Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Các ngôn ngữ lập trình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (57.61 KB, 2 trang )

Các ngôn ngữ lập trình

Các ngôn ngữ lập trình
Bởi:
Khoa CNTT ĐHSP KT Hưng Yên
Lập trình hệ thống không nhất thiết phải sử dụng ngôn ngữ assembly. Thật vậy, tuyệt
đại đa số các module chức năng cấu thành hệ điều hành Windows, Unix, Linux... đều
được viết bằng ngôn ngữ C. Ưu điểm của các ngôn ngữ cấp cao là rõ ràng, dễ đọc, dễ
diễn đạt giải thuật, diễn đạt giải thuật cô đọng... Như vậy, nếu chưa thật cần thiết phải
dùng assembly hay ngôn ngữ máy, bạn nên dùng 1 ngôn ngữ cấp cao như C, C++ để
viết các ứng dụng của bạn.
Ngược lại, ngôn ngữ Assembly hay ngôn ngữ máy không nhất thiết chỉ để dùng cho lập
trình hệ thống mà có thể được dùng để viết ứng dụng bất kỳ. Tuy nhiên do nhược điểm
của assembly và ngôn ngữ máy là quá yếu để diễn đạt giải thuật nên rất ít người dùng
chúng trực tiếp. Như trên đã nói, ngay cả khi viết hệ điều hành hay các hệ thống nhúng
(chương trình điều khiển thiết bị và được ghi trên ROM của thiết bị đó), người ta cũng
cố gắng dùng ngôn ngữ cấp cao như C, trừ những đoạn code đặc biệt mới dùng assembly
hay mã máy.
Trong trường hợp buộc phải dùng assembly hay mã máy, bạn phải lưu ý rằng các
ngôn ngữ này phụ thuộc hoàn toàn vào CPU được dùng. Bạn không thể viết đoạn code
assembly hay mã máy mà có thể chạy trên nhiều loại CPU được. Riêng đối với CPU
Intel từ 80386 trở lên, nó có thể hoạt động ở 1 trong 3 chế độ quản lý bộ nhớ khác nhau
như: Real-mode (chế độ mặc định khi bị reset ban đầu), protected-mode (quản lý theo
segment) và 386-enchanced mode (quản lý vừa theo segment, vừa theo page, đây là chế
độ quản lý bộ nhớ hoàn hảo nhất). Thí dụ khi mới boot máy hay khi máy được boot và
chạy MSDOS, CPU Intel sẽ chạy ở chế độ Real-mode, còn khi máy đang chạy Linux,
Windows XP... thì CPU Intel chạy ở chế độ 386-enchanced mode. Nếu bạn lập trình
bằng ngôn ngữ cấp cao, bạn không cần biết chế độ quản lý bộ nhớ nào sẽ được dùng để
chạy ứng dụng. Còn nếu lập trình bằng assembly hay mã máy, bạn cần phải nắm vững
các chế độ quản lý bộ nhớ của CPU, phải quyết định chế độ quản lý nào sẽ dùng để
chạy ứng dụng, từ đó mới bắt đầu viết lệnh tương thích với chế độ quản lý bộ nhớ mong


muốn. Thí dụ nếu bạn lập trình ở chế độ real-mode (1 trong những chế độ 16-bit), bạn
chỉ có thể dùng các thanh ghi 16-bit của CPU như ax, bx, cx, dx, ds, cs, es, ss). Còn nếu
bạn lập trình ở chế độ 386-enchanced mode, bạn có thể dùng các thanh ghi 32 bit của
CPU, trong đó có 2 thanh ghi fs, gs như bạn đề cập. Lưu ý rằng các ứng dụng viết ở chế
độ 32bit chỉ có thể chạy trên môi trường Windows (hay Linux), chứ không thể chạy trên
MSDOS được. Chi tiết về các chế độ quản lý bộ nhớ cũng như tập lệnh CPU ở từng chế
1/2


Các ngôn ngữ lập trình

độ quản lý bộ nhớ được trình bày trong tài liệu kỹ thuật giới thiệu CPU tương ứng. Bạn
có thể tìm tài liệu kỹ thuật trên Internet hay liên hệ trực tiếp với các đại lý của Intel.

2/2



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×