Tải bản đầy đủ (.doc) (82 trang)

SỰ PHÁT TRIỂN CÁC QUAN ĐIỂM GIÁO DỤC Từ truyền thống đến hiện đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (586.91 KB, 82 trang )

TRẦN KHÁNH ĐỨC
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC-ĐHQG HÀ nỘI

TẬP BÀI GIẢNG

SỰ PHÁT TRIỂN CÁC QUAN ĐIỂM GIÁO DỤC
Từ truyền thống đến hiện đại

HÀ NỘI- 2009


MỤC LỤC
Trang

Mở đầu
I. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN VÀ CÁC ĐẶC TRƯNG CỦA
GIÁO DỤC THEO CÁC NỀN VĂN MINH ……………

3

II. NỀN VĂN MINH VÀ TƯ TƯỞNG GIÁO DỤC
PHƯƠNG ĐÔNG TRUYỀN THỐNG …………………………………………7
III. NỀN VĂN MINH VÀ TƯ TƯỞNG GIÁO DỤC PHƯƠNG TÂY ...............23
IV. TƯ TƯỞNG VÀ MÔ HÌNH GIÁO DỤC VIỆT NAM
THỜI KỲ THUỘC PHÁP ( 1884- 1945 )…………………………………….29
V. TƯ TƯỞNG GIÁO DỤC HỒ CHÍ MINH VÀ NHỮNG
CUỘC CẢI CÁCH NỀN GIÁO DỤC CÁCH MẠNG VIỆT NAM.....
VI. x· héi vµ CÁC QUAN ĐIỂM gi¸o dôc hiÖn ®¹i …….

38
44



VII. KINH TẾ TRI THỨC VÀ GIÁO DỤC TRONG NỀN
KINH TẾ TRI THỨC……………………………………………….

61

VIII. NHÀ TRƯỜNG TƯƠNG LAI – 6 KỊCH BẢN CỦA OECD…………

66

TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH

2


SỰ PHÁT TRIỂN CÁC TƯ TƯỞNG GIÁO DỤC

Từ truyền thống đến hiện đại
PGS.TS Trần Khánh Đức
ĐH Quốc gia Hà Nội

Giáo dục là một loại hình, lĩnh vực hoạt động xã hội rộng lớn
được hình thành do nhu cầu phát triển, tiếp nối các thế hệ của đời sống xã
hội thông qua quá trình truyền thụ tri thức và kinh nghiệm xã hội của các thế
hệ trước cho các thế hệ sau. Cũng như bất kỳ một hoạt động xã hội nào, hoạt
động giáo dục được tổ chức, phát triển nhằm thực hiện có hiệu quả mục đích
và các mục tiêu giáo dục phù hợp với các quan điểm, tư tưởng giáo dục
từng giai đoạn phát triển của xã hội, của các nền văn minh nói chung và của
các thể chế chính trị-xã hội ở các quốc gia nói riêng.
Theo Từ điển Giáo dục học (NXB Từ điển bách khoa - 2001)

thuật ngữ giáo dục được định nghĩa là "Hoạt động hướng tới con người
thông qua một hệ thống các biện pháp tác động nhằm truyền thụ những tri
thức và kinh nghiệm, rèn luyện kỹ năng và lối sống, bồi dưỡng tư tưởng và
đạo đức cần thiết cho đối tượng, giúp hình thành và phát triển năng lực,
phẩm chất, nhân cách phù hợp với mục đích, mục tiêu chuẩn bị cho đối
tượng tham gia lao động sản xuất và đời sống xã hội. Đây là một hoạt động
đặc trưng và tất yếu của xã hội loài người, là điều kiện không thể thiếu được
để duy trì và phát triển con người và xã hội. Giáo dục là một bộ phận của
quá trình tái sản xuất mở rộng sức lao động xã hội, mà con người được giáo
dục là nhân tố quan trọng nhất, vừa là động cơ, vừa là mục đích của phát
triển xã hội ". Các tư tưởng giáo dục vừa là sản phẩm vừa là nhân tố thúc
đẩy quá trình vận động và phát triển của các nền văn minh.
I. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN VÀ CÁC ĐẶC TRƯNG CỦA GIÁO DỤC THEO
CÁC NỀN VĂN MINH

Lịch sử phát triển của xã hội loài người là lịch sử phát triển của các
hình thái kinh tế-xã hội và các nền văn minh.
Tiếp cận theo các nền văn minh, Anwin Toffer (1992) nhà dự báo Mỹ
nổi tiếng đã phân tích lịch sử phát triển của xã hội theo 3 làn sóng lớn (giai
đoạn phát triển) chính:

3


1. Xã hội nông nghiệp.
2. Xã hội công nghiệp.
3. Xã hội hậu công nghiệp (thông tin, trí thức.)
Xã hội nông nghiệp là một xã hội mà nền kinh tế dựa vào nguồn tài
nguyên thiên nhiên và lao động giản đơn, sản xuất nông nghiệp và tiểu thủ
công nghiệp. Sản phẩm nông nghiệp dựa vào những điều kiện tự nhiên và

con người làm việc theo kinh nghiệm với phương pháp thử và sai. Hệ thống
giáo dục chưa phát triển và vì lý do đó, số lượng người được đào tạo có trình
độ học vấn ở mức thấp. Các cơ sở giáo dục nhỏ bé và chủ yếu dựa vào mô
hình nhà trường gia đình trong cộng đồng, làng mạc. Tài nguyên và giá trị
của quốc gia dựa vào đất đai và dân số. Ở châu Á (bao gồm Việt Nam,
Trung Quốc và Hàn Quốc) đây là giai đoạn xã hội được xây dựng dưới chế
độ phong kiến và theo nền giáo dục Nho giáo của Khổng Tử. Đồng thời
cũng là thời kỳ phát triển của các tư tưởng giáo dục Phật giáo ở Ấn độ và lan
tỏa sang nhiều quốc gia khác đặc biệt ở Châu á. Ở Châu âu, trong thời kỳ
này giáo dục chịu ảnh hưởng và chi phối bởi Nhà thờ với các hệ tư tưởng
Thiên chúa giáo; Cơ đốc giáo; Đạo Tin lành…
Xã hội công nghiệp bắt đầu hình thành từ thế kỷ 17-18 ở Châu Âu
(Đức, Pháp, và Anh) với sự phát triển nhanh về kghoa học-công nghệ và các
lĩnh vực sản xuất công nghiệp như: cơ khí, điện tử, hóa chất… Nền kinh tế
chủ yếu dựa vào mạng lưới của các cơ sở khai khoáng, nhà máy cơ khí và
điện tử. Nền kinh tế thị trường và giao dịch thương mại đó thiết lập nên thị
trường lao động. Năng lực làm việc và sức lao động trở thành hàng hóa.
Giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu về việc gia tăng nhân lực LĐKT và
dịch vụ. Hệ thống trường học theo mô hình nhà máy, đặc biệt là hệ thống
giáo dục kỹ thuật nghề nghiệp. Giá trị tài nguyên của quốc gia dựa trên
nguồn vốn (tiền-tư bản). Con người (người công nhân, nhân lực) là chỉ một
thành phần đầu vào của quá trình sản xuất. Xã hội công nghiệp khởi đầu từ
thế kỷ 17-18 gắn liền với sự phát triển mạnh mẽ về nghệ thuật, khoa học và
công nghệ.. của nền văn minh Phương Tây và chịu sự chi phối cùng ảnh
hưởng của hệ tư tưởng và triết lý phương Tây với các đại diện xuất xắc như
Heghen; Kant… cùng các nhà tư tưởng giáo dục lớn như Jean Piaget (Thuy
sĩ); Emile Durkheim (Pháp). John Dewey (Mỹ)….
Xã hội hậu công nghiệp hay còn gọi là xã hội thông tin, kinh tế tri
thức bắt đầu hình thành từ sau giữa thế kỷ 20 (1960) với sự phát triển nhanh
chúng của khoa học hiện đại và công nghệ cao ( hi-tech). Nền kinh tế chính

dựa vào tri thức và mạng lưới thông tin. Giá trị hàng hóa và dịch vụ phụ
thuộc vào hàm lượng chất xám. Hệ thống giá trị tài nguyên của quốc gia dựa
4


vào tri thức và kỹ thuật hiện đại. Nguồn vốn con người là giá trị quan trọng
nhất. Giáo dục cùng với khoa học và công nghệ là thành phần, là động lực
chính để phát triển đất nước.
Xã hội hậu công nghiệp đã và đang phát triển mạnh mẽ với nhiều
quan điểm, tư tưởng giáo dục mới phù hợp với nhu cầu mới của thời đại
kinh tế tri thức như: giáo dục cho mọi người; xây dựng xã hội học tập; học
suốt đời; bốn trụ cột của nền giáo dục hiện đại ( UNESCO) ;E-learning….
Trong giai đoạn này, trường học theo mô hình của cơ sở nghiên cứu
và sáng tạo, nhà trường thông minh (sáng tạo, khai phá, quá trình dạy học
dựa vào mạng lưới thông tin). Sự phát triển của xã hội và nhà trường tại mỗi
giai đoạn được trình bày theo hình 1.
Hình 1: Các bước của quá trình phát triển xã hội và mô hình nhà trường
Xã hội Thông tin
Mô hình nhà trường thông minh

Xã hội Công nghiệp
Mô hình nhà trường nhà máy

Xã hội Nông nghiệp
Mô hình nhà trường gia đình

Những đặc trưng của nhà trường sẽ thay đổi khi nhà trường chuyển từ
nền giáo dục truyền thống sang hiện đại, bao gồm: các loại hình trường, mục
đích và nội dung giáo dục, phương pháp dạy và học, cách đánh giá, mối liên
hệ giữa nhà trường và cộng đồng. Những đặc trưng trong tương lai của

trường học theo các giai đoạn phát triển của xã hội được trình bày ở bảng 1.

5


Bảng 1: Các đặc trưng của trường học trong mỗi giai đoạn phát triển
của xã hội
Các loại hình trường

Các đặng trưng
Mục đích và mục tiêu

Xã hội Nông nghiệp

Xã hội Công nghiệp

Xã hội Thông tin

Mô hình nhà trường

Mô hình nhà trường

Mô hình nhà trường

truyền thống

hiện đại

tương lai


- Không rõ ràng

- Hẹp,chuyên môn hóa

- Tổng hợp

- Tổng quát và rộng về phạm - Phát triển Kỹ năng
- Phát triển cá nhân
vi kiến thức
- Đào tạo nhân lực đa - Phát triển sự sáng tạo
-Đào tạo tầng lớp quan lại và cấp đa ngành
và sự tự đánh giá
tri thức tinh hoa
Tổ chức/ cơ cấu

- Đơn giản

- Cấu trúc dọc, theo cấp - Cấu trúc linh hoạt
bậc trình độ và lớp
- Đa dạng cấu trúc
- Đa dạng cấp bậc trình độ
- E-learning

- Rời rạc

- Không cấp bậc, lớp
Nội dung

- Truyền thụ/ lý thuyết


- Khoa học và kỹ thuật.

- Lý thuyết xã hội

- Chuyên biệt

- Giá trị văn hóa

- Giáo dục giá trị

- Học theo kinh nghiệm của - Học theo chương trình
thầy

- Khoa học, kỹ thuật, văn
hóa, các giá trị phổ biến.
- Lựa chọn học theo khả
năng và cá nhân
-Nội dung tổng hợp
- Hội nhập

Phương pháp dạy

- Nhóm học trò/ cá nhân

- Đào tạo số đông

và học

- Ghi chép


- Học tích cực

- Phát riển đa dạng trí
thông minh

- Tập trung vào khả năng nhớ

- Học để làm

- Khám phá – sáng tạo

- Tương tác

- Tự học

- Thảo luận
Hình thức học

Phương tiện dạy học

- Cá nhân

- Lớp học

- Tự học

- Tự tổ chức

- Mặt đối mặt


- Trực tuyến/ tại nhà

- Mặt đối mặt

- Làm việc nhóm

- Học dựa trên sự nghiên
cứu và khám phá

- Thủ công (lời nói, bảng - Máy móc hổ trợ dạy học
phấn)
- Phòng thí nghiệm
- Truyền thông trực tiếp
- Video/TV

6

- Máy vi tính
- Đa phương tiện.
- Hệ thống truyền thông


Cách đánh giá

- Định tính, chủ quan

- Đào tạo hàng loạt

- Tự đánh giá


- Thiên về số lượng

- Dựa trên bài kiểm tra, - Chất lượng hiệu quả
kết quả
- Kết hợp đánh giá ngoài
và đánh giá trong.

Quản lý

- Trên xuống dưới

- Tập trung hóa

- Phân tán hóa

- Áp lực
- Tập trung vào kiểm soát

- Kết hợp trên –dưới và - Tự quản lý
dưới - trên

- Kiểm soát chất lượng

- Đảm bảo chất lượng
- Hợp tác

Giáo viên

- Đa năng


- Chuyên môn hóa theo - Chất lượng cao
từng lĩnh vực giáo dục
- Đa khả năng
- Đa dạng

- Đa lĩnh vực

Bảng 2 . Đối chiếu các mô hình quản lý
Giai đoạn

Thế kỷ 19

Thế kỷ 20

Thế kỷ 21

Khía cạnh
Lý thuyết về Con người “cơ bắp Con người là“ Cấp
vai trò con

và năng lượng có

ngưòi

thể trao đổi được “ thống phân cấp

Con người là

dưới phụ thuộc và hệ cá nhân tự chủ và
linh hoạt


Thông tin và Là lãnh địa riêng

Bị nhà quản lý khống Được phổ biến

kiến thức

chế và hạn chế chia

của quản lý

rộng rãi

sẻ
Mục đích của
Để tồn tại
công việc

Để tích luỹ tài sản

Là một phần của

và địa vị xã hội

kế hoạch cuộc sống

Xác định

Theo nhóm xã hội


Danh tính cá

hoặc với công ty

nhân bị xoá bỏ

Với hãng hoặc với

danh tính cá giai cấp lao động
nhân

( cá nhân mang
tính xã hội hơn )
7


Xung đột

Bị phá vỡ và né

Được thoả hiệp và giảiLà một phần

tránh

quyết thông qua

bình thường

thoả thuận của tập thể của cuộc sống
Phân công lao

Nhà quản lý quyết
động
định

Nhà quản lý quyết

Nhà quản lý và

định

Người làm

Người làm công

Người làm công suy công và cùng

thực hiện

nghĩ và thực hiện

quyết
định và thực hiện

Quyền lực

Tập trung ở cấp trên Bị giới hạn, có sự
Chia sẻ chức năng

Phân tán và
được chia sẻ


/trao quyền cho cấp
dưới
Nguồn: Quản lý trong thế kỷ 21 ( tr 308)
II. NỀN VĂN MINH VÀ TƯ TƯỞNG GIÁO DỤC PHƯƠNG ĐÔNG
TRUYỀN THỐNG

Nền văn minh phương Đông đã sớm hình thành và phát triển trong
hàng ngàn năm trước đây ở các nước khu vực Châu á (Trung quốc, Nhật
bản, Hàn quốc, Việt Nam..) với các công cụ sản xuất đồ sắt, đồ đồng.. trong
nền sản xuất lúa nước và các thể chế phong kiến tập quyền. Nền văn minh
phương Đông nổi tiếng không chỉ có các phát minh lớn trong sản xuất và đời
sống như la bàn, thuốc súng, thuật in bản khắc gỗ..mà còn là cái nôi của các
hệ tư tưởng lớn chi phối sự phát triển của đời sống xã hội và giáo dục như
Nho giáo, Phật giáo; Đạo giáo..
2.1. Tư tưởng giáo dục Nho giáo
Nho giáo với tư cách là một hệ tư tưởng thống trị Trung hoa cổ đại
hàng ngàn năm đã hình thành và phát triển các cơ sở giáo dục (các trường
Nho giáo) để truyền bá các tư tưởng, triết lý của mình trước hết cho các
tầng lớp tinh hoa, giới quan lại Trung quốc. Nền giáo dục Nho giáo Trung
quốc có ảnh hưởng rất lớn đến giáo dục nước ta. Nho giáo có khởi nguyên từ
thời Tây Chu (tk XI-VIII TCN), được Khổng tử (555-479) thời Xuân Thu hệ
thống hóa và truyền bá nhằm duy trì trật tự xã hội chiếm hữu nô lệ cũ đang
tan rã. Đến thời Chiến quốc Mạnh tử (372-289 TCN) tiếp tục bổ sung và
8


truyền bá tư tưởng của Khổng tử, hai ông được xem là thánh và á thánh. Trừ
một thời gian ngắn đời Tần (224-206 TCN) Tần Thủy Hoàng đốt sách, giết
nhà nho, từ đời nhà Hán (206-220 TCN) đến cuối đời Thanh (1911) các triều

đại phong kiến đều xem Nho giáo như quốc giáo. Qua quá trình phát triển,
Nho giáo đã trải qua những biến đổi và bổ sung lớn: từ một hệ tư tưởng bắt
nguồn trong xã hội chiếm hữu nô lệ, nó đã biến thành hệ tư tưởng phục vụ
cho việc củng cố chế độ phong kiến. Vào thời Tây Hán (206-24 TCN) Đổng
Trọng Thư đưa thêm tư tưởng mệnh trời vào Nho giáo, tăng thêm tính thần
bí, làm cho Nho giáo thật sự biến thành một thứ tôn giáo. Đến thời Tống,
Trình Hạo (1032-1085), Trình Di (1033-1107) và Chu Hy (1130-1200) đã
phát triển cơ sở triết học của Nho giáo, vay mượn tư tưởng của Phật giáo và
Đạo giáo. Các nhà Tống nho đã cố thuyết minh rằng những đạo đức mà Nho
giáo truyền bá là cái lý đương nhiên vĩnh hằng của trời đất. Như vậy, cho
đến nay Nho giáo có lịch sử phát triển hơn 3000 năm. Trật tự xã hội mà Nho
giáo nêu thành giáo lý là “tam cương, ngũ thường” (tam cương: quan hệ vua
tôi, cha con, vợ chồng; ngũ thường: nhân, nghĩa, lễ, trí, tín). Các tài liệu giáo
khoa chính thống được sử dụng cho các trường học và các kỳ thi là Tứ thư,
Ngũ kinh với sự chú giải và phát triển bởi Hán nho và Tống nho. ( Lê văn
Giạng. Lịch sử giản lược hơn 1000 năm nền giáo dục Việt Nam. NXB Chính
trị quốc gia, 2003)
Theo lịch sử thành văn, ở Việt Nam cổ xưa, nhà nước Âu Lạc tồn tại
vào khoảng thế kỷ thứ 3 trước công nguyên trong một xã hội đã manh nha
có giai cấp.Tuy nhiên, quốc gia nhỏ bé này đã phải đương đầu với các thế
lực phong kiến tập trung phương Bắc. Năm 111 TCN Nhà Tần xâm chiếm
Âu Lạc và mở đầu cho sự thống trị của của Trung Quốc kéo dài hơn một
nghìn năm, đến năm 938 SCN. Nhà Tần chưa có hoạt động giáo dục nào ở
Việt Nam được ghi lại. Nhà Tần chủ trương cai trị bằng luật pháp, bài xích
Nho giáo. Sau khi Hán diệt Tần, Hán Cao tổ - Lưu Bang đã đưa Nho giáo
thành quốc giáo. Trong thời kỳ này, các thế lực phong kiến phương Bắc đã
tiến hành các hoạt động giáo dục ở Việt Nam nhằm truyền bá Nho giáo.
Những người đầu tiên đã truyền bá Nho giáo vào Việt Nam là Tích Quang,
Nhâm Diên (đầu thế kỷ 2), Sỹ Nhiếp (cuối thế kỷ 2 đầu thế kỷ 3).
Nho giáo đã trở thành quốc giáo ở Việt Nam trong suốt thời kỳ Bắc

thuộc. Sau khi dành lại độc lập các nhà nước phong kiến Việt Nam đã nhận
thấy Nho giáo phù hợp với thể chế phong kiến tập quyền nên đã coi Nho
giáo là quốc giáo và thực hiện chế độ giáo dục Nho giáo đối với toàn dân.
Mặc dù vậy đối với nhân dân lao động thì Phật giáo lại có ảnh hưởng
sâu sắc và rộng lớn hơn bởi tính nhân bản cao và hướng sự quan tâm chủ
yếu vào tầng lớp nhân dân lao động nghèo khổ trong khi Nho giáo chủ yếu
hướng vào tầng lớp tinh hoa, các đẳng cấp cai trị..
9


2.1.1. Tính chất của Nho giáo
Nho giáo là một học thuyết đạo đức – chính trị với nội dung được xây
dựng và biến đổi qua nhiều thời kỳ, nhiều tác giả khác nhau.
Nho giáo ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu cứu vãn nhà nước phong kiến
tập quyền nhà Chu đang suy tàn với các cộc chiến tranh giành quyền lực
giữa các nước chư hầu. Chủ trương của Nho giáo là vạch ra trật tự nền nếp,
xử lý các mối quan hệ trong xã hội phong kiến và dần dần trở thành công cụ
duy trì và củng cố xã hội phong kiến cũng như đào tạo tầng lớp quan lại cai
trị trong xã hội đó.
Nội dung chính của Nho giáo là đạo tam cương ngũ thường được chứa
đựng trong tứ thư, ngũ kinh
Nho giáo đã xâm nhập vào Việt Nam theo chân của những tập đoàn
phong kiến bành trướng phương Bắc .
Giai cấp phong kiến Việt Nam cũng đã lợi dụng Nho giáo để duy trì
một trật tự xã hội đẳng cấp mang đặc trưng của Việt Nam là luôn đấu tranh
cho sự tồn tại như một quốc gia độc lập bên cạnh Trung Quốc rộng lớn. Nho
giáo khi vào Việt Nam cũng đã được chọn lọc cho phù hợp với các giá trị
truyền thống của người Việt như đề cao tinh thần trung quân - ái quốc…
Nho giáo có tác dụng thúc đẩy sự hình thành và tồn tại của nhà nước
phong kiến tập quyền và duy trì sự tồn tại độc lập của dân tộc Việt Nam

trước các thế lực ngoại xâm.
Nhược điểm của Nho giáo là trọng chữ nghĩa, khoa cử và thiếu tính
thiết thực. Phương pháp thì rập khuôn và giáo điều,thuộc lòng, triệt tiêu sự
sáng tạo và phát triển. Những nhược điểm đó làm cho các xã hội chịu ảnh
hưởng của Nho giáo trì trệ hàng ngàn năm. Những tàn dư xấu của Nho giáo
còn ảnh hưởng sâu sắc đến tận ngày nay.
2.1.2 Mục tiêu giáo dục
Mục tiêu của giáo dục Nho giáo thời kỳ Bắc thuộc ở Việt Nam chủ yếu
nhằm 2 mục đích:
- Nô dịch dân tộc Việt Nam về tư tưởng và văn hóa, xóa bỏ hình ảnh về
một nước Việt Nam độc lập đối với các đại triều của Trung Quốc. Duy trì
một xã hội đẳng cấp với quyền lực tuyệt đối của các triều đại Trung Quốc
và với sự bất bình đẳng giữa quan và dân, giữa thầy và trò, giữa nam và
nữ, giữa già và trẻ, giữa quân tử và tiểu nhân...
- Đào tạo tầng lớp trí thức tinh hoa, các quan lại cho hệ thống quản chế xã
hội.

10


Trong thời kỳ phong kiến độc lập đó là phổ biến các giáo lý của xã hội
phong kiến và đào tạo tầng lớp trí thức- quan lại phong kiến trung với vua
phục vụ chế độ phong kiến .
2.1.3 Chính sách giáo dục
Các thế lực phong kiến phương Bắc thực hiện chính sách đồng hoá
bằng giáo dục: cho người Hán di cư ở lẫn với người Việt, dạy chữ Hán và
truyền bá Nho giáo và văn hoá Trung Hoa cho người Việt, mở trường để dạy
học cho con em các quan lại người Việt và người Hán theo ngôn ngữ và luật
pháp Trung Hoa để đào tạo quan lại.
Trong thời kỳ độc lập, nhà nước phong kiến Việt Nam có ý thức xây

dựng một quốc gia độc lập nên đã chú trọng phát triển giáo dục và trọng
dụng nhân tài theo tư tưởng giáo dục nho giáo.
Tuy nhiên, do nguồn lực nhà nước có hạn nên nhà nước phong kiến
chỉ mở rất ít các trường học công cho con em các quan lại và hoàng thân
quốc thích. Việc tổ chức trường lớp và công việc giảng dạy chủ yếu do nhân
dân lo liệu. Nhà nước tổ chức và quản lý chặt chẽ hệ thống thi tuyển để lựa
chọn quan lại. Mong muốn thi đổ và được làm quan đã kích thích dân cư tại
các hương thôn từ trẻ tới già đầu tư vào việc học hành và tạo ra một truyền
thống hiếu học và chăm lo cho thi cử của Việt Nam.
Đặc biệt, nhà nước phong kiến thực hiện chính sách rộng mở trong
giáo dục, không phân biệt tuổi tác, ai cũng được tham dự thi cử để chọn
nhân tài.
Tuy vậy, cũng có vai hạn chế như phụ nữ, con nhà đào hát không có
vị trí trong học hành và bổ dụng làm quan.
2.1.4 Mô hình giáo dục
Nội dung giáo dục là các giáo điều của Nho giáo ( Tứ thư, Ngủ kinh ).
Nhà nước tổ chức thi cử theo nội dung đó để lựa chọn người đỗ đạt, còn
trường sở do các tầng lớp dân cư bản địa Việt Nam tự lo liệu. Tuy nhiên, nhà
nước cai trị hạn chế đào tạo trình độ cao cho người Việt.
Năm 1076, được coi là điểm mốc đánh dấu sự ra đời của hệ thống
giáo dục Nho học, với việc nhà Lý khởi lập Quốc Từ Giám- trường đại học
đầu tiên ở Việt Nam. Ban đầu, Quốc Tử Giám tổ chức giảng dạy dỗ cho
con em trong hoàng tộc, đến năm 1253, đổi thành Quốc Tử Viện, giảng dạy
cho cả con em thường dân học giỏi ở các tỉnh, huyện. Hệ thống giáo dục
Nho giáo bắt đầu mở rộng ra ở các địa phương với đối tượng rộng rãi hơn
trong các tầng lớp nhân dân.
Nội dung và phương pháp giảng dạy
11



Hệ thống giáo dục Nho học, trên cơ sở lấy kinh điển Nho giáo làm nội
dung giảng dạy, thông thường phân thành các bậc học như sau:
8 tuổi học sách Hiếu kinh, Trung kinh ;
12 tuổi học sách Luận Ngữ, Trung dung, Đại học ;
15 tuổi học sách Thi, Thư, Dịch, Lễ, Xuân thu, Chư tử.
Tứ thư ,ngũ kinh nguyên bản chữ Hán hoặc dịch sang chữ Nôm là
nội dung cơ bản của giáo dục Nho giáo thời phong kiến độc lập.
Người Việt cũng chế tác ra một số sách nhưng chủ yếu vẫn lấy nội
dung trong tứ thư ngũ kinh.
Các bài thi chủ yếu:
- Ám tả cổ văn
- Kinh nghĩa(Nghị luận).Thực chất là bình luận một đoạn văn nào đó trong
tứ thư ngũ kinh nhưng không được có ý kiến riêng của mình mà chỉ thuật
lại ý kiến người xưa.
- Văn sách là bài bình luận về một chủ đề nhất định căn cứ vào các luận
điểm trong tứ thư ngũ kinh.
- Chiếu, Chế, Biểu là các văn bản hành chính các cấp. Chiếu, Chế là các
dạng quyết định của vua, còn Biểu là văn bản trình lên vua.
- Thơ và phú theo những niêm luật được quy định chặt chẽ.
- Thời Hồ Quý Ly có thêm trường thi toán pháp.
Phương pháp học tập chủ yếu là học thuộc lòng ( thuật nhi bất tác tức
là thuật lại chứ không được phép thêm bớt, tầm chương trích cú tức là tìm
và trích dẫn theo sách), không sáng tạo, xa rời thực tế.
Có hai loại hình trường: trường công và trường tư. Trong đó, nhà nước
chỉ quản lý trực tiếp đối với các trường công ở kinh đô và một số ít trường
công ở các tỉnh, phủ và huyện; Trường tư phổ biến ở các làng xã do nhân
dân đóng góp xây dựng, tự hoạt động ngoài sự quản lý của nhà nước phong
kiến tập quyền .
Qua vài nét sơ lược trên đây chúng ta thấy: cơ cấu bậc học, cấp độ
quản lý của hệ thống giáo dục Nho học là hết sức đơn giản, mang tính chất

ước lệ. Vì yếu tố có tính cốt yếu trong hệ thống giáo dục Nho giáo chính là
hệ thống khoa cử.
Thực ra, dưới thời phong kiến có nhiều hình thức thi cử: thi văn, thi
võ và thi lại viên, nhưng thi văn hay còn gọi là khoa cử Nho học vẫn là quan
trọng nhất.

12


Có thể khái quát cơ cấu hệ thống khoa cử thời phong kiến bằng sơ đồ
dưới đây: (Xem hình 2)
Nhìn vào Hình 2 chúng ta thấy: hệ thống khoa cử Nho học được chia
làm 3 cấp: thi Hương, thi Hội, thi Đình. Thi Hương là thi cấp địa phương
(huyện, phủ); thi Hội là thi ở trung ương do triều đình tổ chức; thi Đình là kỳ
thi do nhà vua trực tiếp đứng ra tổ chức, chấm thi và xếp loại.
Muốn tham dự kỳ thi Hương, các sĩ tử trước hết phải qua một kỳ thi
sát hạch gọi là khảo thí, được Lý trưởng ở địa phương xác nhận lý lịch và
gửi danh sách lên hội đồng thi Hương.Thi Hương chia làm bốn trường, trong
đó thí sinh phải đỗ đủ cả 4 trường đạt bậc Cử nhân trở lên mới được tham
gia thi Hội, đỗ đầu gọi là Giải nguyên, đỗ bậc cao gọi là Cử nhân, đỗ bậc
dưới gọi là Tú tài.
Thi Hội được phân ra làm 4 trường, trong đó thí sinh phải đỗ cả 4
trường đủ điều kiện tham gia thi Đình.
Thi Đình không chia ra làm các trường như thi Hương, thi Hội nhưng
phân ra thành nhiều cấp bậc đỗ đạt từ cao thấp như sau:
- Đệ nhất giáp (hay còn gọi là Tam khôi) có 3 hạng: đỗ đầu
là Trạng Nguyên, thứ đến Bảng nhãn, Thám hoa.
- Đệ nhị giáp có một hạng duy nhất là Hoàng giáp.
Đệ Tam giáp cũng có 3 hạng: Tiến sĩ suất thân, Đồng tiến sĩ suất
thân, và cuối cùng là Phó bảng. (Xem Hình 2)

Những người đỗ thi Đình còn được vua ban mũ, áo, yến tiệc, thăm vườn
Thượng uyển, được khắc tên vào bia đá dựng ở Văn miếu, được võng lọng
đưa về quê.
Hệ thống thi cử đã hoàn chỉnh vào thời Trần- Hồ với các nội dung cải
cách của Hồ Quý Ly. Về sau chủ yếu thay đổi tên gọi và bằng cấp, học vị.
Hồ Quý Ly là một nhà cải cách lớn với ý tưởng khẳng định sự độc
lập, sự đối lập của đất nước và Vương quyền Việt Nam với hệ thống phong
kiến tập quyền phương Bắc. Trong thời gian cầm quyền ông đã tiến hành các
hoạt động cải cách giáo dục sau:
- Soạn sách Minh đạo, phê phán Khổng tử, chê trách Tống Nho.
- Bắt sư dưới 50 tuổi phải hoàn tục. Ai thi đỗ Kinh Phật mới được làm
sư.
- Ngăn cấm nghề phương thuật.
- Đề cao chữ Nôm, sử dụng chữ Nôm trong văn bản hành chính, sáng
tác thơ phú.
- Sửa đổi thi cử: Đề ra thi Hương ở địa phương, thi Hội, thi Đình. Quy
định 4 trường thi tức 4 môn trong mỗi kỳ thi. Thay thi ám tả cổ văn
bằng thi kinh nghĩa sát thực tế. Mở môn thứ 5 là viết chữ và toán.
- Đặt học quan ở các lộ và cấp ruộng công cho giáo dục.
13


Thc cht, khoa c ch l mt trong nhng loi hỡnh ỏnh giỏ, gn
lin vi vic phõn bit th hng cao thp thụng qua h thng vn bng, cp
bc Vớ d, trong h thng khoa c Nho hc tng ng vi 3 cp thi
hng, thi hi, thi ỡnh thỡ cú 3 loi bng cp tin s, c nhõn, tỳ ti. Tuy
nhiờn, trong mi cp li phõn ra thnh cỏc bc cao thp, cao nht trong thi
tin s thỡ gi l Trng nguyờn, th n l Bng nhón, Thỏm hoa v.v.
Giỏo dc phong kin c bit cao khoa c vỡ õy l bin phỏp quan
trng bc nht phỏt hin v tuyn chn hin ti ra lm quan cai tr giỳp

vua giỳp nc. Thỏi cao i vi giỏo dc khoa c ca cỏc vua chỳa
phong kin ú c s sỏch ghi li.
(thi văn)

Hỡnh 2. Hệ thống thi cử thời phong kiến(*)

Thi
Thiđình
đình

4 trng mi c
vo thi ỡnh

Thi hội

-

* nht giỏp: Tam khụi
1. Trng Nguyờn
2. Bng nhón
3. Thỏm hoa
* nh giỏp: Hong giỏp
* tam giỏp:
1. Tin s xut thõn
2. ng tin s xut thõn
3. Phú bng (t thi Nguyn)

Trng 4
Trng 3
Trng 2

Trng 1

C nhõn mi c
vo thi Hi
+ u: Gii Nguyờn
+ bc cao: Hng Cụng
(C nhõn)
+ ục bc di: Sinh (Tỳ ti)

- Trng 4
- Trng 3
Thi
Nmhơng
1434, Lờ Thỏnh Tụng- chiu
nh2 phộp thi hng v thi Tin s
Trng
1
cú on: Mun cú nhõn ti trc- htTrng
phi chn
ngi cú hc, phộp chn

ngi cú hc thỡ thi c l hng u 1
Nhà trờng phổ thông Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử, Nguyễn Đăng Tiến, Nxb ĐHQG Hà Nội, 2001,
Tr. 41
1
Phan Huy Chỳ, Lch Triu Hin chng loI chớ, Khoa Mc chớ TIII, tr10.
(*)

14



Sắc dụ năm 1499 dưới thời Lê Hiến Tông chỉ ra rằng: “Nhân tài là
nguyên khí của Nhà nước, nguyên khí mạnh thì thế đạo mới thịnh. Khoa
mục là đường thẳng của quan trường, đường thẳng mở thì chân nho mới có.
Cho nên đời xua mở khoa thi chọn người tài giỏi tất phải nghiêm ngặt về
quy tắc trường thi, cẩn thận về việc dán tên giữ kín, có lệnh cấm không được
bảo nhau nghĩa sách, không được viết thư trao đổi với nhau…”2
Thế kỷ XIX, triều Nguyễn rất mực chú tâm phát triển giáo dục - khoa
cử. Năm 1822, sau khi lên nối ngôi, vua Minh Mệnh có lời dụ về việc khoa
cử như sau: “Khoa thi Hội này là khoa thi đầu tiên, là điển lễ quan trọng,
các ngươi nên nhất mực công bằng, đừng phụ lời khuyên của trẫm”3.
Tuy nhiên, thái độ đề cao khoa cử qúa mức đã làm cho nền giáo dục
phong kiến bị hư hoại. Những hoạt động đóng góp về tư tưởng – học thuật
không được chú ý tới, thay vào đó là thói háo danh, hữu danh vô thực. Khoa
cử trở thành những nấc thang tiến thân của giới trí thức với nhiều tệ nạn sách
vở, hư danh, kinh viện, xa rời thực tiễn giáo dục. Có thể coi đây là một trong
những hạn chế có tính cố hữu của hệ thống giáo dục Nho học tồn tại dai
dẳng ở nước ta trong suốt thời kỳ phong kiến.
Đội ngũ giáo viên
Thời kỳ bắc thuộc: Đội ngũ giáo viên chủ yếu là người Hán. Về sau
một số người Việt đỗ cao cũng được giảng dạy.
Thời kỳ độc lập: Đội ngũ giáo viên là các ông đồ Nho ở các hương,
phủ đảm nhiệm việc giảng dạy. Ở các cơ sở giáo dục của Triều đình (Quốc
tử giám) đã hình thành một đội ngũ các nhà khoa bảng, đỗ đạt cao (Trạng
nguyên, Tiến sĩ ..) đảm nhiệm các vai trò tổ chức quản lý và giảng dạy
Học sinh.
Thời kỳ bắc thuộc: Phong kiến Trung Hoa về cơ bản không kiểm soát
số lượng người đi học, nhưng trên thực tế chúng chỉ dạy cho dân Việt biết
chữ để thực hiện các mệnh lệnh cai trị nên số ngưòi đi học chủ yếu thuộc
tầng lớp trên. Việc hạn chế số lượng người đi thi trình độ cao trên thực tế

nhằm kìm hãm sự phát triển đối với người Việt.
Thời kỳ độc lập: Không hạn chế bất kỳ điều kiện nào trừ phụ nữ bị
cấm học hành, thi cử, và con nhà đào hát không được bổ dụng làm quan..
Tuy nhiên, trên thực tế chỉ những nhà có đIều kiện nuôi thầy mới tổ chức
được việc học hành thi cử tốn kém cho con cái.
Đào tạo quân sự thời phong kiến độc lập
2

Phan Huy Chú, Lịch Triều Hiến chương loạI chí, Khoa Mục chí – TIII, Tr.1

3

Trích theo Phan Đại Doãn, Một số vấn đề về quan chế triều Nguyễn, Nxb. Thuận Hoá, 1997, Tr.

173

15


- 1253. Nhà Trần lập giảng Võ đường đào tạo và thi tuyển quan võ.
- 1429. Nhà Lê tổ chức khảo thí võ quan ở thành Đông Kinh theo 3 môn:
Bắn cung, ném lao, lăn khiên. Người đỗ cao được phong Võ uý.
- 1721. Chúa Trịnh Cương cho mở trường dạy võ. Giáo viên gọi là giáo
thụ.
- 1724. Mở kỳ thi võ tuyển chọn võ quan tại Thịnh Quang.
- 1836. Vua Minh Mạng nhà Nguyễn đặt khoa thi võ theo 3 cấp Hương
Võ, Hội võ, Đình võ, với độ khó ngày càng tăng. Nội dung thi gồm 3
trường tức 3 môn : Trường 1- thi võ kinh chủ yếu là theo sách Tôn Tử,
Trường 2 thi võ nghệ tức kỹ thuật chiến đấu, Trường 3 thi võ sách tức
mưu lược chiến đấu.

2.1.5 Sự tham gia của các giai tầng xã hội trong giáo dục.
Tham gia hệ thống giáo dục Nho giáo ở Việt Nam thời Bắc thuộc chủ
yếu là người thuộc tầng lớp quan lại giàu có, có điều kiện nuôi các thầy giáo
và tổ chức ra ra trường lớp. Đa số nhân dân lao động vẫn ở trong tình trạng
ngu muội để bọn chúng dễ bề cai trị.
Thời kỳ độc lập: Do chế độ đẳng cấp phân biệt giầu nghèo, quân tử
tiểu nhân trong đó quân tử là người có học- lao tâm, tiểu nhân là người vô
học- lao lực , quan cai trị dân, học để làm quan, thi đỗ để vinh quy bái tổ…
hệ thống giáo trị này đã thúc đẩy mọi người hăng hái tham gia học hành thi
cử để mong đỗ đạt làm quan, thay đổi số phận.
Nhân dân đóng góp phần lớn của cải nuôi đội ngũ giáo viên tại nhà,
tại làng.
2.1.6 Những tác dụng tích cực của Nho giáo ở Việt Nam:
Đề cao lý tưởng độc lập, tư tưởng trung quân ái quốc giúp bảo tồn chế
độ phong kiến tập quyền Việt Nam.
2.1.7. Những tác động tiêu cực của Nho giáo còn ảnh hưởng đến ngày
nay, đó là:
- Lối học giáo điều, nhồi nhét, sách vở, khuôn sáo
- Hạn chế sáng tạo, nệ cổ, coi chân lý là ở người xưa.
- Học tập chữ nghĩa, văn chương phù phiếm, đề cao văn chương.
- Học vì hư danh, chạy theo học vị, bằng cấp, không phải để dùng vào
thực tế mà vì mũ áo, cờ quạt, chức tước vua ban. Học để làm quan, để cả
nhà và cả họ được nhờ.
- Tư tưởng đẳng cấp; trọng nam kinh nữ, ham thích quyền lực, đề cao
chính trị, đề cao xu hướng bành trướng ( học để tu thân , tề gia, trị quốc,
bình thiên hạ )
16


Giáo dục Việt Nam trong thời kỳ phong kiến độc lập với giáo dục

Nho học là chủ yếu. Bên cạnh giáo dục Nho học có sự tồn tại các loại hình
giáo dục của Phật giáo và Đạo giáo. Tuy có sự khác biệt song các loại hình
giáo dục trên không có sự bài trừ lẫn nhau. Đặc biệt, Tam giáo thịnh vượng
nhất là dưới thời Lý – Trần, triều đình nhiều lần đứng ra tổ chức kỳ thi Tam
giáo bao gồm cả 3 nội dung Nho – Phật - Đạo. Tuy nhiên, các triều đại
phong kiến nối tiếp nhau luôn lấy Nho giáo làm hệ tư tưởng chính thống,
nền giáo dục Nho học nhờ đó được bảo vệ, dung dưỡng, duy trì, củng cố,
dần trở thành hệ thống giáo dục chính thống và bao trùm trong suốt thời kỳ
phong kiến. Giáo dục Việt Nam truyền thống chủ yếu dung nạp, hoài hòa
nội dung từ tam giáo là đạo Nho, đạo Phật, đạo Lão. Tuy nhiên, nội dung
của 3 tôn giáo này khi vào Việt nam đã được cải biến theo văn hoá và giá trị
của người Việt.
Đặc điểm nổi bật nhất của giáo dục thời kỳ phong kiến độc lập ở Việt
Nam là Tam giáo đồng hành tức Nho, Phật, Lão giáo chung sống và cùng tác
động vào đời sống cộng đồng. Nhà nước phong kiến Việt Nam có nhiều kỳ
lấy Tam giáo làm nội dung thi .
Đặc điểm thứ hai là nhà nước phong kiến chủ yếu quản lý việc thi cử
và một số trường công giành cho con em tầng lớp quan lại, còn việc học tập
chủ yếu do nhân dân tự đảm nhiệm theo chế độ dân lập. hình thành một
mạng lưới các cơ sở giáo dục tự phát ở các làng,xã, thôn, bản …và đội ngũ
Thầy đồ tự do truyền thụ cho các tầng lớp học trò theo hiểu biết và kinh
nghiệm cá nhân
Đặc điểm thứ ba là nhà nước gắn việc thi cử và đỗ đạt với chế độ bổ
nhiệm quan lại. Vì thế mà xã hội đã đề cao quá mức việc học hành, khoa cử
và đỗ đạt làm quan, coi nhẹ mục tiêu mở mang dân trí và vận dụng kiến thức
vào thực tiễn. Đặc điểm này còn ảnh hưởng tiêu cực đến ngày nay, nhiều
người đặt mục tiêu học tập là thăng quan tiến chức.

Bảng 3. Các sự kiện chính của giáo dục Nho giáo ở Việt Nam
(Từ thời đại Hùng Vương đến năm 938).

STT
1

THỜI GIAN
Thế kỷ 3 TCN

CÁC SỰ KIỆN CHÍNH
Thời đại các vua Hùng dựng nước.
Tồn tại giáo dục dân gian và văn hoá cổ truyền.
Sự hình thành và truyền các nghề nông nghiệp và thủ công

17


2
3

4
5

6

nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, đúc kim loại…
Giáo dục ý thức và văn hoá cộng đồng, truyền thống giữ
nước và bảo tồn văn hoá dân tộc.
111 TCN
Nhà Tần xâm chiếm nước Âu Lạc, tạo tiền đề cho sự xâm
nhập của chữ Hán và Nho giáo vào Việt nam.
Thời kỳ này nhà Tần chủ trương bài trừ Nho giáo.
Thế kỷ 1, Đầu Nhà Hán cho người sang ở lẫn với người Việt để dạy chữ

công nguyên
và truyền bá văn hoá Trung hoa.
Tích Quang và Nhâm Diên cho lập trường học đầu tiên ở
nước ta.
221- 227
Lý Ông Trọng thi đỗ và làm quan ở Lạc Dương- kinh đô
nhà Hán.
220- 280
Thời Đông Hán, Sỹ Nhiếp chiêu mộ danh sỹ truyền bá
Nho giáo.
Nhiều trường học tư nhân được mở với các thầy giáo từ
Trung Hoa và cả Việt nam.
845
Nhà Đường ra sắc chỉ hạn chế người Việt :
- Thi Tiến sỹ không quá 8 người.
- Thi Minh kinh không quá 10 người.

Bảng 4. Các sự kiện chính của giáo dục Việt Nam thời kỳ phong kiến độc lập
( từ 938- 1858 )
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

11

THỜI GIAN
938

CÁC SỰ KIỆN CHÍNH
Ngô Quyền đánh thắng quân Nam Hán trên sông Bạch
Đằng, mở đầu thời kỳ phong kiến độc lập ở Việt nam.
Đầu thế kỷ 10
Xuất hiện việc dùng âm Hán Việt để thực hiện việc giáo
dục thay cho âm chữ Hán đã đánh dấu sự bảo tồn văn hoá
dân tộc Việt Nam.
1009 - 1076
Nhà Lý cho mở mang , xây dựng chùa chiền và phát triển
giáo dục Phật Giáo
1070
Lập Văn miếu thờ Khổng Tử, phát triển Nho học.
1076
Lập Quốc Tử Giám, đào tạo quan lại cao cấp. Đây là
trường học quốc lập đầu tiên của Việt nam.
1075, 1086, 1152, Nhà Lý tổ chức các kỳ thi nho học (lại viên) mhằm khuyến
1165, 1185, 1193,
khích giáo dục trong nhân dân
1077, 1195
Nhà Lý tổ chức các kỳ thi tam giáo
1225
Nhà Trần thay nhà Lý
1236
Nhà Trần tổ chức thi Nho học .
1253

Nhà Trần lập Viện Quốc học.
1281
Nhà Trần lập nhà học ở Phủ Thiên trường
Khuyến khích mở trường tư thục
Hồ Quý Ly cải cách giáo dục, phê phán Khổng Tử, đề cao
nền giáo dục độc lập.
Truyền dạy chữ Nôm, chữ Nôm thay thế chữ Hán trong đời

18


sống chính trị , văn học xã hội.
Nhà Minh đô hộ Việt Nam, thực hiện chính sách đồng hoá.
Phát triển giáo dục Nho giáo.
Hành Nhân Hạ Thanh và Tiến sỹ Hạ Thì thu sách vở và tài
liệu về văn hoá và lịch sử Việt Nam.

12

1414

13

1419

Nhà Mnh đô hộ đặt ty nho học ở 16 phủ, 21 châu, 87
huyện.
Nhà Minh đô hộ đặt ty y học ở 6 phủ, 13 châu, 35 huyện,
đặt trường y ở 3 phủ, 1 châu.
Nhà Minh đô hộ thành lập các tăng chính và đạo chính để

thao túng Phật giáo, Lão giáo.

14

1417

15
16

1426
1428

17

1428

18

1435

19

1446

20

1473

21
22


1434,1437, 1444
1467

23

1467

24
25

1527- 1592
1723

26

1789

27

1802

Nhà Minh đặt luật cống nho sinh vào Quốc tử giám nhà
Minh để khai thác nhân tài đất Việt.
Nhà Minh mở kỳ thi hương.
Lê Lợi kháng chiến thành công, đánh nhà Minh, thành lập
nhà Lê.
Nhà Lê mở lại Quốc tử giám và cho mở trường học ở các
phủ huyện.
Nhà Lê Tổ chức thi tuyển, thải loại giáo viện yếu kém,

nâng cao chất lượng đào tạo.
Nhà Lê mở trường đến các lộ phủ. đặt các chức danh cho
giáo viên gọi là giáo thụ, về sau gọi là giáo huấn đạo.
Muốn làm huần đạo phải trúng tuyển kỳ thi hội và trải qua
4 kỳ thi nữa và đủ 35 tuổi .
Do giáo dục phát triển, cần tuyển nhiều huấn đạo, nhà Lê
đã cho mở kỳ thi chọn huấn đạo
Tổ chức các kỳ thi lại điển chọn quan lại.
Vua Lê Thánh Tông khảo cứu 2 vị Đông cung thị giảng là
Vũ Nguyên Tiềm và Tạ Bưu để đánh giá năng lực giảng
dạy cho các Hoàng tử và sau đó thải 2 người này.
Lê Thánh Tông cho đánh giá các quan bằng kỳ thi để thải
loại các quan yếu kém.
Nhà Mạc tổ chức 22 khoa thi tiến sỹ.
Vua Lê Dụ Tông cấp ruộng cho các trường quốc học.
Cho in sách để cấp phát cho các trường, cấm dùng sách do
Trung Quốc in.
Vua Qung Trung nhà Tây Sơn cho mở các kỳ thi tuyển
chọn nhân tài và thúc đẩy việc học, sử dụng chữ Nôm thay
chữ Hán.
Vua Gia Long cho chấn hưng Nho học. Đặt các chức
quan : đốc học, giáo thụ, huấn đạo để quản lý giáo dục và
thi cử.
Trường học được phát triển đến các hương, phủ, huyện. Cả
nước có 158 trường quốc học.

19


28


1919

Vua Minh Mạng quy định kiến trúc nhà học để bảo đảm
chất lượng giáo dục.
Kỳ thi Nho học cuối cùng, chấm dứt hoàn toàn hệ thống
giáo dục Nho học.

Bảng 5. Kết quả giáo dục thời phong kiến độc lập.

STT

Triều đại phong kiến

1
2
3
4
5

Lý , Trần, Hồ ( 1009- 1407 )
Nhà Lê( 1428- 1527 )
Nhà Mạc ( 1527- 1592 )
Lê, Trịnh( 1549- 1789 )
Nhà Nguyễn ( 1802- 1919 )
Tổng số

Số khoa thi Hội, Số Tiến sỹ
Đình
20

509
51
657
22
483
56
782
38
558
187
2989

2.2. Tư tưởng giáo dục Phật giáo
Đạo Phật là một tôn giáo lớn và lâu đời trên thế giới có ảnh hưởng đến
nhiều nước ở châu Á. Phật giáo là một học thuyết mang nhiều tính tâm linh
và có một tinh thần nhân bản cao cả.

20


Nền văn minh Ấn độ là khởi nguồn của các tư tưởng, triết lý Phật giáo
mang nặng tinh thần từ bi, hỷ xả, hướng thiện. Con người tu tâm, dưỡng tính
nơi trần tục để hưởng phúc trên cõi Niết bàn. Để truyền bá và phát triển các
tư tưởng, triết lý của mình, các tổ chức Phật giáo đã đã hình thành các loại
hình trường vihares của đạo Phật để đào tạo cho các sư sãi ở Ấn Độ. Các
triết lý, tư tưởng Phật giáo hình thành, phát triển và lan tỏa ra nhiều nước,
nhiều khu vực trên thế giới trong đó đặc biệt là ở các nước Châu á như
Trung quốc, Việt nam, Camphuchia…
Phật giáo vào Việt Nam bằng nhiều con đường khác nhau, bao gồm 2
trường phái chính là tiểu thừa và đại thừa và đã được người Việt Nam tiếp

nhận có chọn lọc phù hợp với những phong tục văn hoá Việt Nam. Để tuyên
truyền cho Phật pháp, các nhà tu hành đã xây dựng hệ thống chùa chiền trên
khắp đất nước Việt Nam. Phật giáo đã có nhiều đóng góp cho giáo dục đạo
đức và tâm linh của người Việt Nam. Hoạt động giáo dục của Phật giáo chủ
yếu diễn ra trong các chùa chiền gắn với các hoạt động tôn giáo và quá trình
tu luyện của các tăng ni, phật tử, các bậc cao tăng..Tư tưởng, triết lý và các
nội dung giáo dục được phản ánh trong các Bộ kinh sách. Hiện nay, còn lưu
giữ được những bộ kinh Phật được người Việt Nam khắc bằng chữ Hán trên
các bản gỗ. Đây là những bộ sách lớn của Việt Nam về Phật giáo còn được
lưu lại.
Những đóng góp của Phật giáo cho văn hoá và giáo dục Việt Nam còn
chưa được nghiên cứu đánh giá đúng mực và đầy đủ.
Bảng 6 . Các sự kiện giáo dục Phật giáo chính
STT
1
2
3
4
5

6

THỜI GIAN

CÁC SỰ KIỆN CHÍNH

Thế kỷ 3, thời nhà Hình thành trung tâm Phật giáo lớn là Luy Lâu.( Thuận
Hán
Thành, Bắc Ninh hiện nay )
558

Thiền sư Ấn Độ VINITARUCI lập thiền phái thứ nhất ở
Việt Nam.
820
Vô Ngôn Thông lập thiền phái Việt Nam thứ 2 tại Phù
Đổng, Hà Nội ngày nay.
1018
Vua Lý Thái Tổ cho người xin kinh Tam Tạng nhà Tống.
1020
Lý Thái Tổ ra sắc chỉ cho lập các giảng đường truyền dạy
Phật giáo. Xây dựng nhiều chùa chiền.
Văn hoá Phật giáo được truyền bá sâu rộng trong nhân dân
Phật giáo có quyền trong việc đào tạo quan lại cho nhà
nước phong kiến.
1036
Lý Thái Tông xuống chiếu cho chép kinh Đại Tạng lưu trữ
tại Trùng Hưng.

21


7

1298

Trần Nhân Tông lập phái Trúc Lâm Thiền Tông của Việt
Nam.
Kinh Đại Tạng được khắc gỗ để giảng dạy( hiện nay nhiều
chùa vẫn còn lưu giữ. )

2.2.1 Mục tiêu giáo dục

Là một loại hình tôn giáo, mục tiêu của đạo Phật là truyền bá triết
thuyết nhà Phật nhằm giáo hoá nhân dân: tu luyện tại chùa, tu luyện tại gia,
tu luyện tại tâm với tư tưởng chủ đạo là từ bỏ các các tham vọng (tham, sân,
si - nguồn gốc của cái ác để từ biển mê đến biển giác, trong đó ý thức được
sự bình đẳng giữa các sinh giới và con người. Phương châm sống và hành
động là từ bi hỷ xả, ở hiền gặp lành, chính tâm, làm điều thiện…
2.2.2 Chính sách giáo dục
Phật giáo là một tôn giáo không có giáo chủ, không mang xu hướng
bạo lực nên gần gũi với nhân dân lao động. Với triết lý sống ở cõi đời này là
cõi tạm, chết về thế giới bên kia mới là cõi Vĩnh hằng, Phật giáo chủ trương
xa lánh sự đời, không tham gia chính sự. Tuy nhiên, để truyền bá và phát
triển các tư tưởng, triết lý phật giáo, các tổ chức Phật giáo cũng tham gia và
có vai trò lớn nhiều hoạt động văn hóa-xã hội trong phạm vi quốc gia cũng
như quốc tế
2.2.3 Mô hình giáo dục
Giáo dục Phật giáo phát triển theo quy định của các tổ chức Phật
giáo . Sự truyền bá Phật giáo được thực hiện bằng con đường tu luyện dưới
nhiều hình thức khác nhau như tu tại chùa, tu tại tâm, tu tại gia. Hệ thống
trường chùa và các Học viện phật giáo cao cấp cũng được hình thành và phát
triển nhằm góp phần giáo hóa, giáo dục tầng lớp trẻ và đào tạo các chức sắc
phật giáo cao cấp
Đội ngũ giáo viên
Các tăng sư là những giáo viên chủ yếu. Thường thường đây là những
người thông tuệ tam giáo: Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo.
Học sinh.
Học sinh là những người tự nguyện tu hành trong các chùa. Một phần
bao gồm con em nhân dân lao động được nhà chùa cho ăn học. Nhà chùa
còn là chốn nương thân cho những số phận thiệt thời trong xã hội.
Sự tham gia của các giai tầng xã hội trong giáo dục.
22



Các chùa ở Việt nam hầu hết do nhân dân xây dựng và rất gần gũi với
nhân dân lao động do vậy Phật giáo rất gần gũi với nhân dân và có nhiều
đóng góp cho hệ thống giáo dục của Việt Nam trong tất cả các giai đoạn của
lịch sử dân tộc.
Nghiên cứu và xác định lịch sử phát triển của giáo dục Việt Nam cần
xem xét đến vai trò giáo dục của Phật giáo cả trên bình diện lý thuyết và
thực tiễn. Phật giáo khi vào Việt Nam không còn là một tôn giáo mà đã trở
thành một di sản văn hoá giáo dục, một phần cội rễ của văn hoá giáo dục
Việt Nam.

III. NỀN VĂN MINH VÀ TƯ TƯỞNG GIÁO DỤC PHƯƠNG TÂY

3.1. Tổng quan
Giáo dục Phương Tây nói chung và giáo dục đại học phương Tây nói
riêng gắn liền với văn minh phương Tây từ thời cổ đại (văn minh Hy-La)
đến thế kỷ 10, trải qua thời kỳ Phục hưng (Thế kỷ 12-14), thời kỳ Ánh sáng
23


(Th k 15-16) v phỏt trin mnh trong giai on cụng nghip hoỏ (th k
17-19 ) v hin nay l thi i hu cụng nghip, kinh t tri thc. Nn vn
minh Hy-La phỏt trin vụ cựng sỏng lng v l c s ca nn vn minh
Phng Tõy sau ny. H thng giỏo dc phng Tõy phỏt trin qua nhiu
th k vi nhiu bc thng trm gn lin vi cỏc cuc cỏch mng khoa hccụng ngh, cỏch mng xó hi, phỏt trin vn hoỏ v vn minh nhõn loi.
Giỏo dc i hc phng Tõy thi k u gn lin o to tinh hoa vi
cỏc ni dung thn hc, vn chng, lut, khoa hc v ngh thut v sau nay
l khoa hc-cụng ngh hin i cựng nhiu lnh vc vn hoỏ-xó hi-nhõn
vn

Theo cỏc nh nghiờn cu GDH phng Tõy mi nn vn minh u
cn n GDH nhm do to gii tinh hoa iu hnh nh nc trong mi
lnh vc, nhng ch trong thi trung c chõu u mi xut hin cỏc thc th
vi t cỏch l trng i hc: mt nh trng bc cao kt hp ging dy vi
hc thut v c c trng bi quyn t ch v t do hc thut.
Vn minh phng Tõy l cỏi nụi ca nhiu nh t tng vn húa,
trit gia ln cú nh hng sõu sc n s phỏt trin xó hi núi chung v nn
giỏo dc phng Tõy núi riờng.
Socrate (469-399 TCN) nh trit hc ngy bin ln nht ca Hy lp.
ễng cho rng mc ớch ca trit hc khụng ch nhõn thc t nhiờn m l
nhn thc chớnh bn thõn mỡnh. Trong lnh vc giỏo dc ễng phn i
vic dy lý thuyt n thun v ch trng ch t ra nhng cõu hi cho hc
trũ tr li v qua ú cú th t ti chõn lý. ễng cng cho rng giỏo dc cú
vai trũ b giỳp cho t tng sinh ra
Platon( 427-347 TCN) hc trũ ca Socrate - triết gia vào giữa thế kỷ thứ
5 và thứ 4 trớc công nguyên, về phân loại đối tợng giáo dục. Platon cho rằng
con ngời đã đợc sinh ra với những khả năng khác nhau về trí lực và thể lực.
ễng ch trng giỏo dc nờn do nh nc t chc v qun lý v phải phù
hợp với năng khiếu bẩm sinh của con ngời. Do đó hệ thống giáo dục tốt,
trong một xã hội lý tởng do Platon giả định, phải gồm 3 loại: giáo dục cho
ngời lao động sản xuất, giáo dục cho lính tráng và giáo dục cho ngời cai
quản xã hội. Chủ thuyết này của Platon đã gây nhiều tranh cãi từ lúc mới ra
đời, trong thực tế chủ yếu là dựa vào suy luận triết học của Platon. Xã hội
trong đó Platon thiết kế mô hình hệ thống giáo dục là một xã hội do Platon tởng tợng ra và đặt tên là Nớc cộng hoà (Republic)
Aristote ( 384-322 TCN) Nh trit hc v i c Hy lp- hc trũ ca
Platon. ễng l nh bỏch khoa ton th vi nhng niu bit sõu rụng trờn
nhiu lnh vc. V giỏo dc, Arisstote ch trng mc ớch ca giỏo dc l
phỏt trin lý tớnh, nh nc nờn m cỏc c s giỏo dc dy con em tng lp
quý tc phỏt trin hi hũa v thõn th, o c v trớ tu


24


Thời kỳ phục hưng (Thế kỷ 14-16) xuất hiện các tên tuổi lớn như
Nicôla Côpécnich ( 1473-1543) với thuyết Nhật tâm nổi tiếng; Các nhà họa

và bách khoa tài năng Leonacdo de Vanhxi ( 1452-1519);
Mikenlănggiơ ...
Thời kỳ khai sáng của nền văn minh phưong Tây (Thế kỷ 16-18) đã xuất
hiện nhiều nhà triết học, tư tưởng xã hội nổi tiếng như C.L Montesquieu
( 1689-1755) với tư tưởng tam quyền phân lập; J.J Rousseau ( 1712-1778)
nhà tư tưởng xã hội Pháp với chủ trưong bênh vực quyền lợi của người dân
đặc biệt là nông dân và dân nghèo, lên án chế độ sở hữu tư nhân và hậu quả
của nó là tình trạng bất bình đẳng trong xã hội...Các nhà triết học nổi tiếng
như Heghen với phép biện chứng; Kant- với tinh thần duy lý.. có ảnh hưởng
lớn đến sự phát triển của xã hội nói chung và với khoa học, giáo dục Phương
Tây nói riêng..
Thời kỳ cách mạng công nghiệp và hậu công nghiệp (thế kỷ 19- đến nay)
đã nổi lên những tến tuổi lớn, những nhà canh tân giáo dục như Emile
Durkheim (1858-1917); Jean Piaget (1869-1980); John Dewey (1859-1952)
Emile Durkheim (1858-1917) -Triết gia, nhà hoạt động xã hội và giáo
dục Pháp người tiên phong trong cách tiếp cận cấu trúc chức năng và khoa
học xã hội mang tính giáo dục. E. Durkheim khẳng định “ mọi xã hội trong
bất kỳ giai đoạn phát triển nào đều có một hệ thống giáo dục áp đặt lên các
cá nhân’. Thông qua giáo dục “ con người cá nhân” mới trở thành “con
người giáo dục “. Theo E.Durkheim, hệ thống giáo dục nhà trường có chức
năng giáo dục và có tính độc lập tương đối. Nó không chỉ phụ thuộc vào hệ
thống xã hội mà còn có tác động mạnh mẽ trở lại đối với xã hội. Cải cách
giáo dục không chỉ phản ảnh bối cảnh xã hội nói chung mà còn thể hiện cách
thức hệ thống nhà trường phản ứng, đáp ứng lại những yêu cầu mới xuất

hiện và chưa được thể chế hoá trong xã hội. Ông đã có nhiều đóng góp lớn
về phương pháp giáo dục, môi trường học đường, về giáo viên... mở ra nhiều
vấn đề nghiên cứu về xã hội học giáo dục
Jean Piaget nhà tâm lý học Thuỵ sĩ nổi tiếng với những cống hiến xuất
sắc trong lĩnh vực phát triển tâm lý và các giai đoạn phát triển nhận thức của
trẻ em. Ông nhấn mạnh rằng: Trẻ em không phải là bản sao chép của người
lớn
.Chúng có những cách đặc trưng riêng của mình đẻ biểu đạt thế giới, tiếp cận
với hiện thực và sử dụng ngôn ngữ cùng các phương thức này thay đổi theo
thời gian. Các quan điểm của Jean Piaget thể hiện các các tư tưởng tiến bộ
trong giáo dục thông qua quá trình nhận thức chủ động và tích cực hoạt động
khám phá, tương tác với đối tượng nhận thức của chủ thể
John Dewey ( 1859-1952) -Triết gia nổi bật nhất của nước Mỹ đầu thế
kỷ 20. Trong suốt sự nghiệp lâu dài của mình, ông kiên trì phát triển và ứng
25


×