Tải bản đầy đủ (.doc) (57 trang)

Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ xây dựng mô hình sản xuất giống và nuôi Tôm Chân trắng (Litopenaeus vannamei) thương phẩm tại Nghệ An

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.04 MB, 57 trang )

II ,

ĐẶT VẤN ĐỀ

Những năm gần đây cùng với xu thế phát triễn chung của nền kinh tế Thế
Giới, ngành nuôi trồng thủy sản ở nước ta nói chung và ở Nghệ An nói riêng đã và
đang phát triễn nhanh chóng cả về số lượng, chất lượng và các đối tượng nuôi.
Tôm he chân trắng là một trong những đối tượng được chú ý và phát triễn trên diện
rộng , là đối tượng nuôi có giá trị tiêu dùng và xuất khấu cao đem lại hiệu quả kinh
tế góp phần phát triễn kinh tế - xã hội nâng cao đời sống cho người dân vùng ven
biển .
Nghệ An có hơn 4 000 ha mặt nước nuôi nước mặn lợ, đã đưa vào sử dụng
hơn 2000 ha chủ yêu là nuôi tôm trong đó diện tích nuôi Tôm trên 1.732 ha , trong
đó Tôm chân trắng 1.600 ha (966 ha năm 2009, 1300 ha năm 2010 và 1600 ha
năm 2011 )chủ yếu tập trung tại huyện Quỳnh Lưu ( 1.000 ha ) . Nuôi Tôm he chân
trắng ở Nghệ An đã phát triễn thành vùng tập trung chủ yếu là nuôi thâm canh
năng suất cao tạo thành 1 vùng sản phẩm có số lượng lớn. Hàng năm nhu cầu
lượng tôm giống có chất lượng cấp cho vùng nuôi khoảng 1 – 1,2 tỷ con. . Trong
những năm qua nguồn tôm giống cấp cho vùng nuôi chủ yếu được sản xuất từ miền
Trung do các công ty CP, Việt úc, Vina vv .. cung cấp và một số ít từ Trung Quốc.
Nhu cầu con giống ngày một lớn lại phái cung cấp đồng loạt để kịp mùa vụ
nên hầu như năm nào cũng xẩy ra tình trạng thiếu giống vào đầu vụ nuôi. Hơn nữa
nguồn tôm giống không rõ ràng, chất lượng con giống không đảm bảo nên làm
ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng nuôi và đời sống của nhân dân. Vì vậy việc
xây dựng mô hình sản xuất giống, nuôi thương phẩm tôm he chân trắng tại Nghệ
An nhằm cung cấp con giống tại chổ đủ số lượng, chất lượng và phù hợp với môi
trường sống là hết sức cần thiết.
Để đáp ứng yêu cầu của sản xuất, năm 2010 được sự hỗ trợ của Bộ khoa học
và công nghệ, Chương trình nông thôn và miền núi, UBND Tỉnh Nghệ An và Sở
Khoa học và công nghệ, Công ty cổ phần giống nuôi trồng thủy sản Nghệ an chủ
trì thực hiện dự án: "Ứng dụng tiến bộ khoa học vµ công nghệ xây dựng mô


hình sản xuất giống và nuôi tôm Chân trắng (Litopenaeus vannamei) thương
phẩm tại Nghệ An"
Sau 2 năm thực hiện dự án đã xây dựng được mô hình sản xuất giống Tôm
chân trắng đạt sản lượng 19,7 triệu con và xây dựng được 1 mô hình nuôi tôm
thương phẩm với diện tích 15.000 m2, đạt năng suất 10 tấn /ha/vụ/ năm, đạt sản
lượng 31,3 tấn
Nhân dịp này chúng tôi xin chân thành cảm ơn của Bộ khoa học và công
nghệ, Chương trình nông thôn và miền núi, UBND Tỉnh Nghệ An và Sở Khoa học
và công nghệ, Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản Trường Đại học Nha Trang và
các ban ngành trong Tỉnh, huyện Quỳnh Lưu , xã Quỳnh Bảng, Xã Quỳnh Liên đã
tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ chúng tôi hoàn thành mục tiêu, nội dung của
dự án ./.


III ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI ĐỊA BÀN
TRƯỚC KHI TRIỄN KHAI DỰ ÁN
II . 1, Điều kiện tự nhiên :
+ Vị trí địa lý: Quỳnh Lưu là huyện ven biển, nằm ở phía Bắc Tỉnh Nghệ
An, cách Thành phố Vinh 74 km. có bờ biển dài 34 km từ xã Quỳnh Thọ đến xã
Quỳnh Lập( 12 xã,), có 3 cửa lạch (lạch Cờn, lạch Quèn và lạch Thơi) và có tới 12
xã chịu ảnh hưởng trực tiếp và hưởng lợi từ nguồn sản phẩm của biển.
Phía bắc giáp huyện Tĩnh Gia-Thanh Hoá, phía nam giáp huyện Diễn Châu,
phía đông giáp biển, phía tây giáp huyện Yên Thành, Nghĩa Đàn.
+ Tọa độ địa lý: từ 105o8 đến 105o36 Độ kinh Đông; từ 22o14 đến 22o49 Độ
vĩ bắc.
+ Địa hình địa thế: Quỳnh Lưu nằm trong vùng ven biển với độ dốc lớn, địa
hình chia cắt. Phía tây là vùng dốc, phù hợp canh tác lâm nghiệp, phía đông giáp
biển , có nhiều cửa sông và bãi triều ven sông và vùng bãi ngang rộng lớn có điều
kiện phù hợp phát triển sản xuất giống và nuôi trồng thủy sản.nước mặn , nước lợ.
+ Đặc điểm khí hậu: Là Vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa với 2 mùa rõ rệt

là mùa nóng (từ tháng 4 đến tháng 11) và mùa lạnh (từ tháng 11 đến tháng 3 năm
sau). Nhiệt độ trung bình năm là 23,8OC, cao nhất tuyệt đối là 39,8OC và thấp nhất
tuyệt đối là 6,0oC. Độ ẩm không khí trung bình là 86%. Lượng mưa không lớn,
trung bình chỉ 1.500-1.600mm.
Nhìn chung, đặc điểm tự nhiên và thời tiết khí hậu phù hợp phát triển sản
xuất giống và nuôi trồng các đối tượng lợ mặn, đặc biệt là giáp xác.
II . 2, Điều kiện kinh tế -xã hội.
+ Đất đai: Huyện Quỳnh Lưu có diện tích tự nhiên là 58.507ha, gồm ba
vùng sinh thái chủ yếu là vùng núi, vùng đồng bằng và ven biển. Riêng vùng ven
biển có 12 xã có diện tích đất tự nhiên 7.936 ha chiếm 13,68 % đất tự nhiên của
toàn huyện. Tổng diện tích đất sử dụng của các ngành nghề chủ yếu (nông nghiệp,
thuỷ sản, lâm nghiệp và muối) chiếm kho¶ng 40% tổng diện tích tự nhiên của
huyện, trong đó diện tích sử dụng nuôi thuỷ sản chiếm trên 5% diện tích đất tự
nhiên.
Tổng số hộ của huyện năm 2007 là 75.000 hộ, dân số khoảng 400.000
người. Vùng ven biển có mật độ dân số đông nhất, bình quân là 2.350 người/km 2.
Tuy nhiên diện tích đất nông nghiệp cho mỗi nhân khẩu chỉ dưới 450 m2.
+ Lao động và thu nhập


Tổng số lao động của huyện năm 2007 là 250.000 Lao động, trong đó lao
động nam chiếm 65%, còn lại là lao động nữ. Vùng ven biển có 50.000 lao động,
trong đó lao động nông nghiệp chiếm 25%, lao động đánh cá là 19%, thấp nhất là
nuôi tôm chỉ có 5%.
Thu nhập bình quân 1 nhân khẩu ở Quỳnh Lưu khá cao so với các huyện
trong tỉnh và có xu hướng tăng nhờ lợi thế phát triễn kinh tế thủy sản. Riêng vùng
ven biển, thu nhập bình quân của lao động cao hơn rất nhiều so với các vùng khác.
+ Giá trị sản xuất
Do là một huyện vùng ven biển nên Quỳnh Lưu chủ yếu vẫn dựa vào thế
mạnh sản xuất nông nghiệp và thủy sản. Tỷ trọng nông nghiệp của huyện (gồm cả

thuỷ sản) chiếm khoảng 48%. Vùng ven biển, tuy diện tích đất tự nhiên chỉ chiếm
13,68% đất tự nhiên của toàn huyện nhưng tổng sản phẩm xã hội chiếm khoảng
30% tổng thu nhập của toàn huyện.
Các hoạt động nuôi tôm chủ yếu tập trung dọc theo sông Mơ, từ xã Quỳnh
Lộc cho đến xã An Hoà, đặc biệt phát triển mạnh ở một số xã như: Quỳnh Bảng,
Quỳnh Liên, Mai Hùng, Quỳnh Lộc. Riêng hai xã Quỳnh Lộc và Quỳnh Bảng,
tổng diện tích tiềm năng chiếm gần 30% tổng diện tích của huyện, phần lớn hệ
thống nuôi tại đây phù hợp với nuôi tôm thâm canh năng suất cao, đặc biệt với tôm
chân trắng-là loài thích nghi với vùng bãi ngang. Tiêu thụ các sản phẩm thuỷ hải
sản thuận lợi. Giá cả tôm nuôi như sau: Tôm sú (Penaeus monodon) có giá
100.000đ/kg (loại 40 con/kg), tôm chân trắng là 75.000 – 110 000 đ/kg (loại 60-70
con/kg).( Năm 2010, 2011)
III , MỤC TIÊU NỘI DUNG DỰ ÁN
III. 1 . Mục tiêu:

III. 1.1. Mục tiêu chung:
Áp dụng công nghệ sản xuất giống và nuôi tôm chân trắng thương phẩm
nhằm nâng cao hiệu quả nuôi trồng thủy sản trên địa bàn Nghệ An.
III. 1.2. Mục tiêu cụ thể:
- Xây dựng được mô hình sản xuất giống tôm chân trắng đạt công suất 20
triệu con P.12/năm với tỷ lệ sống đạt 30%.
- Xây dựng mô hình nuôi thương phẩm tôm chân trắng: Quy mô 1,5 ha,
Năng suất 10 tấn/ha/vụ. Sản lượng 30 tấn ( 2 vụ)
- Đào tạo 12 cán bộ kỹ thuật và tập huấn mở rộng cho 50-60 cán bộ, nhân
viên kỹ thuật nắm vững công nghệ sản xuất giống, công nghệ nuôi nuôi thương
phẩm.


- Hoàn thiện các Quy trình kỹ thuật sản xuất giống và Quy trình nuôi thương
phẩm phù hợp với điều kiện, khả năng thực tiễn tại Nghệ An.

III 2. Nội dung:
III.2.1. Điều tra, khảo sát lựa chọn công nghệ chuyển giao và địa điểm
chuyển giao:
- Điều tra đánh giá hiện trạng môi trường và tình hình nuôi trồng thủy sản.
- Điều tra khảo sát lựa chọn công nghệ chuyển giao.
- Điều tra khảo sát lựa chọn địa điểm trại sản xuất giống, mô hình nuôi
thương phẩm.
II.2.2. Tập huấn và chuyển giao công nghệ:
- Thiết kế lựa chọn trại sản xuất giống.
- Thiết kế lựa chọn ao nuôi tôm thương phẩm.
- Xây dựng quy trình sản xuất giống, quy trình kỹ thuật công nghệ nuôi
thương phẩm.
- Xây dựng hướng dẫn lựa chọn hóa chất, chế phẩm sinh học trong ương tôm
giống và nuôi thương phẩm.
- Quy trình KT quản lý sức khỏe tôm giống, tôm thương phẩm.
- Tập huấn đào tạo cán bộ kỹ thuật, sản xuất giống và nuôi thương phẩm.
III.2.3. Xây dựng các mô hình:
III.2.3.1. Mô hình sản xuất tôm giống:
Sau khi xem xét các tiêu chí, điều kiện cần thiết để sản xuất giống tôm chân
trắng lựa chon trại tôm Quỳnh Liên, xã Quỳnh Liên huyện Quỳnh Lưu để xây
dựng mô hình sản xuất giống Quy mô : 20 triệu tôm giống P12.
- Cải tạo nâng cấp hệ thống sản xuất: Xây mới 2 bể nuôi tôm bố mẹ 24m 3, 2
bể đẻ 18 m3, Lắp mới hệ thống nâng nhiệt 5 m3, hệ thống sục khí, hệ thống cấp
nước biển và sửa chữa nâng cấp hệ thống bể ấp 180m3
- Giống tôm bố mẹ: 400 cặp (200 cặp năm2010, 200 cặp năm 2011)tôm bố
mẹ kích cở 40 – 45 g/ con,nguồn gốc HaWaii(F1) được thuần dưỡng tại Thái lan
- Thức ăn: tươi sống lượng thức ăn 15 - 18 % trọng lượng (thành phần 50%
Giời tươi, 25% mực tươi, 25% hàu)
- Cho đẻ và ương nuôi ấu trùng.(Dựa theo quy trình chuyển giao)
- Các chỉ tiêu thủy lý, hóa (t0,S%0 , pH, o xy hòa tan, NH3, NO2,

- Đảm bảo: Tỷ lệ thành thục tôm bố mẹ 60 %; Tỷ lệ đẻ 80%; Tỷ lệ nở 60 %;
Tỷ lệ sống từ Nauplius – Postlave 30%.
III.2.3.2. Xây dựng mô hình nuôi Tôm chân trắng thương phẩm:


Sau khi xem xet các điều kiện cần thiết để nuôi thương phấm đạt năng suất
cao đã chọn ba mô hình tại xã Quỳnh Bảng trong đó mô hình tại trại tôm quỳnh
Bảng là chủ yếu:
Địa điểm: Xã Quỳnh Bảng, huyện Quỳnh Lưu , Nghệ An
Diện tích : 1,5 ha ( Chia làm 3 ao, mỗi ao 5 000 m2)
Năng suất : 10 tấn/ ha/vụ
Sản lượng: 30 tấn ( 2 vụ)
- Cải tạo hệ thống ao nuôi được cải tạo theo quy trình
- Con giống: Con giống nguồn gốc lấy từ mô hình sản xuất giống sản xuất
Kích cở : Tôm giống P12
Mật độ thả : 100 con/ m2
Thời gian nuôi 3 tháng/ vụ , cở tôm thu hoạch 80-90 con/ kg
- Chăm sóc tôm và quản lý ao nuôi(Theo quy trình chuyển giao)
- Các chỉ tiêu thủy lý, hóa (t0, S0/o, pH, oxy hòa tan, NH3, NO2, H2S, COD,
BOD) tại ao nuôi thương phẩm.
- Thu thập số liệu.
III.2.4. Hoàn thiện quy trình kỹ thuật sản xuất giống và nuôi Tôm chân
trắng thương phẩm phù hợp với Nghệ An:
- Quy trình sản xuất giống tôm chân trắng phù hợp với điều kiện Nghệ An.
- Quy trình nuôi tôm chân trắng thương phẩm phù hợp với đ/ k Nghệ An.
IV, TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TÔM HE CHÂN TRẮNG
TRONG NƯỚC VÀ TRÊN THẾ GIỚI
IV. 1, Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Tôm chân trắng (cßn gäi lµ t«m he ch©n tr¾ng) có tên khoa học là:
Litopenaeus vannamei. hay Penaeus vannamei

Tôm chân trắng có nguồn gốc từ vùng biển Đông Thái Bình Dương, vùng
biển phía Bắc Pêru đến biển phía Nam Mêhicô. Tôm phân bố tập trung ở vùng biển
ven bờ Equađo. Hiện nay, Tôm chân trắng đã được di giống và nuôi phổ biến ở
châu Mỹ La Tinh, một số nước ở Đông Á và Đông Nam Á.
Châu Mỹ có 12 quốc gia nuôi Tôm chân trắng. Năm 1998 sản lượng Tôm
chân trắng chiếm hơn 90% sản lượng tôm nuôi ở Tây Bán cầu. Các nước nuôi cho
sản lượng cao như Equađo đạt 130.000 tấn (1999), phương thức nuôi chủ yếu là
bán thâm canh. Kế đến là các nước Mêhicô, Panama…sản lượng đạt hàng chục
ngàn tấn.
Ở Châu Á Trung Quốc là nước quan tâm tôm chân trắng sớm nhất. Từ năm
1994 đã đưa tôm chân trắng vào nuôi thử nghiệm, năm 1999 nước này đã chính
thức cho phép nuôi đại trà họ đã công bố nuôi tôm chân trắng thành công và sẵn
sàng chuyển giao công nghệ (Cung cấp con giống và kỹ thuật nuôi ).
Các nước châu Á khác như Philippin, Inđônexia, Thái Lan và Việt Nam
cũng đã nhập Tôm chân trắng về nước nhằm đa dạng hoá sản phẩm tôm xuất khẩu,
tránh tình trạng độc canh nuôi Tôm sú. Riêng Thái lan nuôi Tôm chân trắng phát


triễn mạnh, sản lượng cao năm 2004 đạt 400 000 tấn, đến năm 2010 đạt gần
550000 tấn chiếm 90% tổng sản lượng Tôm nuôi
Ngoài ra, Tôm chân trắng được Công ty CEATECH USA (là Công ty kỹ
thuật sinh học biển)tuyển chọn và di giống sang nuôi ở đảo Hawaii của Mỹ để
nghiên cứu tạo ra đàn tôm bố mẹ có sức khoẻ tốt và tính di truyền cao, sạch bệnh
(SPF broodstock). Công ty độc quyền sử dụng và cung cấp giống có chất lượng cao
cho các nước có nhu cầu. Điều này cũng là lợi thế tạo cơ hội cho các vùng nuôi
khác thả được tôm giống không có nh÷ng bÖnh nguy hiÓm, qua ®ã làm tăng thêm
khả năng quản lý bệnh, đồng nghĩa với việc tăng hiệu quả kinh tế.
IV. 2, Tình hình nuôi tôm chân trắng trong nước
Theo Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) Việt Nam
là một trong những Quốc gia đầu tiên ở khu vực Đông Nam Á cho phép thả giống

Tôm chân trắng, sau Thái lan và Indonexia. Từ năm 1996 – 1997 một Việt Kiều
Mỹ là ông Trần Văn Kia đã lập dự án xin nhập giống Tôm chân trắng về nuôi tại
Bạc Liêu. Mãi đến năm 2001 – 2002 Bộ Thủy sản ( cũ ) mới cho 3 doanh nghiệp
100 % vốn nước ngoài là Công ty Duyên hải Bạc Liêu, Công ty Việt – Mỹ (Quảng
Nam) và Công ty Asia Hawai (Phú Yên được nhập con giống SPF (con giống sạch
bệnh )để nuôi thử nghiệm. Vào đầu năm 2008 Chỉ thị 228/ CT- BNN – NTTS về
việc phát triễn nuôi Tôm chân trăng được thực hiện. Đến nay chỉ mới hơn 3 năm
sản lượng và giá trị xuất khẩu của Tôm chân trắng tăng đáng kể theo VASEP năm
2010 giá trị xuất khẩu của Tôm chân trăng là 414,6 triêu USD tăng gấp rưỡi năm
2009. Về diện tích đến năm 2010 cả nước có 25 300 ha nuôi tôm chân trắng, sản
lượng đạt 135000 tấn. , Sáu tháng đầu năm 2011 xuất khẩu Tôm chân trắng là
31014 tấn.
Năm 2001, một số tỉnh lµ Bạc Liêu, Quảng Ninh, Khánh Hoà…đã nhập
giống Tôm chân trắng về nuôi tôm thương phẩm và nhập Tôm bố mẹ về để sinh
sản giống nhân tạo. Tháng 4/2001 Công ty Duyên Hải (Bạc Liêu) nhập 1.000.000
tôm giống sạch bệnh về nuôi thương phẩm thành công. Sau đó Công ty tuyển chọn
trong đàn tôm thương phẩm 100.000 con tôm đạt tiêu chuẩn để tiếp tục nuôi vỗ
thành Tôm bố mẹ, với sự giúp đỡ của chuyên gia kỹ thuật nước ngoài đến hướng
dẫn và chuyển giao công nghệ. Tháng 4/2002 Công ty đã cho đẻ thành công đợt
giống Tôm chân trắng đầu tiên trong điều kiện nhân tạo tại Việt Nam.
Ở Khánh Hoà, tháng 4/2001 Công ty TNHH Long Sinh nhập tôm chân trắng
từ giai đoạn tôm bột đưa về nuôi tại khu ao nuôi thuộc xã Vĩnh Lương theo hình
thức bán thâm canh. Sau 110 ngày nuôi tôm đạt bình quân 70con/kg, năng suất đạt
3tấn/ha. Hiện nay, Viện Hải Dương học, Viện Nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản III,
Viện Nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản-Trường Đại học Nha Trang đã nhập tôm mẹ
và cho sinh sản nhân tạo thành công.
Hiện nay hầu hết các Tỉnh cả nước có điều kiện nuôi Tôm chân trắng phong
trào nuôi thương phẩm Tôm chân trăng phát triễn mạnh mẽ, đem lại hiệu quả kinh
tế cao



IV.3, Tình hình nuôi Tôm he chân trắng tại Nghệ An
Từ năm 2005, 2006 một số hộ nuôi tôm của huyện Quỳnh Lưu có điều kiện
đã mua giống Tôm chân trắng về nuôi thử, nhưng do kỹ thuật và phong trào chưa
phát triển nên năng suất chưa cao, kết quả sản xuất không ổn định, giá bán chưa
cao.
Từ kết quả khả quan về năng suất và hiệu quả của một số hộ nuôi thử, năm
2007 toàn tỉnh bắt đầu nuôi trên diện rộng hơn, đạt 50 ha. Sang năm 2008, diện
tích nuôi Tôm chân trắng đạt 124,5 ha. Kỹ thuật nuôi chưa ổn định, mật độ thả rất
khác nhau, từ 70 đến 150 con/m2. Năng suất bình quân 5,3 tấn/ha, cá biệt có hộ đạt
10 tấn/ha, tổng sản lượng đạt 659 tấn, đến năm 2009 diện tích nuôi tôm chân trắng
lên 966 ha, Năm 2010 diện tích nuôi tôm chân trắng đã tăng lên 1300ha và năm
2011 đạt 1600ha, sản lượng đạt gần 8000 tấn.
Về sản xuất giống, Nghệ An hiện có 55 trại sản xuất giống tôm , nhưng chưa
có cơ sở sản xuất giống Tôm chân trắng. Nguồn giống nuôi chủ yếu do các Công ty
ở Nền Trung: CP, Vina, Việt Úc vv... đưa về, hoặc từ Trung Quốc với giá bán
chênh lệch (giao động từ 30-45đồng/con), năm 2011 giá từ 60 – 90 đ/con), chất
lượng khó xác định. Theo ước tính của các cơ quan chuyên môn, năm 2008, toàn
tỉnh Nghệ An tiêu thụ khoảng 100-150 triệu con dến năm 2011 nhu cầu con giống
lên trên 1 tỷ và dự kiến năm 2012 lượng tôm giống cần cho nhu cầu thả nuôi hơn
1.2 tỷ
Căn cứ chủ trương của Bộ Thuỷ Sản (cũ) và Bộ Nông Nghiệp và Phát triển
nông thôn, phát triển nuôi tôm chân trắng ở Nghệ An sẽ là lợi thế, phù hợp điều
kiện sinh thái bãi ngang, thời tiết ấm hơn các vùng khác của miền Bắc, có thể nuôi
2 vụ/năm. Đối với công tác đảm bảo giống Tôm chân trắng, thực hiện quản lý theo
quy định. Tuy vậy, nhu cầu giống Tôm chân trắng để nuôi ngày một tăng nguồn
Tôm giống chủ yếu phải nhập về từ tỉnh ngoài, giống trôi nổi khó kiểm soát số
lượng và chất lượng con giống.
PHẦN II


QUÁ TRÌNH TRIỄN KHAI DỰ ÁN

I, LỰA CHỌN ĐỊA ĐIỂM. TRIỄN KHAI DỰ ÁN
Để tiến hành thực hiện dự án có hiệu quả từ tháng 1 năm 2010 công ty cùng
cán bộ chuyển giao công nghệ đã tiến hành khảo sát vùng sản xuất giông, nuôi
thương phẩm và đã chọn Vùng nuôi tôm huyện Quỳnh Lưu làm địa điểm nghiên
cứu triễn khai Dự án. Đáp ửng các yêu cầu sau :
Huyện Quỳnh Lưu có các trại sản xuất giống Tôm sú đã có kinh nghiệm sản
xuất giống, có đủ cơ sở vật chất để phục vụ sản xuất giống Tôm chân trắng
Huyện có vùng nuôi tôm thương phẩm tập trung, mấy năm gần đầy đã có
kinh nghiệm nuôi Tôm chân trắng thương phẩm, nhiều hộ nuôi đạt năng suất 10
tấn / ha, Các ao đìa nuôi tôm được các Hộ Dân đầu tư cải tạo, xây dựng ( Đập nện


b hoc tri bt, cng cp, cng tiờu, cỏc gin qut nc y ) m bo tiờu
chun k thut nuụi tụm thng phm, vựng nuụi tụm cú, li in, h thng cp
nc mn, nc ngt v h thng giao thụng thun li cho sn xut v tiờu th sn
phm.
T cỏc thun li trờn nhúm thc hin D ỏn ó kt hp vi cỏc chuyờn gia
chn tri Tụm ging Qunh Liờn d xõy dng mụ hỡnh sn xut ging v Tri tụm
Qunh Bng lm mụ hỡnh nuụi thng phm :
I.1. Trại tôm giống Quỳnh Liên ( Mụ hỡnh sn xut ging )
Tri nm trờn a bn xó Quỳnh Liên, huyện Quỳnh Lu, tnh Ngh An. Tri
thuc vựng sinh thỏi bói ngang, cỏch bin khong 200 m, do vy cú nhng iu
kin thun li v s lng v cht lng nc cho sn xut ging.
+ Nguồn nớc mặn: Lấy trực tiếp t nc nớc biển qua hệ thống lọc để sản
xuất. Cỏc thụng s mụi trng nc bin: Độ mặn giao động từ 28-32%0, độ pH
7,5-8,5. Tri cng nm cỏch xa khu dân c, xa cửa lạch nờn trỏnh c ô nhiễm,
m bo v sinh mụi trng.
Nguồn nớc ngọt lấy từ mạch nớc ngầm đảm bảo chất lợng

+ H thng b sn xut gm cú:
- B lc dung tớch 20m3, ỏp ng nhu cu sn xut ging ca c s.
- B cha nc cú tng dung tớch 80m3, gm 4 b, mi b dung tớch 20 m3.
- B : 3 b vi dung tớch 2m3/b.
- B ng u trựng: Tng dung tớch 180m3 b xi mng, gm cú 24 b, dung
tớch 5 - 7,5m3/b.
- B nuụi tụm b m: 3 b b composite dung tớch 22,5m 3 (7,5m3/b ) v 3
b xi mng dung tớch 18m3 ( 6m3/b. )
- B nuụi thc n u trựng v x lý tụm m: 10 b composit, mi b 1m3.
- Cú h thng x lý thi m bo yờu cu bo v mụi trng (1 b 3 ngn
dung tớch 50m3).
- H thng nõng nhit : Lũ nõng nhit 2500 lớt v h thng ng ng dn
nhit .
- Tri cú h thng in, nc, sc khớ, phũng mụi trng, cỏc trang thit b
phự hp vi yờu cu sn xut ging ng vt giỏp xỏc. Cú 100m 2 nh lm vic v
phũng tp hun.
Tri kt cu thnh cỏc n nguyờn sn xut ging riờng bit, cú th dựng
sn xut ging tụm chõn trng m khụng nh hng n an ton sinh hc trong v
ngoi tri.


Như vậy, Trại tôm giống Quỳnh Liên đủ công suất và năng lực sản xuất
giống Tôm chân trắng trong khuôn khổ dự án.
Để tiến hành thực hiện xây dựng mô hình sản xuất giống Tôm chân trắng ,
Trại cần được tu bổ nâng cấp thêm một số hạng mục công trình :
- Xây mới 2 bể nuôi tôm bố mẹ ( 1 bể nuôi tôm cái, 1 bể nuôi tôm đực )
-Xây mới 2 bể đẻ có dung tích 18 m3
- Lắp mới và sửa chửa hệ thống bơm nước biển
- Thay lò nâng nhiệt đã cũ bằng lò mới có dung tích 1500 lít
- Trang bị thêm hệ thống sục khí và các vật tư chuyên dụng

I.2 Tr¹i nuôi tôm Quỳnh Bảng
Trại nằm trên địa bàn xã Quúnh Bảng, huyÖn Quúnh Lu, tỉnh Nghệ An. Trại
cách bờ biển khoảng 1 km trong đê bao sông Mai Giang, có nguồn nước nặm cấp
từ sông Mai Giang, nguồn nước ngọt từ kênh thủy lợi thuận lợi cho nuôi tôm
thương phẩm. Là vùng có Độ mặn giao động từ 10-20% 0, pH từ 7,5-8,5, lượng
oxy hòa tan khoảng 6-8mg/l. Nằm độc lập, không liền kề với các hệ thống nuôi
tôm khác.
Diện tích mặt bằng 5,3ha, trong đó :
+ Diện tích ao chứa 5.000m2.
+ Diện tích ao nuôi 3,3ha, gồm 12 ao, ( 3 ao = 2.300m 2/ao; 3 ao = 3.000m2;
3 ao khoảng 1.200m2/ao; 3 ao = 5.000-6.000m2/ao.
+ Trại có hệ thống điện, nước, Giàn quạt nước, thổi khí, phòng môi trường,
các trang thiết bị phù hợp với yêu cầu nuôi tôm.
+ Tõ n¨m 2003 ®Õn nay, Trại đ· nuôi t«m só đạt năng suất 2-2,5 tấn/ha.
Như vậy, Trại nuôi tôm Quỳnh Bảng đủ công suất và năng lực nuôi thương
phẩm tôm chân trắng trong khuôn khổ dự án.
Để đảm bảo yêu cầu kỹ thuật nuôi thương phẩm Tôm chân trắng Mô hình
cần phải đầu tư thêm một số hạng mục công trình :
- Đắp nện bờ ao, Đầm nện hoặc trải bạt đáy ao
- Trang bị thêm giàn quạt nước đảm bảo mõi ao có 4 giàn quạt nước ( 4
động cơ máy D12 và 4 Môtơ điện 2 KW )
- Tu sửa cống cấp, công tiêu và kênh mương cấp , tiêu nước
- Sữa chữa nâng cấp ao Xử lý nước
- Trang bị thêm các công cụ, dụng cụ cần thiết
II TÌNH HÌNH TRIỄN KHAI THỰC HIỆN DỰ ÁN
II. 1 Các giải pháp tổ chức triễn khai đã thực hện


II.1.1 Thành lập ban quản lý dự án
Dự án "Ứng dụng tiến bộ khoa học vµ công nghệ xây dựng mô hình sản

xuất giống và nuôi tôm Chân trắng (Litopenaeus vannamei) thương phẩm tại
Nghệ An"đã được hội đồng khoa học và công nghệ của tỉnh và Bộ khoa học công
nghệ đánh giá bảo vệ thuyết minh dự án đạt kết quả loại khá và được Bộ khoa học
công nghệ phê duyệt theo quyết định số 1858/QĐ-BKHCN ngày 07/9/2009. Để
triễn khai và quản lý dự án có hiệu quả Công ty CP giống nuôi trồng thủy sản Nghệ
an đã tổ chức thành lập ban quản lý dự án gồm các ông bà sau :
1, Bà Nguyễn Thị Mận Chủ tịch HĐQT, giám đốc công ty
Trưởng ban
2 Ông Phan Hửu Toàn Phó giám đốc công ty, Chủ nhiệm dự án Phó ban
3 Ông Nguyễn Ngọc Dương Trưởng phòng kỹ thuật công ty
Ủy viên
4, Bà Nguyễn Thị Hương Kế toán trưởng
Ủy viên
Ban chỉ đạo có nhiệm vụ giúp lãnh đạo công ty trong việc xây dựng kế
hoạch triển khai dự án, chỉ đạo, kiểm tra giám sát việc thực hiện các nội dung dự
án, chịu trách nhiệm tổng hợp báo cáo định kỳ, báo cáo tổng kết dự án cho Bộ
KH&CN, Sở KH&CN và các cơ quan chức năng khác.
II.1.2 Cơ quan thực hiện dự án :
Công ty CP giống nuôi trồng thủy sản Nghệ An được thành lập năm 1969
gồm 10 trại sản xuất kinh doanh giống và nuôi thương phẩm thủy sản trong đó có :
7 trại sản xuất giống nước ngọt, 2 trại sản xuất giống tôm và 1 trại nuôi tôm thịt.
Công ty có 113 lao động trong đó có18 kỹ sư, cao đẳng , trung cấp chuyên ngành
nuôi trồng thủy sản. Trong những năm qua cán bộ kỹ thuật công ty đã thực hiện
nhiều đề tài nghiên cứu về sản xuất giống đã mang lại nhiều giá trị về nghiên cứu
khoa học và kinh tế
II.1.3 Đơn vị Chuyển giao công nghệ
Trường đại học Nha Trang trước đây là trường đại học Thủy Sản Nha trang
chuyên giảng dạy và nghiên cứu chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực nuôi trồng
thủy sản. Đội ngũ cán bộ nghiên cứu có kinh nghiêm nghiên cứu và chuyển giao
công nghệ. Nhiều công nghệ nghiên cứu trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản đã

được chuyển giao cho các tỉnh thành trong cả nước và được áp dụng có hiệu quả.
II.2 Tổ chức bộ máy của trại tôm Quỳnh liên và trại tôm Quỳnh Bảng
II.2.1 Trại tôm giống Quỳnh Liên:
Gồm 8 lao động : Trong đó :
1 Trại trưởng chịu trách nhiệm lãnh đạo chung
1 kế toán
1 kỹ thuật và 6 công nhân trực tiếp sản xuất
II.2.2 Trại tôm Quỳnh Bảng
Gồm 6 lao động : Trong đó :
1 Trại trưởng chịu trách nhiệm lãnh đạo chung
1 kế toán
1 kỹ thuật và 3 công nhân trực tiếp sản xuất
II.3 Tiến độ thực hiện dự án
Đã thực hiện theo đúng tiến độ dự án đề ra


TT
1
2
3
4

5

Kế hoạch đề ra
Kết quả thực hiện
Nội dung công việc
Thời gian kế
Kết quả thực hiện
Ghi chú

hoạch đề ra
Khảo sát lựa chọn địa 1/2010
đến 3/2010
Viện NTTS Đại
điểm
3/2010???
học Nha trang,
Công ty
Tập huấn chuyển giao Tháng
Tháng 3/2010 -10/ 2011??? Viện NTTS Đại
công nghệ
3/10/2011????
học Nha trang
Xây dựng mô hình
3/2010
/ 3/2010 – 11/ 2011
Viện NTTS Đại
11/2011
học Nha trang,
công ty
Hoàn thiện quy trình công 12/2011
12/2011
Viện NTTS Đại
nghệ
học Nha trang,
Chủ nhiệm dự
án
Viết báo cáo tổng kết
1/2012???
2/2012???

Viện NTTS Đại
học Nha trang,
Chủ nhiệm dự
án

KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC CỦA DỰ ÁN (Các nội dung cần
có đánh giá kết quả thực hiện so với kế hoạch thực hiện trong dự
án)
PHẦN III

I. XÂY DỰNG CÁC HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH PHỤC VỤ DỰ ÁN

I.1

Xây dựng cơ bản và trang thiết bị

I.1.1 , Mô hình sản xuất giống :
Tu sửa, xây dựng mua sắm các trang thiết bị phục vụ cho thực hiện dự án
bằng nguồn vốn dự án và tự có của công ty.
TT Hạng mục công trình ĐVT Số lượng
Nguồn vốn
Dự án
Tự có
3
1
Xây mới 2 bể đẻ,
m
18
28.000.000
3

2
Xây 2 bể nuôi tôm mẹ m
24
62.000.000
3
3
Sửa chữa nhà xưởng, m
300
25.500.000
bể lọc nước, bể chứa
nước, bể ương ấu
trùng
4
Lắp mới hệ thống bơm 1
Máy
bơm, 10.000.000
nước biển
đường
ống


5

Lắp mới hệ thống 1
nâng nhiệt

6

Hệ thống sục khí, 1
đường ống

Máy phát điện 5 KW
máy

7

dài 150 m
Lò nâng nhiệt 30.000.000
1500
lit,
đường ống
Máy
sục, 10.000.000
đường ống
1
10.000.000

I .1. 2., Mô hình nuôi thương phẩm
- Tu sửa ao hồ 3 ao diện tích 15.300 m 2 : Đắp nện bờ bằng vữa xi măng cát
+ đá dăm nhỏ, sửa chửa cống cấp, cống tiêu, mương tiêu nước
- Nâng cấp hệ thống đường điện 3 pha vào trại nuôi, trang bị thêm hệ thống
chiếu sáng , bảo vệ các ao nuôi
- Trải bạt đáy 1 ao diện tích 5.800 m 2
- Mua sắm máy móc : 12 Bộ giàn quạt nước (Máy nổ, Giàn quạt, phao, cọc
cố định)
- Mua săm các dụng cụ cần thiết để phục vụ sản xuất
II. KẾT QUẢ ĐÀO TẠO VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ
(Phần này cần xem lại, viết gọn và tập trung cho công tác đào tạo, chuyển giao
công nghệ - Các phần về mua bố mẹ, về kết quả lựa chọn địa điểm, về
Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản Đại Học Nha Trang là đơn vị trực tiếp
đào tạo chuyển giao công nghệ sản xuất giống và nuôi thương phẩm tôm he chân

trắng
Công ty cổ phần giống NTTS Nghệ An là đơn vị tiếp nhận chuyển giao công
nghệ đã cử 8 cán bộ trực tiếp tập huấn tại viện nghiên cứu trong thời gian 1 tháng.
Trong thời gian triễn khai sản xuất giống, nuôi tôm thương phẩm viện cử 1
cán bộ kỹ thuật trực tiếp hướng dẫn thực hiện các quy trình. Các công nghệ đã
được chuyển giao gồm:
II. 1. Thiết kế và lựa chọn trại sản xuất giống
Quá trình tập huấn chuyển giao Viện đã cho các học viên tham quan trại sản
xuất giống tôm he tại Bình Thuận qua tham quan và được sự hướng dẫn và căn cứ
điều kiện Nghệ An nhóm nghiên cứu đã thiết kế công trình phù hợp với điều kiện ,
yêu cầu kỹ thuật cho sản xuất giống Tôm chân trắng
- Trại sản xuất giống Tôm chân trắng phải có điều kiện môi trường, cơ sở
vật chất và trang thiết bị như các trại sản xuất giống tôm nói chung : Thuận tiện
giao thông, vùng không bị ô nhiễm, vùng biển có độ mặn, độpH, độ trong ổn định,
có đầy đủ hệ thống bể đẻ, bể ương ấu trùng, bể chứa nước, hệ thống nâng nhiệt
Riêng trại sản xuất giống Tôm chân trắng phải có bể nuôi tôm mẹ ( tôm cái)
và tôm đực riêng biệt có diện tích vừa phải để nuôi từ 100 cặp tôm bố mẹ trở lên.


Tuy theo số lượng tôm bố mẹ để xây dựng bể cứ 1 m 2 nuôi 10 – 12 tôm bố mẹ ( Bể
nuôi tôm mẹ riêng, tôm đực riêng )
Bể hình chữ nhật chiều dài gấp đôi chiều rộng, chiều cao bể từ 0.6 – 0.8 m ,
có hệ thống thay và thêm nước chủ động để tiện chăm sóc, sục khí. Và có hệ thống
nâng nhiệt để ổn định nhiệt độ trong quá trình sản xuất là 28 – 300C

Lỗ tháo nước

Nâng nhiệt

h 0.6 – 0.8 m


Sơ đồ thiết kế bể nuôi tôm bố mẹ
.
II. 2. Thiết kê lựa chọn ao nuôi
Ngoài các yếu tố cần thiết cho 1 ao nuôi tôm thương phẩm , ao nuôi tôm he
chân trắng phải đảm bảo có độ sâu từ 1,5 m trở lên . Tốt nhất bờ và đáy ao được lót
bạt hoặc đầm nện chắc chắn. Ao được xây dựng ở vùng có độ pH ổn định 7.5 – 8.5
tương đương độ kiềm 110 – 130, độ mặn giao động từ 15 – 20 % . Sau khi khảo sát
nhóm nghiên cứu đã chọn Ao số 7 trại tôm giống Quỳnh bảng và 2 hộ dân có điều
kiện tại quỳnh liên và quỳnh bảng làm mô hình với diện tích 15300 m2 (Ba ao).
II.3. Chuyển giao Quy trình kỹ thuật sản xuất giống tôm he chân trắng
Nhóm nghiên cứu đã cử cán bộ vào trực tiếp thực hành các kỹ thuật :
Thực hiện vận chuyển 30 cặp tôm bố mẹ từ Bình Thuận vê Cam Ranh, xử lý
cải tạo bể nuôi, nuôi vỗ tôm bố mẹ, chọn tôm mẹ thành thục cho giao vĩ , cho tôm
mẹ đẻ và chuyển ấu trùng Nauplius về ương lên tôm giống P12. Sau thời gian 2527 ngày đã thực hiện được 1 vòng ương. có kết quả tốt. Lấy kết quả đó làm kinh
nghiệm để áp dụng vào quá trình thực hiện Dự án.
Trong quá trình thực hiện nghiên cứu nhóm Dự án đã thực hiện theo quy trình
được chuyển giao dưới sự hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật của bên chuyển giao sau
2 năm thực hiện đã tiếp nhận có kết quả các quy trình sau:
II.3.1 Quy trình công nghệ sản xuất giống Tôm chân trắng
Trong 2 năm thực hiện dự án nhóm nghiên cứu đã áp dụng theo quy trình kỹ
thuật chuyển giao của Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản Đại Học Nha Trang và
theo sự hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật của Vịện để thực hiện các bướckỹ thuật tốt
nhất. Tuy nhiên quá trình áp dụng có nhiều khâu phải chỉnh lý theo điều kiện khí
hậu Nghệ an và theo từng năm thực hiện Dự án
- Thiết kế công trình bể nuôi tôm bố mẹ và bể ương ấu trung cơ bán như


hướng dẫn và các mẫu bể tham quan ở các cơ sở sản xuất giống Tôm chân trắng
tại Bình Thuận nhưng ở Nghệ an phái thiết kế thêm hệ thống nâng nhiệt ( Thực tế

năm 2010 có 45 ngày, năm 2011 có 25 ngày phải sử dụng nâng nhiệt nhiệt độ
phải nâng tư 7 – 12 độ ) để đảm bảo nhiệt độ nuôi tôm bố mẹ và ương ấu trùng ổn
định 28 – 30 0C
- Xử lý bể nuôi tôm bố mẹ và bể ương trước khi thả giống
Rửa sạch bể , phơi khô sau xử lý Cloril nồng độ 500pp để sau 24 tiếng xả hết
nước Chloril , khử Chloril còn lại bằng Thiosunfat sau đó kiểm tra đảm bảo nước
đã hết dự lượng Chloril tiến hành đưa nước biển đã xử lý Cloril và lọc kỹ vào sử
dụng
II.3.2.1. Chuẩn bị tôm bố mẹ :
Tháng 2 năm 2010 qua hướng dẫn và giới thiệu của bên chuyển giao công
nghệ nhóm thực hiện dự án đã nhập 200 cặp( bù bao hụt 10% = 220 cặp) tôm bố
mẹ kích cở 40 – 45 gam/ con có nguồn gốc tư HAWai về và thực hiện vận chuyển
từ sân bay Vinh ra trại tôm giống Quỳnh Liên kết quả sau 12 giờ vận chuyển ( 10
tiếng chuẩn bị và vận chuyển bằng máy bay, 2 tiếng vận chuyển bằng xe ô tô) .Mật
độ vận chuyển 1 con/1 lít nước, nhiệt độ 17 0 C, kết quả chỉ hao hụt 2 tôm cái do
lột xác trong quá trình vận chuyển ( Có bảng kết quả vận chuyển).
Năm 2011 do nguồn tôm bố mẹ khan hiếm nên đến ngày 21 / 3 Công ty nhập
về 200 cặp ( bù bao hụt 10% = 225 cặp) tôm bố mẹ kích cở 40 - 45 gam/ con có
nguồn gốc tư HAWai và thực hiện vận chuyển từ sân bay Vinh ra trại tôm giống
Quỳnh Liên kết quả sau 9 giờ vận chuyển ( 7 tiếng chuẩn bị và vận chuyển bằng
máy bay, 2 tiếng vận chuyển bằng xe ô tô) Mật độ vận chuyển 1 con/1 lít nước,
nhiệt độ 16 0 C kết quả tôm đảm bảo không bị hao hụt


Tôm bố mẹ
Qua hai năm thấy mức độ hao hụt trong vận chuyển đảm bảo theo kỹ thuật cho
phép. Riêng năm 2010 hao hụt sau vận chuyển cao hơn năm 2011 sau 3 ngày hao
hụt thêm 5 con tôm cái, tôm đực không hao hụt
II.3.2.2 Nuôi vỗ tôm bố mẹ :
Trong 2 năm đều áp dụng theo quy trình chuyển giao nuôi với mật độ 10

con/m 2. Quá trình chăm sóc đều phải nâng nhiệt ( Từ 5-12 0C) trong các tháng
nhiệt độ xuống dưới 270C ( Tháng 2,3 và đầu tháng 4 )
Sử dụng lượng thức ăn bằng 20- 25 % trọng lượng ( Quy trình 15 – 18%)thức
ăn tươi sống với tỷ lệ 50% giời, 25% hàu, 25% mực. Mỗi ngày cho ăn 4 lần ( Sáng,
trưa, chiều và tối
Năm 2010 sử dụng lượng thức ăn mua về sau chế biến và cho ăn không định
lượng lại (Cách chế biến Mực bóc hết da, bỏ phần đầu và nội tạng rửa sạch căt
thành sợi nhỏ,Hàu bỏ nội tạng)
Năm 2011 sau khi chế biến định lượng lại và cho ăn theo khẩu phần Như vậy
đảm bảo đủ thức ăn cho tôm bố mẹ hơn
Chế độ thay nước thực hiện theo quy trình một ngày thay nước một lần mỗi
lân thay 70 % lượng nước Nhóm nghiên cứu căn cứ vào độ bẩn của bể nuôi tôm
bố mẹ từng ngày để quyết định thay 70 % hay thay 100%. Do các tháng 2,3,4 của
các năm nhiệt độ nước thường thấp hơn nhiệt độ thích ứng của tôm bố mẹ (thường
thấp hơn tư 7 – 120C) nên nhóm đã sử dụng phương pháp nâng nhiệt. đã sứ dụng
phương pháp dùng 1 bể chứa nước đã xử lý tiến hành nâng nhiệt lên bằng nhiệt độ
nước trong bể nuôi sau đó mới cho vào bể nuôi tôm bố mẹ và tiếp tục nâng nhiệt
lên 280C – 300C để chống hiện tượng tôm bị sốc khi thay nước. Cứ 3 – 4 ngày tiến
hành vệ sinh tổng thể bể nuôi tôm bố mẹ một lần ( Thay nước, vệ sinh bể vào buổi
sáng trước lúc cho tôm ăn
Kết quả đạt được:
Năm 2010 sau 7 - 10 ngày nuôi vỗ tôm bố mẹ ổn đinh, bơi lội khỏe tiến hành
cắt mắt ( 2010 căt mắt ngày 18/2, năm 2011 cắt măt ngày 27 – 31 /3 )
Phương pháp cắt mắt : Dùng phương pháp căt đốt và thắt cuống mắt
Sau 2-3 ngày cắt mắt một số tôm cái lên trứng thành thục tiến hành cho tôm
đẻ.
Chọn tôm cái : Chon các cai thể khỏe mạnh, màu sắc tươi sáng, có giải trứng
kín,liên tục từ đầu ngực xuống đuôi , dùng vợt chuyên dụng bắt cho vào bể tôm
đực sau 3- 5 giờ dùng vợt nhẹ nhàng lần lượt chọn Tôm mẹ đã giao vĩ ( Thelicum
có túi tinh) cho vào bể đẻ sau 3 – 5 giờ tôm đẻ, sau 10 – 12 gìơ trứng nở ra ấu

trùng Nauplius
Theo dõi, chăm sóc trứng nở xong tiến hành định lượng xác định tỷ lệ nở và
tiến hành chuyển ấu trùng từ bể đẻ vào bể ương ấu trùng ( Năm 2010 cho đẻ ngày
25/2, năm 2011 cho đẻ ngày 31/3 ) ( Bảng kết quả nuôi vỗ)
Nhìn chung qua 2 năm nuôi vỗ kết quả tương đối tốt, đảm bảo tỷ lệ thành thục
từ 80 – 85 %, tỷ lệ đẻ 80 – 85 % , tỷ lệ nở 70 % đảm bảo yêu cầu kỹ thuật đề ra


II.3.2.3 Ương nuôi ấu trùng
- Theo quy trình và kỹ thuật sản xuất giống tôm he chân trắng những bể tôm
đẻ lần đầu đều phải loại bỏ và chỉ đưa vào ương các bể tôm đẻ lần 2 trở lên. Trong
2 năm thực hiện tất cả những mẻ để đầu đều loại bỏ chỉ sau 10 -15 lần đẻ xác định
tôm đã đẻ hết vòng 1mới bắt đầu thực hiện ương
+ Chuẩn bị bể ương ấu trùng :
Nhóm đề tài sử dụng 2 giàn bể gồm 24 bể ương, mỗi bể có dung tích từ -5 – 7
3
m , các bể đều được quét sơn chuyên dụng và được xử lý trước băng Clorin nồng
độ 500ppm ngâm và thau rửa sạch sẽ đảm bảo không còn lượng Clorin tồn dư , phủ
bạt kín sử dụng dần các bể theo lượng ấu trùng
Trước khi thả Nauplius mắc vòi sục khí ( 6 – 8 viên đá sục một bể ), cấp nước
mặn đã xử lý hóa chất ( đảm bảo vô trùng ) qua túi siêu lọc vào bể mực nước 70 –
80 cm
Dùng EDTA nồng độ 10ppm để xử lý, tiếp tục dùng Vibrotech để xử lý sau 3
giờ tiến hành thả ấu trùng để ương nuôi
+Thả ấu trùng :
Áu trùng Nauplius trước khi thả được tắm Povidine 5ppm (5 giọt / thau 40
lít), hoạc Baycox2.5% nồng độ 2ppm (5 giọt/thau 40 lít),
Mật độ thả Nauplius : 80 – 120 con /lít
+ Quản lý chăm sóc các giai đoạn ấu trùng
Giai đoạn Zoea : Từ Zoea 1 đến Zoea 3

Giai đoạn Zoea 1 : Khi ấu trùng Nauplius bắt đầu chuyển Zoea dùng 1 gam
men TZ002 hoặc ZP25, hoặc TOP10 để đón Zoea. Nhốm nghiên cứu thường dùng
TOP10
Thành phần thức ăn thường dùng
TT Thành phần và tỷ lệ các loại thức ăn
Tỷ lệ Cách cho ăn
%
1
Tảo tươi
33
Cho ăn 3-5 lần ngày
2
Tảo khô
33
Trộn lẫn với thức
ăn tổng hợp
3
Thức ăn tổng hợp( Fripark, Lansy, Apo, Flakes 33
xanh )
Cộng
100
Giai đoạn Zoea 2 : Cho ăn giống như Zoea 1
Thành phần thức ăn thường dùng
TT Thành phần và tỷ lệ các loại thức ăn
1
2
3

Tỷ lệ Cách cho ăn
%

Tảo tươi
33
Cho ăn 3-5 lần ngày
Tảo khô
33
Trộn lẫn với thức
ăn tổng hợp
Thức ăn tổng hợp( Fripark, Lansy, Apo, Flakes 33
xanh )
Cộng
100


Phòng bệnh : Giữa Zoea 2 có thể phòng bằng kháng sinh nhẹ Oxytetraciline
1ppm . Sau khi sử dụng thuốc 12 giờ cấy men vi sinh lại ( dùng 20ml Vibrotech +
5 g Biodream hòa tan sục khí 3 giờ lọc lấy nước trong tạt đều vào bể )
Giai đoạn Zoea 3 :
Cho ăn tảo tươi 1 – 2 lần / ngày chiếm 1/3 khẩu phần. Tảo khô chiếm 1/3
khẩu phần, thức ăn tổng hợp ( Fripark, Lansy, Apo, Flakes xanh ) 1/3 khẩu phần
Thành phần thức ăn thường dùng
TT Thành phần và tỷ lệ các loại thức ăn
Tỷ lệ Cách cho ăn
%
1
Tảo tươi
33
Cho ăn 1-2 lần/
ngày
2
Tảo khô

33
Trộn lẫn với thức
ăn tổng hợp
3
Thức ăn tổng hợp( Fripark, Lansy, Apo, Flakes 33
xanh )
Cộng
100
Bổ sung men Vi sinh, thuốc bổ
Phòng bệnh cho Z 3 : Cuối Z3 siphon đáy, nếu nước xấy thay 20 -30% nước ,
dùng Oxytetraciline 1ppm để phòng bệnh
Giai đoạn Mysis : Gồm 3 giai đoạn M1, M2, M3
Thức ăn giai đoạn này là ấu trung nauprius của Atemia, thức ăn tổng hợp,
thứcăn chế biến và tảo
Hàng ngày siphon đáy và quan sát hoạt động của ấu trùng .
Nhìn chung giai đoạn Misis thực hiện theo quy trình và có chỉnh lý theo điều
kiện cụ thể của từng bể
Chế độ phòng thuốc, thay nước hàng ngày siphon đáy và thay 30 – 50% nước
trong bể nuôi.
Các giai đoạn Postlarvae : Bao gồm từ P1 – P12
Giai đoạn này tôm ăn tạp : Gồm ấu trùng Nauplius của Artemia, thịt nhuyễn
thể, tôm, ruốc, hàu quá trình ương nhóm nghiên cứu chủ yếu dùng Artemia và hàu,
mực làm thức ăn cho Postlarvea .
Hàng ngày siphon đáy, thay 30 – 50 % nước. Thường xuyên theo dõi màu sắc
nước ương và khả năng vận động để biết tình trạng sức khỏe của tôm, Duy trì độ
Ph từ 8 – 8,5 , duy trì độ kiêm từ 110 – 130.
Giai đoạn từ Post 1 – Post5 : Cho ăn Artemia bung dù 5-7 gam/ 10 vạn ấu
trùng tôm ), thức ăn tổng hợp ( Fripark 2, Flakes đỏ và N1 )
Giai đoạn từ Post 6 - Post15 : Cho ăn các loại thức ăn bình thường nhưng
tăng khẩu phần lên 20 % về lượng , thực hiện cứ 2 ngày thay nước 1 lần

+Thu hoạch tôm giống ( Post12 – Post15 ) :.
Trong 2 năm thực hiện dự án thời gian ương từ ấu trùng đến Post 12 , Post15
mất khoảng 25 – 28 ngày, đến Post12 – Post15 kiểm tra đảm bảo chất lượng tiến
hành thu hoạch xuất cho khách hàng
Chuẩn bị tôm giống trước khi xuất cho khách :


Trước khi xuất hàng phải chuẩn bị tôm chu đáo đúng kỹ thuật
- Thuần hóa tôm :
Căn cứ yêu cầu của khách về độ mặn cần thiết phù hợp với độ mặn ao nuôi
của khách hàng, nhóm đề tài tiến hành thuần hóa tôm giống bằng biện pháp pha
thêm nước ngọt, pha từ từ mỗi lần chỉ 3 – 5 độ mặn để 10 - 20 phút cho tôm ổn
định lại làm tiếp khi nào đạt độ mặn khách yêu cầu mới thôi ( Phải thuần hóa trước
khi xuất hàng từ 5 – 8 giờ ). Đồng thời trước khi xuất phải ngừng cho tôm ăn tư 4 –
6 giờ
Phương pháp đong đếm :
Khi đến thời điểm xuất hàng Tháo bớt nước bể ương , dùng vợt vớt tôm ra
thau ( có sục khí). Sau đó xúc đếm tôm cho vào bát( số lượng 2000, 5000, hoặc1
vạn ) tùy vào kích cở tôm và số lượng hàng đóng vào túi Vận chuyển ) . Thêm
hoặc bớt nước trong bát để tạo thành một màu chuẩn và lấy đó làm mẫu chuẩn. Sau
Vớt tôm vào các bát khác cùng khách hàng so sánh màu với bát chuẩn và xác định
đươc thi xuất cho khách
Đóng túi vận chuyển :
Sau khi đong xong cho tôm vào túi nilon với mật độ 1000 con đến 2000 con/
1 lít nước, sau đó bơm ôxy căng và đóng gói. Nhiệt độ vận chuyển thường duy trì
180C đến 200C

Tôm giống P12



Sơ đồ quy trình sản xuất tôm giống

Bể nuôi vỗ tôm
cái ( tôm mẹ)

Chọn tôm cái TT cho giao vĩ

Bể nuôi vỗ tôm
đực

Tôm cái không giao vĩ

Tôm cái đẻ xong

Chọn tôm cái đã giao vĩ
Bể đẻ

Áu trùng Nauprius
Nauprius

Z 1,Z2, Z3

Bể ương ấu trùng
M1, M2, M3

P1 - P15

II.3.1, Chuyển giao Quy trình kỹ thuật nuôi Tôm chân trắng thương phẩm
Nhóm đề tài và các mô hình được cán bộ kỹ thuật của Bên chuyển giao công
nghệ tập huấn, hướng dẫn thực hiện theo quy trình nuôi Tôm chân trắng thương

phẩm từ khâu thiết kế lựa chọn địa điểm, xử lý cải tạo ao, chuẩn bị nước, chọn và
thả giống và quy trình chăm sóc, quản lý môi trường và phòng trị bệnh trong quá
trình nuôi. Trong quá trình thực hiện dự án do điều kiện khí hậu thời tiết nghệ an
nên nhóm nghiên cứu chọn thời điểm thả giống muộn và trong quá trinh chăm sóc
thường xuyên dung bột CaC03 để duy trì độ kiềm đạt 110 – 130 . Dùng men vi sinh
để gây màu nước cụ thể các bước thực hiện như sau :
II.3.1.1 Chuẩn bị ao nuôi :

Chuẩn bị nước ao nuôi
Sau khi khảo sát lựa chon 3 ao có điều kiện tốt nhất với diện tích 15 300 m2


Các ai được cải tạo trước bao gồm : Tu sửa cống cấp, ccống tiêu, đắp nrrnj bờ ao,
đầm nện và trải bạt đáy, lắp đặt giàn quạt nước
+ Chuẩn bị nước trước khi thả giống :
Chọn ngày thủy triều lên cao lấy nước vào ao từ 1 – 1,2 m nước , tiến hành quạt
nước 48 giớ sau đó xử lý ao
Bón vôi bột ( CaO ) 7 – 10 kg / 100 m2
Diệt cá tạp bắng Saponin nồng độ 25ppm để 3 – 4 ngày cho cá tạp chết hết
Tiếp tục Xử lý Chlorine 30 ppm cho quạt nước chạy liên tục đảm bảo lượng
Chlorine không còn thì tiến hành gây màu thức ăn cho tôm
Bón phân vi sinh 2ppm + Cám gạo + thức ăn tôm ( dùng 50 gam DAP + 0.5
kg cám gạo và 0.25 kg thức ăn tôm nấu chín hòa nước bón cho 100 m2 ao )
Tiếp tục quạt nước và sau 3 – 4 ngày ( ngày thứ 10 ) bón thêm 40gam DAP +
0.5 kg lân cho 100 m2 ao sau 2 ngày ( ngày thứ 12 )Tiếp tục dùng 50g
Superbiotic/100m2 bón cho ao nhằm hạn chế vi khuẩn phát sáng
Tiếp tục quạt nước khi đảm bảo môi trường đã phù hợp có đầy đủ các yếu tố
kỹ thuật thi thả tôm giống để nuôi.
Năm 2010và năm 2011 do trong thời gian chuẩn bị nước trời rét, mưa nhiều,
nắng ít do đó thời gian chuẩn bị nước kéo dai (18 – 20 ngày )

II.3.1.2 Thả giống :
Do điều kiện chuẩn bị ao và chuẩn bị nước của các ao kéo dài và không đều
nên năm 2010 ngày thả giống của các ao lệch nhau , năm 2011 thả giống cho các
ao cùng 1 ngày:
TT Nội dung
ĐVT
Tổng
Các ao
Năm 2010
Ao 1
Ao 2
Ao 3
2
1
Diện tích
m
15 300 5 800
5 000
4 500
2
Ngày thả giống
5/5
26/4
20/4
3
Số lượng
Vạn
165
70
50

45
Năm 2011
Ao 1
Ao 2
Ao 3
2
Diện tích
m
15 000 5 800
6 000
3 200
Ngày thả giống
25/5
25/5
25/5
Vạn
150
58
60
32
II.3.1.3. Quản lý chăm sóc :
Được cán bộ kỹ thuật của Viện hướng dẫn và qua các cuộc tập huấn nhóm
nghiên cứu cử cán bộ kỹ thuật thường xuyên theo dõi kỹ thuật chăm sóc ao và xử
lý các tình huống kỹ thuật có hiệu quả :
Về thức ăn năm 2010 sử dụng thức ăn của hãng Grobes , năm 2011 sử dụng
thức ăn của hãng CP Quy trình cho ăn theo quy trình hướng dẫn của các hãng cung
cấp thức ăn.
Số lần cho ăn : 4 lần / ngày ( 6h30 , 11 h, 15h.30 và 20h)
Lượng thức ăn :



Ngày đầu cho ăn 0.5kg thức ăn N 0 / 50 vạn tôm/lần và tăng dần đến ngày thứ
20 đạt 6kg thức ăn/ 50 van tôm/ 1 lần
Từ ngày 20 trở đi tiến hành bỏ nhá và kiểm tra thức ăn trong nhá để quyết
định lượng thức ăn hàng ngày
TT
Ngày nuôi
Số thức ăn cho vào Thời gian kiểm tra
nhá
1
Ngày thứ 21 - 25
3g/kg thức ăn
2 h 30
2
Ngày thứ 26 - 34
5g/kg thức ăn
2 h 30
Ngày thứ 35 - 44
8g/kg thức ăn
2 h 30
Ngày thứ 45 - 60
10g/kg thức ăn
2 h 00
Ngày thứ 61 - 70
15g/kg thức ăn
1 h 45
Ngày thứ 71 - 90
15g/kg thức ăn
1 h 30
Song song với quá trình thực hiện sản xuất tôm giống và nuôi thương phẩm

tôm he cán bộ kỹ thuật của viện đã hướng dẫn các học viên và cán bộ kỹ thuật xác
định sự biến động độ pH, độ kiềm, độ mặn và các hiện tượng bệnh lý để lựa chọn
hóa chất, chế phẩm sinh học, cách sử dụng hóa chất, chế phẩm sinh học để duy trì
môi trường bể ương và ao nuôi đảm bảo phòng và chữa bệnh trong quá trình thực
hiện. Qua 2 năm thực hiện tôm giống và tôm thương phấm của dự án ít bị bệnh và
tỷ lệ hao hụt thấp
+Chế độ bón vôi
Sau 45 – 50 ngày tiến hành bón vôi CaCo3 2 ngày bón một lần mỗi lần từ 10 –
12 kg/ 100 m2
Từ ngày 50 trở đi bón vôi Ca(OH )2 vào ban đêm lúc 22 giờ đêm với
lượng 5 kg/ 100m2
Trong quá trình nuôi để đảm bảo độ sâu mực nước phải tiến hành cấp
thêm nước cho ao nuôi nước trước khi cấp đều được xử lổctng ao xử lý như lúc
chuẩn bị nước cấp cho ao nuôi
Thường sau 45 ngày nuôi bắt đầu thực hiện thêm nước . Lượng nước thêm tùy
thuộc vào sự hao hụt nước
+ Chế độ bón Vi sinh
Trong quá trình nuôi của 2 năm thường dùng Super VS Giúp phân hủy H 2S và bùn
trong ao, Superbiotic ngăn ngừa phát sáng
, Superbiotic sau 15 ngày nuôi sử dụng liều lượng 25g/ 100 m 2 , và tiếp tục cứ
15 ngày bón 1 lần
Super VS Sử dụng với nồng độ từ 0,5 – 1 ppm sau khi nuôi 15 ngày từ tháng
thứ 2 trở đi giảm xuống 0,5ppm/ lần
+ Quản lý các yếu tố môi trường pH, DO, CO2
Trong 2 năm thực hiện dự án thấy được tầm quan trong của quy trình quản lý
môi trường trong ao nuôi nhóm nghiên cứu đã thực hiện nghiêm túc các bước nên
đã hạn chế được sự bùng phát các yếu tố môi trường và đã thực hiện :


Đo pH ngày 2 lần sáng 6 – 7 h, chiều 16 h

Đo Độ kiềm 10 ngày 1 lần để điều chỉnh lượng vôi ( CaCO3 )
Lượng O2 kiểm tra hàng ngày chủ yếu bằng quan sát hoạt động bắt mồi của
tôm nuôi trong ao
Lượng CO2 kiểm tra thường xuyên và thường cuối vụ CO 2 thường cao phải
xử lý bón Ca(OH)2 để giảm CO2 và phải tăng quạt nước vào ban đêm
II.3.1.4 Thu hoạch
Khi tôm đến kích cở thu hoạch tiến hành tháo bớt nước dùng lưới A10 – A12
kéo dồn tôm về một chổ và xuất cho khách
Quy trình thu hoạch năm 2010 thực hiện thu hoạch 1 lần, Rút kinh nghiệm
nhóm nghiên cứu đề xuất năm 2011 thực hiện thu hoạch tỉa dần ( xuất bớt khoảng
1/3 lượng tôm thương phẩm trong ao nuôi ( Lần 1), Chăm sóc tiếp từ 15 - 20 ngày
tiến hành thu hoạch lần 2 băng cách thu kiệt ) nên kích cở tôm thương phẩm năm
2011 lớn hơn năm 2010

Thu hoạch tôm
III NHỮNG KẾT QUẢ CỤ THỂ CỦA DỰ ÁN THỰC HIỆN TRONG 2 NĂM
( 2010 – 2011 )
III.1 KẾT QUẢ CỦA MÔ HÌNH SẢN XUẤT TÔM GIỐNG
III.1.1 Theo dõi các yếu tố môi trường trong quá trình sản xuất


Sử dụng nhiệt kế, máy đo độ mặn, máy đo pH để đo xác định độ nhiệt độ, độ
mặn, độ pH trong bể chứa, bể nuôi tôm bố mẹ và bể ương ấu trùng. Ngày đo 2 lần
sáng 7h- 8h, chiều từ 14h – 15h. tổng hợp lấy n trung bình của các tháng
Kết quả ( Bảng 1)
Qua 2 năm theo dõi cac yếu tố môi trường thấy vùng biển Quỳnh Lưu tương
đối ổn định và phù hợp với sản xuất giống tôm he chân trắng. : Độ mặn giao động
trong khoảng 29 – 30 %0 , độ pH ổn định giao động từ 8 – 8.5. Riêng nhiệt độ bị
biến động mạnh do 2 năm có nhiều đợt gió mùa đông bắc gây ra rét đậm, rét hại
( tập trung vào tháng 1,2,3 nên trong nuôi vỗ và ương nuôi ấu trùng đề phải sử

dụng nâng nhiệt
Năm 2010 số ngày nâng nhiệt 45 ngày nhiệt độ nâng giao động từ 7 – 120C
Năm 2011 Số ngày nâng nhiệt 20 ngày nhiệt độ nâng giao động từ 5 – 70C
BẢNG 1 : THEO DÕI CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG TRONG QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT NĂM 2010 - 2011
Năm 2010
Năm 2011
Nhiệt độ
Nhiệt độ
T0
T0 bể
t bể
Độ
0
TT Tháng T KKhí
nước
sx
Độ pH Độ mặn t KKhí
t nước sx
Độ pH mặn
1
2
21(14 - 25 ) 22
28-29 7,5 - 8 30
21 ( 18 - 22 26.5
28-29 7.5-8
30
2
3
19(13 - 23 ) 21
28-29 7.5-8

31
22( 16- 25 ) 23
28-29 7.5 -8
31
3
4
26( 24 -28 ) 27
28-29 7.5-8
30
25(22-28 )
26
28-29 7.5-8
30
4
5
29
28
29
7.5-8
30
28
29
29
7.5-8
30
5
6
30
29
29

7.5-8
31
31
31
30
7.5-8
31
6
7
32
30
29
7.5-8
32
30
31
30
7.8-8
31
7
8
29
28
28-29 7.2-8.2 30
28
28
29
7.5-8
29


Ghi chú và nhận xét
Nhiệt độ các tháng 2, 3 và đầu tháng 4 các năm xuống thấp nên phải sử dụng nâng nhiệt để
ổn định nhiệt độ cho sinh sản và ương ấu trùng ( Năm 2010 thời gian phải nâng nhiệt 45 ngày
năm 2011 là 20 ngày
Độ pH và độ mặn cơ bản ổn định chỉ có biến động nhỏ trong những ngày mưa ( Khắc phục bằng
phương pháp bơm nước dự trử khi thủy triều lên cao và xử lý bằng hóa chất để tăng độ kiềm
nước cho để và ương ấu trùng phù hợp với yêu cầu kỹ thuật
III.1.2 kết quả nuôi vỗ tôm bố mẹ và ương nuôi ấu trùng
Qua 2 năm thực hiện các cán bộ kỹ thuật thực hiện dự án đã kết hợp với cán
bộ kỹ thuật bên chuyển giao công nghệ đã tìm mọi biện pháp kỹ thuật để khắc
phục những khó khăn trong sản xuất . Nhất là sự biến động môi trường trong quá
trình sản xuất do gió mùa đông liên tục gây ra rét đậm, rét hại làm nhiệt độ không
khí và nhiệt độ nước xuống thấp , trong quá trình xử lý nước trong bể chứa bằng
Chlorine tồn dư lâu nên phải kéo dài thời gian.. Thêm vào đó mất điện thường
xuyên, liên tục gây ra hiện tượng thiếu nước cấp cho bể nuôi tôm bố mẹ Để khắc
phục nhóm thực hiện dự án đã phải huy động thêm bể chứa 100 m 3 ngoài trời để dự
trữ nước xử lý và tranh thủ khi có điện bơm nước vào bể chứa ( năm 2010 ). Hiện


tượng tảo đáy xẩy ra liên tục nên tần suất xiphon đáy bể nhiều hơn.do chất lượng
nước biển và khí hậu thời tiết năng nóng xen kẽ gió mùa ( năm 2011)
Thức ăn tươi sống cho tôm bố mẹ phụ thuộc hoàn toàn vào thị trường nhất là
giời tươi ( mua tại Khánh hòa chuyển về qua đường bộ ) phải dự trữ bằng cấp đông
do đó chất lượng giảm ảnh hưởng đến độ thành thục của tôm bố mẹ . Nhóm dự án
đã khắc phục bằng cách tăng lượng thức ăn lên 20% để tăng hàm lượng dinh
dưỡng cho tôm bố mẹ
Kết quả :
TT Chỉ tiêu
ĐVT Năm 2010 Năm 2011 Ghi chú
1

Tổng tôm bố mẹ nhập về
con
440
445
220 cặp 2010 và 225
cặp 2011
2
Hao hụt trong quá trình con
73
97 ( 60 )
Năm 2011 37 con hao
sản xuất ( Tôm cái)
hụt trong thời gian nuôi
duy tri (tháng 7-8 )
3
Tỷ lệ thành thục
%
72
75
4
Tỷ lệ đẻ
%
81
80
5
Tỷ lệ thụ tinh
%
80
80-85
6

Tỷ lệ sống ấu trùng
%
32.3
31.9
Tỷ lệ hao hụt trong quá trình sản xuất tôm cái : Năm 2010 = 33%, năm 2011
= 27 % .( Nếu trừ số cặp tôm đơn vị bán bù hao hụt khi vận chuyển năm 2010
20cặp, năm 2011 25 cặp thì tỷ lệ hao hụt thấp)Tôm đực hầu như 2 năm hao hụt
không đáng kể ( 12 con năm 2010 và 8 con năm 2011 )
Các tỷ lệ khác đảm bảo với quy trình chuyển giao và phù hợp với mục tiêu ,
nội dung để ra
III.1.3 Kết quả sản xuất tôm giống
Tổng số Tôm giống P12 - P15 sản xuất trong 2 năm là 19.7 triệu con ,xuất ra
thị trường 16,55 triệu con ( Năm 2010 = 7.85 triệu con, năm 2011 = 8.7 triệu con )
dự án để thả nuôi 3,15 triệu con.
Tôm giống xuất ra đều được kiểm dịch chặt chẽ đảm bảo sạch bệnh và chất
lượng. Qua thông tin từ các mô hình và khách hàng tôm giống dự án nuôi chóng
lớn và đảm bảo tỷ lệ sống cao
III.2 KẾT QUẢ NUÔI TÔM THƯƠNG PHẨM
III.2.1 kết quả xây dựng mô hinh
Qua 2 năm sản xuất đã xây dựng được mô hình nuôi có hiệu quả. Do điều
kiện quản lý nên chủ yếu tập trung chỉ đạo mô hình nuôi tại trại tôm Quỳnh Bảng
kết quả đạt được :
TT Chỉ tiêu
1

Diện tích

ĐVT
m2


Tổng
số
2 năm
30300

Năm 2010
Ao1
Âo2

Ao3

5800

4500

5000

Năm 2011
15000


Mật độ thả
Con/m2
120
100
100
100
Lượng giống thả Vạn
315
70

50
45
150
nuôi
4
Số tôm thu hoạch kg
31800 5300
5000
4300
17200
5
Cở tôm thu hoạch Con/kg
100
80-100 80-100 70-80
6
Tỷ lệ sống
75
80
86
86
Năm 2010 chủ yếu thu hoạch 1 lần, năm 2011 áp dụng phương pháp thu tỉa
2 lần lần 1 cách lần 2 15 ngày do vậy cở tôm thu hoạch lớn hơn
Sản phẩm chủ yếu xuất cho khách hàng mua tôm sống đưa đi tiêu thụ ở các tỉnh
phía bắc
2
3

III.3 KẾT QUẢ ĐÀO TẠO ĐÓNG GÓP VỀ MẶT KHOA HỌC CỦA DỰ ÁN

Qua 2 năm thực hiện đã đạt được các chỉ tiêu đề ra. Những kết quả đạt được

của dự án đã chứng minh được điều kiện tự nhiên của Tỉnh Nghệ An nói chung và
khu vực Huyện Quỳnh Lưu nói riêng có đủ điều kiện để phát triễn các trại sản xuất
giống Tôm chân trắng . Nhằm giải quyết được một phần tôm giống có chất lượng
cấp cho thị trường
Việc làm chủ được công nghệ nuôi vỗ tôm bố mẹ, cho sinh sản và ương nuôi
ấu trùng và nuôi thương phẩm tôm he chân trắng đạt năng suất cao đã tạo điều kiện
trong tương lai chúng ta chủ động được nguồn tôm giống và tạo điều kiện để phát
triễn bền vững kinh tế vùng nước lợ của tỉnh
IV . HIỆU QUẢ KINH TẾ, XÃ HỘI
1, Hiêu quả kinh tế
Chi phí bình quân trong việc sản xuất 1 triêu con giống Tôm chân trắng
như sau
TT
Các khoản chi
Thành tiền
1
Chi phí mua tôm bố mẹ
18 ,300 000
2
Chi phí thức ăn nuôi tôm
1 900 000 Giá bán
năm
2010 là
mẹ
30 000 3
Chi phí năng lượng
500 000 000 đ/
1 triệu. 4
Chi phí ương ấu trùng
4 000 000 năm

2011 là 5
Hóa chất chế phẩm sinh
600 000 36 000
000 / 1
triệu
học
Tổng 5
Chi phí nhân công
2 500 000 doanh
thu
6
Khấu hao tài sản
2 000 000 trong 2
năm = 6
Chi khác
800 000 652
200
Tổng chi
30 100 000 000 đ –
chi phí
593
000 000 đ
= lợi nhuận 59 200 000 đ
Hiệu quả kinh tế nuôi tôm thương phẩm (Tính cho 1 Kg sản phẩm)
TT
Các khoản chi
Thành tiền
1
Tôm giống
3 000



×