Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Giáo án TNXH 2 bài mặt trời và phương hướng (2)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (85.58 KB, 3 trang )

TỰ NHIÊN & XÃ HỘI LỚP 2
MẶT TRỜI VÀ PHƯƠNG HƯỚNG
I. Mục tiêu:
- Học sinh biết được có 4 phương chính là: Đông, Tây, Nam, Bắc; Mặt Trời
luôn mọc ở phương Đông và lặn ở phương Tây.
- Học sinh biết cách xác định phương hướng bằng Mặt Trời.
II. Chuẩn bị:
- Tranh, ảnh cảnh Mặt Trời mọc và Mặt Trời lặn.
- Tranh vẽ trang 67 - SGK.
- Năm tờ bìa ghi: Đông, Tây, Nam, Bắc và Mặt Trời.
III. Các hoạt động (35’):
1. Khởi động (1’): Hát
2. Bài cũ 4’:
- Mặt Trời.
3. Giới thiệu bài (1’):
- Mặt Trời còn giúp chúng ta tìm ra phương hướng. Chúng ta sẽ học bài hôm
nay để biết rõ cách tìm phương hướng theo Mặt Trời.
4. Phát triển các hoạt động:
* Hoạt động 1: Quan sát tranh và trả lời câu hỏi
- Treo tranh lúc bình minh và hoàng hôn, yêu
cầu học sinh quan sát và cho biết:
+ Hình 1 là cảnh gì?
+ Cảnh (bình minh) Mặt Trời
mọc.
+ Hình 2 là cảnh gì?
+ Cảnh Mặt Trời lặn (hoàng
hôn).
+ Mặt Trời mọc khi nào?
+ Lúc sáng sớm.
+ Mặt Trời lặn khi nào?
+ Lúc trời tối.


- Hỏi: Phương Mặt Trời mọc và Mặt Trời lặn - Không thay đổi.
có thay đổi không?
- Phương Mặt Trời mọc cố định, người ta gọi - Trả lời theo hiểu biết
là phương gì?
(Phương Đông và Phương
Tây).
Phương Mặt Trời lặn không thay đổi, người
ta gọi là phương gì?
- Ngoài 2 phương Đông - Tây, các em còn nghe - Học sinh trả lời theo hiểu
nói tới phương nào?
biết: Nam, Bắc.
- Giới thiệu: 2 phương Đông - Tây và 2
phương Nam, Bắc. Đông - Tây - Nam - Bắc


là 4 phương chính được xác định theo Mặt
Trời.
* Hoạt động 2: Hợp tác nhóm về: Cách tìm phương hướng theo Mặt Trời
- Phát cho mỗi nhóm 1 tranh vẽ trang 67 SGK. - Học sinh quay mặt vào nhau
- Yêu cầu nhóm thảo luận trả lời câu hỏi:
làm việc với tranh được giáo
viên phát, trả lời các câu hỏi
và lần lượt từng bạn trong
nhóm thực hành xác định và
giải thích.
+ Bạn gài làm thế nào để xác định phương + Đứng giang tay.
hướng?
+ Phương Đông ở đâu?
+ Ở phía bên tay phải.
+ Phương Tây ở đâu?

+ Ở phía bên tay trái.
+ Phương Bắc ở đâu?
+ Ở phía trước mặt.
+ Phương Nam ở đâu?
+ Ở phía sau lưng.
- Thực hành tập xác định phương hướng:
Đứng xác định phương và giải thích cách xác
định.
- Sau 4’, gọi từng nhóm lên trình bày kết quả - Từng nhóm cử đại diện lên
làm việc của nhóm.
trình bày.
* Hoạt động 3: Trò chơi: Hoa tiêu giỏi nhất
- Giải thích: Hoa tiêu - là người chỉ phương hướng trên biển. Giả sử chúng ta
đang ở trên biển, cần xác định phương hướng để tàu đi. Để xem ai là người
lái tàu giỏi nhất, chúng ta sẽ chơi trò “Hoa tiêu giỏi nhất”.
- Phổ biến luật chơi:
+ Giải thích bức vẽ: Con tàu ở chính giữa, người hoa tiêu đã biết phương Tây,
bây giờ cần tìm phương Bắc để đi.
+ Giáo viên cùng học sinh chơi.
+ Giáo viên phát bức vẽ.
+ Giáo viên yêu cầu các nhóm học sinh chơi.
+ Nhóm nào tìm phương hướng nhanh nhất thì lên trình bày trước lớp.
* Hoạt động 4: Trò chơi: Tìm đường trong rừng sâu
- Hỏi: Em nào cho cô biết, trong số các loài - Cá nhân học sinh giơ tay trả
cây, loài vật mà chúng ta đã nêu tên, loài nào lời.
đang có nguy cơ bị tuyệt chủng?
(1 - 2 học sinh).
(Giải thích: Tuyệt chủng)
- Yêu cầu: Thảo luận cặp đôi về các vấn đề - Học sinh thảo luận cặp đôi.
sau:

1.Kể tên các hành động không nên làm để bảo
vệ cây và các con vật.


2. Kể tên các hành động nên làm để bảo vệ
cây và các con vật.
- Yêu cầu: Học sinh trình bày.
- Cá nhân học sinh trình bày.
5. Củng cố, dặn dò (3’):
- Yêu cầu học sinh nhắc lại những nơi mà cây cối và loài vật có thể sống.
- Yêu cầu học sinh về nhà dán các tranh đã sưu tầm được theo ch ủ đ ề và tìm
hiểu thêm về chúng.
__________________________________



×