ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC
TIẾNG VIỆT THỰC HÀNH
A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
1. Bồi dưỡng cho sinh viên tình cảm yêu quý và thái độ trân trọng đối với
tiếng Việt, một di sản văn hóa quý báu của cha ông. Đồng thời rèn luyện thói
quen và ý thức thường xuyên sử dụng tiếng Việt một cách cẩn trọng, có sự cân
nhắc, lựa chọn thấu đáo.
2. Tiếp tục nâng cao những hiểu biết có cơ sở khoa học về tiếng Việt. Điều
này cần thiết cho việc sử dụng tiếng Việt trong hoạt động giao tiếp, nhất là trong
hoạt động giao tiếp bằng văn bản (tạo lập và lĩnh hội văn bản). Đây là một mục
tiêu rất cơ bản của môn tiếng Việt thực hành ở bậc Đại học.
3. Rèn luyện tư duy khoa học cho sinh viên, rèn luyện kỹ năng sử dụng
tiếng Việt còn là cơ sở để sinh viên học tập và nghiên cứu ngoại ngữ, một công
cụ cần thiết cho học tập, nghiên cứu khoa học và làm việc. Bộ môn tiếng Việt
thực hành, vì thế còn có mục tiêu tạo nên sự tương tác, hỗ trợ môn tiếng Việt và
môn ngoại ngữ.
B. KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY
Chương
1
2
3
4
5
6
Thực hành
Bài giảng
Chính tả
Dùng từ
Viết câu
Dấu câu
Dựng đoạn
Văn bản
Bài tập ứng dụng và ôn tập
Tổng cộng
C. CHƯƠNG TRÌNH :
CHƯƠNG I
CHÍNH TẢ
I. Định nghĩa thuật ngữ
II. Viết dấu hỏi, dấu ngã
1. Học thuộc lòng
1
Số tiết
4
4
4
4
4
4
6
30
2. Dùng mẹo luật
III. Viết nguyên âm, phụ âm :
1. Học thuộc lòng
2. Dùng mẹo luật
2.1. Luật “Giao Tranh Cho Tôi Cầm”
2.2. Luật “Dặn Đến Nhà Thương”
3. Theo truyền thống và quy định của Bộ Giáo dục - Đào tạo.
IV. Viết tên riêng nước ngoài, viết hoa, viết tắt
V. Kết luận
1. Nguyên nhân sai chính tả
2. Biện pháp khắc phục
VI. Bài tập
CHƯƠNG II
DÙNG TỪ
I. Dùng từ đúng
1. Dùng từ đúng âm.
2. Dùng từ đúng nghĩa.
II. Dùng từ hay
1. Dùng từ chính xác.
2. Dùng từ hình tượng
3. Dùng từ sáng tạo
III. Kết luận
CHƯƠNG III
VIẾT CÂU
I. Phân loại câu
1. Câu đơn
2. Câu ghép
II. Viết câu hay
3. Câu chặt chẽ, mạch lạc.
4. Câu chính xác, rõ ràng.
5. Câu hùng hồn, mạnh mẽ.
2
III. Chữa câu sai
1. Câu sai về cấu trúc
2. Những loại câu khác
CHƯƠNG IV
DẤU CÂU
I. Các loại dấu câu và ký hiệu dùng cho dấu câu.
II. Chức năng chung của hai nhóm dấu câu
1. Dùng các dấu chấm câu thuộc nhóm dấu phân cách một lần để phân
cách các đơn vị ngữ pháp có quan hệ đẳng lập.
2. Dùng dấu câu thuộc nhóm dấu tách biệt hai lần để tách trọng ngữ,
phân biệt lập hoặc phần chú thích một cụm chủ vị.
III. Các sử dụng từng dấu câu cụ thể
1. Các dấu chấm câu
2. Các dấu giữa câu
3. Các dấu có nhiều vị trí
IV. Bài tập
CHƯƠNG V
DỰNG ĐOẠN
I. Khái niệm về đoạn
II. Cấu trúc của đoạn văn
1. Câu mở đoạn, câu thân đoạn, câu kết đoạn.
2. Câu chủ đề
III. Liên kết câu
1. Phương thức liên kết
2. Quan hệ ý nghĩa
IV. Năm mẫu đoạn đơn giản
1. Mẫu căn bản
2. Mẫu liệt kê
3. Mẫu liệt kê có chủ đề
4. Mẫu hỗn hợp liên tục
5. Mẫu hỗn hợp gián đoạn
V. Bài tập
3
CHƯƠNG VI
VĂN BẢN
I. Khái niệm về văn bản
1. Định nghĩa
2. Đặc trưng cơ bản
3. Các phép liên kết văn bản thường gặp
II. Các phong cách văn bản
1. Văn bản hành chính
2. Văn bản chính luận
3. Văn bản khoa học
4. Văn bản nghệ thuật
III. Xây dựng lập luận phục vụ chủ đề văn bản.
IV. Tóm tắt văn bản
V. Bài tập
4
CHƯƠNG 1
CHÍNH TẢ
Chính tả, theo nghĩa hẹp, là cách viết các âm, tiếng, vần và từ. Hiểu theo
nghĩa rộng, chính tả còn bao gồm cách viết hoa, viết tắt, cách viết tên riêng tiếng
Việt và tên riêng tiếng nước ngoài.
Trước khi nói đến những quy tắc chính tả tiếng Việt, ta xác định lại nghĩa
của một số thuật ngữ thông dụng.
I. ĐỊNH NGHĨA THUẬT NGỮ
1. Âm
1.1. Nguyên âm (11 nguyên âm đơn) : A, Á, À, E, Ê, I/Y, O, Ô, U Ơ và
3 âm đơn là IÊ/IA, ƯƠ/ƯA, UÔ/UA
1.2. Phụ âm (23 phụ âm) là : B, C/K /Q, CH, D, Đ, G/GH, Gi, H, KH, L
M, N, NH, NG/NGH, P, PH, R, S, T, TH,
TR, V, X.
2. Chữ cái : Chữ cái dùng để ghi âm. Bảng chữ cái tiếng Việt gồm 33 chữ
cái: A, Ă, Â, B, C, D, Đ, E, Ê, (F), G, H, O, (J), K, L, M, N, O, Ô, Ơ, P, Hỏi :,
R, S, T, U, Ư, V, (Đáp :), X, Y, (Z).
Các chữ cái trong ngoặc đơn là F, J, W, Z được dùng để chỉ tên nước
ngoài và thuật ngữ có gốc nước ngoài. Vậy viết “fải”, viết “zô” là sai chính tả.
3. Tiếng : do nhiều âm phát ra cùng một lúc tạo thành, Tiếng có âm đầu và
vần. Vần có âm đệm, âm chính, thanh và âm cuối.
Ví dụ : Tiếng TOÀN, có phụ âm đầu là T, vần là OÀN, vần OÀN có âm
đệm là O, âm chính là A với dấu huyền ở trên và phụ âm cuối là N.
4. Chữ : dùng để ghi tiếng. Trước kia tổ tiên ta dùng chữ Hán và chữ Nôm
để ghi tiếng. Sau này ta dùng chữ quốc ngữ để ghi tiếng. Chữ quốc ngữ là chữ
ghi bằng các chữ. Do vậy, ta có thể nói chữ do một hay nhiều chữ cái hợp lại mà
tạo thành.
5. Từ : Từ gồm một tiếng hoặc một tổ hợp tiếng có nghĩa hoàn chỉnh. Ta
có từ Hán Việt và từ thuần Việt. Căn cứ vào cách cấu tạo ta có từ láy và từ ghép.
5.1. Từ thuần Việt và từ Hán Việt.
Ví dụ :
“điểm yếu”
“nhược điểm”
“lầu xanh”
“thanh lâu”
5
5.2. Từ ghép và từ láy :
Từ ghép là do hai hoặc ba tiếng rõ nghĩa tạo nên.
Ví dụ : Tươi tỉnh, giam giữ, đất nước, hợp tác xã .v.v…
Như vậy các tiếng trong từ ghép có quan hệ với nhau về ý nghĩa.
Còn các tiếng trong từ lý có quan hệ với nhau về âm thanh, vì thường
trong từ láy chỉ có một tiếng rõ nghĩa.
Ví dụ : Đo đỏ (điệp âm đầu, điệp âm chính, láy dấu)
lủng củng ( điệp vần, đối phụ âm đầu, cả hai tiếng “lủng”, “củng”
đều không rõ nghĩa nếu đứng cách rời ra) .v.v…
II. VIẾT DẤU HỎI, DẤU NGÃ.
1. Học thuộc lòng
1.1. Những từ có dấu ngã có tần số xuất hiện cao nhất. 13 từ : chỗ, cũng,
đã, giữ, giữa, lẽ, mãi, mỗi, nỗi, nữa, những, sẽ, vẫn.
1.2. Những từ có dấu ngã thường gặp : Những, đã, cũng.
2. Dùng mẹo luật : 3 mẹo luật tiêu biểu
2.1. Luật : “Anh Huyền, Ngã, Nặng, Hỏi dao sắc không”
“Chị Huyền mang nặng ngã đau
“Hỏi không sắc thuốc lấy đâu mà lành”
2.2. Luật : “Mình Nên Nhớ Viết Liền Dấu Ngã”
Luật nầy áp dụng vào từ Hán Việt, có nội dung như sau :
* Ta viết dấu ngã nếu từ ấy có phụ âm đầu là M, N, NH, V, L, D, NG.
Ví dụ : Mãn khóa, Truy nã, Nhã nhặn, Vĩnh viễn, Lãnh đạo, Dĩ nhiên,
Ngôn ngữ, Nhân nghĩa.
2.3. Luật : “Lãi, Lời, Lợi, Tản, Tán, Tan”.
Luật nầy áp dụng cho cả từ Hán Việt lẫn từ thuần Việt.
* Ta viết dấu ngã nếu từ ấy đồng nghĩa hay gần nghĩa với một từ khác có
dấu huyền hay dấu nặng. (hệ trầm : Lãi - lời - lợi).
* Ta viết dấu hỏi nếu từ ấy đồng nghĩa hay gần nghĩa với một từ khác có
dấu sắc hoặc dấu ngang (không dấu) (hệ bổng : “Tản - tán - tan”).
III. VIẾT NGUYÊN ÂM, PHỤ ÂM .
Sau lỗi viết sai hỏi, ngã lỗi chính tả thường gặp ở HS là viết sai nguyên âm
và phụ âm, chủ yếu là sai phụ âm đầu và phụ âm cuối.
Biện pháp :
1. Học thuộc lòng
6
1.1. Người Bắc bộ.
1.2. Người Trung bộ và Nam bộ.
1.3. Người cả nước học thuộc lòng một số từ để tránh sự lẫn lộn giữa phụ
âm D và Gi.
2. Dùng mẹo luật - (Luật đơn giản, dễ nhớ).
2.1. Luật “Giao Tranh Cho Tôi Cầm”
* Viết Gi nếu từ ấy có nghĩa gần giống với nghĩa của một từ khác có phụ
âm đầu là TR, CH, T, C/K.
Ví dụ : giành/tranh, giấu/che, giọng/tiếng, giềng mối/cường trường, giỗ, kị.
2.2. Luật “Dặn Đến Nhà Thương” nếu từ ấy có nghĩa gần giống với nghĩa
của một từ khác có phụ âm đầu là Đ, NH, TH.
* Viết D nếu từ ấy có nghĩa gần giống với nghĩa của một từ khác có phụ
âm đầu là Đ, NH, TH.
3. Theo truyền thống và quy định của Bộ Giáo Dục.
IV. VIẾT TÊN RIÊNG NƯỚC NGOÀI, VIẾT HOA, VIẾT TẮT.
1. Viết tên tiếng nước ngoài.
2. Viết hoa.
3. Viết tắt
V. KẾT LUẬN .
1. Nguyên nhân sai chính tả
1.1. Không nắm được quy tắc chính tả : cách viết hoa, tiết tên riêng nước
ngoài, viết tắt.
1.2. Phát âm lệch chuẩn.
2. Biện pháp khắc phục.
2.1. Nắm vững quy tắc chính tả. Chữa các lỗi thông thường về chính tả.
2.2. Tập phát âm cho đúng.
2.3. Dùng các mẹo chính tả.
2.4. Học thuộc lòng. Cố gắng nhớ từng từ một.
BÀI TẬP :
Bài tập ôn về chính tả số 1, 2, 3.
7
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC
TIẾNG VIỆT THỰC HÀNH
A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
1. Bồi dưỡng cho sinh viên tình cảm yêu quý và thái độ trân trọng đối với
tiếng Việt, một di sản văn hóa quý báu của cha ông. Đồng thời rèn luyện thói
quen và ý thức thường xuyên sử dụng tiếng Việt một cách cẩn trọng, có sự cân
nhắc, lựa chọn thấu đáo.
2. Tiếp tục nâng cao những hiểu biết có cơ sở khoa học về tiếng Việt. Điều
này cần thiết cho việc sử dụng tiếng Việt trong hoạt động giao tiếp, nhất là trong
hoạt động giao tiếp bằng văn bản (tạo lập và lĩnh hội văn bản). Đây là một mục
tiêu rất cơ bản của môn tiếng Việt thực hành ở bậc Đại học.
3. Rèn luyện tư duy khoa học cho sinh viên, rèn luyện kỹ năng sử dụng
tiếng Việt còn là cơ sở để sinh viên học tập và nghiên cứu ngoại ngữ, một công
cụ cần thiết cho học tập, nghiên cứu khoa học và làm việc. Bộ môn tiếng Việt
thực hành, vì thế còn có mục tiêu tạo nên sự tương tác, hỗ trợ môn tiếng Việt và
môn ngoại ngữ.
B. KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY
Chương
1
2
3
4
5
6
Thực hành
Bài giảng
Chính tả
Dùng từ
Viết câu
Dấu câu
Dựng đoạn
Văn bản
Bài tập ứng dụng và ôn tập
Tổng cộng
C. CHƯƠNG TRÌNH :
CHƯƠNG I
CHÍNH TẢ
I. Định nghĩa thuật ngữ
II. Viết dấu hỏi, dấu ngã
1. Học thuộc lòng
1
Số tiết
4
4
4
4
4
4
6
30
2. Dùng mẹo luật
III. Viết nguyên âm, phụ âm :
1. Học thuộc lòng
2. Dùng mẹo luật
2.1. Luật “Giao Tranh Cho Tôi Cầm”
2.2. Luật “Dặn Đến Nhà Thương”
3. Theo truyền thống và quy định của Bộ Giáo dục - Đào tạo.
IV. Viết tên riêng nước ngoài, viết hoa, viết tắt
V. Kết luận
1. Nguyên nhân sai chính tả
2. Biện pháp khắc phục
VI. Bài tập
CHƯƠNG II
DÙNG TỪ
I. Dùng từ đúng
1. Dùng từ đúng âm.
2. Dùng từ đúng nghĩa.
II. Dùng từ hay
1. Dùng từ chính xác.
2. Dùng từ hình tượng
3. Dùng từ sáng tạo
III. Kết luận
CHƯƠNG III
VIẾT CÂU
I. Phân loại câu
1. Câu đơn
2. Câu ghép
II. Viết câu hay
3. Câu chặt chẽ, mạch lạc.
4. Câu chính xác, rõ ràng.
5. Câu hùng hồn, mạnh mẽ.
2
III. Chữa câu sai
1. Câu sai về cấu trúc
2. Những loại câu khác
CHƯƠNG IV
DẤU CÂU
I. Các loại dấu câu và ký hiệu dùng cho dấu câu.
II. Chức năng chung của hai nhóm dấu câu
1. Dùng các dấu chấm câu thuộc nhóm dấu phân cách một lần để phân
cách các đơn vị ngữ pháp có quan hệ đẳng lập.
2. Dùng dấu câu thuộc nhóm dấu tách biệt hai lần để tách trọng ngữ,
phân biệt lập hoặc phần chú thích một cụm chủ vị.
III. Các sử dụng từng dấu câu cụ thể
1. Các dấu chấm câu
2. Các dấu giữa câu
3. Các dấu có nhiều vị trí
IV. Bài tập
CHƯƠNG V
DỰNG ĐOẠN
I. Khái niệm về đoạn
II. Cấu trúc của đoạn văn
1. Câu mở đoạn, câu thân đoạn, câu kết đoạn.
2. Câu chủ đề
III. Liên kết câu
1. Phương thức liên kết
2. Quan hệ ý nghĩa
IV. Năm mẫu đoạn đơn giản
1. Mẫu căn bản
2. Mẫu liệt kê
3. Mẫu liệt kê có chủ đề
4. Mẫu hỗn hợp liên tục
5. Mẫu hỗn hợp gián đoạn
V. Bài tập
3
CHƯƠNG VI
VĂN BẢN
I. Khái niệm về văn bản
1. Định nghĩa
2. Đặc trưng cơ bản
3. Các phép liên kết văn bản thường gặp
II. Các phong cách văn bản
1. Văn bản hành chính
2. Văn bản chính luận
3. Văn bản khoa học
4. Văn bản nghệ thuật
III. Xây dựng lập luận phục vụ chủ đề văn bản.
IV. Tóm tắt văn bản
V. Bài tập
4
CHƯƠNG 2
DÙNG TỪ
Từ là đơn vị ngữ pháp nhỏ nhất có ý nghĩa hoàn chỉnh và cấu tạo ổn định,
được người nói, người viết dùng để đặt câu. Vì vậy, nói đến việc rèn luyện kỹ
năng nói và viết, trước hết phải nói đến nghệ thuật dùng từ đúng hay sai.
I. DÙNG TỪ ĐÚNG.
Dùng từ đúng là dùng từ đúng âm và đúng nghĩa.
1. Dùng từ đúng âm.
Muốn dùng từ đúng âm thì ta phải biết cách phát âm chuẩn. Nhưng nói
cho chuẩn cả tiếng Việt là một yêu cầu gần như không thể thực hiện mọi người
dân khắp cả ba miền.
Trên lý thuyết chuẩn phát âm phải được giải quyết trước chuẩn chính tả.
Vậy viết đúng chính tả là một biện pháp người dùng từ đúng âm.
Hiểu nghĩa của từ, ta sẽ hạn chế được phần nào lỗi dùng từ không đúng âm.
Ví dụ :
Đúng âm
Không đúng âm
Biểu ngữ
Biển ngữ
Cảm khái
Cảm khoái
Thủy mặc
Thủy mạc
Hoặc phải theo cách phát âm đã được phổ biến
Ví dụ :
Đúng âm
Không đúng âm
Bạc mệnh
Bạc mạng
Chung cư
Chúng cư
Phiêu bạt
Phiêu bạc
Nếu trong thực tế còn tồn tại 2 cách phát âm mà ta chưa căn cứ vào từ
nguyên hoặc quần chúng để xác định một âm chuẩn, ta chấp thuận cả hai cách
phát âm ấy. Tình trạng nầy ngôn ngữ học gọi là lưỡng khả.
Ví dụ :
Chuẩn ?
Cọng hòa
Phản ảnh
Sát nhập
Không chuẩn ?
Cộng hòa
Phản ánh
Sáp nhập
5
Sứ mệnh
Sứ mạng
Cuối cùng, không nói tắt, không thay đổi trật tự các từ trong từ ghép hoặc
từ tổ (nhóm từ) cũng là điều cần lưu ý để tránh lỗi dùng từ không chuẩn.
Ví dụ :
Chuẩn
Cục đào tạo và bồi dưỡng
Dân chi phụ mẫu
Xa xôi
Không chuẩn
Cục bồi dưỡng
Phụ mẫu chi dân
Xôi xa
2. Dùng từ đúng nghĩa .
Nghĩa của từ được nêu rõ trong từ điển. Vì vậy sử dụng thường xuyên từ
điển vẫn là yêu cầu được đặt ra cho người làm công tác văn hóa giáo dục, cũng
như sinh viên, học sinh để rèn luyện kỹ năng dùng từ.
Gặp một từ không hiểu nghĩa, ta phải chịu khó tra tự điển, không nên
đoán mò, không nên dùng từ Hán Việt theo thói quen. Không nên hiểu lờ mờ.
Chú ý kho từ vựng thường có một số từ đồng âm dị nghĩa tương đối.
II. DÙNG TỪ HAY.
Có nhiều cách dùng từ hay. Ở đây chúng ta chỉ tìm hiểu một số trường hợp
tiêu biểu.
1. Dùng từ chính xác.
Dùng từ đúng cũng là dùng từ hay nếu từ ấy là từ chính xác - từ không thể
thay thế bằng bất kỳ từ nào khác.
La Bruyère, một nhà văn Pháp sống trong thế kỷ XVII, đã có ý nghĩ :
“Trong số hết thảy các từ ngữ có thể diễn được một ý độc nhất của ta, chỉ có
một từ ngữ đúng, khi nói hoặc viết, người ta không luôn luôn kiếm thấy nó đâu,
nhưng nó vẫn có”
Gustave Flaubert, một nhà văn Pháp khác sống ở thế kỷ XIX, cũng có ý
tưởng tương tự: “Dù ta muốn nói điều gì đi nữa, cũng chỉ có mỗi một tiếng để
diễn điều đó thôi, chỉ có một động từ để làm cho điều đó hóa ra có sinh khí và
mỗi một trạng trừ để tả nó. Cần phải kiếm cho được tiếng ấy và đừng lấy làm
mãn ý khi mới kiếm được những tiếng tương tự”.
Thi hào Việt Nam là Nguyễn Du, trong Truyện Kiều, đã nhiều lần chứng
tỏ mình là một bậc thầy về nghệ thuật dùng từ chính xác. Dưới đây là một vị dụ :
“Sinh càng nát ruột tan hồn,
Chén mời phải ngậm bồ hòn ráo ngay”
6
Hai câu thơ này tả tâm trạng Thúc Sinh trong tiệc tẩy trần do Hoạn Thư
bày ra với mục đích làm khổ tình địch và làm nhục chồng mình. Thấy người yêu
trở thành đứa ở và đang bị vợ đày đọa, Thúc Sinh giả say không muốn uống
rượu nữa để chấm dứt thảm kịch. Thấy vậy, Hoạn Thư nổi máu ghen “vội thét
con Hoa (tên mới của Thúy Kiều), khuyên chàng chẳng đặng thì ta cho đòn”.
Trong tình huống ấy, Thúy Kiều nâng chén rượu, mời và Thúc Sinh phải ngậm
đắng nuốt cay mà “ráo ngay”. “Ráo ngay” chứ không thể là “uống ngay” hoặc
“cạn ngay”. Phải “ráo ngay” mới lột tả được tâm lí của một Thúc Sinh nhát
gan, hèn yếu, sợ vợ.
Đọc lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, chúng
ta gặp bài học sinh động về nghệ thuật dùng từ chính xác trong văn chính luận.
Mở đầu văn kiện lịch sử này, Bác Hồ viết : “Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta
đã nhân nhượng. Nhưng chúng ta cần nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn
tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa”
Ta “muốn hòa bình” chứ không phải “yêu hòa bình”, “mong hòa bình”,
vì “muốn” vừa diễn tả nguyện vọng, vừa bày tỏ ý chí và quyết tâm, rất thích
hợp với khẩu chí của nhà cách mạng. Ta “nhân nhượng” mà không “nhượng
bộ” vì “nhân nhượng” là cách xử sự hợp lí, hợp tình của người có đạo đức, có
nhân nghĩa, còn “nhượng bộ” là “chịu để cho đối phương lấn tới, vì yếu thế hay
do không kiên quyết”. Địch “lấn tới” chứ không phải là “tiến tới”, vì “tiến tới”,
vì “tiến tới” là thái độ chính đáng, đường hoàng của người biết hành động theo
lí tưỡng, có mục đích, còn “lấn tới” là hành vi xấu xa của kẻ không có gì ngoài
sức mạnh thô bạo. “Lấn tới” chính là thủ đoạn của bọn thực dân “cướp nước”.
Trong văn bản này, người đọc còn tìm gặp một câu mói thống thiết mà
quyết liệt : “Hỡi đồng bào ! Chúng ta phải đứng lên!”.
“Phải đứng lên” khác “hãy đứng lên”. Nói “hãy đứng lên” là khuyên
nhủ, là kêu gọi. Nói “phải đứng lên” là ra lệnh chiến đấu một mất một còn với
giặc. Giặc đã dồn ta đến chân tường. ta chỉ còn một con đường là đứng lên, cầm
vũ khí để tự vệ.
Trong một tình thế vô cùng khẩn trương mà Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn
dùng thì giờ cân nhắc, tính toán để sử dụng từ ngữ một cách chính xác như vậy.
Lẽ nào bạn trẻ chúng ta lại dùng một cách tùy tiện khi làm văn trong lớp học,
trong giảng đường?
2. Dùng từ hình tượng.
7
Từ hình tượng vẽ lên trước mắt người đọc bức tranh của cuộc sống, tạo
cho người đọc cái cảm giác được nhìn thấy tận mắt sự vật được miêu tả.
Với đặc tính nầy ngoài chức năng thông báo, từ hình tượng còn tạo cho
độc giả nhiều rung cảm thẩm mỹ. Vì vậy từ hình tượng rất thích hợp với ngôn
ngữ văn chương. Tuy thế, trong văn chính luận, nếu được sử dụng chừng mực
và đúng chỗ, từ hình tượng cũng có thể tác động mạnh đến người đọc và để lại
cho đọc giả nhiều cảm nghĩ sâu lắng.
Đặc trưng của từ hình tượng là gợi chứ không tả. Tả thì chính xác, đầy đủ
và rõ ràng đến mức không còn gì để nói nữa. Nhưng gợi thì muốn nói đến vô
cùng. Với đặc điểm này, từ hình tượng tạo cho văn bản một ý ngoài lời, một
nghĩa ở chiều sâu, một nội dung ở dạng tiềm năng. Bài thơ, vì vậy, có thể có
nhiều tầng nghĩa mà không một ai có thể đọc và hiểu hết trong một lần. Mỗi
người, khi đọc những tác phẩm văn chương có ngôn ngữ hình tượng, có thể tìm
gặp ở đó một nét nghĩa mới. Nhờ vậy, đối với mỗi người, mỗi thời, thơ có thể có
một tiếng nói mới. Thơ có sức sống, thơ trẻ mãi với cuộc đời, với thời gian.
Ví dụ : Khi bình giảng bài thơ Bóng cây kơ-nia, nhà phê bình văn học
Phan Trọng Luận đã tìm thấy ở hình tượng cây kơ-nia thế lực chủ động của
nam, tính. Cây kơ-nia là người con cường tráng của mẹ, là người chồng dũng
cảm của em. Sau Phan Trọng Luận, đọc lại hai khổ thơ đầu của bài thơ :
Buổi sáng em làm rẫy
Thấy bóng cây kơ-nia
Bóng ngã che ngực em
Về nhớ anh không ngủ
Buổi chiều mẹ lên rẫy
Thấy bóng cây kơ-nia
Bóng tròn che lưng mẹ
Về nhớ anh mẹ khóc
chúng ta có thể tìm gặp ở hình tượng văn học này một nét nghĩa mới: cây kơ-nia
là anh, là bóng mát của cuộc đời mẹ và cuộc đời em …
Từ hình tượng tạo cho bài thơ một nét nghĩa nhòe. Nhờ vậy, thơ hay, thơ
có tứ hiểu theo nghĩa là ý cao, tình đẹp ẩn giấu ở đằng sau ngôn ngữ văn
chương. Giả thiết rằng, miêu tả sự việc Thúy Kiều vượt qua hàng rào để tìm đến
với Kim Trọng, Nguyễn Du viết :
Xắn tay bẻ cái hàng rào,
Rẽ cây trông tỏ lối vào nhà Kim.
8
Hai câu thơ này có nghĩa mà không có tứ, vì ngoài việc thông báo sự kiện,
nó không gợi được ở người đọc những ý tưởng sâu sắc, nhưng rung cảm thẩm
mĩ. Sự thật là thi sĩ tài hoa Nguyễn Du đã dùng ngôn từ hình tượng để gợi tả sự
việc vừa nêu trên.
Xắn tay mở khóa động đào,
Rẽ mây trông tỏ lối vào thiên thai…
“Khóa động đào”, “mây”, “lối vào thiên thai” là những hình tượng văn
học hòa hợp cùng nhau, hô ứng với nhau để nói với người đọc của nhiều thế hệ
biết bao điều về tình yêu, về người yêu, về hạnh phúc của những kẻ đang yêu, và
về tấm lòng nhân đạo rộng mở của thi tài Nguyễn Du vào đầu thế kỷ XIX…
3. Dùng từ sáng tạo.
Từ sáng tạo là từ gọi tên sự vật lần thứ nhất, bằng cái nhìn tươi mát và hồn
nhiên như trẻ thơ.
Cuộc sống có nhiều màu vẻ. Đời người đổi thay không ngừng. Nhưng hầu
hết từ ngữ mà ta đang dùng đều quá cũ, vì đã được dùng đi dùng lại nhiều lần từ
lâu. Do vậy, có lúc ta nhận thấy những từ ngữ có được bằng thói quen, bằng
kinh nghiệm của mình, không còn đủ hiệu lực để diễn đạt một tình ý nào đó. Vì
vậy ta muốn vượt qua ngoài quy ước đã có, muốn nhìn sự vật bằng đôi mắt của
trẻ thơ, muốn táo bạo dùng một từ sáng tạo.
Từ “ngon” được Nguyễn Gia Thiều dùng cho “đẹp” trong Cung oán
ngâm khúc là một ví dụ. Ta thường nói cảnh đẹp, hoa đẹp, người đẹp. Lại nói
tình hay ý đẹp. Cái gì cũng đẹp, cho nên “đẹp” không diễn tả được điều gì đặc
sắc. Trong Cung oán ngâm khúc, để tả sắc đẹp của cung nữ, Nguyễn Gia Thiều
viết :
Đóa lê ngon mắt cửu trùng,
Tuy mày điểm nhạt nhưng lòng cũng xiêu.
Trước và sau Nguyễn Gia Thiều, mọi người đều nói “đẹp mắt”, “đẹp
lòng”. Một cách sáng tạo và độc đáo, Nguyễn Gia Thiều nói “ngon mắt”. Sống
trong cung vua phủ chúa, chứng kiến cảnh sống bi thương của hàng trăm người
thiếu nữ má đào mà phận bạc, nhà nghệ sĩ giàu lòng nhân ái Nguyễn Gia Thiều
không khỏi sinh tâm oán trách cảnh sống xa hoa, dục lạc của đấng quân vương.
Cho nên nhà thơ đã hạ một từ “ngon” để phơi bày những ham muốn vật chất
thấp hèn đang được che giấu ở đằng sau những lớp vàng son lộng lẫy.
9
Cần nhớ: Sáng tạo nhưng không lập dị. Sáng tạo để được mới lạ và độc
đáo. Cái mới hình thành từ cái cũ. Trái nền cái cũ mà người xây dựng các công
trình mới.
Nhà nghệ sĩ sáng tạo nói chung, dùng từ sáng tạo nói riêng không hoàn
toàn tách rời truyền thống và thực tại.
Ví dụ : Thời gian không có màu, nhưng mùa thu có nhiều lá vàng nên các
nhà văn, thơ đã dùng từ “thu vàng” một cách sáng tạo. (Xuân Diệu: dùng từ
Xuân Hồng nói về tuổi trẻ, về mùa xuân, về tình yêu; Trịnh Công Sơn thì dùng
từ “Hạ trắng” để chỉ mùa hè xứ Huế với những con đường ngập đầy áo dài trắng
của nữ sinh Đồng Khánh).
III. KẾT LUẬN :
Chúng ta bắt đầu học cách dùng từ đúng, rồi tập cách dùng từ hay, nhưng
mục đích cuối cùng vẫn là luyện cho được cách viết tự nhiên, giản dị. Tự nhiên
và giản dị là đỉnh cao của nghệ thuật.
BÀI TẬP.
1. Phân biệt nghĩa một số từ Hán Việt sau đây :
Áo và xiêm, bãi công và lãn công, bất hủ và bất tử, biến cố và sự cố, cổ
nhân và cố nhân, cổ động và sách động, cô độc và cô đơn, công nhân và nhân
công, quản chế và quản thúc, văn chương và văn học, văn hóa và văn minh./.
2. Bài tập về dùng từ số 1, 2, 3, 4.
3. Bài tập ôn về chính tả và dùng từ.
10
11
CHƯƠNG 3
VIẾT CÂU
Ta dùng để đặt câu trong khi tư duy và thông báo.
Câu có ý nghĩa hoàn chỉnh, cơ cấu tạo ngữ pháp và có tính chất độc lập.
I. PHÂN LOẠI CÂU.
Theo cấu trúc, ta chia câu thành 2 loại :
- câu đơn
- câu ghép
1. Câu đơn : Câu đơn có một cụm chủ vị làm nòng cốt.
1.1. Câu đơn chỉ có 2 thành phần chính là : - chủ ngữ
- vị ngữ
Chủ ngữ : là người, vật hoặc sự vật mà ta muốn nói đến
đối tượng
thông báo
Vị ngữ: “nói” về đối tượng, thông báo ấy, cho biết
- người
- sự việc
- vật
Ví dụ 1 :
Hoa
C
nở
V
nói đến làm gì
như thế nào
MH : C - V
Ta có thể mở rộng chủ ngữ và vị ngữ bằng cách thêm định ngữ (định tố) là
phân bố nghĩa cho danh từ, hoặc thêm bổ ngữ (bố tố) là phần bổ ngữ cho động từ.
Ví dụ :
Hoa đầu mùa đã bắt đầu nở
ĐN
BN
C
V
1.2. Câu đơn có thêm phần phụ là trạng ngữ .
Trạng ngữ bổ túc nghĩa cho một cụm chủ vị. MH = T, C - V
Ví dụ 1 : Sáng hôm nay, hoa đầu mùa đã bắt đầu nở.
Có nhiều trạng ngữ như :
Trạng ngữ chỉ thời gian, nơi chốn,
nguyên nhân, mục đích, tình huống,
tình thái, .v.v…
Ví dụ 2 : Nhìn ánh đèn ở phía chân trời, các chiến sĩ nôn nao nhớ về thánh
phố.
ngữ động từ là trạng ngữ chỉ tình thái
1
vị ngữ phụ.
1.3. Câu đơn có thêm phần phụ là thành phần biệt lập :
Thành phần biệt lập (thành phần chú thích) được đặt giữa các cụm chủ vị.
MH : C , BL, V
Ví dụ 1 : Hoa mai, những bông hoa đầu mùa, đã nở .
bổ túc cho chủ ngữ hoa mai
Phần biệt lập
gọi phần lặp
Ví dụ 2 : Những bông hoa này, theo tôi nghĩ, là những bông hoa đầu mùa
tổ hợp này bổ túc nghĩa
cho cả cụm C - V
Phần biệt lặp = phần xem
1.4. Câu đơn có chủ ngữ, vị ngữ là một cụm chủ vị .
Trong trường hợp nầy, một cụm chủ vị làm chủ ngữ, hoặc một cụm chủ vị
làm vị ngữ :
MH1 = C (c - v) - V.
Ví dụ 1 : Anh làm như vậy không có lợi cho tập thể
Ví dụ 2 : Mẹ tôi tóc đã bạc rồi. MH1 = C - V (c - v)
2. Câu ghép :
Câu ghép có từ 2 cụm chủ vị trở lên, trong đó không có cụm chủ vị nào
bao gồm cụm chủ vị nào.
2.1. Câu ghép gồm các cụm chủ vị có quan hệ chính phụ .
Mối quan hệ trong câu ghép chính phụ có thể là quan hệ nguyên nhân,
quan hệ mục đích, quan hệ điều kiện, quan hệ nhượng bộ, quan hệ tăng tiến.
Ta thường xùng từ nối hoặc cặp từ nối thể hiện các mối quan hệ trong câu
ghép chính phụ
MH1 : (TN) C - V (TN) C - V,
Ví dụ 1 : Sở dĩ anh thành công là vì anh làm việc có phương pháp
TN
C
V
TN
MH2 : C - V (TN) C - V .
2
Ví dụ 2 : Anh thành công, vì anh làm việc có phương pháp
C
V
TN C
V
Ta cũng có thể dùng phó từ (phụ từ) để biểu hiện các mối quan hệ trong
câu ghép chính phụ
MH3 : C (PT) V, C (PT) V
Ví dụ 1 : Trời càng mưa, nước càng dâng cao.
2.2. Câu ghép gồm 2 cụm chủ vị có quan hệ đẳng lập .
Là câu ghép có hai kết cấu C - V trở lên, có quan hệ bình đẳng với nhau,
giữa các kết cấu C - V có thể có kết từ hoặc có thể không.
Ví dụ : Tiếng còi đã rít lên và tàu rầm rộ đi tới (Thạch Lam)
C
V
C
V
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay
(HMT)
C
V
C
V
Mối quan hệ trong câu ghép đẳng lập có thể là quan hệ liệt kê, quan hệ lựa
chọn, quan hệ tương phản, quan hệ tương đồng.
CV, CV, CV
MH1 : C - V, C - V, C - V
Ví dụ 1 : Pháp chạy, Nhật hàng, Vua Bảo Đại thoái vị
(HCM)
Ta cũng có thể dùng từ nối hoặc phó từ để thể hiện các mối quan hệ trong
câu ghép đẳng lập
MH2 : C - V, (TN) C - V
Ví dụ 1 : Ong hút mật của hoa, nhưng ong không làm hại sắc và hương của
hoa.
MH3 : C - V, C (PT) V
Ví dụ 2 : Anh đi, tôi cũng đi.
2.3. Câu ghép gồm các cụm chủ vị vừa có quan hệ chính phụ, vừa có quan
hệ đẳng lập : Câu ghép hỗn hợp.
Đây là câu ghép hỗn hợp, do hai loại câu ghép vừa nêu trên hợp lại mà tạo
nên.
Ví dụ : Mẹ về, cả nhà vui, vì ai cũng mong.
3
Lưu ý : Những trường hợp sau đây nhiều tác giả cho là câu đơn
(1) Tôi tên là Nam
C
C V
V
(2) Anh ấy nói gì cũng đúng
C
V
C
V
(3) Người anh gặp hôm qua là bác tôi
DT
Định ngữ
C
V
* Từ dùng để liệt kê : và
Ví dụ : Một đang đọc và một đang ghi.
- Quan hệ nối tiếp : và, … rồi.
- Quan hệ đối chiếu : còn, mà, rồi → dùng cho câu tường thuật.
- Quan hệ lựa chọn : hay, hoặc → dùng cho câu lựa chọn.
* Nhân quả : (Tại/ bởi/ vì/ do … cho nên)
Sở dĩ . . . là vì . . .
Nếu . . . thì .
Hễ . . . thì.
Miễn . . . thì.
Giá (như/ mà) . . . thì.
Có . . . thì.
* Nghịch nhân quả :
Tuy . . . nhưng
Mặc dù (dầu) . . . nhưng . . .
* Nhượng bộ … tăng tiến
thà . . . chứ
* Đồng thời / đồng hữu.
Không những . . . mà còn
vừa . . . vừa .
* Quan hệ đồng tiến : càng . . . càng . . .
* Quan hệ phiếm định - xác định
4
VD : “càng nói càng sai”
bao nhiêu… bấy nhiêu tình. (Anh cho bao nhiêu tôi xin nhận bấy nhiêu)
nào . . . ấy
sao . . . vậy
đâu . . . đấy
ai . . . nấy
* Quan hệ cấp thời :
Ghét của nào trời trao của ấy
Người làm sao chiêm bao làm vậy
Chỉ đâu đánh đấy
Ai làm nấy chịu.
Chưa . . . (mà) đã : Chưa đủ 18 tuổi mà đã lấy chồng
mà (mới) . . . (mà) đã :
II. VIẾT CÂU HAY :
Có nhiều loại câu hay, chúng ta chú ý đến 3 cách viết câu hay dưới đây :
1. Câu chặt chẽ, mạch lạc .
Là câu chặt chẽ về cấu trúc, từ đó có mạch lạc về ý nghĩa. Muốn viết loại
câu này, ta cần nhớ 3 điều sau :
1.1. Không dùng từ nối (kết từ) “và” để nối cụm chủ vị diễn ý phụ với
cụm chủ vị diễn ý chính.
VD : Thằng bán tơ vu oan và gia đình Kiều tan nát.
Sửa lại : Vì thằng bán tơ vu oan nên gia đình Kiều tan nát.
1.2. Không để chủ ngữ xuất hiện ở vế phụ, nếu chủ nghĩ ấy đã xuất hiện ở
vế chính.
VD : Kiều xem chữ hiếu nặng hơn chữ tình, nàng bán mình chuộc cha.
Sửa lại : Xem chữ hiếu nặng hơn chữ tình/ Kiều bán mình chuộc cha
1.3. Không tạo sự lẫn lộn trong chủ ngữ trong câu
VD : Thấy cột điện đổ, cấm đến gần
Sửa lại 1 : Thấy cột điện đổ, không đến gần
Sửa lại 2 : Cấm đến gần cột điện đổ.
2. Câu chính xác, rõ ràng .
Câu chính xác, rõ ràng là câu chỉ có một cách hiểu. Muốn viết loại câu
nầy, ta dùng các biện pháp dưới đây :
2.1. Dùng dấu câu - đặc biệt là dấu phẩy - đúng chỗ.
VD : Mẹ con đi chợ chiều mới về.
SL1 : Mẹ con đi chợ, chiều mới về.
SL2 : Mẹ, con đi chợ, chiều mới về.
SL3 : Mẹ, con đi chợ chiều, mới về.
2.2. Dùng từ, thường là hư từ, để bổ sung ý nghĩa.
VD : Mẹ con đi chợ chiều mới về
5
SL1 : Mẹ và con đi chợ, chiều mới về.
SL2 : Mẹ của con đi chợ, chiều mới về.
SL3 : Mẹ ơi, con đi chợ chiều, mới về.
2.3. Dùng trật tự từ ngữ sao cho thích hợp với ý muốn nói.
VD : Khi ăn cơm không được uống thuốc nầy.
SL1 : Uống thuốc nầy khi ăn cơm không được.
SL2 : Được uống thuốc nầy khi ăn cơm không?
SL3 : Không được uống thuốc nầy khi ăn cơm.
3. Câu hùng hồn, mạnh mẽ.
Câu hùng hồn, mạnh mẽ là câu tác động mạnh vào thính quan của người
nghe, câu khắc sâu vào tâm trí người đọc những ấn tượng, những ý nghĩ, những
tình cảm khó phai mờ.
Để câu văn được mạnh mẽ hùng hồn, ta thực hiện các điều dưới đây :
3.1. Đặt chủ ngữ ở phần diễn đạt ý chính của câu.
VD : Em về đến nhà. Sẽ nói tất cả sự thật với chị.
SL : Về đến nhà, em sẽ nói tất cả sự thật với chị.
3.2. Nêu ý chính cần nhấn mạnh ở đầu hoặc cuối câu.
VD : Bất thình lình bác Năm rút thanh sắt ra, đập mạnh xuống đầu thằng
giặc, sau khi giả vờ say, thất thểu bước vào quán rượu.
SL : “Giả vờ say, thất . . . rượu, bất thình lình . . . thằng giặc”.
3.3. Dùng câu có cấu trúc song hành (câu đối) để nhấn mạnh vài ý quan
trọng.
VD : Quân đội ta quyết tâm hoàn thành mọi nhiệm vụ, vượt qua những
khó khăn và đánh thắng bất kỳ kẻ thù nào, dù chúng hung ác đến đâu.
SL : Quân đội ta, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt
qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng.
III. CHỮA CÂU SAI .
Loại câu hay thường gặp là những câu sai về cầu trúc.
Những câu sai ít phổ biến hơn là câu sai vè logic, về qui chiếu, về phong
cách.
1. Câu sai về cấu trúc.
1.1. Câu thiếu chủ ngữ.
MH : TV
VD : Qua 3 tháng rèn luyện đã nâng cao trình độ của học viên.
Trạng ngữ chỉ thời gian
6
SL1 : “3 tháng . . . . . . học viên”
SL2 : Thêm chủ ngữ, “Qua . . . . . . . rèn luyện, giảng viên đã nâng cao
trình độ của học viên.
1.2. Câu thiếu vị ngữ
MH1 : CT
VD : Quân đội ta từ khi còn là những toán quân du kích chiến đấu trên địa
thế hiểm trở của rừng núi.
Bỏ : “Từ khi còn” : Quân đội ta là những . . . . . . rừng núi (cách chữa nầy
không đạt yêu cầu về mặt ý nghĩa).
Thêm vị ngữ : “Quân đội ta từ khi còn . . . rừng núi, đã lập được nhiều
chiến công vẻ vang.
MH2 : C (Đ)
VD : Những học sinh đi khám sức khỏe, được ghi học sáng nay.
1.3. Câu thiếu chủ ngữ và vị ngữ.
MH : T (Đ)
Danh từ
VD : Bằng trí tuệ sắc bén thông minh của những người lao động biết chống
lễ giáo gò bó, lạc hậu
Định ngữ
Thêm C và V : Bằng trí tuệ . . . lạc hậu, tác giả dân gian sáng tác nhiều câu
chuyện cười có tính hiện thực sâu sắc.
2. Những loại câu khác.
2.1. Câu sai logic.
Là câu vô nghĩa, không hợp lý.
VD : Anh bộ đội bị hai vết thương, một ở đùi và một ở đèo Ngang.
SL1 : Anh bộ đội bị hai vết thương, một ở đùi và một ở ngực.
SL2 : Anh bộ đội bị hai vết thương, một ở đèo Ngang và một ở đồng bằng
sông Cửu Long.
2.2. Câu sai quy chiếu
Là câu có cấu trúc buộc người đọc hiểu một vật hay một người này trong
khi người viết muốn chỉ một vật trong một người khác.
VD : Sau khi thi đỗ, mẹ cho tôi cái đồng hồ.
Hiểu nhầm : “Mẹ thi đỗ, mẹ cho tôi cái đồng hồ”
SL : Sau khi tôi thi đỗ, mẹ cho tôi cái đồng hồ”
7