Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Giáo dục so sánh và quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152.79 KB, 15 trang )

I. ĐẶC ĐIỂM VÀ NGUYÊN NHÂN PHÁT TRIỂN CỦA NỀN GIÁO
DỤC HÀN QUỐC HIỆN ĐẠI.
1.1 Đặc điểm phát triển của nền giáo dục
Hàn Quốc được thế giới biết đến ở cả hai mặt: Tốc độ tăng trưởng kinh tế và sự
phát triển giáo dục; là nước đạt sự tăng trưởng về ngồn lực con người liên tục và bền
vững trong hơn 4 thập kỹ qua. Trong thời kỳ 1945 – 1961, trước khi tốc độ phát triển
thiết lập và mở rộng một cách vững chắc. Đặc điểm hiếm thấy trong sự phát triển giáo
dục thời kỳ đầu này ở Hàn Quốc là tỷ lệ học sinh tăng với những bước nhảy vọt đột
biến. Sự tăng trưởng bất thường số học sinh tiểu học và sơ trung học dẫn đến sự tăng
vọt số học sinh bậc cao trung (từ 276.000 năm 1951 lên 740.000 năm 1952). Số sinh
viên đại học cao đẳng cũng tăng mạnh ở hai mốc chính là năm 1953 – 1954 và 1959 –
1961.
Chỉ trong vòng 20 năm từ năm 1970, giáo dục phổ thông trung học đã được phổ
cập rộng rãi. Giáo dục Hàn Quốc tiếp phát triển vững chắc. Năm 2001 tỉ lệ TH lên
THCS đạt 99.9%, từ bậc THCS lên TH bậc cao đạt 99.5%, từ THPT lên ĐH và CĐ đạt
85%, trung học dạy nghề lên ĐH và CĐ đạt 44.9%. Do sự phát triển mạnh mẽ về quy
mô giáo dục ở các bậc học, lực lượng lao động có trình độ học vấn cũng như chất
lượng giáo dục tương đối cao. Mà chất lượng giáo dục đó được đánh giá bằng những
thành tích mà học sinh đạt được trong các kỳ thi chuẩn quốc tế về kỹ năng nhận thức
(các môn như Toán học, ngôn ngữ và các môn khoa học). Hiện nay Hàn Quốc đã có
một kho báu dự trữ về nguồn nhân lực có trình độ giáo dục tốt để phục vụ cho việc
phát triển nền kinh tế nước nhà. Trong kết quả kì thi các môn khoa học và toán theo
tiêu chuẩn quốc tế thì ở lứa tuổi 13 của 19 nước do “Hiệp hội đánh giá thành tích giáo
dục quốc tế” (IEA) tổ chức năm 1991, HS Hàn Quốc đạt thành tích tốt nhất các môn
thi khoa học và đứng thứ 2 sau HS Trung Quốc về môn toán. Mặc dù ngân sách của
nước này chi cho GD là khá thấp 3% GDP năm 1975 – 2000. Nhưng nguồn tài chính
quan trọng để phát triển nền giáo dục của nước này chủ yếu dựa vào nguồn lực tư nhân
và gia đình phụ huynh HS.
Thu nhập của giáo viên Hàn Quốc là tương đối cao, ước tính 7.236USD/năm và
bằng 8.2 lần thu nhập bình quân GDP. Trong khi đó ở toàn bộ các nước đang phát
triển lương giáo viên chỉ được khoảng 4.869USD/năm và bằng 4.5 lần thu nhập bình



1


quân GDP. Lương cao là một nhân tố chứng tỏ chất lượng nghề nghiệp của GV ở Hàn
Quốc là tương đối tốt.
Tỉ lệ HS lưu ban và bỏ học ở Hàn Quốc tương đối thấp và số giờ học trong năm
học nhiều hơn các nước trong khối OEDC và các nước đang phát triển. Dựa trên phép
đo này có thể nói chất lượng giáo dục ở Hàn Quốc tốt. Vì thế, có thể nói chất lượng
giáo dục tốt chính là nhờ có đội ngũ giáo viên tốt…
1.2 Nguyên nhân phát triển của nền giáo dục
- Hàn Quốc có một nền văn hóa về giáo dục tốt. Có thể coi ba nhân tố được xây
dựng và duy trì bản sắc nền văn hóa, văn minh của người Hàn Quốc là gia đình, niềm
tin tôn giáo và nỗi đam mê học vấn. Người Hàn Quốc coi giáo dục là gốc rễ căn bản
của cuộc sống; là cái quyết định sự sống còn trong cuộc đời của mỗi con người. Do
tính thuần nhất hiếm thấy của xã hội nước này về các mặt tính cạnh tranh, văn hóa,
ngôn ngữ, cho nên giáo dục coi là chìa khóa, nhân tố duy nhất để con người giành lấy
vị trí xã hội cao. Do sự mong muốn mãnh liệt thay đổi địa vị xã hội, đồng thời cũng
quan hệ mật thiết với với sự thay đổi địa vị kinh tế, cho nên xuất hiện nhu cầu hết sức
to lớn đối với giáo dục.
- Ngoài nhân tố văn hóa tăng trưởng kinh tế, những nhân tố đặc thù khác đóng
góp thực sự cho sự phát triển giáo dục, đó là chiến lược phát triển hướng ngoại và sự
phân phối thu nhập công bằng.
- Chiến lược phát triển hướng ngoại là sự phát triển nguồn nhân lực con người
nhanh, mạnh nhờ chính sách xuất khẩu hướng ngoại. Sự phát triển mạnh nền công
nghiệp xuất khẩu với kỹ năng lao động ở trình độ cao đã đảm bảo vững chắc cho sự
tăng trưởng thêm việc làm và tiền lương thực tế tác động mạnh đến giáo dục xã hội.
Chính chiến lược này đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến chính sách phát triển quốc gia theo
hướng phát triển nguồn nhân lực con người. Các nền kinh tế xuất khẩu hướng ngoại
này chủ yếu cũng chịu nhiều áp lực cạnh tranh toàn cầu. Do đó buộc chính phủ và các

tập đoàn, công ty sản xuất kinh doanh luôn có yêu cầu rất lớn về việc cần phải xây
dựng một hệ thống giáo dục và đào tạo có hiệu quả.
- Sự phân phối thu nhập công bằng và tích lũy nguồn lực con người là hiện
tượng thành công kỳ lạ trong suốt bốn thập kỷ tăng trưởng kinh tế của Hàn Quốc. Năm
1960 chính sách thực hiện sự phân phối tương đối công bằng. Ví dụ như thông qua hai
cuộc cải cách ruộng đất và cuộc chiến trành Hàn Quốc…Năm 1993 thông qua điều tra

2


về thu nhập và chi tiêu của các hộ gia đình cho thấy, từ năm 1965 đến 1990 không có
sự thay đổi lớn về các mức phân phối thu nhập giữa các tầng lớp xã hội. Sự tăng
trưởng mang tính công bằng, hợp lý này là kết quả của nhiều nhân tố, bao gồm trong
đó có sự gia tăng mạnh mẽ về việc làm, tỷ lệ thất nghiệp giảm mạnh, cũng như việc
thực hiện những chính sách phúc lợi xã hội của chính phủ (như các chương trình y tế,
bảo vệ sinh kế, bảo hiểm xã hội…) đã tạo nên đóng góp quan trọng cho sự mở rộng
giáo dục. Nhờ nguồn đóng góp sự phân phối thu nhập công bằng đối với sự phát triển
giáo dục được dựa trên chi phí cho giáo dục là đều do cha mẹ học sinh đóng góp. Mặt
khác, sự phân phối thu nhập công bằng lại làm tăng mạnh mẽ nhu cầu xã hội đối với
giáo dục đại học. Vì đầu tư vào tích lũy nguồn nhân lực con người là động cơ chính
đáng để tìm việc làm có thu nhập cao.
- Giáo dục phát triển luôn đồng hành với sự thịnh vượng kinh tế, nhưng nếu chỉ
căn cứ vào một nhân tố chủ yếu là tăng trưởng kinh tế thì chưa thể giải thích cho tất cả
các nhân tố tác động tổng thể đến sự phát triển giáo dục Hàn Quốc. Mà nhân tố lịch sử
cũng không kém phần thúc đẩy nhu cầu sự phát triển mạnh mẽ về giáo dục.
Sau khi giải phóng đất nước khỏi sự chiếm đóng của chính quyền Nhật Bản và
sau cuộc chiến tranh năm 1953, Hàn Quốc đã nhanh chóng xây dựng được một cơ sỏ
hạ tầng giáo dục, mở rộng cung ứng giáo dục, tạo điều kiện cho sự phát triển giáo dục
và cơ sở bậc cao.
Trong thời kỳ Nhật thống trị tại Hàn Quốc, Nhật đã góp một phần không nhỏ

cho sự phát triển của nền giáo dục Hàn Quốc như: Cung ứng các điều kiện giáo dục
trong việc du nhập hệ thống giáo dục hiện đại, xây dựng cơ sở vật chất nhà trường và
đào tạo được một số lượng khá lớn giáo viên người Hàn Quốc, tạo cơ sở vật chất cho
hệ thống giáo dục mới. Ngoài vai trò của người Nhật, sự đóng góp nguồn tài chính
quan trọng trong thời gian 1945 – 1966 của Mỹ cho việc xây dựng nhà trường, lớp học
và bằng cách ấy tăng cường các điều kiện vật chất cho việc mở rộng giáo dục.
Đến nay, có thể nói Hàn Quốc là một trong trường hợp ngoại lệ hiếm thấy trên
thế giới. Sự phát triển mạnh mẽ về giáo dục là kết quả tổng hợp của nhiều nhân tố văn
hóa, truyền thống lịch sử với chiến lược phát triển đất nước mang tính hợp lý và hướng
ngoại. Sự phát triển nền kinh tế đến lượt nó lại được hưởng lợi từ giáo dục, đó là
nguồn nhân lực được đào tạo và có trình độ giáo dục cao là động lực mạnh mẽ thúc
đẩy sự tăng trưởng kinh tế bền vững.

3


II. MỘT VÀI SO SÁNH CƠ BẢN VỀ VIỆT NAM VÀ HÀN QUỐC
2.1 Lịch sử hình thái xã hội
a) Lịch sử văn hóa xã hội Việt Nam
Việt Nam có một nền văn hóa rất đa dạng, phong phú và giàu bản sắc bởi đó là
sự giao hòa văn hóa của 54 sắc tộc cùng tồn tại trên lãnh thổ. Bên cạnh đó, văn hóa
Việt Nam còn chịu nhiều ảnh hưởng của nền văn hóa Trung Quốc cùng với nền văn
minh lúa nước của người dân Việt Nam.
Việt Nam nằm trong bán đảo Đông Dương, thuộc vùng Đông Nam châu Á. Lãnh thổ
Việt Nam chạy dọc bờ biển phía đông của bán đảo này. Việt Nam có biên giới đất liền
với Trung Quốc (1.281 km), Lào (2.130 km) và Campuchia (1.228 km) và bờ biển dài
3.444 km tiếp giáp với vịnh Bắc Bộ, biển Đông và vịnh Thái Lan.
Sau khi Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ở miền Bắc và Mặt trận dân tộc giải
phóng miền nam Việt Nam giành chiến thắng trước Việt Nam Cộng hòa ở miền Nam
ngày 30 tháng 4 năm 1975, hai miền Bắc-Nam được thống nhất. Ngày 2 tháng 7 năm

1976 nước Việt Nam được đặt Quốc hiệu là Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Giữa thế kỷ 19, cùng với Đông Dương, Việt Nam trở thành thuộc địa của Pháp.
Trong Thế chiến thứ hai, phát xít Nhật chiếm Việt Nam và toàn thể Đông Dương,
ngay sau khi hay tin quân Đồng Minh chiến thắng, Việt Minh đã giành lại chính quyền
từ tay Nhật. Ngày 2 tháng 9 năm 1945, Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập khai
sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nhà nước đầu tiên của nước Việt Nam hiện
đại.
Chiến thắng của Việt Minh tại chiến trường Điện Biên Phủ ngày 7 tháng 5 năm
1954, Pháp buộc phải rút khỏi Đông Dương. Hiệp định Genève được ký kết đã chấm
dứt ách đô hộ gần một trăm năm của Pháp tại Việt Nam, đồng thời chia đôi nước Việt
Nam và lấy vĩ tuyến 17 làm ranh giới.
Chiến tranh Việt Nam kết thúc vào ngày 30 tháng 4 năm 1975 khi chính quyền
của Việt Nam Cộng hòa đầu hàng. Năm 1976, nước Việt Nam thống nhất đổi tên hiệu
là nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam; Sài Gòn - Chợ Lớn đổi tên thành
Thành phố Hồ Chí Minh. Sau chiến tranh, nhiều chính sách sai lầm đã đưa Việt Nam
vào các khủng hoảng trầm trọng về kinh tế và xã hội. Đại hội Đảng lần VI năm 1986
chấp thuận chính sách Đổi mới theo đó cải tổ bộ máy nhà nước, và chuyển đổi nền
kinh tế theo hướng kinh tế thị trường. Giữa thập niên 1990, Việt Nam bắt đầu hội nhập

4


vào cộng đồng quốc tế. Năm 1995, Việt Nam gia nhập khối ASEAN, sau khi bình
thường hóa quan hệ với Mỹ một năm trước đó. Hiện nay, Việt Nam là thành viên của
nhiều tổ chức quốc tế như Liên Hiệp Quốc, Cộng đồng Pháp ngữ, ASEAN, APEC.
Ngày 11 tháng 1 năm 2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ
chức Thương mại Thế giới (WTO) sau 11 năm đàm phán.[6] Vào ngày 16 tháng 10
năm 2007 Việt Nam đã được bầu làm một thành viên không thường trực của Hội đồng
Bảo an Liên Hiệp Quốc cho nhiệm kỳ 2008-2009.
b) Lịch sử văn hóa xã hội Hàn Quốc

Hàn Quốc là một quốc gia có bề dày lịch sử phát triển, có nền văn hóa truyền
thống lâu đời. Với một nền văn hóa về giáo dục tốt. Có thể coi ba nhân tố được xây
dựng và duy trì bản sắc nền văn hóa, văn minh của người Hàn Quốc là gia đình, niềm
tin tôn giáo và nỗi đam mê học vấn. Người Hàn Quốc coi giáo dục là gốc rễ căn bản
của cuộc sống; là cái quyết định sự sống còn trong cuộc đời của mỗi con người.
Hàn Quốc là một nước Đông Á với diện tích là 99.000Km2, với mật độ dân số
47,3 triệu người (năm 2000). Hàn Quốc trước kia thuộc về đất nước Triều Tiên, hay
còn gọi là Cao Ly, là một bán đảo nằm trên khu vực Đông Bắc lục địa châu Á. Biên
giới phía Bắc hầu hết tiếp giáp với Trung Quốc và một ít tiếp giáp với nước Nga, phía
Đông là biển Nhật Bản và phía Tây là biển Vàng.
Cũng giống như Việt Nam, Hàn Quốc cũng chịu nhiều sóng gió qua các thời kỳ
lịch sử bởi các cuộc xâm lăng của các thế lực bên ngoài, chủ yếu là Trung Quốc, Nhật
Bản, Pháp, Mỹ và chịu ảnh hưởng của các cuộc chiến tranh giữa các nước với nhau
như Trung – Nhật (1894 - 1895) và Nga – Nhật (1904 - 1905). Triều tiên là thuộc địa
của Nhật từ 1910 đến 1945. Năm 1948 bán đảo này được chia làm hai miền với hai
chế độ chính trị - xã hội khác biệt. Phía Nam là Hàn Quốc (hay còn gọi là Đại Hàn
Dân Quốc, Nam Hàn, Nam Triều Tiên) và phía bắc là Cộng hòa dân chủ nhân dân
Triều Tiên (hay còn gọi là Bắc Hàn, Bắc Triều Tiên). Từ sau chiến tranh thế giới lần
thứ 2, hai miền Triều Tiên vẫn còn bị chia cắt, cho đến ngày nay với xu hướng xích lại
gần nhau hơn. Cả hai miền đều đã có nhiều nỗ lực lớn lao trong việc khắc phục hậu
quả chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế, tiến hành công nghiệp hóa đất nước.
2.2 Tình hình kinh tế
a) Tình hình kinh tế Việt Nam

5


Việt Nam là một quốc gia nghèo và đông dân đang dần bình phục và phát triển
sau sự tàn phá của chiến tranh, sự mất mát viện trợ tài chính từ khối các nước xã hội
chủ nghĩa trước đây, và sự yếu kém của nền kinh tế tập trung. Chính sách Đổi Mới

năm 1986 thiết lập nền "kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa". Các
thành phần kinh tế được mở rộng nhưng các ngành kinh tế then chốt vẫn dưới sự điều
hành của Nhà nước.
Sau năm 1986, kinh tế Việt Nam đã có những bước phát triển to lớn và đạt
được tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình khoảng 9% hàng năm từ 1993 đến 1997.
Tăng trưởng GDP 8,5% vào năm 1997 đã giảm xuống 4% vào năm 1998 do ảnh
hưởng của sự kiện khủng hoảng kinh tế Á châu năm 1997, và tăng lên đến 4,8% năm
1999. Tăng trưởng GDP tăng lên từ 6% đến 7% giữa những năm 2000-2002 trong khi
tình hình kinh tế thế giới đang trì trệ. Hiện nay, giới lãnh đạo Việt Nam tiếp tục các nỗ
lực tự do hóa nền kinh tế và thi hành các chính sách cải cách, xây dựng cơ sở hạ tầng
cần thiết để đổi mới kinh tế và tạo ra các ngành công nghiệp xuất khẩu có tính cạnh
tranh hơn. Hiện nay gạo là một trong những mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam.
b) Tình hình kinh tế Hàn Quốc
Vào năm 1960, mức độ phát triển của nền kinh tế của Hàn Quốc cũng gần như
của Ghana - một trong những quốc gia thịnh vượng hơn so với các quốc gia mới độc
lập tại châu Phi. Ngày nay, hai quốc gia này lại cực kỳ khác nhau. Chỉ sau hơn nửa thế
kỷ, Hàn Quốc trở thành nền kinh tế lớn thứ 11 trên thế giới, với thu nhập bình quân
GDP/đầu người dạt 22029 đô la năm 2005.
Hàn Quốc đã gia nhập Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế, và là một thành
viên quan trọng của G-20. Đất nước này cũng trở thành cái nôi của những thương hiệu
nổi tiếng thế giới và là người đi đầu trong việc đón nhận và phát triển các công nghệ
thông tin và Internet. Thậm chí quan trọng hơn là, Hàn Quốc cũng phát triển một hệ
thống chính trị dân chủ, với các cuộc bầu cử tự do và chuyển đổi quyền lực hòa bình
giữa các đảng phái chính trị khác nhau. Nhân quyền cũng như tự do ngôn luận đều
được bảo đảm.
Bí quyết của Hàn quốc là dựa vào phát triển nguồn nhân lực trong một nước
nghèo tài nguyên thiên nhiên để phát triển kinh tế. Giáo dục là nhân tố chủ yếu để
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và chính sách về giáo dục luôn được xây dựng
phù hợp với đòi hỏi của nền kinh tế.


6


2.3 Cơ cấu hệ thống giáo dục
a) Hệ thống giáo dục Việt Nam
Đối chiếu tình hình của các nước trên thế giới, chúng ta nhận thấy rằng, từ
sau Cách mạng tháng Tám 1945, đến năm 1950 chúng ta mới tiến hành cuộc cải cách
giáo dục thứ nhất, nhằm xây dựng nền giáo dục dân chủ nhân dân. Cuộc cải cách giáo
dục lần thứ hai (1956) phục vụ cho việc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và
kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Năm 1979, Bộ chính trị Ban chấp hành Trung ương
(khoá III) quyết định tiến hành cuộc cải cách giáo dục lần thứ ba, để xây dựng nền
giáo dục chuyển từ dân chủ nhân dân sang xã hội chủ nghĩa khi cả nước thống nhất.
Phải khẳng định rằng, các cuộc cải cách giáo dục này đã đưa đến những thành tựu to
lớn trong việc đào tạo các thế hệ trẻ kháng chiến chống Pháp, kháng chiến chống Mỹ
cứu nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc rồi cả nước; đưa nền giáo dục
nước ta sánh vai được với nhiều nước ở khu vực và đạt một số mặt ở trình độ quốc tế
về khoa học tự nhiên. Đồng thời, do tác động của nhiều nguyên nhân, trong đó có
ảnh hưởng mặt trái của cơ chế thị trường, giáo dục Việt Nam cũng mắc phải những
căn bệnh của “thương mại hoá”, chất lượng giảm sút cần báo động. Việc đổi mới giáo
dục một cách toàn diện về hệ thống, nội dung, phương pháp và chủ yếu đổi mới
phương pháp dạy học mang tính chất một cuộc cải cách giáo dục, đúng hơn là sự
chuẩn bị cho một cuộc cải cách giáo dục mới, lần thứ tư.
Hệ thống giáo dục của Việt Nam hiện nay được xây dựng theo mô hình 5-4-34; gồm 5 năm tiểu học, 4 năm trung học cơ sở, 3 năm trung học phổ thông và 4 năm
cao đẳng hoặc đại học. Ngoài ra còn có các chương trình đào tạo sau đại học - thạc sĩ
và tiến sĩ và các trường trung cấp và dạy nghề với thời gian đào tạo từ 2 đến 3 năm.
b) Hệ thống giáo dục Hàn Quốc
Từ lâu, Hàn Quốc đã có truyền thống đề cao vị trí, vai trò quan trọng của giáo
dục, coi đây là một phương tiện để hoàn thiện con người và là động lực thúc đẩy sự
phát triển đất nước. Ngay sau khi Nhà nước Đại Hàn dân quốc được thành lập (năm
1948), Chính phủ bắt đầu xây dựng hệ thống giáo dục hiện đại, và từ đó và đến nay, đã

tiến hành 7 lần cải cách giáo dục, vào các năm: 1955-1962 (lần thứ nhất); 1963-1972
(lần thứ hai); 1973-1980 (lần thứ ba); 1981-1986 (lần thứ tư); 1987-1996 (lần thứ

7


năm); và lần thứ sáu được triển khai chính thức từ ngày 30-12-1997 và vẫn kéo dài
cho đến ngày nay.
Ngày nay, Hàn Quốc là một trong những nước có tỷ lệ dân số biết chữ cao nhất
thế giới. Chính trình độ học vấn cao của người Hàn Quốc là một yếu tố quan trọng góp
phần vào sự tăng trưởng kinh tế nhanh và đưa đất nước này nhanh chóng trở thành một
trong những con rồng trong nhóm các nền kinh tế công nghiệp mới (NIEs) của Đông
Á từ thập niên 70-80 của thế kỷ trước.
Hệ thống giáo dục của Hàn Quốc hiện nay cũng giống như Nhật Bản, được xây
dựng theo mô hình kiểu Mỹ và phương Tây, đó là mô hình 6-3-3-4, gồm 6 năm tiểu
học, 3 năm trung học cơ sở, 3 năm trung học phổ thông và 4 năm cao đẳng hoặc đại
học. Ngoài ra còn có các chương trình đào tạo sau đại học - thạc sĩ và tiến sĩ. Ở Hàn
Quốc cũng có các trường trung cấp và dạy nghề với thời gian đào tạo từ 2 đến 3 năm.

III. NHỮNG THÀNH TỰU CỦA GIÁO DỤC HÀN QUỐC VÀ BÀI
HỌC KINH NGHIỆM CÓ GIÁ TRỊ THAM KHẢO TRONG TIẾN
TRÌNH ĐỔI MỚI HIỆN ĐẠI HÓA GIÁO DỤC VIỆT NAM.
3.1 Những thành tựu trong của giáo dục Hàn Quốc
Những năm 50, khi nền công nghiệp đòi hỏi nguồn chủ yếu là nhân công tay
nghề thấp thì chính sách của giáo dục là chống mù chữ, làm cho ai cũng biết đọc biết
viết. Những năm 60 khi công nghiệp nhẹ đòi hỏi công nhân có tay nghề thì giáo dục
chủ trương phát triển mạnh giáo dục hướng nghiệp trong các trường trung học. Những
năm 70, nền công nghiệp nặng đòi hỏi kỹ thuật viên đáp ứng nhu cầu của công nghệ
sản xuất phức tạp thì giáo dục chủ trương phát triển mạnh các trường dạy nghề kỹ
thuật. Những năm 80, khi tính cạnh tranh của nền kinh tế phụ thuộc vào nền công nghệ

kỹ thuật cao thì chính phủ chủ trương đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu và giáo dục
trên lĩnh vực khoa học cơ bản và công nghệ. Hàn quốc đã lần lượt thực hiện phổ cập
tiểu học rồi trung học, nay lại đang dồn sức phát triển giáo dục đại học, nâng cao chất
lượng giáo dục và học suốt đời.
Từ năm 1992, một cuộc cải cách giáo dục rộng lớn được triển khai với mục tiêu
là tái cấu trúc hệ thống giáo dục thành một hệ thống giáo dục mới, bảo đảm cho nhân
dân được học suốt đời. Mục tiêu đào tạo của hệ thống này là làm cho người học trỏ

8


thành: người có quan hệ tốt đẹp với nhân dân và môi trường; người biết sáng tạo và
ứng dụng tri thức về thông tin và công nghệ; người cảm thông và nhạy cảm với người
khác nền văn hoá và chủng tộc; người làm việc hữu hiệu. Xã hội học tập ở Hàn quốc
hướng đến việc bảo đảm cho người dân được tiếp thu nền giáo dục mình cần, bất kể tại
đâu, bất kể lúc nào. Mỗi công dân được bảo đảm có cơ hội để phát triển năng lực của
mình và ứng dụng vào đời, bất kể giới tính, tuổi tác, trình độ học vấn và sức khoẻ. Ở
Hàn Quốc có hẳn một câu khẩu hiệu kêu gọi "Học suốt đời từ lúc nằm nôi đến khi vào
huyệt".
Năm 1999, để tăng cường giáo dục suốt đời nhằm hướng đến việc phát triển
nguồn nhân lực cho thế kỷ 21 với hiệu quả cao nhất, Luật Giáo dục xã hội đã được
thay thế bằng Luật Giáo dục suốt đời. Bộ Giáo dục được đổi tên thành Bộ Giáo dục và
phát triển nguồn nhân lực và Bộ trưởng Bộ này có hàm Phó Thủ tướng. Cùng với Bộ
này, các Bộ Tài chính và Kinh tế, Bộ Lao động, Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ cùng
nhau xây dựng các đường lối và thực hiện các chính sách liên quan đến phát triển
nguồn nhân lực, hướng nghiệp và dạy nghề. Có bốn nguồn tài chính chủ yếu cho giáo
dục là: nguồn từ ngân sách trung ương (chiếm tỷ trọng 84%); nguồn từ ngân sách địa
phương, nguồn từ người học cùng gia đình; cuối cùng là nguồn từ các pháp nhân đầu
tư. Hàn Quốc hiện dành 5% GDP cho giáo dục. Chỉ số phát triển con người (HDI) của
Hàn Quốc đã có những bước tiến thần kỳ, đến năm 2005 thì đạt 0,921 điểm, đưa Hàn

Quốc đã chiếm vị trí thứ 26 trong các nước cho chỉ số HDI phát triển nhất thế giới.
Hàn Quốc có 97% số người từ 25 đến 34 tuổi tốt nghiệp THPT, tỷ lệ cao nhất trên thế
giới.
Chất lượng học tập của học sinh Hàn Quốc thuộc hàng tứ cường theo đánh giá
của tổ chức PISA năm 2003 trong một kỳ đánh giá quốc tế với học sinh 41 nước tham
gia.
Giáo dục cộng đồng đã có từ những năm 1970 và đang tiếp tục phát triển, giúp
cho người dân hiểu về xã hội mình đang sống, về nghĩa vụ và quyền lợi công dân, về
các vấn đề môi trường, về quyền của phụ nữ, về quyền lợi của người tiêu thụ, của
người lao động, v.v...
Các nhà lãnh đạo nước này tin tưởng vững chắc là sự hưng thịnh hay suy tàn
của quốc gia luôn phụ thuộc vào thành công hay thất bại của việc đào tạo nên một dân

9


tộc có học. Hàn Quốc hy vọng những nỗ lực của mình trong việc xây dựng một xã hội
học tập sẽ khiến cho quốc gia này sẽ giữ vai trò quan trọng trong lịch sử nhân loại.
3.2 Bài học kinh nghiệm có giá trị tham khảo trong tiến trình đổi mới và
hiện đại hóa giáo dục Việt Nam
Hàn Quốc là một nước có hoàn cảnh lịch sử khá đặc biệt (gần giống Việt Nam),
cũng chịu nhiều sóng gió qua các thời kỳ lịch sử bởi các cuộc xâm lăng của các thế lực
bên ngoài. Nhưng điểm khác biệt ở đất nước Hàn Quốc là vị trí địa lý không được
thiên nhiên ưu đãi (nghèo tài nguyên thiên nhiên), nhưng đã biết vươn mình từ một
nước rất nghèo về tài nguyên thiên nhiên, GDP/đầu người từ 90,9 đô-la năm 1962 trở
thành một quốc gia có nền kinh tế hùng hậu đứng thứ 11 trên thế giới với GDP/đầu
người dạt 22 029 đô la năm 2005. Với những thành tựu đó, bí quyết thành công của
Hàn quốc là dựa vào nguồn nhân lực để phát triển kinh tế. Mà giáo dục là nhân tố chủ
yếu để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và chính sách về giáo dục để được xây
dựng phù hợp với đòi hỏi phát triển của nền kinh tế đó.

Từ những thành tựu của Hàn Quốc, xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách
giáo dục, nghiên cứu áp dụng những mô hình đào tạo, mô hình quản lý giáo dục phù
hợp đang là những vấn đề lớn đặt ra cho Việt Nam. Kinh nghiệm của các nước đi
trước, nhất là các nước có đặc điểm văn hoá gần với Việt Nam như Hàn Quốc sẽ là
những bài học quý giá cho Việt Nam trong quá trình cải cách đổi mới nền giáo dục
nước nhà.
Từ năm 1992 đến nay, sau khi hai nước chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao,
hai bên đã trao đổi các kinh nghiệm về chiến lược phát triển giáo dục mà thành công
từ nền giáo dục Hàn Quốc đạt được để rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam như:
- Hệ thống giáo dục ở Hàn Quốc cũng có những điểm tương đồng như Việt
Nam, nhưng mô hình giáo dục của họ là 6-3-3-4, mô hình này được thiết kế theo kiểu
Mỹ và Phương tây. Từ mô hình này, Hàn Quốc đã rất thành công trong giáo dục và
đào tạo. Vậy Việt Nam (5-4-3-4) có nên tham khảo và thay đổi lại mô hình giáo dục
cho phù hợp với một số nước tiên tiến.
- Từ những thành tựu về giáo dục Hàn Quốc là nhờ vào việc định hướng chiến
lược đúng đắn gắn liền với thời gian và hoàn cảnh xã hội để họ thực hiện cải cách giáo
dục. Việt Nam cũng có các cuộc cải cách nhưng tại sao nền giáo dục của Việt Nam thì
không mấy thành công. Vậy chúng ta nên nhìn nhận vào vấn đề cải cách của Hàn

10


Quốc và áp dụng vào giáo dục nước nhà cho phù hợp với từng mốc thời gian lịch sử
xã hội cụ thể.
- Cũng như Việt Nam, sau chiến tranh sự đãi ngộ của các nước đồng minh viện
trợ. Hàn Quốc đã đi vào đầu tư vào giáo dục ngay từ ban đầu và thành quả đạt được về
giáo dục, kinh tế của nước này là một con số khá lớn và gây ảnh hưởng trong khu vực
và trên thế giới. Nhưng cũng từng ấy năm cải cách giáo dục, so với Hàn Quốc, Việt
Nam vẫn nằm ở mốc khởi điểm.
- Chú trọng đào tạo nhân tài khoa học kỹ thuật, trong quy hoạch phát triển khoa

học kỹ thuật đến năm 2000, yêu cầu của Hàn Quốc là đào tạo được 94.000 cán bộ cốt
cán có trình độ thạc sĩ và tiến sĩ, 600.000 nhân viên kỹ thuật nhằm đạt được mục tiêu
cứ trong một vạn dân có 30 nhân viên kỹ thuật. Từ nguồn đào tạo trong nước và nước
ngoài, Hàn Quốc đã đạt được chỉ tiêu và chất lượng của đào tạo đề ra. Vậy chiến lược
của Việt Nam đến 2020 là đào tạo hai vạn tiến sĩ, liệu chúng ta có làm được không?
Chất lượng đào tạo theo đơn đặt hàng của hai vạn tiến sĩ này như thế nào? Chúng ta
cần học hỏi kinh nghiệm của Hàn Quốc.
- Đến giữa thập niên 80, giáo dục đại học Hàn Quốc vẫn còn phải đối mặt với
nhiều vấn đề của quá khứ như: Chất lượng giáo dục kém, cơ cấu các trường, viện bất
hợp lý, giáo trình phi thực dụng quá nhiều, mất cân đối giữa đào tạo và cơ cấu ngành,
chế độ thi cử không nghiêm ngặt… Để giải quyết được những vấn đề đó, chính phủ đã
ban hành một số bộ luật, sắc lệnh, tiến hành những cải cách, điều chỉnh đồng thời giám
sát, chỉ đạo chặt chẽ việc thực hiện và thành công giáo dục Hàn Quốc từ đó. Ở Việt
Nam hiện nay, giáo dục nước nhà không mấy khác so với giáo dục Hàn Quốc của
những thập niên 80. Vậy Việt Nam đã thiết lập mối quan hệ với Hàn Quốc bắt đầu từ
năm 1992, mà giáo dục nước nhà không mấy biến chuyển.
- Con số 80% học sinh tốt nghiệp trung học tiếp tục theo học đại học quả là ấn
tượng nhưng cũng chính vấn đề này đã nảy sinh khó khăn cho Hàn Quốc trong giải
quyết bài toán "thừa thầy thiếu thợ" giống như Việt Nam chúng ta.
- Mô hình các trường đại học đào tạo chuyên sâu chỉ có vài nghìn sinh viên ở
Hàn Quốc cũng là một kinh nghiệm để chúng ta cân nhắc trong việc thành lập, phát
triển các trường đại học có quy mô hàng vạn sinh viên.
- Việt Nam chúng ta có nguồn nhân lực tiềm tàng, đây là nguồn lực quý để lựa
chọn cho việc đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, cũng như Hàn Quốc

11


đã làm là chúng ta có thể lựa chọn trong nguồn nhân lực tiềm tàng này để đào nhân
lực cao để hướng đáp ứng đủ nguồn nhân lực cho quốc gia và theo hướng ngoại (xuất

khẩu lao động có kỹ năng và trình độ cao).
- Trong giáo dục bậc đại học, Hàn Quốc cũng có các chính sách hỗ trợ đối
tượng khó khăn. Qua đó, có thể nhận thấy những chính sách của chúng ta đang đi đúng
hướng và điều quan trọng là thời gian tới chúng ta cần đẩy nhanh tiến trình này để theo
kịp nền giáo dục của các nước tiên tiến.
- Ở Hàn Quốc giáo sự phối hợp chặt chẽ rất cao giữa các tập đoàn kinh tế,
doanh nghiệp mà cụ thể là các cấp học từ mẫu giáo tới đại học, điều này chúng ta cũng
nên phải học theo.
- Từ nguồn phúc lợi xã hội phân phối công bằng cho người được hưởng. Vì thế
giáo dục ở bậc phổ thông ở Hàn Quốc chủ yếu nguồn kinh phí được chi trả cho giáo
dục là đề do cha mẹ học sinh đóng góp. Vấn đề này Việt Nam cần tham khảo và có thể
áp dụng, đi kèm theo nó là các chính sách phù hợp về nguồn phúc lợi xã hội.
- Hàn Quốc có tỷ lệ trường tư thục cao và mô hình xã hội hoá này đã phát huy
hiệu quả và phát triển rất tốt. Các doanh nghiệp quan tâm, ủng hộ và có cơ chế tài trợ
cho hoạt động giáo dục, đào tạo. Các doanh nghiệp đầu tư lớn, đặc biệt là thiết bị,
công nghệ cho các cơ sở giáo dục, đào tạo. Hiện tại, Việt Nam cần học tập cách làm
này.
Ví dụ như vừa qua một doanh nghiệp viễn thông của Việt Nam đã cam kết hỗ
trợ kết nối và cho phép sử dụng internet miễn phí đối với hơn 30.000 trường học trên
toàn quốc với chi phí hàng trăm triệu USD. Đây là một phương thức đặc biệt để thúc
đẩy giáo dục Việt Nam và rất đáng biểu dương, nhân rộng.
- Hàn Quốc là quốc gia có nền khoa học - công nghệ phát triển cao. Vì vậy,
Chính phủ Việt Nam đã chọn Hàn Quốc làm đối tác chiến lược trong lĩnh vực ứng
dụng khoa học công nghệ vào giáo dục, đào tạo. Chúng ta đã ký kết thoả thuận về việc
Hàn Quốc hỗ trợ ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục, đào tạo tại Việt Nam
với Bộ giáo dục và Khoa học công nghệ cũng như một số doanh nghiệp Hàn Quốc.
- Sự mất cân bằng giới tính ở Hàn Quốc (nam nhiều hơn nữ), điều này thực sự
trở thành một vấn đề xã hội của Hàn Quốc. Sức ép của công việc khiến nhiều người
Hàn Quốc đang thiếu thời gian dành cho gia đình. Vấn đề này khiến chúng ta cần phải


12


chú ý, tuyên truyền và có biện pháp quyết liệt nhằm ngăn chặn nguy cơ mất cân bằng
giới tính ở Việt Nam.
- Sự phát triển mạnh mẽ về giáo dục ở Hàn Quốc là kết quả tổng hợp của nhiều
nhân tố và rõ nét nhất là sự kết hợp hài hòa cá nhân tố văn hóa truyền thống, lịch sử
với chiến lược phát triển đất nước mang tính hợp lý và hướng ngoại. Sự phát triển giáo
dục đồng nghĩa với phát triển kinh tế của đất nước. Hàn Quốc đã chú trọng đến nguồn
nhân lực được đào tạo có trình độ giáo dục cao là động lực mạnh mẽ thúc đẩy sự tăng
trưởng kinh tế bền vững của đất nước. Ở điểm này Việt Nam cũng đang từng bước có
chủ trương thực hiện.

13


14


15



×