Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Bài giảng bài độ ẩm của không khí vật lý 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.27 MB, 16 trang )

TRƯỜNG THPT CHUYÊN TG

BỘ MÔN VẬT LÝ

BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ
KHỐI 10

ĐỘ ẨM CỦA KHÔNG KHÍ.
Giáo viên: TRẦN CÔNG HUẨN


KIỂM TRA BÀI CŨ
Câu 1:

_ Sự nóng chảy và sự đông đặc là gì?
_ Nêu các đặc điểm của sự nóng chảy.
_ Nhiệt nóng chảy là gì? Nêu công thức sự
phụ thuộc của nhiệt nóng chảy vào khối lượng
của chất rắn nóng chảy.


KIỂM TRA BÀI CŨ
Câu 2:

_ Sự bay hơi và sự ngưng tụ là gì?
_ Trình bày thí nghiệm về sự bay hơi và sự
ngưng tụ.
_ Nêu một vài ứng dụng của sự bay hơi.


KIỂM TRA BÀI CŨ


Câu 3:

_ Sự sôi là gì?
_ Nêu đặc điểm của sự sôi.
_ Nhiệt hóa hơi là gì? Nêu công thức sự phụ
thuộc của nhiệt hóa hơi vào khối lượng của
phần chất lỏng đã biến thành hơi.



Bài 39


I._ ĐỘ ẨM TUYỆT ĐỐI VÀ ĐỘ ẨM CỰC ĐẠI:
A._ Độ ẩm tuyệt đối:
Độ ẩm tuyệt đối a của không khí trong khí quyển
là đại lượng đo bằng khối lượng m (tính ra gam) của
hơi nước có trong 1m3 không khí. Đơn vị của a là
1(g/m3).
B._ Độ ẩm cực đại:
Độ ẩm cực đại A có độ lớn bằng khối lượng riêng
của hơi nước bão hòa tính theo đơn vị đo (g/m3).
Giá trị của A tăng theo nhiệt độ.


I._ ĐỘ ẨM TUYỆT ĐỐI VÀ ĐỘ ẨM CỰC ĐẠI:
II._ ĐỘ ẨM TỶ ĐỐI: (hay độ ẩm tương đối)
Độ ẩm tỷ đối f của không khí là đại lượng đo
bằng tỷ số phần trăm giữa độ ẩm tuyệt đối a và độ
ẩm cực đại của không khí ở cùng nhiệt độ.


a
f  100%
A

Không khí càng ẩm, độ ẩm tỷ đối càng lớn.
* Trong khí tượng học, độ ẩm tỷ đối f được tính
gần đúng theo công thức:

p
f 
100%
pbh

* Có thể đo độ ẩm của không khí bằng các ẩm kế
tóc, ẩm kế khô – ướt, ẩm kế điểm sương,…


I._ ĐỘ ẨM TUYỆT ĐỐI VÀ ĐỘ ẨM CỰC ĐẠI:
II._ ĐỘ ẨM TỶ ĐỐI: (hay độ ẩm tương đối)
III._ ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỘ ẨM KHÔNG KHÍ:
_ Độ ẩm tỷ đối của không khí càng nhỏ, sụ bay
hơi qua lớp da càng nhanh, thân người càng dễ bị
lạnh.
_ Độ ẩm tỷ đối cao hơn 80% tạo điều kiện cho
cây cối phát triển nhưng lại dễ làm ẩm mốc, hư
hỏng các máy và dụng cụ quang học, điện tử, khí tài
quân sự, lương thực, thực phẩm,…
_ Để chống ẩm, ta có thể: dùng chất hút ẩm, sấy
nóng, thông gió, bôi dầu mỡ lên các chi tiết máy

bằng kim loại, phủ lớp chất dẽo lên các bảng mạch
điện tử,…


CÁCH ĐO ĐỘ ẨM CỦA KHÔNG KHÍ.

Ẩm kế tóc

Cấu tạo của ẩm kế tóc gồm sợi tóc C có
đầu buộc cố định, đầu dưới vắt qua một
ròng rọc nhỏ và buộc vào vật nặng P. Nếu
độ ẩm tỉ đối của không khí tăng (hoặc
giảm) thì sợi tóc C bị dãn ra (hoặc co lại)
và làm quay ròng rọc, do đó kim S gắn với
trục của ròng rọc sẽ quay theo trên mặt
chia độ ghi sẵn các giá trị của độ ẩm tỉ đối.
Ẩm kế tóc là loại ẩm kế đơn giản nhất
dùng để đo độ ẩm tỉ đối của không khí,
nhứng có độ chính xác không cao.


CÁCH ĐO ĐỘ ẨM CỦA KHÔNG KHÍ.
Ẩm kế khô – ướt

Gồm hai nhiệt kế: nhiệt kế khô và nhiệt kế ướt. Nhiệt
kế ướt là nhiệt kế có bầu được quấn quanh bằng một lớp
vải mỏng ướt do đầu dưới của lớp vải nhúng trong cốc
nước nhỏ. Nhiệt kế khô chỉ nhiệt độ của không khí tk và
nhiệt kế ướt chỉ nhiệt độ bay hơi ta của nước ở trạng thái
bão hòa. Không khí càng khô thì độ ẩm tỷ đối càng nhỏ,

nên nước bay hơi từ lớp vải ướt càng nhanh và bầu nhiệt kế
ướt bị lạnh càng nhiều: ta càng nhỏ so với tk. Như vậy, hiệu
nhiệt độ (tk - ta) phụ thuộc độ ẩm tỷ đối f của không khí.
Biết được hiệu nhiệt độ (tk - ta), ta có thể dùng bảng
tra cứu để xác định độ ẩm tỷ đối của không khí ứng với
nhiệt độ tk chỉ trên nhiệt kế khô.


CÁCH ĐO ĐỘ ẨM CỦA KHÔNG KHÍ.
Gồm bình trụ bằng kim loại mạ sáng
bóng đặt nằm ngang và bên trong chứa một
phần ête lỏng. Đầu của ống 2 có nhiều lỗ
nhỏ được nhúng vào ête lỏng trong bình 3,
đầu trên của ống 2 nối với quả bóp cao su 1
dùng để bơm không khí vào bình 3, làm ê
te bay hơi nhanh và thoát ra ngoài qua lỗ 6,
do đó nhiệt độ bình 3 bị giảm nhanh. Khi
nhiệt độ bình 3 giảm xuống tới nhiệt độ t0
nào đó, hơi nước trong lớp không khí ở sát
Ẩm kế
mặt bình 3 trở nên bão hòa và đọng thành
điểm sương sương.
Đọc điểm sương t0 trên nhiệt kế 4 và dựa vào bảng, ta có
thể xác định được độ ẩm tỉ đối f của không khí ở nhiệt độ
cho trước với độ chính xác khá cao.


VẬN DỤNG
Câu 1. Khi nói về độ ẩm tuyệt đối câu nào dưới đây
là đúng?

A. Độ ẩm tuyệt đối của không khí có độ lớn bằng
khối lượng (tính ra kg) của hơi nước có trong
1m3 không khí.
B. Độ ẩm tuyệt đối của không khí có độ lớn bằng
khối lượng (tính ra g) của hơi nước có trong 1m3
không khí.
C. Độ ẩm tuyệt đối của không khí có độ lớn bằng
khối lượng (tính ra g) của hơi nước có trong
1cm3 không khí.
D. Độ ẩm tuyệt đối của không khí có độ lớn bằng
khối lượng (tính ra kg) của hơi nước có trong
1cm3 không khí.


VẬN DỤNG
Câu 2. Khi nói về độ ẩm cực đại câu nào dưới đây là
không đúng?
A. Khi làm nóng không khí lượng hơi nước trong
không khí tăng và không khí có độ ẩm cực đại.
B. Khi làm lạnh không khí đến 1 nhiệt độ nào đó,
hơi nước trong không khí trở nên bão hoà và
không khí có độ ẩm cực đại.
C. Độ ẩm cực đại là độ ẩm của không khí bão hoà
hơi nước.
D. Độ ẩm cực đại bằng khối lượng riêng của hơi
nước bão hoà trong không khí tính theo đơn vị
g/m3


VẬN DỤNG

Câu 3: Mặt ngoài của 1 cốc thuỷ tinh đựng
nước đá thường có nước đọng thành
giọt và làm uớt mặt cốc, giải thích tại
sao?
Giải thích: Lớp không khí tiếp xúc vơi mặt
ngoài của thành cốc đang đựng nước đá
bị làm lạnh xuống đến nhiệt độ dưới
nhiệt độ điểm sương củ nó nên hơi nước
trong không khí đọng lại thành sương và
tạo thành giọt trên thành cốc.


Cảm ơn sự theo dỏi
của quí thầy cô và các
em. Chúc quí thầy cô và
các em dồi dào sức khoẻ
và hạnh phúc.



×