Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Phân tích Bài báo Từ góc độ nhà Quản lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.2 KB, 6 trang )

Câu hỏi và trả lời
Câu 1: Anh/chị hãy tóm tắt các ý chính của bài báo.
Trả lời
Bài báo đưa ra những vấn đề cơ bản để khẳng định hiệu trưởng không chỉ là một
người thầy, một nhà giáo dục, nhà quản lý mà là nhà lãnh đạo dạy học. Theo nghĩa đó,
hiệu trưởng trường phổ thông phải thực hiện cùng lúc nhiều chức năng như: Quản lý,
quản trị, lãnh đạo dạy học tại các điểm khác nhau trong một ngày. Bài báo cũng chỉ rõ,
chức năng quản lý, quản trị lãnh đạo dạy học thường được các hiệu trưởng giao phó cho
hiệu phó. Thậm chí là giao cho bất lỳ một người nào đó phụ trách vấn đề giáo viên trong
trường học. Tuy nhiên, trong xu hướng dạy học hiện nay các hiệu trưởng thường sẽ đảm
nhận vai trò quan trọng của một nhà lãnh đạo dạy học.
Với chức năng, nhiệm vụ như vậy, hiệu trưởng phải có kiến thức về lãnh đạo dạy
học. Hệ thống kiến thức này bao gồm những kiến thức tổng hợp. Trong đó, những kiến
thức họ cần phải có được ví như một nguồi cung cấp tài nguyên cho các giáo viên; đồng
thời cũng đóng vai trò là nguồn tài nguyên dạy học. Cùng với đó, hiệu trưởng phải có
kiến thức về giao tiếp, những hiểu biết trong lãnh đạo dạy học hiệu quả cần phải truyền
tải được niềm tin cơ bản liên quan đến học tập cho người học. Ngoài ra, hiệu trưởng phải
có chiến lược và tầm nhìn về sự thành công trong dạy học và học tập. Điều này bao gồm
sự tập trung vào mục tiêu học tập, mô hình hóa hành vi của học tập, và thiết kế chương
trình và các hoạt động dạy học .
Nhìn nhận dưới bình diện cụ thể hơn, hiệu trưởng phải cập nhật các kiến thức về
ba lĩnh vực chương trình giáo dục, dạy học và đánh giá. Ngoài ra, hiệu trưởng cần phải
có thêm kiến thức và sự hiểu biết sâu sắc về cách học của con người. Hơn nữa, trong xu

Trang 1


hướng hiện nay, với tầm quan trọng ngày càng tăng của công nghệ trong các trường học,
hiệu trưởng cũng cần được trang bị các kiến thức về vấn đề tích hợp công nghệ trong dạy
học và học tập.
Bên cạnh việc có kiến thức trong các lĩnh vực cốt lõi của giáo dục, hiệu trưởng


phải có một số kỹ năng cơ bản, nhất định để thực hiện các nhiệm vụ của một nhà lãnh
đạo dạy học. Đó là những kỹ năng sau: kỹ năng kết nối cá nhân, kỹ năng lập kế hoạch,
kỹ năng quan sát dạy học, kỹ năng trong nghiên cứu và đánh giá. Đó là sự hòa quyện
những kỹ năng cơ bản đủ điều kiện để hiệu trưởng có thể trở thành nhà lãnh đạo hiệu
quả, người biết chia sẻ, tạo điều kiện thuận lợi, và dẫn dắt thi hành các quyết định về cải
tiến dạy học với mục đích cải thiện, nâng cao chất lượng giáo dục.
Câu 2: Anh/chị hãy xác định luận điểm chính của bài báo mà tác giả muốn
đưa ra. Tác giả dùng những lí do gì để bảo vệ luận điểm này.
Trả lời:
Luận điểm chính của bài báo là cung cấp những dữ liệu thông tin và cơ sở cần
thiết để khẳng định bước phát triển về vai trò của hiệu trưởng trường phổ thông. Sự thay
đổi về vai trò đó thể hiện ở sự phát triển từ nhà quản lý - quản trị đến nhà lãnh đạo dạy
học. Bằng cách so sánh sự khác nhau giữa lãnh đạo quản trị hoặc quản lý trường học với
lãnh đạo dạy học, bài báo trang bị cái nhìn mới, tư duy toàn diện và đầy đủ hơn cho độc
giả về vai trò của hiệu trưởng.
Lý do chính để bảo vệ luận điểm này xuất phát từ ý muốn và ý chí phát triển chức
năng, nhiệm vụ, cũng như quyền và trách nhiệm của người quản lý điều hành quá trình
dạy học. Thật chất, khái niệm lãnh đạo dạy học có khái niệm rộng hơn lãnh đạo, quản lý,
quản trị trường học cả về ngoại diên lẫn nội hàm. Nói đúng hơn, việc lãnh đạo, quản lý,

Trang 2


quản trị theo nghĩa hành chính chỉ là một nội dung của lãnh đạo dạy học. Bởi lẽ, lãnh đạo
dạy học liên quan đến việc thiết lập mục tiêu, phân bổ nguồn lực dạy học, quản lý
chương trình dạy học, giám sát kế hoạch bài học, đánh giá giáo viên và quản lý hành
chính nhà trường. Tóm lại, lãnh đạo dạy học là những hành động mà chính hiệu trưởng
tiếp hoặc ủy thác cho những người khác, để thúc đẩy sự phát triển dạy học và học tập.
Tức là thúc đẩy cả 2 quá trình dạy và học của 2 nhân tố quan trọng của quá trình dạy học
của các nhà trường phổ thông.

Xét về lý luận, khái niệm lãnh đạo dạy học không còn mới, hệ thống lý thuyết của
nó cũng được xây dựng từ năm 1980. Các nhà khoa học quản lý giáo dục thấy rõ phải
thay đổi trọng tâm từ hiệu trưởng như nhà quản lý hoặc quản trị sang nhà lãnh đạo dạy
học hoặc đào tạo. Điều đó là cần thiết, khi chính tác giả bài báo cũng xây dựng nên
những khái niệm mới, chỉ rõ tính tất yếu, đặt ra nội dung, yêu cầu về kiến thức, kỹ năng
của hiệu trưởng trường phổ thông. Những cơ sở đó lý thuyết đó cũng là lý do quan trọng
để luận điểm bài báo được đứng vững.
Câu 3: Theo tác giả bài báo, hiệp hội quốc gia của Hiệu trưởng các Trường
Tiểu học Malaysia (2001) định nghĩa lãnh đạo dạy học như "lãnh đạo cộng đồng
học tập". Anh/chị hãy nêu cách hiểu của mình về “cộng đồng học tập”; Các hoạt
động mà hiệu trưởng - nhà lãnh đạo dạy học - có thể tiến hành để lãnh đạo cộng
đồng học tập. Cho ví dụ trong cơ sở đào tạo của mình.
Trả lời
Để bảo vệ luận điểm bài báo, tác giả đưa viện dẫn khái niệm của hiệp hội quốc gia
của Hiệu trưởng các Trường Tiểu học Malaysia (2001) định nghĩa lãnh đạo dạy học như
"lãnh đạo cộng đồng học tập". Đây là khái niệm theo chúng tôi là không mới. Cách đây

Trang 3


mấy nghìn năm, các nhà kiên điển đầu tiên của nhân loại đã đưa ra các luận điểm cho
rằng thầy giáo là người dạy đồng thời cũng là người học, “biển học vô nhai”, con người
ta ai cũng phải học suốt đời và ai cũng có thể là thầy giáo. Tuy vậy, khái niệm lãnh đạo
cộng đồng học tập là khái niệm mới. Tức là làm cho việc học của một tập thể, cộng đồng
nhất định có mục đích, kế hoạch, lộ trình, có hướng dẫn, kiểm định, giám sát, điều chính
thì là khái niệm của khoa học giáo dục hiện đại.
“Cộng đồng học tập” không nằm ngoài nghĩa việc học là của toàn xã hội, toàn
cộng đồng, hướng đến mục đích nâng cao trình độ cho mỗi thành viên. Trong “cộng
đồng” ấy mỗi tập thể, cá nhân đều phải nhận thức rõ và hành động thể hiện được 2 vai
trò, chức năng: Dạy và học. Trên cơ sở bám sát mục đích chung, thực hiện nghiêm túc kế

hoạch đã xác định, cộng đồng học tập có chủ thể lãnh đạo quản lý chung. Lấy ví dụ: Nền
giáo dục nước ta là nền giáo dục của toàn dân. Mỗi tập thể, cá nhân được quyền và có
nghĩa vụ trách nhiệm phải học tập. Không những học cho mình, mà mỗi thành viên phải
có bổn phận làm cho người khác, cho cộng đồng nâng lên về trình độ, hướng đến nâng
cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài phục vụ sự nghiệp kiến thiết, xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc, dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam.
Hiệu trưởng có chức năng lãnh đạo trường phổ thông – một “cộng đồng học tập”
cụ thể. Cộng đồng này đặt biệt ở chỗ, nó phải là cộng đồng tích cực nhất, chuyên nghiệp
nhất, để thực hiện có hiệu quả chức năng xã hội giao. Cũng bởi thế, mà nó cần phải được
vận hành linh hoạt, hiệu quả hơn những cộng đồng khác. Theo nghĩa đó, vai trò lãnh đạo
dạy học của hiệu trưởng cần phải được nhìn nhận đầy đủ hơn.
Để lãnh đạo cộng đồng học tập, tác giả bài báo chỉ ra rất rõ các hoạt động mà hiệu
trưởng phải thực hiện theo mô tả của Brewer (2001) là “vai trò tập trung vào dạy học,

Trang 4


xây dựng một cộng đồng của người học, chia sẻ quyết định thực hiện, duy trì những điều
cơ bản, tận dụng thời gian hỗ trợ sự phát triển nghề nghiệp cho tất cả các thành viên;
định hướng lại các nguồn lực để hỗ trợ một kế hoạch học nhiều mặt, và tạo ra một không
khí toàn vẹn, khám phá, và liên tục cải tiến". Như vậy, các hoạt động của hiệu trưởng thể
hiện ở 3 nội dung sau đây:
Thứ nhất: Định hướng lại và tạo ra các nguồn lực. Đó hẳn là việc chọn, tạo nguồn,
có phương pháp bồi dưỡng, kiện toàn tổ chức. Trong đó, việc xây dựng đội ngũ giáo viên
hoàn hảo là công việc cần thiết. Đây được xem là hoạt động chiến lược, với tầm nhìn
không chỉ ở chất lượng dạy học trong một thời đoạn nhất định, mà là cách làm vì sự phát
triển bền vững, lâu dài của trường phổ thông và công cuộc giáo dục cộng đồng.
Thứ hai: Lãnh đạo, quản lý vận hành quá trình dạy và học (hoạt động của hiệu
trưởng ngay trong quá trình lãnh đạo dạy học tại trường phổ thông). Nội dung này đòi
hỏi, hiệu trưởng phải tiến hành các hoạt động kết nối cá nhân, hoạt động lập kế hoạch và

quan sát dạy học, nghiên cứu và đánh giá.
Việc kết nối cá nhân trong cộng đồng học tập là rất cần thiết vì chất lượng học tập
của cộng đồng đó. Ví như duy trì lòng tin, thúc đẩy động lực, cung cấp sự trao quyền và
tăng cường tính đồng nghiệp. Mối quan hệ được xây dựng trên sự tin tưởng và nhiệm vụ
được thực hiện thông qua động cơ và trao quyền cho giáo viên trong lập kế hoạch, thiết
kế và đánh giá chương trình dạy học. Thể hiện rõ tính đồng nghiệp, tác phong quần
chúng thúc đẩy sự chia sẻ, hợp tác và cộng tác, phát huy trí tuệ chung của tập thể. Kết
nối cá nhân phải bắt đầu từ việc lựa chọn từng cá nhân với những đặc trưng về phẩm
chất, năng lực khác nhau. Ở Trường THPT huyện Minh Long, tỉnh Quảng Ngãi mới đây,
thầy hiệu trưởng mạnh dạn chia các nhóm dạy học hoàn toàn khác nhau về chuyên ngành

Trang 5


hoạt động theo hoàn toàn theo tính cách và sở thích nhóm. Nhưng chính cách kết nối
tưởng như thiếu cơ sở đó lại giúp hoạt động phương pháp đạt hiệu quả, chất lượng dạy
học không ngừng tăng lên. Mấy năm gần đây, tỉ lệ tốt nghiệp phổ thông và thi đậu đại
học không ngừng nâng lên. Ở Trường PTTH Bố Trạch, Quảng Bình, Hiệu trưởng lại
chọn cách liên kết theo cặp đôi, lấy ưu thế về năng lực trong công nghệ thông tin làm chủ
đạo để kết nối các cặp đôi góp phần nâng cao chất lượng dạy học theo hướng hiện đại.
Hoạt động Lập kế hoạch của thầy hiệu trưởng cũng hết sức quan trọng để điều
hành cộng đồng học tập. Đó là việc xác định mục tiêu trong thực hiện nhiệm vụ giảng
dạy và học tập. Đây cũng là “cái cách” mà hiệu trưởng tạo ra sự cam kết và nhiệt tình
của các thành viên. Tiếp theo là đánh giá những thay đổi cần phải xảy ra và có thể thực
hiện được bằng cách yêu cầu những người tham gia đọc tài liệu và quan sát những gì
đang xảy ra. Lập kế hoạch phải bám theo mục tiêu dạy học, nhưng đến lược nó, quá trình
lập kế hoạch lại chi phối đến mục tiêu đặt ra từ đầu. Một thầy hiệu trưởng bám nguyên
tắc để xây kế hoạch, nhưng quá trình lập chi tiết lại ít nhiều áp đặt chủ quan lên bản kế
hoạch đó. Chính vậy mà kế hoạch là sản phẩm của trí tuệ tập thể, trong đó hiệu trưởng
đóng vai trò quan trọng.

Hoạt động Quan sát dạy học (giám sát) giúp hiệu trưởng đánh giá nhận xét và đưa
ra các quyết định trong điều chỉnh nội dung, chương trình dạy học, cũng như có căn cứ
xác định lại kế hoạch, điều chỉnh kế hoạch dạy học.
Thứ ba, hiệu trưởng phải tiến hành các hoạt động hỗ trợ sự phát triển nghề nghiệp
cho tất cả các thành viên trong “cộng đồng học tập”. Hoạt động này, là hết sức cần thức,
bởi lẽ, việc đảm bảo về vị trí, cương vị, lợi ích công tác cho đội ngũ giáo viên, tương lai
cho người học sau ra trường không nằm ngoài trách nhiệm của hiệu trưởng.

Trang 6



×