để xác
định xem bảo vệ nào tác động
6.3. Biện pháp an toàn khi trông coi động cơ điện
6.3.1. Khi trông coi động cơ điện tự dùng của khối phải tuân theo và
chấp hành đúng pháp quy kỹ thuật an toàn.


CÔNG TY CP NHIỆT ĐIỆN PHẢ LẠI

Mã số: QT-10-23

Ngày sửa đổi: /10/2009

QUY TRÌNH VẬN HÀNH

Mục:

Lần sửa đổi: Lần 03

ĐỘNG CƠ ĐIỆN

Trang:

8 / 30

Ngày hiệu lực: /10/2009


6.3.2. Các vỏ động cơ và vỏ kim loại của cáp nguồn phải được tiếp địa
chắc chắn.
6.3.3. Các đầu ra của cuộn dây và các phễu cáp gần động cơ phải có nắp
đậy. Khi động cơ đang làm việc cấm tháo các nắp đậy đó.
6.3.4. Các phần quay của động cơ và các phần nối động cơ với các thiết
bị kèm theo (khớp nối) phải được che chắn (Vỏ bảo hiểm) để tránh tình cờ
chạm phải.
6.3.5. Khi đưa động cơ truyền chuyển động cho bơm hoặc thiết bị thông
gió ra sửa chữa thì phải thực hiện các biện pháp để động cơ không bị quay do
các cơ cấu kia truyền ngược lại.
- Những biện pháp đó là: Đóng các van hoặc lá chắn tương ứng, nêm
chặt, phanh hoặc chằng xích và khoá lại (Hoặc tháo tay van) và treo biển cấm
mở chúng.
6.3.6. Khi làm việc có liên quan tới phần dẫn điện hoặc phần quay của
động cơ và của thiết bị kèm theo (Sơn, thổi…) thì phải ngừng động cơ hoặc
thiết bị và treo biển báo “Cấm đóng điện có người đang làm việc” trên khoá
điều khiển.
- Xe rùa, máy ngắt phải kéo ra vị trí sửa chữa, cáp phải đóng tiếp địa
hoặc đóng dao tiếp địa ở ngăn PYCH. Cửa ngăn phải khoá chặt và treo biển
báo “Cấm đóng điện có người đang làm việc”, “Đã tiếp địa”. Cáp động cơ
phải được cắt ra và được tiếp địa trong trường hợp cần thiết tuỳ theo điều kiện
công tác (tháo động cơ, căn tâm, thử cao thế…). Người cấp phiếu công tác
hoặc ra lệnh xác định có cần phải tháo cáp hay không.
6.3.7. Nếu cần phải làm việc đồng thời trên động cơ và thiết bị kèm theo
thì phải tháo khớp nối giữa động cơ và cơ cấu quay.
6.3.8. Khi làm việc ở động cơ dưới 1000V hoặc ở cơ cấu quay kèm theo
mà việc đó có liên quan tới phần dẫn điện hoặc phần quay thì phải cắt điện
động cơ, bằng cách cắt thiết bị chuyển mạch và áp dụng các biện pháp để đề
phòng trường hợp tình cờ đóng lại và nếu có cầu chì thì phải tháo ra. Trên lộ
đường dây đó phải đặt tiếp địa. Người cấp phiếu công tác hoặc ra lệnh sẽ xác

định mức độ cần thiết khả năng và vị trí đặt tiếp địa. Nếu tách cáp khỏi động
cơ thì những đầu cáp cũng phải đặt tiếp địa.


CÔNG TY CP NHIỆT ĐIỆN PHẢ LẠI

Mã số: QT-10-23

Ngày sửa đổi: /10/2009

QUY TRÌNH VẬN HÀNH

Mục:

Lần sửa đổi: Lần 03

ĐỘNG CƠ ĐIỆN

Trang:

9 / 30

Ngày hiệu lực: /10/2009

- Nếu tiết diện cáp không cho phép đặt tiếp địa thì cho phép tiếp địa cáp
(Tách hoặc không tách) bằng dây đồng có tiết diện lớn hơn tiết diện lõi cáp
kiểu dây xoắn hoặc làm ngắn mạch các đầu cáp và cách điện chúng. Tiếp địa
như thế và tiếp địa ngắn mạch cáp cũng ngang như tiếp địa chính.
- Trên khoá điều khiển các thiết bị chuyển mạch phải treo biển báo.
6.3.9. Để cứu hoả các động cơ (Sau khi cắt điện) có thể dùng nước bình

CO2 và brômatit. Cấm dùng bình bọt hoặc cát để cứu hoả động cơ.
6.3.10. Khi chạy và ngừng động cơ điện bằng thiết bị khởi động có bộ
truyền động điều khiển bằng tay phải đi găng tay cách điện.
6.3.11. Trực chính điện được phép mở kiểm tra bên ngoài các ngăn của
thiết bị khởi động các động cơ điện lắp ở phân xưởng khi thiết bị có điện
(Dưới 1000V).
6.3.12. Chỉ sau khi người phụ trách sửa chữa ghi vào sổ sách xác nhận
công việc đã làm xong và bàn giao cho nhân viên vận hành thì mới được phép
tháo biển báo “Cấm đóng điện có người đang làm việc”, gỡ thiết bị tiếp địa,
khôi phục sơ đồ và chạy động cơ.
- Người phụ trách công tác phải thông báo cho nhân viên của mình biết
về việc đóng điện.
6.3.13. Khi trông coi động cơ phải mặc quần áo bảo hộ, tay áo có khuy
cài và đội mũ cứng.
6.4. Chuẩn bị cho động cơ vào làm việc
6.4.1. Khi đưa vào vận hành lần đầu hoặc sau khi sửa chữa phải dùng khí
nén khô, sạch để thổi động cơ hoặc dùng máy hút bụi để hút sạch bụi.
Nếu dùng khí nén để thổi hoặc dùng máy hút bụi để vệ sinh thì không
được dùng các đầu kim loại sắc cạnh.
6.4.2. Khối lượng và thứ tự chuẩn bị động cơ sau khi lắp ráp hoặc sửa
chữa như sau:
6.4.2.1. Dựa vào nội dung ghi chép trong các sổ sách để tìm hiểu khả
năng đưa động cơ vào làm vịêc, sơ đồ điện và thiết bị của nó.


CÔNG TY CP NHIỆT ĐIỆN PHẢ LẠI

Mã số: QT-10-23

Ngày sửa đổi: /10/2009


QUY TRÌNH VẬN HÀNH

Mục:

Lần sửa đổi: Lần 03

ĐỘNG CƠ ĐIỆN

Trang:

10 / 30

Ngày hiệu lực: /10/2009

6.4.2.2. Kiểm tra động cơ điện, cáp nguồn của động cơ, các thiết bị
chuyển mạch (Máy cắt, áp tô mát, cầu dao, bộ khởi động ngăn PYCH - 6kV
hoặc 0,4kV, các tủ, bảng điều khiển, bảo vệ, tự động. Kiểm tra xem các thiết
bị tịếp địa di động đã gỡ hết chưa.
6.4.2.3. Kiểm tra có thiết bị tiếp địa bảo vệ và được bắt giữ chắc chắn,
xung quanh động cơ, ngăn làm mát động cơ phải sạch sẽ, không có bụi và tạp
vật.
6.4.2.4. Kiểm tra xác định: Động cơ không nối với cơ cấu kèm theo.
6.4.2.5. Dùng Mê gôm (2500V cho động cơ 6kV và 1000V cho động cơ
0,4kV) để kiểm tra cuộn dây động cơ, đo điện trở cách điện các cuộn dây và
cáp nguồn của động cơ với đất.
- Trị số điện trở cách điện nhỏ nhất của các cuộn dây động cơ 6kV công
suất dưới 5000kW như sau :

R c đ c ủ a c u ộ n dâ y đ ộ n g c ơ 6 k V

(MΩ)
Nhiệt độ cuộn dây
(0C)

60

40

30

20

15

10

6

10

20

30

40

50

60


75

- Trong thực tế hiện nay:
+ Trị số điện trở cách điện của cuộn dây động cơ 6kV đo ở nhiệt độ
(10÷30)0C phải lớn hơn hoặc bằng 6MΩ.
+ Trị số điện trở cách điện của cuộn dây động cơ dưới 1000V đo ở nhiệt
độ (10÷30)0C phải lớn hơn hoặc bằng 0,5MΩ.
6.4.2.6. Đóng áp tô mát dòng điện thao tác của thiết bị P3A của động cơ.
6.4.2.7. Kiểm tra sự làm việc của thiết bị chuyển mạch khi giải trừ sơ đồ
mạch lực (Xe rùa máy ngắt 6kV hoặc áp tô mát 0,4kV phải kéo ra vị trí thí
nghiệm) bằng khoá điều khiển hoặc nút sự cố.


CÔNG TY CP NHIỆT ĐIỆN PHẢ LẠI

Mã số: QT-10-23

Ngày sửa đổi: /10/2009

QUY TRÌNH VẬN HÀNH

Mục:

Lần sửa đổi: Lần 03

ĐỘNG CƠ ĐIỆN

Trang:

11 / 30


Ngày hiệu lực: /10/2009

Sau khi làm xong các việc ở mạch thiết bị P3A thì kiểm tra tác động của
thiết bị đó lên thiết bị chuyển mạch của động cơ. Công tác kiểm tra này phải
có nhân viên tổ P3A tham gia.
6.4.2.8. Nhân viên vận hành thiết bị phải kiểm tra:
- Các việc ở thiết bị kèm theo đã làm xong, người đã rút hết, tạp vật
được dọn sạch.
- Động cơ điện có chế độ bôi trơn cưỡng bức phải có dầu chảy (Dựa vào
các kính kiểm tra), lưu lượng dầu phải đủ và phải kiểm tra nhiệt độ dầu.
- Động cơ điện làm mát bằng nước thì phải kiểm tra có nước và áp lực
nước qua các bộ làm mát không khí.
- Hệ thống kiểm tra nhiệt độ (Nếu có) của các bộ phận động cơ phải tốt.
6.4.2.9. Chuẩn bị sơ đồ điện mạch lực của động cơ.
6.4.2.10. Kiểm tra lại БЩY không có tín hiệu báo trước (Hoặc ở Bảng
điều khiển tại chỗ) về việc hư hỏng động cơ chuẩn bị đưa vào làm việc.
6.4.2.11. Chạy thử động cơ để xác định chiều quay (Chưa nối trục).
6.4.2.12. Sau khi chạy thử trong thời gian ngắn và khắc phục các khuyết
tật, cho động cơ chạy không tải trong khoảng thời gian cần thiết để các gối đỡ
đạt nhiệt độ quy định.
6.4.2.13. Khi khởi động động cơ cần phải dựa vào ampe kế để giám sát
chế độ khởi động.
Khi chế độ khởi động kết thúc thì dòng điện không tải của động cơ phải
ở trong khoảng (25 ÷ 30)% dòng điện định mức.
6.4.2.14. Kiểm tra động cơ điện đang chạy để xác định nhiệt độ gối đỡ
và độ rung trong giới hạn tiêu chuẩn, không có tiếng kêu, gõ và những dấu
hiệu của hiện tượng va chạm, và các hư hỏng khác.
Kiểm tra sự làm việc của hệ thống bôi trơn và hệ thống làm mát.
6.4.2.15. Ngừng động cơ và cắt điện để nối động cơ với cơ cấu kèm

theo.


CÔNG TY CP NHIỆT ĐIỆN PHẢ LẠI

Mã số: QT-10-23

Ngày sửa đổi: /10/2009

QUY TRÌNH VẬN HÀNH

Mục:

Lần sửa đổi: Lần 03

ĐỘNG CƠ ĐIỆN

Trang:

12 / 30

Ngày hiệu lực: /10/2009

6.4.3. Thứ tự và khối lượng chuẩn bị chạy động cơ sau khi ngừng sửa
chữa lâu như sau:
6.4.3.1. Kiểm tra động cơ, cáp nguồn của động cơ, thiết bị chuyển mạch,
ngăn KPYCH- 6kV hoặc 0,4kV các tủ bảng điều khiển bảo vệ tự động.
6.4.3.2. Đo điện trở cách điện các cuộn dây và cáp nguồn động cơ so với
đất như chỉ dẫn ở Bảng 4-2.5.
6.4.3.3. Đóng áp tô mát nguồn thao tác P3A của động cơ.

6.4.3.4. Kiểm tra tác động của thiết bị chuyển mạch ở vị trí thí nghiệm
khi giải trừ sơ đồ điện của mạch lực bằng khoá điều khiển hoặc nút sự cố.
6.4.3.5. Kiểm tra sự làm việc của hệ thống bôi trơn các gối đỡ và hệ
thống nước làm mát (Đối với các động cơ có loại này).
6.4.3.6. Chuẩn bị sơ đồ điện mạch lực động cơ.
6.4.3.7. Kiểm tra không có tín hiệu báo trước ở phòng điều khiển hoặc
bảng điều khiển tại chỗ chứng tỏ động cơ chuẩn bị đưa vào làm việc không có
hư hỏng .
6.4.3.8. Báo cho nhân viên trực nhật biết là động cơ đã sẵn sàng chạy .
6.5. Cho động cơ làm việc, kiểm tra động cơ khi đang làm việc
6.5.1. Nhân viên vận hành thao tác chạy động cơ điện theo thứ tự sau:
6.5.1.1. Thông thường khi chạy động cơ thì thiết bị kèm theo không
được mang tải (Van bơm phải đóng, cánh hướng thiết bị quạt gió phải đóng)
6.5.1.2. Nếu chạy các thiết bị quan trọng thì phải có nhân viên vận hành
giám sát ở vị trí lắp thiết bị, nhân viên này chịu trách nhiệm cắt động cơ bằng
nút sự cố nếu thấy vỏ động cơ, gối đỡ có khói hoặc tia lửa điện, hoặc nếu
nghe thấy tiếng gõ trong thiết bị.
6.5.1.3. Người chạy thiết bị cần phải dựa vào ampe kế (Đồng hồ báo) để
theo dõi giai đoạn khởi động. Còn sau khi động cơ đã quay thì phải kiểm tra
dòng điện đặt không vượt quá trị số cho phép (Đánh dấu bằng vạch đo ở ampe
kế).


CÔNG TY CP NHIỆT ĐIỆN PHẢ LẠI

Mã số: QT-10-23

Ngày sửa đổi: /10/2009

QUY TRÌNH VẬN HÀNH


Mục:

Lần sửa đổi: Lần 03

ĐỘNG CƠ ĐIỆN

Trang:

13 / 30

Ngày hiệu lực: /10/2009

6.5.1.4. Nếu dòng điện động cơ tiêu thụ lớn hơn trị số cho phép thì phải
làm giảm bớt phụ tải hoặc chuyển thiết bị sang dự phòng.
Tìm mọi cách xác định nguyên nhân gây quá tải.
6.5.1.5. Nếu khi chạy động cơ nhảy ngay thì người chạy động cơ phải
thông báo cho nhân viên trực điện biết.
6.5.1.6. Động cơ điện tự dùng có rô to ngắn mạch nếu ở trạng thái lạnh
thì không được phép khởi động quá 2 lần, còn ở trạng thái nóng thì không
được phép khởi động quá 1 lần, ít nhất 2 giờ sau mới được phép khởi động lại
trừ trường hợp sự cố.
6.5.2. Nhân viên vận hành thiết bị tự dùng chịu trách nhiệm kiểm tra các
động cơ đưa vào làm việc.
6.5.3. Khi động cơ đang làm việc cần phải:
6.5.3.1. Kiểm tra phụ tải động cơ (Dựa vào ampe kế) và không để dòng
điện vượt quá trị số cho phép bằng cách giảm bớt phụ tải thiết bị hoặc chạy
thiết bị dự phòng …
6.5.3.2. Định kỳ theo lịch kiểm tra sự làm việc của hệ thống bôi trơn các
gối đỡ, nhiệt độ gối đỡ dựa vào đồng hồ hoặc sờ tay vào vỏ ngoài để kiểm tra

chế độ nhiệt của động cơ, kiểm tra độ rung các gối đỡ nếu cần thì phải đo.
6.5.3.3. Không để hơi nước, dầu rơi vào các đầu ra của động cơ và bắn
vào thân động cơ.
6.5.3.4. Giữ gìn động cơ sạch sẽ, ít nhất một ca một lần lau chùi vỏ động
cơ.
6.5.3.5. Kiểm tra chế độ làm việc của thiết bị làm mát (Quạt gió bộ làm
mát không khí).
6.5.3.6. Kiểm tra sự làm việc của chổi than các động cơ 1 chiều, chú ý cổ
góp động cơ phải không có tia lửa.
6.5.3.7. Thông báo cho nhân viên vận hành chịu trách nhiệm trông coi
vận hành phần điện của Công ty biết các hư hỏng, các nhận xét khi động cơ
đang làm việc.


CÔNG TY CP NHIỆT ĐIỆN PHẢ LẠI

Mã số: QT-10-23

Ngày sửa đổi: /10/2009

QUY TRÌNH VẬN HÀNH

Mục:

Lần sửa đổi: Lần 03

ĐỘNG CƠ ĐIỆN

Trang:


14 / 30

Ngày hiệu lực: /10/2009

6.5.4. Một lần trong ca nhân viên chịu trách nhiệm trông coi phần điện
của Công ty và nhân viên trực tiếp trông coi thiết bị điện phải kiểm tra các
động cơ đang làm việc và dự phòng theo lịch đã được phê duyệt.
6.5.5. Động cơ điện cần phải ngừng khẩn cấp (Sự cố) khi :
- Người bị tai nạn.
- Động cơ và thiết bị khởi động động cơ có khói hoặc lửa .
- Thiết bị kèm theo bị hỏng .
- Khi động cơ ngừng sự cố thì phải kiểm tra ngay xem ABP có tự động
chạy thiết bị dự phòng không?
6.5.6. Phải ngừng động cơ điện khi :
- Có tiếng kêu không bình thường trong động cơ.
- Có mùi cách điện cháy.
- Động cơ hoặc cơ cấu kèm theo đột ngột rung mạnh.
- Nhiệt độ gối đỡ tăng quá mức cho phép.
- Động cơ bị đe dọa hư hỏng.
- Động cơ bị quá tải trên giới hạn cho phép .
- Cơ cấu kèm theo thiết bị hỏng.
- Nếu có thiết bị dự phòng trước khi ngừng thiết bị đang làm việc phải
chạy thiết bị dự phòng.
6.5.7. Động cơ có thể ngừng tự động trong các trường hợp sau:
+ Bảo vệ ngắn mạch trong động cơ hoặc cáp nguồn tác động.
+ Bảo vệ quá tải dòng điện quá thời gian cho phép tác động.
+ Mất điện ở thanh cái thiết bị phân phối.
+ Bảo vệ công nghệ của thiết bị tác động.
+ Liên động công nghệ tác động.



CÔNG TY CP NHIỆT ĐIỆN PHẢ LẠI

Mã số: QT-10-23

Ngày sửa đổi: /10/2009

QUY TRÌNH VẬN HÀNH

Mục:

Lần sửa đổi: Lần 03

ĐỘNG CƠ ĐIỆN

Trang:

15 / 30

Ngày hiệu lực: /10/2009

Khi động cơ điện tự động cắt thì phải dựa vào các thiết bị tín hiệu để tìm
nguyên nhân. Nếu động cơ nhảy do bảo vệ ngắn mạch tác động thì phải kiểm
tra động cơ, cáp nguồn, thiết bị chuyển mạch để tìm dấu hiệu hư hỏng.
6.5.8. Nếu khi động cơ tự động cắt mà động cơ dự phòng không thể chạy
được ngay và do đó làm giảm phụ tải khối thì cho phép chạy lại một lần động
cơ vừa cắt. Sau khi đã kiểm tra bên ngoài thấy không có dấu hiệu hư hỏng
hoặc dấu hiệu sự cố ở mục 6.5.5.
6.5.9. Động cơ bơm cao áp và các thiết bị thông gió không được tính
toán để khởi động khi Rôto đang quay ngược lại. Do đó nếu chạy lại động cơ

lần thứ hai khi van một chiều hoặc lá chắn bị hỏng thì có thể làm cho động cơ
bị hỏng.
Cấm chạy bơm cao áp khi van một chiều hỏng.
Sau khi đóng van đầu đẩy thì nhân viên vận hành mới được ngừng động
cơ bơm cao áp.
Khi khởi động động cơ quạt gió (Quạt gió, quạt khói …) thì các lá chắn
phải đóng kín.
6.6. Đưa động cơ ra sửa chữa
6.6.1. Tuỳ theo phương thức làm việc của khối có thể cắt điện động cơ từ
БШY hoặc ở bảng điều khiển tại chỗ. Lúc đó sơ đồ điện các mạch nhất thứ và
nhị thứ không cần phải giải trừ hệ thống bôi trơn và làm mát vẫn sẵn sàng để
khởi động lại.
Nếu các động cơ Д330 ngoài trời ngừng lâu thì phải cho đóng các bộ sấy
nấc nhiệt độ xung quanh thấp hơn 50C.
6.6.2. Nếu muốn chuyển động cơ sang dự phòng thì phải kết hợp thử
ABP đi cắt động cơ. Nếu có nút sự cố thì tốt nhất là ngừng bằng nút đó.
Sau khi ngừng động cơ phải:
- Thực hiện các thao tác chuyển đổi cần thiết ở thiết bị ABP.
- Kiểm tra động cơ và hệ thống làm mát, bôi trơn các gối đỡ sẵn sàng để
tự động chạy lại.
- Kiểm tra động cơ vừa ngừng.


CÔNG TY CP NHIỆT ĐIỆN PHẢ LẠI

Mã số: QT-10-23

Ngày sửa đổi: /10/2009

QUY TRÌNH VẬN HÀNH


Mục:

Lần sửa đổi: Lần 03

ĐỘNG CƠ ĐIỆN

Trang:

16 / 30

Ngày hiệu lực: /10/2009

- Niêm phong nút sự cố.
6.6.3. Khi ngừng động cơ để sửa chữa thì phải thực hiện các thao tác
sau:
- Ngừng động cơ bằng khoá điều khiển.
- Tách hệ thống bôi trơn các gối đỡ và làm mát động cơ đó (Đóng nước
làm mát và đóng dầu bôi trơn).
- Giải trừ sơ đồ điện (cắt điện) mạch lực và tách thiết bị Rơle bảo vệ tự
động và điều khiển động cơ đó.
- Đặt tiếp địa di động ở 3 pha cáp nguồn.
6.7. Các chế độ làm việc cho phép của động cơ
6.7.1. Động cơ điện được phép làm việc lâu dài ở phụ tải định mức khi
điện áp dao động trong khoảng -10% và +5% so với định mức.
Nếu điện áp thấp hơn 95% định mức thì động cơ điện được phép làm
việc với điều kiện giảm bớt công suất của nó. Còn nếu điện áp cao hơn 110%
định mức thì động cơ không được phép làm việc.
Các chế độ làm việc cho phép của động cơ


Điện áp lưới
nguồn
I(Stato)%
với Iđm

so

Tính %
so với
Uđm

110

105

100

95

90

85

80

kV
V

6,6
420


6,3
400

6,0
380

5,7
360

5,4
340

5,1
320

4,8
300

90

95

100

105

105

105


105

6.7.2. Nếu tần số lưới nguồn dao động trong phạm vi ±2,5Hz so với định
mức thì cho phép động cơ làm việc ở công suất định mức.
6.7.3. Khi tần số và điện áp đồng thời dao động so với trị số định mức thì
cho phép động cơ làm việc ở công suất định mức. Nếu tổng giá trị tuyệt đối
các dao động đó không vượt quá 10% và từng đại lượng không vượt quá tiêu
chuẩn.


CÔNG TY CP NHIỆT ĐIỆN PHẢ LẠI

Mã số: QT-10-23

Ngày sửa đổi: /10/2009

QUY TRÌNH VẬN HÀNH

Mục:

Lần sửa đổi: Lần 03

ĐỘNG CƠ ĐIỆN

Trang:

17 / 30

Ngày hiệu lực: /10/2009


6.7.4. Cấm chạy động cơ khi mất điện một pha.
6.7.5. Độ rung các gối đỡ động cơ ở tất cả các chế độ làm việc cho phép
không được vượt qua trị số sau đây :
Tần số quay đồng bộ
(v/ph)
Độ rung gối đỡ cho phép
(mm)

0,05

0,100

1000

Tần số
nhỏ hơn

0,13

0,16

6.7.6. Có thể cho phép quá tải dòng điện Stato của động cơ trong thời
gian ngắn như sau:
Động cơ xoay chiều công suất từ 0,6kW trở lên cho phép quá tải dòng
điện Stato tới 50% trong 2 phút còn công suất dưới 0,6kW trong vòng 1 phút.
6.7.7. Nếu động cơ làm việc lâu dài thì nhiệt độ các gối đỡ không được
vượt quá giới hạn cho phép dưới đây:
+ 80oC đối với gối đỡ trượt (nhiệt độ dầu không được vượt quá 65oC).
+ 100oC đối với gối đỡ lăn.

6.7.8. Lượng dầu đi qua từng gối đỡ trong một đơn vị thời gian phải
được điều chỉnh sao cho nhiệt độ của nó không được tăng quá (15÷20)oC.
Nhiệt độ dầu vào các gối đỡ phải ở khoảng (35÷45)oC. Còn khi khởi động
động cơ thì không được thấp dưới 25oC.
6.7.9. Khi các bơm nước cấp làm việc thì phải có một bơm dầu làm việc
còn một bơm dự phòng.
Nếu các bơm dầu bị ngừng thì bơm nước cấp cũng ngừng, lúc đó bơm
nước cấp được bôi trơn nhờ thùng dầu sự cố.
6.7.10. Giới hạn cho phép tăng nhiệt độ của các phần hữu công của động
cơ khi nhiệt độ làm mát kiểu khí là 40 oC và ở độ cao dưới 1000m so với mực
nước biển phải tương ứng với các trị số nêu trong bảng sau:


CÔNG TY CP NHIỆT ĐIỆN PHẢ LẠI

Mã số: QT-10-23

Ngày sửa đổi: /10/2009

QUY TRÌNH VẬN HÀNH

Mục:

Lần sửa đổi: Lần 03

ĐỘNG CƠ ĐIỆN

Trang:

18 / 30


Ngày hiệu lực: /10/2009

6.7.11. Giới hạn cho phép tăng nhiệt độ các phần hữu công của động cơ
khi nhiệt độ môi trường làm mát kiểu khí khác 40oC và ở độ cao hơn 1000m
so với mực nước biển phải như sau:
6.7.11.1. Nếu nhiệt độ môi trường làm mát lớn hơn 40 oC (Nhưng không
quá 60oC) thì giới hạn cho phép tăng nhiệt độ ở bảng bên sẽ bị giảm đi đối với
tất cả các loại cách điện. Độ giảm này bằng hiệu nhiệt độ môi trường làm mát
40oC.
6.7.11.2. Nếu nhiệt độ môi trường làm mát nhỏ hơn 40 oC thì giới hạn
cho phép tăng nhiệt độ ở bảng bên đối với các cấp cách điện có thể tăng lên
và bằng hiệu giữa 40oC và nhiệt độ môi trường làm mát nhưng không được
quá 10oC.
6.7.12. Chỉ được phép thay đổi phụ tải cho phép của động cơ theo giới
hạn cho phép tăng nhiệt độ ghi trong bảng bên khi nhà máy chế tạo có tài liệu
hướng dẫn về việc đó với động cơ này.


CÔNG TY CP NHIỆT ĐIỆN PHẢ LẠI

Mã số: QT-10-23

Ngày sửa đổi: /10/2009

QUY TRÌNH VẬN HÀNH

Mục:

Lần sửa đổi: Lần 03


ĐỘNG CƠ ĐIỆN

Trang:

Phần hữu công của động cơ

P2 nhiệt kế

125
125
100
80 100
80
75
75
-

100
90

125
105
100
85
-

80
70


-

P2 điện trở

Lõi và các phần thép khác tiếp xúc với 60

A

P2 đồng hồ nhiệt độ

-

P2 nhiệt kế

-

P2 điện trở

60

E

P2 đồng hồ nhiệt độ

Ngày hiệu lực: /10/2009

Cổ góp và vòng tiếp xúc có bảo vệ và
không có bảo vệ

P2 nhiệt kế


70 80

P2 điện trở

-

P2 đồng hồ nhiệt độ

65 75

P2 điện trở
P2 nhiệt kế

B

Cấp cách điện

F

P2 đồng hồ nhiệt độ

-

P2 nhiệt kế

60

P2 điện trở


Cuộn dây động cơ xoay chiều có
<5000kW hoặc chiều dài lõi <1m. Cuộn
dây phần ứng nối với cổ góp, cuộn dây 50
kích thích của động cơ một chiều

H

P2 đồng hồ nhiệt độ

19 / 30


CÔNG TY CP NHIỆT ĐIỆN PHẢ LẠI

Mã số: QT-10-23

Ngày sửa đổi: /10/2009

QUY TRÌNH VẬN HÀNH

Mục:

Lần sửa đổi: Lần 03

ĐỘNG CƠ ĐIỆN

Trang:

20 / 30


Ngày hiệu lực: /10/2009

6.8. Những hư hỏng thường gặp, nguyên nhân và cách khắc phục
Nếu thấy động cơ có dấu hiệu hư hỏng thì cần xử lý theo các hướng dẫn
sau:
Bảng kê các hư hỏng thường gặp và cách khắc phục
Dấu hiệu
hư hỏng
1

Nguyên nhân có thể
2

Cách khắc phục
3

- Mất điện một pha.
1. Khi khởi
động động cơ
không quay và
kêu ì ì.

- Kiểm tra mạch còn tốt
không?
- Sơ đồ đấu cuộn dây Stato - Kiểm tra sơ đồ đấu
không đúng.
cuộn dây.
- Một vài lõi cuộn dây Rôto - Đưa ra sửa chữa.
ngắn mạch bị đứt, đứt vòng
ngắn mạch.

- Động cơ và cơ cấu kèm theo - Kiểm tra động cơ và
bị kẹt phần cơ.
thiết bị kèm theo.
- Cuộn dây chạm vỏ hoặc chạm - Đưa ra sửa chữa.
chập giữa các pha.

2. Bảo vệ tác
động khi chạy
động cơ.
3. Cuộn dây - Chạm chập giữa các pha cuộn - Đưa ra sửa chữa.
stato bị nóng dây Stato, một pha có hai điểm
từng chỗ, động
cơ kêu ì ì và chạm đất.
dòng điện các
pha không đều.


CÔNG TY CP NHIỆT ĐIỆN PHẢ LẠI

Mã số: QT-10-23

Ngày sửa đổi: /10/2009

QUY TRÌNH VẬN HÀNH

Mục:

Lần sửa đổi: Lần 03

ĐỘNG CƠ ĐIỆN


Trang:

4. Động cơ quay
không
bình
thường.

5. Động cơ nóng
hơn tiêu chuẩn
cho phép.

6. Gối đỡ nóng
nhiều

7. Độ rung tăng.

21 / 30

Ngày hiệu lực: /10/2009

- Điện áp ở đầu kẹp động cơ - Khôi phục điện áp
tụt.
bình thường, nếu không
được phải giảm tải.
- Sơ đồ đấu cuộn dây Stato - Kiểm tra lại sơ đồ đấu
không đúng.
dây.
- Cuộn dây của stato nối hình - Đưa ra sửa chữa.
tam giác bị đứt.

- Chạm chấp giữa các vòng dây - Đưa ra sửa chữa.
phần ứng của động cơ một
chiều.
- Chổi than xê dịch vị trí.
- Kiểm tra lại vị trí chổi
than.
- Điện áp nguồn quá cao hoặc - Kiểm tra và khôi phục
quá thấp.
trị số điện áp định mức.
- Quá tải động cơ.
- Khắc phục quá tải.
- Chạm chập vòng dây Stato.
- Đưa ra sửa chữa.
- Các rãnh thông gió bị tắc bẩn, - Tìm và khắc phục
nhiệt độ khí làm mát cao, lưu nguyên nhân.
lượng nước làm mát giảm.
- Mỡ bôi trơn không đúng loại. - Đưa ra sửa chữa.
- Gối đỡ lăn không đủ hoặc - Khôi phục lưu lượng
thừa mỡ bôi trơn, không đủ dầu dầu định mức.
bôi trơn (Đối với các gối đỡ
trượt bôi trơn cưỡng bức)
- Phụ tải một gối đỡ quá lớn, - Đưa ra sửa chữa để
căn tâm không tốt .
căn tâm lại.
- Gối đỡ bị hỏng.
- Đưa ra sửa chữa.
- Động cơ bắt giữ vào móng - Sửa lại móng.
không chặt.
- Trục động cơ và trục thiết bị - Đưa ra sửa chữa để
kèm theo không đồng trục.

căn lại tâm.


CÔNG TY CP NHIỆT ĐIỆN PHẢ LẠI

Mã số: QT-10-23

Ngày sửa đổi: /10/2009

QUY TRÌNH VẬN HÀNH

Mục:

Lần sửa đổi: Lần 03

ĐỘNG CƠ ĐIỆN

Trang:

22 / 30

Ngày hiệu lực: /10/2009

- Rôto không cân bằng.
- Khớp nối hỏng.
- Lõi Stato lỏng.
- Cuộn dây bị ẩm hoặc bẩn.
8. Điện trở cách
điện thấp.
9. Gối đỡ

chảydầu.

10. Dầu chẩy
vào động cơ.

11. Bộ làm
không khí bị
chẩy nước.

- Đưa ra sửa chữa.
- Đưa ra sửa chữa.
- Đưa ra sửa chữa.
- Thổi bằng khí nén nếu
cần phải sấy.
- Cách điện bị mòn, già hoặc - Đưa ra sửa chữa.
hỏng.
- Tét chèn giữa vòng chèn và - Đưa ra sửa chữa.
vỏ gối đỡ không đủ.
- Chất lượng lắp giáp kém.
- Đưa ra sửa chữa.
- Không có áp lực không khí ở - Đưa ra sửa chữa.
khu vực giữa vành chèn và quạt
gió.
- Vành chèn tấm chắn dầu bị - Đưa ra sửa chữa.
mòn.
- Ống có thể bị nứt ở chỗ nối.

- Đưa ra sửa chữa.

- Chổi than mài không tốt.


- Lắp chổi than có kích
thước sao cho khe hở
giữa chổi than và hộp

12. Chổi than
- Chổi than kẹp ở bó kẹp chổi
phát tia lửa và
than.
vòng tiếp xúc
cháy.
- Vành tiếp xúc và chổi than
bẩn.
- Độ nén chổi than không đều
hoặc không đúng tiêu chuẩn.

đỡ là (0,2 ÷0,3)mm.
- Vệ sinh vành tiếp xúc
chổi than bằng rẻ sạch
tẩm cồn.
- Khôi phục độ nén chổi
than bình thường.

6.9. Thông số kỹ thuật của các động cơ tự dùng
6.9.1. Thông số kỹ thuật của các động cơ tự dùng gian máy.


CÔNG TY CP NHIỆT ĐIỆN PHẢ LẠI

Tên động cơ


Bơm
ngưng
KЭH
Bơm cấp ΠЭH
Bơm tuần hoàn
ЦH.
Bơm dầu khởi
động
Bơm nước đọng
gia nhiệt hạ áp
Bơm mát khí
(HГO)
Bơm dầu khởi

Mã số: QT-10-23

Ngày sửa đổi: /10/2009

QUY TRÌNH VẬN HÀNH

Mục:

Lần sửa đổi: Lần 03

ĐỘNG CƠ ĐIỆN

Trang:

23 / 30


Ngày hiệu lực: /10/2009

I
(A)

U
(V)

P
(kw)

n
(v/ph)

Cấp
cách
điện

AB-113-4T

29,2

6000

250

1480

E


ATD-2-2A3M
AB17-6916KTZ
DA30-12-414T2

219,2

6000

2000

2975

B

260

6000

2000

375

B

49

6000

315


1475

E

AO2-92-2T2

134

380

75

2955

H

AO2-92-6T2

98

380

132

980

H

238,6


380

30

1000

H

57

380

22

2910

F

41,2

380

17

1470

F

34,6


380

55

730

A

980

380

30

1640

F

57
42

380
380

22
30

2980
2980


A
A

55

380

7,5

1475

A

15

380

22

2900

F

41,5

380

2,2


2942

F

42,3

380

3,0

2910

F

6,7

380

30

1420

F

55

380

13


1430

A

Kiểu

AO3-315C-6T
động (ΠЭMH)
Bơm dầu chèn
AO2-72-2T2
Bơm dầu dự
4A-180-54T2
phòng
Bộ quay trục
AO2-72-8T2
(BΠY)
Bơm nước làm
mát các gối đỡ
AO2-82-4T2
(Bơm nước kỹ
thuật)
Bơm nước lã N1 AO2-72-2T2
Bơm nước lã N2 AO2-72-2T2
Bơm rửa lưới
AO2-72-4T2
(БHC)
Bơm nước đọng
AO2-72-2T2
(БHC)
Bơm vệ sinh

4A-100S-2T2
bằng bi
Bơm nước đọng AO2-71-2
Bơm dầu của
4A100S-4T
bơm cấp
Bơm dầu rò rỉ ở A02-32-4T


CÔNG TY CP NHIỆT ĐIỆN PHẢ LẠI

Mã số: QT-10-23

Ngày sửa đổi: /10/2009

QUY TRÌNH VẬN HÀNH

Mục:

Lần sửa đổi: Lần 03

ĐỘNG CƠ ĐIỆN

Trang:

24 / 30

67,6

=220


26

140

=220

gian máy
Bơm dầu bôi
Π-6-2T2
trơn sự cố
Bơm dầu chèn
ΠS4-T4
sự cố

Ngày hiệu lực: /10/2009

1500

B

3000

F

6.9.2. Thông số của các động cơ điện tự dùng gian lò

Tên động cơ

1

1. Quạt khói
2. Quạt gió

3. Máy nghiền
4. Quạt
nghiền

Kiểu

2
ДAЗ0-Z-1764-10T1
ДAЗ0-Z-17 448T1
CДM-32-22-4160TB2

máy DA-30-13-504T2
DA-302-16-645. Bơm thải xỉ
6T1
2AЗM-16006. Bơm rửa axit
6000-T7
7. Cấp than
2ΠБ225-I-0,4
nguyên.
8. Cấp than bột. ΠБ -52T2
9. Máy đập xỉ
A02-51-6-CΠT3
10. Vít truyền
A02-51-6-CT43
xỉ.
11. Bơm tống.
A3315-4T3

12. Bơm chèn
A02 -82-2T2
bơm thải xỉ.
13. Bơm tăng áp A0-2-91-6T1

I
(A)

U
(V)

P
(kW)

n
(v/ph)

Cấp
cách
điện

3

4

5

6

7


77

6000

630

600

E

73,5

6000

630

750

E

IRô
to=265
IStato
=183

126
1600

100


F

6000

48

6000

400

1500

B

67

6000

630

990

E

177

6000

1600


2900

B

50

220

9

10,5
12

220
380

12

1,9
5,5

1500/30
0
1500
965

B
F


380

5,5

965

B

364

380

200

1470

E

100

380

55

2920

E

98


380

55

1000

H

F


CÔNG TY CP NHIỆT ĐIỆN PHẢ LẠI

rửa axit.
14. Bơm БZK
15. Bơm БГK
16. Bơm tưới
17. Thổi gió để
vệ sinh bằng bi
và thổi tro khô
18. Bơm nước
ngưng sạch

Mã số: QT-10-23

Ngày sửa đổi: /10/2009

QUY TRÌNH VẬN HÀNH

Mục:


Lần sửa đổi: Lần 03

ĐỘNG CƠ ĐIỆN

Trang:

25 / 30

Ngày hiệu lực: /10/2009

A02-82-4T2
A02-62- 4T2
A02-92-4T2

96
33
132

380
380
380

55
17
75

1500
1450
1475


F
F
H

BA02-280M-2T

24

6000

200

2900

B

A02-512-CΠT3

19

380

10

2910

F

25


380

13

2910

B

19. Bơm các bể A02-52-2dự trữ
CΠT3

6.9.3. Các động cơ chung cho toàn Công ty:
U
(V)

P
(kW)

N
(v/ph)

Cấp
cách
điện

Tên động cơ

Kiểu


I
(A)

1

2

3

4

5

6

7

365

380

200

50

B

BAO-81- 4T2

77


380

40

1470

H

BAO-51-272

20

380

10

2920

F

BAO-62-2T2

33

380

17

2940


H

BAO-81-2T5

77,5

380

40

2950

H

36-61-2T2

370

380

200

2950

H

BAO-51-2T2

20


380

10

2920

F

Máy nén khí
OБK
Bơm nhận dầu
ma rút
Bơm ngưng
Bơm nước chèn
62- 272
Bơm dầu ma rút
cấp I
Bơm dầu ma rút
cấp II
Bơm đọng các
bể ma rút

БCДK
1Б–21-12T

6.9.4. Trạm bơm sản xuất cứu hoả



×