Tải bản đầy đủ (.doc) (54 trang)

VAI vấn đề văn hóa DU LỊCH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (390.8 KB, 54 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA VĂN HÓA HỌC & BỘ MÔN DU LỊCH

PGS.TS . HUỲNH QUỐC THẮNG

VĂN HÓA DU LỊCH &
DU LỊCH VĂN HÓA VIỆT
NAM
(Vài vấn đề lý luận và thực
tiễn)
Tài liệu tham khảo học tập


THAØNH PHOÁ HOÀ CHÍ MINH
2013

VĂN HÓA
TRONG CHIẾN LƯỢC SẢN PHẨM CỦA DU LỊCH VIỆT NAM

Trong bối cảnh du lịch khu vực và thế giới đã là những “siêu thị”,
ngành du lịch Việt Nam mặc dù được xác định hình thành từ năm 1960 nhưng
do chiến tranh và nhiều nguyên nhân khác, đến nay vẫn được xem chỉ như một
“cửa hàng mới mở ”. Điều đó được thể hiện rõ nét nhất ở chỗ sản phẩm du lịch
Việt Nam nhìn chung vẫn còn kém về số lượng và yếu về chất lượng, sức cạnh
tranh trên thương trường du lịch quốc tế chưa thật vững chắc. Thực tế ấy cho
thấy rằng chiến lược sản phẩm chắc chắn sẽ còn là một trong những đề tài
trọng tâm hàng đầu có ý nghĩa quyết định sự nghiệp xây dựng và phát triển du
lịch Việt Nam thời gian tơi đây, trong đó, do bản chất của vấn đề và với điều
kiện thực tế của đất nước, một lần nữa văn hóa cần được xác định lại rõ hơn
nữa vai trò, vị trí của nó.


1. Nhờ vào điều kiện hòa bình, ổn định trước mắt, nhờ định hướng
“sinh thái – văn hóa…” với những nổ lực bước đầu tập trung khai thác được
một số tiềm năng tài nguyên về thiên nhiên, con người và các di sản vật chất,
tinh thần vốn khá phong phú…, nhìn chung du lịch Việt Nam hiện nay vẫn có
sức hút nhất định của nó ! Tuy nhiên, tất cả hình như cũng chỉ mới là những gì
có sẳn do đất trời tạo ra hoặc do lịch sử để lại là chính và tất cả dường như chủ
yếu được khai thác dưới dạng “thô” nhiều hơn là sự đầu tư “gia công” đúng
mức để trở thành là những sản phẩm du lịch (tourism products) đúng nghĩa!


Về nguyên tắc, sản phẩm du lịch tuy cũng là một thứ hàng hóa chịu sự chi phối
sâu sắc bởi các quy luật kinh tế thị trường nhưng chất lượng của nó được quyết
định không phải chỉ là những “giá trị” trao đổi bình thường mà phải là
những“giá trị“ văn hóa đích thực (giá trị nhận thức, nhân bản, thẩm mỹ…), cái
tạo nên tính “đặc sản” độc đáo, lý thú (interest) cho các sản phẩm ấy và có thể
đáp ứng tốt các nhu cầu văn hóa tinh thần của du khách các loại (nhu cầu
thông tin, chủ thể, giải trí, giao lưu…). Vì vậy, để thực sự có chất lượng và đủ
khả năng phát triển bền vững, có sức cạnh tranh cao (trong nước và trên thế
giới), không thể khác, sản phẩm du lịch Việt Nam một mặt phải khai thác tốt
mọi thế mạnh trong tiềm năng và tài nguyên du lịch của đất nước, của địa
phương – đặc biệt là các tài nguyên mang đậm giá trị văn hóa – nhưng mặt
khác, không phải bất cứ cái gì, kể cả những sản phẩm văn hóa nào cũng có thể
trở thành sản phẩm du lịch và tất cả đều cần phải có sự “gia công, chế biến”
bởi các điều kiện vật chất – kỹ thuật, bởi một “tay nghề” nhất định, đặc biệt là
cần phải có sự “sàng lọc, kiểm định” thông qua “cặp mắt” chuyên môn với
những tiêu chí cơ bản, những chuẩn mực đặc thù của nó. Đây là việc cần quan
tâm trước tiên trong chiến lược sản phẩm của du lịch Việt Nam.
2. Theo hướng trên, bên cạnh việc điều tra, nghiên cứu mọi nguồn vốn
tiềm lực đã và đang có nhằm tiến hành xây dựng quy hoạch, kế hoạch từng
bước đầu tư phát triển các sản phẩm của mình, bên cạnh biện pháp tổ chức,

gầy dựng lực lượng bằng một cơ chế vững chắc tạo ra hợp lực và sự cộng
hưởng hoạt động trong và ngoài ngành du lịch, giữa ngành với toàn xã hội…,
du lịch Việt Nam nhất thiết cần phải có một đội ngũ cán bộ giỏi nghiệp vụ và
am tường về văn hóa, đặc biệt là về văn hóa dân tộc. Điều quan trọng hơn là
đội ngũ ấy không phải chỉ có kiến thức mà còn phải có kỹ năng tác nghiệp cụ
thể để có thể tổ chức thực hiện và “sáng tạo” nên các sản phẩm du lịch có chất
lượng ngày càng cao. Trước mắt việc nghiên cứu thẩm định lại, liên tục tìm
cách nâng cao chất lượng (giá trị) của toàn bộ hệ thống tuyến điểm và các
dịch vụ du lịch đã và đang có là việc làm cần thiết mà tất cả các doanh nghiệp
du lịch, đặc biệt là các doanh nghiệp lữ hành phải thường xuyên chú ý đến. Do
yêu cầu này, về lâu dài một hệ thống tiêu chí (kiểu như các tiêu chuẩn “ISO”


của Việt Nam) với đầy đủ nét đặc thù áp dụng cho từng loại hình sản phẩm du
lịch khác nhau được ban hành thống nhất trong cả nước hình như là công việc
có ý nghĩa rất thiết thực (?). Đây có lẽ là một nội dung quan trọng hàng đầu
của mọi chiến lược sản phẩm trong quá trình đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động
du lịch song song với các biện pháp củng cố và tăng cường hiệu quả quản lý
nhà nước về du lịch.
3. Như chúng ta đều biết, sản phẩm du lịch vừa là “món” hàng hóa với
các điều kiện vật chất – kỹ thuật cụ thể, là cái có thể thực hiện việc mua, bán
trên thị trường đồng thời vừa là một “hoạt động” trừu tượng bao gồm cả những
sinh hoạt tinh thần mang tính phi vật thể, là những giá trị chỉ có thể được thẩm
nhận qua vốn văn hóa của mỗi du khách. Và, “sự sống” của sản phẩm du lịch
được quyết định ở sự “tiêu dùng” của du khách đối với sản phẩm đó, sản phẩm
“lưu kho” (khách không dùng đến) là sản phẩm “chết” ! Quy luật nghiệt ngã
đó đặt ra vấn đề chiến lược sản phẩm của du lịch Việt Nam phải bao gồm cả
chiến lược tuyên truyền quảng bá và xúc tiến du lịch với chất lượng và hiệu
quả đạt trình độ cao nhất. Trình độ ấy chính là “trình độ văn hóa” cần có (càng
cao càng tốt) để làm cho sản phẩm du lịch có thể “tỏa sáng” (càng mạnh càng

tốt) đủ sức thu hút một cách bền vững (càng nhiều lần càng tốt) đối với mọi
loại du khách đến với các sản phẩm ấy. Điều kiện cho “sức sống” của sản
phẩm du lịch ở trường hợp này chính là mối quan hệ biện chứng và thống nhất
giữa các giá trị văn hóa có thực (và ngày càng có nhiều hơn) trong các sản
phẩm ấy với trình độ và chất lượng của các hoạt động tuyên truyền quảng bá
và xúc tiến, với bầu “không khí” của môi trường du lịch (cả về tự nhiên lẫn về
xã hội) nhằm không phải chỉ tạo ra trật tự, vệ sinh mà còn là sự an toàn thoải
mái cho du khách, với việc cải tiến các thủ tục, tạo mọi điều kiện thuận tiện
nhất cho du khách (đặc biệt là du khách nước ngoài) khi họ đến với các sản
phẩm du lịch v.v…
4. Một yếu tố quan trọng để thực hiện chiến lược sản phẩm của du lịch
Việt Nam đó là trình độ khoa học – nghệ thuật thiết kế và tổ chức thực hiện
tour (gồm cả tuyến điểm lẫn các dịch vụ du lịch), thực chất là khả năng tạo
điều kiện giải quyết tốt mối quan hệ giữa chất lượng sản phẩm du lịch với giá


cả và với các nhu cầu, đặc biệt là nhu cầu “hội nhập” của du khách cùng mọi
giá trị của chính các sản phẩm ấy. Liên quan vấn đề này, bản thân kinh nghiệm
thực tiễn liên tục được nghiên cứu tổng kết sẽ là một vốn văn hóa không
ngừng bổ sung nâng cao chất lượng việc thực hiện các chiến lược sản phẩm .
Ví dụ, thực tế du lịch Việt Nam thời gian qua cho thấy rằng cần tiếp tục phát
huy các hoạt động “Du lịch văn hóa gắn với lễ hội” (Chương trình hành động
quốc gia về du lịch năm 2000), phát triển thị trường du lịch kết hợp hội nghị –
hội thảo (những “tour MICE”), nghiên cứu đầu tư các tour du lịch chuyên đề
(du lịch văn hóa Óc Eo, du lịch trang trại, du lịch hành hương…) …và ngược
lại, phải cố gắng tránh những hạn chế kiểu như các “tour du lịch liên tuyến”
v.v…Đó là “phần cứng” của các sản phẩm, về “phần mềm” cần chú ý nhiều
hơn các dịch vụ du lịch, đặc biệt là các sản phẩm làm quà lưu niệm (souvenir)
mang đậm sắc thái văn hóa đặc trưng của các địa phương, đơn vị. Tất cả nhằm
hướng đến mục tiêu chung là việc xây dựng “thương hiệu” du lịch Việt Nam

phải đi từ cơ sở, phải bắt đầu từ nhiều đơn vị, địa phương mà mỗi nơi phải là
một “thương hiệu” riêng mang những dấu ấn đặc thù với những sản phẩm du
lịch có giá trị đặc sắc, có chất lượng cao. Chữ “TÍN”, nhân tố quyết định mọi
thành công trong kinh doanh nói chung, kinh doanh du lịch nói riêng không có
gì khác hơn chính là ở chất lượng thật của các sản phẩm du lịch được xây
dựng và phát triển theo cách thức như vậy !…

Trong quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước ngày càng
được đẩy mạnh và trong xu thế hội nhập quốc tế ngày càng sâu sắc, du lịch
Việt Nam chắc chắn sẽ phải đối đầu với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt,
quyết liệt từ nhiều phía trên nhiều lĩnh vực, trong đó chất lượng sản phẩm sẽ là
yếu tố đầu tiên đồng thời cũng là yếu tố cuối cùng quyết định tất cả. Nhưng
ngành du lịch Việt Nam đầu tư cho những chiến lược dài hơi về sản phẩm gắn
với yếu tố văn hóa như đã trình bày ở trên không nhằm chỉ để phát triển sản
xuất, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động cho bản thân ngành mình mà
còn là vì những mục tiêu, ý nghĩa xã hội to lớn khác. Nếu văn hóa được coi là
bản chất Người với nhân tố cơ bản là ý thức (người) trong khi du lịch là một


hoạt động xã hội vừa mang tính sinh hoạt đời thường vừa mang tính nghiệp vụ
chuyên sâu thì việc xác định vị trí văn hóa trong chiến lược sản phẩm của du
lịch không những sẽ làm cho hoạt động du lịch được thúc đẩy vươn lên trình
độ chuyên nghiệp ngày càng cao hơn đồng thời còn có thể ngày càng phát triển
theo hướng “xã hội hóa” đúng đắn hơn. Quan điểm nhận thức đầy đủ nhất về
du lịch trong mối quan hệ với văn hóa sẽ tạo ra ý thức tự giác cao trong mọi
hoạt động xã hội mang tính tích cực và hạn chế được mọi nhân tố tự phát (vô ý
thức) làm ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của du lịch. Ý thức đó sẽ là nền
tảng làm cho các cấp, các ngành thuộc lực lượng quản lý xã hội và toàn dân có
thể có được cái nhìn toàn diện, đúng đắn hơn về bản chất của du lịch để thấy
và khai thác văn hóa như là một “mục tiêu, động lực” đích thực (không thể chỉ

là “phương tiện, công cụ” mang tính hình thức) từ đó mà góp phần thực hiện
tốt các chiến lược sản phẩm du lịch đã xác định, làm cho hoạt động du lịch vừa
đạt chất lượng – hiệu quả cao vừa phát triển bền vững theo hướng : Dịch vụ –
du lịch nói riêng và toàn bộ hoạt động du lịch nói chung không thể chỉ nhằm
mục đích thu nhập kinh tế quốc dân, phát triển ngân sách Nhà nước mà còn vì
những mục tiêu văn hóa – xã hội rộng lớn thực sự.


VĂN HÓA
ĐIỂM TỰA CỦA DU LỊCH VIỆT NAM TRÊN ĐƯỜNG HỘI NHẬP

Quan niệm văn hóa trong du lịch của Việt Nam vừa như là một mục
tiêu mang tính định hướng vừa là một quan điểm, nhận thức sâu sắc, toàn diện
về nội dung, bản chất đích thực của du lịch. Không những các loại hình văn
hóa được xác định là những thành tố góp phần quan trọng tạo nên sản phẩm du
lịch mà hơn nữa, giá trị văn hóa còn được coi là cái tạo nên tính đặc sắc, độc
đáo (interest) nhất thiết cần phải có của sản phẩm du lịch vì vậy nó là yếu tố
quyết định chất lượng sản phẩm du lịch, qua đó quyết định khả năng đáp ứng
nhu cầu của du khách vốn mang tính chất văn hóa tinh thần là chủ yếu, từ đó
mà quyết định luôn cả hiệu quả kinh tế của hoạt động du lịch nói chung v.v…
Tất nhiên theo hướng ấy, quan niệm về văn hóa ở đây sẽ phải được xác định
theo nghĩa chính xác, rộng rãi và đầy đủ nhất. Văn hóa gồm tất cả những giá trị
tốt đẹp thông qua hoạt động du lịch có thể tạo nên sự phát triển tích cực nhất
đối với con người và xã hội (cả nơi đón du khách lẫn phía du khách), là những
di sản văn hóa vật chất và tinh thần (văn hóa vật thể và phi vật thể) được khai
thác tốt nhất trong hoạt động du lịch, là bản thân con người được huy động và
tham gia vào hoạt động du lịch với tất cả vốn trí tuệ, tâm hồn, tình cảm, năng
lực giao tiếp, ứng xử của họ (du khách, đội ngũ cán bộ du lịch, cộng đồng cư
dân, dân tộc nơi du khách tới…), kể cả thiên nhiên khi được khai thác như một
phần của sản phẩm du lịch, là đối tượng cảm thụ của du khách với các giá trị

riêng của nó (nhận thức, nhân bản, thẩm mỹ) thì đó cũng là những thứ liên
quan tới văn hóa…


Đáng chú ý là ngay từ khi du lịch Việt Nam vẫn còn là một “cửa hàng
mới mở” trong bối cảnh du lịch các nước trong khu vực và trên thế giới nhìn
chung đã phát triển đến trình độ “siêu thị”, những quan điểm, nhận thức như
trên đã trở thành một định hướng nhất quán thể hiện trong các văn kiện quan
trọng của Đảng Cộng sản và của Nhà nước Việt Nam, trong các chương trình
hành động, quy hoạch, kế hoạch hoạt động của ngành du lịch Việt Nam từ cấp
trung ương cho tới các địa phương. Đây là điều rất có ý nghĩa cả về mặt nhận
thức lý luận lẫn về mặt hoạt động thực tiễn, nhất là trong quá trình hội nhập
của du lịch Việt Nam với các nước thuộc khu vực và trên thế giới trong bối
cảnh toàn cầu hóa hiện nay.
Vì sao như vậy?
1. Tuy mức nhìn nhận khác nhau, nhưng ai cũng thấy rõ rằng du lịch
Việt Nam còn hạn chế về nhiều mặt: điều kiện giao thông đi lại, cơ sở vật chất
– kỹ thuật, sản phẩm du lịch Việt Nam đặc biệt là các dịch vụ du lịch…còn
nghèo cả về số lượng lẫn chất lượng, ngành du lịch Việt Nam còn non yếu, đặc
biệt là về “tính công nghiệp” của nó v.v…Mặc dù vậy, mọi người vẫn phải
thừa nhận rằng, Việt Nam có những điều kiện thuận lợi rất lớn về tiềm năng tài
nguyên du lịch. Bên cạnh thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên (địa hình, khí
hậu, rừng, núi, sông, suối, hồ, thác, động vật, thực vật…), rất đáng chú ý là đất
nước này còn có cả một kho tàng tài nguyên văn hóa phong phú, đó là :
- Rãi đều khắp cả nước, một đất nước có bề dày lịch sử và văn hóa, hàng
ngàn di tích được xếp hạng cùng hàng vạn thiết chế tôn giáo, tín ngưỡng (đình,
đền, lăng, miếu, chùa, nhà thờ, thánh thất…) tạo nên một Việt Nam nơi nào
cũng phảng phất khí thiêng sông núi hoặc lung linh những giá trị lịch sử, giá trị
nhân văn đặc thù. Bên cạnh đó, cả ba miền đất nước còn có hàng trăm lễ hội
dân gian từng kỳ từng cuộc có thể tạo nên sức sống, cái hồn cho các di tích,

các địa danh với nhiều màu sắc khác nhau về văn hóa - lịch sử địa phương, văn
hóa tâm linh …
- Trên cái nền một dân tộc có truyền thống đặc biệt yêu thích văn học
nghệ thuật, mạnh về nếp tư duy hình tượng và có năng khiếu thẩm mỹ phát
triển, Việt Nam mang trong mình một vốn nghệ thuật dân tộc với nhiều loại


hình phong phú như âm nhạc cổ truyền, múa dân gian, sân khấu truyền thống
(tuồng , chèo, cải lương, múa rối nước, Rô băm, Dù kê ...); mỹ thuật truyền
thống (hội họa, điêu khắc, kiến trúc…) mà mỗi loại hình đều có thể có màu sắc
đặc trưng, đặc thù theo từng tộc người, từng vùng, miền, địa phương. Bên cạnh
đó còn có vốn y học dân tộc, vốn võ thuật cổ truyền đặc sắc và đặc biệt là vốn
ngành nghề thủ công truyền thống rất phong phú, đa dạng và tinh xảo…
-

Là một đất nước đa dân tộc với những nhóm cộng đồng tộc người thuộc nhiều
nhóm ngôn ngữ khác nhau hầu như đại diện cho tất cả các ngữ hệ, các sắc tộc
có mặt khắp vùng Đông Nam Á (thậm chí rộng hơn), Việt Nam có một vốn
văn hóa tộc người rất phong phú với nhiều cộng đồng cư trú đan xen, tập
trung, phân bố rãi rác khắp mọi miền và quan trọng là vẫn còn giữ được đầy đủ
nét nguyên sơ trong phong tục tập quán, tôn giáo tín ngưỡng, trong nếp sống
vật chất, tinh thần v.v…

-

Bằng một vốn nguyên liệu thực, động vật phong phú do đất trời ban tặng, bằng
một khẩu vị tinh tế, khả năng sáng tạo linh hoạt và kinh nghiệm được kế thừa
lâu đời từ nhiều thế hệ cha ông trong chế biến món ăn, thức uống…, đi đâu
trên đất nước Việt Nam người ta cũng đều có thể tìm thấy một nền văn hóa ẩm
thực phong phú, độc đáo, hấp dẫn theo từng vùng, miền, địa phương, từng dân

tộc v.v…
Theo hướng đó, chúng ta có thể khẳng định rằng cái làm nên “sản phẩm
du lịch” (tourism product) và là nội dung chủ yếu của các “điểm đến du lịch”
(tourism destination) ở Việt Nam nhằm có thể thu hút đông đảo khách du lịch
(đặc biệt là khách du lịch quốc tế) trước hết và chủ yếu là tài nguyên văn hóa,
bao gồm cả tài nguyên - môi trường thiên nhiên đặc trưng của các địa phương
trong cả nước. Nói cách khác, tính đa dạng và độc đáo của sản phẩm du lịch
Việt Nam, cái làm cho du lịch Việt Nam có thể khẳng định vị thế của mình
trong quá trình hội nhập với du lịch thế giới được quyết định trước hết bởi khả
năng khai thác tính phong phú, độc đáo, đặc sắc của vốn văn hóa dân tộc (kết
hợp vốn tài nguyên thiên nhiên) trên từng miền, vùng, từng địa phương. Có thể
lấy trường hợp Đà Lạt làm một ví dụ điển hình. Từ năm 1923, Hebrard với đồ
án xây dựng Đà Lạt là “thành phố nghỉ mát trên cao” hoặc năm 1943,


Lagisquet xác định Đà Lạt ngoài tính chất một trung tâm hành chính chủ yếu
vẫn là “trạm nghỉ mát vùng cao”. Sau cả trăm năm, ngày nay Đà Lạt tiếp tục
được quy hoạch (đến 2020) là “trung tâm du lịch tham quan, nghỉ dưỡng, …
sinh thái của vùng, cả nước và quốc tế”. Các nước trong khu vực mà đặc biệt
là Singapore vẫn xem Đà Lạt là một điểm đến có thể mở rộng và nối tour từ du
lịch miền biển, miền đồng bằng của nước họ không phải chỉ đến với điều kiện
sinh thái tự nhiên đặc thù nơi đây mà còn là đến với những giá trị văn hóa toát
ra từ môi trường thiên nhiên ấy. Đó là một không khí “tĩnh lặng Đà Lạt” và
một cảnh quan “Thành phố ngàn thông và trăm hoa” được tổ chức lại từ trước
đến nay, một mạng lưới hồ nhân tạo mang tính chất như là những tuyệt tác văn
hóa do con người sáng tạo ra để góp phần điểm tô thêm phần hồn cho rừng
núi, đất trời nơi đây. Hơn nữa, đến đây người ta còn có thể tham gia những
chương trình sinh hoạt văn hóa đặc sắc như chinh phục đỉnh Liangbiang, dự lễ
hội cồng chiêng, uống rượu cần và tham quan khám phá các phong tục tập
quán, tín ngưỡng, nếp sống của các dân tộc ít người bản địa cư trú lâu đời tại

địa phương (Lạt, Chil, Mạ, K ho v.v…)…
2. Trên tổng thể, ai cũng thấy rõ rằng Việt Nam là một nước có nền văn
hóa “mở”. Trải bao sóng gió thử thách của trường kỳ lịch sử, văn hóa Việt
Nam khẳng định bản lĩnh, bản sắc của mình thông qua giao lưu (interchange)
và tiếp biến văn hóa (acculturation) liên tục. Qua những gì mà quá khứ kể lể
lại từ nhiều nguồn tư liệu lịch sử, khảo cổ học, dân tộc học v.v…và qua khảo
sát các hiện tượng văn hóa trong đời sống hiện đại, người ta thấy bên cạnh nền
tảng văn hóa Đông Nam Á cổ bản địa, trong văn hóa Việt Nam rõ ràng có
bóng dáng đậm nét tất cả các nền văn hóa lớn trên thế giới từ Trung Hoa, An
Độ cho tới cả phương Tây… Ở góc độ địa - văn hóa (géo - culture), người ta
còn nhấn mạnh đến tính chất Đông Nam Á (rộng ra là cả Đông Á và Nam Á)
thu nhỏ của Việt Nam về địa lý tự nhiên (địa hình, khí hậu, cảnh quan, động
vật, thực vật…) và cả về sinh thái nhân văn (tộc người và văn hóa tộc người,
các di sản văn hóa, phong tục tập quán, tôn giáo tín ngưỡng v.v…). Cũng qua
lịch sử và qua thực tế giao tiếp, không ai phủ nhận được rằng dân tộc Việt
Nam, con người Việt Nam nói chung có tính cách của một truyền thống hiếu


hòa, hiếu khách, biết thương yêu và tôn trọng con người, thích hữu nghị, hòa
bình, chuộng đạo lý, nặng nghĩa tình…Người Việt Nam xưa nay thường tự hào
về “4000 năm văn hiến” của mình với ý nghĩa không phải chỉ khẳng định về
truyền thống dựng nước, giữ nước chống giặc ngoại xâm mà hình như còn
ngầm tôn vinh cả các truyền thống tốt đẹp đã hun đúc nên nhân cách văn hóa
cho dân tộc như vậy …Tóm lại, Việt Nam có rất nhiều cơ sở và điều kiện để
phấn đấu xây dựng một nền du lịch dựa chắc trên nền tảng các giá trị văn hóa
đúng nghĩa và chân chính nhất, một nền văn hóa - du lịch và những hoạt động
du lịch văn hóa thực chất và có chất lượng cao. Hơn nữa, với những tiền đề
văn hóa như đã nêu trên, Việt Nam có thể hội nhập một cách thuận lợi và vững
chắc nhất với khu vực và thế giới thông qua hoạt động du lịch của mình.
Cách đây khoảng trên 10 năm, trong điều kiện “đổi mới” của đất nước,

du lịch Việt Nam đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ đầu tiên qua “Năm
du lịch Việt Nam 1990” với hình thức “Ngày hội văn hóa – thể thao các dân
tộc Việt Nam” được tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh (tại Công viên văn
hóa Thành phố, từ ngày 28 tháng 4 đến 20 tháng 5 năm 1990). Tác giả bài viết
này từng trực tiếp tham gia tổ chức nội dung những ngày hội du lịch văn hóa
tập trung như vậy, đã vất vả ngày đêm cùng những ông già, chàng trai Tây
Nguyên, Chăm, Khmer (ở các tỉnh phía Nam) cùng những cô gái Tày, Thái,
Mường (ở các tỉnh phía Bắc) v.v…để thiết kế những phòng trưng bày, triển
lãm, những buổi biểu diễn nghệ thuật của từng dân tộc theo lịch đã ấn định…
nhằm đón tiếp và phục vụ hàng ngàn lượt du khách trong nước và quốc tế. Qua
đó, ta mới trực tiếp “cảm” và “thấy” được rõ ràng cái “tâm” và cái “hồn” của
văn hóa Việt Nam trong quá trình hội nhập. Lần đầu tiên, du lịch Việt Nam
đón tiếp được trên hai trăm ngàn du khách quốc tế, là tiền đề để mấy năm sau,
cuối năm 1994, đón người khách du lịch quốc tế thứ một triệu và năm 1997 là
một triệu bảy, đến năm 2001 vừa qua đã đạt trên hai triệu lượt khách quốc tế.
Bên cạnh quá trình du lịch Việt Nam thực sự ngày càng hội nhập sâu hơn và có
vị trí rõ ràng hơn trong các tổ chức du lịch thế giới và khu vực (WTO, PATA,
ASEANTA…), bên cạnh các doanh nghiệp du lịch trong nước đã đặt được
hàng chục văn phòng đại diện tại các nước và bắt được mối quan hệ hợp tác


với hàng trăm hãng du lịch trên thế giới, đến nay đã và đang có hàng tỉ đô la
của trên 20 nước tham gia đầu tư vào việc phát triển du lịch Việt Nam với tổng
số trên cả trăm dự án. Chưa thể và không thể có “đôi hài bảy dặm” nhưng rõ
ràng du lịch Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể và điều đáng kể nhất là
nội lực và động lực cơ bản cho sự phát triển của du lịch Việt Nam thời gian
qua (cũng như sắp tới đây) vẫn luôn được xác định là các giá trị văn hóa và các
di sản văn hóa dân tộc. Những “thời điểm mạnh” của du lịch Việt Nam, của du
lịch các địa phương thời gian qua vẫn là những ngày hội văn hóa - du lịch như
“Gặp gỡ Đất phương Nam”,”Hương sắc miền Nam”, “990 năm Thăng Long

– Hà Nội”, “Ấn tượng Mỹ Sơn” va “Đêm rằm phố cổ” v.v…Trong đó,
Festival Huế năm 2000 và 2002 vừa qua có thể được xem là một trong những
mô hình tiêu biểu như vậy. Không những là một hoạt động văn hóa - du lịch
lớn nhất nước, Festival Huế còn là hình ảnh điển hình của quá trình hội nhập
trên nhiều khía cạnh của du lịch Việt Nam với thế giới trong thời gian qua và
cả trong thời gian tới. Với sự phối hợp tuyên truyền quảng bá và xúc tiến bởi
nhiều doanh nghiệp du lịch của nhiều địa phương trong nước và trên thế giới,
một lượng đông đảo du khách nội địa cũng như quốc tế từ nhiều nơi dồn về
với các di sản văn hóa Huế (đã được công nhận là di sản văn hóa thế giới).
Ngoài ra qua Festival ấy người ta còn thấy sự giao lưu và hợp tác của các nước
với Việt Nam (trực tiếp là với Huế) thông qua các chương trình sinh hoạt văn
hóa nghệ thuật để góp phần tạo ra thêm chất lượng mới cho các sản phẩm du
lịch của Huế và của Việt Nam. Người ta cũng có thể xem Festival Huế là hình
thức bước đầu chuyển giao công nghệ của thế giới đối với Việt Nam để biến
festival trở thành là một hình thức tổ chức sản xuất các sản phẩm du lịch theo
quy mô lớn mà các di sản văn hóa nghệ thuật của Huế và của Việt Nam là chất
liệu chính. Có thể vì còn nghèo nàn, thiếu thốn về vật chất – kỹ thuật, vì chưa
đủ trình độ và kinh nghiệm mà Festival Huế còn hạn chế chỗ này chỗ nọ về tổ
chức…nhưng chắc chắn tinh thần Festival Huế thực sự là một cuộc đột phá
của văn hóa Huế và văn hóa Việt Nam trên bước đường hội nhập. Không phải
chỉ những người chủ trì tổ chức mà hình như toàn thể nhân dân Huế và nhân
dân dân Việt Nam đều thực sự trải lòng mình ra trong những ngày hội lớn ấy!


Rõ ràng đây là một bước hội nhập quan trọng của du lịch Việt Nam với du lịch
khu vực và thế giới thông qua văn hóa…

Có thể còn nhiều việc phải phấn đấu nhưng văn hoá chắc chắn là một
nội dung định hướng phát triển mang tính chiến lược của du lịch Việt Nam cả
trong trước mắt lẫn về lâu dài. Đây là con đường đúng đắn và hợp lý nhất để

có thể tạo nên một “Hình ảnh Việt Nam” với vị thế đặc biệt của nó trên thị
trường du lịch khu vực và thế giới? Điều này càng có ý nghĩa hơn trong bối
cảnh toàn cầu hóa hiện nay, khi mà “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt
Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc” đã trở thành một định hướng chiến
lược do Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra trong mọi quá trình tiếp tục thực hiện
đường lối “đổi mới” và chính sách “mở cửa”, Việt Nam muốn làm bạn với tất
cả các nước trên thế giới !…Tóm lại, nói một cách bao quát và cụ thể hơn :
văn hóa là “điểm tựa” vững chắc nhất của du lịch Việt Nam trên bước đường
hội nhập với du lịch khu vực và du lịch thế giới. “Điểm tựa” ấy dù có thể là
những tiềm năng lớn vẫn còn phải được khai mở từng bước nhưng chắc chắn
đó là “chỗ dựa” thực chất, căn cơ nhất trong quá trình phấn đấu cho mục tiêu
“Việt Nam – Điểm đến của thiên niên kỷ mới” !


TỪ LỄ HỘI MIDOSUJI – OSAKA 2001
SUY NGHĨ VỀ DU LỊCH VIỆT NAM
OSAKA (tên cổ là Naniwa) nằm ở phần cuối phía đông của vùng biển
nội địa Seto và gần với trung tâm địa lý nước Nhật. Từng ba lần được chọn là
kinh đô, từ thời cổ đại cho đến nay tuy qua nhiều chặng đường phát triển khác
nhau nhưng nhìn chung vùng đất này vẫn luôn là một trong những trung tâm
kinh tế và chính trị hàng đầu của Nhật Bản. Vào khoảng thế kỷ XVI, một trung
tâm thương mại, thủ công và cư trú quan trọng quanh một khu vực đền chùa
nổi tiếng gọi là Ishiyama Hongan-ji mà ngày nay dấu ấn của nó chính là Mido
suji, một trong những khu thương mại quan trọng nhất của Osaka, nơi định kỳ
cuối tháng 9 hàng năm người ta thường tổ chức một sinh hoạt lễ hội truyền
thống với quy mô khá lớn, đó chính là LỄ HỘI MIDOSUJI.
Năm 2001 này, năm chính thức bước vào thế kỷ mới, thiên niên kỷ mới,
MIDOSUJI được tổ chức như một lễ hội quốc tế với sự tham gia của nhiều
đoàn nghệ thuật của nhiều quốc gia trên thế giới. Theo lời mời của bạn, được
sự phân công của Sở Văn Hóa Thông Tin và quyết định của Uy ban nhân dân

Thành phố Hồ Chí Minh, chúng tôi cùng Nhà hát ca múa nhạc dân tộc Bông
Sen (cả đoàn gồm 25 thành viên) tham gia lễ hội này với tư cách như là một
đoàn Việt Nam đầu tiên đến với lễ hội MIDOSUJI – OSAKA. Chương trình
hoạt động chính thức của đoàn điễn ra trong 4 ngày từ 27/9 đến 30/ 9/2001 chủ
yếu là biểu diễn nghệ thuật (ca múa nhạc dân tộc) tại nhiều địa điểm khác nhau
ở Osaka và một số địa phương lân cận như Sakai, Kobe, Yao…nhằm gây
không khí chung theo yêu cầu của ban tổ chức lễ hội hoặc phục vụ Việt kiều
theo yêu cầu của Tổng lãnh sự quán Việt Nam. Ngoài ra, một chương trình
trọng điểm mà đoàn phải thực hiện theo kế hoạch chung đó là tham gia cuộc
diễu hành cùng với các đoàn Nhật và quốc tế khác vào chiều ngày 30/9/2001.


Với tư cách là một thành viên được phân công tham gia phụ trách đoàn
tuy bận rộn bởi nhiều công việc như giao lưu, tiếp xúc thậm chí có lúc phải
trực tiếp tổ chức biểu diễn…nhưng do tâm lý nghề nghiệp của một người quan
tâm nghiên cứu về văn hóa và du lịch, chúng tôi đã chú ý thu thập các thông
tin thực tế và tất cả đã để lại cho mình nhiều ấn tượng khá sâu sắc, có ý nghĩa.
Điều đáng nói đầu tiên là tuy được tổ chức với quy mô khá lớn, lực
lượng tham gia lễ hội (tập trung nhất là cuộc diễu hành chiều 30/ 9) có khá
nhiều đơn vị du lịch các nước, nhưng MIDOSUJI – OSAKA 2001 chưa phát
huy hết tác dụng của nó về mặt du lịch. Không khí lễ hội cũng rất sôi nổi
nhưng vẫn như là một ngày hội văn hóa địa phương hơn là một lễ hội du lịch
quốc tế đúng tầm cỡ của nó. Khách du lịch quốc tế chưa đông đảo, không phải
chỉ do giá cả ở Nhật quá đắt đỏ như người ta vẫn thường nói mà nguyên nhân
chính có lẽ chủ yếu là do tác động của biến cố ngày 11/ 9 vừa qua tại thủ đô
nước Mỹ. Rõ ràng du lịch là một cánh cửa của hòa bình, hữu nghị nhưng
ngược lại hòa bình và hữu nghị vẫn là điều kiện tất yếu tạo môi trường thuận
lợi cho sự phát triển của du lịch : trên từng địa phương, trong từng quốc gia
cũng như trên toàn thế giới hình như đều là như vậy!
Chúng ta nhấn mạnh vấn đề trên không phải chỉ về nguyên lý mà là vì

trong thực tế điều kiện công nghiệp hóa nói chung và trình độ công nghiệp du
lịch nói riêng của nước Nhật và của Osaka rõ ràng đã tiến tới mức khá cao so
với rất nhiều nước trên thế giới.
Chỉ tính riêng ở Osaka, người ta đã thấy quá trình công nghiệp hoá tại
địa phương đã đạt được những thành tựu lớn lao đồng thời đã tạo ra các tiềm
năng và các yếu tố nền tảng quan trọng để phát triển du lịch. Sân bay quốc tế
Kansai hoat động liên tục suố 24 giờ mỗi ngày, phục vụ cho hơn 71 thành phố
của 31 quốc gia và khu vực với 660 chuyến bay chuyên chở hành khách mỗi
tuần. Điều kiện giao thông đi lại khác, đặc biệt là mạng lưới xe điện ngầm rất
tốt, hệ thống khách sạn, nhà hàng, các dịch vụ phục vụ tiện nghi đời sống rất
phong phú và đạt chất lượng cao. Công viên thương mại Osaka (OBP) được
mệnh danh là “những cao ốc thông minh” toạ lạc trên một khu vực rộng 26
hecta nằm cạnh công viên Thành Osaka và sông Neyagawa với các hoạt động


thông tin, văn hóa và thương mại, khách sạn cao cấp. Quảng trường Cosmo ở
Nanko thuộc đảo Sakishima trong vịnh Osaka nằm ở trung tâm một khu đô thị
tối tân có thể phục vụ tốt các nhu cầu mậu dịch quốc tế, viễn thông, công nghệ
cao, sinh hoạt văn hóa và du lịch. Phim rườnng Universal (U.S.J) ở Konohana
huộc vùng duyên hải của Osaka là công viên điện ảnh đầu tiên bên ngoài nước
Mỹ (tức đứng sau hai phim trường ở Hollywood và Florida) rộng 54 hecta bao
gồm 18 khu đáng xem, có cả khu “TV Production Tour” cho du khách xem tận
mắt những chương trình truyền hình đang được ghi hình như thế nào, trong
năm 2001 nơi đây dự kiến sẽ đón khoảng 8 triệu du khách và doanh thu mỗi
năm ước tính khoảng 860 tỉ yên. Làng hải cảng Tempozan là một thế giới thần
tiên để nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí với những vòng đu quay lớn nhất thế giới
(đường kính 100 m, cao 112,5 m), với Bảo tàng Suntory có màn ảnh ba chiều
khổng lồ, bể cá nổi tiếng Kaiyukan Osaka và một khu phố mua sắm đồng thời
có các món ăn nổi tiếng trên thế giới v.v…Tóm lại trong điều kiện địa lý tự
nhiên tại chỗ, với quá trình công nghiệp hóa cao của mình, Osaka đã tạo ra

những sản phẩm du lịch mang tính “nhân tạo” là chủ yếu, bàn tay và khối óc
con người nơi đây đã góp phần hình thành nên một ngành “công nghiệp không
khói” rất rõ nét thông qua các hoạt động du lịch gắn bó trong mọi mặt đời sống
kinh tế - xã hội địa phương như một bộ phận hữu cơ không thể thiếu. Điều đó
cũng là quy luật, là nét chung của quá trình phát triển ngành du lịch tại các
nước công nghiệp phát triển cao.
Tuy nhiên, từ thực tế trên và qua không khí mùa lễ hội Midosuji –Osaka
2001 kết hợp liên hệ tình hình du lịch nước ta hiện nay, chúng ta có thể có
thêm những suy nghĩ mới về việc xây dựng, và phát triển ngành du lịch Việt
Nam cả trong hướng trước mắt lẫn lâu dài.
Khi vừa đến Osaka, chúng tôi đặc biệt chú ý về câu nói của một cán bộ
ở Tổng lãnh sự quán Việt Nam về cái gọi là “hiện tượng Việt Nam” đối với
người Nhật : đi du lịch Việt Nam, ngắm tà áo dài Việt Nam, thăm đồng ruộng
vườn cây ăn trái Việt Nam và đặc biệt là thưởng thức các món ăn Việt Nam
v.v…đang là mong muốn có thật của nhiều người Nhật hiện nay. Điều đó chí ít
cũng được xác định qua hiện tượng mà chúng tôi trực tiếp thấy rõ, đó là các


nhà hàng chuyên về món ăn Việt Nam xuất hiện khá nhiều ở Osaka và các
vùng lân cận. Và quả thực, sự có mặt của đoàn nghệ thuật Việt Nam chúng tôi
tại các điểm diễn công cộng, tại cuộc diễu hành trong lễ hội Midosuji luôn
được sự chú ý và cổ vũ đặc biệt của người Nhật, hình như không phải chỉ ở
sức hút toát lên từ giai điệu, tiết tấu âm nhạc đặc sắc, từ các động tác, đội hình
múa độc đáo, từ tà áo dài và chiếc nón lá đặc trưng, nổi bật …mà hình như còn
là ở những gì có thật trong lòng người dân xứ Phù Tang dành cho dân tộc và
đất nước Việt Nam chúng ta. Nếu điều đó là đúng thì nó càng cho phép chúng
ta một lần nữa thêm khẳng định về thế mạnh có thật của du lịch Việt Nam hiện
nay. Tuy sản phẩm du lịch Việt Nam còn ở dạng “thô” là chủ yếu, với nghĩa
tính công nghiệp của hoạt dộng du lịch nước ta có thể còn rất nhiều mặt hạn
chế, nhưng bù lại chất lượng sản phẩm du lịch Việt Nam có một giá trị rất cao

với sức hút lớn đó là yếu tố thiên nhiên còn nguyên sơ và bản sắc văn hóa dân
tộc độc đáo, hấp dẫn…Đây là thế mạnh hàng đầu của du lịch Việt Nam mà
nhất thiết chúng ta cần phải có một chiến lược đầu tư, nghiên cứu chiều sâu để
có những sản phẩm du lịch đủ sức cạnh tranh cùng du lịch các nước. Ngoài ra,
hiện nay trong bối cảnh phức tạp của tình hình thời sự thế giới, chúng ta lại có
thêm một “tiềm năng” và thế mạnh khác về du lịch. Việt Nam hiện được xem
là nơi ổn định, nơi có môi trường đầu tư an toàn nhất khu vực v.v…đó không
phải chỉ là cái giá lớn lao mà đất nước này được trả sau bao nhiêu năm xương
máu chiến tranh mà đối với sự nghiệp xây dựng, phát triển du lịch hiện nay, dó
còn chính là một môi trường - tài nguyên du lịch quan trọng nhất mà chúng ta
cần phải biết cách khai thác, phát huy kịp thời nhằm vừa góp phần vào sự
nghiệp “dân giàu, nước mạnh…” vừa tiến tới góp sức mở rộng cánh cửa hòa
bình, hữu nghị của thế giới vẫn còn nhiều khó khăn.


DU LỊCH VĂN HÓA VIỆT NAM – ĐÔNG NAM Á
VỚI CHIẾN LƯỢC HỢP TÁC & PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA KHU VỰC

____________________________________________

Các quốc gia Đông Nam Á được xem thuộc một khu vực lịch sử – văn
hóa đặc thù, đồng thời có mối quan hệ đặc biệt với nhiều nét thống nhất về văn
hóa – xã hội so với các nước thuộc khối Đông A và Nam Á nói riêng, với Châu
Á – Thái Bình Dương nói chung. Trong đó, do vị trí địa lý và hoàn cảnh lịch
sử, Việt Nam có một vai trò và tư thế khá đặc biệt, trước hết là đối với sự phát
triển của toàn khu vực. Mối quan hệ hợp tác phát triển Việt Nam – Đông Nam
Á trên mọi lĩnh vực vì vậy có ý nghĩa rất chiến lược và nhất thiết phải mang
tính bền vững. Đặt vấn đề phát triển du lịch văn hóa Việt Nam – Đông Nam Á
để góp phần vào việc thực hiện chiến lược ấy là có cơ sở khoa học và thực tiễn
nhất định.

Như chúng ta đã biết, thế mạnh hàng đầu của Việt Nam và các nước
Đông Nam Á là các vốn tiềm năng về văn hóa, cả vật thể lẫn phi vật thể với
nhiều nét bản sắc độc đáo, hấp dẫn so với bất cứ nơi nào khác trên thế giới.
Bên cạnh đó, thiên nhiên Việt Nam cũng như của cả khu vực rõ ràng là một
kho tàng vô giá về tính nguyên sơ, nguyên thủy, tính đa dạng sinh học cao (cả
về động, thực vật lẫn về con người…), sự phong phú với đủ loại địa hình, địa
mạo…Việt Nam hiện còn được xem là một nơi có môi trường xã hội thân thiện
và an toàn nhất v.v…Đây là những nguồn tài nguyên quan trọng hàng đầu để
phát triển du lịch và sự thật trên thực tế du lịch Việt Nam – Đông Nam Á nhìn
chung vẫn được đánh giá là nơi có tiềm năng lớn, sức hấp dẫn cao và sự phát
triển luôn năng động. Và đây lại là một việc rất có ý nghĩa đối với chiến lược
hợp tác và phát triển bền vững của toàn khu vực. Phát triển du lịch giữa các
nước Đông Nam Á là một trong những con đường tốt nhất để có thể ngày càng
tạo ra nhiều hơn sự hiểu biết, thêm gần gũi giữa các dân tộc, các quốc gia
trong vùng (vốn từng cùng một khu vực lịch sử – văn hóa). Đặc biệt thông qua


du lịch văn hóa, đánh thức được những giá trị văn hóa vốn có, biến nó trở
thành những yếu tố chính tạo nên chất lượng của các sản phẩm du lịch đồng
thời còn là “sợi dây đậm chất Người” thiêng liêng nhất góp phần vào quá
trình thắt chặt các mối quan hệ hợp tác, đoàn kết giúp nhau cùng phát triển
quả thực đó là một trong những con đường lý tưởng, mang nhiều ý nghĩa tích
cực cả về trước mắt lẫn về lâu dài đối với các cộng đồng trong khu vực. Giữa
một thế giới hiện đại đầy biến động phức tạp bởi sự thao túng của các thế lực
đen tối với nhiều âm mưu, nhiều thủ đoạn nhằm thường xuyên gây chia rẽ, hận
thù, thậm chí gây đau thương, chết chóc…thì phát triển du lịch (theo định
hướng văn hóa) nhằm tạo những “cánh cửa” hoà bình, hữu nghị ngày càng
rộng mở quả thực đó là cách làm hết sức tốt đẹp, có ý nghĩa rất chiến lược.
Đương nhiên việc phát triển theo định hướng như vậy bắt buộc mọi hoạt động
đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch nhất thiết phải phấn đấu

vươn tới mục tiêu phát triển bền vững thực sự. Và đây sẽ là động thái cực kỳ
quan trọng trực tiếp góp phần phát triển bền vững về mọi mặt hệ môi trường
sinh thái tự nhiên, hệ sinh thái xã hội và hệ kinh tế của toàn khu vực, góp phần
quản lý tốt các nguồn tài nguyên, giữ gìn phát huy được mọi sự đa dạng về
sinh học và văn hóa, góp phần nâng cao phúc lợi xã hội và phát triển đời sống
cộng đồng cả về trước mắt lẫn trong lâu dài. Nói cách khác, phát triển du lịch
văn hóa nhằm phát triển bền vững về du lịch sẽ góp phần phát triển bền vững
mọi mặt kinh tế – xã hội nói chung, trong từng quốc gia và trên toàn khu vực
đều là như vậy...
Với ý nghĩa như nêu trên, những con đường bộ “xuyên Á”, “xuyên
Đông Dương” nối các nước Đông Nam Á (qua Tây Ninh, qua Quảng Trị …),
những con đường thuỷ nối các nước “Tiểu vùng sông Mê kông” (qua sông
Tiền, sông Hậu) v.v…sẽ trở thành những “con đường tơ lụa” kiểu mới không
phải chỉ để kết nối các tỉnh phía Nam và cả đất nước Việt Nam với các nước
trong khu vực về giao thông đi lại, lưu thông hàng hóa mà còn là về giao lưu
văn hóa, về tinh thần thông cảm, hiểu biết lẫn nhau ngày càng sâu sắc giữa các
dân tộc trong vùng thông qua hoạt động du lịch và du lịch văn hóa. Cụ thể hơn,
việc phối kết hợp giữa các nước để tập trung trùng tu, tôn tạo các di tích, giữ


gìn phát huy có hiệu quả nhất các di sản văn hóa (vật thể và phi vật thể) thông
qua hoạt động du lịch là một sự nghiệp lớn trong chiến lược hợp tác và phát
triển bền vững khu vực. Theo hướng đó, nối kết quy hoạch du lịch văn hóa
giữa các quốc gia với toàn khu vực là việc làm cần thiết nhằm tiến tới tạo ra
những sản phẩm du lịch chung có chất lượng (giá trị lịch sử – văn hóa / giá trị
hàng hóa du lịch) đạt chuẩn mực cao nhất, ngang tầm và có sức cạnh tranh khu
vực, quốc tế…
Những mục tiêu lớn nói trên tất yếu đặt ra vấn đề hợp tác song phương,
đa phương toàn khu vực các nước thuộc ASEANTA (Hiệp hội du lịch Đông
Nam Á) với những chiến lược chung theo hướng sự phát triển du lịch của từng

nước góp phần phát triển cho du lịch cả khu vực và ngược lại. Việc phân công
phân cấp khu vực, quốc gia, vùng, miền, địa phương (tỉnh, thành) để vừa phát
triển du lịch tại chỗ vừa góp phần phát triển du lịch toàn khu vực là việc làm
hết sức cần thiết. Trong trường hợp đó lộ trình thúc đẩy quá trình khu vực hóa,
toàn cầu hóa đang ngày càng gia tốc phát triển trong khu vực và trên quy mô
toàn thế giới sẽ đi theo hướng ngày càng mang tính tự giác, có ý thức (thay vì
là tự phát, vô ý thức) không có gì khác hơn đó là thông qua một trong những
giải pháp tích cực: Con đường du lịch văn hóa !...
Tất nhiên những vấn đề cụ thể khác như “bỏ thủ tục visa” cho du khách
qua lại các nước trong khu vực, giải quyết vấn đề “tay lái nghịch” trên xe ô tô
của một số nước khi sang các nước trong khu vực, vấn đề giá cả (giao thông,
các dịch vụ du lịch…) v.v…tất cả đều cần phải được tính toán đến như một bộ
phận không thể không quan tâm trong một chiến lược chung…

Trải qua bao thử thách lịch sử, qua những cuộc chiến tranh, những
thiên tai dịch họa, gần nhất là những biến động tài chính – tiền tệ, dịch SARS
vừa qua chẳng hạn v.v…tất cả cho thấy rằng khu vực Đông Nam Á tồn tại như
là một cơ thể sống mà mỗi nước trong khu vực đều là một sinh thể mang tính
chất bộ phận có mối quan hệ hữu cơ với chính cái cơ thể ấy. Bước vào thế kỷ
mới, thiên niên kỷ mới, trước bao thời cơ và thách thức mới đang mở ra, thắt
chặt các mối quan hệ hợp tác vì sự phát triển toàn diện và bền vững các nước


trong khu vực cũng như cho toàn khu vực ngày càng đặt ra như là một trong
những quá trình xã hội có ý nghĩa tất yếu, khách quan và mang tính bức xúc
hàng đầu. Trong bối cảnh ấy, dù muốn hay không với tư cách là một quốc gia
vốn có nền văn hóa bản địa thuộc cơ tầng Đông Nam Á cổ và từng được xem
là một “Đông Nam Á thu nhỏ” (về địa lý, về tộc người, về văn hóa truyền
thống…), đồng thời cũng vì sự phát triển hiện tại của chính bản thân mình sau
bao nhiêu năm tàn phá bởi chiến tranh khốc liệt : Việt Nam phải phấn đấu

vươn lên làm một trong những “đầu mối” quan trọng để góp phần tích cực
nhất, có hiệu quả nhất vào quá trình đó. Có thể còn nhiều việc phải làm nhưng
khi đã làm tất cả mà chúng ta vẫn chưa tập trung làm bật lên được sự phát triển
vững chắc của du lịch văn hóa Việt Nam – Đông Nam Á theo các định hướng
như đã nêu ở trên thì xem như chắc chắn đó vẫn còn là sự thiếu sót lớn !


VĂN HÓA NHÂN LỰC
TRONG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH
Người ta vẫn thường nói : con người là yếu tố quyết định tất cả v, ci “gốc”con
người là văn hóa. Hoạt động du lịch vì vậy nhất thiết phải quan tâm và có giải pháp
để thực hiện tốt chiến lược phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cho mình, hay
nói cách khác, “văn hóa nhân lực” là vấn đề mấu chốt của quá trình xây dựng và
phát triển du lịch hiện nay ở nước ta. Vấn đề đặt ra ở đây là tại sao văn hóa là yếu tố
cơ bản quyết định chất lượng nguồn nhân lực, góp phần phát triển hoạt động du lịch
một cách vững chắc nhất và giải pháp nào để nâng cao yếu tố “văn hóa nhân lực”
nhằm góp phần phát triển bền vững hoạt động du lịch ?
1. VĂN HÓA (TRONG CHẤT LƯỢNG) NHÂN LỰC DU LỊCH
Nhân lực du lịch đó là lực lượng lao động trong ngành và trong cộng đồng
xã hội tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào hoạt động du lịch với một năng lực tay
nghề, trình độ nhận thức nhất định cùng với những phẩm chất tối thiểu về thể lực, trí
tuệ, đạo đức v.v…
Nguồn nhân lực ấy bao gồm đội ngũ đang có (hiện thực) và sẽ có (tiềm năng /
dự bị), trên tổng thể bao gồm :
(1) Đội ngũ tác nghiệp (kinh doanh, dịch vụ…) du lịch
(2) Đội ngũ quản lý (Nhà nước, sự nghiệp, doanh nghiệp) về du lịch
(3) Đội ngũ kỹ thuật tham gia trong mọi cơ quan hoạt động du lịch
(4) Đội ngũ nghiên cứu, giảng dạy về du lịch…
Để đội ngũ trên phát huy trong thực tế, chắc chắn chất lượng nhân lực là vấn
đề không thể không đặt ra. Đó chính là yếu tố cấu thành năng lực, phẩm chất thực tế

của đội ngũ tham gia vào hoạt động du lịch đảm bảo khả năng tạo hiệu quả phát
triển bền vững cho các lĩnh vực hoạt động du lịch. Nếu văn hóa được xem là những
giá trị tốt đẹp (khoa học – nhân bản – thẩm mỹ) có thể “gieo trồng” và “điều chỉnh”
sự phát triển của con người và xã hội với tư cách “vừa là mục tiêu vừa là động
lực”… thì khái niệm “Văn hóa nhân lực du lịch ” có thể được xem như là cách nói
bao quát vấn đề như vừa nêu, trực tiếp là vốn văn hóa nghề nghiệp và văn hóa nhân
cách, hành vi cụ the của đội ngũ con người tham gia làm du lịch. Và, từ đó người ta


cũng có thể đề cập về “Nguồn (văn hóa) nhân lực chất lượng cao trong du lịch”. Đó
là những “người lao động có trí tuệ cao, tay nghề thành thạo, có phẩm chất tốt đẹp,
được đào tạo, bồi dưỡng và phát huy” tốt nhất (Dựa theo văn kiện ĐHĐBTQ lần thứ
IX của Đảng CSVN) trong các lĩnh vực hoạt động du lịch nói chung.
2. VAI TRÒ “VĂN HÓA NHÂN LỰC” ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG DU
LỊCH
Du lịch với tư cách là một hoạt động xã hội cụ thể, về cơ bản bao gồm ba
thành tố (yếu tố cấu thành): Doanh nghiệp / ngành du lịch (Tourism supplier), Sản
phẩm du lịch (Tourism products), Khách du lịch (Tourist). Ba thành tố đó có mối
quan hệ hữu cơ với nhau và chắc chắn có mối quan hệ với vấn đề “Văn hóa nhân
lực” trong quá trình phát triển của nó.
2.1. “Văn hóa nhân lực” với DOANH NGHIỆP / NGÀNH DU LỊCH :
Qua thực tế cho thấy, “sức mạnh” của một doanh nghiệp du lịch được thể
hiện ra ở trong cơ sở vật chất – kỹ thuật (nhà cửa, trang thiết bị…), trong tổ chức, lề
lối hoạt động, cơ chế chính sách …và đặc biệt là trong năng lực, trình độ tác nghiệp,
quản lý của đội ngũ cán bộ (nguồn nhân lực) du lịch các loại của doanh nghiệp ấy.
Đó là trình độ khoa học kỹ thuật và công nghệ / vốn tri thức tổng hợp / kinh nghiệm
thực tiễn / kỹ năng và phương pháp tác nghiệp, đặc biệt là vai trò của “TÂM - TÀI TÍNH” trong tác nghiệp & giao tiếp, ứng xử của đội ngũ cán bộ ấy. Trong đó, vai trò
của lực lượng quản lý đối với ngành du lịch cần phải được nhấn mạnh. Đó là những
“đầu mối” (các cấp) có vai trò quyết định đối với sự phát triển riêng và chung toàn
ngành. Đó là những nhà “LÃNH ĐẠO + QUẢN LÝ + CHUYÊN GIA + DOANH

NHÂN ” đúng nghĩa…và đó là nguồn nhân lực “chất lượng cao ” thực sự của
ngành.
Trong các khía cạnh “Văn hóa nhân lực”ở đây chúng ta có thể khẳng định
rằng năng lực, phẩm chất tác nghiệp, phong cách giao tiếp ứng xử của cá nhân, tập
thể không chỉ là cái riêng mà còn là cái chung phản ánh nội lực thật của đơn vị
doanh nghiệp / ngành du lịch nơi mà bản thân cá nhân, tập thể ấy đang làm việc. Đối
với cá nhân lãnh đạo, điều đó càng nhân lên nhiều lần tầm quan trọng vì người quản
lý là linh hồn, là hạt nhân nội lực của tập thể trong mọi nơi, mọi lúc !...
2.2. “Văn hóa nhân lực” với SẢN PHẨM DU LỊCH :
Từ góc độ “Du lịch học” và qua thực tế người ta có thể xác định rằng : “ Bất
cứ tài nguyên tự nhiên hoặc nhân văn nào, bất cứ sản phẩm của lĩnh vực sản xuất


nào, nếu được thiết kế, cải tạo và vận hành phù hợp đều có thể trở thành sản phẩm
du lịch để giới thiệu với du khách. Trí tuệ của cán bộ chỉ đạo điều hành và lực lượng
lao động có kỹ năng của ngành du lịch sẽ là lực lượng nồng cốt thực hiện mục tiêu
trên, đưa Du lịch thành ngành kinh tế dịch vụ quan trọng, mang lại nguồn lợi lớn
cho đất nước”1. Điều đó cũng đồng nghĩa với nguyên lý : CHẤT LƯỢNG (VĂN
HÓA) NHÂN LỰC là tiền đề quyết định CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM DU LỊCH ,
hay cụ thể hơn, đó là : Bản thân năng lực, trình độ, phẩm chất, phong cách phục
vu…của cán bộ, nhân viên du lịch vừa là yếu tố sáng tạo ra SẢN PHẨM vừa là một
bộ phận quan trọng của CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM DU LỊCH …
2.3. “Văn hóa nhân lực” với KHÁCH DU LỊCH :
Thực chất đây là việc thúc đẩy phát triển các yếu tố khách quan – chủ quan
quyết định tạo nên chất lượng của nhân tố “chủ thể” trong hoạt động du lịch, tức
mối quan hệ qua lại giữa người làm du lịch – khách du lịch nhằm đem đến hiệu quả
cho mục tiêu cao nhất :
(1) Phát huy vai trò “Văn hóa nhân lực du lịch” đối với mặt tích cực của
việc “du khách đến càng đông càng tốt”nhằm :
+ Tạo thu nhập và phát triển đơn vị, phát triển ngành du lịch

+ Góp phần phát triển kinh tế – xã hội của địa phương và của đất nước
+ Tạo điều kiện giao lưu và phát triển văn hóa v.v…
(2) Đề cao vai trò “Văn hóa nhân lực du lịch” trong việc đấu tranh, khắc
phục mặt tiêu cực khi “du khách đến càng đông càng có nguy cơ”về :
+ An ninh trật tự (chính trị / kinh tế…)
+ Ô nhiễm môi trường (tự nhiên / xã hội )
+ Thị hiếu, lối sống (cá nhân / cộng đồng)…
Ngoài ra, mối quan hệ giữa “Văn hóa nhân lực du lịch” (trong doanh
nghiệp / ngành du lịch) đối với việc thu hút du khách (thông qua sản phẩm du lịch)
cũng là vấn đề cực kỳ quan trọng. Đó là việc nghiên cứu đáp ứng tốt các nhu cầu
văn hóa tinh thần (the spritual cultural needs) của du khách như : Thông tin (cái
Mới), Chủ thể (cái Ta), Nghỉ ngơi – giải trí (Chơi)…
3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO “VĂN HÓA NHÂN LỰC” GÓP PHẦN
PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG DU LỊCH
1 Trần Trung Dũng : Bản tin Dự án PTNNLDLVN, 7 – 2007.


Nhìn trn tổng thể, mu thuẫn lớn nhất đặt ra hiện nay của ngnh du lịch với
tính chất l một ngnh nghề cịn “non trẻ”, đó là tính tự pht (thiếu khoa học / tính
chuyên nghiệp) trong hoạt động (nội bộ ngành / toàn x hội)…Về nguyên lý việc xây
dựng một ngành nghề phải theo nguyên tắc : tạo ngnh rồi mới cĩ thể tạo nghề. Cĩ
nghĩa rằng phải tạo ra lý thuyết, lý luận bn cạnh việc xy dựng tổ chức của ngnh v.v…
Rồi lại phải có hoạt động truyền đạt tri thức kết hợp hoạt động thực hnh, thực tế
nhằm xy dựng những kiến thức - kỹ năng để có thể tạo ra đội ngũ thơng thạo nghề
nghiệp. Do đó vấn đề đào tạo nhân lực gắn với nghin cứu khoa học chắc chắn là một
trong những vấn đề bức xúc nhất của ngành trong mọi giai đoạn, nhất là trong tình
hình hiện nay.
3.1. Giải pháp, điều kiện chung
+ Phát triển NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH : Đó là những giải pháp
nhằm chủ động nâng cao giá trị nguồn lực con người theo hướng chuyên nghiệp hóa

và phát huy tốt nhất hiệu quả sử dụng nguồn lực ấy trong thực tiễn hoạt động du lịch,
bao gồm sự phát triển về :


Số lượng nguồn lao động (đông)



Chất lượng sức lao động (tinh)



Cơ cấu đội ngũ lao động (đồng bộ)



Tác dụng trong thực tế lao động…
+ Quản lý NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH : Đó là những giải pháp

nhằm thu hút, động viên, phát triển, giữ chân con người gắn với tổ chức nhằm
phục vụ cho sự nghiệp phát triển của doanh nghiệp / ngành du lịch,


Lập kế hoạch / tuyển chọn



Động viên,đánh giá




Quan hệ nhân sự



Đào tạo bồi dưỡng



Xây dựng kế hoạch và chiến lược phát triển đội ngũ…

gồm:

+ Điều kiện đào tạo, xây dựng, phát triển nguồn nhân lực du lịch:


Đội ngũ giáo viên / giảng viên, đào tạo viên du lịch



Cơ sở vật chất – kỹ thuật, công nghệ & năng lực quản lý của các
đơn vị đào tạo du lịch



Nội dung chương trình, giáo trình, tài liệu tham khảo dạy và học
về du lịch



×