Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY SẢN XUẤT- XUẤT NHẬP KHẨU TỔNG HỢP HÀ NỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (386.24 KB, 36 trang )

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU.........................................................................................1
PHẦN 1:
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY SẢN XUẤT- XUẤT NHẬP
KHẨU TỔNG HỢP HÀ NỘI ................................................................2
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty sản xuất-xuất nhập
khẩu tổng hợp Hà Nội.................................................................................2
1.2 Những đặc điểm kinh tế - kỹ thuật chủ yếu của công ty....................3
1.2.1 Đặc điểm về sản phẩm:....................................................................3
1.2.2 Đặc điểm về lao động :.....................................................................4
1.2.3 Đặc điểm về vốn và nguồn vốn........................................................6
1.3 Chức năng, nhiệm vụ của công ty.......................................................6
1.3.1. Chức năng:......................................................................................6
1.3.2. Nhiệm vụ:........................................................................................7
1.4. Cơ cấu bộ máy tổ chức của công ty:...................................................7
PHẦN 2:
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT-
KINH DOANH CỦA CÔNG TY........................................................11
2.1 Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty...................................11
2.1.1 Cơ cấu xuất khẩu ...........................................................................11
2.1.1.1 Cơ cấu xuất khẩu theo mặt hàng:...........................................11
2.1.1.2 Cơ cấu xuất khẩu theo thị trường...........................................11
2.1.2 Kim ngạch xuất nhập khẩu.............................................................12
2.2 Đánh giá hiệu quả sản xuất- kinh doanh của công ty......................14
2.3 Đánh giá chung....................................................................................15
SV: Vương Xuân Dũng Lớp: KTPT 47B_QN
PHẦN 3:
XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH LÀM CĂN CỨ CHO
KẾ HOẠCH HÀNG NĂM VÀ PHƯƠNG HƯỚNG,
GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH CỦA CÔNG TY.........................................................19


3.1. XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH..................................19
3.2. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN
HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY...................................27
3.2.1. Phương hướng phát triển của công ty...........................................27
3.2.2. Các giải pháp nhằm phát triển hoạt động kinh doanh của công ty
.................................................................................................................29
3.2.2.1 Ứng dụng khoa học công nghệ...............................................29
3.2.2.2 Đào tạo nguồn nhân lực.........................................................30
3.2.2.3 Nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến thương mại................31
3.2.2.4 Nâng cao hiểu biết về luật thương mại quốc tế, an toàn lao
động, tiêu chuẩn chất lượng..............................................................31
3.2.2.5 Nghiêm túc thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí, thất thoát....32
KẾT LUẬN...........................................................................................34
SV: Vương Xuân Dũng Lớp: KTPT 47B_QN
LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, xu hướng quốc tế hoá, hợp tác hoá ngày càng được mở rộng Việt
Nam cũng đã và đang thực hiện tiến trình hội nhập với khu vực và với thế giới bằng
việc mở rộng quan hệ hợp tác với tất cả các nước, gia nhập các tổ chức AFTA, ký
kết hiệp định thương mại Việt Mỹ, gia nhập WTO.. Chính sách đúng đắn này đã
khuyến khích các hoạt động thương mại quốc tế giữa Việt Nam với các nước. Kim
ngạch xuất nhập khẩu gia tăng hàng năm là minh chứng cho sự lớn mạnh không
ngừng của các doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực này.
Công ty sản xuất và xuất nhập khẩu tổng hợp Hà nội (tên gọi tắt là Haprosimex)
là một đơn vị quốc doanh sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu mang tính tổng
hợp.Các sản phẩm của công ty thì đa dạng về chủng loại và đang dần khẳng định trên
thị trường trong nước và 60 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
Được sự đồng ý của nhà trường và ban Lãnh đạo Công ty sản xuất-xuất nhập
khẩu tổng hợp Hà Nội (Harprosimex),hiện nay em là sinh viên thực tập trong Công
ty. Qua quá trình thực tập tổng hợp, em đã tìm hiểu khái quát về Công ty, những vấn
đề đó sẽ được em trình bày trong báo cáo tổng hợp này.

Ngoài phần lời mở đầu và kết luận báo cáo thực tập tổng hợp gồm ba phần:
Phần1:Khái quát chung về Công ty sản xuất – xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội.
Phần 2:Thực trạng hoạt động sản xuất – kinh doanh của Công ty.
Phần 3:Xây dựng chiến lược kinh doanh làm căn cứ cho kế hoạch hàng năm và
phương hướng, giải pháp nhằm phát triển hoạt động kinh doanh của Công ty.
Qua đây, Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo hướng
dẫn:PGS-TS. Phạm Văn Vận, các cán bộ Phòng Kế hoạch-Đầu tư của công ty
Haprosimex đã giúp em hoàn thành chuyên đề này.
SV: Vương Xuân Dũng 1 Lớp: KTPT 47B_QN
PHẦN 1:
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY SẢN XUẤT- XUẤT
NHẬP KHẨU TỔNG HỢP HÀ NỘI
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty sản xuất-xuất nhập
khẩu tổng hợp Hà Nội.
Năm 1993, Công ty sản xuất và xuất nhập khẩu tổng hợp Hà nội được thành lập
theo quyết định số 528/QĐ-UB ngày 29/01/1993 của Ủy ban nhân dân TP Hà nội với
tên gọi ban đầu là Công ty sản xuất dịch vụ và xuất nhập khẩu – Tiểu thủ công
nghiệp Hà Nội trực thuộc Liên hiệp sản xuất ,dịch vụ và xuất nhập khẩu tiểu thủ công
nghiệp Hà nội.Theo quyết định này, Công ty là doanh nghiệp nhà nước có đầy đủ tư
cách pháp nhân và hạch toán độc lập ,được mở tài khoản tại các ngân hàng kể cả tài
khoản ngoại tệ và được sử dụng con dấu riêng theo quyết định của nhà nước.Cũng
theo quyết định này công ty có số vốn kinh doanh ban đầu là 1564,5 triệu đồng,bao
gồm:
-Vốn cố định là 550,7 triệu đồng
-Vốn lưu đông là 1013,8 triệu đồng
Trong đó:
-Vốn ngân sách nhà nước cấp:1552,5 triệu đồng
-Vốn doanh nghiệp tự bổ sung:12 triệu đồng
Đến ngày 30/8/1993, Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội đã ra quyết định số
3236/QĐ-UB đổi tên thành Công ty sản xuất xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội

(HAPROSIMEX) trên cơ sở nền tảng của văn phòng Liên hiệp sản xuất dịch vụ và
xuất nhập khẩu tiểu thủ công nghiệp Hà Nội.
- Tên đơn vị:Công ty sản xuất-xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội
- Tên giao dịch là Haprosimex (Hanoi general production and export-import
company).
- Trụ sở chính đặt tại:22 Phố Hàng Lược-Hoàn Kiếm-Hà nội
SV: Vương Xuân Dũng 2 Lớp: KTPT 47B_QN
- Đăng ký kinh doanh số 109194 do Ủy ban kế hoạch nhà nước cấp ngày
10/09/1993.
- Điện thoại :(04)39281028 -(04)38267028
Như vậy, từ một đơn vị hành chính bao cấp, công ty đã chuyển sang hoạt động
sản xuất và kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hóa. Trong giai đoạn đầu, công ty phải
đối mặt với những khó khăn. Đó là cơ sở vật chất kỹ thuật quy mô còn nhỏ bé, vốn
lưu động chỉ còn 250 triệu đồng, chưa có xí nghiệp sản xuất, đội ngũ cán bộ chỉ có 67
người, chưa quen với kinh doanh trong cơ chế thị trường.
Trải qua một thời gian ngắn,công ty đã phấn đấu nỗ lực không ngừng vươn lên,
đứng vững và phát triển trong cơ chế thị trường, mở rộng quan hệ kinh doanh buôn
bán với các bạn hàng trên khắp trên thế giới, tạo dựng và giữ vững uy tín với thương
hiệu HAPROSIMEX trên toàn cầu. Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm sau luôn cao hơn
năm trước, doanh thu hàng năm hơn 1.000 tỷ đồng, nộp ngân sách Nhà nước hàng
năm trên 50 tỷ đồng , tạo công ăn việc làm và cải thiện điều kiện làm việc cho hơn
5.000 người lao động, thu nhập bình quân đạt 1.674.000 đ/ng/tháng.
Nhờ có những thành tích xuất sắc trong hoạt động sản xuất kinh doanh qua
nhiều năm, tháng 03/2006 UBND Thành phố đã ra Quyết định số 23/2006/QĐ-UB
cho phép công ty HAPROISMEX chuyển đổi sang tổ chức và hoạt động theo mô
hình công ty mẹ – công ty con theo chủ trương đổi mới và sắp xếp doanh nghiệp nhà
nước của Chính phủ. Hiện Công ty quản lý trực tiếp 24 đầu mối: 12 phòng ban tại
văn phòng Công ty mẹ, 2 chi nhánh, 3 nhà máy xí nghiệp trực thuộc, 3 công ty con và
4 công ty thành viên với tổng số Cán bộ công nhân viên là 5.095 người. Tại các công
ty con và các đơn vị trực thuộc còn có các chi nhánh phụ thuộc.

1.2 Những đặc điểm kinh tế - kỹ thuật chủ yếu của công ty
1.2.1 Đặc điểm về sản phẩm:
* Với bạn hàng trên 60 quốc gia và vùng lãnh thổ Haprosimex luôn đa dạng hóa
sản phẩm, chất lượng, mẫu mã và giá cả nhằm đáp ứng tốt nhất những nhu cầu của
khách hàng:
SV: Vương Xuân Dũng 3 Lớp: KTPT 47B_QN
- Hàng thủ công mỹ nghệ :Mây, tre, nứa, nội thất gỗ, rong biển, tranh thêu, gốm
sứ, sơn mài.
- Nông sản :Cà phê, chè,lạc, đậu tương, đậu xanh, hạt tiêu, hồi quế, tỏi, ớt.
- Hàng dệt may :Khăn tắm, hàng dệt kim, mũ, quần áo.
* Song song với việc xuất khẩu sản phẩm trong nước, Haprosimex cũng là công
ty luôn dẫn đầu trong lĩnh vực nhập khẩu với các sản phẩm chính như nguyên vật
liệu, máy móc, linh kiện điện tử, phương tiện vận tải cho quá trình sản xuất nội địa và
cả nhu cầu tiêu dùng của khách hàng.
- Các sản phẩm nhập khẩu chính gồm :
Sắt lá, phôi thép
Nguyên vật liệu cho xây dựng
Nguyên liệu cho sản xuất nhựa plastic, đồ ăn, mực in...
Hàng tiêu dùng: mỹ phẩm...
* Bên cạnh việc xuất,nhập khẩu như trên, Haprosimex cũng luôn chú trọng vào
việc phát triển thị trường trong nước với hệ thống các chi nhánh và phòng trưng bày
tại các trung tâm lớn của Hà Nội,, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và tập trung chủ
yếu vào các sản phẩm:
-Hàng thủ công mỹ nghệ:mây tre,gốm sứ,nội thất gỗ
-Hàng dệt may:quần áo,mũ,
-Sợi bông.
1.2.2 Đặc điểm về lao động :
Kể từ khi thành lập đến nay, lực lượng lao động của công ty đã tăng : 3,4 lần
(Từ 1.506 lao động lên 5.095 lao động ) . Thu nhập bình quân đầu người tăng: 2,2
lần (Từ 750.000 đ/ ng/tháng lên 1.674.000 đ/ng/tháng

Ngoại trừ năm 2008 do cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu nên công ty đã cắt giảm
một lượng đáng kể nhân công, chủ yếu là lao động sản xuất.Thể hiện qua bảng 1.1 :
SV: Vương Xuân Dũng 4 Lớp: KTPT 47B_QN
Bảng 1.1 Số lao động(LĐ) của Haprosimex qua các năm.(Đơn vị:Người)
Năm 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008
Số LĐ 1,567 1,865 1,826 2,039 3,357 3,553 3,634 3,339 4,054 5,095 4,119
(Nguồn : Phòng hành chính tổng hợp Haprosimex)
Haprosimex Group với nhiệm vụ chính là sản xuất và kinh doanh xuất nhập
khẩu đã thể hiện rõ đặc trưng là số lao động sản xuất chiếm tỷ lệ lớn (gần 93,6%)
trong tổng số lao động. Tại công ty sản xuất xuât nhập khẩu Hà Nội, do bao gồm
công ty mẹ tại Hàng Lược có nhiệm vụ kinh doanh xuất nhập khẩu cùng với 5 công
ty con trực thuộc, số lao động tổng hợp cũng chiếm phần lớn trong số các đơn vị
thành viên (hơn 53%).Thể hiện qua bảng 1.2 :
Bảng 1.2 Số lao động cụ thể trong từng các đơn vị thành viên
Thành viên Số lao động (2008)
Cty SX-XNK tổng hợp Hà Nội 2203
Cty CP Thanh Hà 194
Cty CP Mỹ nghệ XNK Hà Nội 22
Cty CP sx-kd bao bì và xk Hà Nội 65
Cty CP Thanh Phong 135
Cty liên doanh TNHH MSA-Hapro 1500
(Nguồn : Phòng nhân sự Haprosimex)
Bình quân thu nhập đầu người
Thu nhập bình quân của từng đơn vị thành viên cũng có sự chênh lệch nhất
định, nó phụ thuộc vào những yếu tố như hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của
từng đơn vị, đặc thù công việc của từng cơ sở,....được thể hiện trong bảng 1.4sau :
SV: Vương Xuân Dũng 5 Lớp: KTPT 47B_QN
Bảng 1.3 Thu nhập bình quân đầu người.
Thành viên
BQ TNĐN (2008)

(1000đ)
Cty SX-XNK tổng hợp Hà Nội 1639
Cty CP Thanh Hà 4000
Cty CP Mỹ nghệ XNK Hà Nội 2000
Cty CP sx-kd bao bì và xk Hà Nội 1600
Cty CP Thanh Phong 1268
Cty liên doanh TNHH MSA-Hapro 1500
(Nguồn : Phòng kế toán tổng hợp Haprosimex)
1.2.3 Đặc điểm về vốn và nguồn vốn
Từ khi hoạt động đến nay, nguồn vốn của công ty không ngừng được gia tăng.
Trong vòng 10 năm( từ 1998 đến 2008), nguồn vốn đã tăng gấp 6.67 lần. Cụ thể
trong bảng sau :
Bảng 1.4 Tổng số vốn của Haprosimex
Năm
Tổng Vốn (VNĐ)
TK 411 (*1000đ)
1998 29,165,677,834
1999 25,073,199,384
2000 25,441,235,839
2001 26,341,235,839
2002 27,308,176,342
2003 35,099,146,395
2004 51,127,029,276
2005 111,868,677,675
2006 128,385,043,888
2007 137,568,456,897
2008 194,529,000,000
(Nguồn : Phòng kế toán tổng hợp Haprosimex)
Ta có thể thấy tổng vốn của công ty đã không ngừng tăng với tốc độ mạnh mẽ,
đến năm 2008 thì đã đạt 194.529 nghìn tỷ đồng.

1.3 Chức năng, nhiệm vụ của công ty
1.3.1. Chức năng:
- Tổ chức các cơ sở sản xuất may mặc,dệt len,chế biến nông lâm sản để
SV: Vương Xuân Dũng 6 Lớp: KTPT 47B_QN
- xuất khẩu,lắp ráp xe gắn máy và làm dịch vụ xây dựng.
- Xuất khẩu trực tiếp các mặt hàng thủ công nghiệp,công nghiệp,hàng nông
lâm,hải sản ,khoáng sản.
- Nhập khẩu vật tư nguyên liệu,thiết bị phụ tùng,phương tiện để phục vụ cho
các ngành sản xuất và nhập khẩu hàng tiêu dùng phục vụ cho nhu cầu của thị trường.
- Nhận ủy thác xuất khẩu và nhập khẩu cho các doanh nghiệp trong nước và
quốc tế,tham gia lien doanh,liên kết hàng xuất khẩu và tiêu dung trong nước.
- Hợp tác liên doanh,liên kết mở cửa hàng làm đại lý giới thiệu,tiêu thụ sản
phẩm của công ty và sản phẩm liên doanh với các tổ chức trong và ngoài nước.
1.3.2. Nhiệm vụ:
- Với đặc điểm là doanh nghiệp thuộc loại hình doanh nghiệp nhà nước do
UBND Thành phố Hà Nội quản lý,có tư cách pháp nhân thực hiện chế độ hạch toán
kinh tế độc lập,có tài sản riêng.Nhiệm vụ của công ty là:
- Tổ chức và hoàn thiện bộ máy của công ty.
- Phối hợp hoạt động sản xuất của tất cả các bộ phận,chi nhánh,các đơn vị trực
thuộc và các đơn vị doanh nghiệp thành viên để đạt hiệu quả sản xuất cao nhất.
- Thực hiện kiểm tra, giám sát các khâu kỹ thuật trong quá trình sản xuất sản
phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9000 – 2001, ISO 14000 và SA 8000.
- Bảo toàn và phát triển vốn của nhà nước giao cho.
- Nộp ngân sách cho nhà nước và địa phương.
- Chấp hành nghiêm chỉnh luật pháp trong hoạt động sản xuất kinh doanh và
thực hiện đúng luật bảo vệ tài nguyên môi trường.
1.4. Cơ cấu bộ máy tổ chức của công ty:
Cùng với quá trình cải cách cơ chế quản lý vĩ mô của nhà nước trong những
năm của thập kỷ 90,Haprosimex đã tự tìm cho mình một cơ cấu điều hành phù hợp
với nhiệm vụ kinh doanh trong nền kinh tế thị trường đó là một cơ cấu điều hành mới

gọn nhẹ,hiệu quả,phát huy được tinh thần tự chủ sáng tạo của người lao động,phục
vụ tốt chiến lược kinh doanh,gắn thu nhập của người lao động với hiệu quả làm việc
SV: Vương Xuân Dũng 7 Lớp: KTPT 47B_QN
của họ .Bộ máy ấy phải đủ linh hoạt để đáp ứng được những biến động của thị
trường,đồng thời lại có khả năng mở rộng để thích nghi với từng giai đoạn kinh
doanh,thuận lợi cho đầu tư chiều sâu,nâng cao hiệu quả sử dụng vốn,tránh lãng
phí,dễ quản lý gám sát và nâng cao được thu nhập cho người lao động.
Theo đó công ty đã tổ chức bộ máy quản lý theo mô hình sau:

Chức năng, nhiệm vụ của từng chức danh trong cơ cấu bộ máy quản trị.
* Ban giám đốc:
Giám đốc:Là người lãnh đạo cao nhất trong công ty ,điều hành chung toàn bộ
hoạt đông của công ty thông qua các phó Tổng giám đốc và các trưởng phòng chức
năng ,đồng thời là người chịu trách nhiệm trước nhà nước và cấp trên về mọi hoạt
động kinh doanh của công ty.
SV: Vương Xuân Dũng 8 Lớp: KTPT 47B_QN
Giám Đốc
Các Phó Giám Đốc
Văn phòng công ty
P.HC

Tổng
Hợp
P.TC
Kế
Toán
Cty
LD
MSA
CN

Nam
Phi
Các đơn vị trực thuộc
hạch toán nội bộ
P.KH

Đầu

P.
Mẫu
P.
XNK
1,2,3,
4,5,6,
7
C/nh
Hcm
XN
May
T.Trì
XN

XK
Các Phó giám đốc:
- Trực tiếp đàm phán và ký kết một số hợp đồng kinh tế khi được Tổng giám
đốc ủy quyền
- Đại diện lãnh đạo về chất lượng, về môi trường, về trách nhiệm xã hội và an
toàn sức khỏe
- Chủ trì xây dựng và trình tổng giám đốc duyệt các quy chế quản lý, thưởng
phạt chất lượng và tổ chức thực hiện các quy chế đó.

- Nhận lệnh và báo cáo trực tiếp các vấn đề liên quan đến chất lượng cho Tổng
giám đốc. Trực tiếp phụ trách các xí nghiệp thành viên thuộc công ty Haprosimex,
phòng xuất nhập khẩu 1,2,3,4,5,6,7
* Các phòng tham mưu:
- Phòng hành chính tổng hợp:
Nhiệm vụ của phòng bao gồm:
+ Nắm toàn bộ nguồn nhân lực của công ty.
+ Tham mưu cho giám đốc về sắp xếp,bố trí nhân lực.
+ Quy hoạch cán bộ ngắn và dài hạn.
+ Đưa ra các chính sách về chế độ lao động và tiền lương.
+ Xây dựng kế hoạch dài hạn hoặc ngắn hạn theo quý,tháng năm,phân bổ chi
tiêu kế hoạch một cách đồng bộ và cân đối.
- Phòng tài chính- kế toán:Có nhiệm vụ lập theo dõi và kiểm tra sổ sách kế toán
một cách hợp lý theo đúng chế độ và luật pháp do nhà nước ban hành,quản lý tốt các
tín dụng tiền tệ ,đáp ứng đủ ,kịp thời nhu cầu về vốn cho sản xuất kinh doanh,đồng
thời chịu trách nhiệm về thu chi tài chính cũng như việc cung cấp chính xác các thông
tin tài chính cho giám đốc.
- Phòng kế hoạch và đầu tư:
+ Nghiên cứu mở rộng thị trường, phát triển kinh doanh thương mại xuất khẩu
+ Công tác giao dịch đối nội, đối ngoại, đàm phán ký kết hợp đồng kinh tế và
thanh quyết toán hợp đồng.
+ Đánh giá nhà thầu phụ cung cấp dịch vụ gia công.
SV: Vương Xuân Dũng 9 Lớp: KTPT 47B_QN
+ Lập kế hoạch, theo dõi đôn đốc, chỉ đạo thực hiện kế hoạch sản xuất và tiêu
thụ sản phẩm
- Phòng mẫu:
+ Chuyên thu thập và gom các mẫu hàng thủ công mỹ nghệ làm từ mây tre đan.
+ Kiểm định chất lượng mẫu từ các xí nghiệp và các đơn vị thành viên
+ Điều tra thị hiếu tiêu dùng của các nước bạn hàng về kiểu dáng, mẫu mã, chất
lượng theo yêu cầu của khách hàng, từ đó truyền tải đến các đơn vị sản xuất

- Các Phòng xuất nhập khẩu 1,2,3,4,5,6,7
+ Trực tiếp tiến hành các công việc liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu các
mặt hàng theo yêu cầu của bản thân đơn vị và của các đơn vị khác uỷ thác nhập khẩu
+ Theo dõi về tình hình xuất nhập khẩu của công ty theo từng tháng, quí, năm
và báo cáo trực tiếp lên ban giám đốc
- Các đơn vị hạch toán nội bộ:
Toàn bộ đầu vào là do công ty mẹ chỉ đạo trực tiếp.Việc hạch toán của công ty
con chủ yếu là ghi chép các nghiệp vụ kinh tế xảy ra hàng ngày để tổng hợp và báo
cáo lên cho phòng tài vụ kế toán của công ty mẹ.Số liệu về lợi nhuận,doanh thu sẽ
được hạch toán chung với công ty mẹ.Mạc dù vậy các công ty con vẫn phải chịu phần
lớn trách nhiệm của mình đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.Nếu công
ty con làm ăn có lãi thì thu nhập và phần thưởng mà công ty mẹ chia cho sẽ lớn và
ngược lại thì công ty con sẽ phải chịu trách nhiệm một phần trong số lỗ đó.Với cách
quản lý này buộc các công ty con phải chủ động tiết kiệm quản lý sát sao tình hình
chi phí sản xuất,nâng cao hiệu quả sản xuất.
SV: Vương Xuân Dũng 10 Lớp: KTPT 47B_QN
PHẦN 2:
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT-
KINH DOANH CỦA CÔNG TY.
2.1 Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty.
2.1.1 Cơ cấu xuất khẩu
2.1.1.1 Cơ cấu xuất khẩu theo mặt hàng:
Haprosimex xuất khẩu rất nhiều mặt hàng tới nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ
nhưng công ty xuất khẩu chủ yếu các sản phẩm như hàng may mặc,mũ,hàng nông
sản,thủ công mỹ nghệ.Trong đó may mặc chiếm 50% và tập trung chủ yếu vào thị
trường Mỹ,nông sản chiếm 40% và chủ yếu hướng vào thị trường châu Á và Âu,thủ
công mỹ nghệ 10% .Ta có thể thấy rõ trong bảng số liệu dưới đây:
Bảng 2.1 Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu theo mặt hàng
Cơ cấu mặt hàng
Mặt hàng % Thị trường

Hàng may mặc,mũ 50 Mỹ 28%
Châu Âu 10%
Châu Á 10%
Thị trường khác 2%
Hàng nông sản 40 Châu Á 18%
Châu Âu 13%
Trung đông 5%
Thị trường khác 4%
Hàng thủ công mỹ
nghệ.
10 Châu Âu,Châu Á, Mỹ
(Nguồn : Phòng xuất nhập khẩu Haprosimex)
2.1.1.2 Cơ cấu xuất khẩu theo thị trường
Cơ cấu xuất khẩu thị trường của công ty Haprosimex rất đa dạng với việc
Haprosimex đã và đang xuất khẩu sang 60 nước và vùng lãnh thổ trong đó tập trung
SV: Vương Xuân Dũng 11 Lớp: KTPT 47B_QN
chủ yếu vào Châu Mỹ và Châu Âu khi cùng đạt khoảng 30% và với việc đẩy mạnh sự
hợp tác của chi nhánh Haprosimex tại Nam Phi đã nhanh chóng tăng thị phần ở Thị
trường châu Phi và Trung Đông với 14% và thị trường này vẫn còn rất nhiều tiềm
năng để phát triển trong tương. Đặc biệt, tại những thị trường khó tính như Mỹ, Nhật
Bản, hàng hoá mang thương hiệu Haprosimex vẫn chiếm lĩnh bằng chất lượng, mẫu
mã và uy tín của mình. Để thâm nhập được vào thị trường các nước, hàng năm,
Công ty thường xuyên tham gia các hội chợ quốc tế, khảo sát tìm kiếm thị trường
mới, mặt hàng mới, đẩy mạnh quảng cáo.
Bảng 2.2 Cơ cấu xuất khẩu theo thị trường tiêu thụ
Cơ cấu thị trường
Thị trường % Mặt hàng
Châu Mỹ 30 May mặc, mũ,thủ công
Châu Á 26 Nông sản, may mặc,mũ,khăn mặt
bông,thủ công

Châu Âu 30 Nông sản,may mặc, mũ, thủ công
Châu Phi, Trung đông 14 Nông sản, thủ công
(Nguồn : Phòng xuất nhập khẩu Haprosimex)
2.1.2 Kim ngạch xuất nhập khẩu
Hiện nay Haprosimex Group đứng trong top 10 doanh nghiệp xuất khẩu cà phê
và hạt tiêu lớn nhất cả nước. Việc đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, tìm
kiếm thị trường mới, đồng thời duy trì các thị trường, khách hàng, mặt hàng truyền
thống, Haprosimex Group nhờ đó có một hệ thống khách hàng ổn định tại 60 quốc
gia và vùng lãnh thổ trên tất cả các châu lục, thương hiệu Haprosimex ngày càng có
uy tín trên thương trường.
Với phương châm phát triển lâu dài, bền vững, Haprosimex là đơn vị đi đầu
trong việc đầu tư những dự án sản xuất hàng xuất khẩu của TP. Hà Nội nhằm kết hợp
chặt chẽ giữa kinh doanh xuất nhập khẩu với trực tiếp sản xuất hàng xuất khẩu, tạo ra
nguồn hàng xuất khẩu lớn, ổn định và có chất lượng để nâng cao uy tín trên thương
trường. Kim ngạch xuất nhập khẩu của công ty qua các năm không ngừng tăng lên
được thể hiện trong bảng dưới đây:
Bảng2.3 Kim ngạch xuất nhập khẩu chung
SV: Vương Xuân Dũng 12 Lớp: KTPT 47B_QN

×