Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Câu hỏi ôn tập luật hành chính có đáp án

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (92.62 KB, 15 trang )

Câu1: Bằng kiến thức đã học, anh (chị) hãy chứng minh rằng: quan hệ pháp luật hành
chính là những quan hệ phát sinh trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước.
* Khái niệm quan hệ pháp luật hành chính:
Là những quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động QLHCNN, được điều chỉnh bởi các quy
phạm pháp luật hành chính giữa các chủ thể mang quyền và nghĩa vụ với nhau theo quy định
của pháp luật hành chính.
* Quan hệ pháp luật hành chính là những quan hệ phát sinh trong hoạt động quản lý hành chính
nhà nước được thể hiện qua đối tượng điều chỉnh của luật hành chính và đặc điểm của quan hệ
pháp luật hành chính.
- Đối tượng điều chỉnh của một ngành luật hành chính bao gồm các quan hệ xã hội phát sinh
trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước (đặc trưng là hoạt động chấp hành và điều hành).
Các quan hệ thuộc đối tượng điều chỉnh của ngành Luật Hành chính được chia thành 3 nhóm:
Nhóm 01: Các quan hệ hình thành trong hoạt động quản lý HCNN của các cơ quan hành chính
nhà nước.
Đây là nhóm quan hệ cơ bản nhất, lớn nhất và quan trọng nhất. Nhóm này bao gồm các quan
hệ cụ thể sau đây:
+ Quan hệ giữa cơ quan hành chính cấp trên - cơ quan hành chính cấp dưới (theo hệ thống dọc)
+ Quan hệ giữa cơ cơ quan hành chính nhà nước thẩm quyền chung với cơ quan hành chính
thẩm quyền riêng (cơ quan chuyên môn) cùng cấp
+ Quan hệ giữa cơ cơ quan HC thẩm quyền riêng cùng cấp với nhau về những vấn đề mà mỗi
cơ quan được giao quyền quản lý
+ Quan hệ giữa các cơ quan thẩm quyền riêng cấp trên với cơ quan thẩm quyền chung cấp dưới
+ Quan hệ giữa cơ quan hành chính nhà nước với các đơn vị cơ sở trực thuộc
+ Quan hệ giữa cơ quan hành chính nhà nước với các đơn vị kinh tế
+ Quan hệ giữa Cơ quan hành chính nhà nước với các cơ quan trung ương đóng tại địa phương


+ Cơ quan hành chính nhà nước với các TCXH
+ Cơ quan hành chính nhà nước với cá nhân, công dân
Nhóm 2: Các quan hệ trong quản lý hành chính nội bộ của các cơ quan nhà nước (cơ quan
quyền lực, xét xử


và cơ quan ks - mang tính chất chấp hành và điều hành)
VD: Như tuyển dụng, bổ nhiệm, điều động, lên lương, khen thưởng, kỷ luật…cán bộ, công
chức nội bộ.
Nhóm 3: Các quan hệ mang tính chất chấp hành và điều hành phát sinh trong hoạt động của
các cơ quan nhà nước khác và của các TCXH được nhà nước trao quyền quản lý
VD: Hoạt động xử phạt hành chính của chủ tọa phiên tòa đối với người có hành vi gây rối trật
tự phiên tòa.
- Về đặc điểm quan hệ pháp luật hành chính đã thể hiện là những quan hệ phát sinh trong hoạt
động quản lý hành chính nhà nước. Các đặc điểm đó là:
+ Quyền - Nghĩa vụ các bên tham gia quan hệ pháp luật hành chính, gắn với hoạt động chấp
hành, điều hành.
+ Một bên trong quan hệ pháp luật hành chính phải là chủ thể sử dụng quyền lực nhà nước.
+ Các tranh chấp phát sinh trong quan hệ pháp luật hành chính phải được giải quyết trước hết
theo trình tự thủ tục hành chính - Ngoài ra: thủ tục tố tụng hành chính.
+ Vi phạm pháp luật hành chính do lỗi một bên tham gia quan hệ sẽ dẫn đến trách nhiệm hành
chính trước nhà nước, chứ không phải trách nhiệm trước bên kia như trong quan hệ pháp luật
hành chính.
Câu 2: Hãy nêu và phân tích các yêu cầu cơ bản của quyết định hành chính nhà nước.
* Khái niệm: Quyết định QLHCNN là sự biểu hiện ý chí của nhà nước, của các chủ thể được
thực hiện quyền lực nhà nước trong hoạt độngQLHCNN, và được tiến hành theo một trình tự,


thủ tục, thể hiện dưới những hình thức do pháp luật quy định nhằm tổ chức và điều chỉnh các
quan hệ xã hội và hành vi hoạt động của con người.
* Các yêu cầu:
- Bảo đảm tính chất chính trị
- Bảo đảm tính hợp pháp
- Bảo đảm tính hợp lý
- Quyết định quản lý hành chính nhà nước phải được ban hành đúng hình thức và thủ tục do
pháp luật quy định

- Đảm bảo kỹ thuật ban hành quyết định quản lý hành chính nhà nước:
* Phân tích:
+ Bảo đảm tính chất chính trị.
Vì nó thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng và nhà nước nên nó phải được trái với chủ
trương, đường lối của Đảng và nhà nước.
VD: Văn kiện đại hội 10 đưa ra. Tiến tới phải kiện toàn bộ máy HCNN, thực hiện Bộ máy
quản lí đa ngành, đa lĩnh vực. Dựa vào đấy Chính phủ phải kiện toàn bộ máy của mình.
+ Bảo đảm tính hợp pháp
- Nó phải dựa vào các luật và phù hợp với luật
- Ban hành đúng thẩm quyền, theo quy định của pháp luật
- Trên cơ sở căn cứ mà pháp luật cho phép….
+ Bảo đảm tính hợp lý
- Hài hòa giữa lợi ích nhà nước, tập thể và cá nhân,
- Cụ thể và phù hợp với đời sống xã hội, đối tượng thi hành
- Có tính hệ thống toàn diện


- Đúng thời điểm
+ Quyết định quản lý hành chính nhà nước phải được ban hành đúng hình thức và thủ
tục do pháp luật
quy định
- Phải đúng tên gọi
- Thể thức với đầy đủ các yếu tố...
- Đảm bảo các thủ tục ban hành
- Yêu cầu dân chủ cao, khách quan và khoa học.
VD: Phải dựa vào căn cứ naod; – Từ nguồn PL nào
+ Đảm bảo kỹ thuật ban hành quyết định quản lý hành chính nhà nước:
- Ngôn ngữ đúng văn phong,
- Văn phong rõ ràng
- Nội dung rể hiểu

` - Câu cú chính xác, không đa nghĩa...
VD: Văn phong hành chính không ẩn dụ...
Câu 3: (5 điểm). Hãy phân tích các phương pháp trong quản lý hành chính nhà nước.
2.1. Khái niệm phương pháp QLHCNN:
+ Phương pháp quản lý nói chung: Là cách thức được tiến hành trên cơ sở một hệ thống những
nguyên tắc được đúc kết lại mà chủ thể vận dụng nhằm đạt được mục tiêu tốt nhất.
Xuất phát từ khái niệm và các đặc trưng của phương pháp quản lý nhà nước nói chung để ta
xây dựng nên khái niệm và các phương pháp cụ thể của QLHCNN là:


Là tổng hợp các biện pháp, cách thức mà nhà nước sử dụng để tác động lên các chủ thể khác
trong quan hệ xã hội phát sinh trong QLHCNN, nhằm đảm bảo việc thực hiện các chức năng,
nhiệm vụ, thẩm quyền của cơ quan hoặc thủ trưởng các cơ quan HCNN.
2.2. Các phương pháp cơ bản của QLHCNN.
- Quản lý nhà nuớc có các phương pháp:
- Phương pháp kinh tế.
- Phương pháp hành chính
- Phương pháp giáo dục, thuyết phục, động viên
- Phương pháp hiện thực hóa
- Phướng pháp quản lý theo mục tiêu
- Phương pháp quản lý theo tiêu chuẩn chất lượng ISO.
Vậy, trong QLHCNN có các phuơng pháp nào?
* Nhóm thứ nhất
+ Phương pháp kinh tế,
- Tác động dựa trên các lợi ích vật chất,
- Nhưng phải kết hợp hài hòa giữa lợi ích tập thể với lợi ích cá nhân...
VD: Tăng lương không tham nhũng, khích lệ lao động...
+ Phương pháp hành chính
- Tác động trực tiếp của chủ thể quản lý lên các đối tượng
- Mệnh lệnh hành chính mang tính đơn phương,

- Khen thưởng gắn liền với kỷ luật.
+ Phương pháp giáo dục tư tưởng, đạo đức XHCN.


- Đây là phướng pháp động viên tinh thần
- Phỉa kết hợp với giáo dục pháp luật
- Giáo dục phải thường xuyên, liên tục.
+ Phương pháp kế hoạch hóa,
- Dự báo tình hình,
- Đưa ra các chương trình, kế hoạch
+ Phương pháp thống kê,
- Điều tra, khảo sát
- Thu thập và xử lý thông tin....
+ Phương pháp tâm lý - xã hội học.
- Cơ sở vật chất gắn liền với tâm lý con người
* Nhóm thứ hai:
Các phương pháp của các môn khoa học khác được vận dụng vào quản lý nhà nước.
- Phương pháp kế hoạch hóa,
- Phương pháp thống kê,
- Phương pháp tâm lý xã hội học,
- Phương pháp toán học,
- Phương pháp sinh học.
Câu 4: (5 điểm). Hãy trình bày các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công chức theo quy
định hiện hành.
3.1.1.Quyền của cán bộ công chức: (Theo điều 11, 12, 13, 14- Luật CBCC 2008)
* Quyền của CB,CC được bảo đảm các điều kiện thi hành công vụ


- Được giao quyền tương xứng với nhiệm vụ.
- Được bảo đảm trang thiết bị và các điều kiện làm việc khác theo quy định của pháp luật.

- Được cung cấp thông tin liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
- Được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ.
- Được pháp luật bảo vệ khi thi hành công vụ.
* Quyền của cán bộ, công chức về tiền lương và các chế độ liên quan đến tiền lương
- Được Nhà nước bảo đảm tiền lương tương xứng với nhiệm vụ, quyền hạn được giao, phù hợp
với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước. Cán bộ, công chức làm việc ở miền núi, biên giới,
hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt
khó khăn hoặc trong các ngành, nghề có môi trường độc hại, nguy hiểm được hưởng phụ cấp
và chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật.
- Được hưởng tiền làm thêm giờ, tiền làm đêm, công tác phí và các chế độ khác theo quy định
của pháp luật.
* Quyền của cán bộ, công chức về nghỉ ngơi
Cán bộ, công chức được nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, nghỉ để giải quyết việc riêng theo quy định
của pháp luật về lao động. Trường hợp do yêu cầu nhiệm vụ, cán bộ, công chức không sử dụng
hoặc sử dụng không hết số ngày nghỉ hàng năm thì ngoài tiền lương còn được thanh toán thêm
một khoản tiền bằng tiền lương cho những ngày không nghỉ.
* Các quyền khác của cán bộ, công chức
Cán bộ, công chức được bảo đảm quyền học tập, nghiên cứu khoa học, tham gia các hoạt động
kinh tế, xã hội; được hưởng chính sách ưu đãi về nhà ở, phương tiện đi lại, chế độ bảo hiểm xã
hội, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật; nếu bị thương hoặc hy sinh trong khi thi hành
công vụ thì được xem xét hưởng chế độ, chính sách như thương binh hoặc được xem xét để
công nhận là liệt sĩ và các quyền khác theo quy định của pháp luật.
3.1.2. Nghĩa vụ của cán bộ, công chức: (Theo điều 8,9, 10-Luật CBCC 2008)


* Nghĩa vụ của cán bộ, công chức đối với Đảng, Nhà nước và nhân dân
- Trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
bảo vệ danh dự Tổ quốc và lợi ích quốc gia.
- Tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân.
- Liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân.

- Chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà
nước.
* Nghĩa vụ của cán bộ, công chức trong thi hành công vụ
- Thực hiện đúng, đầy đủ và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được
giao.
- Có ý thức tổ chức kỷ luật; nghiêm chỉnh chấp hành nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức,
đơn vị; báo cáo người có thẩm quyền khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật trong cơ quan, tổ
chức, đơn vị; bảo vệ bí mật nhà nước.
- Chủ động và phối hợp chặt chẽ trong thi hành công vụ; giữ gìn đoàn kết trong cơ quan, tổ
chức, đơn vị.
- Bảo vệ, quản lý và sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài sản nhà nước được giao.
- Chấp hành quyết định của cấp trên. Khi có căn cứ cho rằng quyết định đó là trái pháp luật thì
phải kịp thời báo cáo bằng văn bản với người ra quyết định; trường hợp người ra quyết định
vẫn quyết định việc thi hành thì phải có văn bản và người thi hành phải chấp hành nhưng
không chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành, đồng thời báo cáo cấp trên trực tiếp của
người ra quyết định. Người ra quyết định phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định
của mình.
- Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
* Nghĩa vụ của cán bộ, công chức là người đứng đầu


Ngoài việc thực hiện các nghĩa vụ trên, cán bộ, công chức là người đứng đầu cơ quan, tổ chức,
đơn vị còn phải thực hiện các nghĩa vụ sau đây:
- Chỉ đạo tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao và chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động của
cơ quan, tổ chức, đơn vị;
- Kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn việc thi hành công vụ của cán bộ, công chức;
- Tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống quan liêu, tham nhũng, thực hành tiết kiệm,
chống lãng phí và chịu trách nhiệm về việc để xảy ra quan liêu, tham nhũng, lãng phí trong cơ
quan, tổ chức, đơn vị;
- Tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về dân chủ cơ sở, văn hóa công sở trong cơ

quan, tổ chức, đơn vị; xử lý kịp thời, nghiêm minh cán bộ, công chức thuộc quyền quản lý có
hành vi vi phạm kỷ luật, pháp luật, có thái độ quan liêu, hách dịch, cửa quyền, gây phiền hà
cho công dân;
- Giải quyết kịp thời, đúng pháp luật, theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền
giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của cá nhân, tổ chức;
- Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Câu 5: (5 điểm). Để xác định cơ quan hành chính nhà nước cần phải dựa vào những đặc
điểm nào? Anh, chị hãy phân tích các đặc điểm đó.
1. Khái niệm, đặc điểm cơ quan hành chính NN
a. Khái niệm:
Cơ quan hành chính nhà nước là một dạng cơ quan nhà nước, là bộ phận cấu thành của bộ máy
nhà nước, thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước trên các lĩnh vực của đời sống xã
hội, thông qua hoạt động chấp hành và điều hành, có thẩm quyền mang tính quyền lực nhà
nước.
Cơ quan hành chính nhà nước là một bộ phận của bộ máy nhà nước do nhà nước lập ra để thực
hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước.
b. Đặc điểm:


- Là một bộ máy chấp hành của cơ quan quyền lực Nhà nước: Các cơ quan HCNN chịu trách
nhiệm và báo cáo trước các cơ quan quyền lực nhà nước và trước cơ quan HCNN cấp trên, do
cơ quan quyền lực NN thành lập. Vì vậy, chúng chịu sự chỉ đạo, kiểm tra và giám sát của cơ
quan quyền lực NN tương ứng, chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước cơ quan quyền lực
Nhà nước.
VD: Ở TW: CP, Bộ...
Ở ĐP: UBND các cấp. các Sở...
Xong cũng có những cơ quan HCNN không do cơ quan quyền lực nhà nước thành lập, nhưng
vẫn phải chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan quyền lực Nhà nước.
VD: Sở GD và ĐT chịu sự kiểm tra, giám sát của UBND tỉnh.
- Hoạt động của các cơ quan HCNN là hoạt động mang tính chấp hành và điều hành: Nhằm thi

hành HP và PL, đưa HP và PL vào cuộc sống. Chấp hành: chịu trách nhiệm và báo cáo trước cơ
quan quyền lực nhà nước và các cơ quan hành chính cấp trên, hoạt động của các cơ quan hành
chính nhà nước là đối tượng giám sát, kiểm tra của cơ quan quyền lực nhà nước và cơ quan
hành chính nhà nước cấp trên. Điều hành: có nghĩa là tổ chức quản lý mọi hành động của đời
sống theo các luật, các văn bản của cơ quan quyền lực nhà nước (NQ của QH, UBTVQH, NQ
của HĐND), các văn bản của cơ quan hành chính nhà nước cấp trên.
- Thẩm quyền của cơ quan HCNN được giới hạn chủ yếu trong hoạt động chấp hành và điều
hành. Gắn với 1 cơ quan hành chính nhà nước có 1 thẩm quyền nhất định, chính phủ có thẩm
quyền của chính phủ, bộ, cơ quan ngang bộ... cũng có thẩm quyền riêng của các cơ quan này.
Nhưng không phải cơ quan HCNN nào cũng chỉ có 2 nhiệm vụ chấp hành và điều hành, mà có
những cơ quan HCNN còn có nhũng nhiệm vụ khác nữa.
- Hệ thống các cơ quan HCNN được liên kết với nhau hết sức chặt chẽ, thành một chỉnh thể
thống nhất.
- Có cơ cấu phức tạp, số lượng cơ quan và biên chế lớn.


Phức tạp: tổ chức thêo cấp và phân hệ, theo chiều ngang và theo chiều dọc.Số lượng lớn: 18
bộ, 04 cơ quan
ngang bộ, 7 cơ quan thuộc chính phủ, 63 UBND cấp tỉnh, 680 UBND cấp huyện, với khoảng
hơn 11 nghìn UBND
cấp xã...Biên chế lớn theo cấp số nhân với số lượng cơ quan.
- Có mối quan hệ chặt chẽ với các cơ quan tư pháp:
Mặc dù hoạt động khác với cơ quan Kiểm sát và Tòa án, nhưng giữa chúng có mối quan hệ
chặt chẽ với nhau.
VD: CP ban hành các VB liên quan đến vấn đề xét xử, trên cơ sở đó TA và VKS thực hiện.
Các đặc điểm mở rộng:
- Các cơ quan hành chính nhà nước thực hiện quản lý bằng phương pháp đơn phương QĐ:
Trên cơ sở phát huy chủ động, sáng tạo của các cấp. Các cơ quan Hành chính Nhà nước hoạt
động mang tính
quyền lực Nhà nước, cấp dưới phải phục tùng cấp trên, cấp trên chỉ đạo hoạt động của cấp

dưới.
- Hoạt động được duy trì thường xuyên, liên tục, khẩn trương.:
Đó là 1 hệ thống tương đối ổn định và thích ứng cao. Các mặt hoạt động của đời sống xã hội
luôn diẽn ra và
phát triển, do vậy các cơ quan Hành chính Nhà [triển các mặt hoạt động đó.
Câu 6: (5 điểm). Bằng kiến thức đã học anh, chị hãy phân tích các nguyên tắc trong quản
lý hành chính nhà nước.
1. Khái niệm nguyên tắc quản lý HCNN
Là những quan điểm, tư tưởng mang tính chỉ đạo, xây dựng, tổ chức bộ máy nhà nước và quản
lý hành chính


nhà nước, phản ánh bản chất của nhà nước và đảm bảo cho nhà nước được tồn tại và phát triển.
2. Các nguyên tắc QL HCNN
Gồm có 2 nhóm:
3.1. Nhóm nguyên tắc chung:
a. Nguyên tắc Đảng lãnh đạo nhà nước
- Khảng định vai trò của tổ chức Đảng
- Lãnh đạo thông qua đường lối, chính sách
- Thông qua các tổ chức đảng và đảng viên...
- Lãnh đạo công tác xây dựng pháp luật...
b. Nguyên tắc nhân dân lao động tham gia xây dựng, quản lý nhà nước và xã hội:
- Khẳng định nhân dân là người chủ đất nước
- Đây là yêu cầu khách quan, cấp bách
- Dưới nhiều hình thức khác nhau: bầu cử, ứng cử....
c. Nguyên tắc tập trung dân chủ:
- Phải bảo đảm sự chỉ đạo, tập trung, thống nhất
+ Địa phương phục tùng trung ương
+ Cấp dưới phục tùng cấp trên
+ Cán bộ nhân dân phục tùng thủ trưởng...

+ Thiểu số phục tungd đa số
- Trong quá trình thực hiện phải tránh quan liêu, bảo thủ, đảm bảo quyền sáng tạo, chủ động,
quyền làm chủ
của nhân dân. cấm tự do, tùy tiện...


d. Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa:
- Tuân thủ các quy định của pháp luật
- Vi phạm phải bị xử lý nghiêm minh
- Thực hiện nguyên tắc để bảo vệ lợi ích của nhân dân
- Đồng thời phải xây dựng được hệ thống pháp luật đồng bộ, hoàn chỉnh...
đ. Nguyên tắc có kế hoạch và khách quan:
- Hoạt động phải có chương trình, kế hoạch...
- Đảm bảo tính khách quan
e. Nguyên tắc công khai, lắng nghe ý kiến của nhân dân và dư luận xã hội:
- Công khai để nhân dân biết, để tôn trọng nhân dân
- Xây dựng được chế dộ công khai
- Nếu thay đổi phải thông báo rộng rái trên các thông tin đại chúng.
- Tổ chức tốt công tác tiếp dân
- Tiếp thu, lắng nghe ý kiến của nhân dân...
3.2. Các nguyên tắc riêng:
a. Kết hợp QLNN theo ngành và theo lãnh thổ:
Bộ máy HC
Chính phủ
UBND tỉnh
UBND huyện

Bộ
Sở
Phòng


b. Phân định và kết hợp tốt chức năng QLNN về kinh tế và kinh doanh của các tổ chức đơn vị:


- Đòi hỏi phải phân định rõ ràng và tách bạch các đơn vị kinh doanh ra khỏi sự chỉ đạo điều
hành của cơ quan
hành chính nhà nước
- Quan lý phải thông qua hệ thống pháp luật, các chính sách...
- Không trực tiếp can thiệp vào hoạt động sản xuất..
- Các đơn vị kinh doanh phải độc lập, tự chủ và sáng tạo..
c. Tập trung, thống nhất, thông suốt trong hệ thống:
Tập trung quyền lực, thống nhất ý kiến, thông suốt từ trên xuống dưới.
d. Theo hai chiều trực thuộc:
- Cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương đều được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc
phụ thuộc hai
chiều hay còn gọi là nguyên tắc song trùng trực thuộc. Sự phục thuộc này thể hiện ở cả hai mặt
tổ chức và hoạt động
của cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương và được pháp luật quy định một cách cụ thể.
VD: PGD vừa phụ thuộc Sở GD vừa phụ thuộc UBND huyện.
UBND huyện trước hết phụ thuộc vào HĐND cùng cấp đồng thời phụ thuộc vào UBND tỉnh.
đ. Trực thuộc thẳng:
Cơ quan hành chính nhà nước đóng tại địa phương nhưng không thuộc UBND địa phương mà
trực thuộc
thẳng.
VD: Thuế, kho bạc, công an.
e. Tập thể lãnh đạo cá nhân phụ trách.


Tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách là nguyên tắc lãnh đạo của Đảng. Tập thể lãnh đạo là dân
chủ, cá nhân

phụ trách là tập trung. Đó chính là tập trung dân chủ. Thực hiện nguyên tắc này sẽ phát huy
được trí tuệ và sức mạnh
của tập thể, đồng thời khẳng định năng lực của cá nhân.



×