Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

kết luận và kiến nghị xử lý nước thải bệnh viện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (61.26 KB, 2 trang )

Thuyết minh Khóa luận Tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Thị Mỹ Diệu
Chương 7
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
7.1 KẾT LUẬN
Trong tình hình thực tế hiện nay, vấn đề ô nhiễm môi trường do nước thải bệnh viện gây ra đang là
vấn đề nhức nhối của toàn xã hội vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và môi trường sống của
người dân. Hiện tại các cơ quan quản lý và các bệnh viện đang phối hợp với nhau để tìm ra biện
pháp xử lý chất thải y tế sao cho phù hợp với tình hình thực tế của các bệnh viện. Có thể nhận thấy
đặc điểm chung của nước thải bệnh viện đó là ô nhiễm chủ yếu về chất hữu cơ. Vì vậy phương
pháp xử lý mang lại hiệu quả cao là phương pháp sinh học. Do đặc tính nước thải bệnh viện Chấn
thương Chỉnh hình chủ yếu là ô nhiễm chất hữu cơ, hàm lượng chất rắn lơ lửng vượt tiêu chuẩn
cho phép nhưng không cao, hàm lượng chất dinh dưỡng Nitơ, Photpho đạt tiêu chuẩn của nước
thải xả ra nguồn tiếp nhận vì vậy phương pháp được dùng để cải thiện tình hình ô nhiễm của nước
thải của bệnh viện là phương pháp sinh học hiếu khí.
Đối với mạng lưới thoát nước, do đặc điểm tình hình của bệnh viện có bề mặt che phủ của mái nhà
lớn và diện tích đất cho phép xây dựng trạm xử lý nước thải trong khoảng giới hạn, vì vậy mạng
lưới thoát nước được thiết kế là mạng lưới thoát nước riêng với nước thải bệnh viện và nước mưa.
Nước thải từ việc chữa trị cho bệnh nhân và nước thải trong quá trình sinh hoạt của bệnh nhân,
người nhà bệnh nhân và nhân viên trong bệnh viện được thu gom riêng và dẫn đến trạm xử lý
nước thải của bệnh viện. Nước mưa được thu gom riêng và xả ra mạng lưới thoát nước thành phố.
Mạng lưới thoát nước thải sử dụng 301 m đường ống, mạng lưới thoát nước mưa sử dụng 388 m
đường ống. Chi phí xây dựng mạng lưới thoát nước thải là 87.515.000 đồng, chi phí xây dựng
mạng lưới thoát nước mưa là 96.185.000 đồng.
Đối với trạm xử lý nước thải, theo kết quả tính toán thiết kế, trong phương án 1 vận dụng quá trình
bùn hoạt tính hiếu khí dạng tăng trưởng lơ lửng để xử lý nước thải. Hiệu quả xử lý BOD đạt
95,63%, hàm lượng chất rắng lơ lửng giảm xuống thấp hơn mức cho phép, lượng Coliform dưới
mức quy định. Diện tích cần thiết để xây dựng trạm xử lý nước thải công suất 550 m
3
/ngđ đối với
phương án này là 107 m
2


. Chi phí xây dựng trạm xử lý nước thải: 616.523.600 đồng. Chi phí xử lý
1 m
3
nước thải: 1.003 đồng/m
3
.
Điểm khác biệt giữa phương án 2 so với phương án 1 là việc sử dụng bể lọc nhỏ giọt để xử lý
nước thải. Hiệu quả xử lý nước thải trong phương án 2 bằng phương án 1. Phương án 2 sử dụng
123 m
2
diện tích để xây dựng trạm xử lý nước thải. Chi phí xây dựng trạm xử lý nước thải:
715.440.000 đồng. Chi phí xử lý 1 m
3
nước thải: 837 đồng/m
3
.
Cả 2 phương án đề xuất đều mang lại hiệu quả xử lý cao như nhau, cả 2 phương án đều đạt tiêu
chuẩn của nước thải bệnh viện sau xử lý 7382:2004, mức II. Tuy nhiên, có thể thấy nếu so sánh về
tính khả thi về kinh tế, phương án 1 có chi phí đầu tư ban đầu thấp hơn phương án 2. Mặt khác,
phương án 1 lại có chi phí xử lý cao hơn phương án 2. Ngoài ra, quỹ đất sử dụng cho phương án 2
lớn hơn phương án 1.
Thông thường, khi thiết kế công trình, ngoài hiệu quả xử lý được xét đến, ưu tiên lựa chọn phương
án sẽ dựa trên thứ tự ưu tiên là phương án có chi phí vận hành thấp, diện tích nhỏ, chi phí xây
dựng thấp. Nhưng xét về mặt tổng thể của bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình thành phố Hồ Chí
Minh thì phương án 1 khả thi hơn, phù hợp với tình hình thực tế của bệnh viện hơn (bệnh viện với
diện tích nhỏ, thiếu nguồn vốn đầu tư ban đầu). Vì vậy, phương án 1 được lựa chọn làm phương
SVTH: Thái Thị Thùy Dung
53
Thuyết minh Khóa luận Tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Thị Mỹ Diệu
án thiết kế trạm xử lý nước thải cho bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình thành phố Hồ Chí Minh.

Ngoài ra, Xét về cảm quan, phương án 1 đảm bảo sạch sẽ, không gây mùi (do hệ thống kín), hợp
vệ sinh môi trường hơn.
7.2 KIẾN NGHỊ
Vấn đề ô nhiễm do nước thải vẫn diễn ra hàng ngày tại bệnh viện do hệ thống thoát nước đã xuống
cấp. Vì vậy cần phải xây dựng hệ thống thoát nước mới cho bệnh viện càng sớm càng tốt để không
làm ảnh hưởng đến môi trường.
Cần có đội ngũ cán bộ chuyên trách về môi trường, cán bộ kỹ thuật để có thể vận hành hệ thống
xử lý, theo dõi hiện trạng xử lý nước thải của bệnh viện. Thường xuyên cập nhập các công nghệ
tiên tiến trong thực tế để học hỏi, cải thiện, khắc phục các vấn đề còn tồn tại trong hệ thống thoát
nước của bệnh viện.
Trong mạng lưới thoát nước, do lưu lượng nước thải từ các phân khu thải ra thấp nên trong mạng
lưới có sử dụng các đoạn ống không tính toán với giếng rửa bố trí ở đầu đoạn ống, vì vậy cần phải
có lịch rửa ống theo định kỳ.
Đối với trạm xử lý nước thải, do lưu lượng xử lý nhỏ nên mỗi công trình, mỗi thiết bị chỉ sử dụng
1 đơn nguyên nên trong quá trình vận hành cần phải thường xuyên vệ sinh bể, bảo trì thiết bị.
Ngoài ra, để đảm bảo hiệu quả xử lý của các công trình và có các điều chỉnh phù hợp khi có sự
thay đổi, cần định kỳ lấy mẫu nước thải kiểm tra các chỉ tiêu yêu cầu trong nước thải đầu ra.
Thực tế hiện tại nhiều bệnh viện không có khả năng đầu tư kinh phí cho việc xây dựng trạm xử lý
nước thải do nguồn ngân sách của bệnh viện còn hạn hẹp. Vì vậy bệnh viện nên xây dựng hệ thống
thoát nước bệnh viện theo hướng xã hội hóa, một hình thức có lợi cho cả bệnh viện và cả doanh
nghiệp và đang trở nên phổ biến trong thời điểm hiện nay.
SVTH: Thái Thị Thùy Dung
54

×