Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

mạng máy tính không dây

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (359 KB, 36 trang )

TRƯỜNG TC-KTTH HÀ NỘI

ĐỀ ÁN TỐT NGHIỆP

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình được học tập tại trường ESTIH vừa qua, em đã phần nào
tiếp thu được những nội dung của bài học, những kiến thức bổ ích. Và đến nay
em đã kết thúc phần lý thuyết để chuyển sang giai đoạn thực tập, đem những
hiểu biết kiến thức của mình để vận dụng vào thực tế và tìm hiểu, thu thập các tư
liệu cần thiết chuẩn bị cho báo cáo tốt nghiệp.
Tuy nhiên để áp dụng lý thuyết vào công việc thực tế một cách đúng đắn,
năng động và hợp lý. Em đã được sự hướng dẫn và giúp đỡ rất tận tình của giáo
viên hướng dẫn thực tập và giáo viên tại cơ sở. Vì vậy em xin gửi đến thầy Lê
Văn Huỳnh và anh Trần Đăng Khoa những lời cám ơn chân thành nhất.
Em cũng xin cảm ơn Ban giám hiệu trường THBC-KTTH Hà Nội đã tạo
điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình thực tập và làm báo cáo.
Vì thời gian có hạn, báo cáo này chắc chắn còn nhiều thiếu sót, vậy em rất
mong sự đóng góp của thầy cô giáo và các bạn.
Em xin chân thành cảm ơn !

Hà nội ngày 24 tháng 4 năm 2009
Học Sinh
Nguyễn Trọng Bình

Nguyễn Trọng Bình-Q14A1

1


TRƯỜNG TC-KTTH HÀ NỘI


ĐỀ ÁN TỐT NGHIỆP

--- MỤC LỤC --Trang
Nhận xét của cán bộ tại cơ sở...........................................................3
Nhận xét của giáo viên hướng dẫn....................................................4
Lời mở đầu........................................................................................5
Chương I: Giới thiệu nơi thực tập.....................................................6
Chương II: Nội dung thực tập...........................................................9
Chương III: Đề tài thực hiện trong đợt thực tập...............................10
Chương V: Kết luận.........................................................................36

Nguyễn Trọng Bình-Q14A1

2


TRƯỜNG TC-KTTH HÀ NỘI

ĐỀ ÁN TỐT NGHIỆP

Nhận xét của giáo viên hướng dẫn
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................

...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2008

Ký tên

Nhận xét của cán bộ phụ trách tại cơ sở
...................................................................................................................

Nguyễn Trọng Bình-Q14A1

3


TRƯỜNG TC-KTTH HÀ NỘI

ĐỀ ÁN TỐT NGHIỆP


...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2008

Ký tên

LỜI MỞ ĐẦU
***************


Nguyễn Trọng Bình-Q14A1

4


TRƯỜNG TC-KTTH HÀ NỘI

T

ĐỀ ÁN TỐT NGHIỆP

rước tình hình phát triển công nghệ thông tin của đất
nước, việc phổ cập hóa tin học là một biện pháp quan

trong hay nói đúng hơn là một mục tiêu để đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa
đất nước và hòa nhập với xu thế quốc tế hóa công nghệ thông tin toàn cầu của
thế giới. Và để phổ cập tin học như vậy ta cần phải mở rộng việc đào tạo phổ
cập, phát triển một cách có hệ thống trong nền giáo dục. Tuy nhiên trong quá
trình đào tạo chủ yếu là lý thuyết nên dẫn đến hạn chế thiếu kiến thức, thiếu kinh
nghiệm về hiệu quả trong việc ứng dụng tin học vào đời sống. Nhận thức được
điều này, trong quá trình thực tập tại Ngân hang ngoài quốc doanh VPBank em
đã nghiên cứu đề tài: “mạng máy tính không dây”.
Mục tiêu của em trong việc báo cáo thực tập lần này là đi sâu vào tìm hiểu
hệ thống tin học và phương thức bào trì bảo dưỡng máy tính, cách cài đặt
windows XP… mặc dù em đã được học 1 năm tại trường nhưng chắc chắn là
không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy em mong sẽ nhận được sự giúp đỡ hay
góp ý của thầy giáo hướng dẫn thực tập và những người quan tâm đến em để
giúp em hoàn thiện, bổ sung kiến thức cho mình.
Qua đây em xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến thầy giáo Lê Văn Huỳnh
người đã hết long giúp đỡ em thực hiện tốt đợt thực tập này. Em xin gửi lời cảm

ơn các cô chú ở công ty đã đã nhiệt tình chỉ bảo, giúp đỡ em trong suốt quá trình
vừa qua.

PHẦN A: GIỚI THIỆU CƠ SỞ THỰC TẬP
Nguyễn Trọng Bình-Q14A1

5


TRƯỜNG TC-KTTH HÀ NỘI

ĐỀ ÁN TỐT NGHIỆP

NGÂN HÀNG NGOÀI QUỐC DOANH-VPBANK

Ngân hàng Thương mại Cổ phần các Doanh nghiệp Ngoài quốc doanh Việt Nam
(VPBANK) được thành lập theo Giấy phép hoạt động số 0042/NH-GP của
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp ngày 12 tháng 8 năm 1993 với
thời gian hoạt động 99 năm. Ngân hàng bắt đầu hoạt động từ ngày 04 tháng 9
năm 1993 theo Giấy phép thành lập số 1535/QĐ-UB ngày 04 tháng 09 năm
1993.
Số lượng nhân viên của VPBank trên toàn hệ thống tính đến 31/12/2008 có trên
2.834 người, trong đó phần lớn là các cán bộ, nhân viên có trình độ đại học và
trên đại học ( chiếm khoảng 80%). Nhận thức được chất lượng đội ngũ nhân
viên chính là sức mạnh của ngân hàng, giúp VPBank sẵn sàng đương đầu được
với cạnh tranh, nhất là trong giai đoạn đầy thử thách sắp tới khi Việt Nam bước
vào hội nhập kinh tế quốc tế. Chính vì vậy những năm vừa qua VPBank luôn
quan tâm nâng cao chất lượng công tác quản trị nhân sự.

MỘT SỐ THÔNG TIN GIỚI THIỆU VỀ VPBANK

1. TÊN NGÂN HÀNG:
Nguyễn Trọng Bình-Q14A1

6


TRƯỜNG TC-KTTH HÀ NỘI

ĐỀ ÁN TỐT NGHIỆP

NGÂN HÀNG NGOÀI QUỐC DOANH - VPBANK
Tên bằng tiếng Anh:

2. NGÀY THÀNH LẬP: 04/09/1993
(theo giấy phép thành lập số 1535/QĐ-UB ngày 04/09/1993 của Thống đốc
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam)
3. ĐỊA CHỈ
VPBank Trung Hòa - Nhân Chính
Văn phòng 2, Khu đô thị Trung Hòa - Nhân Chính, Đường Hoàng Đạo
Thúy, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
Tel: (84.4) 2812650/51/52/53
Fax: (84.4) 2812648
Email:

Website:

4. CHỨC NĂNG HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU CỦA VPBANK:
- Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, từ các tổ chức kinh tế và dân cư.
- Cho vay vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với các tổ chức kinh tế và dân
cư từ khả năng nguồn vốn của ngân hàng.

- Kinh doanh ngoại hối.
- Chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và các chứng từ có giá khác.
- Cung cấp các dịch vụ giao dịch giữa các khách hàng và các dịch vụ ngân hàng
khác theo quy định của NHNN Việt Nam.

5. Ý NGHĨA BIỂU TƯỢNG VPBANK

Nguyễn Trọng Bình-Q14A1

7


TRƯỜNG TC-KTTH HÀ NỘI

ĐỀ ÁN TỐT NGHIỆP

Logo VPBank nổi bật với 2 màu sắc cơ bản là xanh đậm và đỏ tươi. Trong ý
nghĩa truyền thống, màu xanh tượng trưng cho sự trù phú, sinh sôi, thịnh vượng
còn màu đỏ tượng trưng cho sự mạnh mẽ, sự nổi bật và sự thành công. Hai vòng
cung màu xanh trên biểu tượng VPBank thể hiện sự luân chuyển liên tục của
dòng tiền, tạo cảm giác về sự thuận lợi, trôi chảy, hứa hẹn một sự phát triển
trong tầm tay. Vòng cung cũng thể hiện mối quan hệ khăng khít, bền chặt giữa
VPBank và khách hàng. Màu đỏ tươi giữa 2 vòng cung tạo điểm nhấn thị giác,
tạo sự nổi bật cho logo VPBank dù xuất hiện ở bất kỳ nơi nào.
Nhìn tổng thể, logo VPBank đem đến cho khách cảm nhận về sự bền vững,
niềm tin tưởng vững chắc vào thành công của VPBank và những gì gắn với
VPBank.
Lựa chọn 2 màu xanh – đỏ làm tông màu chủ đạo cho biểu trưng Ngân hàng,
VPBank muốn khẳng định với khách hàng: Gửi tiền vào VPBank, đồng tiền của
khách hàng sẽ sinh sôi - Vay vốn VPBank, đồng vốn VPBank sẽ “đem lộc” đến

cho cá nhân và doanh nghiệp. Nói cách khác, khách hàng đến với VPBank là
đến với thành công và thịnh vượng!

PHẦN B
NỘI DUNG THỰC TẬP VỀ NGHIỆP VỤ
Nguyễn Trọng Bình-Q14A1

8


TRƯỜNG TC-KTTH HÀ NỘI

ĐỀ ÁN TỐT NGHIỆP

I. Nội dung công việc được giao
- Do mới về công ty thực tập nên em được anh Đăng giao cho những
công việc khá đơn giản như sửa lỗi văn bản khi cần, khởi động hệ
thống máy tính, bảo trì vệ sinh máy móc, cài đặt windown, các chương
trình đi kèm như Vietkey, Word, Excel...
Lúc đầu do còn chưa quen nên em còn nhiều bỡ ngỡ nhưng sau này được sự
hướng dẫn chỉ bảo của anh Đăng nên em đã hoàn thành công việc một cách tốt
hơn.
Trong quá trình làm em đã rút ra được khá nhiều kinh nghiệm cho mình, đặc
biệt là nâng cao thêm ý thức của mình

II.Tự đánh giá về chất lượng hiệu quả công việc
Trong thời gian thực tập, em thấy mình cần cố gắng nhiều hơn công việc và
học tập.
III.Ưu điểm, khuyết điểm của bản thân trong quá trình thực tập
 Ưu điểm:

- Đến cơ sở thực tập đúng giờ
- Cố gắng hoàn thành tốt nhất công việc có thể
- Chấp hành đúng nội quy của cơ quan
- Thái độ và quan hệ với mọi người trong cơ quan rất tốt
 Khuyết điểm:
- Còn lúng túng trong những thời gian đầu

PHẦN C
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
CÔNG NGHỆ MẠNG KHÔNG DÂY
LỜI MỞ ĐẦU
Nguyễn Trọng Bình-Q14A1

9


TRƯỜNG TC-KTTH HÀ NỘI

ĐỀ ÁN TỐT NGHIỆP

Trong gần 10 năm qua mạng vô tuyến (không dây) đã phát triển với tốc độ
chóng mặt. Có rất nhiều loại hình mạng, nhiều công nghệ, nhiều chuẩn vô
tuyến đã và đang được chuẩn hóa. Liệu các bạn có biết hết về sự tồn tại của
các công nghệ mạng không dây hiện nay? Làm thế nào để phân biệt giữa
chúng? Và đâu là sự khác biệt đấy?
Công nghệ mạng không dây là hầu như gần gũi nhất với nhiều người đó là
công nghệ mạng thông tin di động tế bào. Đấy chính là mạng điện thoại di
động 2G/3G.... Tên thông dụng mà mọi người hay gọi là mạng GSM/CDMA
hay UMTS/WCDMA/CDMA2000... Bên cạnh chắc hẳn các bạn cũng biết
mạng cục bộ không dây WLAN sử dụng công nghệ Wifi 802.11. Có thể các

bạn cũng nghe nói về các chuẩn khác nhau của Wifi a/b/g/i/k/m... Và chắc
hẳn những "chú dế" thân yêu của các bạn cũng được trang bị công nghệ
Bluetooth để truyền tải thông tin giữa các điện thoại di động hay giữa điện
thoại và máy tính của bạn. Trên đây tôi vừa chỉ kể ra 3 công nghệ gần gũi
nhất.
Nếu các bạn theo dõi sự phát triển của công nghệ di động chắc hẳn sẽ nghe
nói đến công nghệ WiMAX. Nếu tìm hiểu thêm một tí bạn sẽ nghe nói đến
WiMAX cố định và WiMAX di động và rằng WiMAX đã và đang được thử
nghiệm tại Việt Nam (cụ thể ở Lào Cai, Hà nội,...).
Bên cạnh đó các công nghệ kể trên, các bạn có biết gì về công nghệ siêu
băng rộng UWB (hứa hẹn sẽ thay thế Bluetooth) hay Wibree ...? Các bạn có
nghe nói về IEEE 802.20, IEEE 802.22...? Trong bài viết này tôi sẽ cố gắng
trình bày với các bạn một cái nhìn tổng quan về các công nghệ mạng vô
tuyến đã và đang được phát triển.

I. Tóm Tắt
1. Mạng là gì
2. Lợi ích của việc nối mạng
Nguyễn Trọng Bình-Q14A1

10


TRƯỜNG TC-KTTH HÀ NỘI

ĐỀ ÁN TỐT NGHIỆP

3. Khái Niệm về Mạng Không dây
4. Ưu điểm của mạng không dây
5. Hoạt động của mạng không dây

6. Loại mạng không dây cơ bản
7. Các chuẩn của mạng không dây
8. Công nghệ Speedbooster và SRX
9. Tốc độ mạng
10. Một số điều lưu ý khi triển khai mạng không dây
11. Các thiết bị cần thiết để triển khai một hệ thống mạng không dây
12. Một số thiết bị kết nối
13. Các vấn đề cần lưu ý khi chọn mua các sản phẩm không dây
14. Công nghệ mạng không dây- 9 nghĩ suy cho năm 2009
15. Sự phát triển của mạng
16. Một số thuật ngữ
17. So Sánh Wifi-WiMAX

II. Nội Dung
Nguyễn Trọng Bình-Q14A1

11


TRƯỜNG TC-KTTH HÀ NỘI

ĐỀ ÁN TỐT NGHIỆP

1. Mạng là gì
Laptop và các thiết bị phần cứng khác như máy in, máy Scanner…
được kết nối với nhau nhằm mụch đích cơ bản là giao tiếp và trao đổi dữ
liệu. Nối mạng cũng đồng nghĩa với chia xẻ, vì nó cho phép các máy tính nối
mạng có thể nói chuyện, giao tiếp với nhau, và cùng chia xẻ các nguồn tài
nguyên như máy in hay các file dữ liệu.


2. Lợi ích của việc nối mạng
Sử dụng thời gian với máy tính và các thiết bị điện tử khác. Với 1 hệ
thống mạng, bạn có thể:
 Chia xẻ các kết nối tốc độ cao, băng thông rộng hoặc các kết nối
Internet, cho phép tất cả mọi người đều có thể lướt Web đồng
thời.
 Chia xẻ các định dạng file, thiết lập các không gian lưu trữ
chung.
 Tiết kiệm thời gian và tiền bạc bằng cách chia xẻ với nhau các
thiết bị như máy in, máy Scanner và các thiết bị ngoại vi
khác…

3. Khái Niệm về Mạng Không dây
 Mạng không dây là mạng sử dụng sóng Radio, chúng không dùng
cáp cho các kết nối, cũng tương tự như điện thoại không dây. Ưu thế
của mạng không dây là khả năng di động và sự tự do, người dùng
không bị hạn chế về không gian và vị trí kết nối.
 Mạng không dây đang là giải pháp mới cho các mô hình mạng văn
phòng, gia đình, hay những địa điểm rộng lớn mà mạng Ethernet
không thể hoạt động được. Lắp đặt một mạng không dây cơ bản đơn

Nguyễn Trọng Bình-Q14A1

12


TRƯỜNG TC-KTTH HÀ NỘI

ĐỀ ÁN TỐT NGHIỆP


giản hơn mạng Ethernet (Wired Network), có thể nhập thêm nhiều
PC hoặc các thiết bị khác vào mạng một cách dễ dàng.

4. Ưu điểm của mạng không dây
- Khả năng di động và sự tự do – cho phép kết nối từ bất kỳ đâu.
- Không bị hạn chế về không gian và vị trí kết nối.
- Dễ lắp đặt và triển khai.
- Không cần mua cáp.
- Tiết kiệm thời gian lắp đặt cáp.
- Dễ dàng mở rộng.

5. Hoạt động của mạng không dây
Hơn các máy tính đuợc kết nối với nhau nhằm mụch đích trao đổi dữ
liệu và các tài nguyên khác. Mô hình đó cũng tương tự như một hệ thống
điện thoại không dây bao gồm một trạm chính cùng với nhiều các điện
thoại nhánh. Nối mạng không dây hiện đang được coi là một giải pháp rất
thú vị bởi sẽ không gặp nhiều trở ngại như khi dùng cáp và sẽ không mất
nhiều thời gian khi có nhu cầu mở rộng.

6. Loại mạng không dây cơ bản
 thông qua các thiết bị Card mạng không dây mà không dùng đến các
thiết bị định tuyến (Wireless Router) hay thu phát không dây
(Wireless Access Point).
 Kiểu Infrastructure : Các máy tính trong hệ thống mạng sử dụng một
hoặc nhiều các thiết bị định tuyến hay thiết bị thu phát để thực hiện
các hoạt động trao đổi dữ liệu với nhau và các hoạt động khác.

7. Các chuẩn của mạng không dây
Nguyễn Trọng Bình-Q14A1


13


TRƯỜNG TC-KTTH HÀ NỘI

ĐỀ ÁN TỐT NGHIỆP

 Chuẩn 802.11b (Chuẩn B) : Các thiết hoạt động ở tần số 2.4GHz và
có thể truyền dữ liệu với tốc độ tối đa 11Mbps trong phạm vi từ 100
feet đến 150 feet ( từ 35 mét đến 45 mét )
 Chuẩn 802.11a (Chuẩn A) : Các thiết bị hoạt động ở tần số 5GHz và
có thể truyền dữ liệu với tốc độ tối đa 54Mbps nhưng chỉ trong phạm
vi khoảng 75 feet ( khoảng 25 mét)
 Chuẩn 802.11g (Chuẩn G) : Các thiết bị hoạt động ở cùng tần số như
các thiết bị chuẩn B, nhưng chúng hỗ trợ truyền dữ liệu nhanh gấp 5
lần so với chuẩn B với cùng một phạm vi phủ sóng. Các thiết bị chuẩn
B và chuẩn G tương thích với nhau, tuy nhiên cần lưu ý khi trộn lẫn
các thiết bị chuẩn B và chuẩn G với nhau thì các thiết bị sẽ hoạt động
theo chuẩn nào có tốc độ thấp hơn.

8. Công nghệ Speedbooster và SRX
Trong phạm vi của chuẩn G (802.11g), hãng Linksys đã phát triển
thêm một số dòng sản phẩm mang lại cho nguời dùng sự cải thiện về tốc độ
và khoảng cách. Tất cả các dòng sản phẩm này đều hoạt động tương thích
với các thiết bị chuẩn B và chuẩn G.
 Speedbooster : Tốc độ trao đổi dữ liệu tăng thêm 35% so với
chuẩn G khi sử dụng với các thiết bị Speedbooster khác. Bạn sẽ
thấy được sự khác biệt về tốc độ khi sử dụng chung với các
thiết bị chuẩn G khác.
 Chuẩn A+G (802.11a+g) : Các thiết bị thuộc chuẩn này hoạt

động đồng thời trên cả hai tần số 2.4GHz và 5Ghz.
 phạm vi phủ sóng rộng hơn gấp 3 lần so với các thiết bị chuẩn
G khi được sử dụng với các thiết bị SRX khác. Bên cạnh đó
SRX sử dụng công nghệ MIMO theo đó thông qua một số
lượng lớn các Antenna thu phát trên trạm chính và các
Adapter thu phát để cải thiện tốc độ và khoảng cách thu phát.
Nguyễn Trọng Bình-Q14A1

14


TRƯỜNG TC-KTTH HÀ NỘI

ĐỀ ÁN TỐT NGHIỆP

 SRX200 : Nhanh hơn gấp 6 lần và phạm vi phủ sóng rộng hơn
gấp 2 lần so với chuẩn G. Các thiết bị của SRX200 hoàn toàn
tương thích với các thiết bị chuẩn B, chuẩn G và SRX khác.

9. Tốc độ mạng
 Tốc độ mạng liên quan đến việc các máy tính nối mạng có thể giao
tiếp và trao đổi thông tin với nhau nhanh hay chậm.
 Các tốc độ của chuẩn không dây như 11 Mbps hay 54 Mbps không
liên quan đến tốc độ kết nối hay tốc độ download, vì những tốc độ này
được quyết định bởi Nhà cung cấp dịch vụ Internet.
 Với 1 hệ thống mạng không dây, dữ liệu gửi qua sóng Radio nên tốc
độ có thể bị ảnh hưởng bởi các tác nhân gây nhiễu hoặc các vật thể
lớn. Thiết bị định tuyến không dây sẽ tự động cảm nhận cường độ tín
hiệu, nếu thấy tín hiệu yếu thì nó sẽ tự động điều chỉnh xuống các
mức tốc độ truyền thấp hơn (Ví dụ như từ 11 Mbps sẽ giảm xuống còn

5.5 Mbps và 2Mbps hoặc thậm chí là 1 Mbps).

10. Một số điều lưu ý khi triển khai mạng không
dây
 Nên đặt thiết bị Router không dây ở vị trí trung tâm của hệ thống
mạng.
 Lắp đặt sao cho các Antenna của Adapter không dây lắp cho máy
tính Desktop hoặc Laptop hướng về phía Router không dây.
 Tránh đặt Antenna ở gần tường, trừ khi đó là chủ định của bạn,
ngoài ra nếu bạn muốn duy trì kết nối ngay cả khi ở bên ngoài căn
nhà thì nên lắp thiết bị Router không dây ở gần cửa sổ.
 Trang bị thêm các thiết bị Antenna thu phát độc lập để mở rộng
phạm vi phủ sóng.
Nguyễn Trọng Bình-Q14A1

15


TRƯỜNG TC-KTTH HÀ NỘI

ĐỀ ÁN TỐT NGHIỆP

11. Các thiết bị cần thiết để triển khai một hệ thống
mạng không dây
- Modem.
- Kết nối Internet tốc độ cao.
- Wireless Router hoặc Access Point.
- Wireless Network Adapter.

12. Một số thiết bị kết nối

 Wireless Adapter: Trong các hệ thống PC với model mới hiện nay,
việc tích hợp thêm wireless adapter là rất phổ biến, nhất là trong
laptop gần như là một thiết bị bắt buộc phải có
 Wireless Print Server: Đây là thiết bị chia sẻ máy in qua mạng.
Chúng sẽ mang lại sự thuận tiện trong việc in ấn dù wireless printer
có ở bất kỳ vị trí nào. Printer không cần phải kết nối vào một PC nào
cả, và người dùng trong mạng cũng không phải thông qua ai khác để
sử dụng in ấn.
 Wireless Router: Wireless router kết nối đến Internet và cho phép
những PC và các thiết bị khác trong mạng liên lạc với nhau.

13. Các vấn đề cần lưu ý khi chọn mua các sản phẩm
không dây
Trước hết cần xác định xem máy tính đã có Card mạng không dây
chưa, hầu hết các máy tính Laptop thế hệ mới đều đã được tích hợp sẵn
Card mạng không dây, trong khi các máy tính Desktop thì chưa có. Tiếp
theo bạn cần xác định rõ nhu cầu nối mạng của bản thân, cụ thể :

Nguyễn Trọng Bình-Q14A1

16


TRƯỜNG TC-KTTH HÀ NỘI

ĐỀ ÁN TỐT NGHIỆP

 Nếu chỉ đơn giản muốn lướt Web và check email thì chỉ nên mua
các thiết bị không dây chuẩn B.
 Nếu muốn chơi các trò Game trực tuyến hoặc làm việc với các

files đa phương tiện có dung lượng lớn thì nên dùng chuẩn G,
GS hoặc GX.

14. Công nghệ mạng không dây-9 nghĩ suy cho năm
2009
Các mạng viễn thông không dây sẽ phát triển ra sao trong năm 2009
này? Thử đọc 9 nghĩ suy cho ngành công nghiệp không dây trong năm 2009
và chờ đợi xem liệu chúng có thành sự thật hay không.
1. Mạng LTE “tiền 4G” được triển khai thương mại
Với những triển khai ban đầu của các nhà khai thác theo kế hoạch
vào năm 2008, nhà cung cấp sẽ giữ lời hứa về việc đưa ra mạng dữ liệu
“tiền 4G” LTE thương mại vào nửa cuối năm nay. Trên thực tế, mặc dù có
nhiều nền tảng trạm gốc hiện tại được cho là sẽ hỗ trợ LTE nhưng điều dự
đoán trên khó có thể đạt được.
2. WiMAX bị đánh bại – Các nhà cung cấp WiMAX bỏ
chạy sang LTE
Rõ ràng điều này sẽ không xảy ra, WiMAX sẽ không chết. Năm 2009,
WiMAX vẫn tiếp tục tập trung vào các ứng dụng cố định và di động, tuy
nhiên lại thiếu những sự ra mắt khởi đầu của các ứng dụng di động quan
trọng. Điều này dẫn đến các bài báo và báo cáo phân tích về sự chuyển công
nghệ khiến những nhà khai thác đặt cược lớn vào WiMAX sẽ không ngồi
im. Tuy nhiên, ở đâu có các nhà cung cấp silicon lên tiếng ủng hộ khả năng
hỗ trợ cả WiMAX và LTE thì các nhà cung cấp hệ thống cũng sẽ theo.
Nguyễn Trọng Bình-Q14A1

17


TRƯỜNG TC-KTTH HÀ NỘI


ĐỀ ÁN TỐT NGHIỆP

3. 802.16m – Phút cuối
Năm 2009 sẽ là năm chúng ta được nghe nhiều về sự chuẩn hóa và
thương mại chuẩn WiMAX 802.16m. So với 802.16e, 802.16m hứa hẹn hiệu
năng thực sự gọi là 4G. Quan trọng hơn, 802.16m có thể giúp thuyết phục
các nhà khai thác rằng WiMAX di động thực sự có thể bảo vệ vốn đầu tư
của họ và có tiềm năng mang lại cho WiMAX sự thu hút (đặc biệt nếu LTE
bị trì hoãn). Bởi vì định hướng kinh doanh và thương mại là điều khiến các
nhà khai thác hứng thú ở LTE nên tiến triển của 802.16m không có khả
năng làm lung lạc bất kì nhà khai thác nào vốn đã cam kết với con đường
3GPP.
4. Sự tiến triển của 3G
Mặc cho tất cả sự quảng cáo thổi phồng xung quanh WiMAX và
LTE, các công nghệ 3G vẫn sẽ cung cấp phần lớn các dịch vụ số liệu di
động, khai trương công nghệ và lợi nhuận cho các nhà cung cấp trong năm
2009. Các công nghệ 3G sẽ tiếp tục phát triển, HSPA tiến lên HSPA+,
WCDMA sẽ đến các thị trường mới và tiến sâu hơn vào các thị trường đang
nổi.
5. CDMA2000 tăng trưởng chậm chạp
Trong khi Qualcomm đã chính thức từ bỏ UMB, ngành công nghiệp
CDMA không từ bỏ khách hàng của họ. Các mạng CDMA2000 sẽ tiếp tục
cung cấp các dịch vụ thoại và số liệu và các nhà khai thác trên khắp thế giới
vẫn tiếp tục tin tưởng vào công nghệ của 3GPP2. Một số (bao gồm China
Telecom) sẽ có những đầu tư mới và lớn vào CDMA. Do đó, CDMA được
thiết kế tiến lên: EV-DO rev. B và CDMA2000 1X Enhanced nhưng chúng
không có khả năng được triển khai vào năm 2009. Qualcomm có thể hứa
hẹn hỗ trợ cả về phía thiết bị và mạng nhưng khi mà các nhà khai thác
CDMA2000 trọng yếu đều bị bận tâm bởi sự ra mắt khởi đầu LTE và
Nguyễn Trọng Bình-Q14A1


18


TRƯỜNG TC-KTTH HÀ NỘI

ĐỀ ÁN TỐT NGHIỆP

WiMAX, bước tiến của CDMA2000 sẽ không thu được sự quan tâm cần
thiết cho những triển khai quan trọng.
6. Hiệu quả của Femtocell và ứng dụng
Trong năm 2009 này có thể nhìn thấy sự chín muồi của công nghệ
femtocell với những khai trương và mở rộng dịch vụ của Softbank,
StarHub, AT&T và Verizon, Orange cũng như nhiều cuộc thử nghiệm trên
khắp thế giới của Vodafone, Telefonica, Mobilkom, Etisalat,… Femtocell
đưa ra các dịch vụ thoại giá rẻ và vùng phủ sóng 3G liên tục ở nhiều trong
số các thị trường trên, do đó, các nhà khai thác cần phải tìm ra một con
đường mới lạ để tiếp thị giá trị của femtocell, một đề xuất đưa ra là cần tập
trung vào các ứng dụng dựa trên femtocell. Tất nhiên, nếu năm 2009 là
năm ghi nhận đà khởi đầu của femtocell thì năm 2010 sẽ là năm cho những
thành công thương mại thực sự.
7. Wi-Fi đô thị vẫn “dưới tầm”
Mạng Wi-Fi đô thị (Muni Wi-Fi hay Muni-Fi) đã chết ngay khi
Earthlink rút lui. Từ đó, phần lớn các nhà cung cấp Wi-Fi đô thị đã tìm
cách sống sót với các mô hình thương mại dựa trên một cái gì đó hợp lý hơn
sự truy cập miễn phí được tài trợ bởi quảng cáo như chính quyền địa
phương, trường đại học và trường sở y học trở thành các khách hàng chủ
chốt. Khi mà giá trị của nó trong việc sử dụng trong đô thị và truy cập công
cộng được chứng minh hơn nữa, sự mở rộng và triển khai mới sẽ tiếp tục
vào năm 2009 nhưng ở phạm vi giới hạn và ngoài tầm tin tức

8. ứng dụng là tâm điểm
Các nhà khai thác nhìn thấy việc triển khai các mạng 3G+ (WiMAX,
LTE, HSPA+) đang đối mặt với tình trạng tiến thoái lưỡng nan. Các công
nghệ mới này cung cấp độ rộng băng tần lớn hơn. Thoại đã cho chúng ta
Nguyễn Trọng Bình-Q14A1

19


TRƯỜNG TC-KTTH HÀ NỘI

ĐỀ ÁN TỐT NGHIỆP

bài học rằng nó sẽ mang đến lợi nhuận lớn hơn nhiều trên băng tần đấy. Vì
thế, các nhà cung cấp mạng không dây sẽ nỗ lực gấp đôi cho việc cung cấp
các ứng dụng số liệu di động. Việc đưa ra độ rộng băng tần trên cũng như
những thiết bị tận dụng lợi thế này sẽ trở thành tâm điểm hơn bao giờ hết.
9. Xanh, xanh... xanh
Làm xanh viễn thông là những tin tức lớn trong năm 2008. Nó sẽ còn là tin
tức lớn hơn trong năm 2009. Các nhà khai thác mạng đang xem xét việc xây
dựng các mạng mới cần tìm ra một con đường để thanh toán các chi phí:
tiết kiệm chi phí vận hành từ việc sử dụng năng lượng hiệu quả với các thiết
bị không dây sử dụng năng lượng gió hay mặt trời. Các nhà khai thác thấy
đây như là điểm để bán hàng và giúp họ chiếm ưu thế với các đối thủ cạnh
tranh và xây dựng họ như là những nhà cung cấp dịch vụ có ý thức xã hội.
Quan trọng hơn, đó là do các quy định, chính sách sẽ khiến các nhà khai
thác quan tâm nhiều hơn đến xu hướng xanh.

15. Sự phát triển của mạng
 Thế hệ thứ 1 (1G): Mạng di động thế hệ thứ nhất khơi mào ở

Nhật vào năm 1979. Đây là hệ thống truyền tín hiệu tương tự (analog).
Những công nghệ chính thuộc thế hệ thứ nhất này có thể kể đến là AMPS
(Advanced Mobile Phone System), TACS ( Total Access Communication
System), JTACS ( Japan TACS), NMT (Nordic Mobile Telephone). Tuy
chưa hoàn hảo về mặt công nghệ và kỹ thuật, thế hệ thông tin di động 1G
này thực sự là một mốc phát triển quan trọng của ngành viễn thông (khái
niệm di động (mobile) đã bắt đầu đi vào phục vụ nhu cầu liên lạc của con
người trong đời sống hằng ngày). Những điểm yếu nổi bật của thế hệ 1G
Nguyễn Trọng Bình-Q14A1

20


TRƯỜNG TC-KTTH HÀ NỘI

ĐỀ ÁN TỐT NGHIỆP

liên quan đến chất lượng truyền tin kém, vấn đề bảo mật và việc sử dụng
kém hiệu quả tài nguyên tần số.

 Thế hệ thứ 2 (2G): Hệ thống mạng 2G được đặc trưng bởi công
nghệ chuyển mạch kỹ thuật số (digital circuit-switched). Kỹ thuật này cho
phép sử dụng tài nguyên băng tần hiệu quả hơn nhiều so với 1G. Hầu hết
các thuê bao di động trên thế giới hiện đang dùng công nghệ2G này. Công
nghệ 2G sẽ còn tồn tại thêm một thời gian dài nữa trước khi 3G thay thế
hoàn toàn nó. Những chuẩn di động 2G chính bao gồm GSM (Global
System for Mobile Communication), IS-136 và CdmaOne.

- GSM sử dụng kỹ thuật đa truy cập TDMA và song công FDD. GSM đã
trở thành công nghệ truyền thông có tốc độ phát triển nhanh nhất từ trước

đến nay và là một chuẩn di động được triển khai rộng rãi trên thế giới.

- IS-136, được biết đến với tên D-AMPS (Digital-AMPS), sử dụng kỹ thuật
đa truy cập TDMA và song công TDD. Công nghệ này được triển khai
nhiều ở Châu Mĩ, đặc biệt là ở Mỹ và Canada. IS-136 được triển khai như
một mạng overlay kỹ thuật số, phủ trên nền hạ tầng mạng AMPS. IS-136
cho tốc độ dữ liệu lên đến 30Kbps.

- CdmaOne là tên gọi của chuẩn di động ITU IS-95 sử dụng kỹ thuật đa
truy cập CDMA. CDMA được chuẩn hoá năm 1993. Ngày nay, có 2 phiên
bản IS-95, gọi là IS-95A và IS-95B. IS-95A dùng FDD với độ rộng kênh là
1,25MHz cho mỗi hướng lên và xuống. Tốc độ dữ liệu tối đa của IS-95A là
14,4 Kbps. IS-95B có thể cung ứng tốc độ dự liệu lên đến 115Kbps bằng
cách gộp 8 kênh lại với nhau. Với tốc độ này, IS-95B còn được phân loại
như là công nghệ 2,5G.

 Thế hệ 2,5G: Thế hệ 2,5G đặc trưng bởi dịch vụ dự liệu tốc độ
cải tiến. Chuẩn chính của thế hệ này là GPRS, EDGE và IS-95B.
Nguyễn Trọng Bình-Q14A1

21


TRƯỜNG TC-KTTH HÀ NỘI

ĐỀ ÁN TỐT NGHIỆP

GPRS là một bước phát triển tiếp theo để cung cấp dịch vụ dự liệu tốc độ
cao cho người dùng GSM và IS-136. Lý thuyết mà nói thì GPRS có thể cung
ứng tốc độ dự liệu lên đến 172,2 Kbps. GPRS là một giải pháp chuyển mạch

gói. Đây cũng là một bước đệm trong quá trình chuyển từ thế hệ 2G lên 3G
của các nhà cung cấp dịch vụ GSM/IS-136. Trên con đường dài đi đến 3G,
EDGE đã ra đời để cải tiến tốc độ dữ liệu hơn nữa (tốc độ tối đa tầm
384Kbps). EDGE đôi khi còn được trích dẫn như công nghệ 2,75G.

 Thế hệ di động thứ 3 (3G): Mạng 3G đặc trưng bởi tốc độ dự
liệu cao, capacity của hệ thống lớn, tăng hiệu quả sử dụng phổ tần và nhiều
cải tiến khác. Có một loạt các chuẩn công nghệ di động3G, tất cả đều dựa
trên CDMA, bao gồm: UMTS (dùng cả FDD lẫn TDD), CDMA2000 và TDSCDMA.

- UMTS (đôi khi còn được gọi là 3GSM) sử dụng kỹ thuật đa truy cập
WCDMA. UMTS được chuẩn hoá bởi 3GPP. UMTS là công nghệ 3G được
lựa chọn bởi hầu hết các nhà cung cấp dịch vụ GSM/GPRS để đi lên 3G.
Tốc độ dữ liệu tối đa là 1920Kbps (gần 2Mbps). Nhưng trong thực tế tốc độ
này chỉ tầm 384Kbps thôi. Để cải tiến tốc độ dữ liệu của3G, hai kỹ thuật
HSDPA và HSUPA đã được đề nghị. Khi cả 2 kỹ thuật này được triển khai,
người ta gọi chung là HSPA. HSPA thường được biết đến như là công nghệ
3,5G.

* HSDPA: Tăng tốc độ downlink (đường xuống, từ NodeB về người
dùng di động). Tốc độ tối đa lý thuyết là 14,4Mbps, nhưng trong thực
tế nó chỉ đạt tầm 1,8Mbps (hoặc tốt lắm là 3,6Mbps). Theo một báo
cáo củaGSA tháng 7 năm 2008, 207 mạng HSDPA đã và đang bắt đầu
triển khai, trong đó 207 đã thương mại hoá ở 89 nước trên thế giới.

* HSUPA: tăng tốc độ uplink (đường lên) và cải tiến QoS. Kỹ thuật
này cho phép người dùng upload thông tin với tốc độ lên đến 5,8Mbps
(lý thuyết). Cũng trong cùng báo cáo trên của GSA, 51 nhà cung cấp
Nguyễn Trọng Bình-Q14A1


22


TRƯỜNG TC-KTTH HÀ NỘI

ĐỀ ÁN TỐT NGHIỆP

dịch vụ thông tin di động đã triển khai mạng HSUPA ở 35 nước và 17
nhà cung cấp mạng lên kế hoạch triển khai mạng HSUPA.

CDMA2000 là người "nối giỏi" của 2G CdmaOne, đại diện cho họ công
nghệ bao gồm CDMA2000 1xRTT (Radio Transmission Technology),
CDMA2000 EV-DO (Evolution -Data Optimized) và CDMA2000 EVDV(Evolution -Data and Voice). CDMA2000 được chuẩn hoá bởi 3GPP2.
Lẽ thường tình thì CDMA2000 là công nghệ 3G được lựa chọn bởi các nhà
cung cấp mạng CdmaOne.

* CDMA2000 1xRTT: chính thức được công nhận như là một công
nghệ 3G, tuy nhiên nhiều người xem nó như là một công nghệ 2,75G đúng
hơn là 3G. Tốc độ của 1xRTT có thể đạt đến 307Kbps, song hầu hết các
mạng đã triển khai chỉ giới hạn tốc độ peak ở 144Kbps.

* CDMA2000 EV-DO: sử dụng một kênh dữ liệu 1,25MHz chuyên
biệt và có thể cho tốc độ dữ liệu đến 2,4Mbps cho đường xuống và 153Kbps
cho đường lên. 1xEV-DO Rev A hỗ trợ truyền thông gói IP, tăng tốc độ
đường xuống đến 3,1Mbps và đặc biệt có thể đẩy tốc độ đường lên đến
1,2Mbps. Bên cạnh đó, 1xEV-DO Rev B cho phép nhà cung cấp mạng gộp
đến 15 kênh 1,25MHz lại để truyền dữ liệu với tốc độ 73,5Mbps. Theo một
báo cáo trên www.cdg.org site, 3G CDMA2000 EV-DO đã vượt con số 83
triệu thuê bao vào tháng 9 năm 2007 (chắc gần đây đã có báo cáo mới, song
mình cũng chưa kiểm tra lại nữa).


* CDMA2000 EV-DV: tích hợp thoại và dữ liệu trên cùng một
kênh
1,25MHz. CDMA2000 EV-DV cung cấp tốc độ peak đến 4,8Mbps cho
đường xuống và đến 307Kbps cho đường lên. Tuy nhiên từ năm 2005,
Qualcomm đã dừng vô thời hạn việc phát triển của 1xEV-DV vì đa phần
các nhà cung cấp mạngCDMA như Verizon Wireless và Sprint đã chọn EVDO.
Nguyễn Trọng Bình-Q14A1

23


TRƯỜNG TC-KTTH HÀ NỘI

ĐỀ ÁN TỐT NGHIỆP

TD-SCDMA là chuẩn di động được đề nghị bởi "China Communications
Standards Association" và được ITU duyệt vào năm 1999. Đây là chuẩn 3G
của Trung Quốc. TD-SCDMA dùng song công TDD. TD-SCDMA có thể
hoạt động trên một dãi tần hẹp 1,6MHz (cho tốc độ 2Mbps) hay 5MHz (cho
tốc độ 6Mbps). Ngày xuất hành của TD-SCDMA đã bị đẩy lùi nhiều lần.
Nhiều thử nghiệm về công nghệ này đã diễn ra từ đầu năm 2004 cũng như
trong thế vận hội Olympic gần đây.

 Công nghệ tiền 4G (pre-4G)
Công nghệ tiền 4G có thể kể đến: LTE, băng rộng siêu di động UMB
(Ultra Mobile Broadband) và chuẩn IEEE 802.20. Điểm chung cho cả 3
công nghệ này là đều sử dụng đa truy nhập phân chia theo tần số trực giao
(Orthogonal Frequency-Division Multiplexing Access)


1. GPP LTE
Hệ thống 3GPP LTE, là bước tiếp theo cần hướng tới của hệ thống mạng
không dây 3G dựa trên công nghệ di động GSM/UMTS, và là một trong
những công nghệ tiềm năng nhất cho truyền thông 4G. Liên minh Viễn
thông Quốc tế (ITU) đã định nghĩa truyền thông di động thế hệ thứ 4 là
IMT Advanced và chia thành hai hệ thống dùng cho di động tốc độ cao và
di động tốc độ thấp. 3 GPPLTE là hệ thống dùng cho di động tốc độ cao.
Ngoài ra, đây còn là công nghệ hệ thống tích hợp đầu tiên trên thế giới
ứng dụng cả chuẩn mođdm3GPP LTE và các chuẩn dịch vụ ứng dụng
khác, do đó NSD có thể dễ dàng thực hiện cuộc gọi hoặc truyền dữ liệu giữa
các mạng LTE và các mạng GSM/GPRS hoặc UMTS dựa trên WCDMA.
3GPP LTE có khả năng cấp phát phổ tần linh động và hỗ trợ các dịch vụ
đa phương tiện với tốc độ trên 100Mb/s khi di chuyển ở tốc độ 3km/h, và
đạt 30Mb/s khi di chuyển ở tốc độ cao 120km/h thì tốc độ truyền là trên 30
Nguyễn Trọng Bình-Q14A1

24


TRƯỜNG TC-KTTH HÀ NỘI

ĐỀ ÁN TỐT NGHIỆP

Mb/s. Tốc độ này nhanh hơn gấp 7 lần so với tốc độ truyền dữ liệu của công
nghệHSDPA (truy nhập gói dữ liệu tốc độ cao). Do công nghệ này cho phép
sử dụng các dịch vụ đa phương tiện tốc độ cao trong khi di chuyển ở bất kỳ
tốc độ nào nên nó có thể hỗ trợ sử dụng các dịch vụ nội dung có dung lượng
lớn với độ phân giải cao ở cả điện thoại di động, máy tính bỏ túi PDA, điện
thoại thông minh...
Ưu điểm nổi bật:

- Dung lượng truyền trên kênh đường xuống có thể đạt 100 Mbps và trên
kênh đường lên có thể đạt 50 Mbps.
- Tăng tốc độ truyền trên cả người sử dụng và các mặt phẳng điều khiển.
- Sẽ không còn chuyển mạch kênh. Tất cả sẽ dựa trên IP. VoIP sẽ dùng cho
dich vụ thoại.
- Kiến trúc mạng sẽ đơn giản hơn so với mạng 3G hiện thời. Tuy nhiên
mạng 3G LTE vẫn có thể tích hợp một cách dễ dàng với mạng 3G và 2G
hiện tại. Điều này hết sức quan trọng cho nhà cung cấp mạng triển khai
3GPP LTE vì không cần thay đổi toàn bộ cơ sở hạ tầng mạng đã có.
- OFDMA và MIMO được sự dụng trong 3G LTE thay vì CDMA như
trong 3G.

2. UMB
Chuẩn UMB hiện nay được phát triển bởi 3GPP2 với kế hoạch là sẽ
thương mại hoá trước 2009.
Một số đặc điểm kỹ thuật như sau:
Các kỹ thuật Multiple radio và antenna tiên tiến:
- Multiple Input Multiple Output (MIMO), đa truy nhập phân chia theo
không gian (Spatial Division Multiple Access (SDMA)) và kỹ thuật
beamforming antenna
- Các kỹ thuật quản lý nhiễu tiên tiến (Improved interference management
techniques)
Nguyễn Trọng Bình-Q14A1

25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×